Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

đánh giá hiệu quả của kỹ thuật pcr phát hiện trực tiếp mycobacterium tuberculosis trong mẫu bệnh phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 66 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





NGUYỄN DUY HÀ




ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KỸ THUẬT PCR
PHÁT HIỆN TRỰC TIẾP MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
TRONG MẪU BỆNH PHẨM





LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC









Thái Nguyên – Năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGUYỄN DUY HÀ



ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KỸ THUẬT PCR
PHÁT HIỆN TRỰC TIẾP MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS
TRONG MẪU BỆNH PHẨM


Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60.46.30


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐẮC TRUNG





Thái Nguyên – Năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Đắc Trung – Phòng Xét
nghiệm Vi sinh vật và Sinh học phân tử - Bộ môn Vi sinh – Trường Đại học Y Dược
Thái Nguyên, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, kĩ thuật viên và nhân viên của Bộ
môn Vi sinh – Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện về máy
móc và cơ sở vật chất giúp tôi hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch Tổng hợp,
các bác sỹ, kĩ thuật viên của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên đã cung cấp
mẫu bệnh phẩm, hỗ trợ và giúp đỡ tôi hoàn thành một số thí nghiệm trong quá
trình nghiên cứu.
Cùng với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi tới toàn thể các thầy cô giáo trong
Khoa Sinh – KTNN, Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân và gia đình đã động viên và giúp
đỡ tôi rất nhiều.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011
Học Viên


Nguyễn Duy Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa có ai công bố trong một
công trình nào khác.

Học Viên

Nguyễn Duy Hà


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục
i
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt
iii

Danh mục các bảng
iv
Danh mục các hình vẽ
v
MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh lao
3
1.2. Tình hình bệnh lao trên thế giới và ở Việt Nam
3
1.3. Đặc điểm của bệnh lao và đặc điểm của vi khuẩn lao
8
1.4. Các phương pháp chẩn đoán vi khuẩn lao và bệnh lao
16
1.4.1. Kỹ thuật soi kính trực tiếp
16
1.4.2. Kỹ thuật nuôi cấy
17
1.4.3. Kỹ thuật PCR
17
1.4.4. Kỹ thuật RFLP
17
1.4.5. Phương pháp ELISA
1.4.6. Miễn dịch tế bào
17
18
1.4.7. Miễn dịch dịch thể
18

1.5. Phương pháp PCR và các ứng dụng trong y học
19
1.5.1. Nguyên lý của kỹ thuật PCR
19
1.5.2. Thành phần phản ứng
19
1.5.3. Các ứng dụng của kỹ thuật PCR trong y học
20
1.5.4. Sự đa dạng trong quy trình kỹ thuật và trình tự nucleotide đặc hiệu
được sử dụng để phát hiện vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis
22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
23
2.1. Đối tượng nghiên cứu
23
2.2. Dụng cụ và thiết bị xét nghiệm
23
2.3. Hóa chất xét nghiệm
23
2.4. Quy trình nghiên cứu
24
2.5. Phương pháp và kĩ thuật nghiên cứu
25
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
33
3.1 Kết quả phát hiện vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis trong các

mẫu bệnh phẩm
33
3.1.1. Kết quả phát hiện vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis trong bệnh
phẩm đờm
33
3.1.2. Kết quả phát hiện vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis trong bệnh
phẩm dịch màng phổi
35
3.2. Hiệu quả của kỹ thuật PCR trong việc phát hiện nhanh vi khuẩn lao
Mycobacterium tuberculosis
37
3.2.1. Hiệu quả phát hiện vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis trong đờm
38
3.2.2. Hiệu quả phát hiện vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis trong
dịch màng phổi
40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
48
PHỤ LỤC



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Viết đầy đủ

AFB
Acid Fast Bacilli
AIDS
Acquired Immuno Deficiency Syndrome
BK
Bacille de Kock
Bp
Base pair
CTCLQG
Chương trình chống lao quốc gia
DRPQ
Dịch rửa phế quản
EDTA
Ethylene Diamine Tetra Acetic Acid
ELISA
Enzyme Linked Immunosorbent Assay
GTDBDT
Giá trị dự báo dương tính
GTDBAT
Giá trị dự báo âm tính
HIV
Human Immunodeficiency Virus
IgG
Immuno globin G
IS6110
Insert Sequence 6110
PCR
Polymerase Chain Reaction
Se
Sensitivity (độ nhạy)

Sp
Specificity (độ đặc hiệu)
TCYTTG
Tổ chức Y tế thế giới
WHO
World Health Organization


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Trang
Bảng 1.1. Ước tính bệnh nhân lao mới mắc năm 2002 theo khu vực
5
Bảng 1.2. Số liệu ước tính bệnh lao của nước ta hàng năm
7
Bảng 2.1. Phân loại kết quả nhuộm soi
27
Bảng 2.2. Phân loại kết quả nuôi cấy
28
Bảng 2.3. Các thành phần phản ứng PCR
30
Bảng 3.1. Kết quả nhuộm soi phát hiện vi khuẩn AFB trong đờm
33
Bảng 3.2. Kết quả nuôi cấy phát hiện vi khuẩn Mycobacterium tubercuolosis
trong đờm
33
Bảng 3.3. Kết quả PCR phát hiện vi khuẩn Mycobacterium tubercuolosis
trong đờm

34
Bảng 3.4 Kết quả nhuộm soi phát hiện vi khuẩn AFB trong dịch màng phổi
35
Bảng 3.5. Kết quả nuôi cấy phát hiện vi khuẩn Mycobacterium tubercuolosis
trong dịch màng phổi
35
Bảng 3.6. Kết quả PCR phát hiện vi khuẩn Mycobacterium tubercuolosis
trong dịch màng phổi
36
Bảng 3.7. Hiệu quả phát hiện vi khuẩn lao Mycobacterium tubercuolosis
trong đờm bằng nhuộm soi so với nuôi cấy
38
Bảng 3.8. Hiệu quả phát hiện vi khuẩn lao Mycobacterium tubercuolosis
trong đờm bằng PCR so với nuôi cấy
39
Bảng 3.9. Hiệu quả phát hiện vi khuẩn lao Mycobacterium tubercuolosis
trong dịch màng phổi bằng nhuộm soi so với nuôi cấy
40
Bảng 3.10. Hiệu quả phát hiện vi khuẩn lao Mycobacterium tubercuolosis
trong dịch màng phổi bằng PCR so với nuôi cấy
41
Bảng 3.11. So sánh hiệu quả phát hiện vi khuẩn lao Mycobacterium
tubercuolosis trong đờm giữa phương pháp nhuộm soi và PCR
42
Bảng 3.12. So sánh hiệu quả phát hiện vi khuẩn lao Mycobacterium
tubercuolosis trong dịch màng phổi giữa phương pháp nhuộm soi và PCR
43


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1.1. Vi khuẩn lao Mycobacterium tubercuolosis soi dưới kính hiển vi
14
Hình 1.2. Khuẩn lạc vi khuẩn lao trên môi trường nuôi cấy
15
Hình 1.3. Cấu trúc thành vi khuẩn lao
15
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu
24
Hình .2.2. Sơ đồ chu trình nhiệt phản ứng PCR
30
Hình 3.1. So sánh kết quả phát hiện vi khuẩn lao Mycobacterium
tubercuolosis trong đờm bằng 3 phương pháp
34
Hình 3.2. So sánh kết quả phát hiện vi khuẩn lao Mycobacterium
tubercuolosis trong dịch màng phổi bằng 3 phương pháp
36
Hình 3.3. So sánh hiệu quả phát hiện vi khuẩn lao Mycobacterium
tubercuolosis trong đờm giữa phương pháp nhuộm soi và PCR
42
Hình 3.4. So sánh hiệu quả phát hiện vi khuẩn lao Mycobacterium
tubercuolosis trong dịch màng phổi giữa phương pháp nhuộm soi và PCR
43
Hình 3.5. Hình ảnh soi trên kính hiển vi quang học trực khuẩn lao AFB
nhuộm bằng phương pháp Ziehl-Neelsen
44
Hình 3.6. Đặc điểm phát triển của vi khuẩn lao trên môi trường nuôi cấy

Ogawa
45
Hình 3.7. Điện di đồ DNA trên gel agarose 1,0%
45






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU

Lao là một bệnh nhiễm khuẩn phổ biến ở người, số người mắc lao trong cộng
đồng ngày càng tăng. Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 1994 có khoảng 1/3 dân số
thế giới bị nhiễm lao. Mỗi năm có 30 triệu người nhiễm lao, mỗi giây có thêm 1
người nhiễm lao. Bệnh lao là bệnh gây tử vong hàng đầu ở người lớn, mỗi năm có 3
triệu người chết vì lao, đến năm 2020 có thêm 1 tỷ người nhiễm lao trong đó có
khoảng 70 triệu người chết vì lao mà chủ yếu là lao phổi. Bệnh lao chủ yếu phát
triển ở những nước nghèo, các nước đang phát triển, khoảng 95% số bệnh nhân lao
và 98% số người chết do lao ở những nước có thu nhập vừa và thấp [8, 9, 10, 43].
Ở các nước đang phát triển, bệnh lao vẫn còn tồn tại trong cộng đồng do rất
nhiều yếu tố: sự bùng nổ của đại dịch HIV/AIDS, tăng dân số không kìm hãm được,
do sự phân cực, phân hóa giàu nghèo, hoạt động chưa hiệu quả của các chương trình
phòng chống lao quốc gia. Việt Nam đứng thứ 12 trong số 22 nước có số bệnh nhân
lao cao trên toàn cầu (WHO, 2008). Trong khu vưc Tây-Thái Bình Dương, Việt
Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Philippinnes về số lượng bệnh nhân lao lưu

hành cũng như bệnh nhân lao xuất hiện thêm hàng năm.
Để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như tỷ lệ tử vong do bệnh lao, một trong
những biện pháp mà Tổ chức Y tế thế giới ưu tiên hàng đầu là đẩy mạnh việc phát
hiện sớm các trường hợp mắc lao, điều trị kịp thời để loại bỏ nguồn lây, hạn chế tối
đa sự lây nhiễm trong cộng đồng.
Bệnh lao là bệnh nhiễm khuẩn, tác nhân gây bệnh là trực khuẩn
Mycobacterium tuberculosis. Phát hiện và chẩn đoán lao quan trọng nhất chủ yếu
dựa vào việc phát hiện trực khuẩn lao trong cơ thể hoặc trong chất xuất tiết của
người bị bệnh lao. Tìm thấy trực khuẩn lao được coi là “tiêu chuẩn vàng” trong
việc chẩn đoán bệnh lao. Hiện nay có một số phương pháp giúp chẩn đoán xác định
hoặc hỗ trợ chẩn đoán xác định vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao
như: nhuộm soi trực tiếp, nuôi cấy phân lập, tiêm truyền động vật cảm nhiễm, test
tuberculin, ELISA,… [13, 23].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Ở Việt Nam, hiện nay tại hầu hết các bệnh viện, việc chẩn đoán bệnh lao vẫn
chủ yếu dựa vào phương pháp nhuộm soi bệnh phẩm tìm vi khuẩn lao AFB. Một số
bệnh viện chuyên khoa lao và bệnh phổi, thường là ở tuyến trung ương có điều kiện
có thể thực hiện thêm phương pháp nuôi cấy phân lập. Tuy nhiên những phương
pháp này ngoài ưu điểm vẫn còn một số hạn chế: Phương pháp nhuộm soi trực tiếp,
tuy đơn giản, dễ thực hiện, nhưng hiệu quả thấp, độ nhạy không cao, ngưỡng phát
hiện yêu cầu ≥10
3
vi khuẩn/ml. Còn phương pháp nuôi cấy, phân lập tuy có độ đặc
hiệu cao nhưng lại cho kết quả chậm sau 4-8 tuần. Do đó, việc có thêm một phương
pháp phát hiện nhanh vi khuẩn lao, với độ nhạy và độ đặc hiệu cao sẽ đáp ứng được
yêu cầu của thực tế, khắc phục được một số hạn chế còn tồn tại của những phương
pháp chẩn đoán vi khuẩn lao thường dùng hiện nay.

PCR là phản ứng tổng hợp DNA trong ống nghiệm, cho phép khuếch đại một
đoạn DNA đích lên hàng triệu bản sao trong thời gian ngắn. PCR đã được ứng dụng
rộng rãi trong y sinh học, đặc biệt trong chẩn đoán nguyên nhân một số bệnh nhiễm
trùng truyền nhiễm, nhiều nghiên cứu cho thấy đây là kỹ thuật có độ nhạy và độ đặc
hiệu cao trong chẩn đoán.
Ứng dụng và phát triển kỹ thuật PCR giúp chẩn đoán nhanh và chính xác vi
khuẩn gây bệnh lao sẽ giải quyết được yêu cầu cấp bách trong công tác phát hiện và
điều trị bệnh lao, góp phần khống chế và đẩy lùi dần bệnh lao trong cộng đồng. Từ
yêu cầu thực tế đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật
PCR phát hiện trực tiếp Mycobacterium tuberculosis trong mẫu bệnh phẩm”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Phát hiện nhanh vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis trong các mẫu bệnh
phẩm thu nhận từ những bệnh nhân nghi mắc lao phổi và tràn dịch màng phổi do
lao bằng kỹ thuật PCR.
2. Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật PCR trong việc phát hiện nhanh vi khuẩn lao
Mycobacterium tuberculosis.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh lao
Lao là một trong những bệnh được ghi nhận sớm nhất trong lịch sử y học.
Bệnh lao được phát hiên trước Công nguyên ở Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp và các nước
vùng Trung Á. Thời kỳ này bệnh lao được xếp lẫn với một số bệnh khác, đặc biệt là
các bệnh ở phổi. Trong một thời gian dài, người ta quan niệm đây là bệnh không
chữa được và là bệnh di truyền [2, 3, 4].
Năm 1882, Robert Kock tìm ra nguyên nhân gây bệnh lao là trực khuẩn lao,

ông được giải thưởng Nobel y học năm 1905 và sau đó trực khuẩn lao được mang
tên nhà bác học R.Koch (trực khuẩn BK-Bacille de Koch) [16, 27, 28].
Từ đầu thế kỷ XX, xuất hiện nhiều công trình về dị ứng và phòng bệnh lao.
Năm 1907, Von Pirquet áp dụng phản ứng da để xác định tình trạng nhiễm lao.
Năm 1908, Mantoux dùng tuberculin tiêm trong da để phát hiện dị ứng lao (nay gọi
là phản ứng Mantoux). Cũng năm 1908, Calmette và Guérin bắt đầu nghiên cứu tìm
vacxin BCG (Bacille Calmette Guérin) được sử dụng phòng bệnh lao trên người
[14].
Thời kỳ đầu, điều trị lao gặp nhiều khó khăn, một số phương pháp được áp
dụng điều trị như dinh dưỡng, bơm hơi màng phổi, màng bụng, phẫu thuật thành
ngực hay cắt bỏ tổn thương. Tiếp sau đó, các thuốc điều trị lao như Rimifon,
Streptomycine, Rifampicin, Pyrazinamid, đã lần lượt được tìm ra. Hội nghị chống
lao quốc tế lần thứ 23 ở Mexico (1975) nêu 12 loại thuốc đặc hiệu điều trị bệnh lao.
Những thành tựu y học đã đạt được mở ra thời kỳ phòng chống và tiêu diệt bệnh lao
trên quy mô toàn cầu.
1.2. Tình hình bệnh lao trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2,2 tỷ người đã nhiễm lao (chiếm 1/3 dân
số thế giới). Theo số liệu công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2004), ước
tính trong năm 2003 có thêm khoảng 9 triệu người mắc lao mới và 2 triệu người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
chết do lao. Khoảng 95% số bệnh nhân lao và 98% số người chết do lao ở các
nước có thu nhập vừa và thấp, 75% số bệnh nhân lao cả nam và nữ ở độ tuổi lao
động. Trong đó, có khoảng 80% số bệnh nhân lao toàn cầu thuộc 22 nước có gánh
nặng bệnh lao cao.
Đến năm 2008, theo ước tính của WHO thì tỷ lệ bệnh nhân lao lưu hành là
11,1 triệu ca (tương ứng với tỷ lệ lưu hành là 164 ca/100.000 dân); tỷ lệ các trường

hợp mới nhiễm ước tính là 9,4 triệu ca (tương ứng với tỷ lệ mắc mới 139
ca/100.000 dân) cao hơn so với năm 2007 (9,3 triệu ca); trong số đó có 12 trong
15 nước có gánh nặng cao về lao nằm ở châu Phi (nơi mà tỷ lệ mắc lao ước tính
khoảng 363 ca/100.000 dân). Cũng trong năm này số liệu cho thấy có 1,3 triệu ca
tử vong do lao (tương đương 20 ca tử vong/100.000 dân) bao gồm cả lao đồng
nhiễm HIV, trong đó nữ chiếm 0,5 triệu [2, 8, 9, 10, 12].
Hiện tại, tỷ lệ điều trị thành công trên toàn cầu đạt 82%, nhưng tỷ lệ phát
hiện chỉ đạt 37% số bệnh nhân ước tính. Như vậy, còn rất nhiều bệnh nhân lao
không được chữa trị đang tiếp tục lây bệnh cho cộng đồng, và theo ước tính của
WHO, mỗi năm có thêm 1% dân số thế giới bị nhiễm lao (65 triệu người).
Theo WHO, phân bố của bệnh lao theo khu vực như sau: Châu Á 55%, châu
Phi 30%, Trung Đông 7%, châu Âu 5%, châu Mĩ 3% .
Mức độ nặng nề của bệnh lao đã ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân và chỉ số
phát triển con người của các quốc gia. Các nghiên cứu về kinh tế y tế cho thấy,
mỗi bệnh nhân lao sẽ mất trung bình 3-4 tháng lao động, làm giảm 20-30% thu
nhập bình quân của gia đình. Những gia đình có người chết sớm vì bệnh lao có thể
sẽ mất tới 15 năm thu nhập.[43, 44, 45].




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Bảng 1.1. Ước tính bệnh nhân lao mới mắc năm 2002 theo khu vực (WHO) [43, 46].
Khu vực
Số BN (nghìn)
Tỷ lệ/100 000
Tử vong do lao (bao
gồm cả nhiễm HIV)


Các thể
AFB
(+)
Các thể
AFB
(+)
SL
(nghìn)
TL/100000
Châu Phi
2354 (26%)
1000
350
149
556
83
Châu Mỹ
370 (4%)
165
43
19
53
6
Trung Đông
622 (7%)
279
124
55
143

28
Châu Âu
472 (5%)
211
54
24
73
8
Đông nam
Châu Á
2890 (33%)
1294
182
81
625
39
Tây Thái
Bình Dƣơng
2090 (24%)
939
122
55
373
22
Toàn cầu
8797 (100%)
3887
141
63
1823

29
1.2.2. Bệnh lao và HIV/AIDS
Theo WHO đến cuối năm 2002, trên thế giới có 42 triệu người nhiễm HIV,
trong đó 50% đồng nhiễm lao.
HIV là yếu tố nguy cơ làm cho người nhiễm lao phát triển thành bệnh lao,
nguy cơ đó cao gấp 30 lần so với người HIV (-). Đại dịch HIV/AIDS đã làm tăng
ít nhất 30% số bệnh nhân lao trên loàn cầu, bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong
cho 1/3 số bệnh nhân HIV trên toàn cầu, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho
những người HIV (+). Như vậy, đại dịch HIV đang làm tăng thêm gánh nặng đồng
thời làm giảm hiệu quả của Chương trình chống lao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
WHO và nhiều đối tác đang kêu gọi tăng cường sự hợp tác và liên kết giữa
Chương trình chống lao quốc gia và Chương trình HIV/AIDS, đặc biệt là ở Cam-
pu-chia, Trung Quốc, Pa-pua-Niu-Ghi-nê và Việt Nam, là những nơi có số người
đồng nhiễm Lao/HIV đang gia tăng. Nghiên cứu về tỷ lệ HIV trong số bệnh nhân
lao tại Cam-pu-chia năm 2003 cho thấy tại thủ đô Phnom Penh, tỷ lệ bệnh nhân lao
có HIV (+) tăng gần gấp 3 lần so với năm 1995 (từ 11% năm 1995 lên 31% năm
2003) [15].
1.2.3. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam
Ở Việt Nam, bệnh lao còn phổ biến và có tỷ lệ mắc cao. Việt Nam đứng thứ
12 trong 22 nước có số bệnh nhân lao cao trên loàn cầu (WHO, 2008). Trong khu
vực Tây - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ ba sau Trung quốc và Philipinnes
về số lượng bệnh nhân lao lưu hành cũng như bệnh nhân lao mới xuất hiện hàng
năm.
Năm 1995, trước những biến động xấu đi của tình hình dịch tễ bệnh lao toàn
cầu, công tác chống lao thực sự bắt đầu phải đối mặt với những thách thức mới là
bệnh lao kháng thuốc và Lao/HIV, Nhà nước và Bộ Y tế Việt Nam đã quyết định

đưa “Chương trình chống lao” thành một trong những Chương trình y tế quốc gia
trọng điểm. Cùng với sự đầu tư phát triển các Chương trình y tế quốc gia nói
chung, Bộ Y tế và Chính phủ đã ưu tiên đầu tư đồng bộ lượng rất lớn cán bộ, kinh
phí và trang thiết bị cho Chương trình chống lao.
Trong giai đoạn 1997-2002, Chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG)
đã phát hiện được 532.703 bệnh nhân lao các thể, tỷ lệ phát hiện đạt 82% số bệnh
nhân ước tính (so với mục tiêu của WHO là 70%), CTCLQG đã điều trị 260.698
bệnh nhân lao phổi AFB(+) với tỷ lệ khỏi là 92%.
Nhân ngày Thế giới Chống lao 24/3/2004, tại Diễn đàn các Đối tác chống
lao lần thứ 2 do WHO tổ chức tại New Dehli, CTCLQG Việt Nam là một trong 6
nước trên thế giới (bao gồm: Việt Nam, Pêru, Madives, Cuba, Tunisia và
Morocco) và là nước duy nhất trong 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
nhận giải thưởng của WHO về thành tích đã đạt được mục tiêu của WHO và kết
quả có tính bền vững trên 4 năm [1, 8, 9, 10].
Năm 2006, Dự án phòng, chống lao quốc gia phối hợp với Tổ chức Y tế thế
giới ước tính chỉ số dịch tễ bệnh lao ở Việt Nam như sau [5].
- Dân số: 86,2 triệu người
- Tỷ lệ người bệnh lao mới các thể: 173/100.000 dân
- Tỷ lệ người bệnh lao phổi AFB (+) mới: 77/100.000 dân
- Tỷ lệ hiện mắc các thể: 225/100.000 dân
- Tỷ lệ tử vong do lao: 23/100.000 dân
- Tỷ lệ người bệnh lao mới nhiễm HIV: 5,0 %
- Tỷ lệ kháng đa thuốc ở người bệnh lao mới: 2,7%
- Tỷ lệ kháng đa thuốc ở người bệnh lao đã điều trị: 19%
Hiện giờ nguy cơ nhiễm lao hàng năm ở nước ta ước tính là 1,5% (ở các
tỉnh phía Nam là 2%, ở các tỉnh phía Bắc là 1%).

Bảng 1.2. Số liệu ước tính bệnh lao của nước ta hàng năm (với dân số 70-80 triệu)
Số mới mắc lao (mọi thể):
130.000
Số lao phổi AFB (+) mới:
60.000
Tổng số trường hợp lao:
260.000
Tổng số lao phổi AFB (+):
120.000
Qua theo dõi một số địa phương cho thấy xu hướng tăng số lượng bệnh nhân
Lao/HIV hàng năm. Số lượng bệnh nhân Lao/HIV tăng sẽ làm tăng gánh nặng và
giảm hiệu quả của CTCLQG vì việc chẩn đoán bệnh lao ở người HIV(+) khó khăn
hơn, tỷ lệ tử vong trong số bệnh nhân Lao/HIV cao hơn sẽ làm giảm kết quả điều
trị khỏi bệnh của Chương trình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Theo số liệu giám sát trọng điểm của Chương trình HIV/AIDS cho thấy tỷ lệ
HIV(+) trong số bệnh nhân lao năm 2002 trên cả nước khoảng 3,2%, trong đó có
10 tỉnh tỷ lệ này là trên 3% (Hồ Chí Minh 9,4% và An Giang 4,8%). Năm 2007 tỷ
lệ này là 8,1%. Như vậy, lượng bệnh nhân đồng nhiễm Lao/HIV không ngừng tăng
lên, gây nhiều khó khăn cho Chương trình chống lao quốc gia, cũng như làm tổn
hại đến nền kinh tế [7, 8, 9, 10].
1.3. Đặc điểm của bệnh lao và đặc điểm của vi khuẩn lao
1.3.1. Đặc điểm của bệnh lao
1.3.1.1. Bệnh lao là một bệnh nhiễm trùng
Nguyên nhân gây ra bệnh lao được Robert Koch tìm ra năm 1882 do trực
khuẩn lao Bacille de Kock gọi tắt là BK (Hiện nay trực khuẩn lao được gọi tắt là
AFB-Axit Fast Bacilli). Chủ yếu là loại trực khuẩn lao người Mycobacterium

tuberculosis homonis. Ngoài ra còn cả trực khuẩn lao bò M. bovis, trực khuẩn lao
không điển hình M. atypic.
Bệnh lao là bệnh lây theo con đường hô hấp, khi người lao phổi có AFB
dương tính ho, các hạt đờm có trực khuẩn lao nhiễm vào không khí. Những người
xung quanh hít phải các hạt này vào phổi, trực khuẩn lao qua đó xâm nhập vào cơ
thể. Bệnh lao cũng có thể lây qua đường ăn uống, đường tiếp xúc là khi trực khuẩn
lao qua những con đường này lọt vào cơ thể. Nhưng đờm của người bệnh lao AFB
dương tính vẫn là quan trọng nhất (nhất là loại trực khuẩn lao kháng thuốc).
1.3.1.2. Bệnh lao là bệnh lây
Tất cả các bệnh nhân lao đều có thể là nguồn lây, nhưng mức độ lây rất khác
nhau. Đối với các thể lao ngoài phổi (lao màng não, màng bụng, hạch, xương
khớp ) được gọi là các thể lao “kín”, nghĩa là vi khuẩn ít khả năng nhiễm vào môi
trường bên ngoài. Lao phổi là thể bệnh dễ đưa vi khuẩn ra môi trường bên ngoài
(lượng không khí lưu thông trong một chu kỳ hô hấp trung bình là 500ml), vì vậy
bệnh nhân lao phổi là nguồn lây quan trọng nhất. Nhưng ngay đối với lao phổi thì
mức độ lây cũng khác nhau. Những bệnh nhân lao phổi trong đờm có nhiều vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
khuẩn có thể phát hiện bằng phương pháp nhuộm soi trực tiếp thì khả năng lây cho
người khác gấp 2 đến 10 lần các bệnh nhân lao phổi phải nuôi cấy mới phát hiện
được vi khuẩn. Bệnh nhân lao phổi có vi khuẩn trong đờm phát hiện được bằng
phương pháp soi trực tiếp là nguồn lây nguy hiểm nhất (còn gọi là nguồn lây chính).
Bệnh lao ở trẻ em không phải là nguồn lây quan trọng vì có tới 95% bệnh lao ở trẻ
em không tìm thấy vi khuẩn trong các bệnh phẩm.
1.3.1.3. Bệnh lao diễn biến qua hai giai đoạn
Giai đoạn nhiễm lao
Vi khuẩn lao xâm nhập vào đến phế nang, các tế bào bảo vệ được huy động
tới (chủ yếu là đại thực bào) để tiêu diệt chúng. Sự tương tác giữa vi khuẩn và đại

thực bào làm cho một số vi khuẩn bị chết. Nhưng một số vi khuẩn không bị tiêu
diệt, tiếp tục phát triển nhân lên trong đại thực bào. Sự thay đổi về hình thể và chức
năng của một số tế bào tại tổn thương dần dần hình thành nang lao. Trong đa số
trường hợp tổn thương có thể tự khỏi (có hiện tượng lắng đọng calci, hình thành nốt
vôi) và không có biểu hiện lâm sàng. Phản ứng da với Tuberculin bắt đầu dương
tính từ tuần thứ 3, sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, nhưng miễn dịch đầy đủ
của cơ thể chống lại bệnh lao phải sau 2 - 3 tháng. Như vậy, nhiễm lao là giai đoạn
đầu tiên khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương đặc hiệu (thường là ở
phổi). Đa số trường hợp không có biểu hiện lâm sàng; cơ thể hình thành dị ứng và
miễn dịch chống lao. Khi chưa có đại dịch HIV/AIDS thì chỉ có khoảng 5 - 10%
người bị nhiễm chuyển thành bệnh lao. Nếu nhiễm lao đồng thời với có HIV thì ít
nhất 30% nhiễm lao chuyển thành bệnh lao.
Giai đoạn lao bệnh
Đa số người bị bệnh chỉ ở tình trạng nhiễm lao (80- 90%) không chuyển sang
giai đoạn lao bệnh. Gọi lao bệnh là lao thứ phát khi sức đề kháng của cơ thể giảm,
số lượng và độc tính của vi khuẩn lao tăng nhanh, đặc biệt ở các nhóm người mắc
bệnh toàn thân như: loét dạ dày, đái tháo đường, nghiện rượu, nghiện ma túy,
HIV,… sẽ hình thành lao thứ phát.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
1.3.1.4. Bệnh lao có thể phòng và điều trị có kết quả
Phòng bệnh
- Giải quyết nguồn lây:
Giải quyết nguồn lây bằng cách phát hiện sớm và điều trị khỏi bệnh là làm
mất một mắt xích quan trọng trong vòng xoắn lan truyền bệnh. Có thể nói giải quyết
nguồn lây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
- Tiêm phòng lao bằng vaccin BCG cho trẻ sơ sinh và dưới 1 tuổi có thể hạn chế
mắc lao tới 80%.

Điều trị
Tất cả các bệnh nhân lao phát hiện sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng
các thuốc kháng lao đặc hiệu.
1.3.1.5. Bệnh lao là bệnh xã hội
Bệnh lao bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố xã hội. Các nước nghèo, mức sống
thấp bệnh lao thường trầm trọng. Chỉ nhờ cuộc sống được nâng cao mà ở các nước
phát triển nguy cơ nhiễm lao giảm mỗi năm 4 - 5% vào nửa sau của thế kỷ XX,
trong khi các nước nghèo sự giảm tự nhiên này không xảy ra. Cho tới gần đây
(2005) nguy cơ nhiễm lao hàng năm ở miền Nam (trước đây chiến tranh kéo dài
nhiều năm) là 2,2% cũng cao hơn các tỉnh phía Bắc (1,2%). Ngoài ra trình độ văn
hoá thấp, các phong tục tập quán lạc hậu, cũng ảnh hưởng đến việc khống chế, giải
quyết bệnh lao ở một quốc gia [2, 3, 20, 22, 26, 27].
1.3.1.6. Một số yếu tố thuận lợi dễ mắc bệnh lao
Tiếp xúc với nguồn lây
Những người tiếp xúc với nguồn lây nhất là nguồn lây chính dễ có nguy cơ
bị bệnh. Trẻ em càng nhỏ tiếp xúc với nguồn lây càng dễ bị bệnh hơn.
Trẻ em chƣa tiêm phòng lao bằng vaccin BCG
Tuy còn có ý kiến khác nhau về khả năng bảo vệ của vaccin BCG, nhưng
hầu như các công trình đều đánh giá là tiêm vaccin BCG giúp cho trẻ em tránh được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
các thể lao nặng như lao kê, lao màng não, Cần chú ý đến kỹ thuật tiêm và chất
lượng của BCG mới đạt được hiệu quả mong muốn.
Một số bệnh tạo điều kiện thuận lợi dễ mắc bệnh lao
Trẻ em
Suy dinh dưỡng, còi xương, giảm sức đề kháng của cơ thể (sau bệnh do
virus) là điều kiện thuận lợi mắc bệnh lao.
Người lớn

Một số bệnh tạo điều kiện cho bệnh lao dễ phát sinh và phát triển là bệnh đái
tháo đường, bệnh bụi phổi, bệnh loét dạ dày - tá tràng,
Đại dịch HIV/AIDS
Là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh lao “quay trở lại”. HIV đã
tấn công vào tế bào TCD4, là tế bào “Nhạc trưởng” chỉ huy đáp ứng miễn dịch của
cơ thể chống lại vi khuẩn lao.
Phụ nữ ở thời kỳ thai nghén
Bệnh lao dễ phát sinh và phát triển trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén
và sau đẻ. Điều này được giải thích do thay đổi nội tiết của cơ thể mẹ tạo điều kiện
cho vi khuẩn phát triển.
Yếu tố cơ địa
Sự khác nhau về khả năng mắc bệnh lao giữa các dân tộc đã được y học nhận
xét từ lâu. Sự khác nhau về kháng nguyên hoà hợp tổ chức HLA (Human Leucocyte
Antigene), về di truyền haptoglobulin, về các gene cảm thụ giữa người bệnh và
người không mắc bệnh đã được nêu lên. Tuy nhiên cần phải tiếp tục nghiên cứu về
vấn đề này [26, 27, 31, 32].
1.3.1.7. Các thể bệnh lao
Lao phổi: là thể lao chủ yếu thường gặp ở người lớn chiếm 80% tổng số
trường hợp lao mọi thể. Nguyên nhân chính là do trực khuẩn lao M. tuberculosis,
ngoài ra còn do một số trực khuẩn lao bò (M. bovis), M. kansassii, M. avium.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Lao màng não: thể lao này chiếm 12% trong tổng số các thể lao ngoài phổi
thường gặp ở người lớn. Còn ở trẻ em, đây là thể lao chiếm tỉ lệ cao thứ hai sau sơ
nhiễm.
Lao màng phổi: là thể lao ngoài phổi đứng thứ 2 sau lao hạch. Tại Việt
Nam, lao màng phổi là bệnh phổ biến. Lao màng phổi là căn nguyên hàng đầu trong
các bệnh lý gây tràn dịch màng phổi. Theo ước tính của Chương trình chống lao

quốc gia, lao màng phổi chiếm khoảng 39% trong các thể lao ngoài phổi và 80,6%
các trường hợp tràn dịch màng phổi [9].
Lao xương khớp: thể lao này chiếm 13% trong tổng số các thể lao ngoài
phổi. Bệnh do AFB theo đường máu lan đến các khớp (bắt đầu từ khớp đốt sống)
gây ra.
Lao tản mạn: là thể lao do AFB từ một ổ bã đậu ban đầu lan tràn bằng
đường máu, đường bạch huyết để gây tổn thương ở phổi và các cơ quan khác. Lao
tản mạn chiếm tỉ lệ khá thấp trong các thể lao, dao động từ 10% - 13%. Ở bệnh
nhân HIV/AIDS, tỉ lệ lao tản mạn cao hơn khoảng 40% - 44%, ngoài ra còn có một
số thể lao khác thường gặp như: lao màng phổi chiếm 27%, lao hạch chiếm 20%,
lao màng bụng chiếm 6,5%, lao thận, lao ruột, lao thanh quản.
1.3.2. Đặc điểm vi khuẩn lao
1.3.2.1. Một số đặc điểm sinh học và phân loại
Phân loại học: Vi khuẩn lao thuộc
Ngành (phylum):
Actinobacteria
Bộ (ordo):
Actinomycetales
Phân bộ (subordo):
Corynebacterineae
Họ (familia):
Mycobacteriaceae
Chi (geneus):
Mycobacterium
Loài (species):
M. tuberculosis


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13
Một số cách phân loại:
- Phân loại dựa vào khả năng gây bệnh cho người và các động vật: Vi khuẩn lao
người, vi khuẩn lao bò, vi khuẩn lao chim, vi khuẩn lao chuột.
- Phân loại dựa trên cấu trúc DNA: Đoạn IS6110 với 1361 cặp base chỉ có ở 4 loài
là: M. tuberculosis, M. bovis, M. africanum và M. microti mà không có ở các chi
khác. Tại khoa Vi sinh - Bệnh viện lao phổi Trung ương nhận thấy với các chủng vi
khuẩn lao ở Châu Á thì có 71% vi khuẩn có từ 5 đoạn IS6110 trở xuống, trong khi
vi khuẩn cổ điển tỷ lệ này là 10%.
- Vi khuẩn kháng cồn, kháng toan không điển hình: Đây là nhóm không phân biệt
được với vi khuẩn lao bằng phương pháp nhuộm soi kính, trước thập kỉ 80 của thế
kỉ XX chúng ít gây bệnh ở người, thường chỉ gây bệnh lao ở bệnh nhân bị bụi phổi,
ghép cơ quan và điều trị corticoid kéo dài [7, 27, 28, 31, 32, 33].
Một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn lao
- Vi khuẩn lao có khả năng tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài. Ở điều kiện tự
nhiên, vi khuẩn có thể tồn tại 3 – 4 tháng. Trong phòng thí nghiệm người ta có thể
bảo quản vi khuẩn trong nhiều năm.
- Vi khuẩn lao là loại vi khuẩn hiếu khí. Khi phát triển vi khuẩn cần đủ oxy, vì vậy
giải thích tại sao lao phổi là thể bệnh gặp nhiều nhất và số lượng vi khuẩn nhiều
nhất trong các hang lao có phế quản thông.
- Vi khuẩn lao sinh sản chậm. Trong điều kiện bình thường, trung bình 18- 24 giờ vi
khuẩn lao phân bào 1 lần, nhưng có khi hàng tháng, thậm chí “nằm vùng” ở tổn
thương rất lâu (Persister), khi gặp điều kiện thuận lợi chúng có thể tái triển lại.
- Vi khuẩn lao có nhiều quần thể chuyển hoá khác nhau ở tổn thương. Có những quần
thể vi khuẩn phát triển mạnh, nằm ngoài tế bào (Nhóm A); có những quần thể vi
khuẩn phát triển chậm, từng đợt (Nhóm B); có những vi khuẩn nằm trong tế bào
(Nhóm C). Những quần thể vi khuẩn này chịu tác dụng khác nhau tuỳ từng thuốc
chống lao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
- Vi khuẩn lao nhìn thấy trên vi trường bắt mầu đỏ trên nền hơi xanh của tiêu bản
không có lông, hai đầu tròn, thân có hạt, hình que cong, nhỏ, đứng thành từng đám,
hay từng đôi song song hay hình chữ V hay riêng rẽ. Chúng có chiều dài từ 3 đến 5
m, rộng 0,3 – 0,5m [7, 24, 27, 28].

Hình 1.1. Vi khuẩn lao M. t uberculosis soi dƣới kính hiển vi
1.3.2.2. Một số đặc điểm về nuôi cấy
Tuỳ thuộc vào phương pháp khử nhiễm khuẩn và loại môi trường nuôi cấy,
chỉ cần vài đến 10 vi khuẩn là có thể phát hiện được vi khuẩn lao. Tuy nhiên không
thể sử dụng các kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn thông thường để phân lập vi khuẩn lao
từ bệnh phẩm lâm sàng, vì vi khuẩn lao có thời gian sản sinh rất chậm (tạo ra thế hệ
sau mất 18-24 giờ). Chúng không mọc ở bệnh phẩm cũng như môi trường hoá chất
đơn giản. Vi khuẩn lao chỉ nhân lên được ở trong môi trường nuôi cấy đặc biệt chứa
đầy đủ đường, đạm, dưỡng khí, các loại muối, các vitamin, pH từ 6,8 đến 7,2 và
nhiệt độ từ 37
0
C- 38
0
C. Những vi khuẩn mới phân lập từ bệnh phẩm của bệnh nhân
có khả năng tự tổng hợp các chất kém hơn các vi khuẩn đã được nuôi cấy nhiều lần
ở phòng xét nghiệm vì những vi khuẩn này đã thích ứng với điều kiện đầy đủ các
chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Khuẩn lạc có thể nhìn thấy rõ ít nhất sau 3 tuần nuôi cấy. Kết quả dương
tính khi thấy vi khuẩn lao (bao gồm cả M. tuberculosis) mọc thành khuẩn lạc nổi

trên bề mặt môi trường, khuẩn lạc có thể rộng, tròn, nhẵn sau đó sần sùi như hoa
súp lơ, màu kem và rất khó tan trong nước. Kết quả âm tính nếu sau 8 tuần nuôi cấy
không thấy có khuẩn lạc mọc [12, 24, 25].

Hình 1.2. Khuẩn lạc vi khuẩn lao trên môi trƣờng nuôi cấy
1.3.2.3. Một số đặc điểm về thành phần hóa học và cấu trúc vi khuẩn
Thành phần hoá học: 85,9% nước, đạm, đường, mỡ và muối khoáng.
- Đạm (tuberculo protein khác): 56% trọng lượng khô của vi khuẩn.
- Đường (15%) ở dạng polysaccharide (không độc, ít có tính kháng nguyên, không
gây hiện tượng mẫn cảm, nhưng có hoạt tính trong các phản ứng huyết thanh, các vi
khuẩn độc lực cao thì giảm các đường như arabinose, galactose, và tăng glucose.
- Lipit chiếm 10-14%: mycozit-c, cord-factor và các chất sáp, chúng liên quan đến
độc tính và khả năng gây bệnh.
Siêu cấu trúc của vi khuẩn:
 Thành của vi khuẩn:
1. Lớp bên ngoài
2. Lớp axit mycolic
3. Lớp polysacharide (arabinogalactan)
4. Lớp peptidoglycan
Hình 1.3. Cấu trúc thành vi khuẩn lao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
5. Lớp màng plasma
6. Lớp lipoarabinomannan (LAM)
7. Lớp phosphatidylinositol mannoside
8. Lớp khung vách tế bào
 Bào tương và nhân:
- Bào tương sát thành vi khuẩn gồm 3 lớp phức hợp lipoprotein.

- Trong bào tương có nhiều hạt phosphate đóng vai trò quan trọng trong quá trình
chuyển hoá của vi khuẩn, hạt lipit chưa rõ chức năng.
- Nhân ở dạng hoà tan: các axit nhân (DNA, RNA) tiếp xúc với mesosome làm cho
mối liên quan chặt chẽ giữa các chức năng chuyển hoá, tổng hợp vật chất di truyền
của nhân bào tương và màng tế bào [12, 14, 16, 31 , 32].
1.4. Các phƣơng pháp chẩn đoán vi khuẩn lao và bệnh lao:
Các phương pháp chẩn đoán lao phổi gồm: lâm sàng, X quang, chẩn đoán vi
sinh, phản ứng Mantoux và BCG, nội soi, mô bệnh học, tế bào học, các xét nghiệm
máu và dịch màng phổi. Tùy điều kiện và hoàn cảnh mà áp dụng tổng hợp các biện
pháp chẩn đoán. Trong đề tài này chỉ đề cập đến các phương pháp chủ yếu sau đây:
1.4.1. Kỹ thuật soi kính trực tiếp
Bệnh phẩm thường là đờm, ngoài ra còn các bệnh phẩm khác như: dịch phế
quản, dịch màng phổi, dịch màng não, dịch não tuỷ, Bệnh phẩm được nhuộm
bằng phương pháp Zielh-Neelsen hoặc thuốc nhuộm huỳnh quang uramin. Dùng
NaOH làm đờm lỏng ra, quay li tâm lấy cặn, tập trung vi khuẩn để nhuộm soi. Đây
là kỹ thuật đơn giản, nhanh có kết quả, song độ nhạy thấp (từ 25-50%) và không
định danh được. Có ngưỡng phát hiện vi khuẩn ≥10
3
vi khuẩn/ml. Tuy nhiên, hiện
nay phương pháp này vẫn đang được sử dụng rộng rãi trong nước cũng như ở nhiều
nước trên thế giới bởi dễ thực hiện, trong điều kiện đơn giản, giá thành rẻ, cho kết
quả nhanh. Phát hiện được nguồn lây lao chính và giúp theo dõi kết quả điều trị.
Đối với các thể lao ít vi khuẩn như lao ngoài phổi thì phương pháp này ít có tác
dụng [12, 13, 16].

×