Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của động vật không xương sống ở đất tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HỒ THỊ MAI ĐẶNG

NGHIÃN CÆÏU THAÌNH PHÁÖN LOAÌI
VAÌ ÂÀÛC ÂIÃØM PHÁN BÄÚ CUÍA
ÂÄÜNG VÁÛT
KHÄNG XÆÅNG SÄÚNG ÅÍ ÂÁÚT TAÛI
HUYÃÛN A LÆÅÏI, TÈNH THÆÌA THIÃN
HUÃÚ
Chuyên ngành : ĐỘNG VẬT HỌC
Mã số : 60 42 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN VĂN THUẬN
i
Huế, năm 2012

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là
trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa
từng được công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu
nào khác.
Tác giả
Hồ Thị Mai Đặng
ii
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo, người hướng
dẫn khoa học PGS. TS. Nguyễn Văn Thuận, đã tận
tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian


làm đề tài.
Cảm ơn quý thầy cô giáo tham gia giảng dạy,
phòng thí nghiệm khoa Sinh - Trường ĐHSP Huế đã
tạo điều kiện cho tôi trong quá trình xử lý mẫu vật.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, cùng
các thầy cô giáo trường Trung tâm GDTX A Lưới đã
động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn học viên cao
học lớp động vật K19 – ĐHSP Huế, bạn bè và
những người thân luôn ở bên động viên giúp đỡ để
tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả
Hồ Thị Mai Đặng
iii
iv
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục 1
Danh mục viết tắt 5
Danh mục bảng 6
Danh mục biểu đồ 7
Danh mục hình 8
MỞ ĐẦU 9
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 9
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 10

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 10
NỘI DUNG 11
Chương 1 11
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 11
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG
SỐNG (ĐVKXS) Ở ĐẤT 11
1.1.1. Ở Việt Nam 11
1.1.1.1. Về Giun đất 11
1.1.1.2. Các nhóm ĐVKXS khác 12
1.1.2. Ở huyện A Lưới - Tỉnh Thừa Thiên Huế 14
1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN A LƯỚI, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ 14
1.2.1. Vị trí, giới hạn và diện tích 14
1.2.2. Địa hình 15
1.2.3. Khí hậu – Thủy văn 15
1.2.4. Sông ngòi 17
1.2.5. Thổ nhưỡng 17
1.2.6. Tài nguyên sinh vật 18
1.3. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 19
1
1.3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19
1.3.2. Tư liệu và dẫn liệu 21
1.3.3. Phân chia sinh cảnh, nhóm đất và độ cao 21
1.3.4. Phương pháp nghiên cứu 21
1.3.4.1. Phương pháp thu mẫu 21
1.3.4.2. Phương pháp định hình mẫu vật 22
1.3.4.3. Phương pháp %nh số lượng và sinh khối 22
1.3.4.4. Phương pháp định loại 22
1.3.4.5. Xét quan hệ thành phần loài 23

Chương 2 24
THÀNH PHẦN LOÀI GIUN ĐẤT VÀ CÁC NHÓM ĐVKXS KHÁC Ở HUYỆN
A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 24
2.1. THÀNH PHẦN LOÀI GIUN ĐẤT Ở HUYỆN A LƯỚI 24
2.1.1. Danh sách các loài giun đất ở huyện A Lưới 24
2.1.2. Khóa định loại giun đất ở huyện A Lưới 37
Khóa định loại giun đất ở huyện A lưới tỉnh Thừa Thiên Huế 37
2.1.3. Tính chất thành phần loài giun đất ở huyện A Lưới 40
2.1.3.1. Tính chất thành phần loài giun đất ở huyện A Lưới 40
2.1.3.2. Quan hệ thành phần loài giun đất ở huyện A Lưới với các vùng phụ cận 41
2.1.3.3. Các nhóm hình thái - sinh thái giun đất ở huyện A Lưới 42
2.2. THÀNH PHẦN CÁC NHÓM ĐVKXS KHÁC Ở HUYỆN A LƯỚI 43
2.2.1. Danh sách các nhóm ĐVKXS khác 43
2.2.2. Cấu trúc thành phần loài các nhóm ĐVKXS khác 46
Chương 3 47
ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA GIUN ĐẤT 47
VÀ CÁC NHÓM ĐVKXS KHÁC Ở HUYỆN A LƯỚI 48
3.1. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA GIUN ĐẤT Ở HUYỆN A LƯỚI 48
3.1.1. Phân bố theo sinh cảnh 48
3.1.1.1. Rừng nguyên sinh 48
3.1.1.2. Rừng thứ sinh 48
3.1.1.3. Vườn nhà 49
3.1.1.4. Đồi trồng cây lâu năm 49
3.1.1.5. Trảng cỏ – cây bụi 50
3.1.1.6. Bờ đường – bờ ruộng 50
2
3.1.2. Phân bố theo độ cao 52
3.1.2.1. Độ cao dưới 100m 52
3.1.2.2. Độ cao 100m – 300m 53
3.1.2.3. Độ cao 300m – 600m 53

3.1.2.4. Độ cao trên 600m 53
3.1.3. Phân bố theo nhóm đất 55
3.1.3.1. Nhóm đất phù sa 55
3.1.3.2. Nhóm đất phù sa cổ 55
3.1.3.3. Nhóm đất đỏ vàng trên bề mặt san bằng cổ 56
3.1.3.4. Nhóm đất đỏ vàng miền núi 56
3.1.3.5. Nhóm đất nhân sinh 57
3.1.3.6. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá 57
3.2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁC NHÓM ĐVKXS KHÁC Ở HUYỆN A
LƯỚI 58
3.2.1. Phân bố theo sinh cảnh 58
3.2.1.1. Rừng nguyên sinh 58
3.2.1.2. Rừng thứ sinh 59
3.2.1.3. Vườn nhà 59
3.2.1.4. Đồi trồng cây lâu năm 59
3.2.1.5. Trảng cỏ – cây bụi 60
3.2.1.6. Bờ đường – bờ ruộng 60
3.2.2. Phân bố theo độ cao 61
3.2.2.1. Dưới 100m 61
3.2.2.2. 100m – 300m 61
3.2.2.3. 300m – 600m 62
3.2.2.4. Trên 600m 62
3.2.3. Phân bố theo nhóm đất 63
3.2.3.1. Nhóm đất phù sa 63
3.2.3.2. Nhóm đất phù sa cổ 63
3.2.3.3. Nhóm đất đỏ vàng trên bề mặt san bằng cổ 63
3.2.3.4. Nhóm đất đỏ vàng miền núi 64
3.2.3.5. Nhóm đất nhân sinh 64
3.2.3.6. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá 64
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 67

3
1. KẾT LUẬN 67
2. ĐỀ NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐ – BR : Bờ đường – bờ ruộng
Dr : Drawida
ĐĐVMN : Đất đỏ vàng miền núi
ĐĐVTBMSBC : Đất đỏ vàng trên bề mặt san bằng cổ
ĐHQG : Đại học quốc gia
ĐHSP : Đại học Sư phạm
ĐPS : Đất phù sa
ĐPSC : Đất phù sa cổ
ĐTCLN : Đồi trồng cây lâu năm
ĐVKXS : Động vật không xương sống
ĐXMTSĐ : Đất xói mòn trơ sỏi đá
NXB : Nhà xuất bản
Ph : Pheretima
Pont : Pontoscolex
TC – CB : Trảng cỏ - Cây bụi
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
RNS : Rừng nguyên sinh
RTS : Rừng thứ sinh
VN : Vườn nhà
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nhiệt độ và độ ẩm trung bình các tháng và năm 16
Bảng 1.2. Lượng mưa trung bình tháng và năm ở huyện A Lưới 16

Bảng 1.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 19
Bảng 2.1. Thành phần loài giun đất ở huyện A Lưới và các vùng phụ cận 24
Bảng 2.2. Số lượng bậc loài của các giống và các họ giun đất ở huyện A Lưới 40
Bảng 2.3. Quan hệ thành phần loài giun đất ở huyện A Lưới và vùng phụ cận 42
Bảng 2.4. Danh sách các nhóm ĐVKXS khác ở huyện A Lưới 43
Bảng 2.5. Thành phần, mật độ [n (con/m2)], sinh khối [p (g/m2)] và độ phong phú
(n%, p%) của các nhóm ĐVKXS khác ở huyện A Lưới 47
Bảng 3.1. Thành phần, mật độ và sinh khối của giun đất trong các sinh cảnh 51
Bảng 3.2. Thành phần, mật độ và sinh khối của giun đất theo độ cao 54
Bảng 3.3. Thành phần, mật độ và sinh khối của giun đất ở các nhóm đất 58
Bảng 3.4. Thành phần, mật độ và sinh khối của các nhóm ĐVKXS khác trong các
sinh cảnh 60
Bảng 3.5. Thành phần, mật độ và sinh khối của các nhóm ĐVKXS khác ở các
nhóm đất 65
6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Các nhóm hình thái - sinh thái giun đất ở huyện A Lưới 43
Biểu đồ 2.2A. Tỷ lệ (%) mật độ trung bình [n (con/m2)] của các nhóm ĐVKXS
khác ở huyện A Lưới 47
Biểu đồ 2.2B. Tỷ lệ (%) sinh khối trung bình [p (g/m2)] của các nhóm ĐVKXS
khác ở huyện A Lưới 47
Biểu đồ 3.1. Thành phần, mật độ và sinh khối của giun đất trong các sinh cảnh 51
Biểu đồ 3.2. Thành phần, mật độ và sinh khối của giun đất theo độ cao 54
Biểu đồ 3.3. Thành phần, mật độ và sinh khối của giun đất ở các nhóm đất 58
Biểu đồ 3.4. Thành phần, mật độ và sinh khối của các nhóm ĐVKXS khác trong
các sinh cảnh 61
Biểu đồ 3.5. Thành phần, mật độ và sinh khối của các nhóm ĐVKXS khác ở các
nhóm đất 66
7
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Bản đồ địa hình huyện A Lưới 14
Hình 1.2. Các vùng thu mẫu một số nhóm ĐVKXS ở huyện A Lưới 20
Hình 2.1. Các điểm phân bố của các loài giun đất ở huyện A Lưới 37
Hình 2.2. Các điểm phân bố của các nhóm ĐVKXS khác ở huyện A Lưới 46
8
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Động vật sống trong đất rất đa dạng, phong phú chủ yếu là các động vật
không xương sống. Đa số chúng đều có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái
đất, các sinh vật khác và kể cả con người. Do đó, nghiên cứu động vật đất góp
phần quan trọng trong việc tìm hiểu đặc tính sinh học của đất. Từ đó đề xuất các
biện pháp cải tạo đất, nhất là các vùng đất hoang hóa, các vùng đất có độ phì
nhiêu thấp, đất bạc màu, vùng đất trống, đồi trọc.
A Lưới là huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế, có tài nguyên
đất khá đa dạng với 13 loại đất thuộc 6 nhóm đất chính, phân bố trên 3 vùng sinh
thái đặc trưng, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Do sự canh tác phân tán và manh
mún, việc canh tác không đúng quy trình, Làm cho độ phì của đất bị suy giảm,
hiện tượng thoái hoá đất do hậu quả của chiến tranh và nhất là do quá trình sử dụng
đất bất hợp lý của con người xảy ra với mức độ ngày càng tăng, đòi hỏi phải khắc
phục kịp thời để bảo vệ môi trường đất. Đất trống đồi núi trọc, đặc biệt là đất bạc
màu trơ sỏi đá và đất cát chiếm diện tích lớn, nên cần có biện pháp che phủ, cải tạo
bằng các loại cây trồng phù hợp và sử dụng hợp lý để giảm thiểu những ảnh hưởng
không tốt đến môi trường trong tương lai.
Ở A Lưới đã có một số dẫn liệu về thành phần loài giun đất tại một số vùng,
được đề cập trong công trình nghiên cứu khu hệ giun đất Bình Trị Thiên của
Nguyễn Văn Thuận (1994) [52]. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu về các
nhóm động vật không xương sống (ĐVKXS) khác ở đất.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài và
đặc điểm phân bố của động vật không xương sống ở đất tại huyện A Lưới, tỉnh
Thừa Thiên Huế”.

9
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Điều tra thành phần loài, đặc điểm phân bố của động vật không xương sống ở
đất trong các sinh cảnh, độ cao và theo nhóm đất tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên
Huế, làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng chúng.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Địa điểm nghiên cứu: Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đối tượng nghiên cứu: Một số nhóm động vật không xương sống ở đất.
10
NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG
SỐNG (ĐVKXS) Ở ĐẤT
1.1.1. Ở Việt Nam
1.1.1.1. Về Giun đất
Trước năm 1975, các nghiên cứu về giun đất còn phân tán và chưa theo một
tiến trình cụ thể nào, đã thống kê được 27 loài giun đất, thuộc 6 giống [52].
Sau năm 1975, có nhiều nghiên cứu về giun đất ở nhiều vùng khác nhau của
các tác giả như Thái Trần Bái, Nguyễn Văn Thuận, Đỗ Văn Nhượng, Phạm Thị
Hồng Hà, Huỳnh Thị Kim Hối…
Năm 1990, Thái Trần Bái với công trình: “Dẫn liệu bước đầu về động vật
không xương sống ở đất trên các đảo Hòn Tre, Côn Đảo, Bảy Cạnh và Thổ Chu và
một số nhận định chung về động vật không xương sống ở đất ở các đảo trên thềm
lục địa Việt Nam” đã thống kê các nhóm Mesofauna trên các đảo theo đặc điểm
dinh dưỡng và công bố các loài giun đất trên các đảo này [6], [11].
Tiếp sau đó là các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau, đã bổ
sung thêm nhiều dẫn liệu về thành phần loài cũng như đặc điểm phân bố của giun
đất ở nhiều vùng miền trên cả nước.
Ở vùng núi của miền Bắc và miền Trung có các công trình nghiên cứu như:

Miền Tây Bắc (Đỗ Văn Nhượng, Huỳnh Thị Kim Hối, 1991-1994); miền Đông
Bắc (Lê Văn Triển, Lại Văn Tạc, Vũ Quang Mạnh, 1993-1995); vùng núi Kỳ Sơn -
Nghệ An (Thái Trần Bái, Trần Bá Cừ, 1995); vùng núi Mộc Châu (Sơn La) và Nghệ
An (Đỗ Văn Nhượng, Trần Minh Khôi, Lê Văn Triển, 1995) [39].
Năm 1993, Nguyễn Văn Thuận đã nhận xét giun đất ở Vườn Quốc gia Bạch Mã
giàu về yếu tố đặc hữu và có nhiều nét độc đáo của khu hệ giun đất vùng núi cao
[51]. Năm 2010, Nguyễn Ngọc Huy bổ sung 5 loài cho Vườn Quốc gia này [32].
11
Năm 1994, Nguyễn Văn Thuận đã công bố 54 loài và phân loài giun đất thuộc
6 họ, 9 giống ở khu vực Bình Trị Thiên, trong đó có 4 loài mới cho khoa học [52].
Năm 2000, Thái Trần Bái đã thống kê các loài giun đất trên lãnh thổ Việt Nam
đến thời điểm này có tới 195 loài trong 8 họ giun đất. Họ Megascolecidae chiếm ưu
thế tuyệt đối về loài (167 loài), Pheretima là giống có nhiều loài nhất (165 loài và
phân loài) [8].
Ở các Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn Quốc Gia có các công trình nghiên
cứu của các tác giả Thái Trần Bái, Phạm Thị Hồng Hà, Huỳnh Thị Kim Hối… Năm
2002, Thái Trần Bái và cs đã gặp ở vùng núi Bà Nà 48 loài giun đất kể cả 8 loài
được Phạm Thị Hồng Hà thống kê ở Hòa Ninh thuộc vành đai chân núi [9], [10].
Huỳnh Thị Kim Hối thống kê 43 loài giun đất, thuộc 6 giống, 5 họ tại Vườn Quốc
gia Xuân Sơn, Phú Thọ vào năm 2005 [27]; 10 loài giun đất, thuộc 3 giống, 3 họ ở
khu vực núi Tà Nùng, tỉnh Đắc Nông [26] (2005) và gặp 32 loài giun đất, thuộc 6
giống, 5 họ ở Vườn Quốc gia Cát Bà [28]; 26 loài giun đất, thuộc 6 giống, 5 họ tại
Vườn Quốc gia Ba Bể [29] vào năm 2007.
Năm 2002, Huỳnh Thị Kim Hối, Nguyễn Đức Anh phát hiện ở 6 tỉnh Bắc
Trung Bộ 24 loài giun đất thuộc 7 giống, 5 họ, trong đó giống Pheretima có số loài
cao nhất [24]. Năm 2003 nhóm tác giả này đã xác định được 12 loài giun đất thuộc
5 giống trong 4 họ ở đất đồi rừng Bằng Tạ, Ba Vì, Hà Tây [25].
Năm 2010 Nguyễn Văn Thuận & cs đã thống kê được 51 loài và phân loài
giun đất thuộc 9 giống, 6 họ ở các tỉnh phía Nam miền Trung (Quảng Nam, Bình
Định, Phú Yên) [56].

Cùng với các công trình điều tra về thành phần loài, còn có các công trình nghiên
cứu về vai trò của giun đất với tính chất lý, hóa học của đất, chống xói mòn, cải tạo đất
của Huỳnh Thị Kim Hối và cs (2005, 2007) [27], [28].
1.1.1.2. Các nhóm ĐVKXS khác
Song song với các công trình nghiên cứu về giun đất, các nhóm ĐVKXS khác
cũng được quan tâm nghiên cứu.
Năm 1995, Đặng Thị Đáp đã lập danh sách các loài côn trùng cánh cứng ăn lá, ở
Tây Nguyên [17].
12
Năm 2000, Lê Khương Thúy đã công bố danh lục phân họ Carabinae và họ
Brachinidae ở Việt Nam trong đó đã phát hiện 19 giống mới cho khu hệ Carabidae
Việt Nam [57].
Năm 2004, Tạ Huy Thịnh và cs xác định được 201 họ, thuộc 11 bộ Côn trùng
trong đó bộ Cánh cứng (Coleoptera ) chiếm ưu thế có 61 họ, bộ hai cánh (Diptera) có
47 họ và bộ Gián (Blattodae); bộ cánh da (Dermaptera) mỗi bộ chỉ có 3 họ tại 8 điểm
của một số Vườn Quốc gia và KBTTN của Việt Nam, trong đó Tam Đảo có chỉ số
phong phú cao nhất và Cát Bà có chỉ số phong phú thấp nhất [49].
Năm 2005, Trần Thiếu Dư và Đặng Thị Đáp tìm hiểu côn trùng cánh cứng ăn
lá ở Vườn Quốc gia Tam Đảo [15] và các tác giả mô tả những giống Podontia
Dalman, Arthrotus Motschulsky và Dercetina Gress & Kim ở Việt Nam [16]; Năm
2007, Nguyễn Văn Quảng và cs ghi nhận 3 bộ, 27 họ và 85 giống chân khớp tại
Vườn Quốc gia Cát Bà [42].
- Năm 2003, Bùi Tuấn Việt nghiên cứu đa dạng kiến ở khu vực phía Bắc Việt
Nam [65]; Bùi Thanh Vân và cs đã có một số dẫn liệu về đa dạng sinh học kiến tại
Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội vào năm 2011 [64].
- Về Cánh thẳng, năm 2003, Lưu Tham Mưu và cs tìm hiểu về Bộ Cánh thẳng
ở một số Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn [36].
- Nghiên cứu về nhện, năm 2007, Phạm Đình Sắc, Nguyễn Văn Quảng bước
đầu tìm hiểu về nhện tại Vườn Quốc gia Cát Bà [43].
- Năm 2007, Nguyễn Đức Anh ghi nhận ở Việt Nam có 6 họ cuốn chiếu mai

(Platyrhacidae, Paradoxomatidae, Cryptodesmidae, Pyrgodesmidae, Opisotretidae
và Doratodesmidae) [2].
Năm 2011, Hoàng Vũ Trụ, Tạ Huy Thịnh xác định nhiều loài thuộc giống
Eulichas, họ Enlichadidae [61]; Nguyễn Thế Nhã, Bùi Văn Bắc lần đầu tiên đã
thống kê cho KBTTN Pù Huống 84 họ của 15 bộ Côn trùng [38].
Ngoài những nghiên cứu cơ bản về thành phần loài còn có một số công trình
nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Thái đã xác định hàm lượng acid amin, các nguyên
tố vi lượng và hormon sinh dục trong kiến, mối (2003) [47]; Võ Tường Kha và
Nguyễn Thị Vân Thái với việc sử dụng mối cánh và trứng kiến đen như thực phẩm
chức năng từ côn trùng (2005) [33]. Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu về vai trò
13
của côn trùng như Hà Quang Hùng với tài nguyên côn trùng là nguồn thực phẩm,
thuốc trong y học cổ truyền (2008) [30]; Nguyễn Thị Vân Thái với kiến gai đen
Việt Nam chăm sóc sức khỏe người Việt (2008) [48].
1.1.2. Ở huyện A Lưới - Tỉnh Thừa Thiên Huế
Chỉ có một số dẫn liệu về giun đất trong công trình nghiên cứu khu hệ giun đất
Bình Trị Thiên (1994) [52]. Ngoài ra chưa có công trình nào nghiên cứu về các
nhóm động vật không xương sống khác ở đất.
1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ
1.2.1. Vị trí, giới hạn và diện tích
Huyện A Lưới nằm ở phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế có toạ độ địa lý:
107°00'56" – 107°31'10" độ kinh Đông và 16°12'36" – 16°21’08" độ vĩ Bắc.
- Phía Bắc giáp với huyện Phong Điền.
- Phía Tây giáp với nước CHDCND Lào.
- Phía Nam giáp với tỉnh Quảng Nam.
- Phía Đông giáp với huyện Nam Đông, huyện Hương Thuỷ (Hình 1.1.).
Toàn huyện được tổ chức theo 21 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thị trấn và 20
xã, với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.229,55 km
2

, chiếm 22,36% diện tích tự nhiên
của tỉnh Thừa Thiên Huế. Dân số của huyện tính đến 2011 là 45.216 người [14].
Hình 1.1. Bản đồ địa hình huyện A Lưới
14
1.2.2. Địa hình
Địa hình huyện A Lưới thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vùng núi
phía tây A Lưới chủ yếu là các dãy núi trung bình thuộc dãy Trường Sơn, cao từ
600 - 750m đến 1600 - 1700m (Động Ngài 1774m, Động Pho 1436m [44]), rộng
9 - 10km (tính đến biên giới Việt - Lào) và kéo dài gần 50km theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam. Đặc điểm nổi bật của vùng núi trung bình phía Tây A Lưới là
các kiến trúc núi dạng vòm khối tảng gần như bao quanh lấy thung lũng, càng đi
về phía Tây Nam địa hình càng bị chia cắt mạnh. Độ dốc địa hình núi biến đổi từ
15° - 20° đến 30 - 35°, đáy thung lũng dốc, nhiều thác ghềnh và đá tảng. Vùng
núi trung bình Tây A Lưới đóng vai trò bức tường thiên nhiên ngăn gió Tây Nam
khô nóng và nhận gió mùa Đông Bắc, trở thành một trong hai trung tâm mưa lớn
nhất Thừa Thiên Huế [14], [63].
Địa hình núi thấp nằm ở phía Đông của huyện, xen kẽ giữa các đỉnh núi là địa
hình thung lũng khá điển hình, rộng một đến vài km, kéo dài trên 40 km và được các
núi có độ cao từ 800 - 1500m bao quanh. Độ cao địa hình bề mặt thung lũng thay đổi
từ 300 - 500m, thỉnh thoảng gặp một vài đỉnh cá biệt nhô cao hơn [14]. Độ chia cắt
sâu phổ biến khoảng 50 - 300m. Đại bộ phận sườn có độ dốc từ 15 - 25°. Ở vùng này
các tai biến địa chất như xói lở, lũ bùn đá, lũ quét thường xảy ra vào mùa mưa lũ,
làm tắc nghẽn giao thông, ảnh hưởng môi trường sinh thái [14], [63].
Vùng địa hình gò đồi với diện tích hạn chế ở A Lưới, với đồi trung bình (50 -
125m) kéo dài 30 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đồi cao (125 - 250m). Từ
A Lưới theo hướng Đông Nam đến tận Tà Bát thung lũng mở rộng đến 1,5 - 2km. Ở
trung tâm thung lũng gặp đồi bát úp có độ cao tương đối 10 - 20m, xa hơn về hai
phía sườn là đồi cao 50 - 100m [45], [63].
1.2.3. Khí hậu – Thủy văn
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm đạt 22.5°C, ở độ cao trên 1000m đạt trên

18°C. Trong năm nhiệt độ cao nhất từ tháng V - VIII, khoảng 24 - 25°C và nhiệt độ
thấp nhất từ tháng XI - III năm sau, khoảng 17 - 20°C [12], [13], [14], [44], [63].
Tương ứng với sự giảm nhiệt độ trung bình năm theo độ cao là sự giảm tổng nhiệt
năm. Tổng nhiệt năm trung bình xấp xỉ 8000°C ở độ cao 500 - 600m, độ cao trên
15
1000m tổng nhiệt giảm còn khoảng 6500°C. Chênh lệch nhiệt độ các tháng mùa
đông và mùa hè khoảng 8 - 9°C. Biên độ nhiệt ngày khoảng 9 - 12°C [14], [44].
Tổng số giờ nắng ít nhất tỉnh, dao động từ 1700 - 1800 giờ [44], trung bình
năm là 1732 giờ/năm [63]; 129,1 giờ/tháng [12].
Độ ẩm: Huyện A Lưới có độ ẩm không khí cao, độ ẩm tương đối trung bình
năm đạt từ 83 - 87% ở núi cao trên 500m [14], [44], [63], ở độ cao trên 1000m độ
ẩm trung bình năm khoảng 88 - 89% [12], [14].
Lượng nước bốc hơi dao động trong khoảng 800 - 900mm. Vào mùa mưa,
lượng bốc hơi đạt 18 - 22% lượng bốc hơi năm; ngược lại, tháng I - VIII chiếm 77 -
82% lượng bốc hơi năm. Đặc biệt tháng V - VIII khả năng bốc hơi có thể đạt 87 -
150 mm/tháng, trong đó tháng VII là tháng có lượng bốc hơi lớn nhất [14], [44]. A
Lưới hầu như không có thời kỳ khô hạn [14].
Bảng 1.1. Nhiệt độ và độ ẩm trung bình các tháng và năm
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Nhiệt
độ (
0
C)
18,9 21,9 21,3 23,5 25,5 26,1 25,1 24,1 23,9 21,6 19,3 18,5 22,5
Độ ẩm 94,0 90,0 88,0 91,0 85,0 83,0 86,0 89,0 91,0 95,0 96,0 93,0 90,1
(Theo niên giám thống kê huyện A Lưới 2010, của chi cục thống kê huyện A Lưới) [13].
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm dao động khoảng 3000mm. Nơi có
lượng mưa trung bình năm lớn nằm ở vùng núi phía Tây Bắc, đạt trên 3400mm
[14], [44], [63]. Nơi ít mưa hơn là khu vực giáp với huyện Hương Trà, khoảng 2800
- 3200mm [14].

Mùa mưa trùng với mùa gió bão, bắt đầu từ tháng IX kết thúc vào tháng XII,
trong đó tháng X, XI mưa lớn nhất. Mùa ít mưa kéo dài từ tháng I - V, trong đó 3 tháng
II – III [13] mưa ít nhất, tháng V - VIII có thể được coi là mùa chuyển tiếp trong năm
[14], [44]. Ở vùng núi A Lưới không có mùa nóng, chỉ có mùa mát và lạnh [44].
Bảng 1.2. Lượng mưa trung bình tháng và năm ở huyện A Lưới
Tháng TB
Năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
89,8 17,5 21,8 81,9 67,2 172,4 253,7 476,2 323,6 1004,6 778,6 77,2 280,4
(Theo niên giám thống kê huyện A Lưới 2010, của chi cục thống kê huyện A Lưới) [13].
Gió: Mùa đông (tháng X đến tháng IV năm sau) hướng gió đông bắc chiếm
ưu thế với tần suất 30 - 44%; mùa hè (tháng V - IX) hướng gió tây bắc chiếm tỷ lệ
16
cao nhất, 34 - 36%. Vùng núi A Lưới là nơi gió mạnh nhất tỉnh, tốc độ gió trung
bình năm là 2,3m/s, ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng thường xảy ra lốc, mưa đá gây
bất lợi cho việc tự làm sạch của không khí, dễ gây ô nhiễm môi trường [44].
A Lưới thuộc vùng thủy văn đồi núi với các đặc trưng khí tượng thủy văn như
lượng mưa trung bình năm 3400mm, lượng bốc hơi trung bình năm 900mm, độ sâu
dòng chảy trung bình năm đạt 2500mm, hệ số dòng chảy trung bình năm khoảng
0,65 - 0,70, hệ số biến động dòng chảy năm 0,3 - 0,32 [45], [63].
A Lưới là một trong những tâm mưa của vùng Bắc Trung bộ, là nơi bắt đầu
của các con sông lớn ở Thừa Thiên Huế, tài nguyên nước mặt khá phong phú.
Ngoài ra các sông nhánh, rào, ao, hồ, kênh hói phân bố dày đặc và đều khắp lãnh
thổ. Tài nguyên nước phong phú song phân bố chủ yếu vào mùa mưa [14].
1.2.4. Sông ngòi
A Lưới là thượng nguồn của 5 con sông lớn, trong đó có hai con sông chảy
sang Lào là sông ASáp và Alin, ba con sông còn lại chảy sang Việt Nam là sông
Đakrong, sông Bồ và sông Hương.
Sông suối ở huyện A Lưới đều xuất phát từ dãy trường sơn có đặc điểm ngắn,
dốc, nhiều thác ghềnh, lòng sông hẹp. Độ dốc bình quân lưu vực đạt 28 - 30m/km, hệ

số uốn khúc khoảng 1,5 - 1,8 nên vùng này có chế độ thủy văn phức tạp như lũ lụt
trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa ở vùng hạ lưu [14], [45], [63].
Tuy nhiên chính những đặc điểm này tạo cho A Lưới có tiềm năng phát triển
về kinh tế đặc biệt là thủy điện và được xem là địa bàn xung yếu về an ninh quốc
phòng của tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.2.5. Thổ nhưỡng
A Lưới có diện tích đất tự nhiên là 122.463,60 ha. Số liệu thống kê năm
2010 cho thấy hiện trạng sử dụng đất trong nông nghiệp thấp, chỉ chiếm 4,98%
diện tích tự nhiên toàn huyện. Tổng diện tích đất ở và đất chuyên dùng chiếm
3,48% diện tích tự nhiên [13].
Vùng núi thấp và vùng núi trung bình (250 - 2000m) khá dốc (30 - 40°), có
những thung lũng xen kẽ với độ dốc thấp hơn (8 - 15°). Đất hình thành ở dạng địa
17
hình này thuộc nhóm đất feralit đỏ vàng điển hình. Vùng đồi cao (120 - 250m) có
lớp phủ thực vật, độ dốc trung bình dao động từ 15 - 25° và bị chia cắt mạnh [63].
Tài nguyên đất ở huyện A Lưới khá đa dạng với 13 loại đất thuộc 6 nhóm đất
chính, phân bố trên 3 vùng sinh thái đặc trưng, thích hợp với nhiều loại cây trồng:
1- Đất phù sa gồm đất phù sa chua, đất phù sa bị Glây, đất phù sa sông suối.
2- Đất phù sa cổ (đất phù sa cổ có tầng loang lổ đỏ vàng, đất phù sa cổ có lẫn
nhiều cát cuội tảng)
3- Đất đỏ vàng trên bề mặt san bằng cổ (đất đỏ vàng bị Glây tầng mặt, đất đỏ
vàng trên bề mặt lượn song thoải, đất đỏ vàng trên bề mặt dạng đồi).
4- Đất đất xói mòn trơ sỏi đá (đất tầng mỏng hoặc chứa nhiều đá lẫn gồm đất
tầng mỏng trên phù sa sông suối, đất xói mòn trơ sỏi đá)
5- Đất đỏ vàng miền núi (đất đỏ vàng có tầng mùn, đất đỏ vàng bị thoái hóa).
6- Đất nhân sinh gồm đất thổ cư nông thôn và vườn.
Trong đó, đất xám trên đá macona axit và đá cát được hình thành từ sản phẩm
phong hóa đá granit và các loại đá cát, là những loại đá giàu silic, nghèo kim loại
kiềm, kiềm thổ, quá trình rửa trôi xảy ra mạnh [63].
Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất chiếm 47,7% của tỉnh, được phát sinh

từ các loại đá phiến sa thạch, phiến thạch sét, phiến mica, gơnai, [63].
Đất đỏ vàng trên đá macona axit chiếm 19,85% của tỉnh, đất vàng nhạt trên đá
cát chiếm 3,62% của tỉnh, đất nâu vàng trên phù sa cổ 49,93% và nhóm đất mùn
vàng đỏ trên núi 59,02% [63].
1.2.6. Tài nguyên sinh vật
Thảm thực vật ở A Lưới phong phú về kiểu loại, với 14 kiểu thảm thực vật tự
nhiên và nhân tác. Dưới ảnh hưởng của sinh khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới mưa ẩm,
sự phân hoá của địa hình, thảm thực vật nguyên sinh trên đất địa đới có rừng kín cây lá
rộng thường xanh nhiệt đới mưa ẩm dưới 800m, rừng kín cây lá rộng thường xanh á
nhiệt đới mưa ẩm ở độ cao 800 -1500m, trên các đỉnh núi cao có các quần xã thích ứng
với khí hậu lạnh. Dưới tác động khai phá của con người, từ các kiểu thảm thực vật trên
đã hình thành các kiểu thảm thực vật thứ sinh như rừng tre nứa, trảng cây bụi thứ sinh,
18
trảng cỏ thứ sinh và thảm thực vật trồng (lúa, các loại rừng trồng, hoa màu, nương rẫy,
cây công nghiệp, các cây trồng trong các khu dân cư ) [14].
Tiểu vùng sinh thái phân bố rừng nguyên sinh tập trung vào vùng núi trung
bình có rừng già nguyên sinh. Hệ thực vật nhiều tầng đặc trưng, đó là kiểu rừng kín
thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Ngoài ra, còn xuất hiện hệ thực vật á nhiệt đới có
sự xen lẫn cây lá rộng và cây lá kim, điển hình là khu vực xã Hương Nguyên [63].
1.3. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Bảng 1.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
ST
T
Địa điểm thu mẫu Thời gian thu mẫu
1 Thị trấn A Lưới Tháng 12/2011, tháng 4/2012
2 Xã Hồng Kim Tháng 4/2012
3 Xã Hồng Bắc Tháng 4/2012
4 Xã Hồng Thủy Tháng 4/2012
5 Xã Hương Lâm Tháng 12/2011, tháng 2/2012

6 Xã A Roàng Tháng 3/2012, tháng 4/2012
7 Xã A Đớt Tháng 3/2012
8 Xã Hồng Hạ Tháng 4/2012
9 Xã Hương Nguyên Tháng 4/2012
19
Ghi chú: - Tỷ lệ 1: 25000 [14].
Vùng thu mẫu.
Hình 1.2. Các vùng thu mẫu một số nhóm ĐVKXS ở huyện A Lưới
20
1.3.2. Tư liệu và dẫn liệu
Chúng tôi đã phân tích 3324 cá thể giun đất và 316 cá thể thuộc các nhóm
ĐVKXS khác trong 28 hố đào định tính và 84 hố đào định lượng ở 28 điểm nghiên
cứu, thuộc 8 xã và 1 thị trấn của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Mẫu nghiên cứu được lưu trữ tại phòng thí nghiệm Động vật học, khoa Sinh,
trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế.
1.3.3. Phân chia sinh cảnh, nhóm đất và độ cao
- Phân chia sinh cảnh: Khi nghiên cứu giun đất ở Việt Nam, Thái Trần Bái
(1983) đã phân chia các nhóm sinh cảnh rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, đồi cây bụi,
trảng cỏ - cây bụi, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây ngắn ngày, ruộng cạn, bờ đường
– bờ ruộng… Đỗ Văn Nhượng (1994) khi nghiên cứu khu hệ giun đất miền Tây Bắc
Việt Nam bổ sung thêm sinh cảnh đất ven suối. Căn cứ vào điều kiện thực tế, chúng tôi
phân chia thành 6 nhóm sinh cảnh như sau: Bờ đường – bờ ruộng (BĐ - BR), đồi trồng
cây lâu năm (ĐTCLN), vườn nhà (VN), trảng cỏ - cây bụi (TC - CB), rừng thứ sinh
(RTS), rừng nguyên sinh (RNS).
- Phân chia độ cao: Theo Đặng Duy Lợi (2005), ở Việt Nam có thể phân ra 3
đai độ cao: đai nhiệt đới chân núi, đai á nhiệt đới và đai ôn đới trên núi. Khi nghiên
cứu nhóm giun đất và các nhóm Mesofauna khác ở khu vực núi Tà Nùng, tỉnh Đắc
Nông (2005), Huỳnh Thị Kim Hối chia thành các đai độ cao: 430m, 970m, 1200m –
1600m [26]. Dựa vào điều kiện thực tế chúng tôi chia thành 4 độ cao gồm: < 100m,
100 - 300m, 300 - 600m, > 600m.

- Phân chia nhóm đất: A Lưới có 6 nhóm đất chính gồm nhóm đất phù sa (ĐPS),
phù sa cổ (ĐPSC), đất đỏ vàng trên bề mặt san bằng cổ (ĐĐVTBMSBC), đất đỏ vàng
miền núi (ĐĐVMN), đất nhân sinh (ĐNS) và đất xói mòn trơ sỏi đá (ĐXMTSĐ) [14].
1.3.4. Phương pháp nghiên cứu
1.3.4.1. Phương pháp thu mẫu
- Phương pháp thu mẫu định tính:
+ Mẫu được thu tại các sinh cảnh (RNS, RTS, TC - CB, ĐTCLN, VN, BĐ – BR)
+ Thu mẫu bằng các dụng cụ đơn giản như cuốc, xẻng, túi vải,
+ Thu mẫu ngẫu nhiên tại mỗi sinh cảnh để bổ sung thành phần loài, phạm vi
21

×