ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
------
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
BỘ MÔN: LỊCH SỬ VIỆT NAM
BẢN LĨNH CỦA NGƯỜI VIỆT
TRONG THỜI KỲ ĐẤU TRANH CHỐNG PHONG KIẾN BẮC
THUỘC
1
PHÁC THẢO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
“BẢN LĨNH CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG THỜI KÌ ĐẤU TRANH
CHỐNG PHONG KIẾN BẮC THUỘC”
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhằm tìm hiểu thêm, khám phá những tri thức mới về lịch sử Việt
Nam, đề tài tập trung vào một giai đoạn lịch sử đầy thử thách của dân
tộc cách đây hơn một thiên niên kỷ.
Đây là một đề tài hấp dẫn, khơi gợi về ý thức tự hào dân tộc về
cha ông ta xưa dựng nước và giữ nước.
B. PHẠM VI ĐỀ TÀI
Là thời kỳ Bắc thuộc được xác định từ năm 179 tr. CN (Triệu Đà
đánh chiếm Âu Lạc) đến trận chung kết toàn thắng - chiến thắng Bạch
Đằng - 938.
Con người Việt thời kì Bắc thuộc với chống đô hộ và chống đồng
hoá của phong kiến phương Bắc.
C. PHẠM VI ĐỀ TÀI
Đã được ngiên cứu, khảo sát nhiều lần nhưng chưa thành một hệ
thống.
Được trình bày trong các tham luận, các sách giáo trình và cả các
bài báo song cũng chưa thật hoàn chỉnh và dầy đủ.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chủ yếu là từ sách, báo, sách giáo trình và các tư liệu lịch sử.
1. Tiến trình lịch sử Việt Nam - PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc.
2. Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập I) - Trương Hữu Quýnh,
Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh.
3. Trung Quốc lịch sử giản biên - Phạm Văn Lan.
4. Tập chí Xưa và nay
5. Truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
6. Các tài liệu khác…
2
E. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI NGIÊN CỨU
Được chia làm ba phần:
I. Lời nói đầu
II. Nội dung đề tài
1. Vị trí địa lí và nguy cơ bị xâm lăng của ngoại bang
2. Những tiền đề đầu tiên của người Việt
- Sự hình thành nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
- Sự hình thành ý thức độc lập dân tộc
+ Chủ quyền dân tộc
+ Văn hoá Bản lĩnh của người Việt
3. Con người và các bộ tộc người Việt ở phía Nam Trung Hoa
4. Chính sách bành trướng của phương Bắc với đô hộ và Hán
Hoá.
5. Chính sách đồng hoá người Việt của chính quyền phong kiến
phương Bắc
- Quá trình giao thoa văn hoá
+ Cưỡng bức
+ Tự nguyện.
- Sự bảo tồn các di sản văn hoá của dân tộc
6. Đấu tranh vũ trang giành độc lập dân tộc.
- Ý thức đấu tranh
- Các cuộc khởi nghĩa.
III. Nhận xét chung - kết luận.
- Bản lĩnh người Việt trong thời kì này.
- Những giá trị bền vững trường tồn với thời gian, tạo tiền đề
cho thắng lợi của dân tộc sau này.
- Những truyền thống của người Việt từ xưa cho đến nay.
3
LỜI NÓI ĐẦU
Kể từ sau khi cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của An Dương
Vương thất bại - năm 179 trước công nguyên - đến năm 938 là thời kì đất
nước ta bị ách đô hộ, cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc mà
lịch sử vẫn gọi đó là thời kì Bắc thuộc. Năm 938 là mốc son chói lọi
bằng vàng, chấm dứt hoàn oàn ách đô hộ, áp bức bóc lột của ngoại bang,
nhưng những mầm mống đầu tiên cho sự ra đời của một nhà nước độc
lập, đã có từ năm 905, khi Khúc Thừa Dụ bắt đầu công cuộc tự chủ.
Hiếm thấy trong lịch sử, một quốc gia nào khác trên thế giới, lại bị mất
nước và bị đô hộ kéo dài lâu như vậy - 1117 năm, mà cuối cùng lại giành
lại được độc lập. Và cũng hiếm có một nước nào có lịch sử chống giặc
ngoại xâm nhiều như vậy. Nếu xếp hạng, thì Việt Nam sẽ xếp hàng đầu
các quốc gia như thế, hàng đầu những ai chịu cái nhục mất nước, cái
nhục làm nô lệ. Phải chăng? Chính tạo hoá đã vô tình khi đặt Việt Nam
là một nước nhỏ bé bên cạnh một ông khổng lồ và có một vị trí địa lý
quan trọng như thế. Sẵn sàng trước mối đe doạ của giặc ngoại xâm vốn
đã mang tính thường trực, Việt Nam luôn luôn bị các nước lớn tìm cách
cấu xé, ăn tươi nuốt sống. Hoặc là tồn tại, hoặc là chết, đã đặt ra cho con
người Việt Nam bắt buộc không còn con đường nào khác. Quyết không
chết mà sẽ tồn tại! Đó chính là bản lĩnh của người Việt. Thời kì Bắc
thuộc là thử thách, cũng là điều kiện làm cho bản lĩnh ấy trở thành chất
thép!
4
CHƯƠNG I
CÁI NÔI BẢN LĨNH CỦA NGƯỜI VIỆT
I. Vị trí địa lí và nguy cơ xâm lược của ngoại bang
Đất nước ta nằm ở phía Đông Nam của châu Á với diện tích không
lớn (khoảng 329.000 km
2
) và dân số không đông lắm. Song lại có vị trí
địa lí hết sức quan trọng và chiến lược.
Phía Bắc: giáp Trung Quốc.
Tây: giáp Lào và Campuchia
Đông và Đông Nam: giáp biển Đông.
Là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo;
giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, là con đường giao thông, đi
lại, và là luồng di cư của nhiều bộ lạc trên thế giới, giao lưu buôn bán
mang tầm cỡ quốc tế. Chính vì ở trên ngã ba đường thông thương quốc tế
Bắc, Nam, Đông, Tây ấy mà Việt Nam luôn luôn bị dòm ngó bởi các
quốc gia lớn.
Hơn nữa, nước ta nằm trong miền nhiệt đới, gió mùa, khí hậu ẩm
ướt, có núi cao, rừng rậm, sông ngòi, hồ đầm , đồng bằng và biển cả.
Rừng chiếm phần lớn diện tích-3/4 diện tích - đất đai, hệ thực vật và
động vật phát triển rất phong phú và đa dạng. Có nhiều loại cây, các
giống chim, thú rừng quý hiếm.
Bên cạnh đó, còn có nhiều loại khoáng sản như vàng, bạc..., đất đai
thì màu mỡ, thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, mặc dù đồng bằng nhỏ
hẹp.
Tóm lại, ở vị thế địa lí và tự nhiên như thế, Việt Nam khác nào
miếng thịt ngon phơi trước mồm hổ đói, tránh đâu khỏi sự xâu xé, bị
xâm lược, nhất là phong kiến phương Bắc lúc bấy giờ.
II. NHỮNG TIỀN ĐỀ ĐẦU TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT
1. Sự xuất hiện những nền văn hoá cổ và những thành tựu to lớn
đã đạt được của người Việt xưa
5
Người Việt cổ sớm quần cư ở các dòng sông lớn như sông Hồng,
sông Mã và tập trung dần dần thành các bộ tộc, bộ lạc, cuộc sống chủ
yếu dựa vào nông nghiệp còn mang tính chất sơ khai. Trải qua một thời
gian dài cùng với sự xuất hiện của thuật luyện kim, đã khiến cho cuộc
sống của các bộ lạc Việt cổ ngày càng phát triển. Từ đó đã hình thành
nên các nền văn hoá cổ phán ánh sự sáng tạo của người Việt ở mỗi giai
đoạn nhất định trong quá trình phát triển của mình:Văn hoá Sơn Vi, Văn
hoá Hoà Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn… đặc biệt đỉnh cao là văn hoá Đông
Sơn.
Chính các nền văn hoá đó đã mang đậm tính cách, cuộc sống, tâm
hồn của người Việt. Đó là quá trình phát triển về vật chất thúc đẩy cho
đời sống tinh thần của người Việt nảy nở. Các thành tựu của các nền văn
hoá cổ là một minh chứng rõ ràng nhất.
Kỹ thuật cải tiến công cụ, nghệ thuật đúc đồng của người Việt đã
đến trình độ điêu luyện, có ảnh hưởng sâu rộng đối với sản xuất nông
ngiệp và những hoạt động tinh thần, điển hình là trống đồng Đông Sơn,
với những nét văn hoá trang trí vô cùng tinh xảo, thể hiện một đời sống
tinh thần của riêng người Việt.
Đồ gốm với hoa văn trang trí ngày càng uyển chuyển và mềm mại,
đa dạng và phong phú. Đồ gốm Phùng nguyên là tiêu biểu nhất, phản ánh
không chỉ tính sáng tạo mà còn phản ánh tư tưởng, suy nghĩ riêng của
người Việt.
2. Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
Sự phát triển của công cụ lao động đã dẫn đến những biến đổi to
lớn trong sản xuất và xã hội. Công cụ bằng kim loại phát triển và sản
xuất riêng lẻ theo từng gia đình, thời cổ đã góp phần đẩy mạnh năng suất
lao động, xuất hiện sản phẩm thừa và trong xã hội có kẻ giàu- người
nghèo. Mâu thuẫn nảy sinh nhưng không gay gắt giữa quý tộc và người
dân. Bấy giờ 15 bộ lạc ở lưu vực các dòng sông lớn do nhu cầu về thuỷ
lợi, về quản lý xã hội cùng với nhu cầu liên hệ chống xâm lấn đã dẫn đến
6
sự ra đời của Nhà nước đầu tiên: Nhà nước Văn Lang, kế tiếp nước Âu
Lạc ra đời và phát triển. Sự đánh dấu chủ quyền của người Việt ở đây đã
được xác định.
Ngay từ khi ra đời, các vua Hùng đã phải đương đầu với sự xâm
lấn của ngoại xâm. Từ giặc “mũi đỏ”, “giặc Ân”, đến đạo quân xâm lược
vô cùng to lớn của đế chế Tần, 50 vạn quân. Tất cả đều đã bị đánh tan.
Nhân dân Âu Lạc cũng nhiều lần đánh đuổi được quân xâm lược nhà
Triệu. Lãnh thổ của người Việt được bảo tồn, nhà nước Văn Lang - Âu
Lạc được giữ vững, củng cố và phát triển.
Nhân dân thời vua Hùng, vua Thục đã xây dựng được một nếp
sống, với những phong tục tập quán riêng: tục nhuộm răng, ăn trầu, tục
giã bánh giầy, gói bánh chưng, tục thờ cúng tổ tiên…
Thành Cổ Loa với nhiều vòng thành và hào liên tiếp là một thành
tựu to lớn về khoa học kĩ thuật quân sự của ông cha ta thời kì này. Tiêu
biểu cho ý thức dân tộc, bảo vệ chủ quyền của người Việt. Như vậy, bản
lĩnh của người Việt gắn liền với sự phát triển về mặt nhận thức, suy nghĩ
của người Việt và xã hội của họ. Bắt đầu từ tính sáng tạo ra các nền văn
hoá cổ của riêng mình, đến ý thức cộng đồng khi có sự ra đời của Nhà
nước. Trải qua nhiều năm sinh sống, lao động và chiến đấu, người Việt
nảy nở những tình cảm cộng đồng. Họ thấy cần phải nương tựa vào nhau,
thương yêu nhau, đùm bọc nhau mới an cư lập nghiệp được. Từ tình
cảm cộng đồng dẫn đến ý thức cộng đồng. Họ bước đầu hiểu được mối
quan hệ giữa thiên nhiên với con người; hiểu được nguồn gốc của mình,
biết sự tích của các vị anh hùng; biết những phong tục tập quán cần bảo
tồn. Và hơn hết, họ thấy rõ sức mạnh của cộng đồng trong việc làm thủy
lợi, trao đổi sản phẩm và đấu tranh giữ gìn làng bản, đất nước. Từ đó, họ
có ý thức chung về lối sống, về dân tộc, về lãnh thổ. Bản lĩnh của họ dã
được hình thành hoàn toàn một cách tự nhiên và ngày càng trưởng thành
hơn. Nó có cơ sở vững chắc để bước vào thử thách “ngàn năm Bắc
thuộc”.
7
3. Con người và các bộ tộc người Việt ở phía Nam Trung Quốc
Buổi ban đầu lãnh thổ người Việt chủ yếu là phần đất bắc Bộ và
Bắc Trung bộ và lãnh thổ Trung Quốc bấy giờ chủ yếu là vùng phía Bắc
sông Dương Tử còn phía Nam là nơi sinh sống và cư trú của khối cộng
đồng cư dân Bách Việt bao gồm nhiều tộc người khác.
Người Việt sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Bữa ăn hàng ngày
là cơm - rau - cá. Ăn trầu, nhuộm răng là những tục lệ phổ biến, bánh
chưng (tượng trưng cho mặt đất), bánh giầy (tượng trưng cho vòm trời)
là hai loại bánh thờ cúng tổ tiên độc đáo.
Họ ăn mặc giản dị: đàn ông đóng khố, đàn bà mặc váy (ngày lạnh
có thêm áo chui đầu). Họ sống tập trung ở các làng bản, ở nhà sàn, do
tập trung ở ven đồi, gần suối hoặc ở những dải đất cao ven sông nên
phương tiện đi lại chủ yếu bằng thuyền .
Người Việt rất thích ca hát, người dân ăn mặc đẹp, vui chơi nhảy
múa… Mọi sinh hoạt đều gắn với điều cầu mong thiết thực của cuộc
sống: mong mưa thuận gió hoà, mông được mùa, yên ổn làm ăn. Họ thờ
cúng các thế lực tự nhiên (thần sông, thần núi…) và các con vật thiêng
(chim, rồng, hổ). Đặc biệt là người Việt biết thờ cúng tổ tiên và những
người anh hùng có công với làng bản.
Con người Việt làm nên bản lĩnh người Việt. Do sống ở vùng đấ
mà điều kiện tự nhiên ô cùng đa dạng và cũng phức tạp cộng với những
yếu tố xã hội đã làm cho con người Việt Nam luôn luôn phải thích nghi
để sống và đi lên. Vì thế bản lĩnh của người Việt đã được hình thành từ
sớm, cũng vì thế khi bước vào thời kì Bắc thuộc, người Việt đã có một
tư tưởng và một ý thức hệ về độc lập dân tộc với một nền văn hoá riêng
của quá trình thích nghi và phát triển. Bởi lẽ ấy mà người Việt với bản
lĩnh của mình có đủ tự tin để đối chọi lại ách đô hộ và đồng hoá kéo dài
hơn một thiên niên kỷ.
8
CHƯƠNG II
QUÁ TRÌNH THỬ THÁCH BẢN LĨNH CỦA NGƯỜI VIỆT
I. CHÍNH SÁCH BÀNH TRƯỚNG VÀ ĐÔ HỘ CỦA PHONG KIẾN
PHƯƠNG BẮC
1. Nước ta rơi vào ách đô hộ
Nhân lúc nhà Tần suy yếu, một viên quan cũ của nhà Tần là Triệu
Đà đã chiếm cứ ba quận phía Nam (tương ứng với Quảng Đông, Quảng
Tây) lập ra nước Việt Nam - năm 206 tr.Cn.
Sau khi thành lập nước Việt Nam, Triệu Đà đã nhiều lần đem quân
xâm lược hòng thôn tính Âu Lạc. quân dân Âu Lạc, với vũ khí tốt và
thành Cổ Loa kiên cố, dưới sự chỉ huy của những tướng tài như Cao Lỗ,
Nồi Hầu đã nhiều lần đánh bại quân Triệu. Thấy không thể thắng được
Âu Lạc, Triệu Đà giả vờ xin hoà rồi dùng mưu mô quỷ quyệt kết hợp với
tấn công quân sự. An Dương Vương thiếu phòng bị nên đã bị thất bại
nhanh chóng (khoảng năm 179 tr.CN).
Theo truyền thuyết thì một mặt Triệu Đà giảng hoà và dùng của cải
mua thuộc quý tộc Âu Lạc, mặt khác cho con trai là Trọng Thuỷ sang
làm rể Âu Lạc. Nhiều người đã can ngăn vua đừng gả Mị Châu cho
Trọng Thuỷ nhưng An Dương Vương không nghe, lại còn duổi cả trung
thần đi (Cao Lỗ). Trọng Thuỷ vừa ở rể vừa dò la phép chế nỏ của người
Âu Lạc cùng với sự bố trí phòng ngự của thành Cổ Loa. Sau đó, lấy cớ
về thăm cha, Trọng Thuỷ đã nói cho Triệu Đà biết tình hình Âu Lạc,
Triệu Đà lập tức cho chế nỏ, rồi bất ngờ đem quân đánh vào thành Cổ
Loa. Không giữ được thành An Dương Vương cùng con gái phi ngựa
chạy về phía Nam, đến bờ biển, cùng đường vua chém Mị Châu, rồi nhảy
xuống biển (chuyện Rùa vàng).
Đến năm 111 tr.CN, nhà Hán lên thay nhà Tần đã thôn tính cả Nam
Việt, Âu Lạc từ tay nhà Triệu lại lọt vào tay nhà Hán.
Nước Âu Lạc của người Việt tồn tại không lâu-gần 60 năm thì bị
thôn tính. Người Việt đã anh dũng, đứng lên chiến đấu chống lại quân
9
xâm lược, kiên quyết bảo vệ chủ quyền độc lập của mình song đã thất
bại. Xét về nguyên nhân khách quan thì Triệu Đà có lực lượng mạnh
hơn hẳn Âu Lạc và lại gian xảo, quỷ quyệt, đất nước ta tuy hiểm trở, có
thành Cổ Loa kiên cố nhưng yếu hơn, tiềm lực vật chất không bằng
được. Từ đây bắt đầu quá trình thử thách bản lĩnh của người Việt đầy
khó khăn và gian khổ. Quá trình đó kéo dài đến 1200 năm đô hộ của các
triều đại Bắc quốc: Hán, Đường, không diệt mất, chẳng những không
diệt mất mà còn tự mình vùng lên lật đổ Bắc quốc, đạt được một chiến
thắng hiếm có ở bất kì nơi nào của thời kỳ cổ đại.
2. Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc
2.1. Chính quyền đô hộ thiết lập bộ máy cai trị
Sau khi bị thôn tính, đất đai Âu Lạc bị sát nhập vào đất Trung
Quốc và được chia thành quận huyện. Trải qua nhiều thời kì, Âu Lạc đã
bị chia đi chia lại nhiều lần song nhìn chung, mục đích chính của bọn đô
hộ là tổ chức được bộ máy cai trị để dễ dàng bóc lột và đô hộ nhân dân
ta, luôn luôn muốn sát nhập đất nước ta trở thành một quận huyện của
chúng.
2.1.1. Thời kì Nhà Triệu và Hán
Nhà Triệu chia Âu Lạc làm hai quận: Giao Chỉ (Bắc Bộ) và Cửu
Chân (Thanh, Nghệ Tĩnh). Nhà Hán đặt thêm quận Nhật Nam (Từ Đèo
Ngang và đến Quảng Nam, Đà Nẵng). Nhà Hán lại còn nhập ba quận này
với 6 quận khác ở đảo Hải Nam và đất liền Trung Quốc lập thành châu
Giao. Đứng đầu châu Giao là một thứ sử, mỗi quận có một Thái thú coi
việc cai trị và một đô uý coi việc quân sự. Ở các huyện (tương đương với
bộ thời An Dương Vương), chúng duy trì phương thức cai trị rất thâm
độc “lấy người Di trị người Di”, “dùng người Việt trị người Việt”, nhằm
biến các lạc tướng, quý tộc bản địa thành chỗ dựa cho chính quyền đô
hộ, giữ nguyên nguyên tắc tổ chức chính trị cũ của Âu Lạc ở các địa
phương để sử dụng nó vào mục đích bóc lột. Như thế vừa đảm bảo được
nguồn cung cấp, vừa ít động chạm đến quyền lợi của quý tộc bản địa.
10
2.1.2 Thời kì từ sau Trưng Vương đến trước Lí Nam Đế
Sau thất bại của Trưng Vương, nước ta lại bị rơi vào ách đô hộ của
các triều đại phong kiến Trung Quốc. Nhà Hán, Tấn, Ngô, Trần, Lương
thay nhau làm chủ Trung Quốc và cũng vì thế mà nước ta bị chia đi chia
lại, chia ra nhập vào nhiều lần. Nhìn chung miền đất Âu Lạc cũ gọi là
châu Giao gồm có ba quận là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, khoảng 50
huyện.
Đứng đầu Châu vẫn là thứ sử từ Trung Quốc cử sang. Thứ sử có
quyền cắt đặt quan lại, điều động quân lính ở trong Châu. Ở mỗi quận có
chức thái thú và những chức quan khác giúp việc, cũng là người Hán.
Bên dưới quận là huyện. Chế độ lạc tướng cha truyền con nối của người
Việt ở cấp huyện bị bãi bỏ. Thay cho các lạc tướng người Việt là những
tên huyện lệnh người Hán. Huyện Lệnh cho xây thành luỹ và đóng quân
ở đây. Chính quyền đô hộ còn ra sức sửa sang, làm thêm đường xá nối
liền quận lị, huyện lị với Long Biên - nơi tập trung các cơ quan cai trị và
quân lính.
Luật cũ của người Việt bị bãi bỏ, dân ta buộc phải theo Luật Hán.
Đây là một trong những thủ đoạn quan trọng trong việc tổ chức bộ máy
cai trị của phong kiến phương Bắc. Dần dần thiết chặt bộ máy cai trị
toàn do người Hán cai trị, đẩy người Việt xuống lớp đáy, phải lệ thuộc
và chịu sự bóc lột.
2.1.3. Thời kỳ nhà Đường
Năm 618, nhà Đường thay nhà Tuỳ thống trị ở Trung Quốc. Đất
nước ta lại rơi vào ách đô hộ của nhà Đường. Nhà Đường hùng mạnh, kế
tiếp bao triều đại Trung Hoa, có chính sách cai trị rất khôn khéo, xảo
quyệt. Thiết lập bộ máy cai trị rất chặt chẽ và hệ thống.
Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ (679), chia An
Nam đô hộ thành 12 châu trong đó: Giao Châu, Phong Châu, Trường
Châu (Bắc Bộ); Ái Châu, Phúc Lộc Châu, Diễn Châu, Hoan Châu (Bắc
Trung Bộ). Nhà Đường sắp đặt bộ máy cai trị từ trên xuống dưới.
11