Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

đoàn tncs hồ chí minh phường mai dịch quận cầu giấy với công tác thiếu niên nhi đồng ở địa bàn dân cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.25 KB, 45 trang )

ĐOÀN THANH NIÊN CÔNG SẢN HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Đề tài:
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Mai Dịch
quận Cầu Giấy với công tác thiếu niên nhi đồng
ở địa bàn dân cư
Giáo viên hướng hẫn : ThS. Nguyễn Minh Hương
Người thực hiện : Vũ Thị Mai Hạnh
Líp : 43A
Niên khoá : 2006 - 2008
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp
Hà Nội 9/2008
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A
2
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp
Lời cảm ơn
Trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn ai cũng có những dấu Ên riêng đáng
nhớ, đối với tôi bước chuyển đầu tiên trong cuộc đời mình đó là được là một học
viên của học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Hai năm học tập ở trường được
tham gia các hoạt động tôi thấy mình đã lớn lên rất nhiều. Cảm ơn mái trường thân
yêu đã mang đến những tháng ngày vui vẻ thêm vào những trang kỉ niệm đẹp trong
tôi.
Hôm nay, khi đặt bút viết những trang chuyên đề cũng là lúc chúng tôi –
những học viên khoá K43 sắp chia tay mái trường. Hai năm trôi qua thật nhanh
quá! Tưởng chừng như vừa mới hôm qua thôi còn lơ ngơ ở sảnh tròn với ba lô,
chăn màn, đồ đạc không biết bác Diến sẽ xếp cho ở phòng nào kí túc; rồi những
buổi học đầu tiên mọi người quen nhau qua những trò chơi những bài hát… Tôi


yêu trường Đoàn từ Êy!
Thưa các thầy cô, hai năm không phải là dài nhưng đủ để giữ mãi trong con
những kỉ niệm không bao giê phai, con xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới
các thầy các cô - những người đã truyền cho con không chỉ kiến thức mà còn cả
lòng yêu nghề, yêu người.
Con không thể nào quên được cô Lại Thu Hương, người mẹ chung của tập
thể K43A, cảm ơn cô đã luôn theo sát chúng con nh một người mẹ thứ hai, không
kÓ đêm hôm với bao phen vất vả. Chóng con làm cô buồn nhiều lắm phải không
cô?
Con còn nhớ lắm những giờ học công tác Đội với thầy Đức, cô Hoa và 2 cô
Hương, con yêu công tác đội vì có thầy cô đấy… Mỗi thầy cô một phong cách
nhưng chắc chắn không ở đâu mà tình thầy trò lại gần gũi thâm thương như gia
đình như trường Đoàn thân yêu. con cảm ơn các thầy, các cô nhiều lắm lắm.
Học hết cấp 3 vẫn mang trong mình nhiều sự ngây ngô của học sinh đến với
trường Đoàn, ở đây em được cùng học, cùng ăn, cùng ở các anh chị và các bạn em
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A
3
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp
đã lớn lên rất nhiều. Em sẽ không quên được chị Xôm, anh Khánh người anh người
chị cả của lớp 43A. Anh Trung “móm”, anh Cường “ ruồi”, chị Liên, chị Bằng…
và hơn 60 thành viên của lớp K43A, cảm ơn mọi người đã cho em những kỉ niệm
tốt đẹp và cả những kinh nghiệm sống đầu đời.
Em còng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới thầy Nguyễn Việt Giao bí thư đoàn
trường THPT Quảng Oai – người gợi mở và tạo điều kiện giúp đỡ em được học tại
học viện.
Qua đây con cũng cảm ơn bố mẹ đã luôn tạo điều kiện và là chỗ dựa vững
chắc cho cả về vật chất, tinh thần cho con.
Em còng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Nguyễn Minh Hương giáo
viên hướng dẫn người giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn!
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A
4
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn 1
Mục lục 3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ do chọn đề tài 5
2. Mục đích của chuyên đề 6
3. Nhiệm vụ của chuyên đề 7
4 . Đối tượng nghiên cứu 7
5. Khách thể nghiên cứu 7
6. Phạm vi nghiên cứu 7
7. Phương pháp nghiên cứu 7
PHẦN THỨ NHẤT:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN CƠ SỞ VỚI
CÔNG TÁC THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN DÂN CƯ.
Chương I. Cơ sở lí luận 8
1. Một số khái niệm 8
2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thiếu niên nhi đồng 10
3. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thiếu niên nhi đồng 12
4. Quan điểm của Đoàn về công tác thiếu niên nhi đồng 13
Chương II. Cơ sở thực tiễn 16
PHẦN THỨ HAI:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH TRONG VÀ NGOÀI
NHÀ TRƯỜNG CỦA PHƯỜNG MAI DỊCH.
Chương I. Tình hình kinh tế – chính trị – xã hội phường Mai Dịch 20

Chương II. Thực trạng công tác thiếu niên nhi đồng trên địa bàn
phường Mai Dịch 21
1. Tình hình hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi phường Mai Dịch 22
2. Các biện pháp nhằm thu hút tập hợp thiếu niên nhi đồng 25
Chương III. Các nguyên nhân của thực trạng 32
PHẦN THỨ BA:
NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN DÂN CƯ
Chương I. Đề xuất
1. Với cấp uỷ Đảng 34
2. Với chính quyền 35
3. Với các ban ngành đoàn thể 35
4. Với các cấp bộ Đoàn 36
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A
5
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp
Chương II. Những giải pháp 37
PHẦN KẾT LUẬN 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Phần Mở đầu
1/Lí do chọn đề tài.
Thiếu nhi là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bác Hồ đã từmg gửi gắm niềm tin:
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có có bước
tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu đươc hay không,
chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em”. Khi các em được tổ chức
thành đội ngũ trong tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh của mình thì Đội trở thành
một lực lượng cách mạng theo tinh thần: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”.
Đội TNTP Hồ Chí minh được tổ chức chặt chẽ từ TW đến địa phương, được

coi là nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi và các chương trình hành động cách
mạng. Tổ chức Đội có mặt ở mọi nơi, ở đâu có tổ chức Đoàn thì ở đó Đội được
phát huy vai trò chúc năng của mình. Đội được tổ chúc trong nhà trường và trên
địa bàn dân cư.Đội là lực lượng dự bị, bổ xung chủ yếu cho Đoàn, là người bạn
thân thiết của thiếu niên nhi đồng. Suốt 67 năm qua từ khi thành lập tới nay
(15/5/1941- 15/5/2008) Đội TNTP Hồ Chí Minh và các Đội viên cùng cha anh
tham gia các phong trào cách mạng , như làm giao liên, vào các đội du kích, tiếp tế
lương thực thực phẩm, bảo vệ cán bộ và trực tiếp giết giặc lập công .Sự đóng góp
của tập thể Đội và đội viên đã góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng
tháng Tám và các cuộc kháng chiến oanh liệt của dân tộc, bảo vệ toàn vẹn tổ quốc.
Trong cách mạng Xã hội chủ nghĩa, Đội thực sự là lực lượng giáo dục thiếu nhi
vừa là lực lượng cách mạng quan trọng, đã có những đóng góp không nhỏ của
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A
6
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp
mình vào sự ổn định chính trị xã hội, phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân
dân.Đặc biệt vai trò của Đội tiếp tục được khẳng định trong quá trình đổi mới của
đất nước, bằng những hoạt động thiết thực của mình trong các trường phổ thông
,trên địa bàn dân cư như: Phong trào “ áo lụa tặng bà”, “đền ơn đáp nghĩa”,
“Thiếu nhi nghèo vượt khó”, “tấm áo tặng bạn”, cuộc vận động “vòng tay bè
bạn”.
Trong giai đoạn hiện nay- thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với
những thành tựu và thách thức của thời kì đổi mới, thiếu nhi Việt Nam cần có
những hành động cụ thể phù hợp với mình. Với vai trò là người phụ trách Đội,là
người đại diện chăm lo quyền lợi hợp pháp cho tuổi trẻ Đoàn cần phải làm tốt chức
năng nhiệm vụ của mình: hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều bác hồ dạy và phấn
đấu trở thành người Đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, người công dân
tốt của đất nước; tạo điều kiện cho các em được phát huy năng khiếu tài năng của
mình thông qua tổ chức các hội thi thiếu nhi,các câu lạc bộ.

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau là một viêc rất quan trọng và rất cần thiết” Đảng, Nhà nước ta đã đang và tiếp
tục có nhưng chính sách ưu tiên phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác
chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em. Với chức năng nhiệm vụ của mình Đoàn đã
trực tiếp tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi bằng những nội dung hình thức phong
phú đa dạng phù hợp với các em nhằm tạo cho các em ý thức được vai trò quan
trọng của mình với sự tồn vong và phát triển của đất nước từ đó xác định động cơ
học tập tu dưỡng ngay từ đầu. Với thiếu niên nhi đồng Bác đã căn dặn thực hiện 5
điều: “ Yêu tổ quốc, yêu đồng bào- Học tập, tốt lao động tốt- Đoàn kết tốt, kỉ luật
tốt- Giữ gìn vệ sinh thật tốt- Khiêm tốn thật thà, dũng cảm”. Theo Người cách
mạng là sự nghiệp lâu dài và là trách nhiệm của nhiều thế hệ, vì vậy, việc bàn giao
thế hệ không chỉ là trao lại những gì đã có mà điều quan trọng và khó khăn hơn
nhiều là chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ những điều cần thiết, định hướng cho
tuổi trẻ những điều cần phải làm. Vì vậy vấn đề quan tâm giáo dục thế hệ trẻ nói
chung và thiếu niên nhi đồng nói riêng là quy luật khách quan nhằm đưa sự nghiệp
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A
7
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp
cách mạng của đất nước không ngừng phát triển. Đó là trách nhiệm chung của mọi
tổ chức,ban ngành đoàn thể và của toàn xã hội.
Hoạt động đội TNTP Hồ Chí Minh là một hoạt động không thể thiếu trong
nhà trường cũng nh trên địa bàn dân cư. Ngoài việc hỗ trợ tốt cho việc học tập, nó
còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh .
Để thủ đô Hà Nội trong tương lai thực sự “ giàu về kinh tế, vững về chính trị,
mạnh về an ninh quốc phòng, đẹp về văn hoá, cao về trí tuệ” như nghi quyết đại
hội Đảng thành phố lần thứ XIII đã xác định thì ngay từ hôm nay chóng ta phải
quan tâm đến việc bồi dưỡng giáo dục các em – những chủ nhân tương lai của đất
nước, phải làm sao để sau này các em trở thành những con người năng động, tự
giác, có ý thức tôn trọng danh dự của bản thân, tập thể, có kiến thức, có sức khoẻ,

nhạy bén với thực tế và theo kịp tốc độ phát triển của thời đại, của khoa học công
nghệ. Nếu ngay từ buổi thiếu niên nhi đồng chúng ta quan tâm tới việc rèn luyện
cho các em thì sau này các em sẽ có được nhân cách con người mới XHCN – con
người phát triển toàn diện. Nếu công tác Đội trong nhà trường kết hợp cùng hoạt
động trên địa bàn dân cư được tổ chức tốt sẽ là môi trường tốt để giáo dục các em
theo mục tiêu đó.
Là một quận có hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi diễn ra sôi nổi của
thành phố Hà Nội, quận Cầu Giấy trong những năm qua có nhiều thành tích đáng
tự hào về hoat động Đoàn-Đội trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên những khó
khăn gặp phải thì không phải là Ýt. Đặc biệt là trong địa bàn dân cư khi nội dung
và hình thức sinh hoạt còn chậm được đổi mới.
Với những lÝ do nêu trên cùng với mong muốn tìm hiểu thực trạng và đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác thiếu niên nhi đông trên địa
bàn quận Cầu Giấy tôi quyết định chọn chuyên đề: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
phường Mai Dịch quận Cầu Giấy với công tác thiếu niên nhi đồng trên địa bàn
dân cư” làm chuyên đề tốt nghiệp cho chương trình trung cấp lí luận chính trị và
nghiệp vụ Đoàn- Hội- Đội của mình tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.
Khi lựa chọn chuyên đề này, tôi được biết đã có nhiều công trình khoa học,
nhiều nghiên cứu về “ công tác thiếu niên nhi đồng trên địa bàn dân cư”. Nhưng
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A
8
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp
các hoạt động Êy vẫn chưa thực sự đầy đủ và chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề
này một cách có hệ thống. Là một học viên sắp tới là người cán bộ Đoàn, tôi muốn
góp một phần nhỏ của mình với việc nghiên cứu công tác thanh thiếu niên. Qua đó
tìm ra các nguyên nhân để giúp Đoàn thanh niên thực hiện tốt vai trò của mình với
hoạt động Đội, với công tác Thiếu niên nhi đồng trên địa bàn dân cư.
2/ Mục đích của chuyên đề.
Trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế của công tác thiếu niên nhi đồng tại địa

bàn từ đó đưa ra giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công tác
thiếu nhi trên địa bàn dân cư mà cụ thể là phường Mai Dịch quận Cầu Giấy.
3/ Nhiệm vụ của chuyên đề:
3.1. Phân tích thực trạng hoạt động thiếu nhi trên địa bàn quận phường Mai
Dịch Cầu Giấy qua các báo cáo hàng năm về hoạt động Thiếu nhi.
3.2. Khảo sát tình hình thực tế về Thiếu nhi trên địa bàn phường Mai Dịch
quận Cầu Giấy.
3.3. Phân tích thực trạng, vai trò của Đoàn Thanh niên với hoạt động thiếu nhi
trên địa bàn phường Mai Dịch quận Cầu Giấy
3.4. Phân tích các nguyên nhân, lý do dẫn tới sự yếu kém, rót ra bài học kinh
nghiệm.
3.5. Đưa ra những kiến nghị với Đảng, chính quyền, tổ chức Đoàn cấp trên.
4/ Đối tượng nghiên cứu.
Công tác Thiếu niên nhi đồng trên địa bàn phường Mai Dịch quận Cầu Giấy
5/Khách thể nghiên cứu.
5.1. Cán bộ Đoàn trong phường Mai Dịch quận Cầu Giấy
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A
9
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp
5.2. Thiếu nhi trong toàn phường Mai Dịch quận Cầu Giấy
5.3. Các tài liệu có liên quan đến hoạt động thiếu nhi trên địa bàn phường Mai
Dịch quận Cầu Giấy
6/Phạm vi nghiên cứu
1. Không gian: Phường Mai Dịch quận Cầu Giấy
2. Thời gian: Từ năm 2006 đến 2008.
7/Phương pháp nghiên cứu:
7.1. Đọc và nghiên cứu tài liệu.
7.2. Lấy ý kiến chuyên gia.
7.3. Phương pháp phỏng vấn.

7.4. Phương pháp xử lý số liệu.
PHẦN THỨ NHẤT
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN CƠ SỞ VỚI CÔNG TÁC THIẾU
NIÊN NHI ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN DÂN CƯ
“ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
Đó là chân lý đúng với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Chăm lo bồi dưỡng thế hệ
trẻ là môt điều rất quan trọng, cần thiết và cần được tiến hành thường xuyên, liên
tục nhất là trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Thời kì công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước thì không thể thiếu được nguồn nhân lực trẻ và khoẻ, nguồn lực con
người phải thường xuyên được bổ xung và phải đặc biệt chú trọng tới chất lượng.
Với phương châm “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” thì nhiệm vụ của chúng ta
là giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ phát triển một cách toàn diện góp phần thực hiện
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A
10
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp
thắng lợi chiến lược chung của Đảng và Nhà nước. Chăm lo cho thế hệ trẻ không
chỉ vì lợi Ých của riêng cá nhân tổ chức nào mà là vì tương lai của cả quốc gia,dân
tộc cũng như tương lai của toàn nhân loại.
1. Một số khái niệm
1.1. Trẻ em
Trẻ em được quy định trong luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em đó là
những công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
là trách nhiêm của gia đình nhà trường, nhà nước xã hội và công dân. Trong mọi
hoạt động của cơ quan, tổ chức gia đình cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi
Ých của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu. Nhà nước luôn khuyến khích và tạo
điều kiện để cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ở trong nước và ngoài nước góp
phần và sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ.
1.2. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Mính.

Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Mính là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách.
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Mính là lực lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường, là lực lượng hậu bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; lực
lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi.
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Mính được tổ chức và hoạt động trong nhà
trường và trên địa bàn dân cư.
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Mính lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi
đồng làm mục tiêu phấn đấu và rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học
tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo Luật Bảo vệ chăm sóc
cà giáo dục trẻ em
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A
11
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Mính đoàn kết, hợp tác với các tổ chức,
phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới vì quyền lợi của trẻ em, vì hoà bình,
hạnh phúc của các dân tộc.
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Mính được thành lập ngày 15/ 5/ 1941
1.3. Công tác thiếu niên nhi đồng trên địa bàn dân cư.
Công tác thiếu niên nhi đồng ở địa bàn dân cư xuất phát điểm từ yêu cầu tập hợp thiếu nhi ngoài nhà trường
chính quy, là đối tượng các em lang thang, cơ nhỡ, các em học tập trong các lớp học tình thương, mái ấm, nhà mở, cơ sở
xã hội.
Từ xuất phát điểm này mà Đội địa bàn dân cư hình thành ở những địa phương có nhu cầu. Đồng thời, qua thực tiễn, xuất hiện mô hình mới là phong trào
thiếu nhi trên địa bàn dân cư thông qua việc tổ chức sinh hoạt cho thiếu nhi, đội viên sống trên địa bàn, trong số này cũng có những em thiÕu nhi trong
trường học về địa phương tham gia sinh hoạt.
Gần đây, việc các lớp học tình thương bị giải thể, học sinh chuyển vào các
trường học chính quy, dẫn đến nhiều đơn vị đặt vấn đề không tồn tại Đội và phong trào
thiếu nhi ở địa bàn dân cư, bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng các em võa sinh hoạt vừa trong trường học, vừa ở địa

phương là không đúng, phải chăng chỉ nên tập trung vào dịp hè? Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nên hình thành theo hướng phong
trào thiếu nhi trên địa bàn dân cư để đáp ứng nhu cầu vui chơi, sinh hoạt của thiếu nhi ngay tại địa phương, gắn liền phong trào Vì đàn em của Đoàn
phường – xã, chi đoàn khu phố – ấp.
Vì vậy mà vào năm 2006, Hội Đồng Đội TP và trường Đoàn đã tổ chức hội thảo “Phong trào thiếu nhi và công
tác thiếu niên nhi đồng ở địa bàn dân cư – thực trạng và giải pháp” nhằm thống nhất chủ trương và biện pháp đẩy mạnh
phong trào thiếu nhi và công tác Đội trên địa bàn dân cư trong thời gian tới cho phù hợp với yêu cầu và thực tiễn tình hình
mới.
2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác thiếu niên – nhi đồng.
Tương lai của đất nước bao giờ cũng phụ thuộc vào thế hệ trẻ hôm nay. Chăm
lo đến thế hệ trẻ là chăm lo đến tương lai đất nước – “ bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” lời dạy đó của bác Hồ cũng là
quan điểm nhất quán xuyên suốt của Đảng ta.
Thiếu niên, nhi đồng còn là những người kế tục sự nhiệp cách mạng của
Đảng, là lớp người sẽ thực hiện lý tưởng của Đảng và xây dựng chủ nghĩa xã hội
Việt Nam trong tương lai. Điều này được thể hiện ở trong nhiều văn bản, nghị
quyết của Đảng và nhà nước.
Năm 1961, trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị các cấp ủy Đảng bàn về
công tác Thiếu niên nhi đồng, bác Tôn Đức Thắng đã nói: “Thiếu niên nhi đồng là
nguồn hy vọng cho sự thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa xã hội và cộng sản chủ
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A
12
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp
nghĩa ”. ý thức được tầm quan trọng của thiếu niên nhi đồng vì vậy Nhà nước ta
luôn luôn coi trọng công tác trẻ em là công việc cần thiết và cần tạo mọi điều kiện
tốt nhất có thể để các em được Êm no, hạnh phúc , được chăm sóc và phát triển
toàn diện. Các văn kiện của Đảng như Chỉ thị 197/CT - TW năm 1960 về tăng
cường công tác Thiếu niên nhi đồng, Chỉ thị 38 - CT/TW năm 1994 về công tác
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục Thiếu niên nhi đồng và giáo dục trẻ em, đặt vị trí của
trẻ em là những người kế tục sự nghiệp của Đoàn, của Đảng. Từ khi đổi mới

(năm1986), Đảng ta xác định con đường của cách mạng Việt Nam là xây dựng nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và giai đoạn 2001- 2010 là
xây dựng cơ sở cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong công tác thực hiện chiến lược của Đảng, nhân tố con người trong đó trẻ
em được đặt vào vị trí trung tâm, đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát
triển. Những năm gần đây, nhất là từ khi có Chỉ thị 38 – CT/TW ngày 30/5/1994
của Ban bí thư Trung ương Đảng (khóa VII ). Việc thực hiện Luật bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em, Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã được đẩy mạnh thực
hiện. Tình hình sức khỏe, đời sống tinh thần của trẻ em đã có nhiều cải thiện .
Tuy vậy số trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em thất học bỏ học vẫn còn nhiều, nhất
là ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Trẻ em lang thang kiếm sống trẻ em
vi phạm pháp luật, trẻ em nghiện hút ma túy không giảm, đặc biệt nghiêm trọng là
tình trạng buôn bán trẻ em, hiếp dâm trẻ em, lừa gạt, dụ dỗ trẻ em tham gia buôn
bán ma túy, hành nghề mại dâm ngày một tăng. Tình hình trên đang có tác động
xấu đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em, đến thuần phong mĩ tục của dân tộc
Ngày 04/5/2001 Thủ tướng chính phủ có quyết định số 72/2001/QĐ- TTG
lấy ngày 28/ 06 hàng năm là “Ngày gia đình Việt Nam”. Để cổ vũ tạo điều kiện
cho thế hệ trẻ Việt Nam được phát triển toàn diện, giữ vững và phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời tiếp thu những tinh hoa của thế giới, đáp ứng
được sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kì đất nước đang trong thời
kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A
13
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp
Đảng ta thông qua nghị quyết Đại hội Đảng X đã xác định giáo dục vẫn là
quốc sách hàng đầu, tiếp tục thực hiện mục tiêu của Đại hội lần IX : “ Tạo chuyển
biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con
người” .Qua đây ta có thể thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với
thế hệ trẻ ngày nay. Vì vậy việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng Đội

TNTP Hồ Chí Minh là nhiệm vụ vẻ vang, là tình cảm và trách nhiệm mà Đảng và
nhân dân giao cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
3. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thiếu niên – nhi
đồng.
Nh chóng ta đã biết, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương
lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng và xây dựng tổ quốc.
Chính vì vậy công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn dân và của toàn xã hội. Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc là
người có công lao to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước, sinh thời người cũng
luôn quan tâm đến công tác chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ. Đặc biệt đối với Thiếu
niên nhi đồng Bác luôn tin tưởng vào các em. Bác đã từng nói: “ Thiếu niên, nhi
đồng là người chủ tương lai của nước nhà”. Vì vậy chăm sóc và giáo dục tốt các
cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân công tác đó phải được làm kiên trì biền
bỉ. Trong thời gian tới và trong dịp hè này, cần phải đẩy mạnh công tác thiếu niên
nhi đồng đạt nhiều kết quả tốt và thiết thực. Trước hết, các gia đình ( tức ông bà,
cha mẹ, anh chị) phải làm thật tốt công việc Êy. Các đảng uỷ phường xã phải chỉ
đạo thiết thực và thường xuyên. Các ban chăm sóc thiếu niên nhi đồng, đoàn thanh
niên, ngành giáo dục và các ban ngành đoàn thể khác cần có kế hoạch cụ thể để
chăm sóc giáo dục trẻ khoẻ mạnh và tiến bộ. Vì tương lai con em ta, dân tộc ta,
mọi người, mọi ngành phải phải có quyết tâm chăm sóc các cháu cho tốt. Trong
thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng tháng 11/1949 Bác đã viết: “Ngày nay
chúng là nhi đồng, mười năm sau các cháu sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy, Chính
phủ các đoàn thể và tất cả các đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo
dục nhi đồng. Công việc Êy phụ nữ và thanh niên phải là người phụ trách chính
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A
14
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp
nhất là thanh niên”. Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường Bác đã nói:
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới

đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính
là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Những điều Êy cho thấy lòng tin
của Bác kính yêu đạt vào thế hệ măng non Việt Nam.
Bác còng đã từng căn dặn việc giáo dục nhi đồng là trách nhiệm của Chính
phủ, các đoàn thể, và tất cả các đồng bào trong đó phụ nữ và thanh niên chịu trách
nhiệm chính, nhất là thanh niên.
4. Quan điểm của Đoàn với công tác thiếu niên nhi đồng.
Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí minh đã nêu rõ trong chức năng
của mình đó là: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi
hợp pháp cho tuổi trẻ; phụ trách Đội TNTP Hồ Minh. Vì vậy các Đoàn viên thanh
niên vừa là người anh người chị vừa là người thầy, người quản lý, người tổ chức
các hoạt động giáo dục cho các em. Bên cạnh viêc dạy chữ dạy văn hóa thì chúng
ta cần phải quan tâm đến việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho
trẻ theo các chuẩn mực đạo đức mà xã hội. Muốn vậy ngay từ nhỏ Đoàn cần có
trách nhiệm thu hút các em vào các hoạt động vui chơi tập thể, các tổ chức phù hợp
với lứa tổi của các nh Sao nhi đồng, Đội TNTP Hồ Chí Minh. Thông qua hoạt
động các em có cơ hội bộc lộ tính cách, khả năng, cũng như năng lực của mình để
từ đó ta có thể uốn nắn, giúp đỡ các em một cách kịp thời và tạo điều kiện cho các
em tự hoàn thiện về bản thân mình. Bên cạnh đó từng bước hình thành cho các em
về nhân sinh quan và thế giới quan đúng đắn. Việc giáo dục trẻ thông qua các hoạt
động tập thể có tác động tích cực giúp các em tiếp thu tốt biết đoàn kết chan hoà
với bè bạn sống văn minh lành mạnh có lời hay cử chỉ đẹp, có nhữnh ước mơ và
suy nghĩ tốt đẹp hương tới cái những giá trị chân thiện mĩ. Đây cũng là công việc
quan trọng cần thiết để tương lai có những thanh niên ơu tú bổ xung cho Đoàn.
Với tầm nhìn xa và bao quát của Đảng và của Bác Hồ ngày 15/5/1941Đội
TNTP Hồ Chí Minh được thành lập. Đây là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam và
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A
15
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp

công tác phụ trách Đội được giao cho Đoàn TNCS. Lật lại những trang sử hào
hùng của dân tộc, chúng ta càng thấy rõ được những đóng góp to lớn của thiếu nhi
Việt Nam. Các em tuổi tuy còn nhỏ nhưng trí lại cao, làm việc nghĩa lớn không sợ
hi sinh gian khổ, một lòng trung thành với Đảng, với cách mạng. những cống hiến
đó được minh chứng qua những tấm gương người thật các em đi làm liên lạc, chăm
sóc thương binh giúp bố mẹ tăng gia sản xuất…với phương châm “ tuổi nhỏ làm
việc nhỏ” các em đã thể hiện bản chất cao quý của người đội viên với lời hứa:
“Chúng em hứa sẵn sàng
Vâng lời Bác Hồ dạy
Thi đua kế hoạch nhỏ
Xây tương lai huy hoàng” .
Thực hiện lời hứa, thiếu niên cả nước đã dấy lên phong trào “Kế hoạch nhỏ”
góp sức mình xây dựng tương lai của đất nước, của dân tộc, đưa nước Việt Nam ta
ngày càng giàu đẹp, khắc phục chiến tranh do bọn đế quốc thực dân để lại.
Ngày nay đất nước đã hoàn toàn thống nhất, dân ta hoàn toàn tự do, đất nước
đang trong giai đoạn hòa nhập chung vào sự phát triển của thế giới, từng bước đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó công tác thu hút, tập hợp
Thiếu nên nhi đồng đòi hỏi ngày càng được đổi mới và không ngừng đi lên. Nhiệm
vụ chính trị của chúng ta là làm thế nào bồi dưỡng, dìu dắt, phát huy ở các em
những tình cảm đạo đức tốt đẹp nhằm hoàn thiện nhân cách cho các em. Giúp các
em trở thành những người chủ tương lai của đất nước, hoàn thành vai trò là người
kế tục và phát huy sự nghiệp của cha anh, tù tin bước vào thế kỷ mới, kỷ nguyên
mới - kỷ nguyên thông tin hiện đại. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao phó đòi hỏi mỗi chúng ta phải luôn là tấm gương sáng cho các em noi theo.
Với vai trò quan trọng được Đảng, Đoàn giao cho sứ mệnh vẻ vang, người gần gũi
hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho các em là các anh chị tổng phụ trách. Trước
hết công tác tổng phụ trách đòi hỏi các anh chị phải là những người có tinh thần
trách nhiệm cao đối với công tác của mình, hiểu được tầm quan trọng của việc
chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ, có năng lực hướng dẫn và tổ chức hoạt động để từ đó
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A

16
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp
đưa ra những phương thức hoạt động phù hợp với tình hình địa phương mình. Các
tổng phụ trách cần phải luôn ra sức học hỏi đổi mới về nội dung, hình thức,
phương pháp tập hợp thu hút Thiếu niên nhi đồng, để từ đó góp phần hình thành
cho các em những nhân cách tốt đẻ mai này có đủ sức, đủ tài phục vụ cho nhu cầu
phát triển xã hội của đất nước. Chính vì nghĩa vụ lớn lao đó đòi hỏi các cán bộ
Đoàn, Hội, Đội cần phải quan tâm sâu sắc đến tất cả các mảng giáo dục đặc biệt là
mảng hoạt động trên địa bàn dân cư. Hoạt động Đội giúp cho các em phát triển về
mọi mặt từ sức khỏe, tinh thần cho đến nhân cách, giúp cho các em đến được
những tình bạn cao đẹp trong sáng, giúp cho các em biết yêu thương đùm bọc, chia
sẻ niềm vui, nỗi buồn, có lối sống chân thật không buông thả. Có thể nói, hoạt
động Đội nh một thành phần hữu cơ cấu thành nên hệ thống giáo dục trong các
trường phổ thông. Hoạt động Đội hình thành cho các em những nét tính cách riêng
tạo điều kiện cho Đội viên hoàn thiện và thể hiện những vốn kiến thức đã học
trong cuộc sống. Đó là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn tạo sự thống nhất giữa
nhận thức và hành động, góp phần quan trọng và cần thiết không thể thiếu được
đối với các em, nhất là đối với thiếu nhi. Vấn đề đặt ra là phải có nhiều hình thức
hoạt động để thu hút các em tham gia vào các hoạt động Đội đảm bảo tính giáo dục
và mang màu sắc riêng biệt của thiếu nhi.
Hoạt động Đội trong trường học và trên địa bàn dân cư đều phải dựa trên
những nguyên tắc chung : Hoạt động Đội phải diễn ra thường xuyên, liên tục, đa
dạng về nội dung, phong phú về hình thức nhưng đều phải dựa trên những nguyên
tắc nhất định gọi là nguyên tắc tổ chức hoạt động Đội. Cơ sở để xây dựng những
nguyên tắc là lý luận giáo dục học, đảm bảo tính khoa học và tính giai cấp.
Một người phụ trách biết cách tổ chức hoạt động một cách khoa học vừa
mang tính lý luận vừa mang tính thức tiễn chính là sự đáp ứng nhu cầu của các em
giúp các em tránh xa các hoạt động mang tính tiêu cực ảnh hưởng đến nhân cách.
Vì vậy hoạt động Đội trong nhà trường, trên địa bàn dân cư phải bằng mọi biện

pháp, mọi hình thức tạo ra những hoạt động tích cực, hữu Ých cho chính bản thân
các em. Phụ trách Đội phải đề ra được những biện pháp cụ thể, biết tranh thủ sự
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A
17
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp
ủng hộ của các ban ngành Đoàn thể có liên quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
Để thực sự là tổ chức tiên tiến của Thiếu nhi Việt Nam đủ sức hấp dẫn đông
đảo các em tham gia hoạt động vui chơi lành mạnh tổ chức Đoàn cần phải duy trì,
nâng cao chất lượng hoạt động Đội trong và ngoài nhà trường thông qua việc chỉ
đạo chương trình rèn luyện Đội viên, chương trình ngoại khóa và các phong trào
thi đua của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Mở rộng các hình thức tập hợp và hoạt động
của Thiếu nhi trên địa bàn dân cư gắn với các điểm vui chơi, tích cực vận động,
phát triển về số lượng, đồng thời nâng cao về chất lượng của Đội viên, tích cực
thức hiện đổi mới xây dựng tổ chức Đội, khắc phục tình trạng gò bó, áp đặt, giáo
điều đối với trẻ, đồng thời chú trọng công tác nhi đồng và Đội viên lớn làm cho
tổ chức Đội thể hiện được sức sống của mình thông qua các hoạt động thức tiễn.
Tuy nhiên các hoạt động này phải đảm bảo tính vui tươi, hấp dẫn đáp ứng được các
nhu cầu, sở thích của Thiếu nhi, đồng thời khuyến khích được tính chủ động, tự
quản, phát huy sáng kiến, phát huy tài năng, giúp đỡ các Thiếu nhi có hoàn cảnh
khó khăn. Tạo điều kiện để các em tiếp cận một cách tích cực với những vấn đề xã
hội trong đời sống hàng ngày đảm bảo đúng, đủ quyền lợi cho các em. Cho các em
vừa vui chơi vừa học tập để từ đó các em có ý thức hơn, có ý chí vươn lên góp sức
mình vào công cuộc phát triển của đất nước, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu
ngoan Bác Hồ và quan trọng hơn nữa là trở thành một Đoàn viên của Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG II
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN CƠ SỞ VỚI CÔNG TÁC
THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN DÂN CƯ

“ Uấn cây từ lúc còn non
Dạy con từ thủa con còn thơ ngây”
Trong gia đình không ai có thể phủ nhận rằng trẻ thơ luôn luôn giữ vị trí trung
tâm trong mọi suy nghĩ và hành động của cha mẹ. Xuất phát từ tấm lòng yêu
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A
18
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp
thương con trẻ đã làm cha làm mẹ khi sinh con ra trên đời này ai cũng muốn con
mình được thông minh, xinh đẹp, khoẻ mạnh, chăm ngoan. Nhưng để có được điều
đó không phải là chuyện đơn giản. nó không chỉ là yêu con cho con đầy đủ về dinh
dưỡng, về các điều kiện vật chất; mà quan trọng phụ thuộc vào phương pháp giáo
dục và môi trường giáo dục. Đây là vấn đề hết sức phức tạp bởi nó phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố từ trình độ, cách giáo dục của cha mẹ của gia đình tới giáo dục nhà
trường và sự quan tâm của toàn xã hội tới giáo dục trẻ em. Theo đăc điểm tâm lí
lứa tuổi thì hầu hết các em thiếu niên nhi đồng đều rất thích tham gia vào các hoạt
động Đội của nhà trường cũng như của địa phương nhất là sau những giờ học
căng thẳng, những buổi lao động mệt nhọc… các em thích tham gia những buổi
sinh hoạt câu lạc bộ, chơi các trò chơi, tham gia những buổi giao lưu, dã ngoại, thể
dục thể thao Trên cơ sở đó, Tổng phụ trách phải thường xuyên quan tâm đến
công tác tổ chức các hoạt động cả trong nhà trường và trên địa bàn dân cư, phải
thường xuyên tổ chức được các hoạt động mang thiết thực mang tính giáo dục
nhằm lôi cuốn, thu hút nhiều hơn nữa các em tham gia và các hoạt động đem lại
cho các em sự thoải mái, vui tươi và giúp các em học tập tốt hơn.
Vẫn biết trong điều kiện hiện nay, để có những điểm vui chơi lành mạnh
mang tính giáo dục giành riêng cho trẻ em ở các địa phương còn thiếu thốn, nhất là
các thành phố lớn tốc độ đô thị hoá nhanh những diện tích đát dần bị biến thành
các cao ốc những khu dân cư, không gian để trẻ em vui chơi an toàn dần bị thu hẹp
và biến mất. Trẻ em vốn hiếu động, ham chơi ngoài thời gian học hành, các em
muốn tham gia các hoạt động vui chơi nhưng vì không có không gian không có sân

chơi nên các em thường ra ngoài đường chơi như vậy rất có thể xảy ra tai nạn
thương tích cho trẻ, hoặc các em thường la cà vào các hàng quán điện tử internet,
hoặc nguy hiểm hơn nữa là bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo vào các tệ nạn. Việc tạo điều
kiện để cho các em được vui chơi thoải mái , hòa nhập với thiên nhiên, với cộng
đồng là hết sức cần thiết. Qua đó các em được rèn luyện thể lực, trí lực và tâm hồn
thêm phong phú đồng thời giúp các em tránh xa những tệ nạn. Song phải có sự
hướng dẫn, giám sát, bảo vệ thường xuyên của người lớn. Các bậc phụ huynh cần
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A
19
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp
để ý nhiều hơn đến việc chơi của con cái, hướng các em đến các trò chơi để ý
nhiều hơn đến việc chơi của con cái, hướng các em đến các trò chơi lành mạnh và
bổ Ých. Kịp thời ngăn chặn những trò chơi có thể dẫn đến nguy hiểm cho các em.
Khi đi học, đi chơi xa cần có người lớn đưa đi đón về. Chính vì vậy, gia đình hãy
xác định rõ vai trò, trách nhiệm cao nhất và có các biện pháp tích cực nhất trong
việc quản lý, chăm sóc và bảo vệ con cái mình, góp phần cùng xã hội hạn chế đến
mức thấp nhất những rủi do có thể sảy ra cho trẻ em. Bên cạnh sự quan tâm của gia
đình thì nhà trường và các tổ chức xã hôị đặc biệt là tổ chức Đội TNTP Hồ Chí
Minh cũng cần hết sức quan tâm, chăm sóc đến các hoạt động của các em.
Trong nhà trường và trên địa bàn dân cư, để có một tổ chức Đội hoạt động tốt
cần có sự quan tâm chăm lo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành
Đoàn thể luôn nhận được sự đồng tình của các bậc phụ huynh đặc biệt là các em
thiếu niên nhi đồng thì những phong trào, những hoạt động của Đội đó luôn phải
được các tổng phụ trách nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo. Đó cũng chính là một
trong những phương châm hoạt động thành công của các tổ chức Đoàn - Đội trong
công tác tập hợp thu hút thiếu niên nhi đồng. Việc hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan
trọng của việc giáo dục thiếu niên nhi đồng cho cán bộ phụ trách là cực kì quan
trọng chỉ khi nào cán bộ phụ trách Đội ý thức rõ sứ mệnh lịch sử của tổ chức Đội
trong giai đoạn cách mạng hiện nay thì họ mới tích cực quan tâm tới mọi hoạt động

của Đội, nếu không quan tâm cho các em vui chơi thì hoạt động Đội sẽ giảm xuống
hiệu quả tháp gây tiêu cực. Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động cần thường xuyên
tiến hành kiểm tra, đánh giá biểu dương, khen thưởng kịp thời từ đó sẽ kích thích
được phong trào Đội phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên chúng ta cũng cần có những
quan tâm, giúp đỡ cho những chi Đội gặp khó khăn vươn lên hoàn thành tốt nhiệm
vụ và bắt kịp với phong trào chung.
Ngoài những hoạt động đã được thực hiện trong trường học cần có sự tổ chức
tiếp nối các hoạt động ngoài nhà trường. Vì vậy tổ chức hoạt động Đội trên địa bàn
dân cư là một phương thức hoạt động nhằm đa dạng hóa hình thức tập hợp giáo
dục, tranh thủ sự giúp đỡ các lực lượng nhằm biến quá trình giáo dục thiếu niên nhi
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A
20
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp
đồng có sự tham gia của tất các mọi người. Chính vì thế mà tổ chức các hoạt động
Đội trên địa bàn dân cư trở thành một vấn đề cấp bách của việc giáo dục toàn diện
cho thiếu niên nhi đồng. Trong những năm gần đây tổ chức hoạt động Đội trong
nhà trường và trên địa bàn dân cư tại phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, đã có
nhiều chuyển biến mới trên đầy đủ các mặt như công tác giáo dục truyền thông,
định hướng lý tưởng cho Đoàn viên thanh niên và thiếu niên nhi đồng . Đời sống
vật chất, tinh thần vủa các em được nâng lên và không ngừng cải thiện. Sức khoẻ
được chăm sóc chu đáo, 99,7 % trẻ em đến trường đúng độ tuổi. Trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn được bảo vệ và chăm sóc thường xuyên. Tuy nhiên bên
cạnh những mặt mạnh thì phường cũng còn một số điểm cần cần phảỉ cố gắng nỗ
lực nhiều hơn nữa đó là công tác hoạt động Đoàn - Đội trên địa bàn dân cư. Một số
hoạt động Đoàn - Đội còn thụ động, trong công việc các hoạt động thường mang
tính chất cấp trên chỉ đâu cấp dưới đánh đấy, chưa đi vào chiều sâu và tự giác.
Thêm vào đó một số vật chất phục vụ cho công tác hoạt động còn thiếu nên Ýt
nhiều cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức Đội tại địa phương vì vậy
việc xác định trách nhiệm của mỗ tổng phụ trách là hết sức quan trọng. Tổng phụ

trách phải có tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình say mê với công tác, phải biết
xây dựng lịch và kế hoạch hoạt động theo từng tuần, tháng xong phải biết phổ biến,
chỉ đạo cho toàn liên Đội, chi Đội để thực hiện, cho các em hoàn toàn chủ động
nhất là tạo điều kiện cho các em phát huy tính sáng tạo trong công việc. Trong
những năm gần đây, được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền
đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của thành Đoàn, quận Đoàn nên công tác Đội ở địa
phương đã có nhiều chuyển biến rõ rệt và đi vào hoạt động đạt hiệu quả cao. Số
lượng và chất lượng Tổng phụ trách được củng cố và nâng cao, đã tổ chức nhiều
hoạt động sôi nổi từ cấp quận đến phường như: Cắm trại, giao lưu văn hoá văn
nghệ - thể dục thể thao, một số cuộc thi như: Thi nghi thức, vẻ đẹp Đội viên, phụ
trách sao giỏi, thi đọc hay viết đẹp đã thu hút đông đảo các em tham gia.
Công tác chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng là một công việc hết sức
cần thiết và quan trọng đòi hỏi sự tham gia của cá nhân, tập thể, gia đình và nhà
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A
21
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp
trường. Giáo dục các em mọi lúc mọi nơi trong học tập cũng nh trong vui chơi,
trong còng nh ngoài nhà trường. Đây cũng chính là cơ sở thực tiễn của công tác
thiếu niên nhi đồng trên địa bàn dân cư.
Phần thứ hai
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ
MINH TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG CỦA PHƯỜNG MAI DỊCH –
QUẬN CẦU GIẤY- HÀ NỘI
CHƯƠNG I
TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA PHƯỜNG MAI
DỊCH – QUẬN CẦU GIẤY.
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A
22
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt

nghiệp
Mai Dịch là một phường nằm phía Tây thành phố Hà Nội thuộc quận Cầu
Giấy. Được thành lập từ năm 1997 năm vừa qua phường Mai Dịch cùng với quận
Cầu Giấy dã long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 10 năm thành lập. Tổng diện tích tự
nhiên của phường là 1,924 km2 tiếp giáp phía Đông với phường Dịch Vọng Hậu;
phía Tây với thị trấn Cầu Diễn; phía Nam với xã Mĩ Đình và phía Bắc giáp với xã
Cổ Nhuế. Mai Dịch có nhiều tuyến đường lớn chạy qua như cao tốc Thăng Long –
Nội Bài, quốc lộ 32.Hiện nay phường có khoảng 28 nghìn dân chia làm 54 tổ dân
phố.
Đi lên từ nông nghiệp nhưng Mai Dịch hiện nay đã được đô thị hoá và có tốc
độ phát triển nhanh. Kinh tế chủ yếu phát triển ngành thương mại dịch vụ, hiện nay
phường dang quản lí 629 cơ sở kinh doanh cá thể.tổng thu ngân sách 6 tháng đầu
năm 2008 là 2.988.153.203đ/ 3.402.000.000 KH, đạt 87,83%.
Về văn hoá xã hội theo báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm 2008 của Mai Dịch
thì các mảng giáo dục, y tế, dân số gia đình trẻ em , công tác Văn hoá thông tin –
thể dục thể thao có nhưng kết quả đáng kể cụ thể như: thực hiện nghiêm túc cộc
vận động “ nói không vứi bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử”, chú trọng tới
các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trên địa bàn phường
có 2 trường tiểu học, 1trường trung học cơ sở. Toàn bộ trẻ em trên địa bàn phường
đều được tới trường. Phường luôn duy trì tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu
cho nhân dân, tổ chức khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi, tiêm chủng và cho trẻ
uống vitamin A, tặng quà cho các chàu với tổng số tiền là 6.500000 đ tổ chức
truyền thông dân số, triển khai tháng hành động “ vì trẻ em” vận động đóng góp
vào quỹ bảo trợ trẻ em được 46.200.000đ đạt 165% kế hoạch được giao, thực hiện
cấp phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho 232 cháu; công tác tuyên truyền và các
hoạt động văn hóa văn nghệ TDTT được tổ chức gắn với các ngày lễ lớn vá các
phong trào thi đua chung .
Công tác Đảng công tác chính quyền: UBND phường tiếp tục thực hiện cải
cách hành chính, chú trọng xây dựng thái độ phục vụ nhân dân, bán sát các nhiệm
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A

23
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp
vụ và các phong trào hành động để kịp thời chỉ đạo và định hướng theo chủ trương
chính sách của Đảng – Nhà nước.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG TRÊN ĐỊA
BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH – QUẬN CẦU GIẤY
Hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là một hoạt động không thể thiếu trong
nhà trường cũng nh trên địa bàn dân cư. Ngoài việc hỗ trợ tốt cho học tập nó còn
góp phần quân trọng trong vệc giáo dục hình thành nhân các cho các em. Với mục
tiêu để thủ đô Hà Nội trong tương lai thực sự “giàu về kinh tế, vững về chính trị
mạnh về an ninh quốc phòng, đẹp văn hoá cao về trí tuệ” như nghị quyết đại hội
Đảng thành phố lần thứ XIII đã xác định thì ngay từ hôm nay chóng ta phải quan
tâm tới việc bồi dưỡng giáo dục trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước,
phải làm sao để sau này các em trử thành những con người năng động, tự giác, có ý
thức tôn trọng danh dự của bản thân, tập thể, có kiến thức, có sức khoẻ , nhạy bén
với thực tế và theo kịp tốc độ phát triển của thời đại, của khoa học, công nghệ. Nếu
ngay từ buổi thiếu niên nhi đồng chúng ta quan tâm tới việc rèn luyện cho các em
thì sau này các em sẽ có được nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa – con
người phát triển toàn diện. Nếu công tác thiếu niên nhi đồng trong nhà trường kết
hợp hoạt động trên địa bàn dân cư cùng được tổ chức tốt sẽ là môi trường tốt để
giáo dục các em theo mục tiêu đó.
1. Tình hình hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi ở phường Mai Dịch
Trong những năm qua được sự quan tâm tạo điều kiện của cấp uỷ Đảng cùng
với sự nhiệt tình, trách nhiệm của các ban phụ trách nên hoạt động Đội phong trào
thanh thiếu nhi của phường có những kết quả tốt, có nề nếp, từng bước đẩy mạnh
hơn các hoạt động lớn của Đội, luôn luôn ổn định và duy trì các hoạt động trong
nhà trường và trên địa bàn dân cư, thu hút, tập hợp được nhiều hơn số lượng thiếu
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A

24
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Chuyên đề tốt
nghiệp
niên nhi đồng tham gia vào các hoạt động Đội. Hiện nay phường Mai Dịch có 3
liên Đội, 64 chi Đội , tổng số Đội viên là 1094 em, tổng số nhi đồng là 632 em, số
Đội viên được kết nạp vào hàng ngũ của Đoàn là135 em, sè sao nhi đồng là 20,
100% là cháu ngoan Bác Hồ. Nhờ sự phấn đấu nỗ lực của đội ngũ Tổng phụ trách
và sự chỉ đạo hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường, hầu hết các Liên đội, Chi đội
đã bám sát vào các chương trình lớn trong năm do Hội đồng Đội triển khai các
Liên đội đã đưa ra được những loại hình hoạt động phù hợp với đơn vị của mình
như phát động phong trào thi đua, học tập rèn luyện xứng đáng là “con ngoan, trò
giỏi, cháu ngoan Bác Hồ”. Tích cực thực hiện tốt các mô hình hoạt động như:
“học tập bạn giỏi giúp đỡ bạn kém”, “thiếu nhi vui khoẻ”, “khăn hồng tình
nguyện” và tham gia tốt đợt thi đua “nghìn việc tốt”. Phường có nhiều em đạt danh
hiệu học sinh giỏi từ cấp thành phố trở lên. Các liên Đội còn tham gia tốt các hoạt
động từ thiện như: Mua tăm ủng hộ người mù, chăm sóc nhà bia liệt sĩ, thăm hỏi
các gia đình có công với cách mạng, ủng hộ các bạn ở các địa phương gặp thiên tai
lũ lụt. Các em tham gia tích cực các phong trào: “thiếu nhi Thủ đô văn minh –
thanh lịch – hiện đại”, “Thi đua học tập – Vượt khó học tốt – tìm hiểu khoa học”,
“vòng tay bè bạn” và triển khai cuộc vận động “ thiếu nhi Việt Nam thi đua thực
hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” Bên cạnh đó tham gia sôi nổi các chủ đề hoạt động
nhân dịp các ngày lễ lớn như: “ Thầy cô và mái trường” nhân ngày 20/11; vẽ tranh
theo chủ đề“ tiến lên Đoàn viên” . Quyên góp ủng hộ các bạn gạp thiên tai ở miền
trung là 11,2 triệu đồng và nhiều bộ quần áo, sách vở. Chủ động tổ chức các hoạt
động văn hoá, văn nghệ, tham quan các khu di tích lịch sử, giao lưu kết nghĩa với
các liên Đội khác
Theo kết quả báo cáo và nắm bắt một số tình hình chung trong công tác Đội
và phong trào Thiếu niên nhi đồng trên địa bàn dân cư phường Mai Dịch nói riêng
và quận Cầu Giấy nói chung cho thấy: các hoạt động Đội trong trường học luôn
phát triển theo chiều hướng tăng lên ngày càng đem lại nhiều kết quả đáng khích

lệ, tuy nhiên còn có một số hoạt động mang tính dập khuôn máy móc chưa phát
huy hết óc sáng tạo của cán bộ phụ trách Đội. Đồng thời một thực trạng mà chúng
Vũ Thị Mai Hạnh – K43A
25

×