Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền ở Việt Nam ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.86 KB, 4 trang )

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
pháp quyền ở Việt Nam


Trong yêu sách của nhân dân An Nam gửi Hội nghị quốc tế Vác Xây năm 1919,
Hồ Chí Minh đã đòi phải cải cách nền pháp lý ở Đông Dương, thay thế chế độ
cai trị bằng sắc lệnh (hiện thân của nhà nước không dân chủ) bằng chế độ cai
trị theo luật, người bản xứ cũng có quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp
luật như người Âu, xoá bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt. Trong bức thư 8 điểm
gửi hội nghị Vác Xây năm 1919, Hồ Chí Minh đã thể hiện tử tưởng nhà nước
pháp quyền của mình trong câu thơ:
Bảy xin hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền
Trong tuyên ngôn độc lập của nướ Việt Nam Dân Chủ cộng hoà năm 1945, Hồ
Chí Minh đã trích tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1976 “Tất cả mọi người
sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền mà không ai có thể
xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc”
Không dừng lại ở đó Người đã nâng quyền con người lên thành quyền dân tộc.
Người nói:
“Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là, tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có
quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự
do. Trong điều 7 Hiến pháp 1946 do Hồ Chí Minh soạn thảo quy định “Tất cả
công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền
và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình” “Pháp luật của ta
là bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người, vì vậy không chỉ nhân dân mà các cơ
quan nhà nước cũng phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng tính tôi cao của pháp luạt và
phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ phạm tội”
Mặc dù coi trọng pháp luật nhưng Hồ Chí Minh không cho rằng pháp luật là độc
tôn trong xã hội. Người nó rằng “nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn
đề khác trong lúc này là vấn đề ở đời và làm người, ở đời và làm người là phải


thương nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ và áp bức”.
Tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Hồ Chí Minh là lấy “nhân trị” kết hợp váo “pháp
trị” kết với với “đức trị”
Tư tưởng nhà nước pháp quyền của HCM thể hiện trong tổ chức bộ máy nhà nước.
Nhà nước pháp quyền trước hết phải là nhà nước hợp hiến. Để đảm bảo tính hợp
Hiến của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, trong phiên họp của chính phủ
ngày 3/9/1945 HCM đã đề nghị chính phủ tổ chức càng sớm càng tốt cuộc tổng
tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu để nhân dân lập ra nhà nước của mình.
Nhà nước Pháp quyền Việt Nam theo HCM là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Trong thư gửi Uỷ ban các Kỳ, Tỉnh, Huyện, Làng, tháng 10/1945 Người viết
“Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của chính phủ từ toàn quốc tới các làng đều
là công bộc của nhân dân, nghĩa là để gánh vác công việc chung cho nhân dân, chứ
không phải để đè đầu, cưỡi cổ nhân dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị
của Pháp, Nhật.
HCM còn làm rõ mối quan hệ giữa xã hội dân sự và xã hội chính trị (Tức nhà
nước). Trong xã hội dân sự thì con người là chính, còn nhà nước phải phục tùng và
phục vụ xã hội dân sự. Nhà nước không bao trùm toàn xã hội, nhà nước phải tạo ra
khoản không gian rộng rãi cho sự phát triển và khẳng định cá nhân. Nhà nước một
mặt coi trọng cộng đồng, mặt khác rất coi trọng cá nhân. Trong nhà nước pháp
quyền của chúng ta chủ thể duy nhất của mọi quyền lực là nhân dân. Mọi quyền
lực mà nhà nước có được đều do nhân dân uỷ quyền.
Tóm lại, nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới – Nhà
nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân là:
+ Nhà nước do nhân dân lập ra và thông qua tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu.
+ Quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân là thống nhất nhưng có sự phân
công, phân cấp, và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận ở tất cả các cấp.
+ Hệ thống chính quyền địa phương với tính độc lập của Hội đồng nhân dân trên
cơ sở quản lý của Chính phủ.
+ Một hệ thống tài chính mạnh mẽ, sáng suốt, và tập trung
+ Một nền tư pháp với nguyên tắc độc lập xét xử của Toà án.

+ Một cơ chế kiểm soát quyền lực có hiệu quả do nhân dân thực hiện.
+ Một nhà nước của khối đại đoàn kết toàn dân.

×