Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

lộc sơn trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của đảng 1930 – 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LỊCH SỬ

VÕ THỊ NGỌC
LỘC SƠN TRONG THỜI KỲ ĐẤU TRANH
GIÀNH CHÍNH QUYỀN DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO
CỦA ĐẢNG 1930 - 1945
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: Lịch sử Việt Nam
KHÓA: 34 (2010 - 2014)
Cán bộ hướng dẫn:
PGS.TS. BÙI THỊ TÂN
HUẾ, 05/2014
1
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này, trước hết tôi xin gửi lời cám ơn
sâu sắc nhất đến toàn thể thầy cô giáo trong Khoa Lịch Sử - Trường Đại Học
Khoa Học Huế, những người đã giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho tôi trong
suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Tôi xin cám ơn các cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các cụ lão
thành cách mạng xã Lộc Sơn, Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế, đã tận
tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong trong quá trình thực tập
Xin chân thành cám ơn Thư viện, Phòng tư liệu Khoa Lịch sử Trường
Đại Học Khoa Học Huế và thư viện Tổng Hợp Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo
điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp
Đặc biệt, xin gửi lời cám ơn trân trọng đến cô giáo PGS.TS Bùi Thị Tân
đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành báo cáo tốt nghiệp
Qua đây, cho phép tôi gửi lời cám ơn chân thành đến gia đình cùng bạn
bè đã luôn động viên, chia sẽ để tôi yên tâm học tập và hoàn thành báo cáo tốt
nghiệp của mình một cách tốt đẹp.


Huế, ngày 20 tháng 04 năm 2014
Sinh viên
Võ Thị Ngọc
2
MỤC LỤC
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền với quá trình dựng nước
và giữ nước. Do đó, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc là cả một quá trình đấu
tranh gian khổ của quân và dân ta. Vì vậy, việc tìm hiểu truyền thống đấu tranh
cách mạng của nhân dân ta trong thời kỳ chống giặc cứu nước là việc làm có ý
nghĩa thiết thực nhằm góp phần dựng lại trang sử vẻ vang của dân tộc mà tiêu biểu
nhất là trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Hòa chung trong phong trào đấu tranh cách mạng của cả nước, nhân dân xã
Lộc Sơn trong suốt thời gian dài đã phát huy được truyền thống yêu nước, đoàn kết
một lòng với nhân dân cả nước thực hiện nhiệm vụ đánh đuổi thực dân Pháp xâm
lược, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình góp phần vào sự nghiệp đấu
tranh giải phóng quê hương, đất nước.
Qua tìm hiểu lịch sử xã Lộc Sơn nhằm làm sáng tỏ quá khứ lịch sử là một điều
có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là 15 năm kháng chiến chống Pháp của
quân dân xã Lộc Sơn (giai đoạn 1930 – 1945) dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đề tài
này, không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một giai đoạn đấu tranh anh dũng của
nhân dân xã nhà cùng với nhân dân cả nước chống Pháp bảo vệ đất nước; mà còn
góp phần giáo dục tư tưởng và truyền thống yêu nước cho các thế hệ đời ngày nay
và mai sau. Xuất phát từ ý nghĩa và mục đích đó tôi đã chọn đề tài : “Lộc Sơn trong
thời kỳ đấu tranh giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng 1930 – 1945” làm
báo cáo tốt nghiệp cho mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xã Lộc Sơn là một trong những xã có phong trào đấu tranh cách mạng sớm ở

huyện Phú Lộc cho nên nó nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, vì
nhiều lý do khác nhau, xã Lộc Sơn trong giai đoạn 1930 – 1945 vẫn chưa được
nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề
này, cho nên trong thời gian qua đã có công trình nghiên cứu như phong trào đấu
tranh cách mạng của nhân dân xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 1930 - 1945. Nhưng công trình nghiên cứu này, chỉ đề cập một vài khía
cạnh, chưa thật sự đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ thống về phong trào
đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Lộc Sơn trong kháng chiến chống thực dân
Pháp. Do đó, chúng ta chưa có cái nhìn toàn diện về xã Lộc sơn trong giai đoạn đấu
tranh giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng.
4
Tuy nhiên, công trình nghiên cứu trên chỉ là cơ sở ban đầu để giúp chúng tôi
thuận lợi hơn trong quá trình tìm hiểu về phong trào cách mạng xã Lộc Sơn trong
giai đoạn 1930 - 1945. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những công trình đã có cùng với
những tư liệu thu thập được từ những lời kể của các nhân chứng, tôi sẽ đi sâu
nghiên cứu một cách cụ thể hơn về vấn đề này. Khi thực hiện đề tài này, tôi muốn
góp một phần nhỏ vào việc hệ thống lại phong trào đấu tranh giành chính quyền của
nhân dân Lộc Sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng giai đoạn 1930 – 1945, để từ đó cho
ta thấy tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân
tộc của xã nhà.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích
Tìm hiểu Lộc Sơn trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền dưới sự lãnh đạo
của Đảng 1930 – 1945, nhằm tái hiện phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân
và xác định rõ vai trò của Đảng trong việc lãnh đạo nhân dân Lộc Sơn đấu tranh
giành chính quyền thắng lợi. Đồng thời góp phần giáo dục tinh thần yêu nước và
lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ đi sau.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Lộc Sơn trong đấu tranh giành chính quyền
dưới sự lảnh đạo của Đảng 1930 – 1945. Đây là giai đoạn mà nhân dân xã Lộc Sơn

phải đối mặt với vô vàn khó khăn dưới sự đàn áp, bóc lột, thống trị của thực dân
Pháp gây ra.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: đề tài tập trung tìm hiểu phong trào đấu tranh giành chính quyền
dưới sự lãnh đạo của Đảng ở xã Lộc Sơn, Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Về thời gian: Giai đoạn Lộc Sơn đấu tranh giành chính dưới sự lãnh đạo của
Đảng 1930 – 1945
4. Nguồn tài liệu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở các nguồn tài liệu sau:
Tài liệu thành văn: Bao gồm các tác phẩm, các công trình nghiên cứu đã dược
in thành sách. Đặc biệt các tác phẩm của các nhà sử hoc như Hoàng Đức Trạch – Lê
Bá Dị, Quê hương - Cuộc đời - Sự nghiệp (do các nhà nghiên cứu tìm hiểu và được
in thành sách của NXB Thuận Hóa, năm 2010. Các bài viết liên quan, đã được đăng
tải trên các tạp chí nghiên cứu, các tác phẩm được biên soạn dưới sự chỉ đạo của
Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lộc như: Lịch sử Đảng bộ Huyện Phú Lộc
5
(1930 - 1975) (do Ban chấp hành Đảng bộ Huyện Phú Lộc viết và được xuất bản
năm 1998) và Tài liệu tổng hợp các ý kiến góp ý về Lịch sử Đảng bộ và nhân dân
Phú Lộc (tập 1) thời kỳ chống Pháp (do các đồng chí Đảng viên ở thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh miền Nam đã từng công tác tại Phú Lộc thực hiện và được in ngày
21 năm 9 năm 2001). Ngoài ra còn có các bài luân văn nghiên cứu có liên quan, tiêu
biểu như: Cuộc vận động dân chủ ở Thừa Thiên Huế 1936 – 1939 của Hoàng Thị
Hồng Luyến viết năm 2009.
Tài liệu ở địa phương: Trong quá trình thực tập tôi đã tiếp cận được tài liệu ở
địa phương là tờ báo Thừa Thiên huế,với tựa đề hạt giống cách mạng Lộc An do
bác Võ Đại Kham cung cấp. Ngoài ra tôi còn thu thập tài liệu thông qua lời kể của
các nhân chứng tại địa phương.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận: Chủ nghĩa Mac - Lênin và tưởng Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp

lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp sưu tầm hệ thống
và sử lí tư liệu, khảo sát, điền giã, phỏng vấn để làm rõ truyền thống đấu tranh cách
mạng của nhân dân xã Lộc Sơn giai đoạn (1930 – 1945).
6. Đóng góp của đề tài
Một là nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và có hệ thống về phong trào
đấu tranh cách mạng nhân dân xã Lộc Sơn (1930 – 1945).
Hai là góp phần bổ sung nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác
nghiên cứu giảng dạy cho cán bộ và sinh viên chuyên ngành lịch sử của các trường
cao đẳng, đại học.
Ba là giáo dục cho thế hệ sau về truyền thống hào hùng của dân tộc, làm cho
thế hệ sau thấy được trách nhiệm của mình trong thời kỳ mới và có những hành
động cách ứng xử đúng đắn với những gì mà thế hệ đi trước để lại cho chúng ta
hôm nay.
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của báo cáo được chia như sau:
Chương 1 Mảnh đất và con người xã Lộc Sơn trong quá trình lịch sử
Chương 2 Lộc Sơn trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền dưới sự lãnh
đạo của Đảng 1930 – 1939.
Chương 3 Nhân dân Lộc Sơn đấu tranh giành chính quyền giai đoạn 1939 –
1945 và cách mạng Tháng Tám ở xã Lộc Sơn.
6
CHƯƠNG 1
MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI XÃ LỘC SƠN
TRONG QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ
1.1 Khái quát chung về xã Lộc Sơn
1.1.1 Vị trí địa lí
Xã Lộc Sơn thuộc huyện Phú Lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế cách thành phố Huế
25km về phía Bắc, cách huyện lỵ 15km về phía Đông Nam. Lộc Sơn nằm ở16
0
10


30
đến 16
0
24

43 vĩ độ Bắc và 107
0
49

04 đến 108
0
12

54 kinh độ Đông. Cách thành phố
Đà Nẵng 77km về phía Đông Nam. Theo bản đồ địa giới hành chính của huyện Phú
Lộc thì xã Lộc Sơn giáp với ba xã: Phía Đông giáp xã Lộc An, phía Tây và phía
Bắc giáp xã Lộc Bổn, phía Nam giáp xã Xuân Lộc thuộc huyện Phú Lộc
Xã Lộc Sơn là một xã đồng bằng của huyện Phú Lộc, có vị trí địa lý hết sức
thuận lợi trong giao lưu kinh tế. Chiều dài của xã gần 4km, có đường sắt Bắc Nam
chạy qua, đường quốc lộ 1A. Có đường quốc lộ 14B chạy từ xã lên miền núi Nam
Đông. Nó được xem là cửa ngõ của huyện Phú Lộc.
Vì vậy, xét về phương diện địa lý, xã Lộc Sơn có một vị trí hết sức quan trọng
trong việc giao lưu buôn bán, phát triển kinh tế hàng hóa với nền kinh tế thị trường
đang phát triển hiện nay. Đồng thời cũng là cơ sở để góp phần củng cố văn hóa
trong cộng đồng dân tộc. Tuy nhiên, đây cũng là địa bàn dễ xảy ra các tội phạm gây
ảnh hưởng cho xã nhà nói riêng và huyện nói chung.
1.1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Đặc điểm về địa hình, Lộc Sơn là một xã đồng bằng, địa hình chủ yếu là ruộng
nước và một vài đồi cát có thể trồng hoa màu. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã Lộc

Sơn là 1911 ha (theo số liệu thống kê năm 2010). Tăng 141 ha so với năm 1999,
trong đó đất lâm nghiệp chiếm ½ diện tích đất tự nhiên toàn xã với 917,2 ha. Đất
nông nghiệp khoảng 554,07 ha, chủ yếu là trồng lúa và các loại hoa màu. Đất phi
nông nghiệp gồm các loại đất ở, các công trình xây dựng có khoảng 187,32 ha. Còn
lại là đất chưa sử dụng là 258,05 ha [ 7, tr. 8 – 9 ].
Như vậy, với đặc điểm địa hình nêu trên, nơi đây có tiềm năng và thế mạnh về
lâm nghiệp vì diện tích đất rừng chiếm phần lớn diện tích đất đai của vùng, hơn nữa
đất đai ở đây được hình thành trên sản phẩm của đá Macma, Bazơ và trung tính đá
vôi có hàm lượng dinh dưỡng trung bình thấp, tầng đất trung bình dày 0,8 - 1m phù
hợp cho việc trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Còn vùng đồng bằng được hình
7
thành do sự bồi tụ của các con sông có thành phần cơ giới là thịt nhiều, phù hợp cho
việc trồng luá nước và hoa màu, tuy nhiên loại đất này rất ít.
Về khí hậu, xã Lộc Sơn thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa
mưa nắng rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 27
0
C và tháng nóng nhất lên tới
31
0
C. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11, trong đó tháng 9 và tháng 10
thường xảy ra bão lụt. Nhưng vào tháng 5 và tháng 6 lại rất khô hạn do nắng nóng
kéo dài, có gió Tây - Tây Nam (gió Lào) làm khí hậu khắc nghiệt hơn.
Ở đây có độ ẩm trung bình hằng năm vào khoảng 84%. Độ ẩm trong năm cũng
có sự khác biệt khá rõ nét: Vào các tháng mùa mưa độ ẩm cao, có thể lên đến 90%
vào các tháng khô nóng độ ẩm chỉ đạt mức 45-50% [ 7, tr. 8 – 9 ].
Lượng mưa trung bình hàng năm trên địa bàn vào khoảng 2400mm. Mưa lớn
thường tập trung vào các tháng 10,11 với 280 - 300mm. Trong khi đó thời gian từ
tháng 3 đến tháng 5 lượng mưa không đáng kể.
Nhìn chung Lộc Sơn có nền nhiệt độ tương đối cao và khá ổn định. Đây là
điều kiện thuận lợi cho việc bố trí mùa vụ. Mùa hè có thể trồng được các loại cây

nhiệt đới, mùa lạnh có thể trồng được các loại cây cận nhiệt đới. Mặc dù vậy sự
chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm, đặc biệt là sự tác động của hiện tượng
biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây đã gây ra rất nhiều khó khăn trong việc
chọn giống và bố trí cây trồng vật nuôi.
Về đất đai, xã Lộc Sơn được chia thành 2 vùng rõ rệt. Vùng đồng bằng gồm
thôn An Sơn và thôn Xuân Sơn, đất đai ở vùng này tương đối màu mỡ thuận lợi cho
việc trồng lúa nước và thâm canh tăng năng xuất. Còn vùng đồi núi thuộc địa bàn
thôn La Sơn và Vinh Sơn thì có thành phần chính là đất felalist, tầng đất mỏng,
thấm nước kém, nên có độ PH từ 3 đến 5, có những nơi độ ph đạt ngưỡng cao hơn.
Bởi vậy, muốn định cư và sản xuất đạt năng suất cao thì phải đầu tư công sức và
phân bón, khoa học kĩ thuật… Đặc biệt hệ thống đất này thích hợp với các loại cây
như sắn, khoai, lạc, đậu, các loại cây ăn trái.
Về giao thông, xã có hệ thống giao thông rất thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội. Hệ thống đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt dài gần 4 km
chạy qua địa phận của xã Lộc Sơn, bên cạnh đó, tuyến quốc lộ 14B đi từ ngã ba La
Sơn lên Nam Đông trên 50km đã tạo nên tuyến giao thông quan trong góp phần
mang lại nhiều giá trị cả về kinh tế lẫn văn hóa cho xã nhà. Ngoài ra hệ thống cầu
đường cũng được xây dựng kiên cố như Cầu La Sơn và cầu Chợ Hôm, tuy không
lớn nhưng đây là hệ thống giao thông thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế giữa các
8
vùng và hình thành nên các tuyến đường liên thôn, liên xã tạo điều kiện thuận tiện
cho việc đi lại giữa thôn và xã.
Về sông ngòi: Dãy Trường Sơn trải dọc qua địa phận tỉnh Bình - Trị - Thiên tiến
sát ra biển. Do vậy, các con sông ở đây hầu hết ngắn và dốc, chia cắt mạnh. Hệ thống
sông ngắn và lượng phù sa ít, đó là nguyên nhân đưa đến sự bồi đắp dãy đồng bằng
duyên hải miền Trung chậm hơn so với các nơi khác. Ở đây có hai con sông chảy
qua: Sông La Sơn và sông Hạ Sơn, trong đó dòng sông La Sơn là con sông chính của
xã chia thành nhiều nhánh chảy về các thôn của xã Lộc Sơn. Sông La Sơn bắt nguồn
từ phía tây huyện Phú Lộc đổ ra đầm Cầu Hai và Biển Đông, là nơi cung cấp nguồn
nước cho sản xuất và là đầu mối giao thông đường thủy nối rừng với biển.

1.1.3 Lộc Sơn tên gọi qua các thời kỳ
Lộc Sơn từ khi hình thành cho đến nay có nhiều nhiều tên gọi khác nhau gắn
liền với những giai đoạn thăng trầm của lịch sử.
Trước năm 1945, các xã, thôn ở Lộc Sơn nằm trong Tổng An Nông có tên gọi
là xã Đại Đức. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công ranh giới huyện, xã, tổng có
nhiều thay đổi, Lúc này xã Đại Đức được chia ra làm hai, một nữa thuộc về xã Lương
Lộc (Lộc An) một nữa thuộc về xã An Nông (Lộc Bổn) [15]. Trong kháng chiến
chống Pháp thì Lộc Sơn cùng với Lộc Bổn được gọi là xã Hưng Lộc. Năm 1954, Ngô
Đình Diệm lên nắm chính quyền đã tiến hành phân chia lại đơn vị hành chính: xã An
Nông gọi là xã Lộc Bổn, thôn La Sơn, An Thạch (An Nông) cùng với 2 thôn khác
của xã Lộc An trở thành xã Lộc Sơn. Tuy vậy, trong thời gian này Đảng và Mặt trận
Dân tộc giải phóng, tổ chức kháng chiến chống Mỹ theo đơn vị hành chính trong thời
kỳ chống Pháp là xã Hưng Lộc, huyện Phú Lộc [2, tr. 5 - 6].
Sau ngày quê hương được giải phóng 24 – 3 – 1975 về việc phân chia địa giới
hành chính xã Lộc Sơn chính thức được hoàn thành. Như vậy, đến năm 1975 thì
xã Lộc Sơn mới chính thức được thành lập và sau khi thành lập xã Lộc Sơn có tên
gọi như ngày hôm nay.
1.1.4 Tình hình dân cư
Đặc điểm dân cư: Theo thống kê về dân số của Ủy ban xã Lộc Sơn (20 - 1 -
2012). Tổng dân số xã Lộc Sơn là 8600 người và ước tính đến cuối năm 2013 dân
số toàn xã là 8670 người, mật độ dân số đạt 415 người/km
2
. Tổng số hộ là 1799
theo ước tính năm 2013, tổng số khẩu 1670 [7, tr. 8 – 9 ]. Nhìn chung, dân cư ở đây
tập trung không đông, dân cư phân bố không đồng đều giữa các thôn, cụ thể như
dân cư tập trung đông ở những vùng đồng bằng (An Sơn và Vinh Sơn) và thưa thớt
9
ở Xuân Sơn, La Sơn. Phần lớn người dân thờ cúng tổ tiên là chính, một số ít theo
đạo Phật và Thiên Chúa Giáo.
Về lao động và việc làm, dân cư xã Lộc Sơn trong độ tuổi lao động là 4410

người (2013). Trong đó, Tỉ lệ phát triển dân số 0,085 (năm 2013). Nguồn lao động
và phân phối nguồn lao động xã hội của xã Lộc Sơn giai đoạn 2009 – 2012, cho
thấy đến năm 2012 xã Lộc Sơn có số người trong độ tuổi lao động là 2.452 người,
trong đó số người có khả năng lao động là 1.482 người, nguồn lao động là 2.304
người (nam từ 16 – 60, nữ từ 16 – 55 tuổi) trong đó: Số người có khả năng lao động
là 1.854 người, số người ngoài độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động là 450
người [7, tr. 9 – 10 ].
Nếu phân theo nguồn lao động thì xã Lộc Sơn có 2.251 người (chiếm 1,74%,
giảm 175 người so với năm 2003), số người không làm việc 185 người (chiếm
0.35% giảm 95 người so với năm 2003), số người trong độ tuổi có khả năng lao
động làm nội trợ là 2.036 người (chiếm 4.75%, giảm 616 người so với năm 2003).
Nhìn chung số người lao động tham gia trong các ngành kinh tế là 2454 người
(chiếm 85,45%) nguồn lao động, trong đó số người lao động tập trung chủ yếu
ngành nông - lâm - thuỷ sản là 1.208 người (chiếm 54,40%); công nghiệp, xây dựng
là 956 người (chiếm 18,27%); các ngành dịch vụ khác 492 người (chiếm 8,15%); số
lao động trong cơ quan nhà nước 894 người (chiếm 13,73%) [7, tr. 11 – 12].
Như vậy, lực lượng lao động có trình độ văn hóa khá, nhưng trình độ chuyên
môn kĩ thuật còn thấp, lực lượng lao động trên địa bàn là lao động phổ thông, việc
làm theo mùa vụ, còn nhiều thời gian nhàn rỗi, có một số lao động đi làm ngoài
tỉnh, trình độ lao động còn hạn chế.
1.2 Quá trình thành lập làng và truyền thống đấu tranh cách mạng của xã Lộc
Sơn trước năm 1930.
1.2.1 Quá trình thành lập làng
Quá trình hình thành làng bản sớm diễn ra nơi đây, khi con người di cư vào
đây bắt đầu khai canh lập nghiệp thì nhiều làng bản cũng sớm hình thành. Phần lớn
dân cư xã Lộc Sơn đều có nguồn gốc từ Miền Bắc vào chủ yếu là người Thanh Hóa,
Nghệ An di cư vào đây tụ cư lập làng. Những làng bản của Lộc Sơn (ngày nay) thực
chất là thuộc về hai xã Lộc An và Lộc Bổn, vì lúc này chưa hình thành xã Lộc Sơn.
Đến ngày giải phóng (1975) thì xã Lộc Sơn mới chính thức được thành lập, và sau
khi thành lập thì xã Lộc Sơn có tên gọi này cho đến ngày hôm nay. Hiện tại xã Lộc

Sơn bao gồm 4 thôn và 7 làng đó là thôn An Sơn, thôn Vinh Sơn, thôn Xuân Sơn và
10
thôn La Sơn [7, tr. 4 – 5], cư dân ở đây dù đến trước hay đến sau thì ở họ cũng đều
có chung một ý chi đó là ổn định đời sống và xây dựng quê hương.
 Thôn La Sơn
Thôn La Sơn có 3 Họ lớn đó là họ Nguyễn và họ Lê. Trong đó họ Nguyễn có quê
gốc ở Nghệ Tĩnh và họ Lê là ở Thanh Hóa. Họ là những họ dân vào sau nên sinh sống
trên những mảnh đất này chủ yếu canh tác và khai hoang trồng trọt và chăn nuôi.
Theo lời kể từ những cụ lão làng thì tộc họ Trần là tộc vào cư trú sớm nhất còn
các tộc họ còn lại như họ Nguyễn hay họ Lê là hai họ đến sau. “Đất lành chim đậu”
chính vì những điều kiện tư nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế mà nhiều tộc
người sớm tìm về đây để xây dựng sự nghiệp cho dòng họ mình.
Ở thôn La Sơn gồm có 2 làng: làng An Thạch, làng La Sơn, dân cư của hai
làng chủ yếu là từ miền bắc di cư vào.
Làng An Thạch Làng: các vị tiền bối tiền khai canh, hậu khai khẩn thủy tổ của
3 họ tộc là họ Nguyễn Hữu, Họ Trịnh và Họ Lê Vĩnh, có 2 họ đến khai khẩn sau là
họ Lê Văn và Họ Trần Văn.
Người khai canh làng An Thạch là người từ Thanh Hóa ở phủ Hoài Trung
ngài Nguyễn Hữu Chấp, ông đến vùng đất này để sinh sống và lập nghiệp từ rất
sớm, từ khi mới thành lập làng thì có khoảng 100 người, người khai khẩn Hậu khai
khẩn là ông Nguyễn Hữu Điền như vậy trong quá trình di cư của mình thì hai họ
này đã có công rất lớn trong việc hình thành nên làng An Thạch như ngày nay.
Làng La Sơn: Thủy tổ ngài khai canh làng La Sơn là người từ Nghệ An -
Thanh Hóa vào đây trong đợt di dân cùng với chúa Nguyễn Hoàng năm 1558 tên là
Lê Quý Công. Trước đây, Lê Quý Công làm quan ở triều đình, nhưng được một
thời gian ông không làm nữa mà vào đây khai canh lập làng lấy tên là làng La Sơn
và cho đến nay tên làng không thay đổi.
 Thôn An Sơn
Thôn An Sơn có 3 họ lớn đó là họ Trần, họ Nguyễn và họ Lê, ngoài ra có các
họ khác nhưng số lượng không đáng kể. Đa số người dân đều có nguồn gốc từ

Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh vào sinh sống và lập nghiệp [7, tr. 5 - 6]. Kinh tế chính của
họ là làm nông nghiệp như trồng lúa nước, chăn nuôi. Cùng với thôn La Sơn, thôn
An Sơn thành lập khá sớm trong số các thôn làng của Lộc Sơn trước thế kỉ 16.
Dòng họ có công khai phá vùng đất này đầu tiên là họ Nguyễn do 2 Ngài thủy tổ là
Nguyễn Hữu Đạt và Nguyễn Hữu Dịch.
Thôn An Sơn gồm làng La Hào và làng Thọ Hàm
11
Làng La Hào: Ngài khai canh làng La Hào là người có nguồn gốc từ Thanh
Hóa vào đây trong đợt Nam Tiến của chúa Nguyễn Hoàng năm 1558, tên là Hồ Quý
Ly, còn được dân làng gọi là Hồ Quý Công.
Trước đây, hai thôn thuộc xã Lộc Sơn cùng với Lộc Bổn là một, gọi là xã
Hưng Lộc. Trên Lộc Bổn hiện nay có đình làng An Nông. Thời Pháp thuộc, An
Nông là tổng, dân làng An Nông làm chánh tổng. La Hào làm là xã, dân thuộc làng
La Hào làm chánh xã. Sau năm 1954, xã Hưng Lộc tách ra làm hai xã là Lộc Bổn và
hai thôn thuộc Lộc Sơn. Làng La Hào thuộc xã Lộc Sơn.
Tên làng La Hào có từ khi thành lập và được sử dụng cho đến ngày nay. Trong
làng có hai xóm được thành lập năm 1952 được dân làng gọi là Xóm Ông (xóm Phú
Hào) và Xóm Bà, nằm tách rời với đình làng La Hào. Mỗi Xóm có một cái Am thờ
riêng [15].
Làng Thọ Hàm: Do các vị tiền bối, tiền khai canh, hậu khai khẩn thủy tổ của 3
họ: họ Võ Công và Họ Lê. Theo truyền khẩn làng Thọ Hàm được tạo lập vào cuối
thế kỷ XVII được vua Gia Long phong sắc và cấp công thổ điền vào khoảng năm
1802. Đến năm Bảo Đại thứ 8 có thêm họ Diêu xin gia nhập.
Quá trình xây dựng đình làng Thọ Hàm gắn liền với quá trình khai canh lập
nghiệp của ngài Thủy tổ nơi đây. Nguyên ngài khai canh có nguồn gốc từ Thanh
Hóa vào, cùng đợt với quá trình Nam Tiến của chúa Nguyễn Hoàng năm 1558.
Thời kỳ kinh đô Huế xây dựng thủ phủ thì một số con dân làng Thọ Hàm lúc
đó đang ở Thuận Hóa có lệnh di tản các họ tộc nằm trong thủ phủ ra khỏi địa bàn
kinh đô và đã di tản về xã Lộc Sơn huyện Phú Lộc ngày nay.
 Thôn Xuân Sơn

Thôn Xuân Sơn thủa ban đầu lập làng có tên là Xuân Hồi. Làng Xuân Hồi do
ngài Trần Văn Thông biệt hiệu bổn thổ khai canh Trần Qúy Công, ông sinh tại Xuân
Hồi, Tổng An Nhy, Hương Thủy vào những nâm 1825. Dưới triều Minh Mạng ông là
viên quan ở Hàm Lâm Viện, phụng chỉ vua ông đã chiêu triệu 8 họ: Trần, Lê,
Nguyễn, Phạm, Phan, Mai, Hồ, Hà. Lập nên đình làng tại Bàn Môn (Lộc An). Đến
năm 1945 thì được chấp nhận là làng Xuân Hồi, Tổng An Nông, Hương Thủy. Đến
năm 1951 được chính thức thành làng Xuân Hồi, Lộc Sơn có đình làng và địa giới.
Làng Xuân Hồi (sau được đổi tên thành làng Xuân Sơn) có 2 tộc: (Trần,
Nguyễn ) nó cũng bắt nguồn từ Thanh, Nghệ. Thôn Xuân Sơn chỉ có một đó là làng
Xuân Hồi (sau được đổi tên thành làng Xuân Sơn). Làng Xuân Hồi có một đặc điểm
khác vói các làng khác là cả thôn chỉ có một làng nên người ta thường gọi làng
12
Xuân Hồi “một làng, một đội, một xã”. Ở làng Xuân Hồi có hai họ lớn đó là họ
Trần và họ Nguyễn, hầu hết cư dân bắt nguồn từ Thanh, Nghệ. Họ làm nông là
chính, nhân dân ở đây cùng nhau khai hoang lập làng và phát triển kinh tế.
 Thôn Vinh Sơn
Thôn Vinh Sơn cũng có hai họ chính: họ Trần và họ Lê và cũng như các thôn
khác thì người dân ở đây có gốc gác từ vùng Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh. Sau khi họ
di cư vào đây họ tiến hành khai hoang lập làng như các họ dân nói trên.
Từ ngã ba La Sơn theo hướng Đông Nam 50m sâu vào thôn Vinh Sơn, xã Lộc
Sơn, huyện Phú Lộc ta sẽ gặp đình làng Bao Vinh Hạ. Đình làng nằm trong hệ
thống di tích lịch sử - văn hóa của xã Lộc Sơn.
Bao Vinh là tên gọi chính thức của làng kể từ khi thành lập. Bao Vinh ở đây
có nghĩa là “đem điều khen vẻ vang lấy làm vinh dự muốn phô bày ra”. Để phân
biệt với làng Bao Vinh của huyện Phú Vang thì làng Bao Vinh ở Lộc Sơn còn được
gọi là làng Bao Vinh Hạ, còn làng Bao Vinh Thượng thuộc huyện Phú Vang.
Làng Bao Vinh Thượng được thành lập năm 1538. Khoảng năm 1673, ngài
tiếp tục khai khẩn ở làng Bao Vinh Hạ thuộc Lộc Sơn, huyện Phú Lộc ngày nay. Từ
đó hình thành nên làng Bao Vinh Thượng và Bao Vinh Hạ.
Như vậy, từ khi hình thành làng bản thì con người xã Lộc Sơn đã cùng nhau

chung tay khai phá đất đai từ những cánh đồng hoang sơ cho đến các vùng đôi núi
cằng cỏi, miệt mài hăng say lao động xây dựng nên một xã Lộc Sơn tiên tiến như
ngày nay.
Mặc dù đều có nguồn gốc từ miền Bắc dạt vào đây lập nghiệp nhưng họ sớm
coi đây như chính quê hương mình, chính điều này khiến cho con người từ mảnh
đất này luôn tìm cách vươn lên. Họ luôn tìm cho mình cách thức để thích nghi và
cải tạo tư nhiên để sinh tồn cùng với quá trình chinh phục thiên nhiên mà nó đã hình
thành cho con người Lộc Sơn đức tính cần cù chịu thương chịu khó và học hỏi được
những kinh nghiệm sống quý giá. Con nguời Lộc Sơn đã cùng đất nước trải qua
những giai đoạn thăng trầm của lịch sử của dân tộc, chứng tỏ sức mạng bền bỉ và sự
kiên cương của con người nơi đây cùng đất nước vươn mình và đưa đến những
thành công mới. Điều đầu tiên ta có thể thấy được đó là sự thay đổi ngày một rõ rệt
về đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân.
1.2.2 Đời sống kinh tế, văn hóa xã Lộc Sơn
1.2.2.1 Tình hình sản xuất kinh tế
13
Lộc Sơn là một xã có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự giao lưu
phát triển kinh tế xã đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong giai đoạn hiện nay.
Nhìn chung nền kinh tế tăng trưởng khá toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
đúng hướng, từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương,
hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, đời sống nhân dân ổn định và
từng bước được cải thiện, giá trị tổng sản phẩm xã hội năm 2010 ước đạt 102 tỷ
đồng, đạt 130% so với Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2005 - 2010, so với cùng kỳ
đạt 135% trong đó:
- Giá trị ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chiếm: 66,5 tỷ
đồng, chiếm tỷ lệ 65% trong GDP, so với Nghị quyết đạt 125%.
- Giá trị của ngành nông nghiệp chiếm: 35,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 35% trong
GDP, so với Nghị quyết đạt 102%.
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 12 triệu đồng, tương
đương 670 USD [7,tr. 12 - 13].

Nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho các
ngành kinh tế ở xã phát triển.
Ngày nay với chính sách và sự hổ trợ của nhà nước cũng như sự nổ lực của
người dân mà đời sống kinh tế của xã Lộc Sơn ngày một tiến bộ hơn. Bên cạnh nông
nghiệp ngày càng đạt năng suất và chất lượng cao người dân còn tham gia chăn nuôi
với quy mô lớn xây dựng kinh tế lâm nghiệp thu lại giá trị kinh tế cao… Bộ mặt đời
sống kinh tế xã Lộc Sơn được cải thiện liên lục trong giai đoạn ngày nay.
1.2.2.2 Đời sống văn hóa tinh thần
Làng quê Lộc Sơn còn lưu giữ đậm nét thuần phong mĩ tục, có nền văn hóa
văn minh nông nghiệp. Đã từ lâu nhân dân Lộc Sơn đã tổ chức, hình thành các thiết
chế văn hóa làng, xã như soạn gia phả, tộc phả, dựng đình làng, nhà thờ họ, lập
miếu thờ thần hoàng, thờ vong linh người đã mất. Ngoài ra còn lập đền thờ người
có công với làng nước, xây dựng nghĩa trang liệt sĩ, dựng bia tưởng niệm các anh
hùng liệt sĩ.
Cuộc sống, lao động của cư dân nơi đây đã xây đắp nên những lễ hội truyền
thống: Tế làng, cúng xóm, kỵ giỗ, ma chay, cưới hỏi… mang đậm bản sắc văn hóa
làng xã Việt Nam. Cùng với lễ hội văn hóa các làng ở Lộc Sơn còn thể hiện trong
việc xây dựng trường học với đạo lí tôn sư trọng đạo, sáng tác ca dao, hò vè,…. đã
bồi đắp lòng yêu nước, yêu quê hương của bao thế hệ người dân trong xã.
14
Ngày nay xã Lộc Sơn tích cực thực hiện chủ trương của Đảng “Xây dựng nền
văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
Ở xã hình thành hệ thống giáo dục gồm các Trường Trung Học Cơ Sở, giáo dục
Mầm Non, hình thành ban văn hóa thông tin, các đội văn nghệ, các thôn, trường học,
phục hồi văn hóa, văn nghệ dân gian và tiếp thu biểu diễn văn hóa, văn nghệ hiện đại
Các đình làng, chùa miếu, nhà thờ ở La Sơn và Xuân Sơn được tiếp tục trùng
tu tồn tạo đáp ứng nguyện vọng nhân dân trong các dịp lễ hội truyền thống, phong
tục lâu đời của nhân dân. Đồng thời xã Lộc Sơn còn xây dựng bưu điện văn hóa xã,
nhà truyền thống nhà văn hóa, nhà cộng đồng, sân vận động… tổ chức các lễ kỷ
niệm yêu nước, cách mạng, tết cỗ truyền bằng biểu diễn văn nghệ, đua thuyền, đá

bóng, đọc sách báo kể chuyện đưa thông tin về cơ sở.
Xã Lộc Sơn đã và đang thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng khu
chung cư, các thôn đều xây dựng thôn văn hóa, gia đình văn hóa như một quy ước
mang tính truyền thống văn hóa hiện đại trên một vùng văn hóa lâu đời. Ngày nay,
Đảng bộ và nhân dân xã Lộc Sơn đang nổ lực thi đua nhau lập thành tích nhằm xây
dựng xã Lộc Sơn ngày một giàu mạnh.
1.3 Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Lộc Sơn trước năm 1930
Trong lịch sử phát triển của dân tộc ta, quá trình dựng nước và giữ nước bao
giờ cũng gắn chặt với nhau. Cha ông chúng ta vừa phải đấu tranh bền bỉ để chế ngự
thiên nhiên xây dựng quê hương, đồng thời luôn luôn phải chiến đấu chống kẻ thù
ngoại xâm nhằm bảo vệ đất nước và cũng là để bảo vệ quê hương mình.
Vào những năm cuối thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến lâm vào cuộc khủng
hoảng sâu sắc. Chính sách thống trị của các tập đoàn phong kiến đã xô đẩy các tầng
lớp nhân dân lao động đến con đường cùng. Mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, làm
bùng nổ phong trào khởi nghĩa nông dân rộng khắp mà đỉnh cao và tiêu biểu nhất là
cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng phát triển trở thành
phong trào có quy mô toàn quốc. Nhân dân các làng quê Lộc Sơn cũng đã vùng dậy
góp phần nhỏ xứng đáng vào phong trào chung đó của nhân dân cả nước lật nhào
các tập đoàn phong kiến phản động, lập lại nền thống nhất nước nhà và tham gia
tích cực, sôi nổi vào công cuộc giữ nước vĩ đại.
Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta từ cửa biển Đà Nẵng, lịch
sử nước ta bước vào một giai đoạn mới đầy biến động. Với tinh thần yêu nước nồng
nàn và truyền thống chống giặc ngoại xâm bất khuất, từ khắp mọi miền đất nước
nhất tề đứng lên chống Pháp, bảo vệ nề độc lập của dân tộc. Những cuộc nổi dậy
15
của nhân dân do các thân sĩ yêu nước và các anh hùng nông dân lãnh đạo diễn ra
rộng ra nhỏ lẻ thiếu thu hút lực lượng tham gia đông đảo và gây cho chính quyền
thực dân phong kiến những tổn thức lớn. Tuy nhiên các phong trào này lại tồn tại
nhiều hạn chế như thiếu sự nhất trí lãnh đạo và diễn ra nhỏ lẻ cũng như chưa có sự
đoàn kết liên minh nên cuối cùng đều thất bại.

Phong trào yêu nước của nhân sĩ, trí thức và học sinh ở Phú Lộc nói chung và
ở xã Lộc Sơn nói riêng trước 1930 khi chưa có Đảng diễn ra với nhiều hoạt động.
Cuối thế kỷ XIX ở Bàn Môn, tổng An Nông có Cụ Trần Đình Túc làm quan thượng
thư là người tài đức vẹn toàn dưới thời vua Tự Đức đã giữ chức “dinh diền sứ ” ở
hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên, biết lo cho dân cho nước. Cụ đã cùng cụ Lê
Dõng đắp đập ngăn song cải tạo cánh đồng từ một vụ thành hai vụ của tổng An
Nông và Lương Điền.
Phong trào yêu nước vẫn được duy trì vào cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX,
tiêu biểu là việc hưởng ứng và tham gia tích cực vào phong trào Cần Vương, phong
trào Đông Du và Duy Tân… Trong phong trào Cần Vương tham gia tích cực có cụ
Hoàng Đức Trạch ở Bàn Môn với một tinh thần yêu nước lớn và là người được ăn
học nên tư tưởng của cụ có phần tiến bộ. Năm 1908 cụ đã bắt đầu nghiên cứu những
sách tiến bộ như “Tân thư cách mạng Trung Hoa”, “Trung Hoa hồn” và “Âm Ban
Thất tự do”.
Đến năm Đinh Tỵ, cụ cùng các nhà yêu nước ở Thừa Thiên tham gia vào
phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu chủ trương nhằm mục đích đưa thanh
niên Việt Nam sang Nhật Bản du học. Đến năm Kỷ Mùi cụ lại cùng Huỳnh Thúc
Kháng, Lê Nguyên Bật tham gia vào phong trà Duy Tân do ông Trần Cao Vân và
Thái Phiên cầm đầu. Đến 1925 – 1926 được sự cộng tác của những thanh niên tiến
bộ, tờ Nam Phong và tờ Thực Nghiệm ra đời. Cụ đứng ra tổ chức hội giảng báo ở
làng Bàn Môn. Nhằm mục đích tập hợp lực lượng cách mạng, hoạt động của hội
ngày càng có hiệu quả.
Sau khi bắt ép nhà Nguyễn kí hiệp ước Patornot (tháng 6 – 1884) thực dân Pháp
khẳng định quyền thống trị của mình đối với nước ta. Chúng tiến hành lập bộ máy cai
trị than Pháp từ Trung ương đến địa phương. Vua chúa quan lại Việt Nam chỉ là bù
nhìn không có quyên hành như trước. Cùng với việc thiết lập bộ máy cai trị, thực dân
Pháp thực hiện chính sách khai thác kinh tế thuộc địa, chúng đặt ra hàng trăm thứ
thuế vô lí, bóc lột nhân dân ta vô cùng tàn nhân và dã man [13.tr 56 – 57 ].
16
Sự cai trị của thực dân Pháp làm cho xã hội Việt Nam nảy sinh những mâu

thuẫn gay gắt giữa dân tộc ta với chính quyền thực dân và tay sai, giữa nhân dân
chủ yếu là nông dân với giai cấp phong kiến địa chủ. Chính hoàn cảnh đó đã đẩy
nhân dân ta vào nhiệm vụ mới: phải đánh đổ chế độ thực dân Pháp và lật nhào chế
độ phong kiến tay sai xây dựng đất nước độc lập tự do dân chủ.
Năm 1908, hưởng ứng phong trào chống thuế của nhân dân các tỉnh miền
Trung, hàng ngàn nông dân Phú Lộc cùng nông dân các huyện lị trong tỉnh kéo về
tào Khâm sứ Trung Kì đấu tranh chống thuế . Cuộc đấu tranh của hàng vạn nông
dân Thừa Thiên là một đòng nặng nề giáng vào chế độ sưu thuế hà khắc của chế độ
thực dân phong kiến và phản ánh sức mạnh của nhân dân trong vùng. Do có sự
hướng dẫn mà tổ chức của các cụ Đỗ Quỳnh người Phú Vang, Hoàng Đức Trạch,
Hoàng Trọng Quyền (Bàn Môn)… cùng nhân dân Tổng An Nông, Diêm Trường
rầm rộ kéo về Huế tham gia đấu tranh chống thuế quyết liệt.
Ngoài ra, còn có phong trào đấu tranh đòi ân xá cụ Phan Bội Châu, phong trào
để tang cụ Phan Chu Trinh thì nhân dân xã đi theo đoàn người đưa thi thể của cụ
Phan Chu Trinh qua tòa khâm sứ Pháp, bắt chúng cho nhân dân để tang cụ Phan.
Cuối những năm 20 của thế kỉ XX, nhiều tổ chức chính trị đã ra đời và phát
triển mạnh mẽ ở Thừa Thiên. Tân Việt Cách mạng Đảng và Việt Nam Thanh Niên
Cách mạng Đồng Chí hội đều hăng hái gây dựng cơ sở, phát triển đảng viên. Tân
Việt Cách mạng Đảng đã cử các đảng viên như Trần Phạm Phượng, Trần Hữu Duẫn
về vùng Truồi và Phú Lộc gây dựng cơ sở liên lạc với nhóm thanh niên tiến bộ Lê
Bá Dị, Lê Trọng Ngạc… [12, tr. 45]. Các tổ chức này đã rải truyền đơn, treo cờ búa
liềm ở một số nơi thôn quê của Phú Lộc, Thừa Thiên.
Như vậy trào lưu cách mạng dân chủ đầu thế kỉ XX đã tác động và thức tỉnh
tinh thần yêu nước của nhân dân, nhất là tầng lớp thanh niên. Những buổi tiếp xúc,
gặp gỡ và việc truyền bá chủ nghĩa cộng sản cách mạng vô sản của những người
cộng sản với thanh niên ở Phú Lộc đã thúc đẩy phong trào cách mạng các nơi như
Lộc Sơn diễn ra sôi nổi hơn. Đồng thời là bước đi quan trọng, tạo tiền đề và điều
kiện thuận cho Đảng Bộ Phú Lộc của Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và phát triển.
Trước những năm 30 của thế kỉ XX mặc dù chưa có chi bộ đảng đứng ra lãnh đạo
phong trào cách mạng nhưng nhân dân xã Lộc Sơn đã cùng một ý chí chống lại bọn

thực dân và địa chủ phong kiến, đòi quyền tự do dân chủ, dân sinh, bác ái, bảo vệ
quê hương đất nước.
17
CHƯƠNG 2
LỘC SƠN TRONG THỜI KỲ ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN
DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG 1930 – 1939
2.1 Đấu tranh cách mạng của nhân dân Lộc Sơn những năm 1930 – 1935
2.1.1 Nhân dân xã Lộc Sơn tiếp thu các trào lưu tư tưởng mới
Những năm đầu của thế kỉ XX một loạt các trào lưu tư tưởng tiến bộ nảy sinh
và được truyền bá vào Việt Nam, chính những tư tưởng tiến bộ này tác động vào
nhiều giai cấp khác nhau trong xã hội và đẩy mạnh hơn nữa phong trào cách mạng
Việt Nam. Các tư tưởng cách mạng được truyền bá vào nước ta dưới nhiều hình
thức thông qua hoạt động bí mật là chủ yếu như: dịch các sách báo có tư tưởng tiến
bộ về nước. Dần dần tư tưởng cách mạng được truyền bá một cách rộng rãi trong
thanh niên, giai cấp công nhân và các tầng lớp trí thức trong xã hội.
Ngày 3 - 2 - 1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của Nguyễn
Ái Quốc, người đã tiến hành hợp nhất 3 tổ chức cách mạng thành một tổ chức, lấy
tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam đã có Đảng tiên
phong lãnh đạo phong trào của đất nước, mở ra thời kì mới trong lịch sử dân tộc
nước nhà. Hầu hết các tổ chức Đảng ở các địa phương đều hợp nhất thành một tổ
chức đảng duy nhất. Sau khi Đảng Cộng sản thành lập các địa phương trong cả
nước cũng khẩn trương tiến hành hợp nhất các tổ chức cộng sản. Ở Thừa Thiên việc
hợp nhất hai tổ chức: Đông Dương cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên
đoàn trở thành nhiệm vụ cấp thiết.
Năm 1930, Đảng bộ Thừa Thiên Huế được thành lập. Ngay sau đó, Chi bộ
Bàn Môn cũng được thành lập do đồng chí Lê Bá Dị Tỉnh ủy viên trực tiếp chỉ đạo
đã tuyên truyền gây ảnh hưởng Đảng xây dựng cơ sở ở xã Lộc Sơn, trong phong
trào vận động phát triển Dảng, Bàn Môn đa sản sinh ra người con ưu tú, những thế
hệ đảng viên đầu tiên đông đảo nhất như: Lê Trọng Uẩn, Lê Trọng Ngạc, Lê Thúc
Khánh, Nguyễn Sơn… đồng chí Võ Đại Thuyên quê ở Nam Phổ Cần được kết nạp

Đảng ở chi bộ Bàn Môn. Đồng chí đã xây dựng cơ sở cách mạng trong thanh niên,
phụ nữ, nông dân, giác ngộ về lòng yêu nước, chống thực dân phong kiến giành lộc
lập nước nhà.
Cũng trong thời gian này, nhiều thanh niên Lộc Sơn như Võ Đại Qùy (La
Sơn), Lê Văn Hai đã tích cực tìm cách liên hệ với các tổ chức Đảng để tìm hiểu và
tiếp thu học hỏi những tư tưởng mới, tình nguyện tham gia các tổ chức này để hoạt
18
động. Từ đó, lực lượng của phong trào cách mạng theo khuynh hướng tiến bộ ngày
càng đông [2, tr. 7 - 8].
Tháng 4 – 1930, đồng chí Lê Bá Dị, đại diện cho Chi bộ liên huyện Phú Vang
– Phú Lộc đi dự hội nghị hợp nhất Đảng bộ tỉnh, lấy tên Đảng bộ là Đảng Cộng Sản
Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng chí Lê Bá Dị được bầu làm tỉnh ủy lâm thời
Thừa Thiên Huế và đồng chí Lê Viết Lượng làm bí thư. Sau đó tỉnh ủy phân công
các ủy viên về hoạt động ở các cở sở, để tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng
ứng cũng như phát động các phong trào đấu tranh ở địa bàn theo sự chỉ đạo của tổ
chức Đảng. Từ đây, phong trào của nhân dân Thừa Thiên Huế đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà trực tiếp là tỉnh Đảng bộ Thừa Thiên.
2.1.2 Các phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Lộc Sơn giai đoạn
1930 – 1935
Sau khi Chi bộ Đảng thành lập, cùng với việc tuyên truyền, giác ngộ cách
mạng cho quần chúng, gây cơ sở để mở rộng địa bàn hoạt động, chi bộ khẩn trương
tổ chức các cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức để tập hợp quần chúng, từng bước
tấn công kẻ thù. Tiêu biểu ở xã Lộc Sơn lúc bấy giờ có đồng chí Hồ Tùng Mậu vào
tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho nhân dân bằng hình thức bí mật, ông giả danh
thầy dạy chữ nho, để kêu gọi nhân dân đứng lên lật đổ chính quyền, ngoài ra để tiện
cho quá trình hoạt động ông còn làm thầy chữa bệnh, chuyên bốc thuốc bắc, ông
sống tại nhà của ông Nguyễn Đức Chánh [2,tr. 10].
Cuối năm 1930, đầu năm 1931, ở Lộc Sơn dưới sự chỉ đạo của Chi bộ Bàn
Môn, nhiều đợt rải truyền đơn, gián khẩu hiệu, căn biểu ngữ được tiến hành tại
nhiều địa điểm: chợ Truồi, cầu Nông, Đình Bàn Môn, cầu Hai,… để tố giác chính

sách áp bức bóc lột của thực dân phong kiến và ủng hộ phong trào Xô Viết Nghệ
Tĩnh. Ảnh hưởng của Đảng trong các tầng lớp nhân dân càng lớn, tiếng vang của
cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh làm nức lòng nhân dân cả nước và địa phương Lộc Sơn.
Đây là những phong trào lớn với nhiều thành phần và lực lượng tham gia đông đảo,
nó giữ một vai trò quan trọng trong những giai đoạn cách mạng tiếp theo.
Ra đời cùng thời với cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, chi bộ Bàn Môn một chi bộ
đầu tiên ở vùng nông thôn Thừa Thiên Huế, đã lãnh đạo quần chúng phối hợp đấu
tranh có hiệu quả với Xô Viết Nghệ Tĩnh, có tác dụng kìm chân địch tại chỗ, hạn
chế tổn thất của cách mạng trước sự khủng bố trắng của kẻ thù.
Ngay sau khi thành lập chi bộ ghép Phú Lộc – Phú Vang, đồng chí Lê Bá Dị
cùng chi bộ vận động nhân dân hai huyện Phú Lộc, Phú Vang đấu tranh kỉ niệm
19
ngày Quốc tế lao động 1 – 5. Nhân dân Phú Lộc tập trung ở những nơi treo cờ
Đảng, đọc truyền đơn, nghe diễn thuyết, tuyên truyền về tinh thần cách mạng của
giai cấp công nhân thế giới và tinh thần ngày Quốc tế lao động. Đồng chí Lê Trọng
Uẩn, đảng viên chi bộ, cùng với những thanh niên tiến bộ treo cờ đỏ búa liềm ở
ngọn cây Sen, làng Nam Phổ Cần (gần cầu Truồi), treo cờ Đảng ở ngọn cây làng
Xuân Lai (Truồi). Bên kia Cầu Hai, nhân dân Tổng Diêm Trường cũng xuất hiện cờ
đỏ sao vàng ở ngọn cây chợ Mỹ Lợi. Những địa điểm treo cờ Đảng trong địa bàn
huyện đều có truyền đơn cộng sản [12, tr. 65].
Đêm 30 – 4 rạng sáng 1 – 5 – 1930 chi bộ Đảng đứng đầu là đồng chí Lê Bá Dị
về Bàn Môn đã ra sức vận động nhân dân tập trung ở vùng Truồi, tổng An Nông, tổ
chức mít tinh giới thiệu đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, kêu gọi
nhân dân địa phương rải truyền đơn, khẩu hiệu bươm bướm kêu gọi công nhân, nông
dân, binh lính, thanh niên, đấu tranh đòi ngày làm 8 giờ, đòi tăng lương, chống chủ
nghĩa đế quốc, ủng hộ Liên bang Xô Viết, chống chiến tranh đế quốc [3, tr. 2 - 3].
Việc treo cờ Đảng và rải truyền đơn kỉ niệm ngày Quốc Tế Lao Động 1 – 5 do
Chi bộ Bàn Môn tổ chức đã gây được tiếng vang lớn, từ nông thôn đến thành thị lan
ra các xã lân cận, làm cho kẻ thù hoang mang lo sợ.
Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng nhân dân Lộc Sơn đã dấy lên phong trào

đấu tranh chống phong kiến, địa chủ thắng lợi, tiêu biểu như: Nhân vụ đông xuân
năm 1930 ở vùng Truồi bị mất mùa, nhân dân đói khổ, bọn hào lí bắt nông dân đắp
đê, khai hoang hai mẫu ruộng ở đầm Cầu Hai với tiền công rẻ mạt (1 lon gạo/1 ngày
công tương ứng 0,25kg ) chi bộ đã cử các đảng viên Lê Trọng Ngạc, Lê Trọng Uẩn,
Lê Bá Nẫm (La Sơn) tham gia lao động đắp đê, khai hoang cùng với bà con nông
dân. Các đồng chí nắm được tâm tư tình cảm và nguyện vọng của những người
nông dân nghèo, nên đã vận động nông dân đấu tranh đòi tăng tiên công. Cuộc đấu
tranh thu hút được hàng trăm nông dân tham gia, buộc bọn hào lí phải nhượng bộ
tăng giá ngày công lên 3 lon. Cuộc đấu tranh thu được những thắng lợi lớn, cổ vũ
tinh thần đấu tranh chống áp bức bóc lột của nông dân Bàn Môn và cả nhân dân
vùng Truồi, gây tiếng vang lớn tác động tới phong trào cách mạng ở đô thị Huế.
Sau những thắng lợi trong chống địa chủ phong kiến chi bộ tiếp tục hoạt động
tuyên truyên đường lối cách mạng của Đảng, phản đối chế độ thực thực dân, kêu
gọi nhân dân tiếp tục đấu tranh. Hoạt động cách mạng ở địa bàn hai xã Lộc An và
Tổng An Nông (gồm cả Lộc Sơn) cũng có nhiều bước tiến xuất hiện các cuộc nổi
dậy của nhân dân [2, tr. 6], bọn lý trưởng phải nhượng bộ, phải tăng mức trả công
20
lao động cho người dân, đánh đập cúp phạt từ đây cũng giảm đi một phần đáng kể.
Điều này cho chúng ta thấy không chỉ người dân Bàn Môn nói riêng mà là toàn thể
nhân dân huyện Phú Lộc đã hưởng ứng phong trào cách mạng một cách tích cực.
Năm 1930 – 1931 nhân dân xã Lộc Sơn kết hợp với Lộc An và Lộc Bổn tiến
hành đấu tranh hưởng ứng phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Trong thời gian này Chi
bộ Lộc Sơn ra đời (1930) đã nhanh chóng lãnh đạo nhân dân chống lại thực dân
phong kiến [2, tr. 7]. Tháng 9 – 1930, nhân dân khắp nơi trong tỉnh đấu tranh ủng
hộ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, phản đối khủng bố trắng của thực dân Pháp,
nhân dân An Nông cũng tham gia hưởng ứng phong trào. Hoảng sợ trước phong
trào đấu tranh của nhân dân, sở mật thám Trung Kì, cảnh sát và quân đội Pháp đã
tiến hành bắt bớ triệt phá các cơ sở cách mạng ở địa phương. Dù bị tổn thất nhưng
qua phong trào đấu tranh quần chúng nhân dân ngày càng được tôi luyện nhân dân
thì tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh của chính mình.

Trước tình hình đó, Thực dân Pháp, quan lại phong kiến hoang mang, chúng
tìm mọi thủ đoạn để thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh. Tại đây, bọn quan lại,
cường hào lý hương thôn hoảng sợ trước ảnh hưởng to lớn của cao trào Xô viết
Nghệ Tĩnh của Chi bộ Đảng nên chúng tìm mọi cách tuyên truyền, lừa bịp, tung ra
những luận điệu xuyên tạc, nói xấu cộng sản và tăng cường lùng sục, bắt bớ nhằm
ngăn chặn hoạt động của các đảng viên. Cuối năm 1930 nhân dân Tổng An Nông đã
theo hướng chỉ dẫn của Tỉnh ủy, tham gia vào phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Chi
bộ ghép Phú Vang – Phú Lộc thành lập do đông chí Lê Bá Dị làm bí thư lãnh đạo
phong trào cách mạng hai huyện. Tháng 10 – 1930 đồng chí Lê Bá Dị và các đồng
chí trong chi bộ ghép lần lượt bị địch bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ Huế, phong trào
đấu tranh trong huyện tạm thời lắng xuống. Trong nhà lao các đảng viên vẫn bí mật
hoạt động, gây cơ sở quần chúng.
Năm 1933, một số đảng viên mãn hạn tù tiếp tục hoạt động cách mạng, khôi
phục lại chi bộ và phong trào cách mạng. Từ 1933 – 1935, nhân dân xã An Nông
dấy lên phong trào đấu tranh chống địa chủ, cường hào quan lại chiếm ruộng đất,
đòi chia lại ruộng đất cho nông dân. Một số trí thức quan lại tốt, gần dân ủng hộ
phong trào đấu tranh này. Chi bộ ghép Phú Vang – Phú Lộc coi đây là dân sinh dân
chủ tốt, cần quan tâm đến nguồn lợi kinh tế của nông dân. Chi bộ đã lãnh đạo chống
đấu giá 35 mẫu ruộng của bọn địa chủ và buộc bọn chúng chia ruộng đất cho mỗi
xuất đinh từ 18 tuổi trở lên [2, tr. 9]. Cuộc đấu tranh đòi chia lại ruộng đất giành
thắng lợi đoạn bước đầu. Chi bộ vận động nhân dân đoàn kết đấu tranh chống bắt
21
người cầm đầu và những người tham gia cuộc đấu tranh. Cuộc đấu tranh của nhân
dân Lộc Sơn đã tập hợp được lực lượng đòi dân sinh, dân chủ là cuộc đấu tranh có
tiếng vang trong tỉnh, nhất là giai đoạn phong trào cách mạng trong tỉnh gặp khó
khăn (1932 – 1935) và là cuộc đấu tranh với quy mô có sự lãnh đạo của Đảng, sự
nghiệp đấu tranh vẻ vang của giai cấp nông dân huyện Phú Lộc nói chung và nhân
dân Lộc Sơn nói riêng.
Trong những năm 1930 – 1935 phong trào cách mạng ở xã Lộc Sơn nói chung
đều đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Bàn Môn. Đây được xem là bước khởi

đầu. Có thể nói rằng phong trào cách mạng của nhân dân xã Lộc Sơn giai đoạn
1930 – 1935 là bước khởi đầu của phong trào cách mạng nơi đây sau khi Đảng
Cộng Sản Việt Nam ra đời. Đây là giai đoạn đày khó khăn và thử thách đối với cách
mạng xã Lộc Sơn khi mà chi bộ Đảng còn non trẻ thiếu kinh nghiệm, nhưng chi bộ
đảng và nhân dân Lộc Sơn đã nhanh chóng khắc phục những hạn chế để tiếp tục
hoạt động. Ngay khi vừa ra đời chi bộ ghép Phú Vang – Phú Lộc đã vấp phải cuộc
khủng bố trắng dã man của thực dân Pháp. Các đảng viên cũng lần lượt bị thực dân
Pháp giam cầm, cơ sở cách mạng bị phong tỏa, yếu thế. Nhờ có niềm tin vào lí
tưởng cách mạng và đường lối cách mạng của Đảng ta nên chi bộ Đảng nhanh
chóng khôi phục, phong trào cách mạng được củng cố lại, chuẩn bị tích cực cho giai
đoạn đấu tranh 1936 – 1939.
2.2 Đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Lộc Sơn những năm 1936 – 1939
2.2.1 Tình hình chung và chủ trương chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược của đảng
2.2.1.1 Tình hình chung
Bước sang năm 1936, tình hình chính trị, xã hội trong nước có những chuyển
biến quan trọng, phong trào Quốc tế cộng sản dâng cao đồng thời nguy cơ phát xít
và chiến tranh thế giới đe dọa nền hòa bình của toàn thể nhân loại. Phong trào cách
mạng Việt Nam nói chung và phong trào cách mạng của nhân dân xã Lộc Sơn tiếp
tục chuyển vào giai đoạn mới mang tính chất mới và xuất hiện những hình thức đấu
tranh mới, tiêu biểu là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, đấu tranh nghị trường.
Trước hiểm họa phát xít, và nguy cơ chiến tranh đang đến gần, Quốc tế cộng
sản họp Đại hội lần thứ VII (tháng 7 – 1935) tại Matxcova để ra nhiệm vụ trước mắt
cho toàn thể giai cấp vô sản và các Đảng cộng sản trên trên thế giới là phải chống
nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh. Phải thành lập một liên minh chống phát
xít, trong các lớp thành lập, các hình thức tổ chức Mặt trận dân chủ.
22
Tại Pháp cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị trầm trọng trong nước và làn
sóng phát xít quốc tế đã gây mầm phát xít ở Pháp, sau đại hội quốc tế lần thứ 7,
Đảng Cộng Sản Pháp đã tích cực thành lập mặt trận bình dân để chống lại chủ nghĩa

phát xít. Mặt trận bình dân đã đắc thắng trong cuộc tổng tuyển cử, vì vậy mặt trận
bình dân chính thức thành lập vào ngày 6 – 6 – 1936 lên nắm chính quyền đã ban
bố một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa, nới rộng một số quyền lợi kinh
tế và chính trị như ân xá, thả tù chính trị nhằm xoa dịu dư luận.
Ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng đang bị áp đặt dưới ách
thống trị của chính quyền thực dân. Chính phủ của mặt trận bình dân đã thành lập ban
điều tra của Quốc hội Pháp cử sang các nước thuộc địa để điều tra tình hình đều này
thực sự mang lại ý nghĩa to lớn của nhân dân các nước thuộc địa Pháp. Trước tình hình
đó, Đảng Cộng Sản đã tuyên truyền vận động nhân dân tham gia cuộc vận động dân
chủ, cuộc vận động bắt đầu từ 4 – 6 – 1936. Riêng ở Thừa Thiên Huế, đây là một phần
của Trung Kỳ nên ở đây có nhiều trường học: Quốc Học, Đồng Khánh, Kỹ Nghệ thực
hành… tập trung nhiều học sinh, tri thức tới học nên rất thuận lợi cho Đảng tổ chức
vận động, tuyên truyền giác ngộ quần chúng, các tầng lớp nhân dân ở đây chịu nhiều
nổi thống dưới ách thống trị của thực dân phong kiến cho nên họ sớm ý thức được vai
trò cách mạng. Vì thế trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939, Đảng bộ Thừa Thiên
Huế đã tập hợp được một lực lượng quần chúng nhân dân lớn mạnh, đấu tranh trực
diện với kẻ thù, đòi quyền dân sinh dân chủ, chống chiến tranh đế quốc.
2.2.1.2 Chủ trường chuyển hướng chỉ đạo của Đảng
Dưới ánh sáng nghị quyết của Quốc tế Cộng Sản, căn cứ vào những chuyển
chuyển biến của phong trào cách mạng trong nước và ra yêu cầu thực tiễn đặc biệt
với sự thắng lợi của mặt trận bình dân Pháp đưa lại một ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong tình hình mới. Tháng 7 – 1936, Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng
họp và đã xác định mục tiêu cụ thể, trước mắt bây giờ là đấu tranh chống chế độ
phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh. Để phù hợp với tình hình mới
Đảng Cộng Sản Đông Dương tạm thời chưa nêu khẩu hiệu “đánh đổ đế quốc Pháp”
và “tịch thu ruộng đất của địa chủ cho dân cày” mà nêu khẩu hiệu “tự do, dân chủ,
cơm áo và hòa bình”.
“Hởi anh chị em!
Đảng Cộng Sản Đông Dương khẩn thiết kêu gọi các đảng phái và nhóm cách
mạng và không cách mạng đoàn kết lại thành lập mặt trận bình dân Đông Dương bảo

vệ hòa bình và đòi các quyền tự do dân chủ, cơm áo thiết thân cho đời sống” [8, tr. 98].
23
Hội nghị chủ trương thành lập mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi đấu tranh
cho mục tiêu dân chủ, cơm áo và hòa bình nhấn mạnh đến việc thay đổi hình thức tổ
chức và đấu tranh hợp pháp, bán hợp pháp bên cạnh phương thức bí mật, đấu tranh
chống lại những biểu hiện tả khuynh và hữu khuynh trong Đảng.
Chủ trương thành lập Mặt trận phản đế rộng rãi bao gồm “các giai cấp, đảng
phái, các đoàn thể chính trị và tôn giáo khác nhau… để cùng nhau đấu tranh đòi
quyền tự do dân đơn sơ như: tự do hội họp, tổ chức, ngôn luận, tự do xuất bản, tự
do đi lại ân xã hết tù chính trị phạm”.
Vận dụng một cách khéo léo linh hoạt nghị quyết trung ương Đảng vào hoàn
cảnh và điều kiện cụ thể của địa phương mình Đảng bộ Thừa Thiên Huế đã kịp thời
phát động một phong trào đấu tranh rầm rộ khắp địa phương. Các chi bộ ở các cơ sở
được thành lập và dựng lại sau thời kỳ khủng bố trắng của thực dân Pháp đang từng
bước liên lạc với trung ương.
Đảng bộ Thừa Thiên Huế trên cơ sở hình thành của các chi bộ cơ sở như Chi
bộ nhà máy vôi Long Thọ, chi bộ nhà in tiếng dân… cùng các chị bộ ở các huyện
lân cận như Hương Trà, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang cũng được thành lập. Trên
cơ sở chỉ đạo của đảng bộ thừa thiên Huế, chi bộ đảng huyện Phú Lộc tiếp tục lãnh
đạo nhân dân đấu tranh hưởng ứng phong trào mà Đảng phát động. Tiêu biểu có
Đồng chí Nguyễn Chí Diễu, Lê Bá Dị… là những cán bộ chủ chốt hoạt động xuyên
suốt của phong trào.
Kết quả là quần chúng nhân dân huyện Phú Lộc nói chung và xã Lộc Sơn nói
riêng đã hưởng ứng và tham gia phong trào một cách mạnh mẽ với nhiều hình thức
đấu tranh phong phú. Phú Lộc trở thành một trong những nơi có phong trào đấu
tranh sôi nổi nhất trong công cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 dưới sự lãnh đạo
của Đảng.
2.2.2. Cuộc vận động dân chủ ở xã Lộc Sơn 1936 – 1939
Chấp hành nghị quyết của Đảng và chỉ thị của tỉnh ủy, chi bộ Bàn Môn nhanh
chóng triển khai cuộc đấu tranh dưới các hình thức mới, ngay sau khi được ân xá

các đảng viên của chi bộ Bàn Môn nói chung và Lộc Sơn nói riêng, lại bám sát cơ
sở vận động quần chúng nhân dân đấu tranh trong tình hình mới.
Ngay sau khi ra tù các Đảng viên đã vận động nhân dân đấu tranh, đòi tổ chức
Đông Dương đại hội (9 – 1936) tranh thủ một số quan lại, nghị viện (ông Đoàn Đức
Trạch) để công khai hoạt động, ủng hộ chủ trương của chi bộ là đưa người của ta
tham gia vào viện dân biểu Trung Kì. Trước đó nhằm tăng cường hoạt động ở vùng
24
nên chi bộ Phú Lộc được tách ra thành một chi bộ độc lập với chức năng như một
Huyện ủy lâm thời. Năm 1936, chi bộ kết nạp thêm 3 đảng viên: Phan Sung, Võ
Bính, Lê Thúc Khánh. Đến năm 1938 kết nạp thêm các đồng chí Đoàn Đình,
Nguyễn Đình Sản, Lê Minh và Năm 1939 kết nạp đồng chí Lê Cương… Nhiều
đảng viên tích cực hoạt động tại địa bàn xã Lộc Sơn như Lê Bá Nẩm (La Sơn) và
đồng chí Nguyễn Văn Dũng ( An Thạch). Phong trào đấu tranh của nhân dân Lộc
Sơn thời kỳ này phát triển mạnh trở lại. Nhân dân tích cực hưởng ứng các cuộc đấu
tranh công khai, hợp pháp do Đảng lãnh đạo. Mở đầu là phong trào “Đông Dương
đại hội”. Đảng đứng ra tập hợp nhân dân để lấy chữ ký để vạch tội ác của thực dân
Pháp và phong kiến tay sai. Như vậy, các làng tổ chức viết bản kiến nghị đòi giảm
sưu thuế, ban hành quyền dân chủ. Ở Lộc Sơn theo lời kể của ông Nguyễn Hoạt
nhân dân làng Xuân Hồi dưới sự hướng dẫn của đồng chí Lê Bá Dị đã tích cực
hưởng ứng phong trào này [17].
 Phong trào “Đông Dương đại hội”
Sự ra đời của mặt trận bình dân Pháp dã mở ra ở Đông Dương ba năm hoạt
động chính trị sôi nỗi đã diễn ra. Trước hết là cuộc vân động Đông Dương đại hội,
nhằm mục tiêu xây dựng yêu sách quốc gia cho ủy ban điều tra về các thuộc địa mà
chính phủ Pháp chuẩn bị thành lập vào tháng 1 – 1937.
Vào tháng 8 – 1936 dưới áp lực cuộc đấu tranh các lực lượng tiến bộ ở Pháp
và cuộc đấu tranh của nhân dân chống ách đô hộ của Pháp ở Đông Dương nên
chính phủ Pháp phải thu thập nguyện vọng của nhân dân Đông Dương. Đảng ta
nắm lấy cơ hội đó đã phát động một phong trào quần chúng rộng lớn nhằm tố cáo
chế độ thuộc địa của Pháp ở Đông Dương, lập dân nguyện, chống các lực lượng

phản động thuộc địa lấy tên là phong trào Đông Dương đại hội.
Tháng 4 – 8 – 1936, Uỷ ban trù bị Đông Dương đại hội Trung Kỳ được thành
lập tại Huế do những cựu chính trị phạm chủ trì, các đồng chí như Phan Đăng Lưu,
Nguyễn Chí Diễu đã bắt được liên lạc với ban chấp hành trung ương Đảng và được
trung ương chỉ định vào ban chấp hành lâm thời xú Uỷ Trung Kỳ và từ đó phong
trào đấu tranh ngày acngf phát triễn mạnh mẽ và lan rộng khắp cả nước [12, tr. 74].
Chấp hành chủ trương của Đảng tại Nghị quyết 7 năm 1936, thời kì này Thừa
Thiên dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy đã dấy lên làn sóng đòi lập nghiệp đoàn, tự do
báo chí, tự do lập hội truyền bá chữ quốc ngữ, lập hội ái hữu… Năm 1937 công
nhân ở Huế bãi công đòi tăng lương giảm giời làm [12, tr. 78], cuộc đấu tranh thắng
lợi đã thực sự ảnh hưởng các vùng nông thôn tỉnh Thừa Thiên trong đó có Lộc Sơn.
25

×