Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

đối tượng và phương pháp nghiên cứu bệnh phụ khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.69 KB, 52 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viêm phụ khoa là một khái niệm để chỉ những bệnh lý viêm của
cơ quan sinh dục nữ, ngoài thời kỳ thai nghén. Đây là một bệnh thường gặp ở
nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam. Đây là bệnh không chỉ làm tổn hại sức khỏe, hao tổn kinh tế mà còn
ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống người phụ nữ, bởi vậy đây là
một vấn đề sức khỏe đang được cộng đồng quan tâm. Bệnh có thể để lại
những hậu quả nặng nề như vô sinh, viêm tiểu khung, chửa ngoài tử cung, sẩy
thai, thai chết lưu, nhiễm trùng sơ sinh [7], [8],[11].
Ở các nước phát triển , do có sự hiểu biết về vệ sinh sinh dục, vệ sinh
tình dục, sự ô nhiễm môi trường đã được khống chế ở mức độ nhất định nên
tỷ lệ viêm âm đạo- cổ tử cung ở mức khoảng 15-20%, còn lại chủ yếu là các
bệnh lây truyền qua đường tình dục [35].
Ở Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường có chiều hướng gia tăng
mạnh, sự hiểu biết về sức khỏe phụ nữ còn nhiều hạn chế nên tỷ lệ viêm âm
đạo- cổ tử cung lên tới 60-80% ở cộng đồng và 80-90% ở những phụ nữ đến
khám phụ khoa tại bệnh viện [1], [12], [13],[ 17], [18].
Ở nước ta hiện nay việc phát hiện và điều trị viêm phụ khoa chủ yếu
dành cho những bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế vì biểu hiện của bệnh,
chắc chắn còn có nhiều phụ nữ bị bệnh mà không đến khám và như vậy sẽ bỏ
sót những trường hợp này không được khám và điều trị.
Điều tra phát hiện tỷ lệ mắc bệnh viêm phụ khoa ở cộng đồng nhằm
giúp cho ngành y tế thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, đặc
biệt là phụ nữ nông thôn, các huyện ngoại thành đang phải sống và làm việc
trong những điều kiện thiếu thốn, khó khăn. Qua việc điều tra cũng có thể có
được những đánh giá về mối liên quan giữa điều kiện vệ sinh, lao động và
1
môi trường đến tình hình mắc bệnh [1],[17],[31].
Việc điều tra tình hình bệnh viêm phụ khoa cũng gặp nhiều khó khăn
do người phụ nữ ngại đi khám bệnh. Nhất là hiện nay khi mà chúng ta quan
tâm đến mối quan hệ giữa môi trường sống và bệnh tật, là yếu tố phát sinh


bệnh phụ khoa, do vậy cần phải tiến hành điều tra trên cộng đồng [22],[25],
[26].
Trên thế giới và trong nước đó cú những nghiên cứu về bệnh viêm phụ
khoa nhưng chủ yếu là những tổng kết trên những người đến khám tại các
bệnh viện do đó không phản ánh đầy đủ , sát thực tình hình bệnh tật tại cộng
đồng. Chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào đầy đủ và hệ thống về bệnh
viêm phụ khoa của phụ nữ huyện Thanh Trì, do vậy nghiên cứu này được tiến
hành nhằm 2 mục tiêu:
1. Điều tra tình hình mắc bệnh phụ khoa của phụ nữ có chồng
lứa tuổi sinh đẻ từ 15-49 tại huyện Thanh Trì năm 2011.
2. Khảo sát các yếu tố liên quan đến bệnh viêm phụ khoa của phụ
nữ có chồng tại huyện Thanh Trì năm 2011.
Từ đó đề xuất các kiến nghị có cơ sở khoa học và có tính khả thi nhằm
cải thiện tình hình mắc bệnh viêm phụ khoa của phụ nữ trong huyện.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình chung về bệnh viêm phụ.
1.1.1. Các khái niệm:
Sức khỏe, môi trường, bệnh tật có liên quan chặt chẽ với nhau. Tình
trạng sức khỏe con người là tiêu chuẩn phản ánh tổng hợp thực trạng môi
trường.
Đô thị hóa ở nước ta đang phát triển nhanh chóng nhưng chưa đồng bộ
với cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội không thay đổi kịp đã gây ra vấn đề ô nhiễm
nghiêm trọng làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm và
KST trong đó có bệnh về đường sinh sản [3],[10],[12],[16].
Nhiễm khuẩn đường sinh sản ( hay viêm đường sinh sản) là một nhóm
bệnh thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là ở các nước chậm và đang phát triển. Là
nguyên nhân gây ra nhiều rối loạn trong đời sống và hoạt động sinh dục và có
thể để lại những hậu quả xấu cho cả thế hệ sau [13],[18],[20].

Thống nhất khỏi niờm NKĐSS ( hay viêm nhiễm đường sinh sản) ở
phụ nữ là tình trạng bệnh lý, với các biểu hiện khác nhau của cơ quan sinh
dục bao gồm: viêm ÂH, viêm ÂĐ, viêm CTC, viêm phần phụ, viêm niêm mạc
tử cung và do nhiều tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm [7],[8].
1.1.2. Đặc điểm và các loại vi sinh vật gây bệnh thường gặp.
* Đặc điểm:
Trong âm đạo có nhiều loại vi khuẩn cư trú tạo nên hệ sinh thái bình
thường của ÂĐ, chiếm ưu thế là trực khuẩn Doderlein có vai trò làm ức chế
sự phát triển của các vi khuẩn khác bằng cách duy trì hằng tính acid của ÂĐ,
một lý do nào đó làm phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái sẽ dẫn đến viêm âm
đạo [7],[14],.
3
Bình thường PH của ÂĐ từ 3,5-4,5. Nếu PH> 5,5 phải nghĩ đến viêm
ÂĐ (Có thể là do trùng roi), nếu PH < 3,8 phải nghĩ đến viêm âm đạo do nấm
[6],[7].
* Các tác nhân gây VNĐSS thường gặp:
- Tricchomonas vaginalis:
Là sinh vật đơn bào, di chuyển bằng một hoặc nhiều roi, sản sinh bằng
cách nhân đôi, sống ký sinh ở người ở 3 nơi chính: ở răng miệng, ở đường
tiêu hóa, ở hệ sinh dục tiết niệu.
Nó xâm nhập vào ÂĐ theo hai đường:
• Trực tiếp qua giao hợp là chủ yếu
• Gián tiếp qua nước rửa, quần áo, dụng cụ sản khoa [6],[9].
Theo nghiên cứu của Trần Thị Phương Mai (1995) tỷ lệ nhiễm
T.vaginalis là 3,3% [26].
- Candida species:
Là loại nấm hoại sinh ở da và niêm mạc, hình tròn hoặc hình xoan, sinh
sản bằng cách nẩy chồi. Có khoản hơn 80 loại khác nhau nhưng chỉ có một số
ít có khả năng gây bệnh. Trong đó nấm Candida albicans là thương gặp nhất
chiếm 80-90% [6],[9].

Theo Lê Thị Oanh (1997) nghiên cứu trên 194 phụ nữ đặt vòng tránh
thai của huyện Sóc Sơn tỷ lệ nhiễm nấm chiếm 42,8% [28].
- Bacterial vaginogis:
Là một loại trực khuẩn gram (-), gõy viờm âm đạo không đặc hiệu do
sự mất cân bằng hệ sinh vật trong âm đạo [6],[9].
Theo nghiên cứu của Trần Thị Phương Mai (1995) tỷ lệ viêm âm đạo
do loại này là 3,8% [26]
Ngoài 3 loại trờn thỡ VNĐSS còn có nhiều tác nhân khác như:
Chlamydia, Nesseri gonorrhea, tụ cầu, liên cầu, E.coli [6],[7],[9].
4
1.1.3. Các hình thái lâm sàng thường gặp.
* VNĐSS gồm 3 triệu chứng chính: Ra khí hư, ra máu bất thường và
đau bụng dưới.
Khí hư có 3 loại chính:
- Khí hư đặc, trắng: Đặc trắng như bột, thường đọng lại ở túi cùng sau
âm đạo, xột nghiờm thường thấy Candida [11]
-Khí hư trong: Trong, dính như lòng trắng trứng, xét nghiệm không
thấy vi khuẩn và tế bào. Nó tạo nên do sự tăng tiết của các tuyến, thường do
tổn thương niêm mạc tử cung, cổ tử cung gây ra [11]
- Khí hư xanh, vàng, có bọt: Khí hư loãng, đục, có màu xanh hoặc
vàng thường do trùng roi hoặc tạp trùng gây ra [11]
Đau bụng trong VNĐSS thường không điển hình, thường đau hoặc tức
nặng vùng hạ vị.
Ra máu âm đạo bất thường, thường sau giao hợp hoặc thăm khám phụ
khoa, có thể thấy trong cỏc viờm đường sinh dục cấp tính, hay gặp trong viêm
lộ tuyến CTC 1.12
* Các hình thái VNĐSS thường gặp:
- Viêm ÂH: Thường do vi khuẩn đường tiết niệu, tiêu hóa
- Viêm ÂĐ: Thường do nấm, trùng roi, hoặc do tạp khuẩn.
- Viêm CTC: Có hai dạng

+ Viêm CTC cấp tính: CTC đỏ, phù nề thường kết hợp với viờm õm đạo.
+ Viêm CTC mạn tính: Tổn thương thường kèm theo lộ tuyến CTC
- Lộ tuyến CTC: Xuất hiện tế bào trụ ở mặt ngoài CTC, nơi mà bình
thường chỉ có biểu mụ lỏt bao phủ. Là tổn thương gặp khá nhiều [7],[11].
1.1.4. Các đường lây truyền chính.
1. Do lây qua đường tình dục: Các tác nhân thường gặp như: nấm,
trùng roi, Chlamydia [2],[5],[7],[11].
5
2. Lây qua tiếp xúc: Qua quần áo, nước sinh hoạt, thói quen vệ sinh của
phụ nữ. Thường gây do nấm, trùng roi hoặc viêm cơ quan sinh dục ngoài như
âm hộ [5],[7][,11].
3. Lây qua dụng cụ y tế: Qua các dụng cụ y tế khử khuẩn không tốt,
đỡ đẻ không an toàn, nạo phá thai không an toàn, đặt DCTC [2],[5],[7],[11].
1.2. Cơ cấu bệnh viêm phụ khoa thường gặp.
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn
đề này nhưng tỷ lệ khác nhau.
Theo Phan Thị Kim Anh (1994) tỷ lệ nhiễm khuẩn phụ khoa ở 305 phụ nữ
đến khám tại phòng khám phụ khoa của bệnh viện phụ sản TW là 67,56% [1].
Lê Thị Oanh, Nguyễn Văn Dịp năm (2000) tỷ lệ nhiễm khuẩn đường
sinh dục dưới là 64,07% [28].
Lê Lam Hương (2004) cho biết tình hình viêm đường sinh dục dưới ở
các thai phụ tại Huế là 78,57% [21].
Lander DV và cộng sự (2004) tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới
là 64% [39].
Theo Nguyễn Thị Hoài Đức (1995) nghiên cứu trên 600 phụ nữ có
chồng tại tỉnh Hà Bắc và Sụng Bộ, tỷ lệ viêm đường sinh sản là 69% [16].
Một nghiên cứu khác của Marai W (1987) ở phụ nữ có thai tại Mỹ thấy
tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới từ 40- 54% [40].
Nhìn chung các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ viêm phụ khoa khác nhau ở
các nghiên cứu nhưng nhìn chung là tương đối cao. Căn nguyên gây ra viêm

đường sinh dục có tỷ lệ khác nhau ở các nghiên cứu.
1.2.1. Nấm Candida:
Nhiễm nấm candida có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc và ở khắp
mọi nơi trên thế giới.
Theo Martens MG (1996) khoảng 75% phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ có ít
6
nhất một lần bị viêm âm đạo do Candida và 40-50% trong số này bị lần thứ [41].
Theo Kilmarx PH và cộng sự (2004) khi nghiên cứu trên 598 phụ nữ có
vấn đề ở đường sinh dục thấy tỷ lệ viêm âm đạo do nấm chiếm 29% [38].
Theo Phan Thị Kim Anh (1994) nghiên cứu trên 305 phụ nữ đến khám
tại bệnh viện phụ sản TW tỷ lệ bị nấm là 52,45% [1].
Theo Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2001) tỷ lệ viêm âm đạo do nấm
Candida là 44,9% [24].
Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Quế (2008) thì tỷ lệ này là 42,4% [29].
1.2.2. Trichomonas vaginalis:
Theo Joseph GL (1991) cho biết hằng năm trên thế giới có khoảng trên
170 triệu người bị nhiễm T. vaginalis [37].
Theo Zuo- Feng Zhang (1996) nghiên cứu ở Jingan, Trung Quốc tỷ lệ
là 12,1% [44].
Theo Marai W (1998) tỷ lệ viêm sinh dục ở phụ nữ mang thai do
T.vaginalis chiếm 11-20% [40].
Phan Thị Kim Anh và cộng sự (1994) tỷ lệ viêm do T. vaginalis là
7,63% [1].
Nguyễn Thị Thọ, Vừ Doón Tuấn (1999) khi đánh giá điều trị dich tiết
sinh dục ở 122 bệnh nhân tại bệnh viện Da liễu Đà Nẵng có 18% đối tượng
nhiễm T.vaginalis [30].
1.2.3. Neisseria gonorrhoeae:
Theo Lander DV và cộng sự (2004) tỷ lệ bị viêm đường sinh dục do
lậu là 11% [39].
Theo Dương Thị Cương, Trần Thị Phương Mai và cộng sự (1994)

không thấy có trường hợp nào bị lậu ở 363 phụ nữ đến khám phụ khoa [13].
Theo Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2000) khi nghiên cứu 602 trường hợp đến
khám tại bệnh viện phụ sản TW không phát hiện trường hợp nào bị lậu [23].
7
1.2.4.Viêm đường sinh dục do tạp khuẩn:
Theo Balaka và cộng sự (2003) khi nghiên cứu tình hình viêm nhiễm
đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai cho thấy có 15,49% viêm nhiễm do
S.aureus và 10,9% do E.coli [34].
Theo Lander DV và cộng sự (2004) khi nghiên cứu trên 598 phụ nữ có
vấn đề về đường sinh dục thấy tỷ lệ viêm âm đạo do các loại khuẩn khác
(S.aureus, liên cầu, trực khuẩn đường ruột ) là 46% [39].
Phan Thị Kim Anh (1994) xét nghiệm 653 bệnh phẩm âm đạo thấy có
27,25% là S.aureus, 24,5% là E.coli, 14,39% là liên cầu nhóm D [1].
Theo nghiên cứu của Đào Thị Thu Hiền (2004) tỷ lệ viờm õm- cổ tử
cung do tạp khuẩn là 43,2% [17].
1.3.Một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm phụ khoa.
1.3.1. Yếu tố dân số, xã hội:
• Tuổi : Bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục có thể gặp ở mọi lứa
tuổi nhưng hay gặp ở lứa tuổi sinh sản. Một số nguyên nhân gõy viờm âm đạo
có thể thay đổi theo tuổi. Theo Watts DH và Cs (1998) tuổi càng cao, tỷ lệ
nhiễm Trichomonas càng giảm [42].
• Chủng tộc: Người ta nhận thấy một số nguyên nhân gõy viờm
đường sinh sản dưới có sự khác biệt giữa các tộc người. Theo Eschenbach
D.A (1983) tỷ lệ viêm do Gardnerella vaginalis ở phụ nữ da đen cao hơn phụ
nữ da trắng [36].
1.3.2. Sự hiểu biết về bệnh viêm đường sinh dục dướivà thói quen vệ
sinh.
Hầu hết các bệnh VNĐSS đều chữa khỏi và phòng tránh được, sự hiểu
biết của người phụ nữ là một yếu tố quan trọng. Sự thiếu hụt thông tin về tư
vấn sức khỏe, kiến thức về các nguyên nhân, cách thức lây truyền của bệnh và

các biện pháp phòng bệnh là những yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh. Theo
8
Phạm Văn Hiển và cs (2000) khi tiến hành điều tra trên 1999 phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ thì thấy tỷ lệ người hiểu biết về các bệnh nhiễm khuẩn đường
sinh sản và nguyên nhân gây bệnh thấp (55,2%), trong số này có 90% có triệu
chứng ra khí hư, 62% có triệu chứng ngứa bộ phận sinh dục dưới [18].
Có rất nhiều các thói quen của phụ nữ liên quan đến các VNĐSS, có
những thói quen có lợi cho sức khỏe, có những thói quen làm tăng khả năng
mắc bệnh. Tại Mỹ Joseph G.L (1991) cho biết có những phụ nữ có thói quen
thụt rửa ÂĐ có tỷ lệ viêm ÂĐ tăng cao, sự liên quan rất chặt chẽ [37].
Theo Nguyễn Thị Ngọc Khanh nghiên cứu cho thấy: Nếu phụ nữ thay
băng vệ sinh <3 lần/ngày thì nguy cơ viêm âm đạo cao gấp 3 lần so với thay
băng >3 lần, thói quen ngõm mỡnh trong chậu nước có nguy cơ nhiễm nấm
Candida cao gấp 1,84 lần so với nhóm làm vệ sinh dưới vòi nước chảy. Hoặc
trước khi sinh hoạt tình dục nhóm phụ nữ có chồng không có thói quen vệ
sinh thì vợ có nguy cơ viêm ÂĐ cao gấp 1,93 lần so với nhóm có chồng có
thói quen vệ sinh trước khi giao hợp [24].
1.3.3. Các yếu tố sinh sản và tình dục.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng liên quan trực tiếp đến viêm
nhiễm đường sinh sản.
• Tuổi bắt đầu quan hệ tình dục:
Nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi bắt đầu quan hệ tình dục càng sớm thì
tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản càng cao. Theo Aral S.O (1992)
tỷ lệ nhiễm Gardnerella vaginalis tăng cao ở những người có quan hệ tình duc
sớm [33].
• Tiền sử sẩy thai và nạo hút thai.
Theo Phạm Quỳnh Hoa và cs (2000) nghiên cứu trên 340 phụ nữ ở
huyện Ba Bể thấy phụ nữ có tiền sử nạo hút thai có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn
nhiều so với phụ nữ không có tiền sử nạo hút thai [19].
9

Theo Nguyễn Thị Lan Hương (1996) Phụ nữ có số lần hút thai càng
nhiều thì tỷ lệ viêm phụ khoa càng cao, những phụ nữ hút thai trên 3 lần tỷ lệ
bị viêm chiếm 96,6% [22].
• Số lần sinh con.
Theo Nguyễn Thị Lan Hương (1996) tại bệnh viện phụ sản TW cho
thấy có sự liên quan giữa số lần sinh con, số lần nạo hút thai với tỷ lệ mắc
bệnh viêm sinh dục. Theo tác giả phụ nữ sinh con từ lần 4 trở lên có tỷ lệ bị
bệnh cao nhất 88,9%, những người chưa sinh lần nào có tỷ lệ mắc bệnh thấp
nhất 64,3% [22].
Theo Trương Thị Vân (2005) có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa
số lần sinh con với tỷ lệ viêm đường sinh dục dưới [31].
• Sử dụng các biện pháp tránh thai
Theo Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2000)khi nghiên cứu 602 phụ nữ thấy
đặt DCTC chỉ liên quan đến nhiễm Bacterial vaginosis, không thấy mối liên
quan với nấm hay Chlamydia. Tác giả cũng không tìm thấy mối liên quan
giữa thuốc tránh thai và VNĐSS [23].
1.3.4. Nguồn nước sinh hoạt và nhà tắm
Cung cấp nước sạch và làm hố xí hợp vệ sinh là hai thành phần cốt lõi của
yếu tố môi trường liên quan đến sức khỏe con người, đến công tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu, trong phòng chống các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng.
WHO cho rằng nếu người dân được cung cấp nước sạch đầy đủ và an
toàn thỡ cỏc bệnh KST, nhiễm trùng sẽ giảm đi [43].
Theo Tông Thất Bách (1995 - 1996) nghiên cứu tại khu công nghiệp
Thượng Đình- Hà Nội cho biết: Do cung cấp nước sạch không đủ và không
an toàn cùng với các gia đình sử dụng hố xí không hợp vệ sinh, vì vậy mô
hình bệnh tật ở đây cũng rất đặc trưng: tỷ lệ mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng,
nhiễm trùng tăng cao, trong đó nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ chiếm
10
28% [3]. Riêng ở Kim Bảng, Hà Nam tỷ lệ nước bị ô nhiễm và hố xí không
hợp vệ sinh nhiều nên tỷ lệ các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng cao hơn Hà

Nội rất nhiều, riêng phụ nữ bị viêm đường sinh dục dưới là 40% [4].
Theo Vương Tiến Hòa (1994) khi nghiên cứu trên 739 phụ nữ có chồng
lứa tuổi sinh đẻ ở 3 xã của huyện Thanh Trì cho thấy sự ô nhiễm môi trường
nước có liên quan đến sự gia tăng số phụ nữ mắc bệnh VNĐSS, có 39% phụ
nữ không có nhà tắm bị mắc các bệnh VNĐSS cao hơn nhóm có nhà tắm 1,8
lần [20].
1.3.6. Liên quan giữa nghề nghiệp, trình độ học vấn với bệnh viêm phụ khoa.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thời Loạn (2003) tại viện Da liễu TW
cũng cho thấy tỷ lệ viêm CTC ở cán bộ, công nhân viên tương đương tỷ lệ
viêm ở nông dân [25].
Còn tác giả Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2000) lại thấy rằng không thấy
mối liên quan giữa nghề nghiệp và trình độ học vấn của thai phụ và của người
chồng với tình trạng viêm đường sinh dục dưới [23].
1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Thanh Trì – Hà Nội, Thanh trì là
một huyện nông thôn ngoại thành nằm phía Nam Hà Nội, phía Nam giáp với
huyện Thường Tín, phía bắc giáp với quận Hoàng Mai, phía tây giáp với Hà
Đông, phía đông giáp với sông Hồng. Trung tâm huyện cách trung tâm thành
phố Hà Nội khoảng 12 km. Trên địa bàn có đường 1A chạy qua. Là một vùng
sản xuất nông nghiệp, người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng hoa màu, chủ
yếu là trồng rau xanh. Cú dựng hóa chất bảo vệ thực vật. Ở đây có một nhánh
của sụng tụ lịch chảy qua, nguồn nước bị ô nhiễm rõt nặng. Trên địa bàn
không có khu công nghiệp nào lớn. Toàn huyện có 1 thị trấn và 10 xã. Tổng
dân số của huyện là 105.876 người trong đó số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
11
từ 15-49 tuổi có chồng là 18.625 người. Thu nhập bình quân đầu người năm
2010 là 950.000đ/ người /tháng. Về hệ thống y tế huyện trên địa bàn huyện có
4 bệnh viện gồm: Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Trì, Bệnh viện Nông
nghiệp I, bệnh viện Đa khoa Thăng Long, Bệnh viện K II. Có một trung tâm y
tế dự phòng và 11 trạm y tế xã được trang bị đầy đủ về nhân lực, trang thiết bị

về chăm sóc sức khỏe sinh sản.
12
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành tại cỏc xó của huyện Thanh Trì, Hà Nội.
2.2. Sơ đồ cây vấn đề.
13
Tỷ lệ
mắc
bệnh
viên phụ
khoa
của phụ
nữ Hà
Nội cao
Vô sinh
Viêm tiểu khung
Chửa ngoài dạ
con
Ung thư
Thai lưu
Sẩy thai
Nhiễm trung
sơ sinh
Đặc trưng
cá nhân
Thói quen
vệ sinh
Vệ sinh

môi trường
Tiền sử
sản khoa
Các biện pháp
tranh thai
Nghề nghiệp
Học vấn thấp
Kém hiểu biết
Trong độ tuổi sinh đẻ
Cán bộ công nhân viên
Công nhân
Buôn bán
Sinh nhiều lần
Nạo hút thai nhiều lần
Quan hệ tình dục sớm
Không tránh thai
Dụng cụ tranh thai
Bao cao su
Nước không sạch hoặc ôi
nhiễm
Không có hố xí hoặc hố
xí không hợp vệ sinh
Tiếp xúc với HC BVTV
Thụt rửa âm đạo
Vệ sinh kinh huyệt kém
Vệ sinh tình dục
2.3. Đối tượng nghiên cứu.
Phụ nữ đã có chồng tuổi từ 15-49 ở huyện Thanh Trì.
*Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
− Tuổi tử 15 – 49 tuổi

− Đã có chồng.
− Không đặt thuốc ÂĐ cách 2 tuần
− Không thụt rửa âm đạo cách 3 ngày.
*Tiêu chuẩn loại trừ:
− Có đặt thuốc ÂĐ cách 2 tuần
− Có thụt rửa âm đạo cách 3 ngày.
− Ra máu âm đạo
− Cắt tử cung hoàn toàn
− Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai
− Có vấn đề về tinh thần, thần kinh
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu:
Mô tả cắt ngang (Cross-sectional study).
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được tính theo công thức:
Z
2
(1-α/2)
p(1 - p)
n =
d
2
Trong đó:
n: cỡ mẫu nghiên cứu.
p = 0,62 là tỷ lệ mắc bệnh viêm phụ khoa của phụ nữ tuổi từ 15-49 đã có
chồng theo nghiên cứu của Trương Thị Vân năm 2005 tại huyện Gia Lâm [31].
14
q: Tỷ lệ không mắc bệnh phụ khoa (q = 1-p = 1 – 0,62 = 0,38)
Z: Hệ số tin cậy ở mức α = 95%, vậy Z = 1,96.
d: Độ chính xác mong muốn (sai số cho phép) lấy d = 0,05.

Thay vào công thức trên ta có n = 362, nhân với hê số hiệu chỉnh 1,5
như vậy ta có cỡ mẫu là 323 x 1,5 = 543.
2.4.3. Cách chọn mẫu.
Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống với hệ số k = 34.
2.4.4. Các biến số, chỉ số.
- Tuổi.
- Tiền sử mắc bệnh phụ khoa.
- Tiền sử thai sản.
- Biện pháp tránh thai đang sử dụng .
- Các triệu chứng lâm sàng của bệnh phụ khoa.
- Tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa.
- Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới.
- Tập quán sinh hoạt, vệ sinh cá nhân.
- Sơ bộ tìm mối liên quan giữa nguồn nước và bệnh viêm đường
sinh dục.
2.4.5. Các phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu bằng phóng vấn theo bộ câu hỏi, khám lâm sàng phụ
khoa và xét nghiệm vi sinh.
Tất cả các đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi, được
khám âm đạo bằng mỏ vịt, lấy bệnh phẩm xét nghiệm.
Thu thập qua các bước:
*Phỏng vấn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến tình trạng nhiễm trùng
đường sinh dục dưới theo mẫu (phụ lục).
*Khám lâm sàng do bác sỹ sản khoa thực hiện và có nhận xét:
15
• Biểu hiện ở âm hộ: Viêm, sẩn ngứa, loột sựi.
• Biểu hiện ở âm đạo: Tính chất khí hư, viêm âm đạo.
• Biểu hiện ở cổ tử cung: Khí hư ở cổ tử cung, tổng thương đỏ,
loột, polyp,sựi, viờm lộ tuyến cổ tử cung
*Kỹ thuật xác định căn nguyên:

Khám lâm sàng và lấy bệnh phẩm bằng 4 tăm bông:
- Tăm bông thứ 1: Lấy bệnh phẩm ở cùng đồ sau
- Tăm bông thứ 2: Lấy dịch âm đạo vùng nghi ngờ nhất
- Tăm bông thứ 3: Lấy ở cổ tử cung tìm Chlamydia
- Tăm bông thứ 4: Lấy bệnh phẩm ở lỗ ngoài cổ tử cung để nuôi cấy và
nhuộm Gram tìm lậu cầu nếu nghi ngờ.
*Xử trí bệnh phẩm:
- Tăm bông thứ 1: Soi tươi với NaCl 0,9% tìm nấm, tricomonat, mật độ
vi khuẩn, tế bào.
- Tăm bông thứ 2: Nuôi cấy và nhuộm Gram.
- Tăm bông thử 3: Sử dụng chẩn đoán Chlamydia theo kỹ thuật sắc ký
miễn dịch men.
- Tăm bông thứ 4: Nuôi cấy tìm vi khuẩn lậu trên môi trường Thayer-
Martin.
2.4.6. Những sai số mắc phải trong nghiên cứu và các khắc phục
- Các sai mắc phải: Khi phỏng vấn có thể có những câu trả lời chưa sát
với thực tê, không hiểu câu hỏi, sai số nhớ lại khi hỏi về tiền sử thai sản
- Để khống chế sai số:
+ Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
+ Tập huấn kỹ bộ câu hỏi cho các điều tra viên
+ Thống nhất chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm.
+Kiểm tra và làm sạch số liệu trước khi nhập vào máy tính.
16
2.5. Phân tích và xử lý số liệu
- Các số liệu thu thập được phân tích và tính toán dựa vào các phương
pháp thống kê y học thông thường như tỷ lệ %, giá trị trung bình
- Sử dụng phần mềm thống kê SPSS để tính toán.
- So sánh bằng Test khi bình phương, Student Fisher. Xác định mức độ
tin cậy của các kết quả nghiên cứu bằng cách tính chỉ số OR, tìm mối liên
quan giữa các yếu tố bằng giá trị p.

- Các kết quả được trình bày bằng bảng, biểu đồ.
2.6. Thời gian.
Nghiên cứu được tiến hành trong năm 2011. ( Từ 1/1/2011-
31/12/2011)
2.7. Khía cạnh đạo đức:
- Kế hoạch nghiên cứu được sự đồng ý của trung tâm y tế huyện, chính
quyền và trạm y tế cỏc xó trong huyện.
- Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá tỷ lệ hiện mắc và phát hiện các
yếu tố liên quan đến VNĐSS chứ không mang bất cứ hình thức phi đạo đức
nào khác.
- Tất cả các đối tượng tham gia đều được thông báo, giải thích rõ về
mục đích nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, tự nguyện tham gia và có quyền
rút lui khỏi nghiên cứu.
- Những người bị mắc bệnh được tư vấn, hướng dẫn cách điều trị.
- Những người không bị mắc bệnh được hướng dẫn cách phòng bệnh.
17
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
3.1.1. Những đặc trưng cá nhân.
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi.
Nhóm tuổi n Tỷ lệ %
15-24
25-29
30-34
35-39
40-44
44-49
Tổng
Nhận xét:

Biểu đồ 3.1. Phân bố tuổi
(Dự kiến biểu đồ dạng cột liên tục – Histogram) : Trục tung biểu thị số
lượng người ở các nhóm tuổi, trục hoành là nhóm tuổi.
Nhận xét:
Bảng 3.2 Phân bố nghề nghiệp
Nghề nghiệp n Tỷ lệ %
18
Làm ruộng
Công nhân VCNN
Buôn bán
Thủ công
Tổng
Nhận xét:
Bảng 3.3. Phân bố trình độ học vấn
Trình độ học vấn n Tỷ lệ %
Mù chữ, tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Đại học, cao đẳng, THCN
Tổng
Nhận xét:
3.1.2. Tiền sử thai sản và viêm phụ khoa.
Bảng 3.4.Tiền sử sản khoa.
Số lần
Có thai Đẻ Sẩy, nạo, hút thai
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
0 lần
1 lần
19
2 lần

3 lần
>3 lần
Tổng

Nhận xét:
Biểu đồ 3.2. Tiền sử sản khoa
(Dự kiến là biểu đồ cột chồng: Trục tung là số lần, trục hoành là tiền sử
sản khoa)
Nhận xét:
Bảng 3.5.Tiền sử mắc bệnh viêm phụ khoa.
Tiền sử mắc bệnh viêm phụ khoa n Tỷ lệ %
Không có tiền sử mắc bệnh phụ khoa
Đã bị mắc bệnh phụ khoa
Trong đó:
- Viêm CTC
- Lộ tuyến CTC
- Viêm phần phụ
20
- Viêm âm đạo, âm hộ.
- Các bệnh khác
Tổng
Nhận xét:
Bảng 3.6.Tỷ lệ các biện pháp tránh thai đang được áp dụng
Các biện pháp tránh thai (BPTT) n Tỷ lệ %
Không áp dụng BPTT
Có áp dụng BPTT
trong đó: - Đặt vòng
- Thuốc tránh thai
- Triệt sản
- Bao sao su

- Biện pháp khác
Tổng cộng
Nhận xét:
3.1.3. Một số yếu tố về điều kiện lao động và sinh hoạt.
3.1.3.1. Sự tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật.
Bảng 3.7. Mức độ tiếp xúc với HCBVTV.
Mức độ tiếp xúc, sử dụng n Tỷ lệ %
Không tiếp xúc
Tiếp xúc không thường xuyên.
Tiếp xúc thường xuyên
Tỷ lệ % tiếp xúc với HCBVTTV trong số
phụ nữ làm nông nghiệp.
Nhận xét:
21
Biểu đồ 3.3. Mức độ tiếp xúc với HCBVTV
(Dự kiến biểu đồ hình tròn- pie chart)
Nhận xét:
3.1.3.2. Điều kiện sinh hoạt và sử dụng nước sạch
Bảng 3.8. các nguồn cung cấp nước sinh hoạt
Các nguồn nước n Tỷ lệ %
Nước mưa
Nước máy
Nước giếng
Nước bề mặt ( sông, ao, hồ)
Có nước sạch, vệ sinh.
Không có nguồn nước sạch, vệ sinh.
Tổng số
Nhận xét:
22
Bảng 3.9. Công trình vệ sinh.

Các công trình vệ sinh n Tỷ lệ %
- có nhà tắm
- Không có nhà tắm
- Có hố xí vệ sinh
- Không có hố xi/ hố xí không vệ sinh.
Tổng
Nhận xét:
3.3. Tình hình mắc bệnh phụ khoa.
3.3.1. Đặc diểm lâm sàng thường gặp của bệnh phụ khoa.
Bảng 3.10. Các triệu chứng cơ năng thường gặp trong bệnh phụ khoa
Các triệu chứng
Có triệu chứng Không có triệu chứng
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Đau bụng dưới
Ra khí hư
Ngứa ở bộ phận sinh dục
Tổng
Nhận xét:
Bảng 3.11. Khí hư và tính chất khí hư.
Tính chất khí hư Số lượng Tỷ lệ (%)
23
Không có khí hư
Có khí hư
Tính chất khí hư
- Màu trắng
-Màu vàng
- Khí hư như bột
- Khí hư có bọt
Tổng
Nhận xét:

3.3.2. Tỷ lệ mắc bệnh và các dạng tổn thương thực thể.
Bảng 3.12. Tỷ lệ mắc bệnh
n Tỷ lệ %
Có viêm đường sinh dục
Không viêm đường sinh dục
Tổng
Nhận xét:
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh viêm phụ khoa.
(Dự kiến biểu đồ hình tròn biểu thị tỷ lệ cú viờm hay không viêm)
Nhận xét:
24
25

×