Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của tổng công ty rau quả việt nam sang viễn đông-liên bang nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.17 KB, 95 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
MỞ ĐẦU
Ngày nay, hoạt động ngoại thương trên thế giới đang diễn ra mạnh
mẽ và mang tính rộng khắp. Hơn bao giờ hết, nó trở thành một hoạt động
thương mại cực kỳ quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Nó
cho phép mỗi quốc gia khai thác được lợi thế so sánh trong phân công lao
động quốc, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước. Đối với Việt
Nam, hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng
phát triển đất nước. Bởi vậy Đảng cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng
định tầm quan trọng đặc biệt của xuất khẩu. Có như vậy Việt Nam mới có
điều kiện, khả năng mở rộng hội nhập với thế giới, thực hiện thắng lợi các
mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội ổn định đời sống nhân dân.
Từ đặc điểm nền kinh tế sản xuất nông nghiệp, có tiềm năng lớn về
sản xuất rau quả nhiệt đới, Việt Nam đã xác định đây là nguồn lợi có giá trị
lớn, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của nguời tiêu dùng. Do vậy, phát
triển sản xuất rau quả gắn với công nghiệp chế biến, phục vụ tiêu dùng và
xuất khẩu đã trở thành một mục tiêu phát triển nền kinh tế đất nước.
Trong hoạt động xuất khẩu của mình, Việt Nam có ngày càng nhiều
các đối tác song có lẽ Liên Bang Nga là bạn hàng có mối quan hệ đặc biệt
nhất và lâu năm nhất đối với Việt Nam. Trong những năm nhân dân Việt
Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô là người bạn lớn luôn
kề vai sát cánh ủng hộ chúng ta về cả vật chất lẫn tinh thần. Rồi khi bước
vào thời kỳ xây dựng XHCN, Chính phủ và nhân dân Liên Xô cũng đã
nhiệt tình giúp đỡ Việt Nam trông những ngày đầu khó khăn bằng các
hành động thiết thực như đã ký với chúng ta một số hiệp định tương trợ về
kinh tế trong đó có Hiệp đinh rau quả Việt Xô. Hiệp định này đã góp phần
không nhỏ trong việc thúc đẩy ngành rau quả tuy có nhiều tiềm năng
nhưng còn non trẻ của Việt Nam phát triển.
Kể từ sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Liên
Bang Nga và các nước SNG cũng có nhiều thay đổi. Ngành rau quả-vốn coi
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B


Liên Bang Nga là một bạn hàng lớn cũng gặp phải những khó khăn do sù thay
đổi này. Chính vì vậy việc xem xét lại quá trình hợp tác buôn bán giữa hai nước
để từ đó có cái nhìn đúng đắn về thực trạng cũng như tìm ra giải pháp để khắc
phục khó khăn thiết nghĩ cũng là một việc nên làm. Bằng những nhận thức của
mình sau bốn năm học và đợt thực tập tìm hiểu thực tế tại Tổng công ty rau quả
Việt Nam, tôi quết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam sang Viễn Đông-Liên
Bang Nga”.
Nội dung của đề tài gồm 3 phần chính:
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu trong nền
kinh tế quốc dân.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam sang
Viễn Đông-Liên Bang Nga.
Chương III: Những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Tổng công ty
rau quả Việt Nam sang Viễn Đông-Liên Bang Nga.
Do thời gian hoạt động thực tế còn quá Ýt, tài liệu thống kê, tổng kết
kinh tế còn chưa đầy đủ, kinh nghiệm công tác và sự hiểu biết của bản
thân còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong
rằng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cám ơn Thạc sỹ Nguyễn Anh Minh đã trực tiếp
hướng dẫn, các cô chú phòng XNK I của Tổng công ty rau quả Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này.
Sinh viên thực hiện
Đào Thị Thanh Hương
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
I. Khái niệm, các hình thức và vai trò của hoạt động xuất khẩu trong
nền kinh tế quốc dân

1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động ngoại thương, trong đó hàng
hoá và dịch vụ bán cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ.
Nếu xem xét góc độ dưới hình thức kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu
là hình thức cơ bản đầu tiên của doanh nghiệp khi bước vào doanh nghiệp
kinh doanh quốc tế. Mọi công ty luôn hướng tới xuất khẩu những sản
phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu còn tồn tại ngay cả khi công ty
đã thực hiện được các hình thức cao hơn trong kinh doanh quốc tế. Các lý
do để một công ty thực hiện xuất khẩu là: Thứ nhất, sử dụng khả năng
vựot trội (hoặc những lợi thế) của công ty. Thứ hai, giảm được chi phí cho
một đơn vị sản phẩm do nâng cao khối lượng sản xuất. Thứ ba, nâng cao
được lợi nhuận công ty. Thứ tư, giảm được rủi ro do tối thiểu hóa sự giao
động của nhu cầu.
Khi một thị trường chưa bị hạn chế bởi thuế quan, hạn nghạch, các
quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, trên thị trường còn Ýt đối thủ cạnh tranh
hay năng lực của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế chưa đủ để thực
hiện các hình thức cao hơn thì hình thức xuất khẩu thường được lựa chọn.
Bởi vì so với đẫu tư thì rõ ràng xuất khẩu đòi hỏi một lượng vốn Ýt hơn,
rủi ro thấp hơn và đặc biệt là thu được hiệu quả kinh tế trong một thời gian
ngắn.
2. Các hình thức xuất khẩu
Xuất khẩu không phải là hành vi mua bán đơn lẻ mà là cả hệ thống
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
các quan hệ mua bán, đầu tư từ trong nước ra bên ngoài nhằm mục đích
đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, chuyển đổi kinh tế cho phù hợp và từng bước
nâng cao đời sống nhân dân. Hiện nay trên thế giới, tuỳ điều kiện hoàn
cảnh của mỗi quốc gia cũng như từng chủ thể trong giao dịch thương mại
quốc tế mà người ta lựa chọn các phương thức giao dịch khác để tiến hành
một cách có hiệu quả hoạt động này.
Nh vậy, hoạt động xuất khẩu mang tính đa dạng về hình thức. Trong

quản lý, căn cứ vào các hệ thống phân loại khác nhau có thể phân hoạt
động xuất khẩu thành các hình thức sau:
2.1. Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là việc nhà sản xuất trực tiếp tiến hành các giao
dịch với khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức cuả mình. Hình
thức này được áp dụng trong khi nhà sản xuất đã đủ mạnh để tiến tới thành
lập tổ chức bán hàng riêng của mình và kiểm soát trực tiếp thị trường. Tuy
rủi ro kinh doanh có tăng lên song nhà sản xuất có cơ hội tăng thu lợi
nhuận nhờ giảm bớt các chi phí trung gian và nắm bắt kịp thời các thông
tin về biến động thị trường để có biện pháp đối phó.
2.2. Gia công xuất khẩu
Trong hình thức này, các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu
đứng ra nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho các doanh nghiệp
gia công sau đó thu hồi thành phẩm để xuất lại cho bên nước ngoài và
hưởng thù lao gọi là phí gia công.
Hình thức này có ưu điểm là không cần bỏ vốn vào kinh doanh nhưng
đạt hiệu qủa tương đối cao, rủi ro thấp, thanh toán bảo đảm. Nhưng đòi hỏi
phải có một đội ngũ cán bộ kinh doanh có nhiều kinh nghiệm về nghiệm vụ
gia công xuất khẩu. Khi ký hợp đồng gia công với nước ngoài cần có người
am hiểu về việc kí kết hợp đồng, mặt hàng gia công để đạt hiệu quả cao nhất.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
2.3. Xuất khẩu uỷ thác
Xuất khẩu uỷ thác được áp dụng trong trường hợp một doanh nghiệp
có hàng hoá muốn xuất khẩu, nhưng không được phép tham gia trực tiếp
vào hoạt động xuất khẩu hoặc không có điều kiện để tham gia. Khi đó, họ
sẽ uỷ thác cho doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu làm dịch
vụ xuất khẩu hàng hoá cho mình. Bên nhận uỷ thác sẽ thu được phí uỷ
thác.
2.4. Buôn bán đối lưu
Đây là hình thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ

với nhập khẩu người bán hàng đồng thời là người mua, lượng hàng hoá
trao đổi có giá trị tương đương.
Trong trường hợp này, mục đích của xuất khẩu không nhằm thu về
một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hoá có giá trị tương
đương với lô hàng xuất khẩu. Có nhiều hình thức buôn bán đối lưu như:
hàng đổi hàng (phổ biến), trao đổi bù trừ, chuyển giao nghĩa vụ .
2.5. Xuất khẩu theo nghị định thư
Xuất khẩu theo nghị định thư là hình thức xuất khẩu hàng hoá
(thường là hàng trả nợ) được ký kết theo nghị định thư giữa hai chính phủ.
Xuất khẩu theo hình thức này có ưu điểm là đảm bảo được thanh toán (do
Nhà Nước là người thanh toán cho doanh nghiệp)
2.6. Xuất khẩu tại chỗ
Theo hình thức này hàng hoá và dịch vụ có thể chưa vượt ra ngoài
biên giới nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu.
Đó là việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các đoàn ngoại giao, cho
khách du lịch quốc tế Hoạt động xuất khẩu tại chỗ có thể đạt hiệu quả
cao do giảm bớt chi phí bao bì đóng gói, chi phí vận tải, chi phí bảo quản,
thời gian thu hồi vốn nhanh.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
2.7. Tạm nhập, tái xuất
Tạm nhập tái xuất là hình thức xuất khẩu đi những hàng hoá đã nhập
khẩu trước đây và chưa tiến hành các hoạt động chế biến. Mục đích của
hoạt động này là nhằm thu về lượng ngoại tệ lớn hơn lượng ngoại tệ bỏ ra
ban đầu, hàng hoá có thể đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất sang nước
nhập khẩu hoặc đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Sau đó
nước tái xuất sẽ thu tiền của nước nhập khẩu và trả tiền cho nước xuất
khẩu.
3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân
Xuất khẩu đã được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động
kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở

rộng xuất khẩu để tăng thu nhập về ngoại tệ cho và cho nhu cầu xuất khẩu
cũng như tạo cơ sở cho phát triển hạ tầng là một mục tiêu quan trọng
nhấtcủa chính sách thương mại.
3.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường
tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát phát triển. Để công
nghiệp hoá đất nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có một số vốn
rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến.
Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như:
Đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu
ngoại tệ, xuất khẩu lao động Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay
nợ và viện trợ tuy quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay
cách khác ở thời kỳ sau này. Như vậy, nguồn vốn quan trọng nhất để nhập
khẩu CNH- HĐH đất nước là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và
tốc độ tăng của nhập khẩu.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
3.2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc
đẩy sản xuất phát triển
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô
cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ
hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá
phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với
nước ta.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản
xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Theo cách này nếu một nền kinh tế còn lạc
hậu và chậm phát triển, sản xuất chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng
trong nước mà cứ chờ đợi sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu sẽ cứ nhỏ

bé và tăng trưởng chậm chạp.
Hai là, coi thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản
xuất. Ta sẽ tập trung đi sâu vào quan điểm này. Theo quan điểm này, xuất
khẩu có tác động tích cự tới dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
phát triển thể hiện ở:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận
lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ
cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông hay thuốc
nhuộm. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất
khẩu sẽ có thể kéo theo phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết
bị phục vụ nó.
- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho
sản xuất phát triển ổn định.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và
nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
- Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn
thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh để nâng cao khả năng
cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường thế giới.
3.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc
làm và cải thiện đời sống của nhân dân
Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước
hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao độngvào làm việc
và có thu nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu vật
phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sốngvà đáp ứng ngày một phong phú
thêm nhu cầu tiêu dùng của người dân.
3.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế
đối ngoại

Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ
thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại. Có thể hoạt
động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác tạo điều
kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu và công
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở
rộng vận tải quốc tế Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại nêu
trên lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu.
II. Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hoá
1. Nghiên cứu thị trường
Đây là bước cơ bản, quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại
của một doanh nghiệp tại một thị trường nhất định. Do đó, các doanh
nghiệp phải có sự đầu tư về thời gian và tài chính thích đáng cho công tác
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
này. Nghiên cứu thị trường bao gồm: Nghiên cứu về môi trường luật pháp,
chính trị, kinh tế, văn hoá và con người (Hành vi tiêu dùng), môi trường
cạnh tranh. Đây là những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp buộc các doanh
nghiệp phải chấp nhận khi kinh doanh tại một thị trường.
Nghiên cứu thị trường được thực hiện bằng hai phương pháp: Nghiên
cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường. Nghiên cứu tại bàn là phương
pháp nghiên cứu dựa trên các tại liệu, sách báo, Ên phẩm của các cơ quan
Nhà Nước, tổ chức quốc tế phát hành. Ưu điểm của phương pháp này là
chi phí rẻ song thông tin đưa ra không cập nhật, không phản ánh được bản
chất thị trường. Nghiên cứu tại hiện trường là phương pháp nghiên cứu thị
trường dựa trên cơ sở các số liệu thực tế được xử lý bằng các công cụ
thống kê. Ưu điểm của phương pháp này là những thông tin đưa ra có độ
tin cậy cao phản ánh được bản chất thị trường song nhược điểm của
phương pháp này là đòi hỏi chi phí (Thời gian và tài chính) lớn.
2. Tạo nguồn hàng xuất khẩu
Hàng xuất khẩu là tiền đề vật chất của xuất khẩu hàng hoá. Nguồn
hàng xuất khẩu được hình thành từ các nguồn sau:

2.1. Theo chế độ phân cấp quản lý
Nguồn hàng thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà Nước. Đây là những mặt
hàng mà Nhà Nước đã cam kết giao cho nước ngoài trên cơ sở những hiệp
định (Hiệp định thương mại, hiệp định hợp tác sản xuất ) hoặc nghị định
thư hàng năm. Sau khi đã ký kết các hiệp định hoặc nghị định thư với
nước ngoài, Nhà Nước phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị sản xuất để các đơn
vị này phải giao nộp hàng xuất khẩu. Vì thế đối với các đơn vị ngoại
thương nguồn hàng này được đảm bảo cả về mặt số lương, chất lượng và
thời hạn giao hàng.
Nguồn hàng ngoài kế hoạch; gồm những mặt hàng sản xuất lẻ tẻ. Các
tổ chức kinh doanh xuất khẩu căn cứ vào nhu cầu của thị trường nước
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
ngoài tiến hành sản xuất, thu mua, chế biến theo số lượng, chất lượngvà
thời hạn giao hàng đã hoặc sẽ được thoả thuận với khách hàng nước ngoài.
2.2. Theo đơn vị giao hàng
Các đơn vị kinh doanh xuất khẩu có thể mua, huy động hàng xuất
khẩu từ các nguồn sau: Các doanh nghiệp công nghiệp trung ương và địa
phương, các doanh nghiệp nông - lâm trung ương và địa phương, các cơ sở
sản xuất tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, các doanh nghiệp
trực thuộc.
2.3. Theo phạm vi phân công của đơn vị kinh doanh xuất khẩu
Nguồn hàng trong địa phương là nguồn hàng nằm trong khu vực hoạt
động của đơn vị kinh doanh đó. Ví dụ đối với một đơn vị ngoại thương
tỉnh thì nguồn hàng trong tỉnh là nguồn hàng trong địa phương.
Nguồn hàng ngoài địa phương là nguồn hàng không thuộc phạm vi
phân công cho đơn vị ngoại thương thu mua nhưng đơn vị đã tranh thủ lập
được quan hệ cung cấp hàng xuất khẩu.
Các đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải nắm bắt được nhu cầu thị
trường nước ngoài để rạo nguồn hàng cho xuất khẩu kịp thời, đầy đủ tránh
tình trạng giao hàng chậm hoặc thiếu.

3. Lựa chọn đối tác kinh doanh
Để thâm nhập thành công thị trường xuất khẩu nước ngoài, doanh
nghiệp có thể thông qua một hoặc nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trên
thị trường đó. Các công ty này có thể là công ty nước sở tại hoặc công ty
nước khác đang kinh doanh trên thị trường đó nhưng doanh nghiệp nên lựa
chọn các công ty có kinh nghiệm, uy tín trên thị trường, có tiềm lực tài
chính làm đối tác trong hoạt động kinh doanh.
Khi lựa chọn đối tác kinh doanh, các doanh nghiệp cần thận trọng tìm
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
hiểu đối tác về tất cả các mặt mạnh yếu của họ. Các doanh nghiệp có thể
lựa chọn đối tác trên cơ sở bạn hàng có sẵn hoặc có thể thông qua các công
ty môi giới, tư vấn, cơ sở giao dịch hoặc phòng thương mại và công nghiệp
các nước có quan hệ.
4. Đàm phán ký kết hợp đồng
Đàm phán có các hình thức sau: Đàm phán qua thư tín, đàm phán qua
điện thoại và đàm phán bằng gặp gỡ trực tiếp.
Đàm phán được thực hiện qua các bước sau:
- Chào hàng: Là việc nhà kinh doanh thể hiện rõ ý định bán hàng
của mình dồng thời là lời đề nghị ký kết hợp đồng.
- Hoàn giá (mặc cả): Là khi người nhận lời chào không chấp nhận
mức giá chào đó mà đưa ra mức giá mới để thương lượng.
- Chấp nhận: Là sự chấp nhận tất cả các điều kiện mà bên kia đưa
ra.
- Xác nhận: Là việc xác nhận lại điều kiện mà mà hai bên đã thoả
thuận trước đó. Bước này thường trùng với bước ký kết hợp
đồng.
- Khi ký kết hợp đồng xuất khẩu cần chú ý các điểm sau:
- Hợp đồng phải được trình bày rõ ràng, sáng sủa, nội dung phản
ánh đúng, đầy đủ các vấn đề đã thoả thuận.
- Ngôn ngữ dùng trong hợp đồng phải là ngôn ngữ thông dụng,

phổ biến và cả hai bên phải thông thạo ngôn ngữ này.
- Người ký kết hợp đồng phải là người có đủ thẩm quyền ký kết.
- Hợp đồng nên đề cập vấn đề khiếu nại, trọng tài để giải quyết
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
các tranh chấp (nếu có), tránh tình trạng tranh cãi, kiện tụng kéo
dài.
5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, doanh nghiệp
kinh doanh xuất khẩu với tư cách là một bên tham gia ký kết phải có nghĩa
vụ thực hiện hợp đồng đó. Đây là một công việc phức tạp, nó đòi hỏi phải
tuân thủ luật pháp quốc tế, tập quán quốc tế và luật của mỗi quốc gia
nhưng phải đảm bảo được quyền lợi của quốc gia cũng như quyền lợi và
uy tín của bản thân doanh nghiệp.
Để thực hiện hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh xuất
khẩu cần thực hiện các bước công việc sau:
- Xin giấy phép xuất khẩu (nếu cần).
- Kiểm tra L/C xem có đúng với hợp đồng đã ký kết hay không.
- Chuẩn bị để giao hàng.
- Kiểm tra hàng hoá.
- Thuê tàu hoặc uỷ thác thuê tàu (nếu cần).
III. NHữNG NHÂN Tố ảNH HƯởng đến hoạt động xuất khẩu
Trong điều kiện kinh tế thị trường nó đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt
động xuất khẩu phải thường xuyên nắm bắt các yếu tố của môi trường xuất
khẩu, xu hướng vận động và tác động của nó đến toàn bộ quá trình của
hoạt động xuất khẩu. Các nhân tố này đã trở nên thật sự quan trọng đối với
hoạt động xuất khẩu.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
1. Điều kiện sản xuất trong nước
1.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là yếu tố khách quan, không nằm trong sự kiểm

soát của con người. Đó là cái mà thiên nhiên ban tặng cho mỗi nước. Điều
kiện tự nhiên có thể kể đến là khí hậu, đất đai, tài nguyên thiên nhiên và vị
trí địa lý. Và sự ảnh hưởng của nó không nhỏ đối với hoạt động sản xuất
và hoạt động xuất khẩu. Chúng ta đều biết đất đai và tài nguyên thiên
nhiên là hai trong số năm yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất. Vì thế
khi chóng ta có được hai yếu tố này hoạt động sản xuất sẽ được thúc đẩy
mạnh mẽ hơn góp phần tăng sản lượng sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó
khí hậu cũng là nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và kế hoạch của xuất
khẩu. Chẳng hạn khi chóng ta đã ký hợp đồng xuất khẩu gạo sang Mỹ
nhưng khi lúa sắp được mùa thì bão ập đến và vụ này thất thu chóng ta
không thể có đủ hàng để xuất sang Mỹ. Đây là một điều khó có thể lường
trước được.
1.2. Năng lực về vốn, công nhệ và nguồn nhân lực
Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chiến lược
và thời cơ xuất khẩu. là cơ sở hạ tầng đảm bảo cho sự phát triển sản xuất
và phát triển kinh tế đất nước.
Vốn quyết định đến quá trình xuất khẩu và kết quả của hoạt động
xuất khẩu. Có vốn hoạt động xuất khẩu được mở rộng, các nguồn hàng cho
xuất khẩu phong phú hơn với chất lượng cao hơn đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng. Mặt khác, thị trường xuất khẩu sẽ được mở rộng sang các
nước và khối các nước có nhu cầu cao về hàng xuất khẩu của chúng ta mà
trước kia chóng ta không vào được.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tác động tích cực đến các
mặt của đời sống kinh tế xã hội. Chính nhờ sự phát triển của hệ thống bưu
chính viễn thông các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm phán trực tiếp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
với khách hàng qua điện thoại, telex, fax giảm bớt được chi phí đi lại.
Nguồn nhân lực là yếu tố trọng tâm dể hoạt động xuất khẩu được thực
hiện. Cụ thể dó là những con người đang dẫn dắt, thực hiện hoạt động xuất
khẩu. Con người chính là chủ thể của hoạt động xuất khẩu, điều khiển mọi

bước đi của nó. Vì vậy có được một nguồn nhân lực dồi dào, giàu kinh
nghiệm, có trình độ cao là mục tiêu của các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm
đưa xuất khẩu sớm đi đến đích của nó.
2. Môi trường chính trị luật pháp
Môi trường chính trị của quốc gia hay khu vực có tác động trực tiếp
đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Môi trường chính trị thể hiện ở
tính ổn định về chính trị và thái độ ứng xử của chính phủ đối hoạt động
của cônh ty nước ngoài. Không một nhà kinh doanh nào lại muốn xuất
khẩu hàng hoá của mình đến một thị trường mà thường xuyên xảy ra đình
công, bạo động, đang có chiến tranh, hoặc chính phủ nước đó không hoan
nghênh do nó ảnh hưởng đến lợi Ých của doanh nghiệp.
Luật pháp của từng quốc gia hay luật quốc tế cũng có tác động đến
hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nói một cách khái quát, luật pháp
sẽ quyết định và cho phép những hình thức, những loại mặt hàng mà
doanh nghiệp được phép, khuyến khích, hoặc không được phép hoặc hạn
chế xuất khẩu ở nước đó cũng như khu vực đó.
3. Môi trường văn hoá xã hội
Môi trường văn hoá xã hội được coi là một tổ hợp phức tạp bao gồm
nhiều yếu tố, tín ngưỡng, luật pháp, phong tục tập quán, thói quen tiêu
dùng Đây là điều mà các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu cần chú ý.
Chẳng hạn, những người Ên độ không bao giờ ăn thịt bò, những người
theo đạo Hồi không được phép ăn mặc hở hang, các doanh nghiệp cần
biết những nét văn hoá đặc trưng của từng dân tộc để có các chiến lược
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
xuất khẩu phù hợp
4. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế với các yếu tố như thu nhập quốc dân, chính sách
tiền tệ, nền tài chính quốc gia, biện pháp khống chế lạm phát của Chính
phủ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu. Việc am hiểu
những yếu tố thuộc môi trường kinh tế sẽ giúp các doanh nghiệp hạn chế

được rủi ro khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài.
IV. Vai trò của sản xuất và xuất khẩu rau quả trong nền kinh tế việt nam
1. Đặc điểm của mặt hàng rau quả
Các loại rau quả là nguồn dinh dưỡng quý giá của con người ở mọi
lứa tuổi, ngành nghề. Trong rau quả có các loại đường dễ tiêu, các loại axit
hữu cơ, prôtêin, lipit, chất khoàng và các hợp chất thơm và các chất khác,
có nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, C. và chất khoáng. Gần
đây khoa học dinh dưỡng đã kết luận rằng rau quả còn cung cấp cho con
người nhiều chất xơ, có tác dụng giải các độc tố phát sinh trong quá trình
tiêu hoá thức ăn và có tác dụng chống táo bón. Do vậy trong chế độ dinh
dưỡng của con người, rau quả là thức ăn không thể thiếu và ngày càng trở
nên quan trọng.
Mặt hàng rau quả có một số đặc điểm chủ yếu sau:
- Đặc điểm đặc thù của mặt hàng rau quả tươi là dễ bị dập nát, hư
hỏng trong quá trình thu hoạch và vận chuyển, do đó ảnh hưởng đến
chất lượng và mẫu mã. Nếu buôn bán, xuất khẩu sản phẩm rau quả
tươi thì nên đưa hàng trực tiếp từ nơi thu mua đến nơi giao hàng để
hạn chế tổn thất. Trong trường hợp thu mua để sản xuất chế biến thì
phải có công tác bảo quản đế hàng hoá giữ được chất lượng cần
thiết.
- Những thay đổi về điều kiện tự nhiên cũng như sự thay đổi về thời
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
tiết, tình hình dịch bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng
cây trồng. Do đó, làm ảnh hưởng đến giá cả và ảnh hưởng trực tiếp
đến xuất khẩu.
- Ở những những năm được, các nông hộ thu hoạch được sản lượng
cao, trong khi đó nhu cầu thì không biến đổi đáng kể, điều này dẫn
đến tình trạng giá cả có chiều hướng giảm. Theo đúng quy luật thì
thị trương sẽ điều tiết quan hệ cung cầu làm giá cả tăng trở lại.
Nhưng trong thực tế, do điều kiện tự nhiên thuận lợi làm cho các hộ

nông dân lại được mùa, như vậy cung không giảm mà lại tăng làm
cho giá tiếp tục giảm một cách nghiêm trọng. Trong trường hợp
ngược lại, do thiên tai, sâu bệnh sản xuất mất mùa, cung cấp sản
phẩm giảm làm giá thành sản phẩm tăng. Trong trường hợp này, lợi
Ých của người sản xuất, người mua đều bị thiệt hại. Thêm nữa, yếu
tố tâm lý và đặc thù của sản phẩm cũng có thể gây ra những ảnh
hưởng nhất định trên thị trường. Khi giá rau quả tươi giảm, người
mua có thể điều tiết quy mô tiêu dùng của mình để được hưởng lợi
Ých cao do giá ngày càng giảm, trong khi đó người sản xuất do tâm
lý sợ bị lỗ và do tính chất tươi sống của hàng hoá lại có xu hướng
tung sản phẩm ra thị trường càng nhanh càng tốt. Chình điều này
làm tăng tình hình biến động giá trên thị trường một cách giả tạo,
ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân và có thể dẫn tới tâm
lý chuyển đổi hình thức làm ăn của người nông dân.
- Sản phẩm rau quả là sản phẩm mang tính thời vụ cao. mỗi loại rau
quả thường có một thời vụ thu hoạch nhất định, thường có 2 vô thu
hoach chính là vụ hè và vụ đông. Vì vậy, căn cứ vào thơị vụ, đặc
tính của từng loại rau quả, cần được xác định rõ kế hoach thu mua,
vận chuyển, kho tàng sao cho phù hợp với từng loại rau quả. Có một
số loại cây ăn quả phải qua một thời gian đầu tư xây dựng cơ bản
mới đem lại kết quả, nhưng do tình hình biến động của thị trường
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
mà các hộ nông dân phải thay đổi cây trồng thường xuyên gây thiệt
hại lớn. Mặt khác do vấn đề nghiên cứu giống và năng suất cây
trồng chưa được tốt mà sản phẩm ở nước ta không đồngbộ, chất
lượng chưa cao. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến lợi Ých của
nhười nông dân cũng như gâykhó khăn cho người mua, do đó ảnh
hưởng đến hoạt động xuất khẩu .
Ngoài những đặc điểm trên, sản phẩm rau quả chế biến còn phụ
thuộc vào quy trình sản xuất , máy móc thiết bị. Do hệ thống dây chuyền

sản xuất rau quả ở nước ta đã quá lạc hậu, lại chưa được đổi mới là bao do
thiếu vốn để đầu tư nên đa số máy móc đã ở trong tình trạng tụt hậu so
với thế giới. Chính vì vậy, nó gây ảnh hưởng đến việc sản xuất , chế biến
rau quả để tiêu thụ, làm cho sản phẩm chế biến của ta có chất lượng cũng
như mẫu mã chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nước phát
triển mà chỉ dùng để xuất khẩu sang các nước đang phát triển, những nơi
có thu nhập trung bình khá, dẫn tới cạnh tranh kém.
2. Đặc điểm thị trường rau quả thế giới
Sản xuất rau quả là nghành quan trọng trong nền nông nghiệp của
nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, diện tích trồng cây ăn quả của thế giới
khoảng 12 triệu ha, năng suất 30-35 tấn/ha, sản lượng đạt 430 triệu tấn ,
bình quân đầu người đạt 69kg quả/năm (Pháp 191kg, Nhật 160 kg). Diện
tích trồng rau của thế giới khoảng 15 triệu ha, năng suất 35-40 tấn/ha, sản
lượng đạt 590 triệu tấn. Tiêu thụ bình quân đầu người là 85 kg rau/năm
(riêng Châu á đạt 90 kg).
Về hoa và cây cảnh, năm 1996 sản lượng thế giới đạt khoảng 20
tỷ USD, trong đó 3 nước đứng đầu (chiếm khoảng 50% giá trị sản
lượng toàn thế giới) là Nhật (3,736 tỷ USD), Hà Lan(3,58 tỷ USD),
và Mỹ (3,27 tỷ).Trồng hoa, cây cảnh có giá trị rất cao như iseaen,
với diện tích trồng hoa là 6.200ha, hàng năm đã thu được 1,8 tỷ UD
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
xuất khẩu.
Về năng suất, chất lượng: Do ứng dụng những thành tựu về khao
học kỹ thuật nên nhiều nước đã tạo ra được những giống cây trồng có
chất lượng cao, có khả năng chịu hạn, chống sâu bệnh và có năng suất
cao,, ví dụ cam quýt có thể tới 80 tấn/ha, dứa 120 tấn/ha, cà chua 500
tấn/ha, đậu covert 40 tấn/ha
Theo dự báo của Tổ chức Nông Lương thế gới (FAO), trong thời
kỳ 2001-2010, nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới tăng nhanh vì tốc
độ tăng dân số thế giới tăng 1,5%/năm, đến năm 2005 đạt 6,5 tỷ

người, năm 2010 đạt 7 tỷ người; tốc độ phát triển kinh tế thế giới tăng
3-4%/ năm, tốc độ phát triển thương mại tăng 6-7%/ năm; nhu cầu
tiêu thụ rau quả tăng 3,6%/năm, trong khi tốc độ tăng sản lượng rau
quả chỉ đạt 2,8%/năm.
Trình độ phát triển về dân trí và xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến
sự thay đổi cơ cấu bữa ăn, người dân sẽ giảm tiêu dùng các loại thức
ăn nhiều chất béo, chất tinh bột mà tăng tiêu dùng các loại rau
quả,ruợu, bia và nước giải khát. Nhu cầu tiêu dùng rau quả sạch có
chất lượng cao ngày càng tăng do đời sống của nhân dân không
ngừng được cải thiện.
Trong những năm qua, số lượng rau quả nhập khẩu tăng bình quân
1,8%/ năm. Theo dự báo của FAO, với tốc độ này, đến năm 2010 số
lượng rau quả nhập khẩu toàn thế giới sẽ đạt khoảng 1.7 triệu tấn. Các
nước nhập khẩu chủ yếu là Pháp, Đức, Canađa, Anh , Mỹ, Nga Đến năm
2010số lượng rau quả xuất khẩu trên thế giới khoảng 1,8 triệu tấn. Các
nước xuất khẩu rau quả chủ yếu là Trung Quốc, Mỹ, Italia và Hà Lan.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
3. Tình hình sản xuất và xuất khẩu rau quả ở Việt Nam
3.1. Điều kiện tự nhiên đối với sản xuất rau quả
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Châu Á, đất nước có chiều dài
trên 15 vĩ độ với mấy ngàn km giáp biển Đông, thuộc vùng nhiệt đới gió
mùa có mùa đông lạnh (phía Bắc và miền núi), cùng với địa hình từ núi
cao đến đồng bằng, đã tạo nên những lợi thế về địa lý sinh thái so với
nhiều nước khác trong việc trồng trọt.
3.2. Tình hình sản xuất
Theo số liệu của tổng cục thống kê trong 11 năm gần đây (1985-
1995):
Về diện tích

: Diện tích rau quả có tăng, nhưng tốc độ còn chậm và

còn chiếm tỷ lệ nhỏ: 6,8-8,2% trong tổng diện tích các loại cây trồng,
trong đó rau đậu 4,3-4,9%, cây ăn quả 2,5-3,3%. Mấy năm gần đây, từ khi
có nghị quyết 5-BCH Trung Ương Đảng khoá 7 (1993), thực hiện chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, phát triển mạnh rau quả, trong sản xuất đã có sự
chuyển động mới,nhất là trồng cây ăn quả ngày càng tăng trong cả nước.
So sánh năm 1995 với 1992, rau đậu từ 445 ngàn ha đã tăng lên 515,8
ngàn ha (tăng 15,9); cây ăn quả từ 260,9 ngàn ha đã tăng lên 346,6ngàn
ha(tăng 32,8%).
Về năng suất: Trong 11 năm qua, năng suất rau quả bình quân cả
nước tăng chậm và không ổn định, trong khoảng 11,6-12.6 tấn/ha. Các
cây ăn quả chủ yếu cũng tương tự : Chối 15,2-16,3 tấn/ha, cam 10 năm
liền dao động trong khoảng 7,1-8,9 tấ/ha, dứa 12-7,7 tấn/ha(giảm)
Về sản lượng:

Do diện tích rau gần đây tăng khá, nên sản lượng rau
năm 1995 cả nước đạt 4.145.600 tấn, bình quân đầu người đạt 56kg/năm.
Sản lượng quả cả nước ước tính đạt khoảng 3.000.000 tấn, bình quân đầu
người khoảng 40kg/năm.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
Các vùng sản xuất rau quả:

Rau quả nước ta có ở hầu hết các tỉnh,
thành phố, với quy mô, chủng koại khác nhau. Trải qua quá trình sản xuất
lâu dài, đã hình thành những vùng sản xuất rau quả có tập quán sản xuất
và kinh nghiệm truyền thống trong các điều kiện sinh thái khác nhau
như: Cam, quýt (Đồng Bằng Sông Cửu Long, Hà Giang, Tuyên Quang );
vải, nhãn (tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bắc Bộ) Mặt khác, sự ra đời của
hệ thống nhà máy chế biến rau quả từ năm 1960 và sự phát triển xuất
khẩu rau quả, nhất là những năm 80-90 trong chương trình hợp tác rau
quả Việt Xô, đã thúc đẩy sản xuất ở nhiều vùng trong nước như: Rau vụ

Đông-Xuân ở Đồng Bằng Sông Hồng; ớt, tỏi, hạt tiêu, cam, dứa, chuối,
dưa dấu ở cả phía Bắc và phía Nam.
Trình độ sản xuất rau quả:

Nhìn chung trình độ sản xuất rau quả của
ta còn thấp so với nhiều nước trên thế giới. Sản xuất rau quả vẫn mang
tính tự phát, sản xuất nhỏ, phân tán, theo tập quán.
Tình hình tiêu thụ: Thời gian qua rau quả nước ta chủ yếu là tiêu thụ
trong nước, phần huy động cho chế biến và xuất khẩu mới chiếm tỷ lệ
nhỏ. Giai đoạn 1980-1990 xuất khẩu chủ yếu sang Liên Xô cũ và Đông
âu, năm cao nhất tổng khối lượng rau quả xuất khẩu tươi và nguyên liệu
chế biến khoảng 300.000 tấn/năm, so với tổng sản lượng rau quả cả nước
(khoảng 5 triệu tấn, gồm: rau 3 triệu , quả 2 triệu) thì chỉ chiếm khoảng
6%. Mấy năm gần đây tình hình xuất khẩu sang các thị trường nói trên
giảm ở trong nước, tuy sản lượng rau quả bình quân đầu người chưa phải
là cao nhưng vẫn có tình trạng thừa và thiếu. Vào mùa thu hoạch rộ mỗi
loại, nơi trồng nhièu thì rất rẻ, còn những nơi khác thì vẫn thiếu và đắt.
3.3. Tình hình xuất khẩu
Rau quả Việt Nam được xuất khẩu từ năm 1957 sang Trung Quốc.
Những năm 1960 - 1975 sản xuất và xuất khẩu tăng chậm, do ảnh hưởng
của chiến tranh. Từ năm 1976, xuất khẩu rau quả bắt đầu tăng, thị trường
chủ yếu là Liên Xô cũ và Đông Âu, nhất là giai đoạn 1986 -1990 - giai
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
đoạn thực hiện Hiệp định rau quả Việt Xô. Trong 5 năm này, Tổng công
ty rau quả Việt Nam (Vegetexco) đã giao hàng cho Liên Xô cũ gần 500
ngàn tấn rau quả tươi và chế biến, kim nghạch 191 triệu rúp. Xuất khẩu
năm cao nhất (1989) đạt 54,4 triệu rúp và USD. Từ năm 1991, sau những
biến động ở Liên Xô và Đông Âu, thị trường rau quả truyền thống bị thu
hẹp hẳn. So với thế giới, mức xuất khẩu rau quả của ta hiện nay còn rất
nhỏ bé. Theo tài liệu của Fao thì năm 1994, tổng giá trị xuất khẩu rau quả

của Việt Nam là 71,7 triệu USD, chỉ chiếm 7,3 % tổng giá trị nông sản
xuất khẩu (978 triệu USD). Trong khi đó, số liệu tương ứng của một số
nước Châu á là: Trung Quốc 22,8 %; Thái Lan 20,9 %; Philipin 39,6 %;
Thổ Nhĩ Kỳ 49,6 % với giá trị kim nghạch lớn hơn nhiều so với của ta.
Dự báo mức tăng trưởng GDP nước ta thời kỳ 2001-2010đạt từ 7-
8%/ năm; mức tiêu thụ rau quả tăng 10%/năm; đến năm 2010 lượng tiêu
thị bình quân đầu người đạt khoảng 80-90 kg rau, 60-70 kg quả; khối
lượng tiêu dùng rau cả nước từ 7,6-8,6 triệu tấn, khối lượng tiêu dùng quả
của cả nước khoảng 5,7-6,7 triệu tấn.
Theo Quyết định số 182/1999/QĐTTg ngày 3/9/1999 của Thủ Tướng
Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển rau quả và hoa, cây cảnh
thời kỳ 1999 - 2010 thì kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 1 tỷ USD/
năm.
3.4. Vai trò của sản xuất và xuất khẩu rau quả đối với nền kinh tế
Việt Nam
Rau quả là loại cây có giá trị cao của nền nông nghiệp đồng thời có
giá trị đối với môi trường sinh thái của đất nước. Việt Nam là một nước
có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều koại rau quả ( nhiệt
đới, á nhiệt đới và một só có nguồn gốc ôn đới), hơn 70% lao động trong
lĩnh vực nông nghiệp nên phát triển rau quả sẽ là một lợi thế trong nền
kinh tế Việt Nam. Phát triển rau quả góp phần khai thác tài nguyên về đất
đai, khí hậu của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
nhân dân, làm đẹp cho cuộc sồng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái cho
đất nước. Phát triển nghành rau quả nhằm góp phần giải quyết một số
lượng lớn lao động dư thừa, mà yêu cầu trình độ đối với đội ngũ này
không cần cao lắm.
Việc phát triển nghành rau quả trong nước làm cho việc quản lý chất
lượng và vệ sinh thực phâm trong rau quả sẽ đơn giản và dễ dàng hơn đối
với một số cơ quan quản lý thực phẩm.

Với dân số đa phần lạ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, cùng với
việc xem xét nguyên lý về lợi thế so sánh đã gợi mở cho hóng ta một định
hướng phát triển kinh tế đó là: Trong giai đoạn hiện nay cần phát triển
những mặt hàng sử dụng nhiều lao động, Ýt vốn để sản xuất và xuất
khẩu. Nói cụ thể hơn: nước ta phải dựa vào nông nghiệp trong thời gian
dài để tăng kim nghạch xuất khẩu cho công nghiệp phát triển . Phát triển
công nghiệp rau quả còn để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến thực phẩm và cong nghiệp chế biến tinh dầu.
Phát triển sản xuất và chế biế rau quả không chỉ để đáp ứng nhu cầu
trong nước mà còn dùng cho xuất khẩu .Về thực chất đây là biện pháp
tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hơp với những tiềm năng
sẵn có trong nước để phát triển nông nghiệp Việt Nam, góp phần tăng
trưởng mạnh cho kinh tế.
Xuất khẩu rau quả góp phần tạo nguồn ngoại tệ dùng cho nhập khẩu
máy móc, thiết bị kỹ thuật, công nghiệp tiên tiến để phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Thông qua xuất nhập khẩu nghành rau quả của ta sẽ tham gia cạnh
tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Đồng thời, hoạt
động xuất khẩu rau quả khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay, tuy rau quả không còn mang tính chất
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
quan trọng như là một ngành kinh tế mang lại sự phát triển kinh tế vượt
bậc nhưng nó vẫn đang và sẽ là một ngành kinh tế có hiệu quả và phù
hợp với những nguồn lực hiện có của chúng ta và sản phẩm có thể cạnh
tranh được đối với các mặt hàng tương tự trên thị trường thế giới.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA
TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM SANG VIỄN ĐÔNG - LIÊN
BANG NGA

I. giới thiệu chung về Tổng công ty rau quả Việt Nam
Hiện nay, cả nước có khoảng 53 doanh nghiệp trong đó bao gồm các
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh cũng như doanh nghiệp
100 % vốn nước ngoài tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu rau quả,
song trong số những doanh nghiệp này Tổng công ty rau quả Việt Nam
(Vegetexco) là doanh nghiệp Nhà Nước đầu tiên tham gia vào lĩnh vự c
này và có một bề dày kinh nghiệp hoạt động cũng như thành tích. Riêng
thị trường Viễn Đông-Liên Bang Nga vốn là thị trường truyền thống của
công ty, được khai thác từ rât sớm. Bởi vậy trong phạm vi bài này chỉ xin
được trình bày về hoạt động xuất khẩu của công ty sang vùng Viễn Đông
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty rau quả
Việt Nam
Tổng công ty rau quả Việt Nam (Vegetexco) Được thành lập ngày
11/2/1988 theo Quyết định số 63 NN-TCQB/QĐ của Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất của các đơn vị sản xuất, chế
biến và công nghiệp thực phẩm. Tiền thân cuả Tổng công ty là Công ty
xuất nhập khẩu rau quả trực thuộc Bộ ngoại thương thành lập năm 1959,
đến năm 1985 được nâng lên thành Tổng công ty xuất nhập khẩu rau quả
thuộc Bộ công nghiệp thực phẩm. Sở dĩ Tổng công ty được mang tên như
ngày nay là vì Tổng công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh chuyên
ngành kinh tế kỹ thuật đối với rau quả bao gồm các hoạt động từ sản xuất
nông nghiệp đến chế biến công nghiệp, xuất nhập khẩu rau quả và nghiên
cứu khoa học kỹ thuật chứ không chỉ thực hiện duy nhất hoạt động xuất
khẩu rau quả như trước đây. Công ty đã có quan hệ làm ăn với những tổ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đào Thị Thanh Hương - QTKDQT 39B
chức kinh tế ở hơn 100 nước khác nhau trên thế giới. Quá trình hoạt động
của Tổng công ty có thể được chia làm 3 giai đoạn:
Thời kỳ 1988-1990:
Đây là thời kỳ hoạt động theo cơ chế bao cấp, sản xuất của Tổng
công ty trong thời gian này đang nằm trong quỹ đạo của chương trình

hợp tác rau quả Việt-Xô (1986-1990). Đây là chương trình hợp tác lớn
thứ hai sau chương trình hợp tác dầu khí và là một trong những mục tiêu
chiến lược của Đảng và Nhà Nước. Thực hiện chương trình hợp tác này
cả hai bên đếu có lợi. Về phía Liên Xô, đáp ứng được nhu cầu rau quả
tươi cho vùng Viễn Đông Liên Xô, còn về phía Việt Nam được cung cấp
các vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và có một thị
trường tiêu thụ lớn ổn định.
Thời kỳ 1991-1995:
Đây là thời kỳ đầu cả nước bước vào hoạt động theo cơ chế thị
trường, hàng loạt chính sách mới của nhà nước ra đời và liên tục được
hoàn thiện đã tạo điều kện cho Tổng công ty rau quả Việt Nam có một thị
trường lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó, Tổng
công ty cũng gặp không Ýt khó khăn: Chương trình hợp tác rau quả Việt
Xô thời kỳ này không còn nữa, việc chuyển đổi hoạt động từ bao cấp
sang cơ chế thị trường bước đầu ở các cơ sở của Tổng công ty còn lúng
túng, bỡ ngỡ, vừa làm vừa tìm cho mình một hướng đi sao cho thích hợp
với môi trường.
Trong bối cảnh này, Tổng công ty rau quả Việt Nam đã tích cực mở
rộng thị trường, kim nghạch xuất khẩu với các thị trường khác ngoài Liên
Xô cũ từ một triệu USD (năm 1990) đã tăng lên 23,5 triệu USD (năm
1998). Mặt khác, do cố gắng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, đổi
mới công nghệ và tranh thủ các thiết bị mới nên sản phẩm của công ty đã
bước đầu xâm nhập vào một số thị trường mới, trong đó mỗi năm đã xuất

×