Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tài liệu công cụ đánh giá theo chủ đề Môn Ngữ văn 6 chủ đề truyện hiện đại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.59 KB, 11 trang )

CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THEO CHỦ ĐỀ
MÔN HỌC: NGỮ VĂN 6
CHỦ ĐỀ: TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
1) Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức:
- Hiểu được đặc trưng thể loại truyện hiện đại
- Nắm vững nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa các văn bản truyện hiện đại.
b. Kĩ năng:
- Biết cách đọc - hiểu truyện hiện đại
- Vận dụng kiến thức tổng hợp viết đoạn văn/bài văn tự sự
c. Thái độ
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, yêu con người và cuộc sống
- Có tinh thần lạc quan
- Giáo dục cách sống khiêm tốn, nhân ái…
2) Năng lực có thể hình thành thông qua chủ đề
- Thu nhận và lý giải thông tin trong văn bản
- Sử dụng ngôn ngữ môn học
- Phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống
- Năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản
Nội dung
Câu
hỏi/bài
tập đánh
giá kĩ
năng
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần
đạt)
Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu cần
đạt)


Vận dụng thấp
(Mô tả yêu cầu cần
đạt)
Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu cần
đạt)
- Tác giả, hoàn cảnh
ra đời của tác phẩm
- Thể loại văn bản.
- Đế tài, cốt truyện,
sự việc, nhân vật…
- Ý nghĩa nội dung.
- Giá trị nghệ thuật
miêu tả, kể
chuyện…
Câu hỏi/
bài tập
định tính
(Trắc
nghiệm/
Tự luận)
- Nhớ được những
nét chính về tác giả,
tác phẩm/ đoạn trích.
- Nhận diện được
phương thức biểu đạt,
ngôi kể, các sự
việc…
- Tóm tắt được cốt
truyện, chỉ ra được đề

tài, chủ đề của tác
phẩm
- Nhận ra được một
số chi tiết, hình ảnh,
sự việc… tiêu biểu
- Nhận diện về từ
loại, các thành phần
chính của câu ,nhận
diện về các phép tu
từ…
- Giải thích được
những nét đặc sắc về
nội dung, nghệ thuật
chi tiết, sự việc tiêu
biểu
- Lí giải được ý nghĩa
nội dung của tác
phẩm.
- Giải thích được ý
nghĩa nhan đề của tác
phẩm
- Hiểu được tác dụng
của các phép tu từ
- So sánh ý nghĩa của
các tác phẩm
- Vận dụng hiểu biết
về tác giả, tác phẩm,
thể loại lí giải giá trị
nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm.

- Hiểu được ý nghĩa
của một số hình ảnh,
chi tiết đặc sắc trong
truyện
- Trình bày được cảm
nhận ấn tượng của cá
nhân về giá trị nội
dung và nghệ thuật
của văn bản
- Khái quát ý nghĩa tư
tưởng mà tác giả gửi
đến người đọc.
- So sánh sự giống và
khác nhau để thấy
được những nét đặc
sắc của cách miêu tả.
- Biết tự đọc và
khám phá các giá trị
của một văn bản
mới cùng thể loại.
- Trình bày những
kiến giải riêng về
nhân vật, cốt truyện
…, những phát hiện
sáng tạo về văn bản.
- Vận dụng tri thức
đọc hiểu văn bản để
kiến tạo những giá
trị sống của ca nhân
(những bài học rút

ra và vận dụng vào
cuộc sống)
- Sáng tác thơ, vẽ
tranh; kể sáng tạo
Câu hỏi định tính, định lượng:
- Trắc nghiệm khách quan (Tác giả, tác phẩm,
đặc điểm thể loại …)
- Câu tự luận trả lời ngắn
Bài tập thực hành:
- Trình bày miệng (thuyết trình, kể chuyện,
trình bày một số vấn đề …)
- Nghiên cứu so sánh tác phẩm, nhân vật
theo chủ đề.
- Viết đoạn văn (hoặc bài văn) để trình bày
những hiểu biết về các tác phẩm, vận dụng
những vấn đề đã học vào cuộc sống như thế
nào …
* CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MINH HỌA
Văn bản 1: Bài học đường đời đầu tiên (Trích “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài)
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Nêu những hiểu biết của em
về tác giả Tô Hoài.
- Em hiểu gì về truyện đồng
thoại?
- Kể lại tóm tắt câu chuyện
của Dế Mèn trong đoạn trích
trên.
- Tính cách Dế Mèn được thể
hiện qua những chi tiết nào về
hành động, ý nghĩ?

- Giải thích ý nghĩa nhan đề
tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu
ký.
- Thảo luận nhóm và trình bày
trước lớp về ý nghĩa của
truyện.
- Em nhận xét gì về tính cách
Dế Mèn, Dế Mèn đã làm gì
khiến mình phải ân hận suốt
đời?
- Bài học mà Dế Mèn phải ghi
nhớ suốt đời là gì?
- Nêu nhận xét về nghệ thuật
miêu tả xen kẽ với nghệ thuật
kể chuyện qua đoạn trích?
- Em học tập được gì từ nghệ
thuật miêu tả và kể chuyện
của nhà văn qua văn bản?
- Bài học em tự rút ra cho
mình trong cuộc sống là gì?
- Nếu em là Dế Choắt trong
Bài học đường đời đầu tiên
(Tô Hoài), em có tha thứ cho
Dế Mèn không? Vì sao?
Văn bản 2: Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi)
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Nêu những hiểu biết của em
về tác giả Đoàn Giỏi và miền
đất Cà Mau.
- Cảnh sông nước Cà Mau

được tả theo trình tự nào?
- Những dấu hiệu nào của
thiên nhiên Cà Mau gợi cho
con người nhiều ấn tượng khi
đi qua mảnh đất này?
- Khi miêu tả cảnh sông nước
Cà Mau, sự độc đáo của tên
sông, tên đất nơi đây được thể
hiện bằng nghệ thuật nào?
- Cách miêu tả của tác giả có
gì độc đáo? Tác dụng của
cách tả này?
- Đoạn văn tả sông và nước
Năm Căn tạo nên một thiên
nhiên như thế nào trong tưởng
tượng của em?
- Quang cảnh chợ Năm Căn
hiện lên vừa quen thuộc vừa
lạ lùng. Tại sao?
- Nêu tác dụng của cách dùng
từ, nghệ thuật so sánh trong
đoạn miêu tả về dòng Năm
Căn và rừng đước.
- Nêu nhận xét về nghệ thuật
của đoạn trích.
- Qua đoạn trích, em cảm
nhận được gì về vùng đất
này?
- Em học tập được gì từ nghệ
thuật tả cảnh của tác giả?

- Cảm xúc của em về vẻ đẹp
của thiên nhiên quê hương đất
nước.
Văn bản 3: Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Nêu những hiểu biết của em
về tác giả Tạ Duy Anh.
- Phương thức biểu đạt chính
- Tại sao người anh lại lén trút
ra một tiếng thở dài sau khi
xem tranh của em gái và có
- Đoạn kết đã hé mở các ý
nghĩa nào của truyện?
- Nêu nhận xét về nghệ thuật
- Qua truyện em rút ra được
bài học gì về cách ứng xử
trong cuộc sống?
của văn bản là gì?
- Nhân vật chính của truyện là
ai?
- Văn bản có sự lồng ghép của
hai cốt truyện nhỏ, hãy tìm hai
cốt truyện đó?
của chỉ đẩy em ra khi em gái
chia vui vì được giải thưởng?
- Khi thấy mình trong bức
tranh của em gái, người anh
muốn khóc, vì sao?
- Tại sao bức tranh chứ không
phải nhân vật nào khác lại có

sức cảm hóa người anh đến
thế?
kể chuyện và miêu tả trong
truyện hiện đại?
- Nhân vật nào trong truyện
để lại cho em ấn tượng sâu sắc
nhất? Hãy viết một đoạn văn
ngắn nêu cảm nghĩ của em về
nhân vật đó.
Văn bản 4: Vượt thác (Võ Quảng)
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Nêu những hiểu biết của em
về tác giả Võ Quảng và dòng
sông Thu Bồn.
- Văn bản Vượt thác là một
bài văn miêu tả có bố cục 3
phần, hãy chỉ ra các phần đó?
- Cảnh dòng sông, cảnh hai
bên bờ, cảnh vượt thác của
dượng Hương Thư được miêu
tả bằng những chi tiết nổi bật
nào? Tác giả sử dụng nghệ
- Nhận xét của em về nghệ
thuật miêu tả trên phương
diện dùng từ, biện pháp tu từ?
Tác dụng của cách sử dụng
đó?
- Cảm nhận của em về cảnh
tượng thiên nhiên, người lao
động nơi đây.

- Miêu tả cảnh vượt thác, tác
giả muốn thể hiện tình cảm
nào đối với quê hương?
- Trình bày cảm nhận của em
về vẻ đẹp của người lao động.
- Nhận xét về nghệ thuật miêu
tả qua hai văn bản Sông nước
Cà Mau và Vượt thác.
- Em học tập được gì từ nghệ
thuật tả cảnh của tác giả?
- Cảm xúc của em về vẻ đẹp
của thiên nhiên quê hương đất
nước.
thuật gì?
ĐỀ KIỂM TRA: NGỮ VĂN 6
Chủ đề: Văn học hiện đại
Ma trận đề kiểm tra
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số
1. Đọc hiểu - Nhớ tên văn bản, tác
giả.
- Nhận diện được thể
loại.
- Nhớ một số nội
dung, chi tiết tiêu
biểu của đoạn trích.
- Nhận biết được
phương thức biểu đạt.
- Hiểu được ý nghĩa,

nội dung một số chi
tiết, đoạn văn đặc sắc
của văn bản.
- Nhận diện được từ
láy, biện pháp tu từ
Số câu
Số điểm
5
2,5
1
1,5
6
4
2. Tạo lập văn bản - Viết đoạn văn thể
hiện cảm nhận của
bản thân về một
nhân vật trong
truyện.
- Nêu ý kiến cá nhân
để bàn luận về nhân
vật trong truyện.
Số câu
Số điểm
1
3
1
3
2
6
Tổng số

Số câu
Số điểm
4
2
2
2
1
3
1
3
8
10
ĐỀ KIỂM TRA
Môn : Ngữ văn 6
Thời gian : 60 phút
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh,
dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn
mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối – thứ âm thanh
đơn điệu triền miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người trước cái
quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu.”(Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1 : Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
A. Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi)
B. Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
C. Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài)
D. Vượt thác (Võ Quảng)
Câu 2 : Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?
A. Nghị luận
B. Miêu tả
C. Tự sự

D. Biểu cảm
Câu 3 : Văn bản của đoạn văn trên thuộc thể loại gì ?
A. Truyện hiện đại
B. Truyện trung đại
Câu 4: Câu Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện đã sử dụng
biện pháp tu từ gì?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 5: Tìm ít nhất hai từ láy trong đoạn văn.
Câu 6: Nêu nội dung chính của đoạn văn.
Câu 7: Nhân vật nào trong các truyện đã học để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của
em về nhân vật đó.
Câu 8: Nếu em là Dế Choắt trong Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài), em có tha thứ cho Dế Mèn không? Vì sao?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (0,5 điểm)
Mức tối đa: Đáp án A
Mức chưa tối đa: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu 2: (0,5 điểm)
Mức tối đa: Đáp án B
Mức chưa tối đa: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu 3: (0,5 điểm)
Mức tối đa: Đáp án A
Mức chưa tối đa: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu 4: (0,5 điểm)
Mức tối đa: Đáp án B
Mức chưa tối đa: Không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu 5: (0,5 điểm)
Mức đầy đủ: Học sinh tìm được 2 từ láy trở lên: chi chít, rì rào, triền miên

Mức chưa đầy đủ: Học sinh tìm được đúng 1 từ láy
Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Câu 6 (1,5 điểm)
Mức đầy đủ: Học sinh chỉ ra được nội dung chính của đoạn văn: Cảnh sông nước Cà Mau
Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Câu 7 (3,0 điểm)
Mức đầy đủ:
- Về phương diện nội dung (2,5 điểm): Học sinh chỉ ra được nhân vật mình yêu thích và lý giải được tại sao mình lại yêu thích
nhân vật ấy.
- Về phương diện hình thức (0,5 điểm): Đoạn văn không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả; từ ngữ giàu hình ảnh, có tính biểu cảm.
Mức chưa đầy đủ: Chỉ đảm bảo được một trong các nội dung về nội dung và hình thức trên
Mức không tính điểm: Không làm bài hoặc lạc đề.
Câu 8 (3,0 điểm)
Mức đầy đủ:
- Về phương diện nội dung (2,5 điểm): Học sinh đóng vai nhân vật Dế Choắt kể tóm tắt sự việc đã diễn ra, có thể tha thứ hoặc
không tha thứ cho Dế Mèn, đưa ra chính kiến của mình về quyết định ấy.
- Về phương diện hình thức (0,5 điểm): Đoạn văn không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả; từ ngữ giàu hình ảnh, có tính biểu cảm.
Mức chưa đầy đủ: Chỉ đảm bảo được một trong các nội dung về nội dung và hình thức trên
Mức không tính điểm: Không làm bài hoặc lạc đề.


×