Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Hướng dẫn Vray for Sketch Up

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.28 MB, 134 trang )





Khi render 1 hình ảnh với bất kỳ chương trình render nào, kể cả V-Ray for Sketchup, bạn phải
hiểu 3 yếu tố chính sẽ ảnh hưởng đế hình ảnh: Ánh Sáng, Chất Liệu và Bố Cục. Ánh Sáng
đóng vai trò quan trọng nhất trong 3 nhân tố trên. Nó sẽ ảnh hưởng đến màu, bóng đổ, sự
phản quang, sự khúc xạ giữa từng chi tiết đơn lẻ trong toàn bộ quang cảnh.

V-Ray for Sketchup là một dụng cụ render được trang bị Hệ Thống Chiếu Sáng Toàn Cầu
(Global Illumination – GI), giúp cho người sử dụng có thể bố trí ánh sáng cho toàn bộ quang
cảnh một cách dễ dàng. Vì vậy họ không phải tốn nhiều thời gian để điều chỉnh vị trí chiếu
sáng và độ sáng tối.

Khái niệm về GI khá đơn giản. Hãy tưởng tượng một căn phòng có cửa sổ nhưng lại không
lắp một bóng đèn nào. Ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài rọi vào phòng qua khung cửa sổ, vì
vậy căn phòng sẽ không hề tối tăm mặc dù không có ngọn đèn nào được thắp lên trong đó.
Một vài người còn gọi đây là “hệ thống chiếu sáng lười”. Mục đích của nó là cho phép người
sử dụng có càng nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt mà họ không phải tốn quá nhiều thời gian
để tạo ra nó.

V-Ray for Sketchup cũng hỗ trợ các giá trị High Dynamic Range, hay còn gọi là High Dynamic
Range Image (HDRI). Ở chế độ 24bit, với 1 hình ảnh RGB 8bit mỗi kênh (Low Dynamic Range
Image), màu trắng sáng nhất mà ta có thể có được là R255, G255 và B255. Nhưng nó vẫn
còn tối hơn ánh sáng mặt trời cả ngàn lần. Với 1 file HDR, người sử dụng có 1 thang điều
chỉnh độ sáng tối rộng hơn. HDR là một dạng file hình rất đặc biệt. Nó thường bắt đầu bằng
cách chụp ảnh 360 độ chuyên nghiệp, sau đó chuyển đổi qua dạng hình ảnh 96bit toàn màn
hình bằng cách sử dụng phần mềm HDR chuyên nghiệp. Lợi ích của việc sử dụng HDR là bạn
có thể sử dụng hình ảnh toàn màn hình này khi bạn render nguồn sáng. Nó cũng có thể được
sử dụng như là background render.


V-Ray for Sketchup còn hỗ trợ các file ảnh định dạng thường để làm nguồn sáng cho GI.

Tuy nhiên, vẫn có một số hạn chế khi sử dụng chương trình định dạng hình ảnh HDR để diễn
tả môi trường ánh sáng. Cùng với các hình ảnh định dạng thong thường mô phỏng mội trường
ánh sáng , HDR thường chỉ được sử dụng với mục đích hỗ trợ ánh sáng cho toàn quang
cảnh. Điều đó có nghĩa là việc điều chỉnh cài đặt cho các nguồn sáng chính vẫn còn là một
công việc quan trọng trong V-Ray for Sketchup. Chúng ta sẽ thảo luận về cách sử dụng ánh
sáng, vật liệu và bốc cục trong phần sau.







Render với các cài đặt mặc định:
Các tùy chọn mặc định trong V-Ray for Sketchup được lập nên để một số yếu tố cần thiết của
V-Ray được khởi động. Nên làm việc này vì một số tính năng đặc biệt của V-Ray đã được
thiết lập với những cài đặt riêng. Tuy nhiên còn một số yếu tố trợ giúp cho công việc render
cuối cùng và việc biết được các yếu tố đó là gì là rất quan trọng. Nhờ đó mà ta sẽ tránh được
những kết quả không mong muốn khi chúng ta bắt đầu tự mình điều chỉnh tùy chọn render.
Trư
ớc Khi Bắt
Đ

u Render V
ới V
-
Ray f
or SketchUp


Tìm Hi
ểu Các Cài
Đ
ặt Mặc
Đ
ịnh Của V
-
Ray f
or
SketchUp

Những yếu tố chủ chốt trong cài đặt mặc định:
V-Ray có 3 yếu
tố chủ chốt đặc
biệt. Chúng tạo
nên một số
phương diện
trong công việc
render mặc
định. Những
yếu tố này là
Chiếu Sáng
Gián Tiếp, Mặt
Trời và Bầu
Trời trong V-
Ray, và
Camera Vật Lý.
Những yếu tố
này sẽ được

giải thích ngắn
gọn tiếp sau
đây. Bạn có thể
tìm hiểu chi tiết
hơn về chúng ở
những chương
khác trong
sách.

Chiếu Sáng Gián Tiếp đơn giản là ánh sáng không phản chiếu trực tiếp từ một nguồn sáng
đơn. Trong V-Ray, loại ánh sáng này là đặc trưng từ 2 loại ánh sáng khác: Sự Chiếu Sáng
Toàn Cầu và Sự Lóe Sáng. Sự Chiếu Sáng Toàn Cầu đơn giản đó là ánh sáng dạng vòm
được phát ra xung quanh quang cảnh. Sử dụng loại ánh sáng này ta có thể thiết lập ánh sáng
rất dễ dàng và nhanh chóng. Sự Lóe Sáng hiểu một cách đơn giản đó là năng lượng sáng
phản chiếu từ một bề mặt. Nó cho phép V-Ray tạo nên những nét render có chất lượng cao.
Để tìm hiểu sâu hơn về Chiếu Sáng Gián Tiếp, xem trang 66.

Mặt Trời và Bầu Trời trong V-Ray là 1 kiểu nguồn sáng thực cho phép điều chỉnh các hiệu ứng
của mặt trời và bầu trời 1 cách dễ dàng. Đây là một công cụ rất hữu ích để thiết lập các nét
render bề ngoài với mặt trời. Tùy theo bản chất của mô hình, bạn sẽ thấy rằng dưới những
điều kiện thông thường thì mặt trời và vầu trời sẽ đặc biệt rất sáng. Vì vậy nên Camera Vật Lý
được sử dụng để làm sáng khung cảnh và đem đến một hình ảnh render đẹp đến mức khát
khao.

Camera Vậy Lý trong V-Ray lấy kiểu mẫu từ camera trong đời thực và có thể được sử dụng
để làm sáng một quang cảnh. Trong thế giới thực, ánh sáng có nhiều tình trạng khác nhau và
vì thế nhiếp ảnh gia sẽ sử dụng các chức năng của camera để điều chỉnh ánh sáng thích hợp
cho hình ảnh. Ánh sáng hợp lý tức là bức ảnh không bị quá sáng cũng như quá tối. Khi
render, camera này sẽ tạo cơ hội cho chúng ta điều chỉnh ánh sáng giống hệt như ánh sáng
trong đời thực (trong trường hợp này là ánh sáng từ mặt trời và bầu trời). Đồng thời chúng ta

cũng có thể điều chỉnh các cài đặt của camera để đạt được kết quả thực sự thỏa mãn.

Giái thích cụ thể về Mặt Trời và Bầu Trời và Camera Vật Lý xin xem trang 79 và 82.




Mở V-Ray for Sketchup
options
Các tuỳ chọn của V-Ray for
Sketchup điều khiển tất cả
các thông số của việc
render. Bạn có thể mở nó ra
từ menu Plugins bên trên
hoặc bấm trực tiếp vào V-
Ray options.








Lưu và tải các cài đặt tuỳ chọn
Có rất nhiều cài đặt tùy chọn trong V-Ray for Sketchup. Người sử dụng có thể lưu những cài
đặt hiện tại hoặc lưu những file khác nhau cho từng khung cảnh khác nhau, các cài đặt chất
lượng render khác nhau, hoặc các công cụ render khác nhau.

File/Save để lưu cái đặt tùy chọn. Sử dụng định dạng .visopt cho file. Kích thước file sẽ ở

khoảng 2Kb. Khi file SketchUp được lưu, những thay đổi trong cài đặt tùy chọn cũng sẽ được
lưu theo.

File/Load để tải các file định dạng .visopt đã lưu. Nó sẽ tự thay thế các cài đặt hiện tại. sử
dụng Restore Defaults để phục hồi lại cài đặt gốc của V-Ray.





















Các Tu
ỳ Chọn Render Trong V
-
Ray for SketchU

p






























Mở file Chairs-Original.skp. Đây là file gồm 3 cái ghế và một sàn nhà rộng. Tất cả các vật thể
đề chưa được quy định một loại vật liệu nào cũng như chưa bố trí ánh sáng cho quang cảnh.
Bấm biểu tượng render màu xanh phía trên và bạn sẽ có 1 bức hình với tông màu xám mà
không thay đổi gì các cài đặt của V-Ray.





Mở cửa sổ V-Ray Options, bung mục Ánh Sáng
Toàn Cầu (Global Switches), Môi trường
(Environment), và Chiếu sáng gián tiếp (Indirect
Illumination) xuống như trong hình sau

1. Bật/Tắt Ánh Sáng Toàn Cầu (Global
Switches)
Bỏ chọn Hidden Lights và Default Lights ở phần
Lighting bên dưới
Hidden Lights là làm ẩn đi ánh sáng trong khung
cảnh. Chức năng này được dùng khi người sử dụng
không muốn thấy ánh sáng trong khi vẽ. Khi bỏ
chọn ô Hidden Lights, các ánh sáng bị ẩn đi này sẽ
không ảnh hưởng đến công việc diễn họa. Để ngăn
không cho những ánh sáng bị ẩn đi này ảnh hưởng
đến ảnh diễn họa cuối cùng, bạn nên bỏ chọn ô
Hidden Lights trước khi bắt tay vào vẽ.
Default Lights đó là các ánh sáng ổn định trong V-
Ray. Người sử dụng không thể thấy cũng như
không thể chỉnh sửa các ánh sáng này trong quang
cảnh của mình. Nếu bỏ chọn ô Default Lights và

không đánh dấu chọn ô GI bên dưới thì toàn bộ
hình ảnh diễn họa sẽ chuyển thàng màu đen.
Bạn cũng nên đánh dấu chọn ô Low thread priority
ở phần Render để nó không ảnh hưởng đến
chương trình khác khi bạn render với V-Ray.

2. Chiếu Sáng Gián Tiếp (Indirect Illumination)
Đánh dấu chọn ô On trong phần GI để bật Chiếu
Sáng Gián Tiếp lên. Đây cũng được gọi là Chiếu
Sáng Toàn Cầu. Chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn về
những nơi được đánh dấu xanh lá cây sau.

3. Môi Trường (Environment)
Môi trường được dùng để điều khiển sự thu nhỏ,
màu sắc và HDR cho Sự Chiếu Sáng Toàn Cầu
(Global Illumination).
Đánh dấu chọn các ô GI và Background.

Điều chỉnh 3 mục này trước và sau đó chọn biểu
tượng render màu xanh dương ở trên cùng. Bạn sẽ
có được một hình ảnh với chế độ Chiếu Sáng Toàn
Cầu (Global Illumination). Hãy so sánh với hình ảnh
không có chiếu
sáng, bạn sẽ thấy
được các vật thể
không có bóng đen
bởi vì các vật thể
lấy ánh sáng từ mọi
hướng xung quanh.
Ảnh đang có tông xanh vì màu môi trường mặc định của V-Ray được thiết lập ở tông xanh

nhạt hoặc R204, G224, B225. Bấm vào ô phía sau GI để nhập màu mà bạn chọn. Thay thông
số Sat từ 62 thành 5. Màu sẽ được chuyển thành xanh nhạt với các thông số R250, G252,
B255, màu này rất gần với màu trắng. Bấm OK để thoát. Sau đó bấm vài biểu tượng render
màu xanh để tô màu. Màu của bức ảnh rất gần với màu trắng như hình bên dưới.
















































Vì những chiếc ghế và sàn nhà chưa được quy định vật liệu nên V-Ray mặc định cho chúng
có màu trắng. Để quy định vật liệu cho vật thể và điểu chỉnh chúng, chúng ta cần mở bảng
Properties.

Hai cách để quy định vật liệu trong V-Ray

Cách 1:

Bước 1: Bấm Ctrl+A để chọn toàn bộ các vật thể trên màn hình, sau đó click phải lên vật thể,

chọn V-Ray
























Bước 2: Trong cửa sổ Material, chọn Default_VRay_Material, sau đó bấm Apply.





Bước 3: Bây giờ thì vật thể đã được quy định vật liệu. Bạn có thể mở Material Editor để điều
chỉnh và tạo các loại vật liệu.


Một cách khác để quy định vật liệu là thông qua Material Editor. Xin xem trang 15.






Material Editor có thể được mở bằng 1 trong 3 cách sau:
1. Click vào biểu tượng trong hộp công
cụ của V-Ray for Sketchup

2. Chọn Material Editor từ thanh Plugins V-
Ray




3. Click phải vào nút Edit trong cửa sổ
Properties












Material Editor Trong V-Ray for SketchUp
V-Ray Material Editor
V-Ray for Sketchup Material Editor có 3 phần:
A. Material Workplace: thể hiện toàn bộ các vật liệu được chọn. Click phải để thêm vào
(add), nhập vào (import), xuất ra (export), đổi tên (rename), bỏ đi (remove), và lựa chọn
các vật liệu hiện có cho vật thể. Ví dụ: quy định các vật liệu hiện có cho các vật thể, xóa
các vật liệu không được sử dụng trong hình, và thêm các lớp phản chiếu, lớp khúc xạ
cho vật liệu.
B. Material Preview: nút Update Preview cho phép bạn xem trước các vật liệu đã được điều
chỉnh.
C. Các tùy chọn (Options) để kiểm soát vật liệu. Các tùy chọn sẽ thay đổi tùy theo những vật
liệu được thêm vào trong phần A.























Bấm vào nút
Update Preview
để cập nhật vật
liệu vừa chọn cho
hình ảnh xem
trước.













Lớp khuếch tán (Diffuse Layer)
Color: sử dụng để quy định màu cho vật liệu. Hộp m ở bên phải được sử dụng để quy định
hoa văn (pattern) và sắp xếp sự liên tục (sequence)

Transparency: được sử dụng để điều chỉnh độ trong suốt của màu sắc. Màu đen là hoàn toàn
đục, màu trắng là hoàn toàn trong suốt.








































































Cách thêm vật liệu mới:
Cách 1: Click phải vào Scene Material, chọn Add new material -> Add VRayMtl.

















































Cách 2: Click phải vào Scene Material, chọn Import new material để nhập (import) một file vật
liệu đã lưu vào.
Cách 3: Click phải vào vật thể, bấm vào nút Create để thêm một vật liệu mới.









Cách tạo bản sao của một
vật liệu (Duplicate):
Trong phần Material
Workplace, click phải vào
vật liệu mà bạn muốn tạo
bản sao, và chọn Duplicate.
Đây cũng là một cách khác
để thêm vào một vật liệu
mới.



































Cách đổi tên một vật liệu (Rename)
Click phải vào tên của vật liệu bạn muốn thay đổi, chọn Rename. Trong tên của vật liệu không
được có số thập phân hoặc có khoảng trống.




















































Cách bỏ một vật liệu (Remove)
Click phải vào tên của vật liệu bạn muốn bỏ, chọn remove. Nếu vật liệu muốn bỏ đang được
quy định cho các vật thể trong phối cảnh thì V-Ray sẽ hiện một cửa sổ để hỏi bạn rằng có
chắc chắn muốn bỏ vật liệu đó hay không.


















































Các thao tác khác
Click phải vào vật liệu bạn muốn xuất ra (export), chọn “export” để xuất vật liệu này. Đuôi của
file xuất ra là .vismat và độ lớn của file là 1Kb. File này sau này có thể được nhập trở lại
(import) hoặc chuyển cho người sử dụng khác.

Ba kiểu lựa chọn khác:
1. Select Objects by
materials: chọn những
vật thể sử dụng chất
liệu này trong phối
cảnh.
2. Apply materials to
object(s): quy định loại
vật liệu này cho những
vật thể được chọn trong
phối cảnh.










































Bất kỳ vật liệu nào nằm trong Scene Materials đều có thể được quy định cho vật thể bằng
cách click phải vào vật thể mẫu.











































Bỏ các vật liệu không sử dụng: click phải vào
Scene Materials để chọn bỏ những vật liệu
không được sử dụng cho các vật thể trong phối
cảnh.





















01. Mở file Chairs-GI.skp. Chọn tất cả các vật thể. Click phải bên trên mẫu, chọn Vray for
SketchUp, bấm Create để thêm vào một vật liệu mới. Material Editor sẽ hiện ra một vật liệu
mới được đặt tên là DefaultMaterial ở cửa sổ Scene Material.
02. Đổi tên vật liệu mới này thành Ground.

File này chỉnh tùy chọn (Options) của V-Ray thành GI. Trong hình sử dụng ánh sáng
môi trường GI và có màu nền. Hidden Lights và Default Lights được đóng lại. Các tùy
chọn còn lại giữ nguyên mặc định.
B
ạn không thể dùng Undo
đ
ể hủy bỏ các
thay đổi trong Material Editor.

Cách S

ử Dụng Vật Liệu




03. Chọn Diffuse để nhập màu vào. Màu mặc định của V-Ray là R128, G128, B128. Thay đổi
thành màu xám nhạt với các thông số: R230, G230, B230. Sau đó thoát ra.
04. Click phải vào vật liệu Ground. Chọn Duplicate và đổi tên thành Chair-Orange.
05. Click trái vào điểm trống để bỏ chọn vật thể. Click chọn 3 chiếc ghế. Sau đó trở lại Material
Editor, click phải vào Chair-Orange, chọn Apply material to object(s)











































































V
-
Ray t

đ
ộng cập nhật những thay
đ


i v
ề vật liệu của vật thể. Do
đó không c
ần thiết
để apply vật liệu một lần nữa.

06. Bấm vào Diffuse và thay đổi màu thành R248, G134, B0 (màu cam) và thoát.
07. Render và xem bạn có được kết quả như hình bên phải hay không.











08. Duplicate vật liệu CHAIR-ORANGE và đổi tên thành CHAIR-GREEN. Làm lại thao tác 06
và chỉnh các thông số thành R127, G255, B178, sau đó thoát ra.
09. Apply vật liệu CHAIR-GREEN này vào ghế bên nằm bên góc phải.
10. Duplicate vật liệu CHAIR_GREEN và đổi tên thành CHAIR-RED. Lặp lại thao tác 06 và
chỉnh các thông số thành R244, G40, B11.
11. Chọn ghế trên cùng và apply vật liệu RED-CHAIR cho nó.













































12. Render và xem bạn có được kết quả như trong hình bên dưới hay không.





















Từ đầu đến giờ chúng ta chưa thêm ánh sáng vào phối cảnh, tuy nhiên hình diễn họa trông
cũng đã khá đẹp. Bóng của vật thể trông rất mịn vì chúng ta sử dụng GI làm nguồn sáng duy
nhất. Vì vậy chúng ta càn phải thêm một ít ánh sáng vào để tạo thêm độ sâu cho hình ảnh.

01. Từ thanh công cụ Vray, chọn biểu tượng thứ 7 từ trái qua (Create Rectangular Light).




Thêm Ánh Sáng




02. Từ góc nhìn bên trên, làm theo các
bước sau để tạo ánh sáng vuông góc
(Rectangular Light) trong phối cảnh.




04. Để hoàn tất việc tạo ánh sáng, click
trái vào phía trên bên phải (top right)
của phối cảnh như trong hình sau:

03. Bắt đầu từ góc dưới bên trái.



05. Chọn ánh sáng vuông góc bạn vừa mới

tạo.












06. Đổi sang góc nhìn chính diện, chọn
công cụ di chuyển (move tool) và kéo ánh
sáng về phía đỉnh, xấp xỉ 4 lần chiều cao
của chiếc ghế.


























08. Chọn Rectangular Light. Click phải vào
vật thể và chọn Edit Light.

07. Render nó và bạn sẽ có được một bức
ảnh rất sáng như hình bên dưới. Đó là vì
cài đặt mặc định của Ánh Sáng Vuông Góc
(Rectangular Light) là Không Bị Bể Nát (No
Decay). Hãy làm theo các bước sau để
điều chỉnh nó.
























09. Bỏ chọn ô No Decay. Điều này sẽ làm
cho khoảng cách giữa nguồn sáng và vật
thể được so sánh với nhau khi render. Có
nghĩa là vật thể ở xa nguồn sáng hơn sẽ
nhận ít ánh sáng hơn và trở trên tối hơn.
Để làm cho vật thể sáng hơn, bạn có thể
tăng
cường độ
ánh sáng
hoặc đưa
nguồn
sáng đến
gần vật
thể hơn.










MULTIPLIER = 3

10. Khi bỏ chọn ô No Decay, cài đặt mặc
định của cường độ ánh sáng sẽ là 1. Hãy
đổi thông số ở Multiplier từ 1 thành 4.











11. Bấm vào nút Render một lần nữa và
bạn sẽ có được một kết quả hoàn hảo hơn
như hình dưới đây.















Sau đây là một số hình ảnh với các cường độ ánh sáng khác nhau.





























MULTIPLIER = 1
MULTIPLIER = 5
MULTIPLIER = 7




Rectangular Light đóng một vai trò rất quan trọng trong V-Ray. Công cụ này rất dễ sử dụng và
kết quả cuối cùng thu được rất mịn. Không giống như Ánh Sáng Điểm (Point Light), khi sử
dụng Ánh Sáng Vuông Góc (Rectangular Light) ta không cần phải lo lắng về vấn đề góc ánh
sáng. Nó cũng cho phép các vật liệu phản chiếu ánh sáng khắp khung cảnh. Những loại ánh
sáng khác thì không thể nhìn thấy được trên các vật thể có thể phản chiếu ánh sáng. Dưới
đây là một vài đặc tính quan trọng của Rectangular Light.

Kích thước ảnh hưởng đến cường độ
Xem hình dưới đây và bạn sẽ thấy kích thước của Rectangular Light ảnh hưởng đến cường
độ của nó








































Các Đặc Tính Của Ánh Sáng Vuông Góc (Rectangular Light)

×