Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

hoạt động quốc tế của Đoàn TNCS hồ chí minh bài học kinh nghiệm và đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.86 KB, 15 trang )

Hoạt động quốc tế của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh -
những bài học kinh nghiệm và đổi mới
Toàn bộ quá trình chuẩn bị, ra đời và hoạt động của Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh đều liên tục gắn liền với hoạt động đối ngoại. Chủ tịch Hồ Chí
Minh chính là người đã đặt nền móng và trực tiếp chỉ đạo nhiều hoạt động
quốc tế của Đoàn. Người rất quan tâm đến việc vận động thanh niên thế giới
đoàn kết với cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, đến việc mở rộng quan
hệ quốc tế của thanh niên Việt Nam với bạn bè các nước
1
. Trong 70 năm
qua, công tác quốc tế của Đoàn đã có những bước phát triển lớn, đóng góp
tích cực vào mặt trận đối ngoại nhân dân, trở thành một bộ phận quan trọng
trong toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Nội dung chính của hoạt động và quan hệ quốc tế của Đoàn trong
mỗi giai đoạn lịch sử hơn 80 năm qua có thể được nêu tóm tắt như sau:
- Giai đoạn 1931-1945: Đoàn (Thanh niên Cộng sản Đoàn Đông
Dương ) là phân bộ của Quốc tế Thanh niên Cộng sản, các mối liên hệ quốc
tế chủ yếu của Đoàn là với Quốc tế Thanh niên Cộng sản, Liên Xô, Pháp và
Trung Quốc. Nội dung cơ bản là trao đổi thông tin, bồi dưỡng một số cán
bộ, tham khảo kinh nghiệm của bạn bè để hình thành các quan điểm cơ bản
về công tác thanh vận. Việc tuyên truyền, giới thiệu và tổ chức các hoạt
động đoàn kết với Liên bang Xô Viết, với Xô Viết Trung Quốc, với thợ
1
Xem "Hoạt động quốc tế thanh niên qua các thời kỳ" NXB Thanh Niên, 1999.
thuyền các nước đã trở thành một trong những nội dung vận động cách
mạng, giác ngộ và tập hợp quần chúng của ta.
- Giai đoạn 1945-1954: Ta đã gia nhập Liên đoàn TNDC thế giới
(Quốc tế Thanh niên Cộng sản đã giải thể trong chiến tranh thế giới thứ II),
cử các đoàn đại biểu tham gia các Festival thanh niên, sinh viên thế giới và
tham gia một số hoạt động quốc tế đa phương, đón đại biểu của Liên đoàn
TNDC thế giới và Thanh niên Cộng sản Pháp thăm Việt Nam, tăng cường


quan hệ tay đôi với thanh niên Liên Xô, Trung Quốc, thiết lập quan hệ với
thanh niên các nước XHCN ở Đông Âu. Hoạt động quốc tế của Đoàn đã
góp phần làm cho thanh niên thế giới biết về sự ra đời của nước Việt Nam
độc lập với nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, hiểu về mục tiêu sự
nghiệp đấu tranh của nhân dân Việt Nam, dấy lên phong trào thanh niên,
sinh viên ngay ở Pháp và tại nhiều nước ủng hộ đoàn kết với cuộc kháng
chiến chống Pháp của nhân dân ta.
- Giai đoạn 1954-1975: Mục tiêu trọng tâm của công tác quốc tế
thanh niên là vận động thanh niên, sinh viên thế giới đoàn kết, ủng hộ cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Ta đã cử các đoàn đại
biểu dự các diễn đàn, hoạt động quốc tế, tiếp xúc, trao đổi, vận động, mời
một số đoàn đại biểu thanh niên các nước thăm Việt Nam, phát hành tờ tin
đối ngoại. Ta tăng cường quan hệ với thanh niên Liên Xô, Trung Quốc, các
nước XHCN anh em khác, tích cực tham gia các hoạt động của Liên đoàn
TNDC thế giới, Hội Sinh viên quốc tế, mở rộng quan hệ với các tổ chức
thanh niên, sinh viên dân chủ và tiến bộ, với các lực lượng yêu chuộng hoà
2
bình trên thế giới. Công tác Đoàn ngoài nước bắt đầu được triển khai đầu
những năm 60. Hoạt động quốc tế của Đoàn đã góp phần tích cực vào việc
hình thành và phát triển mặt trận rộng rãi của thanh niên, sinh viên thế giới
chống chiến tranh xâm lược của Mỹ, ủng hộ đoàn kết với Việt Nam.
- Giai đoạn 1976 - đầu những năm 90: Hợp tác chặt chẽ, toàn diện
với thanh niên Liên Xô, tăng cường quan hệ với thanh niên các nước
XHCN anh em, củng cố quan hệ với các tổ chức thanh niên, sinh viên dân
chủ và tiến bộ, tham gia đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ hoà
bình, bảo vệ độc lập dân tộc, làm nghĩa vụ quốc tế là những nội dung chính
của hoạt động quốc tế thanh niên. Ta tham gia nhiều hoạt động hữu nghị và
hợp tác với thanh niên các nước XHCN; tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất và
đào tạo cán bộ của các Đoàn Thanh niên các nước anh em; giúp đỡ nhiều
mặt cho Đoàn TNNDCM Căm-pu-chia, tham gia các hoạt động của Liên

Đoàn TNDC thế giới và Hội Sinh viên quốc tế.
- Giai đoạn từ giữa những năm 90 đến nay: Mở rộng, đa phương hoá,
đa dạng hoá quan hệ quốc tế, xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị và
hợp tác với thanh niên các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
phát triển, vì lợi ích của thanh niên Việt Nam là phương châm cơ bản của
hoạt động quốc tế của Đoàn. Ta đã phát triển, củng cố quan hệ với thanh
niên các nước láng giềng, các nước ASEAN, trong khu vực châu A-Thái
Bình Dương, duy trì và củng cố quan hệ với các tổ chức bạn bè truyền
thống, mở rộng hợp tác với các tổ chức thanh niên ở các khu vực khác, với
các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các cơ quan Liên hợp quốc. Hoạt
3
động quốc tế được đa dạng hoá với các loại hình chính trị đối ngoại, giao
lưu quần chúng, dự án hợp tác, thanh niên ngoài nước và thông tin, tuyên
truyền đối ngoại. Vị thế quốc tế của thanh niên Việt Nam được khẳng định
và nâng cao.
Hoạt động quốc tế thanh niên cần được xem xét trong hai mối quan
hệ cơ bản là với thanh niên nước ngoài và với thanh niên trong nước. Đối
với thanh niên nước ngoài, việc làm cho họ hiểu, có thiện cảm, đi đến ủng
hộ, đoàn kết với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta vừa có ý nghĩa trước
mắt quan trọng vừa có tác dụng lâu dài bởi vì sự giác ngộ, những tình cảm
và ấn tượng ở tuổi thanh niên sẽ rất sâu sắc và theo suốt cuộc đời. Rất nhiều
thanh niên các nước đã từng tham gia phong trào chống chiến tranh của Mỹ
ở Việt Nam ngày nay đã trở thành các chính khách quan trọng, vẫn có cảm
tình với Việt Nam. Những người đã hiểu, yêu mến, trở thành bạn của Việt
Nam đến lượt mình sẽ nhân tiếp tình cảm đó trong cộng đồng và xã hội đất
nước mình. Nhiều người sau khi đến Việt Nam đã trở về nước tự nguyện
hoạt động đoàn kết với Việt Nam, thành lập hoặc tham gia các Hội, Câu lạc
bộ Hữu nghị với Việt Nam, đấu tranh với các luận điệu chống Việt Nam,
vận động cho chính sách thân thiện với Việt Nam và quan hệ hợp tác với
Việt Nam. Việc tạo cho dư luận quốc tế một cách nhìn đúng đắn, chân thực,

có thiện cảm về Việt Nam là góp phần tạo môi trường quốc tế thuận lợi để
bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Mặt
khác, sự vững vàng của cách mạng Việt Nam, việc xử lý các vấn đề đối nội
và đối ngoại đúng đắn của chúng ta có tác dụng tích cực đối với các lực
lượng dân chủ và tiến bộ, yêu chuộng hoà bình và công lý trên thế giới.
4
Mặc dù đối với hoạt động quốc tế thì mối quan hệ với đối tác bên
ngoài là trực tiếp, là chủ yếu, nhưng các hoạt động quốc tế của Đoàn cũng
đồng thời có ý nghĩa và tác động hết sức quan trọng đối với thanh niên
trong nước. Hiểu biết đúng các vấn đề và tình hình quốc tế sẽ giúp thanh
niên có được nhân sinh quan, thế giới quan cách mạng, hiểu rõ thêm bản
chất của đấu tranh giai cấp và quy luật của sự vận động xã hội trên thế giới,
xu thế phát triển của nhân loại. Sự ủng hộ, đoàn kết của bạn bè quốc tế sẽ
củng cố thêm sức mạnh niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta.
Việc tham gia các hoạt động quốc tế vừa có tác dụng động viên đối với cán
bộ, đoàn viên, thanh niên, vừa tạo điều kiện cho họ tiếp cận với các vấn đề,
tri thức, kinh nghiệm quốc tế để nâng cao nhận thức và hiệu quả công tác.
Thông qua quan hệ hợp tác quốc tế, ta có thể tranh thủ khai thác các nguồn
lực và sự giúp đỡ quốc tế cho việc đào tạo cán bộ, hỗ trợ các chương trình,
các mặt công tác của Đoàn và đáp ứng các nhu cầu của thanh niên Việt
Nam.
Lịch sử hơn 80 năm hoạt động quốc tế của Đoàn đã để lại cho chúng
ta rất nhiều kinh nghiệm và bài học phong phú. Trong khuôn khổ Hội thảo
hôm nay, tôi xin đề cập tới một số bài học cơ bản sau đây:
- Bài học về tính Đảng, tính dân tộc: Quan điểm, đường lối của
Đảng, lợi ích của dân tộc là nền tảng, quy định mục tiêu và
phương hướng cơ bản của hoạt động quốc tế thanh niên. Quán
triệt đường lối, chủ trương, tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng là vấn
5
đề có tính nguyên tắc. Trong tiếp xúc, quan hệ và hoạt động đối

ngoại, mỗi đơn vị, cá nhân phải biết đặt nhiệm vụ, danh dự, lợi ích
chung lên trên hết, biết tôn trọng nguyên tắc, có ý thức tổ chức, kỷ
luật một cách tự giác cao nhất.
- Bài học về tính độc lập, tự chủ: Trong bất cứ quan hệ và hoạt
động quốc tế nào, phải luôn luôn xác định rõ lợi ích của ta và có
phương hướng hành động phù hợp với lợi ích của ta. Cần tham
khảo thông tin, thăm dò ý kiến rộng rãi, cân nhắc các mối quan hệ
để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác nhưng phải tự quyết
định xuất phát từ lợi ích của ta, nhất thiết không để bị chi phối
hoặc lệ thuộc.
- Bài học về tính quần chúng: Thực chất của hoạt động đối ngoại
thanh niên là công tác vận động quần chúng, là chiếm lĩnh "trái
tim và khối óc", do đó cần phải có các hình thức, phương pháp
phù hợp với đối tượng mà ở đây chủ yếu là thanh niên. Trong tiếp
xúc, quan hệ phải vì sự tin cậy, hiểu biết, đồng cảm, ủng hộ lâu
dài chứ không chỉ vì sự chấp thuận hay lợi ích trước mắt. Vì vậy
phải đối thoại, thuyết phục chứ không áp đặt; phải tạo được không
khí thân thiện, cởi mở, chân thành chứ không được quan cách. Đối
với thanh niên, trong các hoạt động quốc tế, ngoài làm việc chính
thức, yếu tố giao lưu thông qua văn hoá, thể thao, tiếp xúc theo
kiểu bạn bè là rất cần thiết.
- Bài học về đoàn kết quốc tế: cần luôn luôn coi trọng tinh thần và
mục tiêu đoàn kết quốc tế. Đoàn kết phải trên cơ sở nguyên tắc và
những giá trị tinh thần nhất định, do đó phải nhất quán, thuỷ
6
chung đối với những giá trị nguyên tắc. Đồng thời, phương pháp
thể hiện phải mềm dẻo, phù hợp đối với từng loại đối tác. Cần
thực hiện được phương châm "thêm bạn bớt thù", không để mình
bị cô lập trong bất cứ tình huống nào.
Trong giai đoạn hiện nay , công tác quốc tế của Đoàn được triển khai

trong bối cảnh tình hình mới về chất so với trước đây. Sự thay đổi cục diện
thế giới sau khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ; việc chủ
nghĩa đế quốc lợi dụng ưu thế về sức mạnh kinh tế, quân sự, khoa học công
nghệ, thông tin để thao túng nhiều tổ chức, cơ chế và diễn đàn quốc tế, thực
hiện chính sách chính trị cường quyền, áp đặt các giá trị về "thị trường tự
do", "dân chủ", "nhân quyền", can thiệp vào nội bộ các nước, thực hiện
"diễn biến hoà bình" đối với các nước XHCN đang tác động lớn không chỉ
đến nội dung, phương hướng, biện pháp của hoạt động quốc tế mà còn đặt
ra những thách thức đối với tư tưởng, nhân sinh quan và thế giới quan của
cán bộ, đoàn viên, thanh niên. Đất nước mở cửa trong điều kiện toàn cầu
hoá, bùng nổ về thông tin dẫn đến việc các yếu tố nước ngoài (hàng hoá,
công việc, con người, văn hoá, thông tin ) tác động trực tiếp hàng ngày
đến đời sống vật chất và tinh thần của quần chúng thanh niên ngày càng sâu
rộng; các mối quan hệ và hoạt động đối ngoại liên quan đến thanh niên diễn
ra không chỉ ở ngoài nước mà còn ngay trong nước với cường độ ngày càng
cao; không chỉ ở cấp Trung ương mà ở cả địa phương, cơ sở; tác động đến
thanh niên không chỉ thông qua hệ thống tổ chức Đoàn mà còn qua rất
nhiều kênh ngoài hệ thống; đồng thời các đối tác, hoạt động quốc tế và
thông tin quốc tế ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Tình hình đó đặt
7
ra những yêu cầu mới không chỉ đối với công tác quốc tế của Đoàn mà kể
cả đối với mỗi cán bộ, đoàn viên chúng ta trong nhận thức và hành động.
Với cách hiểu đúng và đầy đủ thì công tác quốc tế ngày nay không còn là
công việc chuyên môn tập trung vào một bộ phận gồm các cán bộ quốc tế
mà là công việc của toàn Đoàn, mỗi cán bộ, đoàn viên thanh niên.
Trước tình hình đó, Đoàn đã chú trọng đến việc đổi mới và tăng
cường công tác quốc tế để đáp ứng những yêu cầu mới. Năm 1997, lần đầu
tiên Ban Thường vụ TƯ Đoàn đã thông qua Nghị quyết chuyên đề về "Tăng
cường công tác quốc tế thanh niên trong giai đoạn 1997-2000". Trong
những năm đổi mới vừa qua, công tác quốc tế của Đoàn đã bám sát đường

lối đối ngoại của Đảng, có những đổi mới và phát triển mới. Kết quả của
những bước phát triển đó có thể điểm lại tóm tắt như sau:
- Mở rộng và đa dạng hoá quan hệ quốc tế: chúng ta không chỉ duy
trì, củng cố quan hệ với các tổ chức thanh niên cộng sản, bạn bè
truyền thống mà còn thiết lập và phát triển quan hệ với các tổ chức
thanh niên quốc gia và khu vực, các cơ quan chính phủ và tổ chức
phi chính phủ, các cơ quan liên chính phủ và Liên hợp quốc. Hiện
nay, chúng ta đang có quan hệ với gần 300 đối tác nước ngoài với
các tính chất rất đa dạng.
- Đa dạng hoá các hoạt động quốc tế: Trong lĩnh vực chính trị đối
ngoại, chúng ta vừa thúc đẩy các hoạt động song phương với
nhiều cấp độ khác nhau như hợp tác toàn diện, hợp tác nhiều mặt
hoặc hợp tác trên một chương trình cụ thể đến tham gia hoặc đăng
8
cai tổ chức các hoạt động đa phương với nhiều chủ đề, lĩnh vực
chính trị khác nhau. Trong các hoạt động giao lưu hữu nghị,
chúng ta thực hiện cả giao lưu quần chúng, giao lưu văn hoá, giao
lưu thể thao, giao lưu thông qua lao động tình nguyện, tham quan
du lịch chuyên đề, thậm chí kết hợp nhiều yếu tố này trong cùng
một hoạt động giao lưu. Trong lĩnh vực dự án hợp tác, chúng ta
khai thác các dự án trên nhiều lĩnh vực khác nhau như dạy nghề,
dân số, sức khoẻ, môi trường, phòng chống ma tuý, phòng chống
HIV/AIDS, hỗ trợ nạn nhân chất độc màu da cam, hỗ trợ trẻ em
thiệt thòi, phổ cập tin học, học tập ngoài nhà trường, bảo tồn văn
hoá dân tộc, phát triển cơ sở hạ tầng.v.v
- Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quốc tế: mặc dù còn
hạn chế về số lượng cán bộ và kinh phí, nhưng hàng năm Đoàn đã
thực hiện được một khối lượng công việc rất lớn: trao đổi từ 120-
150 đoàn ra vào với khoảng 1000 lượt người, tranh thủ hàng trăm
nghìn USD cho các dự án. Chúng ta thực hiện được một khối

lượng hoạt động quốc tế với tổng chi phí xấp xỉ 1,5 triệu
USD/năm, trong đó phần lớn là tranh thủ sự tài trợ của các đối tác,
phần ta phải chi thường xuyên chỉ khoảng hơn 1 tỷ VND/năm.
Quan hệ với các đối tác quan trọng như các tổ chức thanh niên các
nước láng giềng, cơ chế thanh niên ASEAN, Liên đoàn TNDC thế
giới, ESCAP, các cơ quan Liên hợp quốc và một số tổ chức khác
được củng cố, tăng cường. Nhiều hoạt động giao lưu hữu nghị lớn
được tổ chức tập huấn, chuẩn bị kỹ càng, thực hiện có chất lượng
9
tốt. Các hoạt động chính trị đối ngoại được thực hiện có hiệu quả,
được bạn bè, đối tác đánh giá cao.
- Nâng cao vị thế quốc tế của thanh niên Việt Nam: trong quan hệ
song phương, trong các cơ chế và diễn đàn đa phương khác nhau,
với quan điểm đúng đắn, phương pháp mềm dẻo có nguyên tắc,
thái độ xây dựng, trách nhiệm, sáng tạo, đoàn kết, chúng ta được
bạn bè và các đối tác tín nhiệm, đánh giá cao và tôn trọng. Chúng
ta đã thực hiện có hiệu quả vai trò Chủ tịch Tiểu ban Thanh niên
ASEAN, được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Tư vấn Tập thể các tổ
chức thanh niên châu A-Thái Bình Dương do UNESCO thành lập,
tham gia đoàn chủ tịch Diễn đàn Thanh niên châu A-Thái Bình
Dương do ESCAP tổ chức, Diễn đàn Thanh niên thế giới do Liên
hợp quốc tổ chức, chủ trì các Đại hội của Liên đoàn TNDC thế
giới, chủ trì các diễn đàn Hội nghị Trù bị quốc tế về Festival 14,
Festival 15. Nhiều tổ chức khu vực và quốc tế hiện nay khi hoạch
định các chương trình, hoạt động lớn đều tham khảo ý kiến của ta.
- Mở rộng, phát triển các đầu mối tham gia công tác quốc tế: Trong
khi vừa đảm bảo Ban Quốc tế TƯ Đoàn là đầu mối về chính trị
đối ngoại, tham mưu và giúp Ban Thường vụ, Ban Bí thư TƯ
Đoàn hướng dẫn, chỉ đạo, quản lý hoạt động quốc tế thì nhiều đơn
vị, cơ sở đã chủ động trong việc tham gia các quan hệ và hoạt

động quốc tế theo đúng chức năng và nhiệm vụ chính trị của
mình, xây dựng được nhiều chương trình hợp tác, khai thác được
nhiều dự án phục vụ cho thanh thiếu nhi Việt Nam. Điền hình là
Trung tâm Dân số-Sức khoẻ-Môi trường, Báo Thanh niên, Trung
10
tâm công tác xã hội Thanh thiếu nhi, Viện Nghiên cứu Thanh
niên, Báo Sinh viên, Nhà Văn hoá Thanh niên TP Hồ Chí Minh.
Mới đây, Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh đã thành lập Ban Quốc tế
trực thuộc Thành Đoàn.
Những thành tựu, bước phát triển nói trên là hết sức quan trọng và có
ý nghĩa. Tuy nhiên, so với yêu cầu do tình hình mới đặt ra, công tác quốc tế
của Đoàn hiện nay cũng còn nhiều hạn chế cần có phương hướng, biện pháp
khắc phục trong thời gian tới:
- Một số hoạt động quốc tế có hiệu quả thấp do một số đại biểu
thanh niên Việt Nam chưa phát huy được vai trò tích cực trong
việc tuyên truyền, giới thiệu về đất nước, chưa chủ động tranh thủ
thúc đẩy tình cảm hữu nghị và đoàn kết, không có khả năng giao
lưu, tham gia các hoạt động chung. Cá biệt có một số trường hợp
các cán bộ tham gia thiếu ý thức trách nhiệm, nặng về sở thích, lợi
ích cá nhân, không thực sự tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam.
- Việc khai thác và sử dụng, phát huy kết quả, kinh nghiệm từ các
hoạt động quốc tế còn hạn chế. Nhiều báo cáo, thu hoạch thường
không sâu, nhiều cán bộ khi tham gia hoạt động chưa có ý thức
nghiên cứu tìm hiểu có định hướng. Sau hoạt động, các kết quả,
kinh nghiệm ít được phổ biến và vận dụng.
- Nhiều cấp bộ Đoàn còn thiếu chủ động trong việc làm công tác
quốc tế ngay tại địa bàn, để cho nhiều đối tác quốc tế, nhất là các
11
tổ chức phi chính phủ tác động vào thanh niên địa phương mà
không có sự tham gia của tổ chức Đoàn.

- Công tác giáo dục về các vấn đề quốc tế về tình hình quốc tế chưa
được quan tâm và triển khai thoả đáng, chủ yếu phó mặc cho các
phương tiện thông tin đại chúng, do đó không đạt được chiều sâu,
không truyền đạt được bản chất vấn đề. Vì vậy, nhận thức về các
vấn đề và sự kiện quốc tế còn mơ hồ, hời hợt.
- Có không ít các hoạt động quốc tế thanh niên mà việc giới thiệu,
cử đại diện thanh niên Việt Nam tham gia không thông qua tổ
chức Đoàn hoặc Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam, thậm
chí nhiều trường hợp do tổ chức, cơ quan nước ngoài trực tiếp lựa
chọn, cử trên cơ sở quan hệ cá nhân. Điều đó không chỉ vi phạm
các quy định của Việt Nam mà còn làm cho sự đại diện của thanh
niên Việt Nam trên trường quốc tế bị bóp méo, không tiêu biểu và
do đó kém hiệu quả, thậm chí có trường hợp còn phản tác dụng.
Những nguyên nhân cơ bản của các hạn chế nói trên là:
- Nhận thức về ý nghĩa, yêu cầu đối với công tác quốc tế của nhiều
cán bộ Đoàn còn chưa đầy đủ. Nhiều cán bộ Đoàn còn quan niệm
công tác quốc tế là trách nhiệm của riêng Ban Quốc tế TƯ Đoàn,
do đó thiếu chủ động trong việc thiết lập và phát triển các quan hệ
quốc tế. Nhiều cấp bộ Đoàn lựa chọn nhân sự tham gia các hoạt
động quốc tế do Trung ương Đoàn tổ chức chủ yếu trên cơ sở giải
quyết chính sách cho cán bộ chứ chưa quan tâm đến khả năng
12
tham gia của đại biểu, đến hiệu quả của hoạt động chung, đến vị
thế và danh dự chung của thanh niên Việt Nam.
- Trình độ, năng lực của cán bộ Đoàn và nhiều đoàn viên, thanh
niên về ngoại ngữ và đối ngoại còn nhiều bất cập. Đa số cán bộ
Đoàn, nhất là cán bộ lãnh đạo, chuyên trách hoặc không biết ngoại
ngữ hoặc biết rất ít, hoặc không có kỹ năng đối ngoại. Do đó có
tâm lý ngại mở rộng tiếp xúc quốc tế của đơn vị mình hoặc khi
triển khai, tham gia các hoạt động quốc tế thì kém hiệu quả. Trong

khi đó, chúng ta chưa có điều kiện để bồi dưỡng, tập huấn cán bộ
về công tác quốc tế.
- Chưa có cơ chế để quản lý và tổ chức các hoạt động quốc tế phù
hợp với điều kiện, tình hình mới.
- Lực lượng cán bộ làm công tác quốc tế còn mỏng. Kinh phí và
điều kiện, phương tiện để làm công tác quốc tế còn rất hạn hẹp.
Để khắc phục những nguyên nhân hạn chế nói trên, tiếp tục đổi mới
công tác quốc tế của Đoàn đáp ứng các yêu cầu trong tình hình mới, chúng
ta cần thực hiện những biện pháp theo các hướng chính sau:
- Về nhận thức, mỗi cán bộ, cấp bộ Đoàn cần nhận thức được rằng
công tác quốc tế là nhiệm vụ chung của toàn bộ tổ chức Đoàn. Từ
đó để tự giác nâng cao hiểu biết về đối ngoại, về tình hình quốc tế;
chủ động phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế phù hợp, tương
xứng; đóng góp có trách nhiệm vào các hoạt động đối ngoại của
Đoàn, của thanh niên Việt Nam.
13
- Đưa công tác giáo dục quốc tế cho đoàn viên thanh niên thành một
nội dung quan trọng trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng;
đưa việc phân tích về tình hình và các vấn đề quốc tế vào nội dung
sinh hoạt Đoàn thường kỳ để giúp đoàn viên, thanh niên có được
hiểu biết, nhận thức đúng về bản chất của các sự kiện quốc tế.
- Tăng cường công tác tập huấn cho cán bộ Đoàn, Hội về đối ngoại.
Xây dựng lực lượng cán bộ, cộng tác viên làm công tác quốc tế ở
các tỉnh, thành phố, các đơn vị có nhiều quan hệ quốc tế. Tiến tới
xây dựng và triển khai các chương trình công tác quốc tế cấp tỉnh,
thành Đoàn và của các đơn vị. Hình thành các câu lạc bộ giao lưu
quốc tế cho thanh niên, sinh viên tại các thành phố, các tỉnh có
nhiều tiếp xúc quốc tế.
- Hoàn thiện cơ chế và tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý các
hoạt động quốc tế nhằm tạo một sự thống nhất về đối ngoại của

thanh niên Việt Nam. Đẩy mạnh công tác thông tin, hướng dẫn về
đối ngoại trong hệ thống tổ chức Đoàn. Tăng cường đội ngũ cán
bộ và cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác quốc tế
của Trung ương Đoàn.
Tình hình thế giới sẽ còn diễn biến phức tạp trong điều kiện vừa hợp
tác vừa đấu tranh, quá trình quốc tế hoá, toàn cầu hoá sẽ tiếp tục tác động
ngày càng lớn đến mọi mặt đời sống của thế hệ trẻ nước ta đòi hỏi công tác
quốc tế phải được chú trọng, tăng cường, tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu
quả hơn nữa để đáp ứng được những yêu cầu do tình hình mới đặt ra.
14
15

×