Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu mong muốn của thợ dệt vào hoạt động du lịch dệt dzèng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.45 KB, 24 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi không gian
3.2. Phạm vi thời gian
3.3. Đối tượng nghiên cứu
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Thiết kế bảng hỏi
4.2. Chọn mẫu và điều tra
4.3. Phương pháp xử lý số liệu
 Phương pháp tổng hợp, đánh giá
 Phương pháp thống kê phân tích bằng phần mềm xử lý số liệu
SPSS 16.0
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
PHẦN I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần này trình bày lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, đối
tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Tóm tắt bố cục của đề tài.
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Trình bày cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn về vấn đề đánh giá tính
hấp dẫn của sản phẩm du lịch dệt Dzèng – A Lưới.


Chương 2: Tính hấp dẫn nguyên thủy của nghề dệt Dzèng – A
Lưới
Trình bày những nét tổng quát về nghề dệt Dzèng truyền thống ở A
Lưới: những giá trị văn hóa, giá trị lịch sử văn minh, giá trị lao động thủ
công của nghề dệt.
Chương 3: Khả năng phát triển nghề dệt Dzèng


Phân tích số liệu điều tra được từ cộng đồng thợ dệt để đánh giá
mức độ hiểu biết các giá trị truyền thống của nghề dệt, khả năng thích
ứng cho hoạt động sản xuất trong điều kiện kinh doanh mới.
Chương 4: Phân tích nhu cầu của khách du lịch đối với sản
phẩm du lịch nghề dệt Dzèng
Phân tích số liệu điều tra từ đối tượng là khách du lịch trong và
ngoài nước để đánh giá nhu cầu của du khách đối với sản phẩm du lịch
nghề dệt Dzèng, những rào cản trong khả năng tiếp cận với sản phẩm
này.
Chương 5: Tổng kết về khả năng đáp ứng của sản phẩm hiện tại
so với yêu cầu cho sự phát triển sản phẩm du lịch nghề dệt
Đánh giá trổng kết về khả năng đáp ứng của sản phẩm hiện tại so
với yêu cầu cho sự phát triển của sản phẩm du lịch nghề dệt Dzèng và
thể hiện trên biểu đồ.
Chương 6: Một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao tinh hấp dẫn
của sản phẩm du lịch nghề dệt Dzèng A Lưới


Phân tích ma trận SWOT cho sản phẩm du lịch nghề dệt Dzèng, từ
đó làm cơ sở đưa ra, kiến nghị một số nhóm giải pháp căn bản nhằm
nâng cao tính hấp dẫn cjuar sản phẩm.
PHẦN III. KẾT LUẬN
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. 1. Cơ sở lý luận
1.1. 1. Một số vấn đề liên quan đến tính hấp dẫn
1.1.1.1. Giải nghĩa từ “hấp dẫn”
1.1.1.2. Vai trò của tính hấp dẫn
1.1.1.3. Đặc điểm và yếu tố tạo ra tính hấp dẫn
1.1.1.4. Các tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch

1.1.2. Một số khái niệm liên quan
1.1.2.1. Văn hóa phi vật thể
1.1.2.2. Làng nghề thủ công truyền thống, khái niệm, phân loại và đặc
điểm
1.1.2.3. Khái niệm du lịch làng nghề truyền thống
1.1.2.4. Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm du lịch làng nghề
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan về A Lưới
1.2.2. Tình hình phát triển của nghề dệt Dzèng tại A Lưới
1.2.2.1. Tình hình chung
1.2.2.2. Tình hình của các hợp tác xã


1.2.2.3. Hợp tác xã dệt Dzèng xã A Đớt
1.2.2.4. Hợp tác xã dệt Dzèng A Roàng
1.2.3. Các dự án khôi phục nghề dệt Dzèng tại A Lưới
1.2.3.1 Dự án 153 từ năm 1997 đến năm 1998
1.2.3.2. Các dự án chống đói nghèo tại A Lưới của Sở Thương mại
Thừa Thiên Huế
1.2.3.3. Dự án NAV
1.2.3.4. Dự án ADB
1.2.3.5. Các dự án phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mekong
1.2.4. Vài nét giới thiệu về thổ cẩm các địa phương của Việt Nam
Chương 1 của đã cung cấp những khái niệm cần thiết nhất về
những vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài, cũng như cung cấp mô
hình đánh làm cơ sở lý luận để xây dựng đề tài một cách khoa học và
đúng đắn. Bên cạnh đó, phần Cơ sở thực tiễn lại cho ta thấy bưc tranh
thực tại của vấn đề được đề cập trong nghiên cứu này, qua đó giúp cho
ta có cái nhìn tổng quan, kịp thời, chân thực về địa phương A Lưới, cũng
như sự phát triển của nghề dệt Dzèng tại nơi đây.

CHƯƠNG 2. TÍNH HẤP DẪN NGUYÊN THỦY CỦA SẢN PHẨM
DỆT DZÈNG
2.1. Giá trị văn hóa, tinh thần nội tại của sản phẩm dệt Dzèng
2.1.1. Phức hệ hoa văn trên thổ cẩm dệt Dzèng của dân tộc Tà Ôi
– A Lưới
2.1.2. Màu sắc


2.1.3. Những câu chuyện, luật tục truyền thống của nghề dệt
Dzèng
2.2. Giá trị lao động của nghề thủ công
2.2.1. Sự thô sơ trong công cụ dệt
2.2.2. Các nguyên vật liệu thủ công
2.2.2.1. Sợi dệt truyền thống
2.2.2.2. Nhuộm màu sợi
2.2.2.3. Làm cườm dệt
2.3. Giá trị lịch sử văn minh
Từ những thông tin, kiến thức được trình bày trong chương 2 của
nghiên cứu này đã thể hiện rõ một kho tàng văn hóa quý báu ẩn đằng
sau một tấm vải thổ cẩm của người Tà Ôi – vải Dzèng. Đó là những
truyền thuyết, những luật tục cổ xưa của người Tà Ôi về nghề dệt. Đó là
phức hợp hệ hoa văn vô cùng phong phú và đa dạng, tái hiện lại những
sự vật, sự việc gắn liền với đời sống của người Tà Ôi, được thể hiện một
cách kỳ công, nhưng đầy sáng tạo với lối tạo hoa văn bằng cườm, nét
đặc trưng của dệt Dzèng. Đó là sự sáng tạo kì diệu của người Tà Ôi
trong đời sống lao động, từ những loại cây gần gũi họ đã sáng tạo nên
một bộ công cụ lao động thô sơ nhưng có tính di động cao để dệt nên
một tấm vải Dzèng từ sợi cây bông trồng trước nhà được nhuộm màu
thủ công. Do vậy, Dzèng không chỉ là một tấm thổ cẩm đơn thuần nữa,
mà nó còn là bức tranh đặc sắc và sống động tái hiện lại cả một quá



trình phát triển của đời sống văn hóa tinh thần, đời sống kinh tế của một
tộc người cư trú tại A Lưới – tộc người Tà Ôi.
CHƯƠNG 3. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
DỆT DZÈNG
3.1. Đặc điểm của nhóm thợ dệt
3.1.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng điều tra
3.1.2. Đặc điểm gia đình của nhóm thợ dệt
Đối với nhóm thợ dệt được điều tra trong nghiên cứu này có những
đặc điểm nhân khẩu học như sau: Tất cả đều là nữ; đến từ các xã là A
Roàng, A Đớt, xã Nhâm và thị trấn A Lưới; đại đa số đều thuộc nhóm
tuổi lao động, tuy nhiên trình độ học vấn không cao; tất cả họ đều đã kết
hôn nhưng có một vài trường hợp là góa phụ; có đông con.
Về đặc điểm gia đình, gia đình những người thợ này có đông thành
viên, lao động chính trong gia đình thường là chồng; công việc tạo ra thu
nhập chính không ổn định, chủ yếu là làm nương rẫy theo mùa vụ. Từ
đó, có thể thấy khả năng kinh tế của những gia đình này tương đối bấp
bênh, cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả.
Những thông tin về đặc điểm của nhóm thợ dệt sẽ có những tác
động khác nhau đến các yếu tố ảnh hưởng cho phát triển của nghề dệt
Dzèng được phân tích trong nghiên cứu này.
3.2. Năng lực của thợ dệt
3.2.1. Mức độ ưu tiên cho công việc dệt Dzèng
3.2.2. Tay nghề của thợ dệt


3.2.3. Hiểu biết của thợ dệt về giá trị văn hóa của nghề
3.2.4. Tính hấp dẫn của dệt Dzèng ngày nay
Từ những số liệu thu thập được đã phản ánh một số kết quả nhất

định về năng lực thợ dệt. Có thể khẳng định rằng dệt Dzèng chưa đủ sức
hấp dẫn về khía cạnh kinh tế nên đây không phải là nghề nghiệp chính
của nhóm thợ được điều tra. Điều này thể hiện qua mức độ ưu tiên của
họ đối với nghề dệt Dzèng: nghề này chỉ là công việc trong những lúc
nông nhàn, thời gian dành cho công việc này là không nhiều. Tay nghề
thợ dệt tương đối cao, kĩ năng thuần thục nhưng chính yếu tố mức độ ưu
tiên cho công việc dệt Dzèng đã làm ảnh hưởng lớn đến năng suất lao
động trong nghề dệt của nhóm thợ này. Tuy nhiên, có một vấn đề đáng
đề cập hơn như là một lời báo động đó là sự thiếu hiểu biết của cộng
đồng thợ dệt về các giá trị văn hóa truyền thống,đặc biệt là các giá trị
liên quan đến nghề dệt. Phần lớn trong số họ là lớp lao động trẻ, họ chỉ
dệt theo chứ không hiểu được ý nghĩa những hoa văn, hay những luật
tục của nghề. Điều này sẽ là một trở ngại lớn trong việc truyền tải giá trị
sản phẩm đến khách du lịch, hơn thế nó sẽ gây ra nguy cơ mai một các
giá trị văn hóa của địa phương, làm mất đi tính văn hóa của sản phẩm.
Những tác động của nền kinh tế thị trường cũng đã ảnh hưởng đến tính
hấp dẫn của nghề này đối với người Tà Ôi khi phần lớn thợ dệt được
điều tra hiện nay đã không còn thường xuyên mặc trang phục Dzèng
truyền thống nữa, mà thay vào đó là những bộ quần áo cách tân hiện đại;
việc tạo ra các sản phẩm thủ công cũng không hoàn toàn chính xác khi
hiện nay người thợ chuyển sang dùng các nguyên vật liệu dệt có sẵn trên


thị trường. Tuy nhiên sự thay đổi này vẫn không đáp ứng các nhu cầu
của thị trường khi các mẫu mã sản phẩm còn thiếu tính thẩm mỹ và tính
ứng dụng.
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH
ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DU LỊCH DỆT DZÈNG
4.1. Kỳ vọng về tính chức năng của sản phẩm du lịch nghề dệt
Dzèng

4.1.1. Sản phẩm chính
Nhu cầu của khách du lịch về việc mong muốn được trải nghiệm các giá
trị văn hóa của người Tà Ôi khá cao, trong đó các giá trị như âm nhạc,
ẩm thực, nghề truyền thống thu hút du khách hơn cả. Tuy nhiên vẫn xảy
ra sự khác biệt về nhu cầu của đối với nhân tố Quốc tịch của du khách.
Đối với sản phẩm du lịch dệt Dzèng - một sản phẩm mới, du khách tỏ ra
khá thích thú, đặc biệt có thể thấy không có tiêu chí nào có giá trị trung
bình dưới 1,80 (rất không thích). Điều này cho thấy du khách có sự yêu
thích đối với việc trải nghiệm sản phẩm du lịch nghề dệt Dzèng. Đối với
các tiêu chi như được xem trình diễn nghề, trải nghiệm trực tiếp các
công đoạn dệt, thưởng thức âm nhạc hay ẩm thực truyền thống của
người Tà Ôi, du khách tỏ ra thích thú, điều này thể hiện ở giá trị trung
bình của các chỉ tiêu đều có ý nghĩa là “Thích”. Đối với các tiêu chí
đánh giá rủi ro trong tâm lý du khách như việc giao tiếp với nghệ nhân
hay nhân viên giới thiệu là người Tà Ôi, kết quả mà du khách đem lại
cũng có ý nghĩa là “Thích”. Do đó, những rủi ro trong tâm lý du khách
khi tiếp xúc với một môi trường mới, khác nhiều với môi trường sống


hàng ngày của họ không gây ra khó khăn trong việc tìm hiểu và tiếp
nhận những giá trị văn hóa mới
4.1.2. Sản phẩm bổ sung
Những sản phẩm bổ sung trước mắt có thể làm đa dạng hóa hình
thức trải nghiệm của du khách đối với nghề dệt Dzèng đó là việc xây
dựng các hoạt động, chương trình liên quan đến nghề dệt như các hội
chợ, triễn lãm, các chương trình thời trang giới thiệu trang phục truyền
thống hay những trang phục ứng dụng lấy cảm hứng từ dệt Dzèng,…
hay các sản phẩm lưu niệm từ dệt Dzèng,… Trong suốt quá trình điều
tra, du khách đều cảm thấy hứng thú nếu có các hoạt động liên quan đến
dệt Dzèng được tổ chức thường xuyên (chiếm 96%), hay có đến 78% du

khách cảm thấy sẽ bị hấp dẫn bởi các sản phẩm lưu niệm làm từ dệt
Dzèng (Nguồn: số liệu điều tra). Đối với nhu cầu mua các sản phầm lưu
niệm, trong xu hướng ngày nay, khi nền kinh tế không ổn định đã góp
phần thay đổi thói quen tiêu dùng của du khách, bây giờ du khách ngày
càng tiết kiệm trong chi tiêu du lịch, đặc biệt là chi tiêu cho những
khoản nằm ngoài các khoản mục tất yếu như nơi ăn, chốn nghỉ, phương
tiện đi lại,…, do đó việc mua sắm các sản phẩm lưu niệm bây giờ vừa
phải thể hiện được những giá trị văn hóa đặc trưng của điểm đến và vừa
phải mang tính ứng dụng cao.
Tuy nhiên trong 5 nhóm khách du lịch được chia theo quốc tịch
(nhóm khách nội địa, nhóm khách châu Á, nhóm khách châu Âu, châu
Úc, và châu Mỹ) lại có sự lựa chọn khác nhau trong việc lựa chọn mua


những sản phẩm lưu niệm. Điều này được rút ra từ kiểm định ANOVA
về xử lý số liệu thu thập được trong quá trình điều tra.
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch dệt
Dzèng
Đa phần du khách sẽ cảm thấy không hài lòng về chất lượng dịch
vụ nếu nhân viên thiếu tập trung trong công việc, dẫn đến sai sót; hay
chính sách giá có sự chênh lệch lớn với những nơi kinh doanh các sản
phẩm cùng loại khác.
4.3. Khả năng tiếp cận của du khách đối với sản phẩm du lịch dệt
Dzèng
4.3.1. Hiểu biết của du khách về nghề dệt
Dệt Dzèng là nghề truyền thống từ lâu đời của người Tà Ôi, nhưng
do quy mô làng nghề nhỏ, lẻ, manh mún, cộng với việc không được
quảng bá mạnh mẽ như thổ cẩm của một số vùng phía Bắc Việt Nam thế
nên nghề này vẫn không được nhiều người biết đến, ngay cả đối với
người dân Huế hay du khách nội địa cũng vậy. Do đó, du khách càng

không có những hiểu biết dù là cơ bản nhất về nghề này là điều dễ hiểu.
Qua quá trình điều tra, phỏng vấn, du khách gần như không có
những hình dung nào về nghề dệt Dzèng, phần lớn du khách nhìn hình
vẽ được cho trong phiếu điều tra rồi liên tưởng, hình dung để trả lời chứ
không có kiến thức chắc chắn cho câu trả lời của mình. Có thể thấy
không có câu hỏi nào mà tỉ lệ du khách trả lời đúng trên 35%.


4.3.2. Những khó khăn trong khả năng tiếp cận sản phẩm du lịch
nghề dệt Dzèng của du khách
Những khó khăn và trở ngại khách quan như hệ thống giao thông chưa
hoàn thiện, sự phát triển kinh tế chưa đồng đều giữa A Lưới với các
huyện thị khác của Thừa Thiên Huế, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất tại
địa phương này, cũng như sự nghèo nà về thông tin du lịch A Lưới nói
chung và nghề dệt Dzèng bói riêng đã hạn chế mức độ tiếp cận của du
khách. Tuy nhiên trong những năm gần đây, có có những thay đổi nhất
định nhưng những sự thay đổi đó vẫn không đáng kể. Cụ thể có đến
92% du khách có nhu cầu muốn được xem trình diễn nghề dệt Dzèng,
thế nhưng vẫn có 53% du khách muốn xem trình diễn nghề ngay tại
trung tâm thành phố Huế, 47% du khách sẵn sàng lên A Lưới để xem
trình diễn nghề (Nguồn: số liệu điều tra). Cần tập trung các giải pháp
để nâng cao tỉ lệ du khách có nhu cầu đến A Lưới, để từ đó làm bàn đạp
cho sự phát triển kinh tế - văn hóa – đời sống của người dân nơi đây.
Giá trị trung bình tính được từ bộ số liệu điều tra đợt này là 3,08 cho tiêu
chí đánh giá mức độ an toàn khi du khách trực tiếp lên A Lưới tham gia
trải nghiệm các hoạt động của sản phẩm du lịch nghề dệt Dzèng. Với
con số 3,08 mang ý nghĩa chỉ an toàn ở mức bình thường thì chắc hẳn du
khách vẫn còn e ngại, lo sợ khi lên A Lưới. Du khách vẫn đặt mối bận
tâm lớn nhất cho vấn đề an toàn trong giao thông khi có đến 36,7% du
khách lo ngại vấn đề này.



Ngoài những lý do trên, vấn đề ngôn ngữ cũng là một rào cản, trở ngại
lớn của du khách khi đến tham quan các thôn bản của người dân tộc tại
A Lưới. Với việc lần đầu tiên tiếp xúc với những người dân tộc thiểu số,
có sự khác nhau trong ngôn ngữ thì những vấn đề trong giao tiếp là điều
khó tránh khỏi, đôi khi những trở ngại này lại gây ra những hiểu lầm
đáng tiếc. Bên cạnh đó, trong quá trình khảo sát thực địa cũng cho thấy
một bộ phận người dân tộc thiểu số tỏ ra bảo thủ với quan điểm của
mình, khó tiếp nhận những thay đổi mới.
CHƯƠNG 5. TỔNG KẾT VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA SẢN
PHẨM HIỆN TẠI SO VỚI YÊU CẦU CHO SỰ PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM DU LỊCH DỆT DZÈNG

5.1. Đánh giá khả năng đáp ứng của sản phẩm hiện tại so với kỳ vọng
của du khách
 Phương pháp sử dụng: đánh giá theo mô hình 5 khía cạnh hấp
dẫn của sản phẩm (Tác giả: Michel Langlois- Gerard Toquer)
 Thang điểm đánh giá:
Thuận lợi cho sự phát triển: “+”

Điểm quy đổi: 1

Bất lợi cho sự phát triển: “-“

Điểm quy đổi: -1

5.1.1. Sản phẩm cốt lõi
Mối quan hệ so sánh giữa khả năng đáp ứng của sản phẩm hiện tại
với kỳ vọng của du khách về thành phần thể hiện nhu cầu tìm hiểu của

du khách đối với các khía cạnh văn hóa của người Tà Ôi không có sự


khác biệt quá lớn, nó chỉ có mức chênh lệch là 1 điểm quy đổi giữa khả
năng đáp ứng và nhu cầu của khách du lịch. Đặc biệt, đối với thành phần
là các hoạt động cụ thể của sản phẩm cốt lõi, khả năng đáp ứng hiện tại
và kỳ vọng của khách hàng ở mức cân bằng (đều có 9 điểm quy đổi).Tuy
nhiên đối với việc thuyết minh, hướng dẫn về sản phẩm lại không có khả
năng đáp ứng các nu cầu của du khách khi điểm quy đổi về khả năng
đáp ứng là con số 0. Điều này cho thấy sự hạn chế nghiêm trọng trong
công tác quản lý nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng sản phẩm du
lịch nghề dệt Dzèng cần phải được khắc phục nhanh chóng.
5.1.2. Các sản phẩm bổ sung
Ở sự so sánh nhu cầu của du khách với khả năng đáp ứng của sản
phẩm hiện tại về các sản phẩm bổ sung cho thấy có sự chênh lệch quá lớn,
lên đến 6 điểm quy đổi. Hiện nay chỉ có chủng loại sản phẩm lưu niệm
truyền thống là có thể đáp ứng được nhu cầu của du khách, trong khi đó
vẫn chưa thực sự tổ chức được các sự kiện, hoạt động liên quan đến nghề
dệt Dzèng có chất lượng hay sản phẩm lưu niệm không mang tính ứng
dụng, không phù hợp với thị trường. Đây thực sự là một khoảng cách quá
lớn, hạn chế sự phát triển của nghề dệt Dzèng nhưng không phải là không
thể xóa bỏ sự chênh lệch này.
5.2. Các rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm du lịch
nghề dệt Dzèng
Với sự chênh lệch giữa thực trạng hiện tại và yêu cầu cho sự phát
triển của nghề dệt lên đến 14 điểm quy đổi thì những rào cản đã, đang và


sẽ cản bước cho sự phát triển của nghề này. Nếu nhìn nhận ở khía cạnh
khác, có thể thấy rằng chính các rào cản đã triệt tiêu sự phát triển của

sản phẩm du lịch nghề dệt Dzèng. Những yêu cầu cơ bản cho sự phát
triển của một sản phẩm có tiềm năng thế nhưng hiện tại những yêu cầu
đó còn thiếu, còn yếu, không đáp ứng, hỗ trợ được cho sự phát triển của
nghề dệt của dân tộc Tà Ôi.
5.3. Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch giữa khả năng đáp ứng hiện tại
so với yêu cầu cho sự phát triển của sản phẩm du lịch nghề dệt
Dzèng
Tổng hợp từ những phân tích trên, thể hiện trên biểu đồ cho thấy
những khoảng cách, những điểm gặp gỡ giữa 2 đường cung cầu tương
ứng với khả năng đáp ứng hiện tại và yêu cầu cho sự phát triển của sản
phẩm du lịch dệt Dzèng.
Biểu đồ 1. Tổng kết về khả năng đáp ứng của sản phẩm hiện tại so
với yêu cầu cho sự phát triển sản phẩm du lịch dệt Dzèng


CHƯƠNG 6. MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP NÂNG CAO
TÍNH HẤP DẪN CỦA SẢN PHẨM DU LỊCH NGHỀ DỆT DZÈNG
A LƯỚI

6.1. Phân tích ma trận SWOT về sản phẩm du lịch nghề dệt Dzèng
Bảng 2. Phân tích ma trận SWOT về sản phẩm du lịch nghề dệt
Dzèng
Tiêu chí

ĐIỂM MẠNH

ĐIỂM YẾU

Giá trị


- Nghề dệt truyền thống - Việc phát huy các giá trị

nội tại

của người Tà Ôi mang này còn yếu kém, thậm chí

của dệt nhiều dấu ấn văn hóa, giá có một khoảng thời gian
Dzèng

trị lịch sử cũng như giá trị nghề này đã bị mai một.


Điều này làm ảnh hưởng đến

kinh tế cao.

sự phát triển của nghề dệt nói
riêng cũng như sự phát triển
của A Lưới nói chung.
- Một bộ phận lớn người - Những hiểu biết về văn
Tà Ôi có ý thức trong việc hóa dân tộc mình ngày càng
Cộng
đồng
người
Tà Ôi

bảo tồn các nét văn hóa ít, nhất là những hiểu biết về
của dân tộc mình.

nghề dệt.


- Nhiệt tình, năng nổ - Trình độ học vấn của cộng
trong việc tham gia làm đồng người Tà Ôi tham gia
du lịch cộng đồng.

làm du lịch là chưa cao, thiếu
phương pháp do đó tính hiệu
quả còn thấp.

- Đang từng bước được - Sự phát triển về cơ sở hạ
hoàn thiện. Bước đầu đã tầng, vật chất, kĩ thuật giữa
xuất hiện những cơ sở lưu các xã là chư đồng đều. Hầu
Cơ sở
hạ tầng,
vật chất,
kĩ thuật

trú đạt chuẩn, những khu hết tập trung ở trung tâm
du lịch gắn liền với tài huyện A Lưới và một vài xã
nguyên. của A Lưới. Chất có kinh tế phát triển hơn.
lượng các dịch vụ ngày - Hệ thống đường giao
càng được nâng cao.
- Còn

lưu

giữ

thông nối liền từ thành phố
được Huế đến A Lưới còn bị gián


những công trình kiến đoạn và nguy hiểm.
trúc cổ xưa của người Tà - Các dịch vụ du lịch kém


Ôi phục vụ du lịch.

phong phú do những hạn chế

- Những công trình như về cơ sở vật chất, kĩ thuật.
điểm thông tin du lịch A
Lưới, nhà sinh hoạt cộng
đồng được xây mới.
- Bước đầu đã có những - Các hoạt động quảng bá
hoạt động quảng bá nhằm chưa thực sự hiệu quả, thiếu
Công
tác
quảng

kêu gọi sự quan tâm từ tính thường xuyên,

hoạt

Chính phủ, sự đầu tư từ động manh mún.
các tổ chức, doanh ngiệp.

- Thiếu nguồn nhân lực được
đào tạo bài bản cho lĩnh vực

bá –


quảng bá du lịch A Lưới.

quảng

- Chưa làm rõ đâu là thế

cáo

mạnh, là điểm nhấn trong du
lịch tại A Lưới.

CƠ HỘI

THÁCH THỨC

- Các chính sách của - Tình hình kinh tế thế giới
Nhà nước ưu tiên hỗ trợ và Việt Nam có nhiều biến
phát triển đời sống kinh động.
Xã hội

tế, văn hóa cộng đồng - Là một huyện có vị trí khá
các dân tộc thiểu số Việt đặc biệt: có đường biên giới
Nam, các huyện vùng sâu giáp Lào nên việc đảm bảo
vùng xa, còn gặp nhiều giữ vững tình hình an ninh


khó khăn

trong phát khu vực này là một thách


triển.

thức lớn.

- A Lưới ngày nay đã
phát triển hơn trước với
các dự án hoàn thiện cơ
sở hạ tầng, điện đường
trường trạm,
- Xu hướng du lịch cộng -Nhu cầu du lịch phát triển
Xu
hướng
du lịch

đồng nở rộ, du khách có nhanh trong khi cơ sở hạ
nhu cầu cao đối với các tầng, yếu tố nhân lực,…
không phát triển kịp dẫn đến

trải nghiệm thực tế.

chất lượng dịch vụ không
đảm bảo.
- Đã có những dự án, - Thị trường hiện nay có rất
doanh nghiệp tìm được nhiều sự lựa chọn cho khách
đầu ra cho các sản phẩm hàng: các sản phẩm thổ cẩm

Tình
hình
kinh

doanh

nổi tiếng của những địa

dệt Dzèng.
- Nhiều

HTX

về

dệt phương khác, các sản phẩm

Dzèng được mở ra, và của may mặc sẵn có (đặc biệt
ngày càng phát triển, là thị trường hàng may mặc
đóng vai trò là cầu nối Trung Quốc đang tràn ngập
giữa doanh nghiệp với thợ trên thị trường).
dệt.
- Bắt

đầu



những


doanh nghiệp tổ chức
tour, đưa khách lên A
Lưới.


6.2. Phương hướng phát triển
 Xây dựng các làng nghề trở thành điểm tham quan du lịch.
 Phát triển làng nghề trên cơ sở đẩy mạnh phát triển thương mại
tại làng nghề.
 Làng nghề tiếp tục đầu tư phát triển những sản phẩm có độ khó
cao và giá trị kinh tế lớn.
 Tiếp tục đầu tư, cải tiến công cụ lao động, ứng dụng những tiến
bộ khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.
 Phát triển các làng nghề nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động, cũng để mở rộng quy mô làng nghề.
 Phát triển các làng nghề ở A Lưới – Thừa Thiên Huế đi đôi với
việc xây dựng đời sống văn hóa ở các làng nghề.
 Phát triển làng nghề đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội và vệ sinh
môi trường nhằm phát triển bền vững làng nghề.
6.3. Các nhóm giải pháp nâng cao tính hấp dẫn cho sản phẩm du lịch
nghề dệt Dzèng
6.3.1. Giải pháp về thị trường sản phẩm
6.3.2. Giải pháp về cơ chế chính sách.
6.3.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực


6.3.4. Tăng cường khả năng tiếp cận của du khách đối với sản phẩm
du lịch nghề dệt Dzèng
PHẦN III. KẾT LUẬN

Sự hình thành và phát triển của làng nghề có vai trò rất quan trọng,
không những giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân trong
thời gian nông nhàn, mà còn đóng gop vào giá trị sản xuất công nghiệp
của địa phương, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu

lao động nông thôn theo hương công nghiệp hóa, xây dựng nông thôn
mới. Mặt khác, nói đếnlàng nghề Việt Nam là nói đến nơi lưu giữ và bảo
tồn văn hóa truyền thống quý báu, lịch sử phát triển của làng nghề Việt
Nam gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa dân tộc, là nhân tố tạo nên
một nền vă hóa đặc trăng của dân tộc. Bên cạnh đó, việc phát triển và để
làng nghề truyền thống tham gia vào các hoạt động du lịch cũng là một
kênh quảng bá rất quan trọng hình ảnh đất nước tươi đẹp, con người
sáng tạo trong lao động của dải đất hình chữ S, góp phần thu hút khách
du lịch.
Chính vì lẽ đó, chủ trương khôi phục và phát triển bền vững của
các làng nghề của Đản và Nhà nước ta đã được nhiều địa phương hưởng
ứng và tích cực thực hiện, trong đó tỉnh Thừa Thiên Huế. Với mục tiêu
xây dựng Huế trở thành thành phố Festival, chủ trương phát triển công
nghiệp nông thôn, tỉnh đã chú trọng khôi phục, phát triển và bảo tồn các


giá trị văn hóa của làng nghề, trong đó có nghề dệt Dzèng của người Tà
Ôi, cư ngụ tại huyện A Lưới – Thừa Thiên Huế.
Tuy nhiên, sự phát triển của làng nghề dệt Dzèng không tương
xứng với tiềm năng của nó. Nghiên cứu đã có những điều tra ban đầu
đối với 2 nhóm đối tượng có sự tác động trực tiếp đến sự phát triển của
nghề dệt Dzèng, đó là cộng đồng thợ dệt và khách du lịch. Từ đó có
những nhận định cơ bản như sau:
 Tính hấp dẫn nội tại của nghề dệt thổ cẩm truyền thống của
người Tà Ôi thể hiện qua các giá trị văn hóa tinh thần chứa đựng rõ ràng
và cụ thể trong phức hợp hệ hoa văn dệt Dzèng, màu sắc truyền thống,
những luật tục, câu chuyện có lên quan đến nghề; giá trị lao động thủ
công thể hiện qua các công đoạn dệt, công cụ lao động thô sơ; giá trị lịch
sử văn minh qua phương thức sản xuất tự cung tự cấp vẫn còn duy trì
cho đến ngày nay.

 Khả năng phát triển của sản phẩm du lịch nghề dệt Dzèng là có
cơ sở nhưng chưa cao. Năng lực của cộng đồng thợ dệt về trình độ dân
trí, mức độ ưu tiên cho công việc dệt Dzèng là chưa đủ để đáp ứng các
nhu cầu của thị trường. Ngoài ra việc trẻ hóa đội ngũ thợ dệt tuy có
nhiều lợi thế nhưng cũng đồng thời bộc lộ một số hạn chế nghiêm trọng,
trong đó có sự mất hiểu biết hoặc hiểu biết ít về các giá trị của nghề dệt
Dzèng dân tộc mình. Những sự thay đổi tất yếu theo đà phát triển chung
của cả nước cũng đã dẫn đến một số thay đổi như về nguyên liệu,
phương thức sản xuất, cách thức tổ chức sản xuất,…


 Nhu cầu của du khách đối với sản phẩm du lịch nghề dệt Dzèng
là khá cao và đa dạng. Nghiên cứu đã chỉ rằng du khách có mong muốn
được tham gia trải nghiệm tìm hiểu về nghề dệt Dzèng, kết hợp với
mong muốn được trải nghiệm những giá trị văn hóa khác của người Tà
Ôi như âm nhạc, ẩm thực, trang phục,… Bên cạnh những giá trị cốt lõi
của sản phẩm, du khách cũng có nhu cầu đối với các sản phẩm bổ sung,
điều này thể hiện rõ du khách muốn có sự đa dạng đối với sản phẩm du
lịch nghề dệt Dzèng. Tuy nhiên, một vấn đề lớn ở đây là khả năng tiếp
cận của du khách đối với sản phẩm du lịch nghề dệt Dzèng hầu như là
không có khi đại đa số du khách không biết đến những thông tin quảng
bá về nghề dệt, những giá trị độc đáo của nghề này cũng như các khó
khăn, trở ngại về cơ sở hạ tầng, rào cản ngôn ngữ đã khiến sản phẩm này
không có cơ hôi phát triển mạnh mẽ.
Và để giải quyết những khó khăn trên, một trong những giải pháp
đầu tiên cần chú trọng là làm sao để nâng cao tính hấp dẫn của sản phẩm
du lịch nghề dệt Dzèng, điều đó cần phải đến từ các giải pháp đồng bộ từ
chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng người dân.
 Chính quyền: nâng cao hình ảnh của địa phương với những nỗ
lực về phát triển kinh tế; cải thiện đời sống văn hóa, vật chất cho người

dân; hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật; cải cách cơ chế thông thoáng
hơn; từ đó nâng cao chỉ số cạnh tranh của địa phương, thu hút đầu tư từ
các danh nghiệp trong và ngoài nước; tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ từ


các ban ngành chức năng, chính phủ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự
phát triển của nghề dệt Dzèng.
 Doanh nghiệp: có sự đầu tư trong việc cải tiến, nâng cao chất
lượng, đa dạng hóa các sản phẩm dệt Dzèng, hoặc các sản phẩm du lịch
có liên quan đến dệt Dzèng. Tìm được và duy trì thị trường đầu ra ổn định
cho sản phẩm thổ cẩm dệt Dzèng, để đây thực sự là sinh kế giúp người
dân thoát nghèo. Chú trọng đến quy luật phát triển bền vững vừa khai
thác vừa góp phần bảo tồn, chia sẻ lợi ích hợp lý cho các bên tham gia.
 Cộng đồng thợ dệt: nâng cao ý thức học hỏi các giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc; cải tiến kĩ thuật để thử sức với các sản phẩm
có giá trị kinh tế, mỹ thuật cao hơn; có những nhận thức mới về sản xuất
kinh doanh, dịch vụ du lịch như đảm bảo tính cam kết với doanh nghiệp,
có những kiến thức cơ bản về phục vụ khách du lịch, tâm lý du khách,…
để đảm bảo cho sự hợp tác giữa chính quyền, doing nghiệp và cộng đồng
diễn ra lâu dài.
Hy vọng với những nội dung trong đề tài này đã phần nào giải
thích được vì sao dệt Dzèng chưa phát triển mạnh cũng như đóng góp
một số các giải pháp nhằm nâng cao tính hấp dẫn của sản phầm du lịch
nghề dệt Dzèng, để dệt Dzèng thực sự là một điểm nhấn văn hóa nổi bật
của du lịch A Lưới, là sinh kế giúp những người dân của một huyện biên
giới nghèo khó xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, là bàn đạp thúc
đẩy sự phát triển của ngành tiểu thủ công nghiệp, góp phần đóng góp


nguồn ngân sách đáng kể cho kinh tế A Lưới nói riêng và Thừa Thiên

Huế nói chung. Nội dung này xin khép lại đề tài nghiên cứu tại đây.



×