Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

tóm tắt luận án quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.29 KB, 12 trang )


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Các DNNVV Việt Nam còn có các hạn chế trong quản lý, đặc biệt là
Quản lý tài chính. Các hạn chế trong quản lý tài chính là một trong các
nguyên nhân khiến hầu hết các DNNVV rất khó nhận được các khoản vay từ
các Ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên sâu về quản lý tài chính các DNNVV
trên thế giới hầu hết đều đề cập đến quản lý tài chính trong một mối quan hệ
với các biến số khác của chính DNNVV. Ví dụ, nghiên cứu về mối quan hệ
giữa các biến công nghệ đến hiệu quả hoạt động tài chính, bằng cách xây
dựng chỉ số hiệu quả hoạt động tài chính (So Young Soh et all,2009), hay
nghiên cứu về tác động của việc tiếp cận các dịch vụ tài chính đến hoạt động
tài chính của DNVVN trong ngành thủy sản ở các nước châu Phi (John Linton
et all, 2012), Michael Peer et all (1998) lại nghiên cứu ảnh hưởng của việc
thẩm định dự án đến hiệu quả hoạt động của các DNVVN ở Anh.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Đề tài thực hiện với 3 mục tiêu chính:
- Điều tra và mô tả thực tiễn quản lý tài chính của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn Hà Nội.
- Nghiên cứu tác động của các nhân tố trong quản lý tài chính đến kết
quả quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản lý TC của các DNNVV.
- Phạm vi nghiên cứu: các DNNVV trên địa bàn Hà Nội.


2


4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định lượng, dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng máy
tính và các thống kê trên phần mềm SPSS.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa các nghiên cứu trước đó về quản lý TC của các DNNVV
- Nêu thực trạng quản lý TC của DNNVV trên địa bàn Hà Nội. Phân tích
các khía cạnh TC và thực tiễn quản lý TC của các DNNVV.
- Phân tích dữ liệu và mô tả mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố quản lý
TC đến kết quả quản lý tài chính của DNNVV trên địa bàn thủ đô.
- Xây dựng mô hình quản lý tài chính cho các DNNVV trên địa bàn thủ đô.
6. Bố cục của luận án
Luận án được bố cục thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Lý luận cơ bản về quản lý tài chính của DNNVV
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính của các DNNVV trên địa
bàn Hà Nội
Ngoài ra còn phần phụ lục bao gồm các bảng biểu và thống kê các số liệu sơ,
thứ cấp phục vụ nghiên cứu.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài
1.1. 1.Các nghiên cứu nước ngoài
Great Britain (2011) nhấn mạnh mục tiêu của quản lý tài chính bao gồm
cả thanh khoản, lợi nhuận và tăng trưởng. Do đó, các lĩnh vực cụ thể mà quản

3

lý tài chính cần phải được quan tâm tới là quản lý thanh khoản (dòng tiền,
quản lý vốn lưu động), quản lý lợi nhuận (phân tích lợi nhuận, kế hoạch lợi
nhuận) , và quản lý phát triển (lập kế hoạch và quyết định nguồn vốn).
Sudhindra Bhat (2008) xem xét các khu vực cụ thể của quản lý tài chính
bao gồm tất cả các lĩnh vực có liên quan đến các mục trên bảng cân đối kế
toán của doanh nghiệp. Các lĩnh vực cụ thể quản lý tài chính bao gồm quản lý
vốn lưu động , quản lý tài sản dài hạn ,quản lý nguồn tài chính, lập kế hoạch
tài chính, lập kế hoạch và đánh giá khả năng sinh lời.
Eugene F. Brigham , Michael C. Ehrhardt (2008) định nghĩa quản lý tài
chính dựa trên huy động và sử dụng nguồn vốn : Quản lý tài chính là quan
tâm đến việc nâng cao các quỹ cần thiết để tài trợ cho tài sản và hoạt động của
doanh nghiệp , việc phân bổ đề tài sợ tiền giữa các ứng dụng cạnh tranh , và
với việc đảm bảo rằng các khoản tiền được sử dụng hiệu quả và hiệu quả
trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
PK Jain (2007) cũng chỉ ra ba quyết định tài chính chủ yếu bao gồm các
quyết định đầu tư, quyết định tài chính và quyết định chia cổ tức.
Sudhindra Bhat (2008) đề nghị một cách khác để xác định các quyết định
quan trọng của quản lý tài chính là nhìn vào bảng cân đối kế toán của một
doanh nghiệp. Có nhiều quyết định liên quan đến các mục trên bảng cân đối
kế toán. Tuy nhiên, chúng được phân loại thành ba loại chính: các quyết định
đầu tư, quyết định tài chính và các quyết định phân phối lợi nhuận.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, đề tài về DNNVV cũng được khá nhiều các nhà nghiên cứu
quan tâm, tiến hành nghiên cứu dưới nhiều góc độ. Đề tài về TC của DNNVV
như: công cụ, giải pháp TC, tín dụng để phát triển DNNVV cũng được một số
nghiên cứu sinh nghiên cứu. Luận án của Nghiêm Văn Bảy (2009) với đề tài
“Các giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển DNNVV ở Việt Nam” đã
nghiên cứu một cách tổng quan thực trạng sử dụng tín dụng trong việc hỗ trợ

4

thức đẩy phát triển các DNNVV ở Việt Nam trong thời gian tới. Luận án
“Các giải pháp nâng cao năng lực TC của DNNVV ở Việt Nam hiện nay” của
Phạm Thị Vân Anh (2012) đã đánh giá thực trạng năng lực TC của DNNVV
ở Việt Nam trong 5 năm (2007-2011) ở 4 tiêu chí: Quy mô và tốc độ tăng
trưởng vốn, khả năng tự tài trợ và khả năng huy động vốn nợ, khả năng sinh
lời, khả năng đảm bảo an toàn TC doanh nghiệp. Sách chuyên khảo “Kết quả
sử dụng vốn trong các DN vừa và nhỏ” của Đàm Văn Huệ (2006) đã nghiên
cứu và có đánh giá về thực trạng sử dụng vốn của các DN này.
1.2. Tổng quan về DNNVV
1.2.1. Sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam
- DN đăng ký mới giảm, giải thể và phá sản tăng
- Doanh thu giảm
- Thu thuế giảm
- Nợ thuế tăng
1.2.2. Tình hình phát triển của DNNVV trên địa bàn Hà Nội
Tại thời điểm 12/2010, số DN trên địa bàn TP Hà Nội phân theo quy mô
vốn và theo địa phương.
Tổng số DNNVV có số vốn dưới 50 tỷ đồng là 225.469 doanh nghiệp,
chiếm 26,67% trong tổng số DN trên địa bàn cả nước, điều này cho thấy
DNNVV ở Hà Nội phát triển rất mạnh, tạo ra một nguồn thu không nhỏ cho
Thủ đô mỗi năm.
1.2.3. Cơ cấu DNNVV Hà Nội
Theo nghiên cứu và báo cáo mới nhất của hiệp hội DNNVV năm 2012 thì
cơ cấu của các DN theo ngành nghề (xét tương đối ngành nghề chính, vì đa số
các DN đều đăng ký đa ngành nghề, nhưng thường chỉ kinh doanh một hai
ngành nghề chủ đạo)


5
CHƯƠNG 2

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

2.1. Khái quát về DNNVV
2.1.1. Định nghĩa về DN nhỏ và vừa
DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn
vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân
đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn
vốn là tiêu chí ưu tiên) [7], cụ thể:
 DN siêu nhỏ:ít hơn 10 người lao động.
 DN nhỏ: Nông, lâm nghiệp và thủy sản, Công nghiệp và xây dựng: từ
10 đến 200 người lao động và vốn từ 20 tỷ đồng trở xuống; Thương mại và
dịch vụ: từ trên 10 đến 50 người lao động và vốn từ 10 tỷ đồng trở xuống.
 DN vừa: Nông, lâm nghiệp và thủy sản, Công nghiệp và xây dựng:
từ trên 200 đến 300 người lao động và vốn từ trên 20 đến 100 tỷ đồng;
Thương mại và dịch vụ: từ trên 50 đến 100 người lao động và vốn từ trên
10 đến 50 tỷ đồng.
2.1.2. Đặc trưng của DNNVV
- Đặc trưng tổ chức cơ cấu nhân sự: nhân sự ít; Tổ chức của đơn vị như
các phòng ban thường không rõ ràng; Tính chuyên môn hóa không sâu đối
với nhân sự trong đơn vị; Nhân viên có tuổi nghề trong đơn vị thường thấp,
thường có tỉ lệ trẻ cao hơn các DN lớn.
- Đặc trưng công nghệ và hàm lượng tri thức: DNNVV thường không
tham gia vào lĩnh vực công nghệ cao hoặc áp dụng công nghệ cao vào sản

6
xuất; Hàm lượng tri thức, chất xám trong các các sản phẩm của các đơn vị này
thường không nhiều. Thường mang tính nhỏ lẻ.
- Đặc trưng vốn và quản lý TC: vốn nhỏ, tài sản cố định thấp, khả năng

tín chấp thấp; Hiếm có khả năng huy động TC nhanh, lớn với chi phí và lãi
suất thấp; Thường không có giám đốc TC Với DN nhỏ thì đơn vị kế toán và
TC thường có chuyên môn thấp, mang tính đa nhiệm.
- Tính linh động và hiệu quả: dễ dàng chuyển đổi cơ cấu nhân sự, cơ cấu
kinh doanh; Dễ chuyển đổi lĩnh vực hoạt động chính của công ty theo hướng
biến động thị trường, tăng giảm sản lượng một cách dễ dàng; Thường có chi
phí vốn trung bình /lao động thấp, nhưng kết quả đối với đồng vốn thường
cao, kết quả tạo việc làm cho xã hội thường cao.
- Đặc điểm các DNNVV trên địa bàn Hà Nội: Kết quả SXKD thấp; DN
trẻ; có ngành nghề kinh doanh đa dạng; tiếp cận thông tin tốt
2.2. Khung lý thuyết và khái niệm về Quản lý tài chính doanh nghiệp
Quản lý TC là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng
TC của một đơn vị để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó, lập các kế hoạch
hành động, kế hoạch sử dụng nguồn TC, tài sản cố định, nhu cầu nhân công
trong tương lai nhằm đạt được mục tiêu cụ thể tăng giá trị cho đơn vị đó [45].
Quản lý TC là sự tác động của nhà quản lý tới các hoạt động TC của
doanh nghiệp. Nó được thực hiện thông qua một cơ chế. Đó là cơ chế quản lý
TC doanh nghiệp. Cơ chế quản lý TC DN được hiểu là một tổng thể các
phương pháp, các hình thức và công cụ được vận dụng để quản lý các hoạt
động TC của DN trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu
nhất định [18].
2.3. Nội dung cơ bản của quản lý tài chính
Có năm yếu tố chính đối với quá trình quản lý TC nhằm đạt được mục
tiêu của DN là tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu:

7
2.3.1.Lựa chọn cơ hội ĐT
[21] Việc xây dựng và lựa chọn các dự án ĐT do nhiều bộ phận trong
DN cùng hợp tác thực hiện. Trên góc độ TC, điều chủ yếu cần phải xem xét là
kết quả chủ yếu của TC. Lựa chọn cơ hội đầu tư là một trong những nội dung

rất quan trọng của quản lý tài chính vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Đầu
tư vào đâu, cái gì? Đầu tư khi nào là thích hợp? Và quy mô đầu tư ra sao?
2.3.2.Tổ chức huy động vốn
Mọi hoạt động của DN đều đòi hỏi có vốn để hoạt động. Nhà quản lý TC
cần phải xác định các nhu cầu vốn cấp thiết cho các hoạt động của DN ở trong
kỳ. Vốn hoạt động gồm có vốn gắn hạn và vốn trung dài hạn, nhà quản lý cần
phải tổ chức huy động đầy đủ các nguồn vốn đảm bảo đầy đủ cho nhu cầu
hoạt động của doanh nghiệp.
2.3.3.Quản lý và hạch toán chi phí
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và
lao động vật hóa mà DN đã bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong kỳ
kinh doanh nhất định. Chi phí sản xuất là chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống
các chỉ tiêu kinh tế phúc vụ cho công tác quản lý tài chính của DN và có liên
hệ chặt chẽ tới doanh thu.Quản lý và hạch toán chi phí tốt sẽ góp phần tăng
doanh thu cho DN.
2.3.4.Phân phối lợi nhuận và tái ĐT
Lợi nhuận là mục tiêu của hoạt động kinh doanh, là một chỉ tiêu mà DN
phải đặc biệt quan tâm vì nó liên quan đến sự tồn tại, phát triển mở rộng của
doanh nghiệp. Không thể nói DN hoạt động kinh doanh tốt, kết quả cao trong
khi lợi nhuận DN lại giảm. DN cần có phương pháp tối ưu trong việc phân
phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. Lợi nhuận là
nguồn tích lũy quan trọng để doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng
bổ sung vốn cố định và vốn lưu động, tạo điều kiện mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh.

8
2.3.5. Phân tích và hoạch định tài chính
Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằm:
- Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai
đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng

thanh toán và rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp
- Đảm bảo cho các quyết định của Ban giám đốc phù hợp với tình hình
thực tế của doanh nghiệp, như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi
nhuận; Cung cấp thông tin cơ sở cho những dự đoán tài chính; Căn cứ để
kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp.
Các hoạt động TC của DN cần được dự kiến trước thông qua việc lập kế
hoạch TC. Thực hiện tốt việc lập kế hoạch TC là công cụ cần thiết giúp cho
DN có thể chủ động dưa ra các giải pháp kịp thời khi có sự biến động của thị
trường. Quá trình lập kế hoạch TC cũng là quá trình ra quyết định TC thích
hợp nhằm đạt tới các mục tiêu cuả doanh nghiệp.
2.4. Đánh giá kết quả quản lý tài chính
Kết quả quản lý tài chính được hiểu là kết quả mang lại từ cách thức
quản lý tài chính của chủ doanh nghiệp thông qua việc thực hiện các nội dung
của công tác quản lý tài chính như thế nào, tốt hay không tốt. Kết quả này
được đánh giá thông qua các chỉ số tài chính trong doanh nghiệp. Các chỉ số
tài chính thường được xem xét khi đánh giá kết quả quản lý tài chính của
doanh nghiệp, bao gồm [9]:



Nhóm các tỷ số thanh khoản - Đánh giá năng lực thanh toán

Nhóm các tỷ số đòn cân nợ - Đánh giá năng lực cân đối vốn

Nhóm các tỷ số hoạt động - Đánh giá năng lực kinh doanh

Nhóm các tỷ số lợi nhuận - Đánh giá năng lực thu lợi

9
2.4.1.Các tỷ số thanh khoản – Đánh giá năng lực thanh toán

Năng lực thanh toán của DN là năng lực trả được nợ đáo hạn của các
loại tiền nợ của doanh nghiệp, là một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình
tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá một mặt quan trọng về kết
quả tài chính của doanh nghiệp, thông qua việc đánh giá và phân tích về mặt
này có thể thấy rõ những rủi ro TC của DN.
- Khả năng thanh toán hiện hành ( The current ratio – Rc ): Rc = Tài sản
lưu động / Các khoản nợ ngắn hạn
- Vốn lưu động ròng: Vốn lưu động ròng = Tổng tài sản lưu động – Tổng
nợ ngắn hạn.
- Tỷ số thanh toán nhanh (The quick Ratio – Rq ): Rq = (Tài sản lưu
động – Hàng tồn kho) / các khoản nợ ngắn hạn
2.4.2.Các tỷ số hoạt động – Đánh giá năng lực kinh doanh
Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp là năng lực tuần hoàn của vốn
doanh nghiệp, là một mặt quan trọng đánh giá kết quả tài chính của doanh
nghiệp. Vì vốn của doanh nghiệp được sử dụng để đầu tư vào các loại tài sản:
tài sản lưu động và tài sản cố định, nên cần phải đo lường kết quả sử dụng
tổng tài sản, và từng bộ phận cấu thành tổng tài sản.
- Tỷ số vòng quay hàng tồn kho-Vòng quay dự trữ (Inventory Ratio - Ri):
Ri = Doanh thu thuần / Hàng tồn kho.
- Kỳ thu tiền bình quân ( Average Collection Period – ACP ):
ACP = Các khoản phải thu / Doanh thu bình quân một ngày
- Kết quả sử dụng toàn bộ tài sản ( The Total Assets Utilization – TAU )
TAU = Doanh thu thuần / Tổng tài sản có
2.4.3.Các tỷ số về đòn cân nợ - Đánh giá về năng lực cân đối vốn
Năng lực cân đối vồn chính là khả năng tự chủ về mặt tài chính của
doanh nghiệp. Các nhà quản lý cần đánh giá kết quả huy động vốn nhằm đảm
10
bảo đạt được kết quả sử dụng vốn tối đa. Điều này không những quan trọng
đối với doanh nghiệp mà nó còn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu
tư, các nhà cung cấp, ngân hàng cho vay,… Nếu khả năng tự chủ tài chính của

doanh nghiệp lớn mạnh sẽ tạo niềm tin cho các đối tượng có liên quan, do đó
tạo thuận lợi cho doanh nghiệp về nhiều mặt trong kinh doanh và tăng nguồn
vốn kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Tỷ số nợ ( Debt Ratio – Rd ): Rd = Tổng số nợ / Tổng tài sản có
- Khả năng thanh toán lãi vay-số lần có thể trả lãi (Times Interest Earned
Ratio- Rt): Rt = EBIT / Chi phí trả lãi
- Tỷ suất tự tài trợ: Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu / tổng nguồn vốn
2.4.4.Các tỷ số lợi nhuận – Đánh giá năng lực thu lợi
Thông qua các tỷ số lợi nhuận, các nhà quản lý đánh giá năng lực thu
lợi của doanh nghiệp, là khả năng thu được lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì
lợi nhuận là kết quả cuối cùng trong kinh doanh của doanh nghiệp, thu
được lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu của sự tồn tại của doanh nghiệp, là một
mặt quan trọng trong đánh giá kết quả quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư, chủ sở hữu, nhà quản lý,… đều quan tâm đến năng lực thu
lợi của doanh nghiệp.
- Tỷ số Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( Doanh lợi vốn chủ sở hữu –
ROE ): ROE = Thu nhập sau thuế / Vốn chủ sở hữu
- Doanh lợi tài sản (ROA): ROA = Thu nhập trước thuế và lãi vay / Tài
sản có Hoặc: ROA = Thu nhập sau thuế / Tài sản có
2.5 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Quản lý tài chính
11

Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết
Giả thuyết 1: Các nội dung quản lý tài chính không có mối liên hệ gì tới
năng lực thanh toán của DNNVV trên địa bàn Hà Nội.
Giả thuyết 2: Các nội dung quản lý tài chính không có mối liên hệ gì tới
năng lực kinh doanh của DNNVV trên địa bàn Hà Nội.
Giả thuyết 3: Các nội dung quản lý tài chính không có mối liên hệ gì tới
năng lực cân đối vốn của DNNVV trên địa bàn Hà Nội.

Giả thuyết 4: Các nội dung quản lý tài chính không có mối liên hệ gì tới
năng lực thu lợi của DNNVV trên địa bàn Hà Nội.




Lựa chọn cơ hội đầu tư
Tổ chức huy động vốn

Quản lý chi phí và hạch
toán chi phí

Phân phối lợi nhuận và
tái đ
ầu t
ư

Phân tích và hoạch định
tài chính


Kết quả quản lý tài chính

Năng lực thanh toán

• Năng lực kinh doanh

Năng lực cân đối vốn



Năng lực thu lời


12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.1.1. Thang đo
Trong nghiên cứu này, tác giả đã lựa chọn dạng câu hỏi đóng, nghĩa là
người thiết kế bảng câu hỏi sẽ đưa ra luôn những lựa chọn trả lời với các tuyên
bố về đánh giá của người trả lời (là các nhà quản lý tài chính) như hoàn toàn
đồng ý, đồng ý, không chắc, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý.
3.1.2. Chọn mẫu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở phần mở đầu của đề tài,
thiết kế chọn phi xác suất với hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi đã
được sử dụng và được xem là hợp lý để tiến hành nghiên cứu đề tài này. Lý
do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn
sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi
phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu. Kích thước mẫu: kích thước mẫu dự
kiến ban đầu là 410, tuy nhiên khi tiến hành, chỉ thu được 306 phiếu.
3.1.3. Làm sạch và mã hóa dữ liệu
Bảng hỏi sau khi thu được, được làm sạch theo cách sau đây: Kiểm tra
sơ bộ tất cả các bảng hỏi, loại bỏ những bảng bị lỗi hoặc trả lời không phù
hợp. Tiếp theo, các phiếu thu được sẽ được nhập vào máy tính. Dữ liệu của
từng câu trả lời trên từng phiếu được mã hóa chuẩn theo quy luật và đảm bảo
logic. Sau khi nhập dữ liệu xong, một loạt các lệnh trong phần mềm SPSS
được thực hiện để kiểm tra và làm sạch dữ liệu lần cuối trước khi phân tích.
3.2. Kỹ thuật phân tích dữ liệu
3.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Cronbach’s alpha sẽ kiểm tra độ tin cậy của các biến dùng để đo lường
từng nhân tố của quản lý tài chính. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ

bị loại khỏi thang đo và sẽ không xuất hiện ở phần phân tích nhân tố.
13
3.2.2. Hệ số tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính
Trước hết hệ số tương quan giữa Kết quả quản lý tài chính với các nhân
tố của quản lý tài chính sẽ được xem xét. Tiếp đến, phân tích hồi quy tuyến
tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinal
Least Squares – OLS). Phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến hành. Hệ
số xác định R
2
điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình.
Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng
cuối cùng là phù hợp.


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tổng quát về số liệu nghiên cứu:
Tác giả thực hiện điều tra 306 DNNVV. Trong số đó, có 50 Công ty tư nhân (chiếm
16,3%), 105 Công ty TNHH (chiếm 34,3%) và 150 Công ty cổ phần (chiếm 49%).
Bảng 4.1: Phân tổ loại hình doanh nghiệp trong mẫu điều tra
Loại hình DN

Frequency

(Tần số)
Percent

(%)
Valid Percent
(% không tính

missing)
Cumulative
Percent
(% cộng dồn)
Valid

Công ty tư nhân 50
16.3
16.3
16.3
Công ty TNHH 105
34.3
34.3
50.7
Công ty cổ phần 150
49.0
49.0
99.7
Missing 1
.3
.3
100.0
Total 306
100.0
100.0

Nguồn: Dữ liệu phân tích luận án
4.2. Phân tích độ tin cậy và sự phù hợp của thang đo
14
Các thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s

Alpha.
Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha
N of
Items
.849

34

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho thấy
tất cả các thang đo lý thuyết đều đạt độ tin cậy cho phép. Trong phân tích EFA,
tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép
xoay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue lớn hơn 1.
Kết quả phân tích EFA cho thấy hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) =
0.816 nên EFA phù hợp với dữ liệu. Thống kê Chi-square của kiểm định
Barlett đạt giá trị 4346.459 với mức ý nghĩa là 0.000 do vậy các biến quan
sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
.816
Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 4346.459
df
561
Sig.
.000
4.3. Phân tích thống kê mô tả

4.3.1 Lựa chọn cơ hội ĐT
Các DNNVV đã tiến hành lập dự án ĐT, sử dụng các chỉ số TC như
NPV, IRR, trong việc lựa chọn và ra quyết định ĐT. Đây là kênh thông tin
tốt nhất để nhà quản lý ra quyết định ĐT một cách chuẩn xác và mang lại cho
doanh nghiệp kết quả kinh doanh tốt. Việc ra quyết định đầu tư của các DN
đa phần dựa vào việc lập dự án đầu tư (số liệu ở bảng 4.4 và 4.5). Vẫn còn
nhiều DNNVV ở Hà Nội ra quyết định ĐT không tham khảo ý kiến của ban
TC (xem Bảng 4.6), có 34% DNNVV lúc tham khảo lúc không (theo ngẫu
hứng), chỉ có 51% DN tham vấn Ban TC và có ý kiến quan trọng tới việc ra
quyết định đầu tư của chủ DN.
15
4.3.2 Tổ chức huy động vốn
Khi các DN cần vốn thì có đến 33.3% là sử dụng vốn chủ sở hữu (Bảng
4.11), không có khả năng huy động các nguồn vốn bên ngoài. Đây là một
trong những điểm yếu của DNNVV về công tác tổ chức huy động vốn. Ít DN
phải tìm giải pháp vay nóng khi huy động vốn (Bảng 4.13): chỉ có 11.5%.
Trong khi đó có đến 57.1% DN vay được vốn từ ngân hang (Bảng 4.14). Điều
này chứng tỏ việc tiếp cận vốn của các DNNVV đã có nhiều thay đổi theo
chiều hướng tốt. Có đến 173 DN (chiếm 57.1%) vay được vốn của ngân hàng
khi có nhu cầu về vốn. (Bảng 4.14). Như vậy, số lượng DNNVV tiếp cận
được với vốn ngân hàng ngày càng cao. Đây là dấu hiệu tốt trong việc huy
động vốn của DNNVV nói riêng và quản lý TC của DNNVV nói chung.
4.3.3 Quản lý chi phí và hạch toán chi phí
Hầu hết các DNNVV thường xuyên ứng dụng tin học trong quản lý TC
và ứng dụng phổ biến nhất là lập các báo cáo TC. Các báo cáo TC đã được
lập và phân tích thường xuyên. Điều này chỉ ra rằng các DNNVV rất quan
tâm đến các phương pháp báo cáo TC và việc lập các báo cáo TC đã trở nên
thường xuyên đối với hầu hết các DNNVV. 63.2% DNNVV phân loại chi phí
sản xuất theo nội dung kinh tế của chi phí (Bảng 4.24). Cách phân loại này
cho thấy rõ mức chi phí về lao động vật hóa và lao động sống trong toàn bộ

chi phí sản xuất. Đây là vấn đề quan trọng và cần thiết để xác định trọng điểm
quản lý chi phí và kiểm tra sự cân đối với các kế hoạch khác như: dự toán chi
phí, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch ngân quỹ,
4.3.4 Phân phối lợi nhuận và tái ĐT
Nhìn chung, chính sách phân chia lợi nhuận và tái ĐT ở các DNNVV có
sự linh hoạt khác nhau, tùy theo tình hình mối doanh nghiệp. Về tình hình
trích lập quỹ dự phòng TC: việc trích lập quỹ dự phòng TC ở các DNNVV
đang có vấn đề, rất cần có chính sách trích lập quỹ dự phòng TC ở mỗi
DNNVV để đề phòng các rủi ro TC cho doanh nghiệp. Về việc trích lập quỹ
16
ĐT phát triển, có: 48.8% DN không trích nộp quỹ ĐT phát triển từ lợi nhuận
sau thuế; chỉ có 21.5% DN trích nộp quỹ ĐT phát triển tối thiếu 50% lợi
nhuận sau thuế (Bảng 4.33).
4.3.5 Phân tích và Hoạch định TC
Các DNNVV đã lập báo cáo và phân tích TC của họ dựa trên các chỉ số
TC, tuy chưa nhiều (chưa đến 50% doanh nghiệp). Điều này chứng tỏ DN
đặc biệt là DNNVV ở Hà Nội đã dần chuẩn hóa công tác quản lý TC của
doanh nghiệp, tiến tới một DN có bộ máy quản lý TC hoạt động bài bản và
chuyên môn hóa. Lập kế hoạch TC cũng được các DNNVV thực hiện một
cách bài bản.
4.3.6. Năng lực thanh toán
71/306 DNNVV luôn trả được các khoản nợ đáo hạn, 20/206 DN không
bao giờ trả được các khoản nợ trên.
62/306 DNNVV luôn duy trì tỷ số khả năng thanh toán hiện hành ở mức cao.
4.3.7. Năng lực kinh doanh
19/306 DNNVV có tỷ số vòng quay hàng tồn kho ở mức thấp, 47/306
DN duy trì tỷ số vòng quay hàng tồn kho ở mức cao.
28/306 DNNVV duy trì được kỳ thu tiền bình quân ở mức cao, 25/306
DN duy trì được kỳ thu tiền bình quân ở mức thấp.
4.3.8. Năng lực cân đôi vốn

102/306 DNNVV có tỷ số nợ ở mức hợp lý, 24/306 DN có tỷ số nợ ở mức cao.
36/306 DNNVV có tỷ số khả năng thanh toán ở mức thấp, 44/306 DN có
tỷ số khả năng thanh toán ở mức cao.
4.3.9. Năng lực thu lợi
95/306 DNNVV đạt được ROA ở mức cao, 19/306 DN có ROA ở mức
thấp, 191/306 DN đạt mức trung bình.
41/306 DNNVV đạt được ROE ở mức cao, 143/306 DN có ROE ở mức
17
thấp, 112/306 DN đạt mức trung bình.
140/306 DNNVV có khả năng sinh lời kém, 42/306 DN có khả năng
sinh lời như DN mong đợi.
4.4. Phân tích hồi quy tương quan
4.4.1. Phân tích hồi quy tương quan với biến phụ thuộc là năng lực thanh toán
Năm yếu tố bao gồm Lựa chọn cơ hội đầu tư, Tổ chức huy động vốn,
Quản lý chi phí và hạch toán chi phí, Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư, và
Phân tích và hoạch định tài chính đều tác động có ý nghĩa thống kê đến năng
lực thanh toán của những DN được lựa chọn. Cụ thể các biến độc lập có thể
giải thích được 68.1% mức độ biến thiên của nhóm các chỉ số đánh giá năng
lực thanh toán; trong đó yếu tố Quản lý chi phí và hạch toán chi phí có tác
động lớn nhất đến nhóm các chỉ số thanh khoản (thể hiện qua hệ số tương
quan riêng phần lớn nhất là 0.245).
4.4.2. Phân tích hồi quy tương quan với biến phụ thuộc là năng lực kinh
doanh
Ba yếu tố bao gồm Tổ chức huy động vốn, Quản lý chi phí và hạch toán
chi phí, Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư tác động có ý nghĩa thống kê đến
Năng lực kinh doanh của các DN được lựa chọn. Hai yếu tố là Lựa chọn cơ hội
đầu tư và Phân tích và hoạch định tài chính không có ý nghĩa thống kê đến sự
thay đổi của các chỉ số hoạt động (Sig. lần lượt bằng 0.164 và 0.825, lớn hơn
0.05). Cụ thể mô hình thu được có thể giải thích được 56.5% mức độ biến thiên
về Năng lực kinh doanh của các DN; trong đó yếu tố Tổ chức huy động vốn có

tác động lớn nhất đến nhóm các chỉ số hoạt động (thể hiện qua hệ số tương
quan riêng phần lớn nhất là 0.283).
4.4.3. Phân tích hồi quy tương quan với biến phụ thuộc là năng lực cân đối
vốn
Bốn yếu tố bao gồm: Lựa chọn cơ hội đầu tư, Tổ chức huy động vốn,
Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư, Phân tích và hoạch định tài chính tác động
18
và có ý nghĩa thống kê đến Năng lực cân đối vốn của các DN được lựa chọn.
Yếu tố Quản lý chi phí và hạch toán chi phí không có ý nghĩa thống kê đến sự
thay đổi của Năng lực cân đối vốn (Sig. bằng 0.290, lớn hơn 0.05). Cụ thể mô
hình thu được có thể giải thích được 71.3% mức độ biến thiên về Năng lực
cân đối vốn của các DN; trong đó yếu tố Phân tích và hoạch định tài chính có
tác động lớn nhất đến nhóm các chỉ số đòn bẩy cân nợ (thể hiện qua hệ số
tương quan riêng phần lớn nhất là 0.283).
4.4.4. Phân tích hồi quy tương quan với biến phụ thuộc là năng lực thu lợi
Ba yếu tố bao gồm Quản lý chi phí và hạch toán chi phí, Phân phối lợi
nhuận và tái đầu tư, và Phân tích và hoạch định tài chính có tác động mang ý
nghĩa thống kê đến Năng lực thu lợi của các DN được lựa chọn. Hai yếu tố là
Lựa chọn cơ hội đầu tư và Tổ chức huy động vốn không có ý nghĩa thống kê
đến sự thay đổi của Năng lực thu lợi của các DN được lựa chọn (Sig. lần lượt
bằng 0.115 và 0.999, lớn hơn 0.05). Cụ thể mô hình thu được có thể giải thích
được 52.8% mức độ biến thiên về Năng lực thu lợi của các DN; trong đó yếu
tố Quản lý chi phí và hạch toán chi phí có tác động lớn nhất đến Năng lực thu
lợi của các DN được lựa chọn (thể hiện qua hệ số tương quan riêng phần lớn
nhất là 0.407).
4.5. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu
4.5.1. Những kết quả nghiên cứu chính từ phân tích thống kê mô tả
- Lựa chọn cơ hội ĐT: Các DNNVV đã tiến hành lập dự án ĐT, sử dụng
các chỉ số TC như NPV, IRR, trong việc lựa chọn và ra quyết định ĐT.
- Tổ chức huy động vốn: Khi các DN cần vốn thì có đến 33.3% là sử

dụng vốn chủ sở hữu (Bảng 4.11), không có khả năng huy động các nguồn
vốn bên ngoài.
- Quản lý chi phí và hạch toán chi phí: Hầu hết các DNNVV thường
xuyên ứng dụng tin học trong quản lý TC và ứng dụng phổ biến nhất là lập
các báo cáo TC.
19
- Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư: Nhìn chung, chính sách phân chia lợi
nhuận và tái ĐT ở các DNNVV có sự linh hoạt khác nhau, tùy theo tình hình
mối doanh nghiệp.
- Phân tích và hoạch định tài chính: Các DNNVV đã lập báo cáo và phân tích
TC của họ dựa trên các chỉ số TC, tuy chưa nhiều (chưa đến 50% doanh nghiệp).
4.5.2. Những kết quả nghiên cứu chính từ phân tích hồi quy
Nghiên cứu này chỉ ra rằng các nội dung quản lý tài chính bao gồm:
(1) Lựa chọn cơ hội đầu tư, (2) Tổ chức huy động vốn, (3) Quản lý chi phí
và hạch toán chi phí, (4) Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư, và (5) Phân tích
và hoạch định tài chính đều có mối liên hệ và tác động tới kết quả quản lý
tài chính.
Bảng 4.58: Tổng hợp các mô hình hồi quy thu được

HS tương
quan riêng
phần chưa
chuẩn hóa
Lựa chọn
cơ hội
ĐT
Tổ chức
huy động
vốn
Quản lý

chi phí và
hạch toán
chi phí
Phân phối
lợi nhuận
và tái ĐT
Phân tích
và hoạch
định tài
chính
Năng lực thanh
toán
0.109 0.216 0.171 2.245 0.196 0.096
Năng lực kinh
doanh
0.578 0.044 0.283 0.282 0.132 0.095
Năng lực cân
đối vốn
0.158 0.151 0.238 0.045 0.263 0.283
Năng lực thu lợi -0.099 0.086 0.0008 0.407 0.269 0.133
Nguồn: Dữ liệu phân tích luận án


20
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
5.1. Quan điểm cơ bản trong việc hoàn thiện quản lý TC của các DNNVV
DNNVV đóng vai trò quản trọng trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.
Vì vậy, hoàn thiện quản lý tài chính của các DNNVV giúp DN có mộ sức khỏe

tài chính tốt và hoạt động sản xuất kinh doanh tốt là hết sức cần thiết.
5.1.1. Hoàn thiện quản lý tài chính của các DNNVV cần tuân thủ các quy
định của pháp luật
5.1.2. Hoàn thiện quản lý tài chính của các DNNVV cần thực hiện ngay,
thường xuyên và vừa đảm bảo tính kế thừa vừa thống nhất trong ngắn hạn
và dài hạn
5.1.3. Thực hiện hoàn thiện một cách đồng bộ các nội dung quản lý tài
chính và theo hướng có ưu tiên
5.2. Quan điểm về kết quả quản lý TC của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội
Kết quả quản lý tài chính của DNNVV trong nghiên cứu được phân thành 5
nhóm:
(1) Nhóm DN không đạt chỉ tiêu nào (158 DN): đồng nghĩa với việc DN quản
lý tài chính rất kém, đang làm ăn thua lỗ, nguy cơ phá sản cao. DN cần nỗ lực
nhiều hơn nữa, từng bước tập trung với lần lượt từng nhóm chỉ tiêu kết quả
quản lý để đạt được từng chỉ tiêu.
(2) Nhóm DN đạt 1 chỉ tiêu (53 DN): DN quản lý tài chính kém
(3) Nhóm DN đạt 2 chỉ tiêu (48 DN): DN quản lý tài chính ở mức trung bình
(4) Nhóm DN đạt được 3 nhóm chỉ tiêu (2 DN): DN quản lý tài chính khá tốt
(5) Đối với các DN đạt được 4 nhóm chỉ tiêu (45 DN): các DN quản lý tài
chính đạt kết quả tốt
5.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý TC của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội
21
Các giải pháp sau đây được đề xuất từ kết quả nghiên cứu đã được trình
bày ở chương 4 và dựa trên quan điểm hoàn thiện quản lý tài chính, quan
điểm về kết quả quản lý tài chính đã trình bày ở trên:
- Nhóm DN không đạt chỉ tiêu nào (158 DN): đồng nghĩa với việc DN
quản lý tài chính rất kém, đang làm ăn thua lỗ, nguy cơ phá sản cao. DN cần
nỗ lực nhiều hơn nữa, từng bước tập trung với lần lượt từng nhóm chỉ tiêu kết
quả quản lý để đạt được từng chỉ tiêu.
- Nhóm DN đạt 1 chỉ tiêu (53 DN): DN quản lý tài chính kém, DN cần

cố gắng tác động một cách nhanh nhất vào nhân tố tác động mạnh nhất trong
mô hình hồi quy thu được.
- Nhóm DN đạt 2 chỉ tiêu (48 DN): DN quản lý tài chính ở mức trung
bình, DN cần cố gắng tác động một cách nhanh nhất vào nhân tố tác động
mạnh nhất trong mô hình hồi quy thu được.
- Nhóm DN đạt được 3 nhóm chỉ tiêu (2 DN): DN quản lý tài chính khá
tốt, cần duy trì kết quả quản lý tài chính như hiện nay và có giải pháp tập
trung vào nhóm chỉ tiêu còn yếu, nhất là yếu tố tác động mạnh nhất đến nhóm
chỉ tiêu hiệu quả (như mô hình hồi quy đã trình bày) để có kết quả quản quản
lý tài chính như DN mong đợi.
- Đối với các DN đạt được 4 nhóm chỉ tiêu (45 DN): các DN quản lý tài
chính đạt kết quả tốt, cần duy trì hoạt động quản lý tài chính như cũ để đạt
được mục tiêu của DN.
5.3.1. Cải thiện năng lực thanh toán:

Từ mô hình hồi quy thu được, Có thể thấy 5 yếu tố bao gồm Lựa chọn cơ hội đầu
tư, Tổ chức huy động vốn, Quản lý chi phí và hạch toán chi phí, Phân phối lợi
nhuận và tái đầu tư, và Hoạch định và phân tích tài chính đều tác động có ý nghĩa
thống kê đến năng lực thanh toán của những DN được lựa chọn. Trong đó yếu tố
Quản lý chi phí và hạch toán chi phí có tác động lớn nhất đến năng lực thanh toán
22
của những DN được lựa chọn, yếu tố tác động mạnh thứ hai là Lựa chọn cơ hội đầu
tư, và tiếp đến là yếu tố Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư.
Như vậy, khi DN yếu về năng lực thanh toán, DN nên tập trung làm tốt 3 nội dung
có tác động lớn đến năng lực thanh toán (theo thứ tự ưu tiên): Quản lý chi phí và
hạch toán chi phí, Lựa chọn cơ hội đầu tư, Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư.
5.3.2. Cải thiện năng lực kinh doanh:
Từ mô hình hồi quy, có thể thấy 3 yếu tố bao gồm Tổ chức huy động vốn,
Quản lý chi phí và hạch toán chi phí, Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư tác động có
ý nghĩa thống kê đến Năng lực kinh doanh của các DN được lựa chọn. Trong đó

yếu tố Tổ chức huy động vốn có tác động lớn nhất đến Năng lực kinh doanh của các
DN được lựa chọn.
Như vậy, khi DN yếu về năng lực kinh doanh, DN nên tập trung làm tốt 3 nội dung
(theo thứ tự ueu tiên): Tổ chức huy động vốn, Quản lý chi phí và hạch toán chi phí,
Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư.
5.3.3. Cải thiện năng lực cân đối vốn:
Mô hình hồi quy thu được, có 4 yếu tố bao gồm Lựa chọn cơ hội đầu tư, Tổ
chức huy động vốn, Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư, Hoạch định và phân tích tài
chính tác động và có ý nghĩa thống kê đến Năng lực cân đối vốn của các DN được
lựa chọn. Trong đó yếu tố Hoạch định và phân tích tài chính có tác động lớn nhất
đến Năng lực cân đối vốn của các DN được lựa chọn.
Như vậy, khi DN yếu về năng lực cân đối vốn, DN nên tập trung làm tốt 3 nội dung
(theo thứ tự ưu tiên): Phân tích và Hoạch định tài chính, Phân phối lợi nhuận và tái
đầu tư, Tổ chức huy động vốn.
5.3.4. Cải thiện năng lực thu lợi:
Mô hình hồi quy thu được, có 3 yếu tố bao gồm Quản lý chi phí và hạch toán
chi phí, Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư, và Hoạch định và phân tích tài chính có
tác động mang ý nghĩa thống kê đến Năng lực thu lời của các DN được lựa chọn.
Trong đó yếu tố Quản lý chi phí và hạch toán chi phí có tác động lớn nhất đến Năng
lực thu lời của các DN được lựa chọn.
23
Như vậy, khi DN yếu về năng lực thu lợi, DN nên tập trung làm tốt 3 nội dung (theo
thứ tự ưu tiên): Quản lý chi phí và hạch toán chi phí, Phân phối lợi nhuận và tái đầu
tư, Phân tích và hoạch định tài chính.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận
Đề tài này nghiên cứu về hoạt động quản lý tài chính của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, năm yếu tố chính đối với quá trình quản lý tài

chính nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp (tối đa hóa tài sản cho các
chủ sở hữu): lựa chọn cơ hội đầu tư, tổ chức huy động vốn, quản lý chi phí và
hạch toán chi phí, phân tích tài chính và hoạch định tài chính, phân phối lợi
nhuận và tái đầu tư. Để đánh giá kết quả quản lý tài chính của doanh nghiệp
nhỏ và vừa, tác giả sẽ xem xét mối quan hệ và ảnh hưởng của 5 nhóm yếu tố
là (1) lựa chọn cơ hội đầu tư, (2) tổ chức huy động vốn, (3) quản lý chi phí và
hạch toán chi phí, (4) phân phối lợi nhuận và tái đầu tư, (5) Phân tích và
hoạch định tài chính đến đánh giá của các doanh nghiệp được lựa chọn trong
mẫu nghiên cứu trên 4 nhóm phương diện là (1) các tỷ số thanh khoản (đánh
giá năng lực thanh toán), (2) các chỉ số hoạt động (đánh giá năng lực kinh
doanh), (3) các tỷ số đòn bẩy - cân nợ (đánh giá năng lực cân đối vốn), và (4)
các chỉ số về lợi nhuận (đánh giá năng lực thu lợi).
Đề tài trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu chính Và 5 giả thuyết nghiên cứu. Để
thực hiện công việc thống kê và phân tích các dữ liệu thu thập được, phần
mềm SPSS 16.0 đã được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của thang đo lẫn
thực hiện các thống kê suy diễn.
Kết quả nghiên cứu đã thu được 5 Mô hình hồi quy .
2. Hạn chế của luận án và các khuyến nghị cho nghiên cứu tiếp theo
24
Do những giới hạn về nguồn tài lực và nhân lực nên nghiên cứu này chỉ
có thể đạt được số lượng mẫu là 306. Do đó, rất cần có các nghiên cứu với số
lượng mẫu lớn hơn cho đề tài này vì kích thước mẫu càng lớn thì độ chính xác
của nghiên cứu càng cao.
Một giới hạn khác của đề tài nghiên cứu này là đối tượng khảo sát đã bị
giới hạn bởi chủ DN hoặc nhà quản lý tài chính của DN. Bảng câu hỏi được
thiết kế để người trả lời tự đánh giá về hiệu quản quản lý tài chính của DN
mình sẽ bị hạn chế bởi tính chủ quan của người trả lời (là nhà quản lý tài
chính hoặc chủ DN). Do vậy, để đảm bảo độ chính xác của dữ liệu, nghiên
cứu cần được thực hiện đồng thời bằng các dữ liệu định lượng. Nhưng cũng
lưu ý rằng việc phân tích và đánh giá các chỉ số như ROA, ROE của DNNVV

sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Nghiên cứu này được giới hạn bởi đối tượng bao gồm công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn và các DN tư nhân có ít hơn 300 người lao động
và tổng vốn dưới 100 tỷ đồng và phạm vi địa lý là thủ đô Hà Nội. Vì vậy, rất
cần có các nghiên cứu về quản lý tài chính của các DNNVV ở những ngành
nghề cụ thể như thương mại dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, nông lâm
nghiệp và thủy sản.
Như đã đề cập ở phần mở đầu của nghiên cứu này, mục tiêu cuối cùng
của DN là tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Quản lý tài chính tốt
có lẽ chỉ là một trong những cách để đạt được điều này và chỉ nghiên cứu về
quản lý tài chính là chưa đủ. Cần có các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh, ảnh hưởng đến lợi nhuận, ảnh hưởng đến cấu trúc
vốn của DN …



×