Tải bản đầy đủ (.pdf) (2,205 trang)

tư tưởng hồ chí minh về vai trò quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.26 MB, 2,205 trang )


ðẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ðẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




HÀ TRỌNG THÀ


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ VAI TRÒ QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
ðỐI VỚI SỰ NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH

TỔ QUỐC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY



LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC










THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013



ðẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ðẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



HÀ TRỌNG THÀ


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ VAI TRÒ QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

ðỐI VỚI SỰ NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH

TỔ QUỐC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: CNDVBC và CNDVLS
Mã số: 62.22.80.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. HỒ ANH DŨNG
2. TS. NGUYỄN SINH KẾ

Phản biện:
1. PGS.TS Nguyễn Quang ðiển
2. PGS.TS Nguyễn Thế Nghĩa
3. PGS.TS Huỳnh Thị Gấm


Phản biện ñộc lập:
1. PGS.TS Vũ Tình
2. PGS.TS Phạm Hồng Chương

THÀNH PH
Ố HỒ

CHÍ MINH
-

2013


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu ñộc lập của tôi. Kết
quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng ñược công bố. Các số liệu, tài
liệu, trích dẫn trong luận án là chính xác, có nguồn gốc rõ ràng.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2013
Tác giả


HÀ TRỌNG THÀ




MỤC LỤC
Trang


MỞ ðẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ TIỀN ðỀ LÝ LUẬN

HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

1.1. Cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của
quần chúng nhân dân

15
1.1.1.

ðặc ñiểm, ñiều kiện, yêu cầu lịch sử của cách mạng Việt Nam
cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX
15
1.1.2.

Thực tiễn hoạt ñộng cách mạng của Hồ Chí Minh ñối với việc hình
thành tư tưởng của Người về vai trò quần chúng nhân dân
21
1.2. Tiền ñề lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của
quần chúng nhân dân
35
1.2.1.

Truyền thống thân dân, trọng dân, kính dân của dân tộc
Việt Nam
35

1.2.2.

Tư tưởng trọng dân, “dân là gốc” của văn hóa phương ðông và
tư tưởng dân chủ tiến bộ của văn hóa phương Tây
52
1.2.3.

Quan ñiểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò quần chúng
nhân dân và cá nhân trong lịch sử
63
Kết luận chương 1
74




Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN ðỐI VỚI

SỰ NGHIỆP BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC
2.1. Quần chúng nhân dân là chủ ñất nước 76
2.1.1.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về nhân dân trong cách mạng
Việt Nam
76
2.1.2.

Vai trò là chủ ñất nước của quần chúng nhân dân

79
2.2. Quần chúng nhân dân là cơ sở của sự nghiệp bảo vệ an ninh

Tổ quốc
84
2.2.1.

Vai trò nền tảng của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo
vệ an ninh Tổ quốc
84
2.2.2.

ðại ñoàn kết là nhân tố quyết ñịnh vai trò quần chúng nhân dân
là nền tảng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc
88
2.2.3.

Phát huy vai trò nền tảng của quần chúng nhân dân trong sự
nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc
96
2.3. Quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản của sự nghiệp bảo vệ an
ninh Tổ quốc
111
2.3.1. Vai trò là lực lượng cơ bản của quần chúng nhân dân trong sự
nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc
111
2.3.2. Tuyên truyền, vận ñộng, tổ chức nhằm phát huy vai trò quần
chúng nhân dân là lực lượng cơ bản trong sự nghiệp bảo vệ an
ninh Tổ quốc
119

Kết luận chương 2
141


Chương 3: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ
CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN ðỐI VỚI SỰ NGHIỆP
BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của

quần chúng nhân dân ñối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc

ở Việt Nam hiện nay
143
3.1.1.

Quan ñiểm của ðảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về

bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới
143
3.1.2.

Những kết quả ñạt ñược trong quá trình vận dụng tư tưởng

Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân ñối với sự
nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc
152
3.1.3.

Những hạn chế trong quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về vai trò của quần chúng nhân dân ñối với sự nghiệp bảo vệ


an ninh Tổ quốc
176
3.2. Phương hướng và giải pháp tiếp tục vận dụng hiệu quả tư tưởng
Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân ñối với sự
nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc
188
3.2.1.

Phương hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của
quần chúng nhân dân ñối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc

188
3.2.2.

Giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của

quần chúng nhân dân ñối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc
195
Kết luận chương 3
213
KẾT LUẬN CHUNG 215
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ðà CÔNG BỐ 220
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 222

1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Lãnh tụ thiên tài của ðảng Cộng sản Việt

Nam và của dân tộc Việt Nam. Cuộc ñời, sự nghiệp của Người là một tấm
gương sáng vì dân, vì nước. Nghị quyết của Tổ chức giáo dục, khoa học và
văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của
Người ñã nhận ñịnh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về
quyết tâm của cả một dân tộc, ñã cống hiến trọn ñời mình cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc ñấu tranh chung
của các dân tộc vì hòa bình, ñộc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” [88,
tr.9]. ðối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, di sản tinh thần mà Hồ Chí
Minh ñể lại ñược ðại hội ðại biểu toàn quốc lần thứ VII của ðảng (6/1991)
khẳng ñịnh là “tài sản tinh thần quý báu của ðảng và của dân tộc Việt Nam”.
ðến tháng 4/2001, tại ðại hội ðại biểu toàn quốc lần thứ IX, ðảng ta ñã
trình bày một cách ngắn gọn, khá toàn diện từ khái niệm, cơ sở hình thành
ñến những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng ñịnh: “Tư
tưởng Hồ Chí Minh soi ñường cho cuộc ñấu tranh của nhân dân ta giành
thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của ðảng và dân tộc ta” [69, tr.20 - 21].
Quán triệt quan ñiểm ñó, ngày 27/3/2003, Ban Bí thư Trung ương ðảng ra
Chỉ thị số 23 – CT/TW “Về ñẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh trong giai ñoạn mới”, với mục ñích, yêu cầu: “Làm cho
toàn ðảng, toàn dân, toàn quân nhận thức sâu sắc nguồn gốc, nội dung, giá
trị, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh; làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh ngày càng giữ vai trò chủ ñạo trong ñời sống tinh thần,
tư tưởng của xã hội ta” [4, tr.1]. Vấn ñề ñặt ra khi nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh không chỉ nhằm làm rõ cơ sở, nội dung của tư tưởng của Người,

2

mà quan trọng hơn là từ kết quả nghiên cứu góp phần giải quyết những vấn
ñề thực tiễn ñặt ra, cả về nhận thức tư tưởng - chính trị ñến hành ñộng trong
toàn ðảng, toàn quân, toàn dân.
Trước ñây cũng như hiện nay, an ninh Tổ quốc là vấn ñề hệ trọng của

mọi quốc gia, liên quan trực tiếp ñến vận mệnh của từng dân tộc và cuộc
sống hằng ngày của mọi người dân. Do ñó, sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ
quốc có tầm quan trọng ñặc biệt. Trong trận tuyến bảo vệ an ninh Tổ quốc có
rất nhiều lực lượng tham gia, song ñông ñảo nhất và là yếu tố quyết ñịnh là
quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân là ñộng lực cơ bản của mọi
cuộc cách mạng xã hội và là lực lượng quyết ñịnh sự thành bại của sự nghiệp
bảo vệ an ninh Tổ quốc. Chính vì hiểu rõ vai trò này của quần chúng nhân
dân nên suốt cuộc ñời hoạt ñộng và lãnh ñạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí
Minh luôn chú ý ñến việc phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo
vệ an ninh Tổ quốc. ðiều này thể hiện rõ trong các bài viết, bài nói của
Người trên phương diện lý luận và thực tiễn.
Trong Văn kiện ðại hội ðại biểu toàn quốc lần thứ XI, ðảng ta ñã nêu
lên những thành tựu về quốc phòng, an ninh: “ðộc lập chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ, chế ñộ xã hội chủ nghĩa, an ninh chính trị, trật tự, an
toàn xã hội ñược giữ vững. Thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh
nhân dân ñược củng cố… Công an nhân dân tiếp tục ñược củng cố, xây dựng
theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện ñại, thực sự
là lực lượng tin cậy của ðảng, Nhà nước và nhân dân; làm tốt vai trò tham
mưu, góp phần chủ ñộng phòng ngừa, làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến
hòa bình”, hoạt ñộng gây rối, bạo loạn lật ñổ của các thế lực thù ñịch; ñấu
tranh ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các hoạt ñộng cơ hội chính trị, các loại
tội phạm hình sự, nhất là tội phạm nguy hiểm, có tổ chức, tội phạm ma túy,
tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm lợi dụng công nghệ cao, sử dụng vũ

3

khí nóng, chống người thi hành công vụ; tham gia tích cực, có hiệu quả vào
các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, hoạt ñộng cứu hộ, cứu nạn,
phòng, chống và khắc phục thiên tai” [71, tr.155 - 156]. Bên cạnh những
thành tựu ñó, ðảng ta cũng ñã nêu ra một số hạn chế, ñó là: “Một số quan

ñiểm, tư tưởng chỉ ñạo của ðại hội X về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chưa
ñược triển khai thực hiện kịp thời. Nhận thức về quốc phòng toàn dân và an
ninh nhân dân của một số cán bộ, ñảng viên trong các ngành, các cấp chưa
ñầy ñủ, sâu sắc, thiếu cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các
thế lực thù ñịch và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Công tác
bảo vệ an ninh trong một số lĩnh vực còn có những thiếu sót; xử lý tình hình
phức tạp nảy sinh ở cơ sở có lúc, có nơi còn bị ñộng, tội phạm hình sự, tệ
nạn xã hội, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một số ñịa bàn còn diễn
biến phức tạp” [71, tr.170].
Cùng với những hạn chế trên, những tác ñộng tiêu cực của nền kinh tế
thị trường ñã ñặt ra những vấn ñề cấp bách về bảo vệ an ninh Tổ quốc, như:
vấn ñề dân tộc, tôn giáo, ñất ñai, chênh lệch giàu nghèo, tham nhũng, lãng
phí, quan liêu, vô cảm ở một bộ phận cán bộ, ñảng viên,… Những vấn ñề
này ñã tạo ra hai nguy cơ lớn ñối với bảo vệ an ninh Tổ quốc. Một là, khối
ñại ñoàn kết toàn dân ñang ñứng trước những thách thức mới, những nguy
cơ suy giảm sự bền chặt; hai là, niềm tin của quần chúng nhân dân ñối với
ðảng và Nhà nước ñang giảm sút. Do ñó, yêu cầu ñặt ra là phải gấp rút khắc
phục những nguy cơ trên ñể giữ vững sự ổn ñịnh xã hội, góp phần vào thành
công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước. Về mặt lý luận,
ñiều cần thiết là phải ñứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh ñể tiếp cận, khảo sát những vấn ñề trên trong ñiều kiện
mới, ñồng thời ñưa ra phương hướng và giải pháp ñối với sự nghiệp bảo vệ
an ninh Tổ quốc. Trong ñó, việc tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò

4

quần chúng nhân dân ñối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc là thật sự cần
thiết về mặt lý luận lẫn thực tiễn theo tinh thần của Cương lĩnh xây dựng ñất
nước trong thời kỳ quá ñộ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm
2011). Trong cương lĩnh này, ðảng ta ñã nêu lên năm bài học kinh nghiệm

lớn từ khi thành lập ðảng Cộng sản Việt Nam cho ñến nay, trong ñó có bài
học thứ hai: “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân” [71, tr.65] và ñưa ra nhiệm vụ về an ninh, quốc phòng: “Xây dựng thế
trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân
vững chắc. Phát triển ñường lối, nghệ thuật chiến tranh nhân dân và lý luận,
khoa học an ninh nhân dân” [71, tr.82].
Vì thế, tôi chọn vấn ñề: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò quần chúng
nhân dân ñối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc ở Việt Nam hiện nay”
làm ñề tài luận án tiến sĩ triết học.
2. Tình hình nghiên cứu ñề tài
Từ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhất là từ sau ðại hội ðại
biểu toàn quốc lần thứ VII của ðảng Cộng sản Việt Nam, xuất phát từ tình
cảm ñối với lãnh tụ và nhu cầu học tập, rèn luyện theo gương Chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ ñại và từ yêu cầu xây dựng nền tảng lý luận của ðảng ñã có
nhiều ấn phẩm viết về cuộc ñời, sự nghiệp, tư tưởng, ñạo ñức, tác phong Hồ
Chí Minh. Song, lĩnh vực tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng
nhân dân ñối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc vẫn chưa ñược nghiên
cứu một cách toàn diện và hệ thống.
Về nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, trong ñó
có tư tưởng của Người về vai trò của quần chúng nhân dân, ñã có khá nhiều
ấn phẩm của các tác giả như: Tác phẩm Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ
Chí Minh của tác giả Trần Văn Giàu, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn

5

hành năm 1997. Tác phẩm ñã phân tích sáu nội dung cơ bản, trong ñó có ba
nội dung liên quan ñến việc hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh. Thứ nhất
là việc trang bị kiến thức và tư tưởng của Hồ Chí Minh thời trẻ, trước 1911;
thứ hai là những yếu tố tư tưởng ñược Hồ Chí Minh nhập tâm khi ở Tây Âu,
trước khi gặp chủ nghĩa Lênin (1911 – 1920); thứ ba là tư tưởng Hồ Chí

Minh ñược hình thành về cơ bản trong thời kỳ lịch sử 1920 – 1930. Tác
phẩm Góp phần tìm hiểu cuộc ñời và tư tưởng Hồ Chí Minh của tác giả ðinh
Xuân Lâm, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2005. Tác phẩm
nêu lên các mốc lớn có tính quyết ñịnh, mang ý nghĩa bước ngoặt lịch sử trên
con ñường hoạt ñộng yêu nước cách mạng của Hồ Chí Minh, cũng như các
ñặc ñiểm hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh, sản phẩm của
sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước truyền thống và tinh hoa văn hóa thế giới với
tinh thần phong phú và sáng tạo. Trong tác phẩm, tác giả cũng ñã phân tích
bối cảnh kinh tế và xã hội Việt Nam khá sâu, giúp cho việc lý giải các vấn ñề
lịch sử về tư tưởng Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học và thực tiễn. Tác phẩm
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người do tác giả ðặng
Xuân Kỳ chủ biên, nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2005. Tác
phẩm ñược kết cấu gồm ba phần. Phần thứ nhất ñề cập tư tưởng về văn hóa
và con người trong lịch sử và sự kế thừa của Hồ Chí Minh; phần thứ hai ñề
cập tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và con người; phần thứ ba ñề cập vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và con người vào việc phát triển văn
hóa và xây dựng con người Việt Nam hiện nay. Trong ñó, một số vấn ñề về
cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh ñược ñề cập trong các chương của
phần thứ nhất. Tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh và con ñường cách mạng
Việt Nam do tác giả Võ Nguyên Giáp chủ biên, nhà xuất bản Chính trị quốc
gia ấn hành năm 2008. Tác phẩm gồm ba phần với mười chương, ñã trình
bày một cách có căn cứ khoa học, toàn diện những vấn ñề lý luận cơ bản, về

6

tư tưởng Hồ Chí Minh và con ñường cách mạng Việt Nam. Trong ñó nội
dung phần thứ nhất ñã làm rõ quá trình hình thành, phát triển của tư tưởng
Hồ Chí Minh nói chung, từ ñây cũng thấy ñược cơ sở hình thành tư tưởng
của Người về vai trò của quần chúng nhân dân. Tác phẩm Hồ Chí Minh –
Nhà cách mạng sáng tạo của tác giả Mạch Quang Thắng, do nhà xuất bản

Chính trị quốc gia ấn hành năm 2009. Tác phẩm ñược kết cấu gồm bốn phần
với những nội dung sau: ðặc ñiểm và bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh;
phương pháp luận Hồ Chí Minh; những sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí
Minh; tư tưởng Hồ Chí Minh - giá trị dân tộc và tầm vóc thời ñại. Trong ñó,
phần thứ nhất có phân tích ñến các nhân tố tác ñộng và cơ sở hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh nói chung, cơ sở hình thành tư tưởng của Người về vai
trò quần chúng nhân dân nói riêng. Tác phẩm Hồ Chí Minh - Tiểu sử của tác
giả Song Thành, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2010. Tác
phẩm ñã phản ánh tương ñối ñầy ñủ về cuộc ñời và sự nghiệp của Hồ Chí
Minh. Thông qua những tư liệu lịch sử và văn kiện cụ thể, tác phẩm ñã làm
sáng tỏ những ñóng góp to lớn ñầy sáng tạo của Hồ Chí Minh ñối với dân tộc
và thời ñại. ðây là một công trình nghiên cứu quy mô, tập trung nhiều sự
kiện, tư liệu ñược trình bày một cách có hệ thống và có nhiều tư liệu mới.
Tác phẩm góp phần quan trọng giúp người ñọc hiểu sâu sắc thêm về tư
tưởng – lý luận, ñạo ñức – phong cách của một lãnh tụ thiên tài, người thầy
vĩ ñại của cách mạng Việt Nam. Tác phẩm Hồ Chí Minh – Nhà tư tưởng
thiên tài của tác giả Trần Nhâm, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành
năm 2011. Tác phẩm là công trình nghiên cứu khá công phu, tập trung phân
tích một cách toàn diện một số vấn ñề lý luận cơ bản ñược ñề cập trong 12
chương. Trong ñó, nội dung ñược ñề cập có liên quan trực tiếp ñến cơ sở
hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người về vai trò của
nhân dân ñược ñề cập trong chương I, chương VII và chương VIII.

7

ðề cập ñến tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân và vai trò
của quần chúng nhân dân ñối với lĩnh vực an ninh cũng ñã có một số tác
phẩm và bài viết, như: Tác phẩm Trí tuệ và bản lĩnh Hồ Chí Minh của tác giả
Bùi ðình Phong, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2005. Tác
phẩm ñược thể hiện qua năm chương với sự phân tích khá toàn diện trí tuệ

và bản lĩnh Hồ Chí Minh về các mặt trên những lĩnh vực cụ thể. ðó là việc
xác ñịnh con ñường, mục tiêu và lực lượng cách mạng trong chương 1; công
tác xây dựng ðảng và Nhà nước trong chương 2; về mặt văn hóa trong
chương 3; phương pháp cách mạng trong chương 4 và cuối cùng là thế giới
khẳng ñịnh trí tuệ và bản lĩnh Hồ Chí Minh trong chương 5. Trong ñó, vấn
ñề vai trò của nhân dân cũng ñược tác giả ñề cập trong một số nội dung của
chương 1, chương 2 và chương 4. Tác phẩm Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí
Minh của tác giả Hoàng Chí Bảo, do nhà xuất bản Lý luận chính trị ấn hành
năm 2005. Trên cơ sở quan ñiểm của tác giả, khi nghiên cứu phương pháp
Hồ Chí Minh không thể tách rời tư tưởng và phong cách của Người, cũng
như không thể tách rời ñạo ñức, lối sống và nhân cách của Người, tác phẩm
ñược kết cấu gồm mười nội dung cơ bản. Trong ñó, nội dung thứ sáu có ñề
cập ñến vai trò của nhân dân, ñó là nội dung: Từ “Dân” ñến “Dân chủ” và
“Dân vận” trong tư tưởng, phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh. Tác
phẩm Hồ Chí Minh học và minh triết Hồ Chí Minh của tác giả Bùi ðình
Phong, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2008. Tác phẩm
nghiên cứu và phân tích về Hồ Chí Minh học và minh triết Hồ Chí Minh, với
hai phần lớn: phần thứ nhất là “Cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của ðảng, kim chỉ nam cho hành ñộng
cách mạng”, phần thứ hai là “Triết lý Hồ Chí Minh về phát triển xã hội Việt
Nam”. Trong phần thứ hai, tác phẩm cũng ñã ñề cập ñến triết lý về con
người, về dân với 46 trang viết. Tác phẩm Mối quan hệ giữa ðảng và dân

8

trong tư tưởng Hồ Chí Minh của hai tác giả ðàm Văn Thọ và Vũ Hùng, do
nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1997. Tác phẩm nêu lên khái
niệm về dân và những quan ñiểm, thái ñộ khác nhau về dân trong lịch sử ở
phương Tây và phương ðông, cũng như trong lịch sử Việt Nam. Quan niệm
của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và của cá

nhân kiệt xuất. Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ
giữa ðảng và dân. Những luận ñiểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về ðảng cầm
quyền trong mối quan hệ với dân. Nội dung chủ yếu của mối quan hệ giữa
ðảng và dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác phẩm Hồ Chí Minh với việc
chữa bệnh làm mất dân chủ của tác giả Võ Văn Lộc, do nhà xuất bản Chính
trị quốc gia ấn hành năm 2008, trong ñó chủ yếu bàn về tên gọi các bệnh làm
mất dân chủ, triệu chứng, nguồn gốc và cách chữa trị bệnh làm mất dân chủ;
ñồng thời chỉ rõ Hồ Chí Minh là người thầy thuốc chữa bệnh làm mất dân
chủ. Tác phẩm Một số vấn ñề quản lý Nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự
an toàn xã hội của tác giả Nguyễn Xuân Yêm, do nhà xuất bản Công an nhân
dân ấn hành năm 1999; trong ñó ñã nêu lên các quan ñiểm của ðảng và Nhà
nước về vấn ñề bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, các
chủ thể quản lý Nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; quản lý
Nhà nước về an ninh quốc gia trên các lĩnh vực: an ninh chính trị, an ninh
kinh tế, an ninh văn hóa tư tưởng…, nhưng không ñề cập trực tiếp ñến an
ninh Tổ quốc. Tác phẩm Toàn dân ñoàn kết chống Mỹ, cứu nước dưới ngọn
cờ tư tưởng Hồ Chí Minh (1954 – 1975) của tác giả Hoàng Trang, do nhà
xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2005, ñã chỉ rõ lý luận về tư tưởng
ñại ñoàn kết Hồ Chí Minh, chủ yếu chứng minh sự vận dụng linh hoạt và
nhuần nhuyễn những quan ñiểm cơ bản, những giải pháp và nguyên tắc của
tư tưởng ñại ñoàn kết Hồ Chí Minh một cách sáng tạo trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước nhằm thực hiện thành công cuộc cách mạng dân

9

tộc dân chủ nhân dân, ñưa cả nước ñi lên chủ nghĩa xã hội. Tác phẩm nêu lên
việc xây dựng và phát huy sức mạnh ñại ñoàn kết toàn dân làm cơ sở ñánh
bại chính sách xâm lược của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam
Việt Nam, xây dựng và phát huy sức mạnh to lớn của ba tầng mặt trận làm
cơ sở “ñánh cho Mỹ cút, ñánh cho Ngụy nhào”. Tác phẩm Bác Hồ với công

an nhân dân – Công an nhân dân với Bác Hồ của tập thể tác giả do nhà xuất
bản Công an nhân dân ấn hành năm 1990. Trong tác phẩm này hầu hết các
bài viết của các tác giả ñều ñề cập ñến việc học tập, quán triệt tư tưởng của
Hồ Chí Minh vào từng lĩnh vực cụ thể, hay của từng ñịa phương ñối với
công tác Công an, như: công tác tình báo, công tác giáo dục, ñào tạo cán bộ,
công tác bảo vệ ðảng, công tác ñấu tranh chống tội phạm,… Tác phẩm Một
số vấn ñề về phát huy vai trò nhân dân bảo vệ an ninh, trật tự ở nước ta hiện
nay của tác giả Nguyễn ðình Tập, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn
hành năm 2002. Tác phẩm ñã ñề cập ñến lý luận, kinh nghiệm, thực trạng,
ñiều kiện và giải pháp nhằm phát huy vai trò nhân dân bảo vệ an ninh, trật tự
ở nước ta hiện nay. Tác phẩm Quốc phòng – an ninh trong thời kỳ quá ñộ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam do tác giả Nguyễn Vĩnh Thắng chủ biên, nhà
xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2010. Trong tác phẩm này, bên
cạnh việc ñề cập ñến quốc phòng trong lịch sử dân tộc Việt Nam trước khi
có ðảng và của một số nước xã hội chủ nghĩa, tác phẩm nêu ra những quan
ñiểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan ñiểm của
ðảng Cộng sản Việt Nam về quốc phòng, an ninh trong thời kỳ quá ñộ lên
chủ nghĩa xã hội. ðề tài khoa học trọng ñiểm cấp Bộ Biện pháp vận ñộng
quần chúng trong công tác Công an - Những vấn ñề lý luận và thực tiễn, mã
số BX-2008-X28-08 do tác giả Nguyễn ðình Thuận làm chủ nhiệm. Trên cơ
sở nêu lên những vấn ñề lý luận về biện pháp vận ñộng quần chúng trong
công tác Công an, ñề tài làm rõ thực trạng áp dụng biện pháp vận ñộng quần

10
chúng trong công tác Công an qua các thời kỳ cách mạng. Từ ñó ñề tài rút ra
những bài học kinh nghiệm và ñưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng biện pháp vận ñộng quần chúng trong công tác Công an. Kỷ yếu Hội
thảo khoa học – thực tiễn cấp Bộ: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về an ninh, trật
tự” do Bộ Công an tổ chức vào tháng 5/2005. Trong kỷ yếu hội thảo này, các
tác giả ñã ñề cập ñến nhiều vấn ñề khác nhau về tư tưởng của Người như ñức

và tài, ñoàn kết tôn giáo, khoan dung, 6 ñiều dạy của Người ñối với Công an,
vai trò quần chúng nhân dân,… và sự vận dụng tư tưởng ñó trong công tác
xây dựng lực lượng Công an nhân dân, cũng như hoạt ñộng ñấu tranh chống
các loại tội phạm. Vai trò của Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh
cũng ñược các tác giả nêu ra, nhưng chỉ ở góc ñộ gợi mở trong khuôn khổ
các bài viết. Kỷ yếu Hội thảo khoa học – thực tiễn cấp Bộ: “Học tập và làm
theo tấm gương ñạo ñức Hồ Chí Minh – Công an nhân dân vì nước quên
thân, vì dân phục vụ” do Bộ Công an tổ chức vào tháng 5/2007. Trong kỷ
yếu hội thảo này, các tác giả tập trung vào các nội dung có liên quan về tư
tưởng và tấm gương ñạo ñức Hồ Chí Minh và việc vận dụng vấn ñề này vào
công tác Công an, còn vấn ñề vai trò của Công an nhân dân trong bảo vệ an
ninh Tổ quốc có ñề cập nhưng không thể hiện rõ một cách có hệ thống. Cụ
thể, trong kỷ yếu ñã ñề cập ñến những nội dung sau: một là, nêu lên ý nghĩa
cuộc vận ñộng “Học tập và làm theo tấm gương ñạo ñức Hồ Chí Minh –
Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ” trong lực lượng Công
an nhân dân; hai là, nghiên cứu, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về ñạo ñức
cách mạng trong Công an nhân dân; ba là, Công an các ñơn vị, ñịa phương
hưởng ứng cuộc vận ñộng “Học tập và làm theo tấm gương ñạo ñức Hồ Chí
Minh”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học – thực tiễn cấp Bộ: “60 năm Công an nhân
dân làm theo lời Bác” do Bộ Công an tổ chức vào tháng 3/2008. Trong kỷ
yếu hội thảo này, các tác giả tập trung vào hai vấn ñề chính: một là, nghiên

11
cứu, vận dụng 6 ñiều Bác Hồ dạy Công an nhân dân; hai là, kết quả và kinh
nghiệm thực tiễn của Công an các ñơn vị, ñịa phương trong học tập và thực
hiện 6 ñiều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Lẽ ñương nhiên, các bài viết
cũng ñề cập ñến vai trò của Công an ñể từ ñó nói ñến tầm quan trọng và ý
nghĩa các lời dạy của Bác ñối với lực lượng này. Tuy nhiên, tư tưởng của Hồ
Chí Minh về vai trò Công an nhân dân không ñược phân tích sâu và có hệ
thống mà chỉ gợi mở làm tiền ñề ñể phân tích các lời dạy của Người trong

khuôn khổ các bài viết của cuộc hội thảo.
Ngoài ra còn một số bài viết trong các tạp chí khác như: Nhân dân làm
chủ thực sự và trực tiếp sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự – Vấn ñề có ý nghĩa
chiến lược của tác giả Lê Minh Hương, Tạp chí Cộng sản, số 15 (8/1997);
Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về an ninh, trật tự của tác giả ðặng Thái
Giáp, Tạp chí Triết học, số 4 (1995); Phấn ñấu xứng ñáng với danh hiệu cao
quý là người Công an của nhân dân của tác giả Võ Nguyên Giáp, Tạp chí
Công an nhân dân, số 3 (2008); Sáu ñiều Bác dạy – Di sản tinh thần vô giá
ñể xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh của tác giả
Lê Hồng Anh, Tạp chí Công an nhân dân, số 3 (2008); Tiếp tục ñổi mới nội
dung, hình thức, phương pháp ñẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới của tác
giả Trần ðại Quang, Tạp chí Công an nhân dân, số 1 (2011), Tiếp tục xây
dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh toàn diện ñáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong tình hình mới của tác giả
ðặng Văn Hiếu, Tạp chí Công an nhân dân, số 5 (2011); Giải pháp ñẩy
mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của tác giả Nguyễn ðình
Thuận, Tạp chí Công an nhân dân, số 8 (2011);…
Nhìn chung, những công trình trên có thể phân loại thành bốn mảng:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ

12
Chí Minh, chỉ ở góc ñộ khái quát chung, chưa ñi sâu phân tích về nguồn gốc
hình thành tư tưởng của Người về vai trò của quần chúng nhân dân. Thứ hai,
các công trình khi ñề cập ñến vai trò của quần chúng nhân dân trong tư
tưởng Hồ Chí Minh thì lại không ñề cập ñến tư tưởng Hồ Chí Minh về vai
trò của quần chúng nhân dân trong trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Thứ ba, các công trình khi nghiên cứu lĩnh vực an ninh thì không, hoặc ít ñề
cập ñến vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ
quốc. Thứ tư, các công trình khi khai thác tư tưởng Hồ Chí Minh ở lĩnh vực

an ninh, trật tự thì hầu hết nghiên cứu việc quán triệt tư tưởng của Người
trong thực tiễn bảo vệ an ninh, trật tự mà không ñi sâu nghiên cứu nội dung
tư tưởng của Người về vai trò của quần chúng nhân dân. Vì thế, vấn ñề
nguồn gốc hình thành và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần
chúng nhân dân ñối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc vẫn chưa ñược
nghiên cứu một cách có hệ thống và hoàn chỉnh.
3. Mục ñích và nhiệm vụ của luận án
- Mục ñích của luận án: Làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về vai trò quần chúng nhân dân ñối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ
quốc. Trên cơ sở ñó, luận án ñề xuất phương hướng và một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Nhiệm vụ của luận án:
+ Phân tích làm rõ cơ sở thực tiễn và tiền ñề lý luận hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân.
+ Phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vai
trò của quần chúng nhân dân ñối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc.
+ Làm rõ thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của
quần chúng nhân dân ñối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc ở Việt Nam

13
hiện nay. Từ ñó ñề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác bảo vệ an ninh Tổ quốc.
4. ðối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
- ðối tượng nghiên cứu của luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò
của quần chúng nhân dân ñối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án:
+ Về không gian: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh ñối với sự nghiệp
bảo vệ an ninh Tổ quốc ở Việt Nam.
+ Về thời gian: Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
(9/1945) ñến nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Cơ sở lý luận của luận án: Luận án ñược nghiên cứu và trình bày dựa
trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu của luận án: Luận án sử dụng kết hợp các
phương pháp nghiên cứu như: Phân tích – tổng hợp, diễn dịch – quy nạp,
lịch sử – lôgic, thống kê.
6. Cái mới của luận án
Luận án có các ñóng góp mới sau:
Thứ nhất, làm rõ thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò
của quần chúng nhân dân ñối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc ở Việt
Nam hiện nay.

14
Thứ hai, ñề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân
dân ñối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc ở Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm rõ lý luận về vai trò của quần
chúng nhân dân trong lịch sử nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò
của quần chúng nhân dân ñối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc ở Việt
Nam nói riêng. Ngoài ra, luận án còn khẳng ñịnh giá trị và yêu cầu khách
quan của việc vận dụng quan ñiểm toàn diện, quan ñiểm lịch sử - cụ thể,
quan ñiểm phát triển trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Về mặt thực tiễn: Luận án góp phần nâng cao hiệu quả công tác phối
hợp giữa lực lượng Công an và quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ
an ninh Tổ quốc trong tình hình hiện nay. Ngoài ra, luận án có thể sử dụng
làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy các môn khoa học Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
8. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở ñầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận án ñược kết cấu thành 3 chương, với 7 tiết.
Chương 1: Cơ sở thực tiễn và tiền ñề lý luận hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân
Chương 2: Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của
quần chúng nhân dân ñối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc
Chương 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng
nhân dân ñối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc ở Việt Nam hiện nay


15
Chương 1
CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ TI
ỀN ðỀ LÝ LUẬN
HÌNH THÀNH TƯ TƯ
ỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

1.1.
CƠ SỞ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
1.1.1. ðặc ñiểm, ñiều kiện, yêu cầu lịch sử của cách mạng Việt
Nam cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX
Có thể thấy, cuộc ñời, sự nghiệp và tư tưởng của Hồ Chí Minh gắn
liền với hoàn cảnh và tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ
Chí Minh nói chung, tư tưởng của Người về vai trò của quần chúng nhân dân
nói riêng ñược hình thành, phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội cuối thế kỷ
XIX ñầu thế kỷ XX. ðó là thời kỳ có nhiều biến ñộng, với những bước
chuyển sâu sắc trên các lĩnh vực của ñời sống xã hội.
Giữa thế kỷ XIX, chế ñộ phong kiến ở Việt Nam, do triều ñình nhà

Nguyễn ñại diện, ñang trong quá trình khủng hoảng trầm trọng và suy vong,
biểu hiện cụ thể và tập trung là sự bộc phát kịch liệt của chiến tranh nông
dân trên phạm vi cả nước. Sau một quá trình ñiều tra, dòm ngó lâu dài và
chuẩn bị ráo riết về mọi mặt, sáng ngày 1/9/1958, thực dân Pháp ñã nổ súng
công khai xâm lược Việt Nam. Trước sự xâm lược trắng trợn của thực dân
Pháp, giai cấp phong kiến cầm quyền lúc ñó có trách nhiệm phải lãnh ñạo
nhân dân cả nước tiến hành cuộc kháng chiến ñể bảo vệ nền ñộc lập của dân
tộc. Nhưng ngay từ ñầu, giai cấp cầm quyền ñó ñã tỏ ra hèn nhát và bất lực,
nhanh chóng phân hóa, từng bước nhượng bộ giặc, ñể cuối cùng ñầu hàng,
dâng toàn bộ lãnh thổ nước ta cho chúng.

16
ðối lập hẳn với thái ñộ của triều Nguyễn, nhân dân cả nước ñã sôi nổi
vùng dậy chống giặc ngay từ những ngày ñầu khi chúng xâm phạm bờ cõi
thiêng liêng của Tổ quốc. Sau một thời kỳ dài, từ năm 1858 ñến năm 1884,
trong khi bè lũ ñại phong kiến quý tộc triều Nguyễn từ thái ñộ hoang mang
dao ñộng buổi ñầu rồi chuyển nhanh sang những hành ñộng ngăn trở phá
hoại có hệ thống cuộc kháng chiến, ñể cuối cùng hoàn toàn làm tay sai cho
giặc, thì phong trào nhân dân kháng chiến vẫn mỗi ngày một dâng cao, trong
ñó yêu cầu kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chống ñế quốc và chống phong
kiến ngày càng trở nên cấp thiết và tất yếu. Với bản hiệp ước ô nhục ñược ký
kết ngày 6/6/1884, phong kiến triều Nguyễn vì quyền lợi ích kỷ, thiển cận
của giai cấp, sợ mất ngôi vua hơn là sợ mất nước, ñã phản bội nhân dân, bỏ
rơi cuộc kháng chiến, ñầu hàng với ñế quốc, thỏa hiệp với ñế quốc.
Việt Nam là một nước nghèo, lạc hậu về kinh tế nhưng vốn có truyền
thống yêu nước nồng nàn, có tinh thần ñấu tranh anh dũng, kiên cường
chống giặc ngoại xâm. Với tinh thần ñó, nhân dân ta ñã phát huy truyền
thống cha anh ñứng dậy tập hợp quần chúng ñấu tranh chống thực dân Pháp
xâm lược bảo vệ nền ñộc lập nước nhà. Phong trào chống Pháp dưới ngọn cờ
Cần Vương (1885 – 1896) dưới sự lãnh ñạo của các sỹ phu yêu nước chống

thực dân Pháp ñã phát triển rầm rộ trong cả nước, kéo dài gần trọn 20 năm
cuối thế kỷ XIX. Nhưng phong trào Cần Vương bị thất bại vì ñã không tập
hợp ñược quần chúng nông dân và vì giai cấp ñịa chủ phong kiến phần lớn
ñã ñầu hàng thực dân Pháp, lại áp bức bóc lột nhân dân một cách thậm tệ.
Những sỹ phu cuối thế kỷ XIX như Phan ðình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn,
Tống Duy Tân, Nguyễn Thiện Thuật, Ngô Quang Bích… tuy giàu lòng yêu
nước, căm thù sâu sắc bọn Pháp xâm lược, ñều xuất thân từ giai cấp phong
kiến ñã mất vai trò lịch sử. Cùng trong các thời kỳ ñó, bên cạnh các phong
trào do họ cầm ñầu vẫn có các cuộc ñấu tranh tự phát của nông dân với ñỉnh

17
cao là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh ñạo
(1885 – 1913), nhưng cuối cùng cũng bị thất bại, vì vẫn “còn nặng cốt cách
phong kiến” và vì không có ñường lối rõ ràng nên không có sự ủng hộ ñông
ñảo của nhân dân cả nước. Các phong trào chưa ñạt ñược mục ñích nhưng có
ý nghĩa lớn lao trong việc khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần chống thực dân
Pháp từ cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX. Kẻ thù mặc dù trên ñà thắng thế vẫn
phải kinh hoàng nhìn nhận một thực tế vô cùng nguy hiểm ñối với chúng. ðó
là thực dân Pháp ñang xâm lược một dân tộc kiên cường, gắn bó với lịch sử
của riêng mình và thiết tha nền ñộc lập của mình. Thực dân Pháp phải ñương
ñầu với một dân tộc thống nhất mà ý thức dân tộc không hề bị suy yếu, quần
chúng nhân dân chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù xâm lược.
Sự thất bại của các phong trào yêu nước bộc lộ một tình trạng khủng
hoảng trầm trọng về sự lãnh ñạo. Những sỹ phu yêu nước chống thực dân
Pháp cuối thế kỷ XIX bị ñiều kiện giai cấp và thời ñại hạn chế, nên khi dựng
cờ cứu nước họ vẫn phải mang ngọn cờ phong kiến ñã suy ñồi, không còn
tiêu biểu cho dân tộc. Một chế ñộ phong kiến – dù là ñộc lập, với những ñiều
kiện lịch sử của Việt Nam lúc ñó, không còn thích hợp nữa. Vì vậy, chỉ sau
một thời kỳ phát triển bồng bột buổi ñầu, phong trào ñã dần dần trở nên rời
rạc, lẻ tẻ và cuối cùng tan rã. Nó tuyệt nhiên không có ñiều kiện mở rộng ñể

phát triển thành một cao trào cách mạng sôi nổi, có khả năng ñánh ñuổi ñược
bọn ñế quốc xâm lược, lật ñổ ñược bọn phong kiến tay sai ñể khôi phục nền
ñộc lập của dân tộc và mang lại ruộng ñất cho nông dân. Phong trào ñấu
tranh vũ trang của dân tộc ta vào cuối thế kỷ XIX thất bại ñã kết thúc thời kỳ
xâm lược và “bình ñịnh” của giặc Pháp ở Việt Nam.
Vào ñầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bắt tay ngay vào cuộc khai thác,
bóc lột ñể biến Việt Nam thành thuộc ñịa bảo ñảm siêu lợi nhuận cao nhất
cho chúng. ðợt khai thác bóc lộc thuộc ñịa Việt Nam lần thứ nhất bắt ñầu

18
trên quy mô cả nước, với một tốc ñộ nhanh, có tính hệ thống, ñã gây nhiều
biến ñổi mới cho xã hội Việt Nam về các mặt. Một phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa dưới hình thái thực dân ñã ñược du nhập vào nước ta; ñồng
thời quan hệ bóc lột phong kiến vẫn ñược duy trì ở nông thôn. Cơ cấu xã hội
bắt ñầu thay ñổi, kéo theo luôn sự thay ñổi ý thức xã hội, của ñời sống con
người. ðúng vào lúc ñó, từ những năm ñầu của thế kỷ XX, trào lưu tư tưởng
tư sản từ ngoài dồn dập dội vào Việt Nam qua hai con ñường: Nhật Bản và
Trung Quốc. Từ sau Cách mạng Tân Hợi (1911) của Trung Quốc thì chủ
nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn cũng ảnh hưởng tới Việt Nam. Việt Nam
cũng là thuộc ñịa của Pháp nên thông qua các trường học, báo chí, tư tưởng
cách mạng tư sản Pháp cũng ñược du nhập vào, tất nhiên một cách thiếu hệ
thống và bị cắt xén, bị tước bỏ mất phần tích cực.
Những ñiều kiện trong và ngoài của Việt Nam vào ñầu thế kỷ XX cụ
thể như vậy ñã tác ñộng mạnh mẽ ñến tính chất cuộc ñấu tranh cách mạng
ngày càng quyết liệt giữa dân tộc ta với bè lũ ñế quốc và tay sai. Trong hoàn
cảnh mới, một tầng lớp sĩ phu mới với tấm lòng yêu nước lại cùng nhân dân
cả nước lại cùng lên ñường nhận lấy nhiệm vụ viết tiếp những trang sử vàng
của dân tộc. Các phong trào ðông Du (1905 – 1908), ðông Kinh Nghĩa
Thục (1907), vận ñộng Duy Tân và chống thuế ở Trung Kỳ (1908) lần lượt
diễn ra sôi nổi từ năm 1905 ñến 1908 chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc

ở Việt Nam ñã phát triển trở lại, nhưng theo những xu hướng mới. Rõ ràng
trong cuộc ñấu tranh của nhân dân ta hồi ñó, tuyệt ñại ña số các xu hướng ñã
có những yếu tố ñộc lập, tích cực, dân chủ, nghĩa là muốn vượt ra ngoài
khuôn khổ của ý thức hệ phong kiến ñể tiến lên phía trước.
Tuy ñã chuyển sang phạm trù mới, có tính chất tư sản, phong trào cách
mạng của nhân dân Việt Nam ñầu thế kỷ XX vẫn chưa ñồng ñều, mức ñộ tư
sản giữa các phong trào không giống nhau. Bộ phận sĩ phu tiến bộ ñầu thế kỷ

19
vì vậy phân hóa theo hai xu hướng là bạo ñộng và cải cách, tuy cả hai xu
hướng ñó ñều có cơ sở chung là ý chí giành ñộc lập cho dân tộc, là chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam. Trong hoàn cảnh một nước thuộc ñịa như Việt Nam ta
dưới nanh vuốt của tư bản Pháp, tất nhiên xu hướng bạo ñộng là duy nhất
ñúng. Nhưng bạo ñộng theo con ñường của Phan Bội Châu, hy vọng quân
phiệt Nhật Bản giúp ñỡ ñể ñánh ñuổi ñế quốc Pháp, lại là một ñiều rất nguy
hiểm, chẳng khác gì “ñưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Mặt khác, cũng
trong hoàn cảnh Việt Nam là thuộc ñịa của ñế quốc Pháp mà muốn “ỷ Pháp
cầu tiến bộ” theo kiểu Phan Chu Trinh, ñó cũng lại là một sai lầm lớn, một
sự ngộ nhận tai hại về bản chất của kẻ thù, một ảo tưởng chính trị, “chẳng
khác gì ñến xin giặc rủ lòng thương”.
Sự thật hiển nhiên là do ñiều kiện lịch sử hạn chế, các nhà lãnh ñạo
phong trào ñầu thế kỷ XX ñều chưa nhận rõ ñược kẻ thù, không phân biệt
ñược thực dân Pháp với giai cấp công nhân và nhân dân lao ñộng Pháp, chưa
nhận rõ ñược nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là phải ñánh ñổ ñế quốc
Pháp giành ñộc lập dân tộc và ñánh ñổ giai cấp ñịa chủ phong kiến mang lại
ruộng ñất cho nông dân, chưa nhận rõ lực lượng cơ bản của cách mạng là
công nhân và nông dân. Chính do những hạn chế của các phong trào như vậy
mà kết quả sau cùng là chỉ sau một thời kỳ phát triển rầm rộ, sôi nổi, các
phong trào ðông Du, ðông Kinh nghĩa thục, vận ñộng Duy Tân, khởi nghĩa
Yên Thế ñều lần lượt bị kẻ thù dập tắt trong máu lửa, cũng như các hội cứu

nước Duy Tân, Việt Nam Quang Phục, Nghĩa Hưng ñều nối tiếp nhau tan rã
trước sự ñàn áp khủng bố man rợ của kẻ thù. ðiều này cho thấy, mấy chục
năm ñầu thế kỷ XX ñã diễn ra một cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất về ñường
lối cách mạng trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam. Cuộc khủng
hoảng về ñường lối ñó thực chất là cuộc khủng hoảng về vai trò lãnh ñạo
cách mạng của giai cấp tiên tiến nhất trong xã hội.

×