BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ TRƯỜNG THI
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI HỌC CỦA HAI LOÀI THẰN LẰN
BÓNG EUTROPISLONGICAUDATA, (HALLOWELL, 1856) VÀ
EUTROPIS MULTIFASCIATA (KUHL, 1820) Ở VÙNG NÚI VÀ TRUNG DU
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHUYÊN NGÀNH: ĐỘNG VẬT HỌC
MÃ SỐ: 60 42 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGÔ ĐẮC CHỨNG
Huế, năm 2014
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của Thầy giáo GS.TS. Ngô Đắc Chứng. Việc sử
dụng các số liệu, tài liệu cho luận văn đều được dẫn nguồn hoặc chú
thích tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết quả nghiên cứu của luận văn là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn
NGUYỄN THỊ TRƯỜNG THI
2
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Ngô Đắc Chứng đã trực
tiếp giảng dạy, hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện để hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Sinh
học trường Đại học Sư phạm Huế đã tham gia giảng dạy, phòng thí nghiệm khoa
Sinh học trường Đại học Sư phạm Huế, phòng Đào tạo sau Đại học trường Đại học
Sư phạm Huế đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Uỷ ban Nhân dân huyện Nam Đông, Uỷ ban Nhân
dân huyện A Lưới, Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các đồng bào dân tộc
thiểu số ở huyện Nam Đông và huyện A Lưới đã giúp tôi thu thập tài liệu và mẫu
vật trong những năm tháng thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, giúp
đỡ về vật chất cũng như tinh thần trong suốt thời gian hoàn thành luận văn này.
Huế, tháng 9 năm 2014
NGUYỄN THỊ TRƯỜNG THI
iii
3
MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
PHỤ LỤC
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SVL : chiều dài thân
TL : chiều dài đuôi
BM : khối lượng
MW : chiều rộng miệng
B : chiều rộng
BTHP : chiều rộng tinh hoàn phải
BTHT : chiều rộng tinh hoàn trái
BBTT : chiều rộng buồng trứng trái
BTTP : chiều rộng buồng trứng phải
L : chiều dài
LTHP : chiều dài tinh hoàn phải
LTHT : chiều dài tinh hoàn trái
LBTT : chiều dài buồng trứng trái
LBTP : chiều dài buồng trứng phải
SD : độ lệch chuẩn
: trung bình
TP : thành phần
W : khối lượng
WTHP : khối lượng tinh hoàn phải
WTHT : khối lượng tinh hoàn trái
WBBT : khối lượng buồng trứng trái
WBBP : khối lượng buồng trứng phải
WT : khối lượng trứng
LT : chiều dài trứng
BT : chiều rộng trứng
LTCN : dài thân con non
LĐCN : dài đuôi con non
WCN : khối lượng con non
V : thể tích
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Số cá thể phân bố theo chiều dài thân của 2 loài Thằn lằn bóng
giống Eutropis Fitzinger, 1843 ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.2. Một số đặc điểm hình thái của 2 loài Thằn lằn bóng giống Eutropis
Fitzinger, 1843 ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.3. Một số đặc điểm hình thái của 2 loài Thằn lằn bóng giống Eutropis
Fitzinger, 1843
Bảng 4.4. Thành phần dinh dưỡng của E. longicaudata ( n = 84 dạ dày ) ở
vùng núi và trung du tỉnh thừa Thiên Huế
Bảng 4.5. Thành phần dinh dưỡng của E. multifasciata ( n = 132 dạ dày ) ở
vùng núi và trung du tỉnh thừa Thiên Huế
Bảng 4.6. Sinh khối thức ăn của con đực và con cái của 2 loài Thằn lằn bóng
giống Eutropis Fitzinger, 1843
Bảng 4.7. Khối lượng và kích thước tinh hoàn E. longicaudata ở vùng núi và
trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.8. Khối lượng và kích thước tinh hoàn E. longicaudata ở vùng núi và
trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.9. Số liệu sinh sản con cái E. longicaudata ở vùng núi và trung du tỉnh
Thừa Thiên Huế
Bảng 4.10. Khối lượng và kích thước buồng trứng E. longicaudata ở vùng núi
và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.11. Số cá thể E. longicaudata có trứng già và không có trứng già; số
cá thể E. multifasciata có phôi già và không có phôi già qua các tháng ở vùng núi và
trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.12. Kích thước và khối lượng trứng của E. longicaudata ở vùng núi và
trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
6
Bảng 4.13. Kích thước lứa đẻ 2 loài Thằn lằn bóng giống Eutropis Fitzinger,
1843 ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bảng 4.14. Chiều dài thân của con cái và con đực E. longicaudata trưởng thành
Bảng 4.15. Khối lượng và kíchthước tinh hoàn E. multifasciata ở vùng núi và
trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.16. Khối lượng và kích thước tinh hoàn E. multifasciata ở vùng núi và
trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.17. Số liệu sinh sản con cái E. multifasciata ở vùng núi và trung du
tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.18. Khối lượng và kích thước buồng trứng E. multifasciata ở vùng núi
và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.19. Khối lượng và kích thước phôi E. multifasciata ở vùng núi và
trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.20. Khối lượng và kích thước con non E. multifasciata ở vùng núi và
trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.21. Chiều dài thân của con cái E. multifasciata trưởng thành
Bảng 4.22. Chiều dài thân của con đực E. multifasciata trưởng thành
Bảng 4.23. Kích thước lứa đẻ của một số loài Thằn lằn bóng giống Eutropis
Bảng 5.1. Nơi ở của các loài Thằn lằn bóng giống Eutropis Fitzinger, 1843
Bảng 5.2. Hoạt động ngày và đêm của 2 loài Thằn lằn bóng giống Eutropis
Fitzinger, 1843
Bảng 5.3. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự hoạt động của 2 loài Thằn lằn bóng
giống Eutropis Fitzinger, 1843 ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 5.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hoạt động của 2 loài Thằn lằn bóng
giống Eutropis Fitzinger, 1843 ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 5.5. Ảnh hưởng của độ ẩm đến sự hoạt động của 2 loài Thằn lằn bóng
giống Eutropis Fitzinger, 1843 ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
7
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ địa điểm thu mẫu ở huyện Nam Đông và huyện A Lưới tỉnh
Thừa Thiên Huế
Hình 4.1. Biểu đồ số lượng cá thể phân bố theo chiều dài thân E. longicaudata
ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 4.2. Biểu đồ mối quan hệ giữa chiều dài thân và chiều rộng miệng của E.
longicaudata ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 4.3. Biểu đồ mối quan hệ giữa chiều dài thân và khối lượng cơ thể của E.
longicaudata ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 4.4. Biểu đồ số lượng cá thể phân bố theo chiều dài thân E. multifasciata
ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 4.5. Biểu đồ mối quan hệ giữa chiều dài thân và chiều rộng miệng của E.
multifasciata ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 4.6. Biểu đồ mối quan hệ giữa chiều dài thân và khối lượng cơ thể của E.
multifasciata ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 4.7. Biểu đồ tỷ lệ % thành phần thức ăn của E. longicaudata ở vùng núi
và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 4.8. Biểu đồ tỷ lệ % thành phần thức ăn của E. multifasciata ở vùng núi
và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 4.9. Biểu đồ sự biến đổi khối lượng tinh hoàn của E. longicaudata trong
thời kỳ sinh sản ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 4.10. Biểu đồ sự biến đổi kích thước tinh hoàn của E. longicaudata trong
thời kỳ sinh sản ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 4.11. Biểu đồ số cá thể E. longicaudata có trứng già và không có trứng
già ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 4.12. Biểu đồ sự biến đổi khối lượng tinh hoàn của E. multifasciata trong
thời kỳ sinh sản ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
8
Hình 4.13. Biểu đồ sự biến đổi kích thước tinh hoàn của E. multifasciata trong
thời kỳ sinh sản ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 4.14. Biểu đồ số cá thể E. multifasciata có trứng già và không có trứng
già ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 5.1. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự hoạt động của 2 loài Thằn lằn bóng
giống Eutropis ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 5.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hoạt động của 2 loài Thằn lằn bóng
giống Eutropis ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 5.3. Ảnh hưởng của độ ẩm đến sự hoạt động của 2 loài Thằn lằn bóng
giống Eutropis ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có đủ các dạng địa
hình đồng bằng, trung du và miền núi cùng rất nhiều sinh cảnh phức tạp đã tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển rất phong phú của động vật nói chung và lưỡng cư –
bò sát nói riêng.
Ở Việt Nam hiện biết 176 loài ếch nhái và 369 loài bò sát [54]. Ếch nhái, bò sát
không những giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn có ý nghĩa đối với đời
sống con người như sử dụng làm thực phẩm, dược liệu, kỹ nghệ da, nuôi làm cảnh
Những nghiên cứu liên quan đến ếch nhái, bò sát đã và đang được sự quan tâm
của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Những nghiên cứu đó tập trung vào
hai hướng chính, thứ nhất là nghiên cứu sự đa dạng của các khu hệ ếch nhái, bò sát
ở các vùng địa lý và vùng sinh thái khác nhau trên cả nước, phát hiện, mô tả loài
mới; hướng thứ hai là nghiên cứu sinh học, sinh thái một số loài đặc biệt là các loài
bị đe dọa và có giá trị về kinh tế.
Giống Eutropis Fitzinger, 1843 ( Trước đây là Mabuya Fitzinger, 1826 ) ở Việt
Nam hiện biết 5 loài là E. chapaensis, E. darevskii, E. longicaudata, E. macularia
và E. multifasciata, trong đó có 2 loài đặc hữu cho Việt Nam là E. chapaensis và E.
darevskiil. [30][54]
Các nghiên cứu về giống Eutropis Fitzinger, 1843 ở Việt Nam cũng như trong
tỉnh Thừa Thiên Huế được biết đến chủ yếu trong các nghiên cứu điều tra thành
phần loài, bổ sung vùng phân bố và các đặc điểm hình thái phân loại. Hiện nay,
ngoài những nghiên cứu đó cần phải tiếp tục nghiên cứu ở mức độ quần thể của các
loài, sự phân hóa các đặc điểm hình thái phân loại các quần thể loài ở các điểm
nghiên cứu theo điều kiện địa hình, khí hậu, cũng như những đặc điểm sinh thái học
làm cơ sở cho phân loại học và bảo vệ đa dạng sinh học.
Nhìn chung nghiên cứu về bò sát ở miền núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm nhưng chủ yếu là tập trung vào nghiên
cứu về phân loại, phân bố chứ chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm sinh
thái học đặc biệt là Thằn lằn bóng giống Eutropis (E. longicaudata, E. multifasciata
10
). Xuất phát từ tầm quan trọng đó và những lí do nói trên, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của hai loài Thằn lằn bóng
Eutropis longicaudata ( Hallowell, 1856 ) và Eutropis multifasciata ( Kuhl,
1820 ) ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hiểu rõ được đặc điểm sinh thái học của Thằn lằn bóng, chủ yếu là một số
đặc điểm sinh học sinh sản, dinh dưỡng và sinh thái học làm cơ sở khoa học cho
việc bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn lợi này.
- Có được các dẫn liệu về sinh thái học của Thằn lằn bóng, chủ yếu là: vùng
phân bố, nơi ở, môi trường sống, ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm, hoạt động ngày
đêm và kẻ thù của Thằn lằn bóng.
3. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: kết quả nghiên cứu được mong đợi là
một tài liệu tương đối hoàn chỉnh những kiến thức khoa học về đặc điểm sinh thái
học của Thằn lằn bóng, một đối tượng đặc hữu và có giá trị kinh tế cao của Việt
Nam. Kết quả nghiên cứu sinh học, đặc biệt là sinh học sinh sản tạo cơ sở khoa học
cho việc bảo vệ và khai thác nguồn lợi, đồng thời là tài liệu tham khảo tốt cho các
nhà nghiên cứu, giảng dạy, quản lý và bảo vệ động vật hoang dã.
11
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chương 1: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Theo Smith H. M., Chiszar D. ( 1989 ) [59] giống Eutropis Fitzinger, 1843 ban
đầu có tên là Mabuya Fitzinger, 1826. Do sự khác nhau về cách phát âm, cách viết
của những tác giả trên thế giới mà giống này được sử dụng với các tên gọi khác
nhau trong các nghiên cứu như: Mabouia, Mabuia, Mabouya. Tuy nhiên tên gọi
Mabuya Fitzinger, 1826 vẫn được các nhà khoa học sử dụng phổ biến trong các tài
liệu cũng như những công trình nghiên cứu đã công bố và tồn tại cho đến khi tên
gọi Eutropis Fitzinger, 1843 được sử dụng trong những năm gần đây.
Những nghiên cứu về khu hệ lưỡng cư bò sát trên thế giới đã ghi nhận sự phân
bố các loài Thằn lằn giống Eutropis ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ.
Bên cạnh những nghiên cứu về phân loại học, thành phần loài và phân bố thì
sinh học và sinh thái học của các loài Thằn lằn giống Eutropis cũng được các nhà
khoa học trên thế giới quan tâm và tiến hành nghiên cứu từ những năm 60 của thế
kỷ XX.
Theo Bullock J. A. ( 1966 ), thành phần thức ăn của loài M. mutifasciata ở
Singapor là các loài côn trùng thuộc các nhóm: Hình nhện Arachnida, Chân đều
Isopoda, Cánh thẳng Orthortera, Cánh cứng Cleoptera và Cánh màng Hymenoptera
[40]. Năm 1984, Blackbum D. G., Vitt L. J., Beuchat C. A. mùa sinh sản của loài
Thằn lằn thai sinh Mabuya heathi ở Braxin từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.
Những cá thể cái mới 3 - 4 tháng tuổi cũng mang thai khi kích thước cơ thể còn nhỏ
( SVL 45 - 52mm ), những cá thể cái trưởng thành có kích thước SVL 68 - 92 mm;
đường kính trung bình trứng là 1,0 mm; trọng lượng khô 0,4mg. Con sơ sinh có
SVL trung bình 31 mm, trọng lượng khô 154 mg. [39]
Vào năm 1991, Laurie J. Vitt, Daniel G. Blackburn đã công bố nghiên cứu về
sinh thái và lịch sử đời sống của loài Thằn lằn đẻ con M. bistriata ở Amazon,
Braxin. Họ đã xác định được lúc bắt đầu hoạt động của M. bistriata từ giữa đến hết
buổi sáng trên những khúc gỗ đổ hoặc trên những thân cây, chúng có nhiệt độ hoạt
động trung bình 32,9 ± 0,98
o
C tương ứng với nhiệt độ cơ thể. Con mồi chúng ăn
12
gồm bộ Cánh Thẳng, Nhện, ấu trùng côn trùng, Mối và những động vật không
xương sống khác. Sự khác nhau về con mồi giữa các vị trí chủ yếu do sự khác nhau
về con mồi có thể kiếm được của các vị trí ở vùng nhiệt đới mùa mưa. M. bistriata
đạt đến độ chín sinh dục gần hết năm thứ nhất của đời sống, con cái sinh sản lứa
đầu tiên lúc một năm tuổi. Con cái có thân và đầu lớn hơn con đực. Thời kỳ sinh
sản tối đa 9 - 12 tháng. Số lứa thay đổi 2 – 9. [47]
1998 Othman A. Al – Dokhi nghiên cứu cấu trúc của buồng trứng và sự phát
triển phôi loài Thằn lằn bóng M. brevicollis tại các trang trại chung quanh thành phố
Riyadh ( Thủ đô A Rập Xê Út ), thu thập từ 4/1998 – 5/1998 [56]. Năm 2002, tại
viện bảo tàng tự nhiên Paris Michel Breuil đã thống kê những nghiên cứu của các
tác giả khác nhau về đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của loài Thằn lằn
bóng Mabuya mabouya. Brygo ( 1985 ) cho biết nó có tổng chiều dài 251 mm và
đuôi dài 163 mm. Chiều dài thân cá thể đực là 87 mm và cá thể cái là 93 mm
( Schwartz và Henderson, 1991 ). Nó thường sống trong rơm rác, đặc biệt trong
những môi trường nông nghiệp: nông trường chuối, vườn dừa, nông trường ca cao.
Mật độ bắt gặp cao trong rừng khô ven biển, trong những rừng bị chặt lác đác có
lùm cây, trong những rừng dừa…Theo Bullock và Evans ( 1990 ), Mabuya
mabouya hoạt động trong khoảng 10 giờ đến 16 giờ với đỉnh điểm 10 giờ - 14 giờ.
Khi những điều kiện bất lợi ( mưa, nhiệt độ thấp ), nó rút về lại trong hang hoặc
dưới những mõm đá. [53]
2004, Monica N.Wymann và Martin J. Whiting tiến hành nghiên cứu về sinh
thái loài Thằn lằn bóng M. margaritif ở Nam Phi. Họ đã xác định được thành phần
thức ăn, sự lưỡng hình giới tính và đặc điểm của chu kỳ sống trong quần thể tự
nhiên của loài M. margaritif trên đất đá lộ lên trong savan ẩm ướt của Nam Phi.
Qua phân tích hóa học về thành phần thức ăn, trung bình dạ dày của mỗi con Thằn
lằn có 494 mm
3
thức ăn. Con đực lớn hơn con cái về cả thế xác và kích thước đầu.
Cả hai đều trưởng thành về giới tính lúc thân dài 68 mm và con cái đẻ một lứa từ 2 -
9 trứng. [54]
2/2006 Wen - San Huang công bố nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của loài
Thằn lằn bóng đuôi dài M. longicaudata trên vùng nhiệt đới phía đông đảo Đài
Loan. Ông đã mô tả đặc điểm hình thái và sinh thái kể cả môi trường sống quen
13
thuộc, chế độ ăn uống và giới tính M. longicaudata. Gần như 50% cá thể ông quan
sát được trong hang có vách bê tông, ở đó có nhiệt độ cao hơn nơi khác. Thức ăn
hàng ngày phần lớn là bộ Cánh thẳng, bộ Cánh cứng và bộ Cánh nửa. Trung bình
chiều dài thân của cá thế trưởng thành đực là 118,7 mm và cái là 113,5 mm [45].
Cũng trong năm 2006, Xiang JI, Long – Huilin, Chi - Xian Lin, Qing - Boqiu, và
Yu Du mô tả về sự lưỡng hình giới tính và sinh sản của cá thể cái của loài M.
mutifasciata ở Trung Quốc. Họ nghiên cứu tính lưỡng hình giới tính ở nhiều khía
cạnh của M. mutifasciata theo mật độ ở Hải Nam, cá thể cái sinh sản nhỏ nhất lúc
thân dài 90 mm. Cá thể đực trưởng thành có dài thân trung bình 117 mm và cá thể
cái dài thân trung bình là 116 mm. Sự sinh con bắt đầu vào tháng 5. Họ không nhận
thấy sự liên quan giữa kích thước cơ thể và số con đẻ. Nhiệt độ môi trường thời kỳ
thai nghén tác động đến ngày sinh nhưng không tác động đến kích thước ổ đẻ và
khối lượng ổ đẻ. [61]
7/3/2008 Indraneil Das, Anslem De Silva và Christopher C. Austin công bố
một loài mới thuộc giống Eutropis ( nhánh Mabuya Châu Á ) có tên là Eutropis
tammanna sp. Nov mang những đặc điểm hình thái cơ bản như sau: kích thước cơ
thể nhỏ ( 52,3 mm ), trán rộng, lỗ tai mở rộng ra ngoài vảy, mặt lưng có 6 - 7 vảy,
28 - 29 vảy thân, vảy bên dọc cột sống có 37 - 40, có 15 - 16 bản mỏng dưới ngón
chân số 4, những cá thể đực có màu nâu trên lưng, sườn sẩm có những đốm nhỏ
màu kem, những cá thể cái tương tự cá thể đực, viền trên đốt sống xanh xám hoặc
sẩm dọc theo viền mặt lưng. Còn mõm, môi và vùng quanh cổ những cá thể đực
trong thời kỳ sinh sản có màu đỏ tươi ánh hồng. [46]
Gần đây, Datta - Roy và cs ( 2012 ) [42] đã nghiên cứu phát sinh chủng loại của
Thằn lằn bóng Eutropis châu Á sử dụng các chỉ thị 12S, 16S rRNA ty thể và chỉ thị
DNA nhân. Trong nghiên cứu này tác giả có sử dụng mẫu E. longicaudata thu tại
Phong Nha - Kẻ Bàng, Việt Nam. Các loài Thằn lằn bóng giống Mabuya ( Eutropis
) ở nhiều nơi trên thế giới đã được nghiên cứu về đa dạng di truyền, phát sinh chủng
loại dựa vào nhiều loại DNA marker khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì chưa có
công trình nào đề cập đến mối quan hệ phát sinh chủng loại của giống này.
14
1.2. Ở Việt Nam
Các nghiên cứu về Thằn lằn bóng được thực hiện từ năm 1935 trong các công
trình của R. Bourret. Trong tài liệu Comment desterminer un Lézard d’Indochine,
R. Bourret nêu tên 11 loài Thằn lằn bóng, trong đó có 5 loài ở Đông Dương là : M.
longicaudata, M. multifascidata, M. macularia, M. quadricarinata và M.
Chapaense. [65]
1937, R. Bourret lại mô tả đặc điểm hình thái của loài M. longicaudata
( Hallowell ) và M. multifasciata multifascidata ( Kuhl ) thu được ở Gia Lâm ( Hà
Nội ), Bắc Giang, Bắc Ninh, Chợ Rã ( Hòa Bình ) và cao nguyên Xe Bang Hiên
( Lào ) [62] [63]. Năm 1939, cũng tác giả nói trên ghi nhận và mô tả một mẫu vật
thu được ở Thảo Cầm viên Sài gòn thuộc loài M. multifascidata multifascidata (
Kuhl ). Trong công trình về khu hệ lưỡng thê, bò sát các vùng Bắc Bộ, R. Bourret
nêu danh sách 4 loài Thằn lằn bóng là M. multifascidata multifascidata ( Kuhl ) gặp
phổ biến ở Đông Dương, loài M. macularia ( Blyth ) gặp ở Campuchia và Nam Việt
Nam, loài M. longicaudata ( Hallowell ) gặp ở các nước Đông Dương và loài M.
chapaense Bourret chỉ tìm thấy ở Sapa. [64]
1979, Đào Văn Tiến thống kê thành phần loài và khóa định loại Thằn lằn Việt
Nam đã nêu tên 4 loài Thằn lằn bóng ở nước ta là : Thằn lằn bóng Sapa M.
chapaense ( Bourret ), Thằn lằn bóng đuôi dài M. longicaudata ( Hallowell ), Thằn
lằn bóng đốm M. macularia ( Blyth ) và Thằn lằn bóng hoa M. multifascidata
( Kuhl ) [6].
1993, Trong một công trình phân tích khu hệ Thằn lằn bóng ở Việt Nam, V.V.
Bobrov mô tả thêm một loài Thằn lằn bóng nữa M. darevski. [2]. Năm 1996, Trong
danh lục ếch nhái, bò sát Việt Nam của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã thống kê
ở Việt Nam hiện có 5 loài thuộc giống Mabuya Fitzinger, 1826: M. chapaense, M.
longicaudata, M. macularia, M. multifascidata, M. darevski [23]. Tiếp đó năm
1997, Lê Nguyên Ngật đã xác định ở núi Ngọc Linh, Kon Tum có loài M.
Multifasciata. [12]
1998, Nguyễn Văn Sáng, Alexander L. Monastyrskii ghi nhận ở Xuân Liên,
Thường Xuân, Thanh Hóa có 2 loài M. macularia, M. multifascidata [24]. Cũng
15
năm này Ngô Đắc Chứng ghi nhận ở Bình Trị Thiên có 2 loài M. longicaudata, M.
Multifasciata. [22]
1999 Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng, ghi nhận ở vùng rừng Tây Quảng
Nam có 2 loài M. multifasciata, Mabuya sp.[13]
Năm 2000 Nguyễn Văn Sáng và cộng sự ghi nhận ở Lạng Sơn có 1 loài M.
longicaudata [25], ở núi Yên Tử có 3 loài M. longicaudata, M. multifasciata, M.
chapaense. [26]. Cũng trong năm 2000 Đinh Thị Phương Anh và Nguyễn Minh
Tùng ghi nhận có 2 loài ở Sơn Trà ( Đà Nẵng ) M. macularia và M. Multifascidata
[5]. 2001 Nguyễn Văn Sáng ghi nhận ở ChưPrông, Gia Lai có 2 loài M. macularia,
M. Multifascidata. [27]
Trong năm 2002 có nhiều công trình nghiên cứu về giống Thằn lằn bóng
Mabuya Fitzinger, 1826 như: Andrew W. Tordoff, Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Quảng
Trường và Steven R. Swan ( 2002 ) ghi nhận ở Huyện Văn Bản, Lào Cai có loài M.
multifascidata [1]. Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc ở Vườn quốc gia Cát Tiên mô
tả 3 loài M. macularia , M. longicaudata, M. multifasciata [28]. Nguyễn Văn Sáng
và Trần Văn Thắng ghi nhận ở U Minh Thượng ( Kiên Giang ) có 1 loài M.
multifasciata [29]. Hồ Thu Cúc ghi nhận ở Đầm Ao Châu ( Phú Thọ ) có 4 loài M.
longicaudata, M. macularia, M. multifasciata, M. chapaense [10]. Nguyễn Quảng
Trường ghi nhận có một loài ở Konplông ( KonTum ) M. Multifasciata [31]. Lê
Nguyên Ngật, thống kê ở vùng núi Vĩnh Phúc, Hà Tây, Phú Thọ, Ninh Bình, Hải
Dương, Nghệ An, Sơn La, Lào Cai, Lạng Sơn có 4 loài M. longicaudata, M.
macularia, M. multifasciata, M. Chapaense. [14]
2004 Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường và Bùi Xuân Phương ghi nhận
ở tổ hợp bảo tồn Ba Bể, Na Hang có 3 loài M. chapaense, M. longicaudata, M.
Multifascidata. [3]
2006 - 2007 Đặng Huy Phương và cộng sự đã ghi hình 3 loại Thằn lằn bóng có
mặt ở đảo Phú Quốc M. longicaudata, M. multifascidata, M. Macularia [41]. Trong
năm 2007 Ngô Đắc Chứng và Trương Tấn Mỹ nghiên cứu về thành phần loài, đặc
điếm sinh học, sinh thái của giống Thằn lằn bóng Mabuya Fitzinger , 1826 ở Khánh
Hòa [19]. Đến năm 2009 Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Huy Hoàng, Hoàng Ngọc
16
Thảo, Phạm Thị Phương, Lê Thị Huệ đã nghiên cứu, phân tích các đặc điểm hình
thái, sinh học, sinh thái của Thằn lằn bóng đốm Eutropis macularia ở vườn quốc
gia Bạch Mã. [7]
1.3. Ở Thừa Thiên Huế
Ngô Đắc Chứng, Lê Thắng Lợi ( 2009 ) đã nghiên cứu một số đặc điểm
sinh học, sinh thái của 2 loài Thằn lằn bóng giống Mabuya Fitzinger, 1826 ( M.
longicaudata, M. multifasciata ) ở Thừa Thiên Huế [16]. Năm 2012, Hoàng Xuân
Quang, Hoàng Ngọc Thảo và Ngô Đắc Chứng trong tài liệu “ Ếch nhái và bò sát ở
vườn quốc gia Bạch Mã” đã mô tả 8 loài trong họ Scincidae, khóa định tên và mô tả
đặc điểm ( hình thái, phân bố ) của các loài của họ Thằn lằn bóng Scincidae. [9]
Ngoài ra, chúng tôi chưa thấy có tài liệu nào đi sâu nghiên cứu về đặc điếm
sinh thái học của Thằn lằn bóng Eutropis Fitzinger, 1843 ( E. longicaudata, E.
multifasciata ) ở vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế.
17
Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Ở VÙNG NÚI VÀ TRUNG DU
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Vị trí địa lí và diện tích huyện Nam Đông và huyện A Lưới [35]
2.1.1. Vị trí địa lí và diện tích huyện Nam Đông
Nam Đông là huyện miền núi nằm về phía Tây - Nam của tỉnh Thừa Thiên
Huế. Địa bàn huyện là một thung lũng phía Đông dãy Trường Sơn.
+ Phía Tây giáp huyện A Lưới
+ Phía Đông giáp huyện Phú Lộc
+ Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng
+ Phía Bắc giáp thị xã Hương Thủy.
Huyện Nam Đông có 10 xã ( Hương Phú, Hương Sơn, Thượng Quảng, Thượng
Long, Thượng Nhật, Thượng Lộ, Hương Lộc, Hương Hoà, Hương Giang, Hương
Hữu ) và 01 thị trấn ( thị trấn Khe Tre ). Nam Đông là một trong hai huyện miền núi
của tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên 651,95 km
2
trong đó diện tích
đất nông nghiệp chiếm 4.019,38 ha, đất lâm nghiệp chiếm 41.799,31 ha còn lại là
đất khác và chưa sử dụng. Địa bàn huyện là một thung lũng phía Đông dãy Trường
Sơn, có chiều dài 37 km, nơi rộng nhất là 27 km, hẹp nhất là 14 km.
2.1.2. Vị trí địa lí và diện tích huyện A Lưới
A Lưới là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm ở phía
Tây, giáp với nước CHDCN Lào. Ranh giới hành chính của huyện được xác định:
+ Phía Bắc giáp huyện Phong Điền và huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị
+ Phía Nam giáp huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
+ Phía Đông giáp thị xã Hương Trà, huyện Nam Đông và thị xã Hương Thủy
+ Phía Tây giáp nước CHDCND Lào.
Huyện có 20 xã ( Hồng Thủy, Hồng Vân, Hồng Trung, Hồng Kim, Hồng Hạ,
Hồng Bắc, Bắc Sơn, Hồng Quảng, A Ngo, Sơn Thủy, Phú Vinh, Nhâm, Hồng Thái,
Hồng Thượng, Hương Phong, Hương Lâm, Đông Sơn, A Đớt, A Roằng, Hương
Nguyên ) và 01 thị trấn ( thị trấn A Lưới ) chủ yếu phân bổ dọc theo đường Hồ Chí
18
Minh. A Lưới là huyện vùng cao của tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích tự
nhiên 1.224,64 km
2
.
2.2. Địa hình
Vùng núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc địa hình núi trung bình. Khu
vực núi trung bình chủ yếu phân bố ở phía Tây, Tây Nam và Nam lãnh thổ, chiếm
khoảng 35% diện tích đồi núi và trên 25% lãnh thổ của tỉnh. Độ cao dao động từ
750 m đến gần 1.800 m.
* Vùng núi trung bình Tây A lưới là vùng núi trung bình thuộc sườn phía Tây
dãy Trường Sơn Bắc, cao từ 600 – 750 m đến 1.500 - 1.600m, rộng 9 - 10km ( tính
đến biên giới Việt - Lào ) và kéo dài gần 50km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
* Vùng núi trung bình Đông A Lưới - Nam Đông phân bố kế cận về phía
Nam vùng núi trung bình động Ngại, chiếm lãnh thổ đầu nguồn các sông Bồ, Hữu
Trạch và Tả Trạch thuộc địa phận Tây Nam và Nam huyện Nam Đông. Các đỉnh
núi có độ cao tuyệt đối tăng dần từ 600 – 900 m ở phía Bắc đến 1.100 - 1.300 m,
thậm chí vượt 1.700 m tại biên giới với nước CHDCND Lào và Quảng Nam. Càng
tiến về phía Tây Nam, địa hình càng bị chia cắt mạnh hơn, biến thành vùng núi
hiểm trở với mật độ sông suối khoảng 1 - 2,5 km/km
2
.
2.3. Thổ nhưỡng
Thừa Thiên Huế có tổng diện tích đất tự nhiên là 503.320,53 ha. Đất đồi núi
chiếm trên ¾ tổng diện tích tự nhiên. Ở miền núi và trung du tỉnh Thừa Thiên Huế
có các nhóm đất sau:
* Diện tích, đặc điểm nhóm đất xám bạc màu: Diện tích 800 ha, chiếm 0,16%
tổng diện tích tự nhiên và chỉ có 1 loại đất là đất xám trên đá macma axit và đá cát,
phân bố chủ yếu ở huyện A Lưới.
* Diện tích, đặc điểm đất xói mòn trơ sỏi đá: Có diện tích 5.220 ha, chiếm
1,03% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố Nam Đông ( 6,91% ). Loại đất này có
mặt ở tất cả các loại đá mẹ khác nhau.
* Diện tích, đặc điểm nhóm đất đỏ vàng: Đất đỏ vàng có diện tích 347.431 ha,
chiếm 68,74% tổng diện tích tự nhiên, ở miền núi và trung du Tỉnh Thừa Thiên Huế
19
bao gồm 5 loại đất là: Đất nâu vàng trên gabro và đá diorit, đất đỏ vàng trên đá sét
và đá biến chất, đất vàng đỏ trên đá macma axit, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu
vàng trên phù sa cổ.
* Diện tích, đặc điểm nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Loại đất này nằm ở
những nơi có độ cao tuyệt đối 900 m trở lên. Ở độ cao này thì cường độ của quá
trình feralit bị giảm đi. Khi độ cao tăng, thì nhiệt độ giảm và ẩm độ tăng lên đã tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy mùn. Phần lớn chúng được phân bố ở độ
dốc từ 15 - 25°. Tầng đất dày từ 0,6 - 1,2 m, thành phần cơ giới trung bình - nhẹ.
Đất có hàm lượng mùn và đạm ở tầng mặt khá, nghèo lân, nhưng kali trao đổi giàu
2.4. Khí hậu và thời tiết
2.4.1. Nhiệt độ không khí
* Phân bố nhiệt độ theo không gian
Nhiệt độ trung bình năm ở lãnh thổ giảm từ Đông sang Tây, nhiệt độ trung bình
năm giảm xuống 20 - 22°C khi lên cao 500 – 800 m và dưới 18°C tại núi cao trên
1.000 m. Song song với quá trình giảm nhiệt độ trung bình năm theo độ cao cũng
xảy ra hiện tượng giảm tổng nhiệt độ năm. Số liệu tính toán cho thấy tổng nhiệt độ
năm đạt 8.000 - 8.500°C ở khu vực với độ cao 100 – 500 m và dưới 8.000°C trong
vùng núi cao trên 500 m. Suất giảm nhiệt độ trung bình năm là 0,6 - 0,65°C /100 m.
Về mùa đông nhiệt độ trung bình tháng 1 ( lạnh nhất ) giảm xuống 17 - 18°C trên
vùng núi với độ cao 400 – 600 m và xấp xỉ 16°C trong vùng núi cao hơn 800 m.
Khi gió mùa Đông Bắc tràn về nhiệt độ thấp nhất vùng núi cao dưới 5°C. Trong
mùa hè vào các tháng nóng nhất tháng 6, 7 nhiệt độ trung bình 24 - 25°C tại vùng
núi. Khi có gió mùa Tây Nam khô nóng nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 37 - 38°C
trên lãnh thổ núi cao.
* Phân bố nhiệt độ theo thời gian
Ở Thừa Thiên Huế biến trình nhiệt độ hàng năm thuộc dạng biến trình nhiệt đới
gió mùa với một cực đại mùa hè ( tháng 6 hoặc tháng 7 ) và một cực tiểu về mùa
đông ( tháng 1 ). Cực tiểu tháng 1 thường có nhiệt độ dưới 18°C nơi có độ cao trên
400 m. Cực đại xảy ra trong tháng 6 hoặc 7 với nhiệt độ trung bình 25°C tại vùng
núi cao trên 500 m.
20
* Diễn biến của nhiệt độ
Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng mùa đông lớn hơn biên độ
dao động nhiệt độ mùa hè, trong đó chênh lệch nhiệt độ lớn nhất giữa các tháng gần
nhau cũng không vượt quá 3°C. Từ tháng 11 đến tháng 12 nhiệt độ giảm nhanh
nhất, còn từ tháng 3 đến tháng 4 nhiệt độ tăng nhanh hơn.
Biến đổi nhiệt độ ngày ( 24 giờ ) được gọi là biên độ ngày của nhiệt độ, trong
đó nhiệt độ thấp nhất thường xảy ra lúc 5 - 6 giờ sáng, nhiệt độ cao nhất xuất hiện
vào 12 - 14 giờ. Nói chung về mùa hè và vùng núi biên độ nhiệt độ ngày lớn hơn
biên độ nhiệt độ ngày của mùa đông và đồng bằng duyên hải. Biên độ nhiệt độ ngày
mùa hè ở A Lưới, Nam Đông đạt tới 10 - 12°C và cao hơn Huế 3 - 4°C, còn về mùa
đông biên độ nhiệt độ ngày tại A Lưới, Nam Đông giảm xuống 6 - 8°C và cao hơn
Huế 2 - 3°C. Nếu xem mùa lạnh là thời khoảng có nhiệt độ trung bình ổn định dưới
20°C và mùa nóng là thời kỳ có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25°C thì ở tỉnh
Thừa Thiên Huế vẫn có mùa lạnh, nhưng không kéo dài như các tỉnh phía Bắc. Mùa
lạnh kéo dài 1 - 1,5 tháng ( ngày 12/12 - 22/1 ) ở Nam Đông và 4 tháng ( ngày 6/12
- 7/3 ) ở A Lưới. Mùa nóng ở thung lũng giữa gò đồi ( Nam Đông ) kéo dài 6 - 6,5
tháng ( ngày 2 - 5/6 - 2 - 16/10 ), còn tại vùng cao trên 500 m ( A Lưới, Bạch Mã )
hầu như không có mùa nóng, khí hậu mát mẻ quanh năm.
2.4.2. Độ ẩm không khí
* Độ ẩm tương đối của không khí
Ở Thừa Thiên Huế không khí chứa nhiều hơi nước nên thuộc vào một trong số
các vùng có độ ẩm tương đối cao nhất nước. Độ ẩm tương đối trung bình năm của
không khí tăng theo độ cao địa hình và có giá trị từ 83 đến 87% tùy theo vùng cụ
thể. Độ ẩm tương đối trung bình của không khí cao nhất hàng năm đạt tới 86 - 87%
ở núi cao trên 500m ( A Lưới - Nam Đông ). Biến trình năm về độ ẩm tương đối
của không khí ngược với biến trình năm của nhiệt độ không khí, nhưng vẫn phân
biệt hai mùa rõ rệt. Thời gian đồ ẩm không khí thấp kéo dài 5 tháng ( 4 - 8 ) và
trùng với thời kỳ hoạt động gió mùa Tây Nam khô nóng. Trong thời kỳ này 79 -
87% tại vùng núi, trong đó độ ẩm tương đối thấp nhất ( cực tiểu ) rơi vào tháng 7.
Khi gió Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh độ ẩm tương đối không khí có thể
xuống dưới 30%. Thời kỳ độ ẩm tương đối không khí tăng cao kéo dài 7 tháng
21
( tháng 9 đến tháng 3 năm sau ), đạt cực đại vào tháng 11 với giá trị 89 - 92%. Về
biến trình ngày của độ ẩm tương đối không khí được đặc trưng bằng một cực đại
vào 4 - 6 giờ sáng và một cực tiểu khoảng 13 - 14 giờ trưa. Xét cho cùng độ ẩm
tương đối không khí là yếu tố khí hậu tham gia vào cán cân nước và ít biến động.
* Lượng nước bốc hơi
Phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, độ ẩm tương đối không khí và gió. Tổng lượng
nước bốc hơi năm ở vùng núi đạt 850 – 900 mm, chiếm 24 - 25% tổng lượng mưa
năm. Biến trình bốc hơi năm ngược với biến trình mưa năm. Thời kỳ mưa nhiều
nhất thì lượng nước bốc hơi ít nhất, còn thời kỳ ít mưa nhất thì lượng nước bốc hơi
sẽ cao nhất, trong đó có một cực đại vào tháng 7, một cực tiểu vào tháng 12. Vào
thời kỳ mưa nhiều ( tháng 9 - 12 ) lượng bốc hơi chỉ đạt 28 - 80 mm/tháng và tổng
lượng nước bốc hơi trong 4 tháng này là 153 - 223 mm, chiếm 18 - 23% tổng lượng
nước bốc hơi năm. Ngược lại, tổng lượng nước bốc hơi vào thời kỳ ít mưa ( tháng 1
- 8 ) chiếm 77 - 82% tổng lượng nước bốc hơi năm, đặc biệt vào các tháng 5 - 8
lượng nước bốc hơi lên tới 87 - 150mm/tháng. Lượng nước bốc hơi trong 24 giờ đạt
khoảng 3 – 4 mm/ngày vào mùa mưa và 13 – 14 mm/ngày vào thời kỳ khô nóng
của mùa ít mưa ( tháng 5 - 8 ).
* Chỉ số khô hạn
Một trong hai chỉ số đánh giá tiềm năng ẩm của lãnh thổ là chỉ số khô hạn ( tỷ
số giữa lượng nước bốc hơi và lượng mưa trong cùng một thời kỳ ). Thời gian có
chỉ số này lớn hơn 1 được xếp vào thời kỳ khô hạn, còn thời kỳ chỉ số khô hạn bé
hơn 1 là thời kỳ ẩm ướt. Tại Nam Đông thời kỳ khô hạn là 1 tháng ( tháng 3 ) với
giá trị chỉ số khô hạn 1,79; trên vùng A Lưới hầu như không có thời kỳ khô hạn.
Trong thời gian mưa nhiều chỉ số khô hạn xấp xỉ 0,04 - 0,16 tại Nam Đông và 0,04
- 0,14 tại vùng núi A Lưới.
2.4.3. Chế độ mưa
Là một trong các tỉnh nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn của miền duyên hải
Trung bộ nên chế độ mưa, lượng mưa ở đây vừa chịu sự chi phối của cơ chế hoàn
lưu gió mùa Đông Nam Á, vừa bị tác động mạnh mẽ của vị trí địa lý ( địa thế ) và
điều kiện địa hình.
22
* Mùa mưa và mùa ít mưa
Ở lãnh thổ này không có sự khác biệt lớn giữa mùa mưa với mùa khô, mà chỉ
có mùa mưa và mùa ít mưa. Thuộc khu vực núi đồi Nam Đông – A Lưới, mùa mưa
kéo dài 7 thậm chí 8 tháng ( từ tháng 5 hay tháng 6 - 12 ), ngược lại mùa ít mưa
không tồn tại quá 4 hoặc 5 tháng ( từ tháng 1 - 4 hoặc tháng 5 ).
* Phân bố mưa
Thừa Thiên Huế là một trong các tỉnh có lượng mưa nhiều nhất nước ta. Lượng
mưa trung bình năm trên toàn lãnh thổ đều vượt quá 2.600 mm, có nơi trên 4.000
mm ( Bạch Mã, Thừa Lưu ). Trung tâm mưa lớn Tây A Lưới - động Ngại ( 1.774
m ) có lượng mưa trung bình năm trên 3.400 mm, có năm vượt quá 5.000 mm
( 5.086 mm năm 1990, 6.304 mm năm 1996, 5.909 mm năm 1999 ). Tại trung tâm
mưa lớn Nam Đông - Bạch Mã - Phú Lộc lượng mưa trung bình năm khoảng 3.400
- 4.000 mm, có năm vượt quá 5.000 mm, thậm chí ở Bạch Mã tới 8.664 mm
( 1980 ).
Lượng mưa tăng đần từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam cũng như phụ
thuộc vác mùa mưa hay ít mưa. Tại vùng đồi núi, trong đó A Lưới - Nam Đông -
Bạch Mã là 31- 34%. Lượng mưa của cả 8 tháng ít mưa nhất ( tháng 2 - 4 )
tại Nam Đông, A Lưới dao động trong khoảng 3 - 8% tổng lượng mưa năm. Kết quả
quan trắc mưa còn cho thấy tổng lượng mưa năm tập trung vào thời kỳ mưa chính
mùa ( tháng 12 ). Đối với thời kỳ mưa chính mùa, ở A Lưới - Nam Đông - Bạch
Mã, chiếm 68 - 78% tổng lượng mưa năm tại vùng núi. Mưa đặc biệt lớn trong hai
tháng 10 và 11, tổng lượng mưa 2 tháng này chiếm tới 48 - 53% tổng lượng mưa
năm. Chênh lệch giữa các tháng mưa nhiều nhất và tháng mưa ít nhất đến 700 - l.000
mm, trong đó lượng mưa của tháng mưa nhiều nhất gấp 20 - 40 lần tháng mưa ít nhất.
* Số ngày mưa
Nhìn chung sự phân bố ngày mưa phù hợp với phân bố tổng lượng mưa năm.
Hàng năm có khoảng 200 - 220 ngày mưa ở vùng núi. Vào mùa mưa, mỗi tháng có
16 - 24 ngày mưa, trong đó các đợt không mưa kéo dài từ 3 - 4 ngày đến 6 - 18
ngày. Những đợt mưa kéo dài nhiều ngày ( 4 - 6 ngày ) trên diện rộng thường gây lũ
lụt lớn. Đợt mưa kéo dài từ ngày 28/10 đến 1/11 năm 1999 có lượng mưa 2.294 mm
23
( Huế, A Lưới ) tạo ra trận lũ tụt lịch sử và nước lũ đã chọc thủng eo biển Hòa
Duân. Ngược lại, mỗi tháng trong mùa ít mưa ( 3, 7 ) chỉ có 8 - 15 ngày mưa, riêng
vùng A Lưới vào lúc cực đại phụ số ngày mưa tháng có thể lên đến 16 - 20 ngày.
Những đợt không mưa kéo dài liên tục từ 6 -7 ngày đến 19 - 31 ngày. Trong các
tháng mưa nhiều ( 10, 11 ) số ngày mưa đạt 21 - 24 ngày. Tuy thuộc tỉnh mưa nhiều
nhất nước, nhưng vào những năm bị ảnh hưởng El Nino ( 1977, 1988, 1993 - 1994,
1997 - 1998, 2002 ) đã xuất hiện những đợt nắng nóng, không mưa kéo dài gây hạn
hán nặng.
* Cường độ mưa
Theo số liệu quan trắc lượng mưa lớn nhất ngày tại Huế có thể lên tới 500 mm
đến trên 900 mm, ở vùng cao đạt khoảng 600 mm đến trên 1000 mm.
Cá biệt có ngày mưa lớn hơn nhiều như: 758 mm ngày 2/11 - 1999, ở A Lưới;
lượng mưa 2 ngày ( 2 - 3/11 - 1999 ) là 1.120,5 mm tại A Lưới. Lượng mưa lớn
nhất đã đổ được trong 10 phút, 30 phút, 60 phút ở Thừa Thiên Huế như sau: ở Huế
cường độ mưa 10 phút, 30 phút, 60 phút tương ứng đạt 26 mm, 67 mm và 120 mm,
tại Nam Đông có giá trị tương ứng là 24 mm, 54 mm và 77 mm và tại A Lưới là 30
mm, 54 mm, 96 mm.
* Biến động lượng mưa
Ở Thừa Thiên Huế chế độ mưa biến động mạnh nhất. Nam Đông cách Thượng
Nhật 7 km, nhưng chênh lệch lượng mưa năm đến 500 mm. Tổng lượng mưa năm
cũng biến động từ năm này sang năm khác và có thể sai khác với lượng mưa trung
bình năm khoảng 600 – 800 mm tùy thuộc vào lãnh thổ cụ thể. Kết quả quan trắc
cũng cho thấy, lượng mưa tháng biến động hơn lượng mưa năm, lượng mưa mùa ít
mưa biến động hơn lượng mưa mùa nhiều mưa, lượng mưa ở vùng đồng bằng
duyên hải biến động hơn lượng mưa trên vùng núi.
2.4.4. Chế độ nắng
Nắng có quan hệ chặt chẽ với bức xạ mặt trời và lượng mây che. Tổng số giờ
nắng trung bình năm ở Thừa Thiên Huế dao động từ 1.700 đến 2.000 giờ/năm và
giảm dần từ khu vực đồng bằng duyên hải lên khu vực đồi núi. Các tháng 5 - 7
24
thuộc thời kỳ nắng nhất, có giờ nắng 200 giờ/tháng ở đồng bằng, thung lũng Nam
Đông giảm xuống 175 - 200 giờ/tháng trên lãnh thổ núi thấp, núi trung bình.
Từ tháng 8 trở đi số giờ nắng thoạt đầu giảm nhanh ( tháng 8 - 9 ) và đạt giá trị
cực tiểu 69 - 90 vào tháng 12, sau đó lại tăng nhanh từ các tháng đầu của năm sau
( tháng 1, 2 ). Trong thời gian ít nắng nhất mỗi ngày vẫn còn 3 - 5 giờ nắng.
2.5. Tài nguyên động vật và thực vật
2.5.1. Tài nguyên động vật
Thừa Thiên Huế có đủ 4 vùng sinh thái phân bố động vật: vùng núi rừng, vùng
gò đồi, vùng đồng bằng duyên hải và vùng đầm phá, biển ven bờ, trong đó nổi bật
là hệ sinh thái động vật vườn Quốc gia Bạch Mã.
Theo kết quả tổng hợp và điều tra, ở hệ sinh thái Vườn quốc gia Bạch Mã đã
xác định được: lớp côn trùng có 894 loài, 580 giống, 125 họ, 17 bộ; lớp cá có 57
loài, 48 giống, 17 họ, 6 bộ; lớp ếch nhái có 21 loài, 7 giống, 5 họ, 1 bộ; lớp bò sát
có 31 loài, 24 giống, 10 họ, 2 bộ; lớp chim có 358 loài, 186 giống, 55 họ, 15 bộ; lớp
thú có 132 loài, 72 giống, 28 họ, 10 bộ.
2.5.2. Tài nguyên thực vật
Tiểu vùng sinh thái phân bố rừng nguyên sinh phân bố tập trung vào vùng núi
cao trung bình có rừng già nguyên sinh. Hệ thực vật ở đây gồm nhiều tầng đặc
trưng, nhiều dây leo, cây gỗ lớn như: gõ ( gụ ), mật, chò chỉ, lim xanh, kiền kiền,
dầu Đó là kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Bên cạnh đó, ở vài khu
vực núi cao hơn ( động Ngại, Bạch Mã ) còn xuất hiện hệ thực vật cận nhiệt đới
( á nhiệt đới ) có sự xen lẫn cây lá rộng với cây lá kim như hoàng đàn giả, thông tre,
kim giao. Nói chung, tiểu vùng sinh thái phân bố thực vật này ở tỉnh nhà còn lại ít
và ngày càng thu hẹp hơn. Điển hình nhất của tiểu vùng sinh thái là khu vực xã
Hương Nguyên ( A Lưới ), Bạch Mã ( Phú Lộc ) và Khe Tre ( Nam Đông ).
25