Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở huyện quảng trạch - tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.58 KB, 54 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau gần 2 năm học tập và nghiên cứu tại Học viện Thanh thiếu niên Việt
Nam đến nay chương trình đã kết thúc. Để có một kiến thức toàn diện khi trở
thành người cán bộ Đoàn thực thụ đòi hỏi mỗi học viên trước khi ra trường phải
có nhận thức tốt cả về lý luận và thực tiễn công tác, cả về tình hình kinh tế -
chính trị, văn hoá - xã hội của đất nước và tình hình của tổ chức Đoàn. Đặc biệt
phải nắm bắt được tình hình của tổ chức Đoàn cũng như phong trào thanh thiếu
niên trên địa bàn công tác sau khi tốt nghiệp.
Theo kế hoạch học tập và được sự đồng ý của huyện Đoàn Quảng Trạch -
tỉnh Quảng Bình, tôi đã về thực tập tại huyện Đoàn Quảng Trạch - tỉnh Quảng
Bịch 3 tháng, đến nay đã kết thúc và đạt được kết quả tốt.
Tôi lựa chọn chuyên đề: "Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ Đoàn cơ sở Huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình với mong muốn tổ
chức Đoàn và phong trào thanh thiếu niên đặc biệt là công tác tổ chức cán bộ
ngày càng được quan tâm hơn nữa để hoạt động Đoàn phát triển ngày một vững
mạnh và lâu dài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong Ban Thường vụ huyện
Đoàn Quảng Trạch đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt chương trình thực
tập và chuyên đề tốt nghiệp. Em xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã cho em
một kiến thức vững chắc để em có thể thực hiện tốt mọi công việc trong thời
gian thực tập và cả sau này em làm việc. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn
thầy giáo Thạc Sỹ Trần Hoàng Trung đã hướng dẫn, giúp đỡ em làm tốt chuyên
đề tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn!
Quảng Trạch, tháng 11 năm 2009
Học viên
Nguyễn Tiến Linh
1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong những năm qua, đất nước đang bước vào thời kỳ đổi mới và đã đạt
được những thành quả quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát


triển. Công cuộc CNH, HĐH đất nước do Đảng khởi xướng đã tạo niềm tin
tuyệt đối của mọi tầng lớp nhân dân, uy tín của Đảng được nâng cao trên trường
quốc tế. Điều này đã và đang dặt ra những yêu cầu mới cho phong trào Đoàn nói
chung và công tác cán bộ Đoàn nói riêng, đặt ra những tiêu chuẩn, tiêu chí mới
đối với người cán bộ Đoàn và những nội dung mới trong công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ Đoàn bởi vì:
- Khi cơ cấu kinh tế thay đổi đã làm cho những thay đổi lớn về cơ cấu
Thanh niên trong xã hội, Đoàn hoạt động cơ chế thị trường đòi hỏi tổ chức Đoàn
phải cấp bách đổi mới nội dung, hình thức hoạt động phù hợp, từ đó đặt ra
những yêu cầu mới về tư duy kinh tế, xã hội; năng lực phẩm chất mới cho đội
ngũ cán bộ Đoàn ở mọi cấp, mỗi cán bộ Đoàn có đủ năng lực, phẩm chất và
chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước
giao phó và nhu cầu của thế hệ trẻ hiện nay.
Khi điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi, tạo ra một lớp thanh niên mới
năng động, sáng tạo, có sức khoẻ và tri thức cao. Đòi hỏi phải có một đội ngũ
cán bộ Đoàn đủ trình độ, năng lực đáp ứng và trình độ của Thanh niên và yêu
cầu nhiệm vụ của Đảng. Đó là trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, kỹ năng công tác thanh thiếu niên, trình độ kinh tế, tin học, ngoại
ngữ
- Từ những yêu cầu mới về phẩm chất năng lực của người cán bộ Đoàn
trong thời kỳ mới đòi hỏi tổ chức Đoàn phải có những thay đổi mới cả về nội
dung và hình thức cho công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn thanh niên trong
thời kỳ CNH - HĐH đất nước.
2
Trong công tác đào tạo, theo báo cáo hoạt động tại Đại hội Đoàn toàn
quốc lần thứ IX cho biết: trong nhiệm kỳ VIII (2002 - 2007) đã có 971.000 lượt
cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng, tăng 65,4% so với nhiệm kỳ VII (1997 - 2002).
Tuy vậy, số lượng này mới chỉ đáp ứng được 23,5% nhu cầu đào tạo cán bộ
Đoàn chuyên trách. Về kinh phí đào tạo chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu. Những
bất cập và tồn tại đó là chúng ta chưa có một cơ chế chính sách đào tạo bồi

dưỡng cán bộ đoàn hợp lý, thống nhất và cụ thể.
- Trong thực tế hiện nay công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn nói
chung và công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ sở huyện Quảng Trạch -
tỉnh Quảng Bình nói riêng đang thiếu hệ thống quan điểm và chính sách cho
công tác này. Vấn đề đào tạo cán bộ Đoàn đang gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, chưa có một hệ thống các qui định riêng cho công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ Đoàn thanh niên mà các tổ chức Đoàn, các cấp bộ Đoàn chủ
yếu dựa vào các chính sách có liên quan mà tổ chức thực hiện công tác đào tạo,
bồi dưỡng mang tính "vận dụng" là chủ yếu. Chính sách đào tạo cán bộ Đoàn
nói riêng chưa thật sự nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với chính sách cán bộ của
Đảng.
Nội dung đào tạo còn lạc hậu, máy móc không hiệu quả, hệ thống trường
đào tạo cán bộ Đoàn, Đội, Hội trong cả nước có nhiều biến đổi.
Tóm lại: Do yêu cầu mới về phẩm chất năng lực của người cán bộ Đoàn,
xuất phát từ thực trạng của công tác đào tạo cán bộ Đoàn hiện nay còn nhiều bất
cập, phải đòi hỏi Đảng, nhà nước và Đoàn thanh niên cần có những chính sách,
nội dung đào tạo cụ thể, hiệu quả cho công tác thanh niên cần có những chính
sách, nội dung đào tạo cụ thể, hiệu quả cho công tác đào tạo bồi dưỡng. Vì lý do
này mà tôi nghiên cứu đề tài "Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ Đoàn cơ sở huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình".
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
1. Tìm hiểu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và
bồi dưỡng cán bộ đoàn cơ sở hiện nay. Trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp, kiến
3
nghị, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn cơ
sở với các cấp, ngành liên quan, đặc biệt là cấp bộ Đoàn để có sự điều hành, chỉ
đạo phù hợp đưa công tác tổ chức và đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở đạt hiệu quả,
chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay.
2. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu, tìm hiểu thực tế công tác đào tạo cán bộ cơ sở hiện nay ở

Quảng Trạch, qua đó rót ra những bài học kinh nghiệm.
- Xác định phương hướng, mục tiêu và những giải pháp nhằm hoàn thiện
chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Đoàn trong tình hình hiện nay và đề
xuất những phương án, nội dung làm rõ một số vấn đề lý luận về việc nâng cao
chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đoàn và một số vấn đề liên quan.
- Phân tích thực trạng, vận dụng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ
Đoàn trong thực trạng đào tạo, chính sách cán bộ đoàn thanh niên.
III. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu
- Công tác tổ chức cán bộ Đoàn trên địa bàn huyện Quảng Trạch
- Công tác Đoàn - Hội - Đội và phong trào TTN Huyện Quảng Trạch.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác Đoàn của các cấp uỷ Đảng, chính quyền ở
Huyện Quảng Trạch.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng công tác tổ chức và công tác cán bộ Đoàn cơ sở huyện
Quảng Trạch.
- Những giải pháp nhằm đổi mới công tác tổ chức và nâng cao công tác
cán bộ Đoàn huyện Quảng Trạch.
3.Phạm vi nghiên cứu
a. Không gian.
- Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Quảng Trạch.
b. Thời gian
- Đề tài được nghiên cứu trong thời gian từ năm 2006 đến 2009.
4
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ.
1.1. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để phân tích, đánh giá thực
trạng vấn đề nghiên cứu.
- Nghiên cứu các quan điểm của Đảng, đường lối chủ trương và chính

sách liên quan đến công tác cán bộ Đoàn - Hội - Đội.
- Tiến hành toạ đàm, phỏng vấn đến các đối tượng có liên quan tìm ra
thực trạng về công tác tổ chức và cán bộ Đoàn cơ sở. Qua đó biết được mối
quan tâm, tâm tư, nguyện vọng của cấp cơ sở.
- Cùng sinh hoạt, tham gia hoạt động trực tiếp với cán bộ đoàn cơ sở, chi
đoàn cơ sở để thấy được những ưu khuyết điểm mang tính thực tiễn.
- Phân tích tổng hợp, đánh giá rút kinh nghiệm.
1.2. Kết cấu
Chuyên đề kết cấu gồm các phần:
- Phần mở đầu
- Phần thứ hai: kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Chương I: Một số vấn đề lý luận
- Chương II: Thực trạng công tác đào tạo cán bộ Đoàn cơ sở hiện nay.
- Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị.
- Phần thứ ba: Kết luận.
Trong các phần có chia các chương, các mục, các tiết và có danh mục
tham khảo và phụ lục.

5
6
PHẦN THỨ II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Chương I.
một số vấn đề về lý luận
I . Một số khái niệm chung
a. Quan điểm khoa học về cán bộ Đoàn Thanh niên
Để lựa chọn, đào tạo, bồi dỡng và sử dụng cán bộ Đoàn có hiệu quả cũng nh đề ra
được chính sách cán bộ Đoàn đúng đắn, hợp lý thì việc hiện nay quan điểm về khái niệm
người cán bộ Đoàn còn nhiều tranh luận, bỏ ngỏ. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về khái niệm
này chóng ta phải đi từ bản chất của tổ chức Đoàn thanh niên:

Đoàn thanh niên là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, có vị trí quan trọng, giữ
vai trò quyết định trong việc phát triển phong trào Thanh thiếu niên và xây dựng tổ chức
Đoàn, Đội , Hội ; Là những người hình thành các chủ trương đồng thời tạo lập một quan
hệ
của Đoàn với các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội khác ; Là lực lượng
bổ
sung chủ yếu cho cơ quan của Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội khác .
Từ quan điểm này ta có thể hiểu khái niệm về cán bộ Đoàn một cách cụ thể
nh sau:
- Trước hết cán bộ Đoàn Thanh niên phải là cán bộ chính trị - xã hội hay
nói cách khác là loại cán bộ vừa hoạt động chính trị, vừa hoạt động xã hội, vì
đối tượng thanh thiếu niên trong xã hội rất phong phú; Đoàn thanh niên là tổ
chức tiên tiến nhất của thanh niên , là đối tượng dự bị tin cậy của Đảng, đồng
thời Đoàn thanh niên cũng lãnh đạo nhiều tổ chức xã hội khác của thanh thiếu
niên ngoài Đoàn ( Hội liên hiệp thanh niên, Hội sinh viên Việt Nam ), Đoàn tổ
chức nhiều hoạt động cho nhiều đối tượng thanh thiếu niên nhằm góp phần ổn
định kinh tế- xã hội.
7
- Cán bộ Đoàn phải là những người có "cái đầu trẻ"; phải là những người hành
động có tính năng động, sinh hoạt cao. Bởi vì Đoàn thanh niên là tổ chức của những người
trẻ tuổi, là tổ chức năng động sinh hoạt mạnh mẽ nhất trong hệ thống chính trị cho nên
tuổi của cán bộ Đoàn không quá xa so với tuổi của Đoàn viên thanh niên; (trừ một số Ýt
cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, hoặc một số chuyên gia). Nếu tuổi cán bộ Đoàn cách biệt
so với tuổi đoàn viên thanh niên thì khi tiếp cận với Đoàn viên thanh niên sẽ giảm tính
"xông pha" "lăn lộn" nhạy bén trong hoạt động.
b. Quan điểm về Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Theo từ điển Tiếng Việt :
+ Công tác có nghĩa là công việc của Nhà nước hoặc của Đoàn thể
+ Đào tạo là làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn
nhất định

+ Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất
Căn cứ theo khái niệm trên ta có thể hiểu khái niệm về công tác Đào tạo
và bồi dưỡng cán bộ Đoàn nh sau :
Công tác Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn là công việc của Đoàn thanh
niên trong công tác cung cấp, trang bị cho đội ngũ cán bộ Đoàn những kiến
thức, kỹ năng, quan điểm lập trường, tư tưởng, đạo đức nhằm giúp cho đội ngũ
cán bộ Đoàn trở thành những người có trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức đáp
ứng đực yêu cầu đòi hỏi của cán bộ, ĐVTN và tổ chức Đoàn TN
II . Cơ sở lý luận về công tác cán bộ
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin
- Mác đã khẳng định vai trò của lãnh tụ trong tập thể, trong phong trào và
người “ nhạc trưởng” khác với người khác ở chỗ là phải có những “tư chất đặc
biệt” và cần phải có “ Năng lực tổ chức”
Bàn vấn đề lãnh tụ, cán bộ trong cuốn “Tư bản” Mác viết: “Mọi lao động
cộng đồng hoặc có tính chất xã hội trực tiếp, tiến hành với những quy mô
8
tương đối lớn đều Ýt nhiều cần sự quản lí Từng người kéo đàn vi-ô-lông riêng
rẽ sẽ tự điều khiển lấy mình, còn dàn nhạc thì cần phải có người nhạc
trưởng.
+ “Không có năng lực tổ chức, không thể trở thành người lãnh đạo, quản lí
tốt
(3)
.
+ “Mọi công tác quản lí, tổ chức đều đòi hỏi những tư chất đặc biệt, có
người có thể trở thành nhà cách mạng và nhà cổ động rất giỏi nhưng lại là cán
bộ hành chính hoàn toàn không thích hợp.(
3)
.
- . Lê-nin cho rằng công tác đào tạo và lựa chọn cán bộ phải thông qua thực
tiễn phong trào : “Chó ý tìm cho ra và thử thách hết sức nhẫn nại, hết sức thận

trọng những người có bộ óc sáng suốt và có bản lĩnh tháo vát trong thực tiễn,
những người vừa trung thành với CNXH vừa có khả năng lặng lẽ (và bất chấp
sự ồn ào và hỗn loạn) tổ chức một cách vững vàng và nhịp nhàng công việc
chung một khối người to lớn trong phạm vi tổ chức Xô viết và chỉ những người
như thế mới đề bạt lên chức vụ lãnh đạo lao động của nhân dân, lên chức vụ
quản lí.(1)
- Đoàn TNCS phải là trường học cộng sản chủ nghĩa trong công tác giáo dục
thực hiện lý tưởng cách mạng của Đảng cộng sản. Lê nin viết: “Chỉ khi nào
Đoàn TNCS gắn liền từng bứôchcj tập, huấn luyện và giáo dục của mình với
cuộc đấu tranh chung của loài người chống lại bóc lột, thì lúc đó mới xứng
đáng danh hiệu là đoàn thể của thế hệ trẻ cộng sản chủ nghĩa".
2. Tư tởng Hồ Chí Minh về cán bộ, chính sách cán bộ .
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ là sự kế thừa và phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin, cổ học tinh hoa và tổng kết sâu sắc từ thực tiễn cách
mạng Việt Nam, Qua kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ rõ, mức chính xác, sự đúng
đắn của đường lối chính sách tuỳ thuộc cuối cùng ở chất lợng của đội ngũ cán
bộ và trình độ cán bộ.
(
TËp30, tr.546
1)
C. M¸c “T b¶n” tËp I, H. Nxb Sù thËt HN 1953, tr.337.
9
- Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh : "Cán bộ là cái gốc của mọi
công việc"; "Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ
giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân
chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng.
Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc.
Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”
(1 0)”


+ Tư tưởng của Bác thể hiện ở chỗ, sự nghiệp cách mạng là của quần
chúng, song để quần chúng làm cách mạng thắng lợi, họ cần có một đội ngũ cán
bộ lãnh đạo của giai cấp mình, vì vậy mọi công việc thành công hay thất bại đều
phụ thuộc vào cán bộ tốt hay kém.
+ Trong nhiều bài nói và viết, Hồ Chí Minh đã đề cập đến những vấn đề
về công tác cán bộ. Trước hết cần quan tâm đến vấn đề lựa chọn cán bộ. Phải
coi đây là vấn đề hết sức quan trọng và phải được chú trọng thường xuyên . Phải
thông qua quần chúng, thông qua phong trào hành động cách mạng để lựa chọn
cán bộ. Cán bộ được lựa chọn phải thông qua thử thách. Phải thực sự khách
quan, vì công việc, vì lợi Ých chung mà lựa chọn cho đúng, cho kịp thời và cho
phù hợp.
+ Lựa chọn cán bộ mới chỉ là một khâu trong công tác cán bộ. Lựa chọn
tốt nhưng cần phải có giải pháp đào tạo, huấn luyện tích cực thì cán bộ mới có
đủ phẩm chất và năng lực để đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ chính
trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng, chọn cán bộ cha đủ mà phải huấn luyện cán
bộ. Để huấn luyện gì? huấn luyện nh thế nào? là vấn đề cần được xem xét đúng
mức. Để huấn luyện cán bộ cần tập trung vào bốn vấn đề cơ bản. Đó là huấn
luyện lý luận, đặc biệt là dạy lý luận Mác-Lênin; huấn luyện công tác; huấn
luyện văn hoá và huấn luyện chuyên môn.
Bác ví huấn luyện nh người làm ra hàng. Làm ra hàng phải đúng với nhu
cầu của ngời tiêu thụ. Nh vậy ngay cả huấn luyện cũng phải theo "đơn đặt hàng"
của cơ sở hay của tổ chức, đoàn thể để có được những cán bộ thích ứng đáp ứng
được yêu cầu đó. Ngoài ra "huấn luyện phải chú trọng việc cải tạo tư tưởng ".
10
Huấn luyện phải hiểu rõ người học để từ đó phát huy khả năng, năng lực và ưu
điểm của họ đồng thời "tẩy rửa" khuyết điểm cho họ. Bác nói: "phải huấn
luyện . Huấn luyện là dạy dỗ, luyện là rèn giũa cho sạch những vết xấu xa trong
đầu óc". Có nh vậy cán bộ mới nhanh chóng trưởng thành, mới có khả năng giải
quyết những khó khăn, những thử thách mới đặt ra một cách chóng vánh và có
kinh nghiệm.

Khi đề cập đến vấn đề huấn luyện cán bộ, Hồ Chí Minh khẳng định, đào
tạo , huấn luyện cán bộ là việc có tầm quan trọng đặc biệt vì "cán bộ là tiền vốn
của đoàn thể. Có vốn mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán
bộ tốt thì thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ
vốn"
(11)
. Huấn luyện chính là việc làm cho "vốn" có giá trị và nguồn "vốn"
không bao giờ cạn cho các tổ chức, đoàn thể.
Nói tóm lại : Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán
bộ mang tính chất toàn diện : Từ tuyển chọn, huấn luyện đào tạo đến sử dụng
cán bộ, đây là một quá trình công tác khép kín có tính lô gic, biện chứng cao.
Tư tưởng này đã được Đảng ta vận dụng một cách triệt để và nó càng được nâng
cao hơn trong giai đoạn hiện nay. Đây là những kinh nghiệm quí báu cho Đoàn
thanh niên trong công tác cán bộ của mình, là phương pháp luận trong sự nghiệp
đổi mới công tác cán bộ Đoàn hiện nay.
3. Quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam vÒ cán bộ và công
tác cán bộ.
- Một là : Công tác cán bộ phải gắn với đường lối và nhiệm vụ chính trị
của Đảng. Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
cán bộ, Đảng ta đã xác định, mỗi giai đoạn, mỗi kỳ cách mạng đều cần có một
đội ngũ cán bộ thích ứng, có phẩm chất , năng lực đáp ứng được sự đòi hỏi của
nhiệm vụ từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Giữa đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng và cán bộ có mối quan hệ
biện chứng. Đường lối chính trị bao giờ cũng quyết định đờng lối tổ chức và cán
bộ. Nh vậy, đường lối chính trị đúng hay sai có tác dụng quyết định đến việc xây
11
dựng và thực hiện chính sách cán bộ và ngược lại cán bộ tốt hay kém sẽ ảnh hư-
ởng đến việc xác định đường lối, nhiệm vụ chính trị.
Nh vậy khi cách mạng chuyển giai đoạn, đường lối và nhiệm vụ thay đổi,
công tác cán bộ cũng phải mới ngang tầm với đòi hỏi của giai đoạn mới.

- Hai là, Xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ phải trên cơ sở giữ
vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng.
Quán triệt quan điểm giai cấp trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ
cán bộ là vấn đề có tính nguyên tắc. Bất cứ giai cấp nào, chế độ xã hội nào cũng
có đường lối cán bộ riêng của mình, xây dựng đội ngũ cán bộ trung thành và có
khả năng thực hiện thắng lợi lợi Ých, lý tưởng của giai cấp mình.
Quan điểm giai cấp thể hiện ở tinh thần đoàn kết, tập hợp rộng rãi các loại
cán bộ, trọng dụng mọi khâu nhân tài của đất nước, không kể người đó ở trong
Đảng hay ngoài Đảng, thuộc dân tộc , tôn giáo nào, ở trong nớc hay ngời Việt
Nam ở nước ngoài. Không định kiến với những người trong quá khứ có sai lầm
nay đã hối cải và sửa chữa.
Ba là: Xây dựng đội ngũ cán bộ phải gắn với xây dựng tổ chức và
đổi mới cơ chế, chính sách.
Đảng ta khẳng định, tổ chức mạnh khiến từng người mạnh và từng người
mạnh khiến cả tổ chức mạnh. Do đó, muốn có cán bộ tốt phải gắn công tác cán
bộ với tổ chức, chăm lo xây dựng tổ chức. Xây dựng tổ chức phải đi đôi với xây
dựng con người và xây dựng con người phải gắn liền với xây dựng tổ chức. Cán
bộ tốt có thể tạo nên một tổ chức mạnh, cán bộ xấu có thể làm hư hỏng cả một tổ
chức bộ máy. Ngược lại, một tổ chức trong sạch, lành mạnh tạo nên môi trường
rèn luyện, đào tạo cán bộ, làm cho cán bộ
trưởng thành và phát triển tốt. Một tổ chức yếu kém có thể làm hư hỏng cán bộ.
Quan điểm này của Đảng còn thể hiện ở chỗ, trên cơ sở nhiệm vụ chính trị
mà xây dựng tổ chức, xác định số lượng cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ. Căn cứ vào
đó mới lựa chọn, bố trí cán bộ cho phù hợp. Làm sao cán bộ luôn luôn thích ứng
với tổ chức, làm điều kiện cho sự phát triển của cả tổ chức và cán bộ.
12
Bốn là : Công tác cán bộ phải gắn liền với phong trào cách mạng của
quần chúng. Phải thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào hành động cách
mạng của quần chúng để tuyển lựa, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ.
Phong trào cách mạng của quần chúng là trường học lớn của cán bộ. Hoạt

động cách mạng của quần chúng là nơi giáo dục, rèn luyện, đào tạo, đánh giá,
sàng lọc, tuyển chọn cán bộ.
Cán bộ và phong trào cách mạng của quần chúng có mối quan hệ biện
chứng, nên khi tiến hành công tác cán bộ phải kết hợp với phong trào cách mạng
của quần chúng mới có hiệu quả. Giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng, nâng cao bản
lĩnh chính trị phẩm chất đạo đức, lối sống và năng lực của cán bộ không chỉ qua
lý thuyết, trường lớp, mà trước hết, quan trọng hơn hết là phải qua hoạt động
hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của quần chúng.
Năm là : Đảng lãnh đạo thống nhất công tác cán bộ và quản lý đội ngũ
cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ
thống chính trị, tôn trọng pháp luật và điều lệ của tổ chức quần chúng.
Đảng ta là Đảng cầm quyền vì vậy Đảng phải trực tiếp nắm vấn đề cán
bộ, bao gồm cả việc định ra đường lối, chính sách cán bộ và quyết định bố trí
cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể nhân dân.
Chuẩn bị cán bộ cho cả hệ thống chính trị trên mọi lĩnh vực, đảm bảo thực hiện
có kết quả đường lối chính trị của Đảng. Đảng thường xuyên kiểm tra việc thực
hiện công tác cán bộ của các ngành, các cấp, coi đấy là một trong những công
việc quan trọng bậc nhất của lãnh đạo.
Những quan điểm trên của Đảng về công tác cán bộ đợc vận dụng trong
mọi thời kỳ cách mạng nước ta đó là cả một quá trình vận dụng sáng tạo, phát
triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng đội
ngũ cán bộ và công tác cán bộ. Quán triệt những quan điểm này trong điều kiện
công nghiệp hoá - hiện đại hoá sẽ tạo điều kiện xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ
phẩm chất , năng lực trình độ cần thiết thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị
của Đảng.
13
4. Vai trò của người cán bộ Đoàn thanh niên trong sự nghiệp đổi
mới đất nước.
4.1. Vai trò của cán bộ Đoàn trong hệ thống chính trị.
Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh là một thành viên trong hệ

thống chính trị Việt Nam . Đoàn lấy mục đích, lý tưởng của Đảng Cộng Sản
Việt Nam làm mục đích cho chính mình. Đó là lấy chủ nghĩa Mác-Lê - Nin và t-
ư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho xây dựng cơ sở lý luận và hành
động thực tiễn của mình. Đoàn lấy lập trường của giai cấp công nhân làm lập
trường của mình trong đấu tranh cách mạng. Đoàn thừa nhận sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam - lãnh tụ chính trị của mình.
Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh đợc Đảng Cộng sản Việt Nam
và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đảng xác định Đoàn
là lực lượng cách mạng hùng hậu nhất . Là đội quân xung kích, đội dự bị tin cậy
của Đảng. Đảng tin tưởng tuyệt đối vào lực lượng cách mạng trẻ là Đoàn thanh
niên.
- Đảng ta khẳng định: cán bộ Đoàn là một bộ phận của cán bộ Đảng, xây
dựng Đoàn vững mạnh là một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng Đảng: Cán
bộ Đoàn là uồn bổ sung cán bộ cho cán bộ Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác.
Đảng có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, sử dụng đội ngũ cán bộ Đoàn
thanh niên trong các thời kỳ cách mạng và nhất là trong công cuộc đổi mới đất
nước hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định " Bồi dưỡng thế hệ cách
mạng nay cho tới sau là một việc quan trọng và cần thiết".Đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ Đoàn là đào tạo bồi dưỡng cán bộ nguồn cho Đảng, Nhà nước
4.2. Vai trò của cán bộ Đoàn trong thanh thiếu niên .
Cán bộ Đoàn , người "thủ lĩnh" của Đoàn viên thanh niên, là người định
ra chủ
trương, nghị quyết hoạt động đồng thời cũng là người chỉ đạo tổ chức các hoạt
động nhằm thực hiện các chủ trương, nghị quyết đó. Là những người vừa lãnh
đạo, tổ chức quản lý, vừa giáo dục , thuyết phục và là người bạn, đồng nghiệp
14
tin cậy của thanh thiếu niên . Tính "Thủ lĩnh" còn được thể hiện tính chủ động
của cán bộ Đoàn, đó là tính tập trung, tính "Thủ trưởng " trong cơ quan của
Đoàn Thanh niên . Để được lớp trẻ tin yêu và quí mến, cán bộ Đoàn cần phải
đảm bảo một số yêu cầu sau :

- Cán bộ Đoàn Thanh niên phải được xuất thân từ phong trào , được quần
chúng thanh niên bầu ra phải có tín nhiệm trong đoàn viên thanh thiếu niên .
Thanh niên phải tin tưởng, bày tỏ quan điểm , lý tưởng , lập trường của mình.
- Cán bộ Đoàn là người đại diện cho các cấp Bộ đoàn, cho đoàn viên
thanh niên bày tỏ thái độ, lý tưởng, trách nhiệm của mình trước Đảng, trước dân
tộc, là người bảo vệ mọi quyền lợi của tuổi trẻ: quyền được học tập, quyền được
việc làm thu nhập; quyền tự do bình đẳngtrước pháp luật …….
- Cán bộ Đoàn là người đoàn kết , tập hợp mọi tầng lớp thanh thiếu niên
vào tổ chức. Là người có ảnh hưởng lớn trong xã hội, là trung tâm đoàn kết
thanh thiếu niên , đa họ vào tổ chức để giáo dục . Giúp thanh thiếu niên phát huy
được mọi tài năng, năng lực của mình; phát hiện các tài năng trẻ cho Đoàn cho
xã hội trong mọi lĩnh vực. Là người đại diện cho Đoàn trong các tổ chức quần
chúng thanh niên nh: Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam; Hội Sinh viên Việt
Nam ; Hội nghề nghiệp, Hội Phụ nữ trẻ…
4.3. Vai trò của người cán bộ Đoàn Thanh niên trong sự nghiệp đổi
mới đất nước.
- Là đội ngũ cán bộ tiếp thu nhanh, tuyên truyền quảng bá, và định hướng
tư tưởng quần chúng thanh thiếu niên về tư duy đổi mới, sự nghiệp đổi mới đất
nước của Đảng đến Đoàn viên, thanh thiếu niên một cách chính xác và nhanh
chóng , rộng rãi nhất.
- Là đội ngũ cán bộ xung kích trên mọi lĩnh vực trong công cuộc đổi mới
đất nước; là những người cán bộ trẻ tuổi, năng động, sáng tạo và nhận thức
nhanh.
15
- Là lực lượng lao động trẻ, có kiến thức , có khoa học , có trình độ và tay
nghề cao; là lực lượng lao động làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, không
những sản phẩm vật chất mà còn sản phẩm văn hoá , chính trị và tinh thần.
- Là lực lượng cán bộ bổ sung cho Đảng, cho Chính phủ và dân tộc hùng
hậu nhất, tinh nhuệ nhất: Đã có trên 90% Bí thư Đoàn Thanh niên tham gia
quản lý, điều hành đất nước; Đoàn là một thành viên trong hệ thống chính trị, hệ

thống quản lý của địa phương. Nhiệm vụ của Đoàn nói chung và của người cán
bộ Đoàn các cấp nói riêng là tổ chức, quản lý và giáo dục đoàn viên thanh thiếu
niên. Đây cũng là một công việc giúp Đảng, giúp Nhà nước quản lý đào tạo con
người , quản lý đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
5. Những yêu cầu mới đặt ra về phẩm chất, năng lực cán bộ Đoàn
Thanh niên trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế .
- Người cán bộ Đoàn hiện nay cần phải có sự phát triển về thể chất và
tinh thần đáp ứng được nhiệm vụ được giao.
+ Phải có sức khoẻ tốt: để không những đảm bảo công việc hàng ngày
mà còn phải đáp ứng những công việc tập trung có cờng độ lao động cao, làm
việc trong các đièu kiện khó khăn, môi trường khắc nghiệt.
+ Phải có sự vững chãi về tinh thần: là điều kiện để có những ý nghĩ
đúng, hành động độc lập, không trông chờ, ỷ lại lệ thuộc vào người khác. Nó là
cơ sở của niềm tin, của định hướng,tính ổn định, tính chủ động
+ Phải có sự phát triển sâu sắc về thế giới nội tâm: Là để cảm nhận sự
phong phú của cuộc sống, dễ tiếp cận được nhiều đối tượng, nắm bắt được tâm
tư, tình cảm, nguyện vọng của thanh thiếu niên và qui luật tình cảm riêng của
từng đối tượng
- Người cán bộ Đoàn phải có tri thức, kinh nghiệm phù hợp với đòi hỏi
của thanh niên và xã hội giao cho
+ Tri thức và kinh nghiệm của người cán bộ Đoàn mang tính tổng hợp
cao: Vì công tác Đoàn thực chất là công tác con người mà con người ở đây là
16
con người trẻ tuổi ở mọi lĩnh vực, mọi đối tượng. Do vậy người cán bộ Đoàn
không chỉ có kỹ năng nghiệp vụ công tác mà còn phải ham hiểu các kiến thức về
một số chuyên ngành có tính tổng hợp trong khoa học quản lý, giáo dục, pháp
luật, chuyên môn.
+ Tri thức và kinh nghiệm của người cán bộ đoàn hiện nay thiên về xã hội
và vấn đề
xã hội, về con người và vấn đề con người nhất là trong công cuộc tiến hành đổi mới

+Tri thức và kinh nghiệm về chính trị là vốn tri thức chi phối toàn bộ
các tri thức, kinh nghiệm khác của người cán bộ Đoàn : Đó là hệ thống tri thức
và phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lê nin và tưởng Hồ Chí Minh
+Tri thức và kinh nghiệm của người cán bộ Đoàn là sự hoà quỵện giữa tri
thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, tri thức khoa học và kinh nghiệm bản thân.
Chỉ có nh thế người cán bộ Đoàn mới va đảm bảo được tính chung vừa đúng với
tính cá biệt, vừa đảm bảo tính khoa học vừa bảo đảm tính thực tế.
+ Bộ phận trực tiếp quyết định hiệu quả công tác của người cán bộ Đoàn

Tri thức và kinh nghiệm lãnh đạo – quản lý nhất là những tin tức thời sự, thông
tin nhanh, thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, kiến thức quản lý kinh tế, quản lý xã hội,
tâm lý, luật pháp…
- Người cán bộ Đoàn phải có lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức cách
mạng, phát triển theo yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn : Đó là tình yêu sâu sắc với
con người, nhất là con người nghèo khổ bất hạnh; đó là tính nhân văn cộng sản
chủ nghĩa trong tình hình đổi mới. Lý tưởng cách mạng của người cán bộ Đoàn
phải được xây dựng trên nền tảng lý luận và phương pháp luận Mác xít
- Người cán bộ Đoàn cần phải có năng lực về thẩm mỹ và phát triển năng
lực thẩm mỹ tương ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao : Đó là sự hiểu biết về
cái đẹp, sự đam mê về cái đẹp hoà quyện với đam mê công việc, nhạy bén với
các giá trị thẩm mỹ trong các vấn đề chính trị- xã hội. Hệ thống giá trị văn hoá
17
thẩm mỹ của người cán bộ Đoàn hiện nay mang tính thực tiễn trực tiếp, mang
đậm bản sắc văn hoá dan tộc và chủ nghĩa nhân văn cộng sản.
6. Đặc trưng, tiêu chuẩn của người cán bộ đoàn trong điều kiện mới
* Đặc trưng của người cán bộ Đoàn
Đặc trưng là những nét riêng về phẩm chất và năng lực của người cán bộ
Đoàn đảm bảo tiến hành những hoạt động nghiệp vụ được thuận lợi, là những
đặc điểm cần thiết để phân biệt giữa cán bộ Đoàn với cán bộ của các tổ chức
khác. Vậy những đặc trưng của

người cán bộ đoàn là:
a) Tự nguyện, nhiệt tình và ham thích các hoạt động xã hội. Lao động của
người cán bộ Đoàn rất khác với lao động của cán bộ các tổ chức, các ngành
nghề khác, là loại lao động đòi hỏi sự tự nguyện, nhiệt tình cao. Nếu không có
sự tự nguyện và lòng nhiệt tình, người cán bộ Đoàn sẽ hoạt động như một viên
chức, khó có thể thâm nhập vào đời sống thanh niên, vượt qua đợc những khó
khăn và không thể có sáng kiến trong hoạt động.
Nội dung của đặc trưng:
- Cán bộ Đoàn là người được đoàn viên thanh niên tín nhiệm lựa chọn và
họ vui vẻ, tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn đó.
- Cán bộ đoàn làm việc không chỉ bằng những chương trình kế hoạch
khuôn mẫu có sẵn của cấp trên mà còn xuất phát từ những nhu cầu, nguyện vọng
của thanh niên ở địa phương, đơn vị. Do tự nguyện, nhiệt tình nên cán bộ tự tìm
việc làm, tự nảy sinh những sáng kiến mới, độc đáo, đem lại những hiệu quả
thiết thực cho công tác thanh thiếu niên, thực sự là ngọn cờ tập hợp thanh niên ở
địa phương, đơn vị.
b) Nắm vững những đặc điểm tâm lý thanh niên, biết giao tiếp với thanh
niên, có
tri thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động thanh thiếu niên và nghiệp vụ xây
18
dựng Đoàn, Hội. Hiểu thanh niên và biết cách hoạt động trong thanh niên là đặc
trưng có tính "nghề nghiệp" của cán bộ Đoàn. Nó là sắc thái rất riêng để phân
biệt cán bộ Đoàn với cán bộ của các tổ chức khác.
c) Có nghề chuyên môn, có hiểu biết về kinh tế, tự đảm bảo được cuộc
sống của bản thân và gia đình ổn định. Đặc trưng này của người cán bộ đoàn
mới xuất hiện trong một số năm gần đây do những đòi hỏi khách quan của công
tác Đoàn trong thời kỳ xây dựng đất nước. Cán bộ Đoàn cần đợc trẻ hóa, lưu
chuyển nhanh, cần có nghề để việc chuyện đổi được thuận lợi. Cần có nghề, có
hiểu biết về kinh tế kỹ thuật để tổ chức thanh niên tham gia phát triển kinh tế -
xã hội.

d) Trình độ học vấn phù hợp với trình độ chung của thanh niên và có
những tri thức cơ bản về chính trị, văn hóa, pháp luật, về đường lối đổi mới của
Đảng, biết ngoại ngữ và sử dụng được các phương tiện kỹ thuật hiện đại, thông
dụng. Đặc trưng này phản ánh một cách khách quan nhu cầu của thời đại, của
đất nước đi vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với cán bộ Đoàn.
Không có một vốn tri thức phong phú, không thể tiếp xúc với thanh niên, hơn
thế nữa càng không thể tổ chức được các hoạt động hấp dẫn thanh niên.
đ) Phong cách sống, làm việc năng động, trung thực, nhân ái: Công cuộc
đổi mới đời sống xã hội và tốc độ phát triển của thế giới hiện đại tất yếu dẫn đến
sự ra đời một thế hệ thanh niên năng động, làm việc có hiệu quả và chất lượng
cao. Tuổi trẻ cũng đòi hỏi rất cao ở cán bộ Đoàn tính trung thực, dám đấu tranh
bảo vệ lẽ phải, bảo vệ lợi Ých của quần chúng, sống nhân ái, vị tha, thương yêu
chia sẻ vui buồn với tuổi trẻ.
Những đặc trưng này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tính tự nguyện,
nhiệt tình, ham thích hoạt động thanh niên đã bao hàm trong đó sự hiểu biết về
thanh niên và công tác thanh niên v.v Công nhận tính khách quan của những
đặc trưng này là cơ sở quan trọng trong việc hình thành những quan niệm mới
về cán bộ Đoàn. Không thể lựa chọn người không tự nguyện làm cán bộ Đoàn,
19
càng không thể chọn người có trình độ mọi mặt quá thấp làm cán bộ Đoàn. Tổ
chức Đoàn không thể là nơi tạm trú để giải quyết việc làm cho những thanh niên
thất nghiệp, càng không thể là nấc thang danh vọng cho những người muốn leo
cao.
* Tiêu chuẩn cán bộ Đoàn:
Tiêu chuẩn là những chỉ số chuẩn mực, làm thước đo đánh giá sự vật, tiêu
chuẩn chỉ ra chất lượng cần đạt tới của sự vật.
. Xác định tiêu chuẩn người cán bộ Đoàn.
a. Tiêu chuẩn chung.
- Có lập trường chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng XHCN, quyết tâm
thực hiện thắng lợi công cuộc đỏi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam

lãnh đạo.
- Có đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn két nội bộ tốt: có lối
sống trung thực, lành mạnh, không cơ hội, cá nhân chủ nghĩa , có bản lĩnh đấu
tranh với các hiện tượng tiêu cực, bảo vệ quyền lợi, chính đáng của cán bộ, đoàn
viên, thanh thiếu niên.
- có kiến thức, năng lực tham mưu, khả năng tiếp thu và tổ chức triển khai
thực hiện các chủ trương công tác , Nghị quyết của Đoàn, chương trình công tác
của đơn vị trong phạm vi trách nhiệm được giao. Có trình độ chuyên môn phù
hợp với lĩnh vực mình công tác.
- Có nhiệt tình và trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ,
được rèn luyện từ thực tiễn phong trào thanh thiếu nhi , được quần chúng tín nhiệm.
b. Tiêu chuẩn cụ thể
* Bí thư Đoàn cơ sở;
- Tốt nghiệp PTTH trở lên.
- Có khả năng tổ chức các hoạt động cụ thể.
- Có trình độ, kỹ năng và nghiệp vụ công tác thanh, thiếu niên.
- Tuổi không quá 35.
20
Ngoài ra, căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ của từng chức danh cụ thể, vị
trí công tác cụ thể mà xây dựng các tiêu chuẩn, để từ đó có giải pháp tuyển
chọn, đào tạo, và sử dụng hợp lý.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN CÔNG TÁC CÁN BỘ
Công tác Đoàn và phong trào thiếu nhi ở xã Địch Quả trong những năm
liên tục có những bước phát triển góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị ,các
mục tiêu kinh tế-xã hội của huyện ,đóng góp xứng đáng vào phong trào chung
của tỉnh và tuổi trẻ cả nước. Công tác tuyên truyền giáo dục ,kết hợp với việc
rèn luyện thanh niên qua các phong trào hành động cách mạng đã phát huy tinh
thần xung phong tình nguyện của đoàn viên thanh niên, nâng cao đáng kể chất
lượng đoàn viên và chất lượng cán bộ Đoàn.Công tác tổ chức dược đẩy mạnh
với 3 giải pháp :công tác Đoàn cơ sở ,đặc biệt là công tác cán bộ được triển khai

đồng bộ nhằm xây dựng cơ sở Đoàn ngày càng vững mạnh.
21
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG TRẠCH- TỈNH QUẢNG BÌNH.
2.Đặc điểm tình hình kinh tế- chính trị và văn hoá- xã hội của huyện
Quảng Trạch- tỉnh Quảng Bình.
2.1. Vài nét về vị trí địa lý điều kiện tự nhiên của huyện Quảng Trạch-
tỉnh Quảng Bình.
Huyện Quảng Trạch nằm phía Đông Bắc tỉnh Quảng Bình, phía Bắc giáp
huyện Kỳ Anh- Hà Tĩnh, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp huyện
Tuyên Hoá và huyện Bố Trạch có tổng diện tích tự nhiên là: 597.46 km2. Trong
đó : Đất nông nghiệp : 9.729 ha, đất lâm nghiệp: 29.319 ha, rừng chiếm: 24.533
ha, đất đồi núi trọc là : 4.014 ha.
Tổng số dân : 192 260 người có 34 xã , 2 thị trấn. tôn giáo 24/34 có 30 nhà
thờ.
Quảng Trạch là một huyện vừa có đồng bằng, có rừng đồi núi và có biển dài
33.4 km, có vữa lạch Roòn và Gianh, có hệ thống giao thông tương đối hoàn
chỉnh, ngoài quốc lộ 1A, quốc lộ 29, đường sắt quốc gia, đường biển, đường
sông, các tuyến đường liên vùng, liên xã được xây dùng trong chiến tranh và
trong thời gian gần đây đã nối liền việc giao lưu của huyện với cả nước một
cách thuận lợi đồng thời tạo cho Quảng Trạch trở thành một trung tâm của vùng
Bắc Quảng Bình và Nam Hà Tĩnh. Dân cư huyện phân bổ dọc theo lưu vực của
hai con sông, vùng ven biển và vùng đồi bát úp nối liền đồng bằng với miền núi.
2.2. Tình hình kinh tế- chính trị và văn hoá- xã hội của huyện Quảng
Trạch- tỉnh Quảng Bình.
Nhờ có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy chính vì thế đời
sống sản xuất nông nghiệp, khai thác hải sản người dân còn làm nhiều nghề tiểu
thủ công nghiệp trong đó có nhiều nghề truyền thống như: Đan mây xuất khẩu,
làm nón ( xã Quảng Thuận), chế biến nông sản một số dân cư làm dịch vụ

22
buôn bán trong huyện và giao lưu hàng hoá trong cả nước. Người dân Quảng
Trạch chịu thương chịu khó làm ăn bặng mọi cách khai thác mọi tiểm năng thế
mạnh của thiên nhiên, của chính mình để ổn định và nâng cao đời sống của mọi
mặt. Thu nhập chính của người dân Quảng Trạch có tỷ trọng tương đối nh sau:
Thu nhập nông nghiệp từ 50-55%, thu nhập ngành nghề từ 30-35%, buôn bán
dịch vụ từ 10-15% , điều đó nói lên mức sống của từng hộ gia đình phụ thuộc
vào một loại sản phẩm hoặc một nghề nào đó nó cũng lý giải cho sự đồng đều và
phong phú của cuộc sống xây dựng và sinh hoạt ở nông thôn huyện Quảng
Trạch, cho nên dù những năm mất mùa chủ yếu do thiên tai ở Quảng Trạch chỉ
có thiếu mà không đói.
Quảng Trạch là mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Qua hai
cuộc kháng chiến Đảng bộ và nhân dân huyện Quảng Trạch đã có nhiều đóng
góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được Nhà nước cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu " Anh hùng Lực lượng vũ trang
nhân dân". Toàn huyện có 34 xã trong đó 19 xã đón danh hiệu "Làng Văn hoá ".
Quảng Trạch còn có truyền thống văn hiến, là đất hiếu học, hiếu nghĩa, giàu
lòng yêu thương.
Nền kinh tế huyện Quảng Trạch mấy năm gần đây phát triển khá năng
động, đời sống nhân dân đang ngày càng đi vào ổn định, số hộ nghèo giảm, tạo
ra nhiều việc làm và thu nhập cho người dân. Ngoài ra toàn huyện đã có hệ
thống điện lưới, đài truyền hình, trạm xá, trường học cho các xã hoạt động tương
đối quy củ.
Bên cạnh những điều kiện cơ bản huyên Quảng Trạch cũng có những khó
khăn chưa thể khắc phục trong một sớm một chiều được mà cần phải có thời
gian phấn đấu với những điều kiện nhất định. Điều kiện việc làm chưa đáp ứng
được yêu cầu của người dân, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển
kinh tế- xã hội.
23
Thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vận dụng vào điều

kiện thực tế của địa phương, trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân huyện
Quảng Trạch vươn lên thực hiện và đạt được các mục tiêu kinh tế- xã hội mà
cấp trên đã đề ra, sản xuất tổ chức được sắp xếp lại, thực hiện chuyển đổi mô
hình tổ chức và cơ chế quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay
phong trào xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh, nhiều địa phương đã khôi phục
và phát triển các ngành nghề truyền thống có giá trị xuất khẩu cao, nhiều doanh
nghiệp tư nhân được thành lập và hoạt động có hiệu quả góp phần tích cực giải
quyết việc làm, tăng thu nhập ổn định đời sống. Sự nghiệp giáo dục đào tạo,
chăm sóc sức khoẻ đạt thành tích khá, trình độ dân trí nhân dân và thanh niên
được nâng lên một bước rõ rệt. Phong trào xoá mù chữ và phổ cập tiểu học,
trung học cơ sở, phổ thông trung học thực hiện có hiệu quả đời sống văn hoá
tinh thần của nhân dân đựoc nâng cao, an ninh quốc phòng được giữ vững.
Tóm lại, với đặc điểm tình hình kinh tế- chính trị và văn hoá- xã hội của
huyện được nêu trên nhìn chung trong những năm qua, Đảng bộ huyện đã
lãnh chỉ đạo các cấp uỷ Đảng chính quyền cơ sở làm cho kinh tế- chính trị và
văn hoá- xã hội của huyện đạt được những tiến bộ đáng kể mang lại hiệu quả
rất cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những vướng mắc, khó khăn trong công
tác tuyên truyền giáo dục để các đơn vị xây dựng các phong trào hoạt động .
Điều đó đòi hỏi Đảng bộ phải tiếp tục tháo gỡ những khó khăn phát huy vai trò
lãnh đạo, chỉ đạo sát sao và đội ngũ cán bộ Đảng viên và sức mạnh của nhân dân
trong toàn huyện thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cấp trên đề ra.
3.Thực trạng hoạt động của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu
nhi trên địa bàn huyện Quảng Trạch- tỉnh Quảng Bình.
3.1 Tình hình công tác Đoàn- Hội của huyện Quảng Trạch- tỉnh Quảng
Bình.
Quảng Trạch hiện nay có 50 cơ sở Đoàn trong đó có 34 xã, 6 trường học. 10
cơ quan. Đội ngũ cán bộ hiện nay có 9 cán bộ trong đó có 7 biên chế , 1 bí thư
24
và 2 phó bí thư có trình độ đại học trở lên, Có 7 thường vụ : 5 cơ quan chuyên
trách, 1 phòng giáo dục, 1 công an huyện. BCH huyện Đoàn có 25 đồng chí:

- 9 đồng chí có trình độ cử nhân
- 5 đồng chí tốt nghiệp đại học sư
- 11/25 đồng chí tốt nghiệp đại học kinh tế
Đội ngũ Bí thư và Phó bí thư, Thường vụ, BCH ở các cơ sở Đoàn có độ
tuổi từ 24-35, trình độ học vấn từ trung cấp đến cao đẳng, đã có nhiều năm công
tác và gắn bó với công tác Đoàn- Hội. Họ được đào tạo tập huấn thường xuyên
theo các lớp Đoàn- Hội- Đội do huyện Đoàn tổ chức .
Có thể đánh giá tình hình đội ngũ cán bộ Đoàn của huyện Quảng Trạch
qua các bảng sau:
Bảng 1:.Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở( Ban Thường
vụ và ban chấp hành)
Stt
số
lượng
Nam/
Nữ
Trình độ học vấn
Trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ đã
được bồi dưỡng
THCS THPT
CĐ-
ĐH
Huyện
Đoàn
Tỉnh
Đoàn
TW
Đoàn
cơ sở

30
Nam
100% 100% 25.3% 100% 18.5% 0%
04 Nữ 100% 100% 0.2% 100% 0.1% 0%
Huyện
Đoàn
50
Nam
100% 100% 90% 100% 70% 4%
24 Nữ 100% 100% 70% 100% 40% 1%
Qua bảng 1 ta có thể đánh giá tình hình hoạt động của công tác Đoàn- Hội ở
huyện Quảng Trạch.
a. Tình hình công tác Đoàn.
25

×