Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

tài nguyên tre và tình hình xuất khẩu sản phẩm mây tre đan trong quá trình hội nhập hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TPHCM
KHOA CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH
MÔN HỌC: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
GVHD: TRẦN THÁI HÒA
Đề tài:
TÀI NGUYÊN TRE VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SẢN
PHẨM MÂY TRE ĐAN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
HIỆN NAY

NHÓM THỰC HIỆN
1. Huỳnh Thị Thúy An 101C700314
2. Mai Thị Kim Hạnh 101C700108
Năm 2011
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
3. Vỏ Quế Chi 101C700208
4. Nguyễn Thu Hà 101C700108
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 5
38
DANH SÁCH CÁC LOÀI TRE TRÚC Ở VIỆT NAM 40
LỜI GIỚI THIỆU
Lâm sản ngoài gỗ bao gồm nhiều thành phần trong đó có cây tre, nó gắn liền với cuộc sống
của gần 2 triệu đồng bào dân tộc miền núi, trong đó có hơn một triệu người có thu nhập từ tre.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định tre là một trong nhưng loài cây trồng chủ lực
trong xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế nông thôn Việt
Nam trong giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020.
Cây tre (với nhiều loại khác nhau: trúc, mai, vầu, nứạ ) có ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng
có lẽ khu vực Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa mới chính là quê hương, xứ sở của tre và các sản
phẩm văn hoá từ tre.
Tại Việt Nam, có nhiều tộc người sống gần
gũi cùng cây tre, bảo lưu nhiều giá trị văn hoá


từ cây tre. Tuy nhiên, trong văn hoá của người
Việt (tộc đa số của Việt Nam), cây tre chiếm
một vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả. Cùng với
cây đa, bến nước, sân đình - một hình ảnh quen
thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì
những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự
cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre
2
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
hiến dâng bóng mát cho đời và sẵn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón,
từ thân tre, cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.
Không phải ngẫu nhiên mà sự tích của loại tre thân vàng đã được người Việt gắn với truyền
thuyết về Thánh Gióng, một trong bốn vị thánh bất tử của họ. Các nhà nghiên cứu cho rằng:
Thánh Gióng chính là hoá thân của Thần Thợ Rèn - Thần Trống - Thần Chiến Tranh của người
Việt cổ. Mặt khác, Thánh Gióng cùng với vũ khí là cây tre biểu bượng cho sức mạnh chiến thắng
thần kì, đột biến của nước Việt Nam đối với những kẻ thù xâm lược lớn, mạnh, phát triển hơn
mình gấp bội. Rất có thể, hình tượng vươn vai lớn dậy hoá thành người khổng lồ của cậu bé làng
Gióng có liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre (theo các nhà thực vật học,
trong điều kiện lý tưởng, cây tre có thể cao thêm 15-20 cm mỗi ngày).
Với các lũy tre xanh ấy, trong nhiều thời kỳ lịch sử, làng Việt đã trở thành những "pháo đài
xanh" chống xâm lược, chống thiên tai, chống đồng hoá. Lũy tre đã trở thành chiến lũy và là
nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn công và hầm trú ẩn cho các cuộc chiến tranh nhân dân
và du kích lâu dài cũng như cho công cuộc trị thuỷ của người Việt.
Trên thế giới ngày nay, có lẽ chỉ giữa phố phường Hà Nội, người ta mới thấy nhiều đến thế
những người nông dân kiêm tiểu thương Việt với chiếc đòn gánh tre hay chiếc xe đạp thồ mang
đôi sáo hay sọt tre đi bán hàng rong ngay bên những ngôi nhà cao tầng hiện đại, giữa dòng xe
máy, ô tô ồ ạt. Người ta chợt hiểu vì sao Hà Nội xưa được gọi là "Kẻ Chợ" (tức một cái làng -
chợ lớn). Trên tivi và sách báo nước ngoài, những hình ảnh đó đã trở thành một mô típ đặc trưng
cho Việt Nam đang đổ i mới và phát triển từ những truyền thống của riêng mình.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hoá. Nhiều làng Việt giờ đây đã

không còn những lũy tre xanh bao quanh. Nhiều người Việt đã quen dùng đũa nhựa, đũa gỗ thay
cho đũa tre, rổ rá nhựa thay rổ rá tre. Nhưng, cùng lúc đó, một số người nước ngoài sống ở Việt
Nam lại thích dùng những chiếc chụp đèn bằng tre, những chiếc chiếu tạo từ tre. Nội thất của
nhiều khách sạn, quán ăn đắt tiền được làm hay tô điểm bằng đồ tre, trúc. Sản xuất đồ (mây) tre
đan vẫn là một mặt hàng xuất khẩu, góp phần đáng kể vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của
Việt Nam. Một lần nữa, cây tre lại cùng với người Việt Nam vươn lên, vượt qua những thử thách
của thời đại.
3
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Đặc điểm và đặc tính của Tre:
a. Đặc điểm của Tre:
Tre là một nhóm thực vật thường, đa niên, thân gỗ, thuộc Bộ Hòa thảo, Phân họ Tre, Tông
Tre (Bambuseae), một số loài của nhóm này rất lớn, và được coi là lớn nhất trong Bộ Hòa thảo.
Tre cũng là một loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời.
Thường thì tre có thời gian nở hoa trong khoảng 5 - 60 năm một lần. Hoa tre có mùi hương hơi
nồng và có màu vàng nhạt như màu đất.
Loài tre với hệ thống thân ngầm đan chen nhau dày đặc và lan rộng trong đất nên có tác dụng
hạn chế dòng chảy, chống xói mòn đất trong mùa mưa, chắn sóng bảo vệ đê chống sạt lở.
Măng tre làm thực phẩm ở dạng tươi sống hoặc qua chế biến với kỹ thuật khác nhau đều có
giá trị thương phẩm rất cao cả ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Bởi, ngoài hương vị
đặc trưng, nó còn có thành phần dinh dưỡng phong phú. Ở 100g măng khô phân tích thấy có tới
5,62g các loại acid amin. Ðặc biệt măng tre Lục Trúc có vị ngọt dịu, không cần ngâm nước cũng
có thể luộc, sào ăn ngay, là thực phẩm thượng hạng cho ăn tươi.
Thân tre có thể dùng làm nhà cửa, nông cụ, làm giấy, sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ, dụng cụ thể dục thể thao, nhạc cụ, bàn ghế, tủ giường từ thô sơ đến cao cấp và các đồ gia
dụng khác.
Trồng tre Tàu hay tre Lục Trúc mau cho thu hoạch. Sau khi trồng một năm đã bắt đầu thu
hoạch măng và cây làm giống. Sau ba năm, thu hoạch măng ổn định với năng suất từ 6-30 tấn/ha
(tùy thuộc vào việc đầu tư chăm sóc).

4
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Do hàng năm tre, trúc sinh sản vô tính theo cấp số, nên trong bụi tre có nhiều thế hệ tuổi cây.
Nếu được chăm sóc tốt và đúng kỹ thuật thì năm nào người trồng cũng được thu hoạch cả măng,
thân và giống mà không phải trồng lại trong một chu kỳ lâu dài rất nhiều năm.
Ở Việt Nam hiện có một số giống tre chủ yếu nhập từ Trung Quốc và Ðài Loan: Tre tầu, tre
lục trúc, tre mạnh tông, tre điền trúc, tre mao trúc, luồng Thanh Hoá. Ở Lâm Ðồng, ngoài giống
tre Mạnh tông đã có từ trước, Trung tâm khuyến nông tỉnh trong năm 2001 đã tiến hành trồng
thử nghiệm các giống tre tầu, tre mạnh tông; luồng Thanh Hóa tại Bảo Lộc, Ðạ Huoai, Ðạ Tẻh
(Lâm trường Ðạ Tẻh có trồng 20ha luồng Thanh Hóa), Cát Tiên.
Các giống tre trên đều có kỹ thuật trồng và chăm sóc tương tự nhau, chúng tôi xin giới thiệu
kỹ thuật trồng, chăm sóc tre tầu (Sinocalamus Latiflorus. McClure) và cây tre lục trúc (Bambusa
Olđhamii. Munro) hiện đang được trồng nhiều tại Việt Nam.
Hiện nay cây tre Tàu đã và đang được người dân ở các tỉnh miền Ðông Nam Bộ trồng rất
nhiều, có nơi như Phú Thành (Bình Phước) đã trồng trên 300ha. Tre Lục Trúc mới được du nhập
từ Ðài Loan vào nước ta hơn 3 năm nay, đã được trồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc (Hà Bắc,
Lạng Sơn, Hà Tây?), bắt đầu năm 2000 mới được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho
phép đưa vào trồng thử nghiệm ở các tỉnh phía Nam, do vậy kỹ thuật trồng và chăm sóc đưa ra
chỉ là tài liệu tham khảo từ kỹ thuật trồng thực tế của các giống tre lấy măng khác.

Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về diện tích tre nứa, với 194 loài tre trúc thuộc 26 chi
được các nhà khoa học phát hiện ở Việt Nam đã phần nào đánh giá được tính đa dạng về
thành phần loài tre trúc ở nước ta. Tuy nhiên, mới chỉ có 80 loài đã tạm thời được định danh,
còn lại là các loài chưa có tên.
Trong nhiều năm trở lại đây, rất nhiều chi, loài mới được các nhà khoa học Việt Nam nghiên
cứu và bổ sung vào danh lục tre nứa của nước nhà. Công trình đầu tiên nghiên cứu về tre nứa ở
Việt Nam là Camus and Camus (1923) đã thống kê có 73 loài tre trúc của Việt Nam. Năm 1978
Vũ Văn Dũng công bố Việt Nam có khoảng 50 loài. Năm 1999 Phạm Hoàng Hộ đã thống kê
được 123 loài, số lượng các loài tre trúc của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Không dừng lại ở đó
vào giai đoạn 2001-2003, Nguyễn Tử Ưởng, Lê Viết Lâm (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt

Nam) cùng với GS. Xia Nianhe, chuyên gia phân loại tre (chi Bambusa) của Viện thực vật học
Quảng Châu, Trung Quốc đã xác định ở Việt Nam có 113 loài của 22 chi, kiểm tra và cập nhật
11 tên khoa học mới, đặc biệt đưa ra được 6 chi và 22 loài tre lần đầu đầu được định tên khoa
học ở Việt Nam bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam; đưa ra 22 loài cần được xem xét để xác nhận
loài mới.
5
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
LuồngDendrocalamus barbatus Ảnh: Phạm Thành Trang
Trong 2 năm 2004 – 2005, PGS.TS Nguyễn Hoàng Nghĩa cùng hai chuyên gia phân loại tre
Trung Quốc là GS. Li Dezhu, Phó Viện trưởng Viện thực vật học Côn Minh, Vân Nam (chuyên
gia chi Dendrocalamus) và GS. Xia Nianhe (chuyên gia chi Bambusa) tiếp tục cộng tác nghiên
cứu với các nhà nghiên cứu tre trúc ở nước ta tiếp tục nghiên cứu định danh các loài tre nứa hiện
có của Việt Nam ban đầu đã đưa ra danh sách gồm 194 loài của 26 chi tre trúc Việt Nam. Phần
lớn trong số đó là chưa có tên. Một số chi có nhiều loài là chi Tre gai (Bambusa) có 55 loài thì có
tới 31 loài chưa có tên, chi Luồng (Dendrocalamus) có 21 loài với 5 loài chưa định tên, chi Le
(Gigantochloa) có 16 loài với 14 loài chưa có tên, chi Vầu đắng (Indosasa) có 11 loài với 8 loài
chưa có tên và chi Nứa (Schizostachyum) có 14 loài thì có tới 11 loài chưa có tên.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học Việt Nam đã tìm ra được nhiều chi, loài mới cho nước nhà.
Năm 2005, Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự đã công bố 7 loài nứa mới thuộc chi Nứa
(Schizostachyum) như: Khốp Cà Ná (Cà Ná, Ninh Thuận), Nứa Núi Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu),
Nứa đèo Lò Xo (Đắc Glei, Kon Tum), Nứa lá to Saloong (Ngọc Hồi, Kon Tum), Nứa không tai
Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương), Nứa có tai Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương), Nứa Bảo Lộc (Bảo
Lộc, Lâm Đồng – mô tả để so sánh). Các tác giả đã mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái, sinh thái
của từng loài cụ thể.
Đồng thời nhóm nghiên cứu phát hiện ra 6 loài tre quả thịt dựa trên cơ sở cấu tạo hình thái và
giải phẫu hoa quả, sáu loài tre quả thịt đã được mô tả và định danh để tạo nên một chi tre mới
cho Việt Nam, đó là chi Tre quả thịt (Melocalamus). Các loài đã được nhận biết là Dẹ Yên Bái
(Melocalamus yenbaiensis), Tre quả thịt Cúc Phương (M. cucphuongensis), Tre quả thịt Kon Hà
Nừng (M. kbangensis), Tre quả thịt Lộc Bắc (M. blaoensis), Tre quả thịt Pà Cò (M. pacoensis) và
Tre quả thịt Trường Sơn (M. truongsonensis).

Cũng trong đợt khảo sát này, Nguyễn Hoàng Nghĩa và nhóm nghiên cứu đã phát hiện thêm
một loài nứa mới cho Việt Nam có tên là Nứa Sapa (Schizostachyum chinense Rendle) được tìm
thấy trong rừng lá rộng thường xanh của Vườn Quốc gia Hoàng Liên (tỉnh Lào Cai), tác giả đã
mô tả về đặc điểm hình thái, sinh học của loài.
6
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Tre vàng sọc Bambusa vulgaris Ảnh: Phạm Thành Trang
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng tre nứa ở Việt Nam còn nhiều điều bí ẩn ngay đằng sau
các con số. Rất có thể những bí ẩn này sẽ được giải đáp vào một tương lai không xa. Và chắc
chắn rằng sẽ còn có nhiều loài tiếp tục được định tên, nhiều loài được phát hiện đóng góp thêm
vào sự phong phú về tre nứa sẵn có của Việt Nam. Chúng ta có quyền hy vọng rằng, một hoặc
nhiều loài trong số đó sẽ là những loài mới được bổ sung cho khoa học Việt Nam và thế giới
b. Đặc tính sinh học:
Cây tre Tàu có tên khoa học là Dendrocalamus latiflorus Munro thuộc Họ phụ
Bambusoideae, Họ Poaceae, lớp Một lá mầm, cây có một thân chính hình tròn rỗng, màu xanh
thẫm, khi non có phấn trắng, khi già có màu xanh vàng. Cây cao trung bình 13-15m, thân thẳng
thuôn đều, hơi cong ở phần ngọn.
Tre Tàu được nhập vào Việt Nam chuyên để kinh doanh măng, năng suất cao (20 tấn/ha/năm),
chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu.
Cây thuộc loại ưa sáng, dễ tính, thích hợp với khí hậu nóng ẩm, phân bố ở độ cao từ 2m đến
850m so với mặt biển, ở vùng có nhiệt độ bình quân năm từ 21-27oC, lượng mưa trung bình
trong năm từ 1500-2500 mm/năm, như Bảo Lộc (Lâm Ðồng), Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa -
Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh? Ðây là loại tre được nông dân các tỉnh miền Ðông Nam Bộ
trồng rất phổ biến ở quanh nhà để lấy măng và thân tre làm đồ gia dụng.
Tre Tàu trồng được trên nhiều loại đất khác nhau có thành phần cơ giới nhẹ và thoát nước, mọc
thích hợp nơi có tầng đất canh tác sâu trên 50cm. Cây có thân ngầm, mọc cụm theo kiểu hợp
trục, có khả năng tái sinh vô tính rất mạnh. Trồng tre một lần có thể cho thu hoạch 40-50 năm
sau.
2. Nhân giống:

Ðối với các loại tre, trúc nói chung có nhiều cách nhân giống để trồng như:
• Trồng bằng hom gốc
• Trồng bằng thân ngầm
• Trồng bằng hom cành
7
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
• Trồng bằng đoạn thân khí sinh (hom thân),
• Trồng bằng hạt.
Nên chọn những bụi (khóm) tre phát triển tốt, không sâu bệnh, chưa ra hoa để lấy giống.
Có thể trồng bằng giống gốc (hom gốc, thân mềm) hoặc bằng giống hom cành (qua thử nghiệm
trồng ở Phân viện nghiên cứu khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ và đã được trồng tại Nông trường
Phú Thành - Bình Phước), nhìn chung mỗi phương thức trồng có những ưu nhược điểm khác
nhau nhưng về năng suất không sai khác nhau là mấy kể từ năm thứ ba trở đi. Tuy nhiên việc
nhân giống tre bằng hom cành cần có sự chuẩn bị trước ít nhất là 3 tháng ươm, cây mới đủ tiêu
chuẩn và khả năng sống cao khi đem ra trồng rừng.
a Hom gốc:
Nhiều nơi trồng tre Tàu bằng hom gốc. Hom bao gồm một phần thân khí sinh (thân tre) có 3
lóng dài 80-100cm, có đường kính từ 6cm trở lên, mang một thân ngầm 8-10 tháng tuổi được cắt
tách từ cây mẹ đem ươm. Vườn ươm nên có địa hình tương đối bằng phẳng và thoát nước. Ðất
phải cày bừa kỹ sau đó rạch hàng và bón lót phân chuồng hoai từ 2-3kg/m2. Các hom nên đặt
nghiêng 45o so với mặt đất theo cự ly 0,8m x 0,8m, lấp đất kín phần thân ngầm và nén chặt.
Lóng trên cùng của hom gốc được đổ đầy nước và dùng cỏ tranh hoặc rơm rạ che bọc xung
quanh, tưới giữ ẩm đều cho hom. Vườn ươm nên che phủ 60% ánh sáng, sau 2-4 tuần lễ, hom tre
sẽ ra rễ và chồi, lúc đó nên dỡ bỏ dần dàn che, tiếp tục nuôi hom 2,5-3 tháng tuổi, khi hom ra rễ
và có cành lá phát triển, lúc đó hãy bứng đem trồng.
c. Thân ngầm:
Loại này khác với hom gốc ở chỗ không có đoạn thân khí sinh mà chỉ có đoạn thân ngầm đã
khai thác lấy măng trong mùa mưa năm trước, khi thân ngầm được 8-10 tháng tuổi, chọn và cắt
tách khỏi cây mẹ đem ươm cũng từ 2,5-3 tháng tuổi, bứng đem trồng. Chú ý bứng đến đâu đem
trồng đến đó.

Cả hai phương pháp trồng tre bằng hom gốc hay thân ngầm đều có hiệu quả, nhưng không
thể đáp ứng nhu cầu về giống để trồng trên quy mô lớn.
d. Hom cành
Thời vụ lấy hom là tháng 3 và 4 (mùa khô). Chọn những cây tre dưới một năm tuổi để lấy
cành, nên chọn những cành đã phát triển lá hoàn toàn (cành bánh tẻ) có màu xanh thẫm, phần
gốc của cành có đường kính 0,8-1,5cm, cưa sát gốc cành, phần tiếp giáp với thân cây tre, chặt bỏ
phần ngọn, chỉ để lại 3-4 lóng (dài 30-40cm).
Ngâm cành vào dung dịch IAA 100ppm hay Atonic 1/6 dung dịch chuẩn là tốt nhất. Hom ngâm
trong dung dịch kích thích ra rễ thời gian 24 giờ. Sau đó đem giâm trực tiếp vào bầu đất (bầu đất
bao gồm có các thành phần: đất tro phân chuồng ủ hoai).
Các líp ươm tre phải được che phủ 70-80% ánh sáng, sau khi hom ra chồi tiến hành dỡ bỏ dàn
che, kỹ thuật chăm sóc chủ yếu là tưới nước duy trì được độ ẩm ở mức 75-85%, mùa mưa tưới 2
lần trong ngày, mùa khô tưới 3-4 lần. Sau 2,5-3 tháng cành giâm ra rễ, lá phát triển, ta có thể
xuất vườn đem trồng.
Phương pháp giâm hom bằng cành đáp ứng được nhu cầu về giống để trồng trên quy mô lớn, vì
có hệ số nhân gấp nhiều lần (ít nhất là 5 lần) so với phương pháp trồng bằng hom gốc hay bằng
hom thân ngầm.
3. Kỹ thuật trồng:
a Chọn đất và địa hình:
Khi chọn đất trồng tre nên chọn những nơi địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc nhỏ
hơn 10o là tốt hơn cả. Tre Tàu có thể trồng được trên nhiều nhóm đất khác nhau, như đất xám
8
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
(Acrisols), đất đen (Luvisols), đất đỏ (Ferrasols), có thành phần cơ giới nhẹ và thoát nước. Ðất
có tầng canh tác mỏng, kết von chặt, ngập nước đều không thích hợp. Do vậy khi trồng tre nên
chọn những nơi có tầng đất mặt dày, ít nhất 50cm trở lên và có mực nước ngầm không sâu lắm,
có thể xấp xỉ trên dưới 10m là tốt nhất.
e. Xử lý thực bì:
Vào mùa khô, xử lý thực bì bằng phương pháp thủ công, hạn chế dùng máy ủi. Trươ(c đầu
mùa mưa chừng 1 tháng (10/5) cho cày đất lần thứ nhất với dàn cày 3 chảo và lần thứ hai với dàn

cày 7 chảo.
Khi mùa mưa đến, đất đủ ẩm thì đào hố trồng rừng, thời điểm thích hợp là tháng 6, tháng 7.
Hố được đào thủ công hoặc được khoan bằng máy theo quy cách 50 x 50 x 50cm, hoặc 60 x 60 x
50cm, trước lúc trồng từ 10-15ngày. Trước khi trồng được bón lót phân hữu cơ như phân bò,
phân heo, phân xanh hoặc phân hữu cơ vi sinh (khoảng 2-5 kg/hố), hoặc phân hỗn hợp NPK 150-
200 g/hố, trộn lẫn với phần đất mặt rồi cào xuống hố.
f. Mật độ trồng:
Tùy từng điều kiện đất đai và khả năng đầu tư mà chọn mật độ trồng. Thông
thường có 3 loại mật độ trồng đạt hiệu quả nhất, đó là:
400 cây/ha: 5m x 5m
300 cây/ha: 6m x 5m
270 cây/ha: 6m x 6m
Ngoài ra, trong hai năm đầu, có thể trồng xen cây màu, cây lương thực, tạo nên hệ thống sản
xuất nông - lâm kết hợp, có tác dụng bảo vệ đất, lấy ngắn nuôi dài bảo đảm sức sản xuất ổn định
và phòng chống cháy rừng.
g. Kỹ thuật trồng:
Dùng cuốc moi đất trong hố sao cho vừa đủ đặt hom trồng vào giữa hố (nếu trồng bằng hom
cành ươm trong bịch nilon phải xé bỏ bịch trước khi lấp đất). Ðặt miệng bầu hoặc phần gốc chồi
ngang mặt hố, nén chặt đất xung quanh, rồi vun đất bằng mặt đất, trên hố phủ rơm rạ hoặc cây
phân xanh để giữ ẩm.

4. Phòng trừ sâu bệnh:
a Chăm sóc :
− Mỗi năm rừng trồng được chăm sóc 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa bằng phương tiện cơ
giới như máy cày, máy kéo có gắn dàn phát cỏ. Khi tre trồng được hai năm trở đi phải chặt tỉa bỏ
những cành ở tầm cao 2,5 m trở xuống và chặt bỏ những chồi khí sinh, sinh ra sau khi khai thác
măng, dọn vệ sinh bụi tre chống sâu bệnh.

Chú ý: Tuyệt đối không được làm tổn thương đến cây măng hiện có dù là vết nhỏ, nếu
không sẽ làm cho măng bị hư và thối.

+ Hàng năm, vào trước mùa mưa nên làm cỏ và xới đất xung quanh bụi tre cho tơi xốp và bón
phân, nhằm giúp cho cây sinh trưởng được thuận lợi hơn.
+ Bón phân: Đối với rừng tre sau hai tháng trồng nên bón phân tổng hợp NPK, với số lượng 200
kg/ha, tổng số lượng phân trên được chia bón làm nhiều đợt, mỗi lần bón từ 100-200 g/hố, bón
cách xa gốc trồng từ 15-20 cm, đào rãnh xung quanh gốc, rải phân xuống rồi lấp đất lại.
+ Rừng tre từ năm thứ hai trở đi, lượng phân bón cần từ 200-300 kg/ha. Nên bắt đầu bón phân
trước mùa mưa 1 tháng (khoảng tháng tư). Mỗi gốc bón từ 300-500 g/gốc/lần/tháng. Nếu có
9
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
phân hữu cơ thì bổ sung cùng với NPK và giảm lượng bón phân NPK đi, phân NPK dùng bón
cho rừng tre có tỷ lệ 2/1/1 là thích hợp.
+ Ngoài ra mỗi năm cần phải bổ sung một lượng phân bón có nguồn gốc hữu cơ khác như: phân
chuồng, phân rác, số lượng 5-7 tấn/ha/năm hoặc phân hữu cơ vi sinh như phân Komix, Sông
Gianh, Bình Điền nhằm tăng độ xốp và độ phì cho đất, dùng bẹ măng sau khi đã lấy thân măng
rải vào giữa những hàng tre sau một thời gian phân hủy tạo mùn cho đất, năng suất măng sẽ cao
hơn.
+ Vun gốc - tủ cỏ: Sau khi trồng 2 năm, mỗi năm cần vun gốc - tủ cỏ (đào đất xung quanh hoặc
vun rồi dùng rơm rạ, lá mía hoặc cỏ khô tủ trên gốc của bụi tre để giữ ẩm, tủ dày từ 5-8 cm). Với
kỹ thuật vun gốc làm đất tơi xốp, tủ cỏ tốt măng sẽ cho màu trắng, ít xơ, vị ngọt. Sau khi thu
hoạch măng, vào thời kỳ bón phân lại cào đất ra tránh tình trạng nâng bụi, sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng rừng cây.
h. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ
Cây tre Tàu có thể bị một số sâu bệnh hại, chính vì thế các vườn trồng tre kinh doanh măng
phải được chăm sóc tốt, vệ sinh vườn cây thường xuyên là kỹ thuật căn bản để phòng ngừa sâu
bệnh. Nói chung, các loài tre ít khi bị bệnh tấn công và thiệt hại không đáng kể, tuy nhiên vườn
tre có thể bị một số sâu bệnh hại sau:
 Bệnh khô héo do vi khuẩn: Măng bị nhiễm bệnh có những lá vẩy bên ngoài mang những vòng
đồng tâm, làm cho cây héo từ đọt trở xuống rồi chết, những vi khuẩn này hoạt động giảm dần từ
độ sâu 10 cm trở xuống. Do vậy khi cây bị bệnh ta vun đất cao hơn rồi kết hợp xịt thuốc.
 Bệnh vàng sọc: Phiến lá bị bệnh có những sọc vàng xanh xen kẽ nhau, trên lá vẩy và thịt măng

có hiện ra những sọc màu nâu đen, măng hóa gỗ không sử dụng được, cây mẹ ốm yếu.
Cách phòng trị: Đào bỏ và thiêu hủy những cây bị bệnh, rắc vôi bôït, khử trùng dụng cụ sạch sẽ
trước khi tiến hành làm cây khác.
 Bệnh rỉ sắt: Xuất hiện ở lá, làm lá cây rụng sớm, bệnh thường xảy ra khi trời nắng nóng kéo dài
rồi ẩm ướt, cây trồng quá yếu.
 Cách phòng trừ: Cắt bỏ cây bị bệnh, thoát nước tạo điều kiện cho cây phát triển tốt, vun gốc làm
xốp đất kết hợp bón phân mạnh để tre phát triển.
 Sâu hại:
 Bọ hung: Sâu non xuất hiện vào tháng 4-10 (con mẹ dùng miệng đục lỗ qua lá vẩy của măng và
đẻ trứng, sau 4-5 ngày ấu trùng đục vào thịt măng làm măng héo và chết). Phòng trị bằng cách
tìm giết sâu non, chặt bỏ và thiêu hủy mụn măng bị hại.
 Sâu cuốn lá: tháng 5-10 bướm đẻ trứng, sâu con nở, nhả tơ cuốn lá và ăn lá rồi hóa thành nhộng
ngay trong phiến lá. Cách phòng trừ, cắt bỏ và thiêu hủy lá bị cuốn, dùng đèn để bẫy bắt bướm.
 Ruồi xanh: Đẻ trứng ở mặt dưới lá non, thành trùng hút diệp lục tố của lá làm lá có những ổ
trắng, ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá, đồng thời dẫn đến bệnh rỉ sắt.
5. Hiện tượng Tre trổ hoa:
 Tuy là cây sống nhiều năm, sinh sản theo cách vô tính, tre trúc nói chung thỉnh thoảng có hiện
tượng ra hoa lẻ tẻ hoặc đồng loạt, thường những cây mọc từ thân ngầm của những cây này cũng
ra hoa, những cây này sẽ chết đi trong vòng vài ba năm, đặc biệt có những cây không chết. Hiện
nay còn có nhiều thuyết khác nhau được đưa ra để nói về hiện tượng tre trúc ra hoa và chết:
 Thuyết về tính chu kỳ: Có những loài cứ 60-100 năm lại ra hoa một lần, thường những
loài có hạt thì phát triển tốt ra hoa nhiều hơn loài có hạt xấu kém.
 Thuyết sinh trưởng: Quan sát thấy tỷ số cacbon/nitơ ở những cây ít ra hoa cao hơn ở
những cây ra hoa.
10
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
 Thuyết dòng giống cá thể: Khi một hệ thống thân ngầm bước vào thời kỳ ra hoa thì tất
cả những cây phát triển từ thân ngầm thuộc hệ thống đó cũng ra hoa và cùng một thời kỳ.
Phương pháp xử lý khi rừng tre ra hoa:
 Phải chặt bỏ những cây đã ra hoa (chừa lại những cây không ra hoa).

Diệt trừ những cây xâm lấn và rải mùn phủ đều.
Tăng lượng phân bón.
Luôn để lại những cây khỏe mạnh, chặt bỏ những cây yếu, bệnh.
 Trồng dặm những cây tre tốt vào những chỗ đã loại bỏ những cây ra hoa sau khi đã xử lý tốt (nên
bứng bỏ cả thân ngầm những cây đã ra hoa).
6. Khai thác măng và thân Tre:
a Khai thác măng:
Trong một năm có 2 đợt (2 vụ) khai thác măng bằng phương pháp chặt trắng, có chừa cây
giống (vụ 1: vào tháng 8, 9) và không để chừa cây giống (vụ 2: vào tháng 10, 11). Chọn cây
măng tốt sinh ra trong vụ 1 để nuôi dưỡng thành cây tre thay thế những cây già phải chặt đi hàng
năm, chọn những cây to khỏe mọc ở ngoài, có thân ngầm mọc dưới mặt đất. Khi khai thác măng,
nhất là măng tre Lục Trúc thì chỉ khai thác lúc măng vừa nhú lên ngang mặt đất, dùng dụng cụ
moi đất xung quanh tới tận gốc măng, dùng thuổng xắn ngay nơi mập nhất, rồi lấp đất lại, chú ý
không được cắt phạm vào thân ngầm. Nếu thân ngầm mọc chồi lên mặt đất thì phải đào bỏ đi để
tránh hiện tượng nâng bụi tre, nếu cần để lại ta phải vun đất kín 2/3 thân ngầm, không vun cao.
Còn khai thác măng tre Tàu thì tùy từng yêu cầu mà khai thác măng củ hoặc măng ống, có
qua chế biến hoặc để cả bẹ mo.
Tùy theo thị hiếu của người tiêu dùng mà măng sẽ được khai thác ở các chiều cao khác nhau,
nhưng thường có 3 loại: Măng nanh có chiều cao khai thác thấp hơn 25 cm, măng củ có chiều
cao khai thác từ 25-50 cm, măng ống cao khai thác từ 50-100 cm.
i. Khai thác tre:
Trồng tre Tàu kinh doanh măng, thông thường mỗi bụi tre chỉ duy trì từ 6-7 cây tre và số tre
này luôn luôn có cây 2 năm tuổi, cây 1 năm tuổi và cây mới sinh ra trong đầu vụ (vụ 1). Mỗi loại
như vậy chiếm 33,33%, hay nói cách khác là mỗi loại 2 cây, trong đó 2 cây tre thuộc thế hệ ông
bà, 2 cây thuộc thế hệ cha mẹ, 2 cây thuộc thế hệ con cháu. Mỗi khi ông bà qua đời (khai thác)
tất nhiên phải có 2 tre cháu để thay thế.
Mỗi năm vào mùa khô (tháng 2) tiến hành khai thác tre, tỷ lệ lấy ra là 33,33% tương ứng với 2
cây tre già nhất trong bụi. Sau khi khai thác tre phải đào hay đục bỏ luôn gốc của cây đã chặt kể
cả những gốc cũ không còn khả năng sinh măng.
j. Chế biến măng:

Có thể bán măng củ tươi ngoài chợ hoặc bán cho các nhà máy chế biến thực phẩm, phơi khô
hay thu hoạch măng ống, măng chồi, luộc, muối, đóng vào bịch ny lông chịu nhiệt bán tại các
siêu thị hoặc xuất khẩu.
Cách muối măng để đóng hộp: Măng thu hoạch về cắt phần non. Hoặc măng ống thì cắt
khoanh ở các đoạn non gần các mắt dài khoảng 3-5 cm từ mắt, cho vào nồi luộc sôi khoảng 10-
20 phút, vớt ra nhúng vào nước lạnh rồi cho vào nước muối hoặc rắc muối. Tùy từng yêu cầu của
xuất khẩu để xử lý. Mỗi 1kg măng cần khoảng 300 g muối (muốn giữ màu cho măng thì thêm
axit citric).
7. Năng suất và hiệu quả:
Ngày nay cây tre Tàu được chọn trồng trong các trang trại hay ở vườn hộ gia đình, để kinh
doanh măng với mục đích sản xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
11
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Nếu trồng rừng theo phương thức thâm canh, áp dụng các yêu cầu kỹ thuật đã được hướng dẫn,
rừng sẽ cho năng suất măng cao và ổn định, tùy theo đất tốt hay xấu rừng tre sẽ cho từ 10-15
tấn/măng/ha/năm, nếu được đầu tư thỏa đáng rừng tre năng suất còn cao hơn nữa và chất lượng
măng tốt.
Tre Tàu là cây dễ trồng, mau thu sản phẩm, trồng một lần cho thu hoạch nhiều lần, cây có
khả năng tạo ra sinh khối nhanh, giữ được đất chống xói mòn, thích hợp cho đa số nông dân
nghèo, cần được khuyến khích trồng.
8. Các ứng dụng quan trọng của Tre trong đời sống:
Tre có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, tre được con người sử dụng với nhiều mục đích như làm
thực phẩm, dược phẩm, làm đồ gia dụng mỹ nghệ, cây cảnh,….
Tre còn được người dân dùng trồng để làm cây cảnh, tạo ra bóng mát cho ngôi nhà của họ,
phần đẹp nhất của cây tre đó là thân cong. Bên cạnh nét độc đáo của nó là việc cây tre rất dể
chăm sóc, nó có thể trồng ở bất cứ nơi đâu.
− Tre được sử dụng làm nhà, (cột, kèo), làm đũa, làm máng nước, làm rổ rá, vật dụng nông nghiệp
(gầu, cán cuốc, cán xẻng). Tre non làm thức ăn (măng). Tre khô kể cả rễ làm củi đun. Tre trồng
dày đặc làm rào tự nhiên cho các làng ở đồng bằng miền Bắc. Trong chiến tranh, tre được sử
dụng làm vũ khí rất lợi hại (chông tre, gậy, cung tên). Lịch sử có kể về cuộc khởi nghĩa Ba Đình,

hai người lãnh đạo Phạm Bành và Đinh Công Tráng đã dựa vào hàng rào cây tre dày đặc mà đạn
của Pháp không bắn xuyên qua được.
− Giá trị kinh tế của tre đã được biết đến nhiều trong chế biến thực phẩm, xây dựng, làm hàng nội
thất, thủ công mỹ nghệ Nhưng giá trị về mặt môi trường còn lớn hơn nhiều, nhất là trong
việc giáo dục ý thức bảo vệ sinh thái ở người dân. Trồng tre thành rừng trên đất đồi trọc sẽ giúp
chống xói mòn, đồng thời bán được chỉ số carbon cho thế giới.
− Tre trồng khai thác lần đầu tiên sau ba năm, các năm sau đó cứ liên tục khai thác. Một hecta
trồng 400 bụi tre đến tuổi khai thác, theo tính toán của bà Hạnh, mỗi năm có thể thu hoạch 4-5
cây/bụi. Nhưng thuyết phục được người dân về lợi nhuận của tre so với các cây trồng khác, như
cao su chẳng hạn (từ 6-7 năm đã khai thác mủ), là chuyện không đơn giản.
− Trong dân gian người ta nói trồng tre làm hư đất vì không trồng được thứ gì khác. Sở dĩ có
chuyện này là vì tre mọc quá mạnh, tán lá che hết ánh sáng không cho cây khác phát triển. Khi
phân tích so sánh dinh dưỡng của đất trong vườn cao su, điều, tre và đất không trồng loại cây nào
thì cây tre là loài thực vật lấy dinh dưỡng của đất ít nhất. Bởi vậy người trồng cao su phải bón
phân nhiều, trong khi trồng tre thì không cần. Trong vườn tre có rất nhiều trùn đùn đất lên. Khi
phân tích đất trồng tre sau năm năm, kết quả cho thấy hàm lượng hữu cơ tăng lên rất cao so với
ban đầu”. Tác dụng của tre đối với chất đất đang được nghiên cứu với quan sát rõ nhất là tre mọc
rất mạnh tại những vùng bị rải chất độc màu da cam trong Chiến tranh Việt Nam.
12
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Các mẫu anagyre làm từ tre - Ảnh: Q.Thái
• Tre chữa bệnh và xử lý nước thải
− Theo Từ điển bách khoa dược thảo Larousse của Pháp (Larousse Encyclopédie des Plantes
médicinales), gần như tất cả bộ phận của tre gai, từ rễ, lá đến măng đều được sử dụng trong y
học cổ truyền Ấn Độ. Nước ép từ thân tre gai chứa rất nhiều silice, có tác dụng tốt trong việc
làm tăng sức chịu đựng của các mô xương và sụn. Ngoài ra Tre còn có tính năng xử lý nước
thải. Công ty Sài Gòn Tantec do Đức đầu tư ở Khu công nghiệp Việt Hương, chuyên sản xuất và
cung cấp da thuộc cho các hãng thời trang thế giới đã đặt hàng đề tài này của tiến sĩ Diệp Thị Mỹ
Hạnh. Bà nói: “Tôi cho xây cái hồ, đổ đất vào và áp dụng nguyên tắc lọc gồm có đá lớn, đá nhỏ,
cát rồi trồng tre ở bên trên. Nước thải từ nhà máy sẽ thẩm thấu qua bãi trồng tre, rễ tre sẽ hút và

cho ra nước xử lý rất tốt. Tôi đã thử làm với lục bình và vetiver, nhưng hai loại cây này chịu
không nổi với nước thải. Chỉ có tre là tốt nhất”. Thử nghiệm thành công này đã được công ty đưa
vào ứng dụng.
• Phát minh mới nhất
Kết quả nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu vật liệu polyme, ĐH Bách khoa Hà Nội cho
thấy, có thể đưa tre vào nhựa polyme hoặc compozit tạo nên vật liệu thân thiện với môi trường.
Các nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu trên đã tiến hành nghiên cứu chế tạo sợi gia cường
từ tre nứa để sản xuất vật liệu thân thiện môi trường.

Lâu nay, chúng ta quá coi thường cây tre trong khi tre là nguồn tài nguyên quý như châu báu.
Mấy chục năm qua, các lũy tre, các vườn tre ở miền Trung dần dần mất đi, không mấy ai có ý
định khôi phục. Sự đối xử phũ phàng đối với cây tre gần như là một sự phản bội. Nhưng rất may
mắn là khác với trầm hương, cây tre chưa đến mức đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Ở nông thôn, cần khôi phục lại các lũy tre trong phạm vi làng xã, còn trong vườn của mỗi
gia đình, cần trồng nhiều bụi tre, kết hợp với chuối, mít, ổi và các loại cây ăn trái khác.
Như đã nói, rễ tre không hề làm xấu đất. Vấn đề là biết cách trồng xen, sao cho tre và các
thứ cây khác, cây nào cũng có phần đất dinh dưỡng.
13
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
9. Giá trị kinh tế của Tre trong quá trình hội nhập ở nước ta hiện nay & Các
sản phẩm độc đáo từ Tre:
a Giá trị kinh tế của Tre trong quá trình hội nhập:
Trong thời đại hội nhập, cây tre Việt Nam lại được rất nhiều du khách quan tâm vì giá trị lịch
sử văn hoá và các sản phẩm độc đáo đa dạng từ bàn tay cần cù khéo léo sáng tạo của nông dân
Việt Nam và tính ổn định không làm ảnh hưởng môi trường của cây tre.
Tre còn dùng để tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ như những chiếc chuông gió, những chiếc bình
cắm hoa bằng tre được những người thợ thủ công tạo ra một cách khéo léo. Ngày nay tre được
dùng để làm nhiều thứ thay cho gỗ vì tre cứng hơn gỗ, trọng lượng nhẹ hơn 1/3 so với gỗ. Tre
tạo ra sản phẩm bền đẹp mà không làm suy yếu nguồn tài nguyên nhanh như một số loại gỗ
khác. Tre được dùng làm tủ, kệ bếp, làm đẹp cho không gian bếp,…Gần đây tre còn được dùng

để làm sàn nhà, làm chiếu,…Và đặc biệt tre có thể được sử dụng để làm bồn tắm tạo nên nét
thẩm mỹ cho căn nhà.
Để nội thất tre hoàn hảo cho các gia đình ta có thể chọn mua đèn, ghế, giường và nhiều vật
dụng khác bằng tre ở những cửa hàng nội thất.
Tre còn đem lại một nguồn thu lớn cho đất nước. Ở Việt Nam, tre là một trong những sản
phẩm lâm sản ngoài gỗ có giá trị thương mại cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu tre đan Việt Nam
đã tăng từ 48 triệu USD (1999) lên 224,7 triệu USD (2008). Sản phẩm tre đan Việt Nam đã có
mặt tại 120 thị trường trên thế giới. Tre đan cũng là ngành có số lượng làng nghề lớn nhất với
hơn 720 làng chiếm 24% trong tổng số 2000 làng nghề ở Việt Nam thu hút hơn 340000 lao động.
Không còn nghi ngờ gì nữa,các sản phẩm từ tre đan đang dần chứng minh được giá trị kinh tế
và có thị phần không hề thua kém các loại gỗ kinh tế khác.
Ở Việt Nam hiện nay có 1,4 triệu Ha rừng tre chiếm 15% diện tích rừng tự nhiên với trữ lượng
khoảng 8,4 tỉ cây, trong số này có khoảng 800 nghìn Ha là tre thuần, khoảng 600 nghìn Ha hỗn
giao với gỗ. Như thế mới thấy tiềm năng của cây tre trong tương lai là rất lớn.
Tuy nhiên hiện nay công nghệ của ta chưa đáp ứng được,cộng với quỹ đất dành cho cây tre
còn quá nhỏ nên hệ số sử dụng tre còn rất thấp chưa mang lại nguồn lợi về kinh tế như mong đợi.
Như vậy để phát triển bền vững ngành này,bên cạnh việc bảo vệ khoảng 1,4 triệu Ha tre tự
nhiên đến năm 2020 sẽ phải trồng mới khoảng 165000 Ha.
Việc khai thác và phát triển tre cũng sẽ được gắn liền với công tác bảo tồn đa dạng sinhh
học,phát triển khoa học,công nghệ sinh học và công nghệ chế biến lâm sản, đồng thời sức thu
nhập từ trồng tre chiêm 20% đến 30% trong kinh tế hộ gia đình ở nông thôn miền núi.
k. Độc đáo với sản phẩm từ cây tre:
Ngày nay, loại vật liệu từ thiên nhiên với những đặc tính nổi trội này trở nên hết sức
quen thuộc với mỗi gia đình. Mời bạn chiêm ngưỡng một số sản phẩm ấn tượng từ cây tre dưới
đây.
14
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
15
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
16

KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
17
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
18
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
19
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
• Nội thất mây tre: sang trọng mà dân dã:


20
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Sofa với màu vàng cánh gián thanh nhã và những đường cong uốn lượn tinh tế sẽ tạo ra không
gian lãng mạn không kém phần hiện đại cho phòng khách của bạn. Đồng thời, chiếc giường ngủ
bằng mây tre phủ tấm chăn với màu sắc nhẹ nhàng cũng đủ mang lại sự ấm cúng cho chủ nhân
trong những ngày đông lạnh lẽo.

21
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Bộ bàn ghế từ chất liệu mây tre không những đem lại cảm giác êm ái dễ chịu mà còn làm tăng
thêm phần sang trọng cho không gian nội thất của bạn.

II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MÂY TRE LÁ TRONG
CÁC NĂM GẦN ĐÂY
1 Tìm hiểu về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN):
− Sản phẩm TCMN là những sản phẩm mang tính truyền thống và độc đáo của từng vùng, có giá
trị chất lượng cao, vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí có
thể trở thành di sản văn hoá của dân tộc, mang bản sắc văn hoá của vùng lãnh thổ hay quốc gia
sản xuất ra chúng.

• Hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm các nhóm hàng sau:
1. Nhóm sản phẩm từ gỗ (gỗ mỹ nghệ)
2. Nhóm hàng mây tre đan
3. Nhóm sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ
4. Nhóm hàng thêu, thú nhồi bong, hoa giả
5. Nhóm hàng sơn mài
6. Một số mặt hàng khác
22
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
10.Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ:
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác hàng hoá khác ở chỗ nó vừa có thể sử dụng vừa có thể là
vật trang trí, làm đẹp cho nhà cửa, văn phòng hay cũng có thể là đồ lưu niệm hấp dẫn trong mỗi
chuyến du lịch của khách quốc tế. Chính vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ có thể được xuất khẩu ra
nước ngoài theo 2 phương thức sau:
- Xuất khẩu tại chỗ: khi khách du lịch đến từ nước ngoài vào Việt Nam và mua hàng thủ
công mỹ nghệ sản xuất tại Việt Nam. Với xu hướng phát triển của du lịch như hiện nay, hình
thức xuất khẩu này sẽ góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam hàng năm.
- Xuất khẩu ra nước ngoài: là hình thức các doanh nghiệp bán hàng thủ công mỹ nghệ cho
các đối tác nước ngoài bằng cách mang hàng sang tận nơi bằng các phương tiện vận tải khác
nhau và phải chịu sự ràng buộc của một số thủ tục xuất khẩu nhất định.
11.Tình hình xuất khẩu Mây Tre Lá trong các năm gần đây:
Với đặc điểm gọn nhẹ, xinh xắn, dễ thay đổi kiểu, khá bền và giá tương đối rẻ so với đồ
gỗ, hàng mây tre lá ,nguồn nguyên liệu làm hàng này rất phong phú: từ mây tre, trúc, lá buông
đến xơ dừa, lục bình, dứa dại dưới bàn tay khéo léo của những người thợ cũng có thể trở thành
đôla xuất khẩu. Mặt hàng này không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, lao động tương đối đơn giản.
Có nhiều cơ sở đã dùng mây tre lá kết hợp với thủy tinh, gốm, gỗ, kim loại để tạo ra nhiều sản
phẩm có kiểu dáng đặc biệt.
a Năm 2007
Ước tính trong 9 tháng năm 2007 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng mây tre lá,

thảm, sơn mài của Việt Nam đạt 166,5 triệu USD, tăng 17,8 triệu USD so với cùng kỳ năm
2006.
23
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 20 ngày đầu tháng 9, kim ngạch xuất
khẩu nhóm các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam đạt 10 triệu USD giảm 10% so
với cùng kỳ tháng trước. Tuy nhiên, càng về những ngày cuối tháng, lượng hàng mây tre lá,
thảm, sơn mài của Việt Nam càng tăng mạnh. Do đó, ước tính trong tháng 9, kim ngạch xuất
khẩu nhóm các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam đạt 19 triệu USD, vẫn tăng nhẹ
so với tháng 8. Như vậy, tính chung trong 9 tháng năm 2007 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng
mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam đạt 166,5 triệu USD, tăng 17,8 triệu USD so với cùng kỳ
năm 2006.
• Các thị trường xuất khẩu hàng mây tre lá, thảm, sơn mài chủ yếu tháng 8/2007.
(tỷ trọng tính theo kim ngạch)
Đức 17,8%
Mỹ 13,9%
Nhật Bản 10,9%
Tây Ban Nha 5,4%
Italia 5,3%
Pháp 4,8%
Đài Loan 4,7%
Anh 4,4%
Hà Lan 3,7%
Bỉ 3,6%
Hàn Quốc 3,1%
Ôxtrâylia 2,5%
Các nước khác 20,0%
Qua bảng trên cho thấy, trong tháng 8/2007, xuất khẩu nhóm hàng mây tre lá, thảm, sơn
mài của Việt Nam xuất khẩu vào một số thị trường đã bất ngờ tăng khá mạnh so với tháng 7. Đối
với thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này trong tháng 8 đạt 2,6 triệu USD, tăng

788 nghìn USD (tăng 43%) so với tháng 7. Tuy nhiên, do trong những tháng đầu năm, kim ngạch
xuất khẩu các mặt hàng này vào thị trường Mỹ đạt thấp, do đó tính chung trong 8 tháng năm
2007, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài vào thị trường Mỹ chỉ đạt
15,7 triệu USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2006. Trong chủng loại thì mặt hàng tre đan
đạt cao nhất với 860 nghìn USD trong tháng 8, tăng 75,5% so với tháng 7, trong đó có
một số sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng khá mạnh như: khau tre, bình tre, bát
đĩa bằng tre… Tiếp đến là các mặt hàng sơn mài, với kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 450
24
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
nghìn USD, tăng 26,5 lần so với tháng trước, các sản phẩm xuất khẩu chính là: Bát đĩa, bình hoa
bằng sơn mài…
l. Năm 2008
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của
Việt Nam trong tháng 11/2008 đạt 17,6 triệu USD, giảm 1,8% so với tháng 10 và giảm 3,3% so
với tháng 11/2007. Tính chung trong 11 tháng năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt
hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam đạt 202,6 triệu USD,tăng 2,2% so với cùng kỳ năm
2007.
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu nhóm các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt
Nam trong 11 tháng năm 2008 là Đức đạt 31,8 triệu USD; Mỹ đạt 27,7 triệu USD; Nhật Bản đạt
27 triệu USD; Pháp 13,9 triệu USD; Đài Loan 11,6 triệu USD; Tây Ban Nha 9,5 triệu USD;
Italia 7,8 triệu USD; Hà Lan 6,4 triệu USD; Hàn Quốc 6 triệu USD; Bỉ 5,8 triệu USD; Ôxtrâylia
5,6 triệu USD; Nga 5 triệu USD…
• Cơ cấu các chủng loại hàng mây tre lá, thảm, sơn mài xuất khẩu tháng 11/2008
(tỷ trọng tính theo kim ngạch)
Hàng đay 0,7%
Thảm 11,4%
Đũa 2,9%
Hàng cói đan 6,0%
Hàng tre đan 27,3%
Hàng sơn mài 1,2%

Hàng mây đan 14,2%
Rơm tết, bện 1,1%
Hàng lục bình, lá buông 18,3%
Dây chuối đan 2,4%
Loại khác 14,5%
Trong cơ cấu các chủng loại hàng mây tre lá, thảm, sơn mài xuất khẩu chủ yếu trong
tháng 11/2008, thì kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng bằng tre đan đạt cao nhất với 4,6
triệu USD, tăng 14,4% so với tháng 10 và tăng 17,5% so với tháng 11/2007. Như vậy, sau
khi giảm sút trong tháng 9, thì liên tục trong 2 tháng gần đây, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng
tre đan của Việt Nam đã tăng trở lại. Trong đó, các mặt hàng gia dụng bằng tre đan xuất khẩu
trong tháng 10 và tháng 11 đã liên tục tăng mạnh như: Khay tre, hộp tre, bát, đĩa bằng tre, rổ, rá
tre, bàn ghế tre, bình tre, ván tre, mành tre…
25

×