Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

đàn nhị trong nhã nhạc cung đình huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH





 !"# 
$%&'(
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH






Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy chuyên ngành âm nhạc
(Đàn Nhị)
Mã số: 60 21 02 02
 !"# 
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Bùi Thiên Hoàng Quân
$%&'(
)
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, Luận văn
đảm bảo tính trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
nào ở trong và ngoài nước. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn đã
được các tác giả đồng ý và cho phép sử dụng.
Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 10 năm 2014
Tác giả
Phạm Xuân Bằng
*+,-.


ÂNQGVN : Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
CLB : Câu lạc bộ
HS – SV : Học sinh – Sinh viên
Nxb : Nhà xuất bản
TK : Thế kỷ
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
++



 !" #!$
$%&'"()*+(" #!$
,&-").)" #!$
/0"1""1)234!5(6,
78%234!5(6,
89:;</
=&-":/
>?==<@AB9CDE:FCCG=;:HI:JKCCLJM
CNOPEQ=RST?:U/
"!V"%23W*!"X!Y/
<.Z23W*!"X!Y
C[!\Y&-":/
=&-"::7
]GCN@@CMJMGCCN:L7
M^J:FC7
"!V"%_!`_#237
=.4*aJb3+c
d
=e4f!d
<.d

$=eed
=`!*g
8h!i"&a"
=h
CZ
$"j3
,=!"(klZmn
/E!oY
7;po
$Ch+p+
,Eq!5r`!$
,C&Y$
,Eq!5r`!$
,Eq!53o)s$
,Eq!53oZ.7
C[!\Y&-"::
=&-":::
<FCKC;:tCuM^
CNT<>?==<@A
J3ZeB(Zf
"b!5r`!23
&-"#4 \Y(vvs
Ji!"B"#
J3"p+Bb!#$
J"3b!,
$J.\Y23+wvc
,Jx.B&y"iB%id
"b!5r`!23%(z.vW*d
C[!\Y&-":::$d
EY4!5(\Y",g

C4b!3+\s,$
{{=
4:
/010
Ngay từ thời kỳ đầu dựng nước, ông cha ta đã chế tác ra những nhạc
cụ, có thể gọi là đầu tiên, để phục vụ cho nhu cầu của các thế lực thống lĩnh
lúc bấy giờ. Theo các tài liệu khảo cổ học, từ thời kỳ đồ đồng đồ đá, nền văn
hoá Đông Sơn đã xuất hiện các loại Trống Đồng và Cồng Chiêng. Trống
Đồng là nhạc cụ thiêng liêng, biểu hiện tín ngưỡng thờ thần mặt trời; Cồng
Chiêng thể hiện quyền uy của thủ lĩnh bộ tộc. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy
trên mặt các Trống Đồng có khắc những hình người hoá trang bằng lông chim
dài đang thổi Khèn, chơi Sênh, đánh trống mặt da trong các lễ hiến tế. Chúng
ta có thể khẳng định rằng đó chính là những nhạc cụ cung đình đầu tiên của
các triều đại Việt nam thời kỳ đó. Tuy nhiên, sau thời kỳ này lại có rất ít tư
liệu ghi chép về nền âm nhạc cung đình của các triều đại tiếp theo. Mãi cho
đến thời nhà Lý, âm nhạc Chămpa đã ảnh hưởng rất lớn đến âm nhạc cung
đình nhà Lý và cũng từ đây xuất hiện nhiều nhạc cụ cung đình. Đến thời nhà
Trần thì xuất hiện hai dàn nhạc đó là dàn Đại nhạc và dàn Tiểu nhạc. Đây
cũng chính là cái nôi của nền Nhã nhạc cung đình của các triều đại sau này.
Thời nhà Lê, Nhã nhạc là loại hình âm nhạc mang tính chính thống, với quy
mô tổ chức chặt chẽ. Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của triều Lê, âm nhạc
cung đình dần dần đi vào thời kỳ suy thoái và phai nhạt dần. Đến thời nhà
Nguyễn, với điều kiện xã hội cho phép, âm nhạc cung đình có những phát
triển hưng thịnh. Nhã nhạc lúc này có hệ thống bài bản rất phong phú, với
hàng trăm nhạc chương được trình tấu theo những quy luật chặt chẽ qua sự
thể hiện của dàn nhạc cung đình có quy mô, biên chế rõ ràng.
1
'/23456789:;<=
Nhã nhạc (âm nhạc cung đình) là loại hình âm nhạc chính thống, được
xem là quốc nhạc, Nhã nhạc được dùng trong các cuộc tế, lễ của triều đình.

Nhã nhạc phát triển qua các triều đại quân chủ Việt Nam và trở thành một
trong những biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của
mỗi triều đại. Các quy định về quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, nội
dung bài bản… của Nhã nhạc đều rất chặt chẽ, phản ánh tính quy cũ qua các
định chế thẩm mỹ cao, có khả năng phản ánh tư tưởng, quan niệm, triết lý của
chế độ đương thời. Nhã nhạc còn được xem như là một phương tiện liên lạc
và bày tỏ sự tôn kính đến các vị thần và các bậc đế vương.
Qua nhiều triều đại tồn tại và phát triển, cho đến năm 1945, khi chế độ
quân chủ nhà Nguyễn chấm dứt thì Nhã nhạc cũng bị rơi vào quên lãng. Việc
nghiên cứu và bảo tồn một loại hình âm nhạc có giá trị như Nhã nhạc, thiết
nghĩ, đó là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta cần quan tâm.
Nhã nhạc cung đình Huế có những niêm luật, phong cách riêng của nó.
Các nhạc cụ trong dàn Nhã nhạc cũng có những quy luật trình tấu khác nhau.
Song song với các quy luật là cách thức diễn tấu của các nhạc cụ, sao cho cái
hồn, cái hơi thở, sắc màu của Nhã nhạc không thể sai lệch, méo mó. Đàn Nhị
– một trong những nhạc cụ lâu đời của dân tộc, xuất hiện trong dàn Nhã nhạc
như một sự hiển nhiên.
Là sự kế thừa một cách khoa học nhất khi chúng ta nghiên cứu vai trò,
vị trí và phương thức diễn tấu của đàn Nhị trong dàn Nhã nhạc để truyền dạy
cho các thế hệ tiếp nối sau này.
2
%/>56?@9:;<=
Đã có những công trình nghiên cứu, bài viết, tài liệu, đề cập đến Nhã
nhạc cung đình Huế như:
Dương Bích Hà (2009), “Âm nhạc cổ truyền xứ Huế, trong mối quan
hệ bác học và dân gian”, Tạp chí Sông Hương.
Nguyễn Đình Sáng (1999), “Khảo sát Nhạc lễ cung đình Huế”, Luận
văn tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Huế.
Phan Thuận An – Phan Thuận Thảo (1997), “Thử đi tìm định nghĩa về
Nhã nhạc Việt Nam”, Tham luận Hội thảo Quốc tế về Âm nhạc cung đình

Việt Nam, Huế.
Phan Thuận Thảo (2011), “Các loại hình nghệ thuật biểu diễn Cung
đình Huế”, Luận văn tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Huế.
Phan Thuận Thảo (2007), “Nhạc chương triều Nguyễn”, Tạp chí Sông
Hương, Huế.
Tô Ngọc Thanh (1999), “Tư liệu âm nhạc cung đình Việt Nam”, Nxb
Âm nhạc.
Trần Kiều Lại Thủy (1997), “Âm nhạc Cung đình triều Nguyễn”, Nxb
Thuận Hóa.
Thân Văn (2005), “Các phương thức hòa nhạc Cung đình Huế”, Nxb
Thuận Hóa.
Vĩnh Phúc (2010), “Nhã nhạc Triều Nguyễn”, Nxb Thuận Hóa.
Văn Thị Minh Hương (2003), “GagaKu và Nhã nhạc”, Nxb Thanh Niên.
Vũ Nhật Thăng (2002), “Nhạc cung đình Huế một di sản quý cần được
bảo tồn và phát huy”, Tham luận Hội thảo Quốc tế về Âm nhạc cung đình Huế.
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên mang tính chất khái quát,
định danh tính, khai thác về nghệ thuật, bài bản và một số nhạc khí trong Nhã
nhạc Cung đình Huế. Việc nghiên cứu chuyên sâu về vai trò, vị trí cũng
phương thức diễn tấu của đàn Nhị trong Nhã nhạc Cung đình Huế chưa được
đề cập đến.
3
A/B5;=CD8E6=C85FD
Hệ thống các bài bản sử dụng trong Nhã nhạc cung đình Huế;
Nghiên cứu các phương thức diễn tấu của đàn Nhị trong dàn nhạc Nhã
nhạc, qua đó khẳng định vai trò, vị trí của đàn Nhị trong Nhã nhạc Cung đình
Huế;
Đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo tính kế thừa và phát triển
cây đàn Nhị trong đào tạo và biểu diễn Nhã nhạc cung đình Huế.
(/G=;HI8EJ<K6LMJ=8E6=C85FD
Nghiên cứu dựa trên:

Các Nghệ nhân hiện đang biểu diễn Nhã nhạc cung đình Huế
Các đồng nghiệp hiện đang giảng dạy, có kinh nghiệm về loại hình
nghệ thuật này
Các bài bản đàn Nhị – Nhã nhạc cung đình Huế trong chương trình, tài
liệu giảng dạy hay tham khảo hiện đang được lưu hành tại các đơn vị đào tạo,
lưu trữ ở thanh phố Huế
Băng đĩa và những tư liệu, tài liệu có liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu về một nền Âm nhạc di sản đã được thế giới công nhận là
“Kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại” và tìm hiểu vai trò
và vị trí của đàn Nhị trong Nhã nhạc cung đình Huế là việc tương đối khó
khăn do có nhiều nguồn tư liệu khác nhau, do đó, Luận văn chỉ dựa trên
những tài liệu, bài bản hiện đang được lưu hành tại Học viện Âm nhạc Huế
nói riêng và thành phố Huế nói chung.
N/6HO8EK6PK8E6=C85FD
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập, thống kê và phân tích và tổng
hợp từ các tài liệu của các nghệ nhân, các nhà nghiên cứu và những lớp thầy
cô đi trước để hiểu rõ về lịch sử của Nhã nhạc cung đình Huế. Nghiên cứu
cũng dựa trên những tài liệu nghe nhìn được xuất bản và lưu hành hành rộng
rãi. Nghiên cứu được tiến hành trên quan điểm của ngành Âm nhạc học.
4
Q/6R8E9S8EESK5TUVDW8JX8
Khẳng định vai trò, vị trí của đàn Nhị trong dàn nhạc Nhã nhạc cung
đình Huế
Phân tích các kỹ thuật diễn tấu của đàn Nhị trong Nhã nhạc cung đình Huế
Thống kê các bài bản sử dụng trong dàn Nhã nhạc
Là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình, các
giảng viên, HS - SV, các nhạc công trong dàn nhạc Nhã nhạc cùng những
người yêu thích bộ môn đàn Nhị khi trình tấu loại hình nghệ thuật này.
Y/G5B55TUVDW8JX8
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo,

luận văn gồm có 3 chương:
Chương I: Nhã nhạc cung đình Huế, một “Kiệt tác Di sản phi vật thể
và truyền khẩu của nhân loại”
Chương II: Quá trình hình thành và phát triển đàn Nhị ở Việt Nam
Chương III: Phương thức diễn tấu của đàn Nhị trong dàn nhạc Nhã
nhạc cung đình Huế
5
/0Z*
6HO8E
$Z[\-*"] 
^_`\abc
'/'EDd8EG55TU6e86L55D8E9f86Dg
Âm nhạc cung đình Việt có nguồn gốc lâu đời trong nền văn hoá, lịch
sử của dân tộc.
Sau thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm, vào đầu TK X,
Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập với sự thiết lập nhà nước quân chủ, sự
hình thành giai cấp quý tộc, từ đó dẫn đến sự hình thành và phát triển một
hình thức sinh hoạt âm nhạc riêng phục vụ cho lễ nghi của triều đình và nhu
cầu sinh hoạt của tầng lớp quý tộc.
Từ thời nhà Lý (1010- 1225), triều đình đã cho thành lập một tổ
chức ca múa nhạc cung đình với quy mô lên đến hơn 100 người. Được xây
dựng trên cơ sở truyền thống văn hóa văn nghệ dân gian lâu đời của người
Việt cổ, sinh hoạt ca múa nhạc trong cung đình thời Lý và sau đó là thời Trần
(1225 - 1400) đã trở nên khá phong phú về các loại hình và bài bản.
Lúc này, cuộc sống giữa quý tộc và dân thường vẫn khá gần gũi
nên các hình thức ca múa nhạc trong cung đình vẫn còn bám rễ và giữ mối
quan hệ khăng khít với dòng âm nhạc dân gian. Mặt khác, các tài liệu lịch sử
và khảo cổ cho thấy âm nhạc cung đình Việt Nam thời kỳ này đã chịu một số
ảnh hưởng nhất định của hai nền văn hóa lân cận là Trung Hoa và Chiêm
Thành. Càng về sau, sự phân hoá giai cấp trong xã hội càng trở nên rõ rệt,

mức độ chính quy hóa về mặt tổ chức trong cung đình Việt Nam ngày càng
cao, dẫn đến sự phân biệt rõ nét hơn trong việc sử dụng các loại dàn nhạc
trong cung đình và ngoài dân gian.
Dưới thời nhà Trần, cùng với sự xuất hiện của Đại nhạc và Tiểu
nhạc. Triều đình quy định rõ Đại nhạc chỉ dành riêng cho vua, còn hoàng gia
và các quan lớn khi nào có tế lễ lớn mới được sử dụng; Với Tiểu nhạc thì kẻ
trên người dưới đều dùng được.
6
Bước sang TK XV, âm nhạc cung đình Việt có những bước
chuyển biến đáng kể. Thời đại nhà Hồ (1400 - 1407) dù tồn tại trong thời gian
rất ngắn nhưng cũng đã tiến hành nhiều cuộc cải cách về kinh tế, văn hóa, xã
hội. Đối với âm nhạc cung đình, nhà Hồ đã chính thức cho du nhập Nhã nhạc
cùng một số nguyên tắc của nó từ Trung Hoa. Nhã nhạc thời kỳ này có sử dụng
múa văn và múa võ. Đây được coi là một trong những nguyên tắc của Nhã
nhạc.
Đến thời nhà Lê (1427 - 1788), Nhã nhạc hoàn thiện với tư cách
là một điển chế. Thời kỳ này, Nhã nhạc được phát triển như là loại nhạc chính
thống, một thứ tài sản riêng của triều đình, đối lập với nó là Tục nhạc, tức là
dòng âm nhạc dân gian. Như vậy, trong thời kỳ này, âm nhạc cung đình Việt
đã hình thành một dòng âm nhạc chính thống là quốc nhạc song song với
dòng âm nhạc dân gian cùng tồn tại và phát triển.
Về quy mô tổ chức, âm nhạc cung đình Việt dưới thời nhà Lê đã
trở nên hoàn thiện và chặt chẽ. Các tổ chức âm nhạc được thành lập, đặt dưới
sự cai quản của các Nhạc quan. Thời kỳ này, triều đình định ra các loại nhạc
như sau: Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Cứu nhật nguyệt giao trùng
nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Đại yến nhạc, Cung trung nhạc
phỏng theo nguyên tắc Nhã nhạc nhà Minh của Trung Hoa. Triều đình nhà Lê
cho thành lập 2 tổ chức dàn nhạc là Đường thượng chi nhạc và Đường hạ chi
nhạc
Tuy nhiên, sang TK XVI, XVII và đặc biệt vào giai đoạn cuối

triều Lê, âm nhạc cung đình dần dần đi vào suy thoái. Biên chế các dàn nhạc
bị thu hẹp, Nhã nhạc và Tục nhạc không còn phân biệt rõ rệt như trước nữa,
thậm chí một số dàn nhạc dân gian còn được đưa vào chơi trong cung đình.
Khi triều đại nhà Nguyễn (1802-1945) lên kế vị, tình hình trên được cải
thiện. Vào nửa đầu TK XIX, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định đã tạo
điều kiện cho văn hoá nghệ thuật phát triển, đặc biệt dưới triều vua Minh Mạng
(1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1848-1883). Âm nhạc cung
đình được nhà vua coi trọng và giao cho Bộ Lễ tổ chức nhiều loại âm nhạc cung
7
đình. Bấy giờ triều đình quy định 7 thể loại âm nhạc: Giao nhạc, Miếu nhạc,
Ngũ tự nhạc, Đại Triều nhạc, Thường triều nhạc, Yến nhạc, Cung trung nhạc.
Sử dụng các loại nhạc này là do các quan trong bộ Lễ biên soạn,
có nội dung phù hợp với từng cuộc lễ của triều đình. Chẳng hạn, trong lễ Tế
giao, có 9 nhạc chương mang chữ Thành (nghĩa là: nên việc, thành công,
thành tựu) bao gồm: An thành chi chương (khúc hát cầu mong mọi sự được
yên ổn và thành công), được diễn tấu trong lễ rước thần về; Triệu thành chi
chương (khúc hát cầu mong sự khởi đầu tốt đẹp), được diễn tấu trong lễ dâng
ngọc lụa; Đăng thành chi chương (khúc hát cầu mong sự dâng hiến thành
công), được diễn tấu trong lễ dâng vật tế (mâm thịt tế); Mỹ thành chi trương
(khúc hát cầu mong điềm lành), được diễn tấu trong á hiến lễ (tuần rượu thứ
hai); Vĩnh thành chi chương (khúc hát cầu mong sự thành công lâu dài), được
diễn tấu trong chung hiến lễ (tuần rượu thứ ba); Doãn thành chi chương (khúc
hát cầu mong sự bằng lòng của thần), được diễn tấu trong tấu khi hạ cỗ; Hy
thành chi chương (Khúa hát cầu mong thần phù hộ, giúp đỡ), được diễn tấu
trong tấu khi tiễn thần đi; Hựu thành chi chương (khúc hát cầu mong thần phù
hộ, giúp đỡ), được diễn tấu trong khi đốt đồ cúng; Khánh thành chi chương
(khúc hát bày tỏ niềm vui mừng sau sự thành công của cuộc tế lễ), được diễn
tấu trong khi vua về cung. Các nhạc chương được hát lên với sự phụ hoạ của
dàn nhạc, cùng sự tham gia của múa Bát dật (gồm 64 văn sinh và 64 võ sinh),
tạo nên một khung cảnh hoành tráng, trang trọng.

Tương tự, trong lễ tế Xã tắc có 7 nhạc chương mang chữ Hoà (nghĩa là
sự hài hoà); Tế Lịch đại đế vương có 6 nhạc chương mang chữ Huy (nghĩa là
sự tốt lành); Tế văn miếu có 6 nhạc chương mang chữ Văn (nghĩa là có học
vấn); Lễ Đại triều dùng 5 bài mang chữ Bình (nghĩa là sự hòa bình); Lễ vạn
thọ dùng 7 bài mang chữ Thọ (nghĩa là sống lâu); Lễ Đại Yến dùng 5 bài
mang chữ Phúc (nghĩa là may mắn)…
Bên cạnh số lượng phong phú các nhạc chương, có thể nói đây
8
còn là thời điểm nở rộ của các dàn nhạc cung đình. So với các thời đại trước,
triều đình Nguyễn đã cho bổ sung thêm nhiều loại dàn nhạc như Đại nhạc, Tiểu
nhạc (hay Nhã nhạc), Huyền nhạc, Ti Trúc Tế nhạc, Ty chung, Ty Khánh, Ty
Cổ. Biên chế các dàn nhạc cũng được mở rộng hơn trước, một số quy mô rất
lớn.
Cụ thể các dàn nhạc thời kỳ này có biên chế như sau (Theo Nội
các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam Hội diễn Sư lệ giữa TK XIX):
Đại nhạc gồm 42 nhạc cụ: 20 Trống, 8 Minh già, 4 Câu giốc (Tù
và bằng sừng trâu), 4 Sa la, 4 Tiểu sa, 2 Hải loa (Tù và bằng ốc biển).
Tiểu nhạc gồm 8 nhạc cụ: 1 Trống bản, 1 Tỳ bà, 1 đàn Nguyệt, 1
đàn Nhị, 2 Địch, 1 Tam âm, 1 Phách tiền.
Huyền nhạc gồm 26 nhạc cụ: 1 Kiến cổ, 1 Bác chung, 1 Đặc
khánh, 1 bộ Biên chung, 1 bộ Biên khánh, 1 Bác phụ, 1 Chúc, 1 Trống, 2 đàn
Cầm, 2 đàn Sắt, 2 Bài tiêu, 2 Tiêu, 2 Địch, 2 Sinh, 2 Huân, 2 Trì, 2 Phách bản.
Ti trúc tế nhạc gồm 8 ca sinh và 8 nhạc công. Ty chung - Ty
khánh gồm 6 nhạc công chơi các nhạc cụ: Bác chung, Đặc khánh, Biên chung,
Biên khánh. Ty cổ gồm 7 nhạc công.
Trước khi trở thành kinh đô của Việt, Huế đã từng là Thủ phủ
của Đàng Trong (còn gọi là Nam Hà là tên gọi vùng lãnh thổ Đại Việt kiểm
soát bởi nhà Nguyễn, xác định từ phía Nam sông Gianh - tỉnh Quảng Bình trở
vào Nam) trong suốt hơn 200 năm. Lúc bấy giờ, văn hóa Huế vừa kế thừa văn
hóa Thăng Long, tiếp thu văn hoá miền Trung và bên ngoài để sáng tạo nên

một nền văn hóa - văn hóa Phú Xuân.
Trong giai đoạn này, giai cấp quý tộc đã manh nha hình thành,
dẫn đến sự xuất hiện của một số hình thức ca múa nhạc trong các dinh phủ để
phục vụ cho nhu cầu giải trí của giới quý tộc. Nhiều điệu múa cung đình hiện
còn như Nữ tướng xuất quân, Đấu chiến thắng Phật, Tam Quốc - Tây Du…
đã xuất hiện ngay từ thời này. Nghệ thuật Tuồng cũng được giới quý tộc hết
9
sức ưa chuộng, trong các dinh phủ đã cho thành lập những đội diễn gồm
những diễn viên Tuồng chuyên nghiệp.
10
Việc chính quy hoá, chuyên nghiệp hóa ngày càng cao này đã tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thành lập hình thức âm nhạc cung đình Huế vào
đầu thế kỷ XIX, khi Huế trở thành kinh đô của toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
dưới thời nhà Nguyễn.
Âm nhạc cung đình Việt bắt nguồn từ âm nhạc dân gian, chọn
lọc, tinh chế và nâng cao cho phù hợp với lối sống và lễ nghi của cung đình.
Có thể nói âm nhạc cung đình mang âm hưởng của âm nhạc dân gian Việt
Nam. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển, âm nhạc cung đình Việt Nam có
tiếp thu ảnh hưởng của âm nhạc cung đình Trung Hoa (ví dụ như quan niệm
về vũ trụ và nhân sinh liên quan đến âm dương ngũ hành ) và nền âm nhạc
ChămPa. Đây cũng chính là nét tương đồng chung của văn hoá phương
Đông.
Nhã nhạc mang bản sắc văn hoá đậm nét, mang âm điệu đặc trưng, thể
hiện phong cách, tâm hồn, bản sắc Việt nói chung và Huế nói riêng. Nhã nhạc
là một trong những đại diện của văn hoá cung đình Huế. Về mặt âm nhạc học,
Nhã nhạc có mối liên hệ gần gũi với âm nhạc dân gian Huế, như việc cùng áp
dụng một số loại hơi nhạc đặc trưng như hơi Khách, hơi Thiền
Trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, hơi nhạc được cấu thành bởi yếu
tố thang âm và các hình thức trang điểm chữ nhạc phù hợp với ngữ điệu giọng
nói của từng địa phương. Với việc áp dụng các loại hơi nhạc của Huế, Nhã

nhạc thể hiện rõ bản sắc văn hóa Huế, đặc biệt là văn hóa cung đình. Tính ưu
việt của Nhã nhạc còn được thể hiện ở chỗ nó đã gây ảnh hưởng không nhỏ
đến nhiều loại hình âm nhạc khác trong vùng như Ca Huế, nhạc Tuồng, nhạc
Múa cung đình. Tiếp đến, vượt ra khỏi vùng đất khai sinh ra nó, Nhã nhạc đã
lan toả vào miền Nam để khai sinh ra những hình thức nghệ thuật biểu diễn
mới, đó là loại hình Đờn ca Tài tử (một loại nhạc thính phòng) và hình thức sân
khấu Cải lương vốn rất phổ biến trên toàn quốc trong mấy thập kỷ qua.
Nhã nhạc có các chức năng văn hoá, xã hội, biểu tượng sấu sắc.
11
Đây là một loại hình âm nhạc bác học, phản ánh nhận thức, thẩm mỹ nghệ
thuật của giai cấp quý tộc xã hội phong kiến, một thành phần đóng vai trò chủ
đạo trong xã hội Việt Nam suốt hơn 9 thế kỷ (TK X đến TK XIX). Bên cạnh
đó, nhã nhạc còn là một thành tố của các cuộc tế lễ, lễ cung đình như Tế Giao,
Tế Miếu, Lễ Đại triều, Thường triều; là phương tiện văn hoá giúp con người
giao tiếp với thế giới thần linh; là một biểu tượng của vương triều, của sự bình
yên cho cả quốc gia. Nhã nhạc được coi là một kiệt tác sáng tạo. Trong khi
các thể loại âm nhạc khác ở Việt Nam đều là sáng tạo của địa phương thì Nhã
nhạc là loại hình duy nhất mang tính chất quốc gia.
Nhã nhạc từng là quốc nhạc của triều đình quân chủ, được sự quan tâm,
chăm sóc đặc biệt của triều đình nên nó mang những giá trị nổi bật về mặt
lịch sử và nghệ thuật. Với chức năng phục vụ các nghi lễ của triều đình và là
phương tiện giao tiếp với thế giới thần linh, Nhã nhạc mang tính triết lý cao.
Nó thể hiện những quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của người Việt Nam nói
riêng và phương Đông nói chung, chẳng hạn quan niệm về một thế giới siêu
hình, ở đó Trời Đất, các thần linh và tổ tiên ngự trị; trong văn hoá của người
Việt cổ; tư tưởng Tôn quân…
Những quan niệm trên được biểu lộ rất rõ trong kết cấu các biên
chế dàn nhạc, trong các động tác múa cũng như trong nội dung các bài bản
âm nhạc. Là loại hình âm nhạc nghi lễ, Nhã nhạc có tính trang trọng, hoành
tráng, phù hợp với các cuộc lễ long trọng của triều đình.

Các dàn nhạc và nhạc cụ của Nhã nhạc đa dạng và quy mô lớn, chẳng
hạn Huyền nhạc có 26 nhạc công, Đại nhạc có đến 42 nhạc công… Các nhạc
khí sử dụng có âm sắc đa dạng, phong phú với đầy đủ tiếng kim, tiếng thổ,
tiếng tơ, tiếng trúc, tiếng da tạo nên những âm thanh trầm bổng, trong đục
khác nhau. Vì vậy khi hòa tấu, mỗi nhạc cụ của dàn nhạc đều nghe được rõ
ràng mà không nhạc cụ nào lấn át nhạc cụ nào. Nhã nhạc Việt Nam có các hệ
thống hơi nhạc phong phú như hơi Khách (Bắc), hơi Dựng, hơi Thiền… nó có
12
khả năng diễn đạt tốt các sắc thái âm nhạc khác nhau.
Kể từ khi triều đình Nguyễn rơi vào tình trạng suy thoái trước nạn
ngoại xâm cuối thế kỷ XIX, âm nhạc cung đình cùng các sinh hoạt văn hoá
truyền thống khác của triều đình cũng dần dần phôi pha.
Cuối thời Nguyễn, triều đình chỉ còn duy trì 2 loại dàn nhạc là Đại nhạc
và Tiểu nhạc với các nhạc cụ như sau:
Đại nhạc gồm: Trống, Kèn, Mõ, Bồng, Xập xoã
Tiểu nhạc gồm: Trống bản, đàn Tỳ bà, Đàn Nhị, đàn Tam, Địch,
Tam âm, Sáo, Phách tiền.
Bên cạnh đó, với sự ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của văn hoá
phương Tây, đặc biệt là văn hoá Pháp, triều đình cho du nhập dàn Quân nhạc
của phương Tây. Đến khi chế độ quân chủ Việt Nam chấm dứt vào năm 1945,
âm nhạc cung đình Huế mất vị trí chức năng xã hội, môi trường diễn xướng
nguyên thuỷ đi vào suy thoái có nguy cơ thất truyền.
'/%=P;h>5TU6e86L55D8E9f86Dg
Tại Việt Nam, âm nhạc dân gian phát triển khá phong phú ở cả ba
miền. Nền âm nhạc dân gian ấy gắn liền với đời sống con người từ lúc sơ sinh
đến khi trưởng thành và lúc lìa xa cõi trần. Con người ngay từ khi mới được
sinh ra cho đến khi trở về với cát bụi luôn gắn liền với những bài đồng dao,
hát ru, hò, lý, Ca trù, ca Huế, Bài chòi, Đờn ca tài tử… Tuy nhiên, theo GS
Trần Văn Khê: “… Nhạc cung đình chỉ có ở miền Trung và đặc biệt tại Huế
mới còn có di tích của bộ môn âm nhạc độc đáo, tinh vi mà chúng ta đến

ngày nay chưa nhận thấy được hết cái giá trị của bộ môn đó”.
Theo ông thì Nhã nhạc cung đình Huế còn có giá trị rất độc đáo
ở chỗ:
“…Sắp xếp dàn nhạc tinh vi, nhạc ngữ độc đáo, bài bản phong phú và
quan điểm thẩm mỹ rất sâu sắc”.
Trong dàn Nhã nhạc ta có thể nghe tiếng chững chạc trang
13
nghiêm của đàn Nguyệt, tiếng chuyền tiếng rơi vào nhịp nhịp ngoại, tiếng
chầy, tiếng phi bay bướm của tỳ bà, tiếng trong nhờ nhạc công đàn Nhị dùng
tay mặt kéo cung, tay trái vuốt ve “nên lời dịu ngọt”, tiếng đục của đàn Tam
đem tiếng thổ chen vào tiếng kim của Tam âm la, với tiếng nỉ non vi vút “như
tiếng hạc bay qua” của ống sáo, tất cả nhạc khí ấy cùng theo nhịp do tiếng
trống bảng dìu dắt, tiếng trống khi khoan khi nhặt, khi đánh nhịp chánh diện
khi vào nội phách khi ra ngoại phách, toàn bộ dàn Nhã nhạc, liên tục trong 10
bài Ngự, từ nhịp điệu khoan thai của mấy bản Phấm Tuyết, Nguyên Tiêu lúc
mở đầu, lần lần dồn dập qua các bài Hồ Quảng, Liên Hoàn, Bình Bán, Tây
Mai, Kim Tiền, rộn rã từ Xuân Phong, Long Hổ đi đến náo nhiệt qua cấp điệu
như tiếng vó ngựa trong bài Tẩu Mã.
Từ hơn 90 năm trước – năm 1918, khi chứng kiến lễ Tế Giao diễn ra
trong hai ngày 12 và 13 tháng 2 âm lịch, nhà báo Phạm Quỳnh trong bút ký
“Mười ngày ở Huế” đã ghi lại cảm xúc của mình:
“Ngoài sân phường ca hát ca khúc An thành, vừa múa, vừa hát. Đương
đêm hơn một trăm con người đồng thanh hát ca, nghe rất cảm động, tưởng
thấu đến tận trời cao đất thẳm, cái tấm lòng thành của cả một dân tộc, một
nước”; rồi: “Cảnh giao đàn ban đêm như cảnh trong mộng, đèn thắp sáng
trong Đàn thành từng dãy dọc, dãy ngang, trông xa như một chữ Triện lớn
viết bằng những nét chấm sáng mà treo lưng chừng trời. Tiếng đàn, tiếng sáo
thì như nước chảy, suối reo, tiếng hát như tiếng thiên thần…”
l
Với những giá trị về nhiều mặt và rất đặc trưng của loại hình nhã

nhạc của Việt Nam, ngày 7.11.2003 tại Paris, ông Koichiro Matsura – Tổng
Giám đốc UNESCO tuyên bố: “Nhã nhạc cung đình Huế (cùng với 27 kiệt
tác của các quốc gia khác) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và
truyền khẩu của nhân loại”.
Tuy Nhã nhạc được hiểu là đồng nghĩa với nhạc lễ cung đình và
14
nó bao hàm tất cả các tổ chức dàn nhạc lễ nhưng Nhã nhạc hiện nay tồn tại
dưới hai tổ chức dàn nhạc cơ bản là Đại nhạc và Tiểu nhạc. Trong đó, Đại
nhạc được xem là dàn nhạc quan trọng nhất trong hệ thống nhạc lễ cung đình.
Nếu Đại nhạc là hoạt động âm nhạc rất trang trọng thì các bài bản âm nhạc
của hệ thống Tiểu nhạc lại mang màu sắc trang nhã, vui nhộn và tương đối ổn
định; thường được diễn ra trong những buổi yến tiệc của vua và hoàng gia,
trong dịp tết và trong các dịp tiếp quốc khách. Chất liệu âm nhạc của Tiểu
nhạc khá ổn định và dễ đi vào lòng người bởi nó không quá trang nghiêm
hoặc quá sầu bi như Đại nhạc.
Dàn Nhã nhạc hiện nay có biên chế như sau:
Đại nhạc gồm: Trống, Kèn, Mõ, Bồng, Xập xoã
Tiểu nhạc gồm: Trống bản, đàn Tỳ bà, đàn Nhị, đàn Nguyệt, đàn
Tam, Sáo, Tam âm, Phách tiền, Phách một.

15
=iDjg;56HO8E
Âm nhạc truyền thống Việt Nam hình thành và tồn tại song song với
chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc. Các vương triều đã thành lập các
tổ chức ca múa nhạc cung đình để phục vụ cho lễ nghi của giới cầm quyền,
tầng lớp quý tộc. Trãi qua nhiều thời kỳ biến động và phát triển của đất nước,
âm nhạc cung đình cũng đã có nhiều thay đổi. Từ thời Lý với đoàn ca múa
nhạc hơn trăm người, ảnh hưởng Trung Hoa và Chiêm Thành. Đến thời Trần
thì xuất hiện Đại nhạc chỉ dành cho vua và quan lại vào các ngày lễ lớn và Tiểu
nhạc được sử dụng rộng rãi. Thời nhà Hồ tuy ngắn ngủi nhưng đã chính thức

du nhập Nhã nhạc của Trung Hoa vào nước ta. Nhã nhạc hoàn chỉnh dưới thời
nhà Lê và phát triển mạnh vào thời nhà Nguyễn với nhiều loại dàn nhạc được
bổ sung như Đại nhạc, Tiểu nhạc (hay Nhã nhạc), Huyền nhạc… Biên chế các
dàn nhạc cũng được mở rộng hơn trước, một số có quy mô rất lớn. Bên cạnh
đó, Nhã nhạc còn là một thành tố quan trong các cuộc tế lễ cung đình như Tế
Giao, Tế Miếu… đến cuối triều Nguyễn thì chỉ còn Đại nhạc và Tiểu nhạc.
Trong khi các thể loại âm nhạc khác ở Việt Nam đều là sáng tạo của địa
phương thì Nhã nhạc là loại hình duy nhất mang tính chất quốc gia.
Nhã nhạc cung đình Huế có giá trị nhạc văn vô cùng to lớn,
không chỉ với Việt Nam mà còn của cả thế giới. Ngày 7/11/2003, Nhã nhạc -
Nhạc Cung đình Việt Nam đã được UNESCO công nhận là “Kiệt tác phi vật
thể và truyền khẩu của nhân loại”. Từ đây công tác bảo tồn và phát triển là
một thách thức lớn đối với mọi người dân Việt. Từ chính phủ hay những
người được giao trọng trách quản lý đến những nhà nghiên cứu, lý luận, phê
bình, những nhạc sĩ, nhạc công cùng những người quan tâm đều phải ý thức
được nhiệm vụ giữ gìn tài sản quý giá của dân tộc cho các thế hệ mai sau.
Bằng tất cả những gì còn lại ở Huế chắc chắn sẽ tiếp tục được giữ gìn
và bảo tồn một cách hiệu quả, góp phần cùng với các loại hình di sản văn hóa
và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam khẳng định vị thế của một dân tộc, một
quốc gia trong khu vực và thế giới.
16
6HO8E
--^
1
%/'EDd8EG5kDl;kF5TU9<86>
Theo nhiều nhà nghiên cứu, nguồn gốc của cây đàn Nhị là xuất xứ từ
đất nước Mông Cổ xa xôi, do sinh sống trên vùng thảo nguyên, kết bạn cùng
con ngựa và sinh sống dưới mái lều du mục, người dân nơi đây đã phát kiến
ra cây đàn Mã đầu Cầm có chiếc hộp đàn được làm từ xương sọ ngựa và có
hai dây, cung kéo làm bằng lông đuôi ngựa, truyền bá tới Trung Hoa trở thành

cây đàn Nhị và nó giữ nguyên tên khi vào tới Việt Nam.
Ở một số nước châu Á cũng có đàn dây kéo tương tự với đàn nhị như
Trung Quốc có Erhu (Nhị hồ) hayHuqin mHồ cầm)$ Thái Lan có Soduang,
Sawsam Sai vàSou, ở Lào cóSo-i vàSo-u$ở Campuchia có Trochey và Tro-
u, ở Indonesia và Malaysiacó Rebab, nguyên là Ðàn Cò cổ xưa đến từ Europe
ở TK XII.
Qua nghiên cứu người ta phát hiện ra những đoạn dây đồng mảnh, nhỏ
đào được ở một số địa điểm khảo cổ thuộc thời kỳ này và hình ảnh còn để lại
trên mặt trống đồng Ngọc Lũ có thể gợi ra cho chúng ta sự liên tưởng tới việc
sử dụng của cư dân thời đó một loại đàn dây có hộp cộng hưởng và có cần,
phải chăng đây là nguồn gốc cho chúng ta thấy sự ra đời và phát triển sớm
của các loại nhạc khí dây ở Việt Nam trong buổi đầu dựng nước (Nguyễn
Thụy Loan, (1993), “Lược Sử Âm Nhạc Việt Nam”, Nxb Âm nhạc, Nhạc viện
Hà Nội)
Theo Thạc sĩ Võ Thanh Tùng thì: “Trên những bệ đá kê chân một số
cột ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh), người ta phát hiện ra nhiều dấu tích của
một dàn nhạc Phật giáo và đây cũng là một dàn nhạc cung đình của triều đại
sùng Phật thời đó, đồng thời với những đường diễu trên những bệ đá sẽ cho
17
phép ta khẳng định là ít ra từ TK thứ X, ở Việt Nam đã có đàn Hồ là một loại
nhạc khí thuộc bộ Dây có cung vĩ” (Võ Thanh Tùng (2001), “Nhạc khí dân
tộc Việt”, Nxb Âm nhạc).
Cùng nhận định trên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thụy Loan cho rằng
cây đàn Hồ trên bệ đá chùa Phật tích có nguồn gốc từ các nước Trung Á phải
chăng đã bị biến dạng qua Trung Hoa trước khi vào Việt Nam (“Suy nghĩ về
sức sống Việt Nam qua những chặng đường sử nhạc”, Tạp chí nghiên cứu
Nghệ thuật, số 1-1979).
Trong quyển “Âm nhạc Việt nam truyền thống và hiện đại”, Phó
Giáo sư Tô Vũ cho rằng Nhị là tên gọi tắt của nhị huyền (hai dây), đây là âm
Hán – Việt của t’i hsien k’in (Nhị huyền cầm) Trung Quốc. Cách gọi như vậy

có thể gợi ý đến chỗ xuất xứ của đàn Nhị đã tới Việt Nam. Những cây nhị
huyền cầm Trung Quốc lại còn được gọi là “Nhị Hồ” và một dạng khác của
nó được gọi là Hồ cầm. Điều này củng cố giả thiết của một số nhà nghiên cứu
phương Tây cho rằng cây đàn này là của “rợ” Hồ phương Bắc đã du nhập
Trung Quốc từ thời xa xưa.
Ngoài tên gọi phổ thông là đàn Nhị vì đàn có hai dây (“=” theo tiếng
Hán Việt), nhạc khí này còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Người
Mường gọi là “Cò ke” (tên gọi này có thể khi diễn tấu cung vĩ kéo qua kéo lại
như Cò cưa; Người Nam Bộ gọi là “Đờn Cò” (vì ở đầu cần đàn có hình như
cổ và mỏ của con Cò) (Giáo sư Tô Vũ (2002), “Âm nhạc Việt Nam truyền
thống và hiện đại”, Viện âm nhạc).
%/%P5V4L=9<86>n=o;UM
Chẳng những có nhiều cách gọi tên cho loại nhạc khí này, về hình
dáng, kích cỡ và nguyên liệu làm đàn Nhị cũng khác đôi chút tùy theo tộc
người sử dụng nó. Chính vì thế khả năng diễn tấu của loại nhạc khí dây kéo
(cung vĩ) này rất đa dạng.
18
%/%/'Đàn Nhị
Như đã trình bày ở trên, đàn Nhị là loại nhạc khí dây kéo, có 2 dây, khi
du nhập vào Việt Nam đã trở thành đàn một nhạc khí rất quan trọng trong
biên chế dàn nhạc dân tộc Việt Nam. Âm sắc của đàn Nhị trong sáng, mềm
mại nhưng không kém phần chắc chắn, diễn tả được nhiều trạng thái tình cảm
của con người, được dùng phổ biến trong nhiều dàn nhạc của âm nhạc truyền
thống Việt Nam như phường bát âm, dàn Nhã nhạc, hát Chầu văn… trong các
dàn nhạc ca kịch như hát Bội, Chèo, Cải lương và các loại ca kịch dân ca
khác. (Xem phụ lục I, mục 2.2)
%/%/%Đàn Cò líu
Là loại nhạc khí có kích thước nhỏ hơn đàn Nhị, Cò Líu tầm âm cao
nhất trong bộ dây kéo nên có tên là Líu (cao hơn 1 quãng 8). Ngoài ra nó còn
được gọi là Cò Chỉ. Đàn Cò Líu có âm thanh trong trẻo, chói sáng, đôi khi sắc

nhọn do trình tấu ở âm khu cao, thường dùng rộng rãi ở Nam Bộ, trong dàn
hát Bội. (Xem phụ lục I, mục 2.2)
%/%/AĐàn Gáo
To và dài hơn đàn Nhị, bầu công hưởng được làm bằng gáo dừa nên
được gọi là đàn Gáo và có âm sắc giống đàn Hồ của Trung Quốc.
Theo Giáo sư Tô Vũ: “Gáo và Cò là sáng tạo ngôn ngữ có tính cách
dân gian ở Nam Bộ, để chỉ đàn Nhị và đàn Hồ ở miền Bắc và miền Trung.
Đây là một loại nhạc khí được cải biên từ loại Nhị Hồ của Trung Quốc, sau
khi du nhập vào Việt Nam và đã trở thành loại nhạc khí của Việt Nam”.
Đàn Gáo có âm thanh ấm, hơi trầm và rất phù hợp khi diễn tả tình cảm
sâu lắng, thường dùng trong ban nhạc hòa tấu của dân tộc Khme, nhạc cổ
Nam Bộ, nhạc thính phòng (Xem phụ lục I, mục 2.2)
%/%/(Đàn Cò Lòn
(Còn gọi là cò Luồn) giống như đàn Nhị nhưng có kích thước lớn hơn
và âm thanh trầm hơn. Do có âm vực trung, giữa cò Líu và đàn Gáo nên khi
19

×