Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Không khí là tài nguyên đặc biệt quan trọng đối với sự sống trên hành
tinh, là điều kiện tồn tại và phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, nền công nghệp
nước ta đang trên đà phát triển, hàng năm chúng ta đã hứng chịu không biết bao
nhiêu là khí độc mà tất cả các nghành công nghiệp cũng như nghành giao thông
mang lại. Vì vậy, đi đôi với sự phát triển là vấn đề ô nhiễm môi trường. Việc
phát triển thành công và bền vững của mỗi công ty phụ thuộc rất nhiều vào khả
năng quản lý và xử lý các vật phẩm phụ của công ty đó, đặc biệt không khí là
chất rất quan trọng nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chung của cộng đồng cũng
như trong việc ôxy hoá các chất vô cơ, hữu cơ làm nguồn nguyên liệu chính cho
mọi quá trình hoạt động. Vậy mà môi trường không khí ở nước ta đang có nguy
cơ bị ô nhiễm trầm trọng bởi vấn đề khí thải của các khu công nghiệp, khu chế
suất và các làng nghề thủ công nghiệp truyền thống, chính các hoạt động này thải
một lượng khí tương đối lớn trong quá trình sản xuất ra môi trường.
Vì vậy, chúng ta cần phải có biện pháp giảm thiểu và xử lý triệt để nguồn
khí thải đem lại lợi ích tích cực cho con người và xã hội. Nhằm đưa lại cho con
người một bầu trời xanh - sạch - đẹp. Đây không phải là trách nhiệm của một cá
nhân hay một tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn dân và toàn xã hội, trong
đó có công ty TNHH một thành viên phân đạm và hoá chất Hà Bắc. Với lý do
như vậy tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Khảo sát đánh giá tác động của
nguồn khí thải đến môi trường từ hoạt động sản xuất của công ty TNHH một
thành viên phân đạm và hoá chất Hà Bắc”.
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
1
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
+ Khảo sát và đánh giá hiện trạng nguồn khí thải từ các hoạt động sản xuất
của công ty.
+ Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý khí thải.
3: Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
+ Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học, là tài liệu tham khảo cho những
nghiên cứu tiếp theo về việc xử lý khí thải
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Kết quả của đề tài góp phần xử lý khí thải ở công ty TNHH một
thành viên phân đạm và hoá chất Hà Bắc và các nguồn khí thải ở các nhà máy
tuơng tự.
+ Góp phần làm giảm thiểu nguồn khí thải độc hại cho môi trường nói
chung và môi trường xung quanh công ty nói nói riêng.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Vai trò của không khí đối với đời sống
Không khí là một chất không màu, không mùi, không vị nhưng chính
những cái không đó lại là sự sống còn của nhân loại. Như chúng ta đã biết không
khí là một trong các thành phần vô cùng quan trọng của môi trường và nó đặc
biệt cần thiết đối với sự sống, trung bình mỗi người trong một ngày dùng hết trên
40m
3
không khí. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng dân số, việc sử dụng năng
lượng ngày càng nhiều và sự phát triển công nghiệp đã thải vào khí quyển các
phân tử gây ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm không khí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
2
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
môi trường và sự sống. Bên cạnh đó, nó còn tác động đến nền kinh tế toàn cầu,
an ninh lương thực và sự phát triển bền vững. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi
trường đang là mối hiểm hoạ mang tính chất toàn cầu. Ở Việt nam, ô nhiễm môi
trường ngày càng gia tăng mà đặc biệt là ô nhiễm không khí. Chúng ta có thể
hiểu: Ô nhiễm không khí là tình trạng không khí chứa một hay nhiều chất khác
nhau với nồng độ có thể gây tác động xấu đáng kể đến sự sống của sinh vật và
các loại vật liệu trong môi trường không khí đó. Ô nhiễm không khí là sự thay
đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho
không khí không sạch, có sự toả mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí
hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật.
Về mặt hoá học, không khí là một hỗn hợp bao gồm nhiều loại chất khác
nhau. Không khí là tác nhân tham gia vào nhiều phản ứng hoá học, đặc biệt là
phản ứng oxy hoá tạo năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể sống
cũng như các hoạt động sản xuất của các nhà máy.
Theo các nhà khoa học, các hoạt động của thiên nhiên góp phần vào ô
nhiễm không khí rất phong phú. Đó là, sự va chạm và cháy của các thiên thạch
trong vùng khí quyển trái đất, ước tính lượng bụi vũ trụ rơi vào trái đất khoảng
80 triệu tấn/năm. Khắp nơi trên trái đất có hàng trăm núi lửa đang hoạt động;
một khối lượng lớn nham thạch, bụi, khí từ trong lòng đất tung lên làm ô nhiễm
cả vùng rộng lớn. Ở nước ta, diện tích đất trống đồi trọc chiếm tới hơn 12 triệu
ha; thường gây ô nhiễm do các vật chất ở mặt đất bị cuốn vào không khí bởi các
đợt gió lớn, khô hanh. Cháy rừng mang theo lượng lớn tro tàn, bụi khói vào
không khí làm ô nhiễm một khu vực lớn. Năng lượng bức xạ mặt trời gây ra các
phản ứng hóa học (quang hóa) tạo thành các chất gây ô nhiễm môi trường thứ
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
3
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
cấp. Ngoài ra, lũ lụt, lốc, sự phân hủy động thực vật chết, phát tán bụi phấn
hoa…Cũng gây ô nhiễm không khí nhưng ở phạm vi hẹp.
Bên cạnh đó, hiện nay các nguồn gây ô nhiễm dễ thấy là các hoạt động
phát triển của loài người. Tùy theo từng loại sản xuất công nghiệp mà nguồn thải
gây ô nhiễm là khác nhau, có thể từ bụi, khí, hơi, hay mùi. Trong nông nghiệp,
việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật cho trồng trọt, với chăn nuôi thì việc xử lý
phân tươi gây ô nhiễm mùi và tạo điều kiện lây lan bệnh tật. Trong xây dựng hồ
chứa nước, làm thay đổi môi sinh, tạo thành các chất gây ô nhiễm, từ sự phân
hủy xác động thực vật và sự tạo thành sình lầy. Trong giao thông vận tải, ngoài
việc xả khí thải, các phương tiện còn gây ô nhiễm khác như sóng điện từ, tiếng
ồn…Và con người gây ô nhiễm không khí do sinh hoạt chủ yếu là đốt củi,
than…nguồn thải chính là khói, bụi.
Ở Việt Nam nền kinh tế và sản xuất công nghiệp của nước ta sau gần 20
năm đổi mới (kể từ 1986 đến nay) đã đạt những thành tích quan trọng, góp phần
đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng trì trệ, lạc hậu, kém phát triển với thu nhập
quốc dân ngày một tăng cao và tăng trưởng kinh tế khá ổn định ở mức tương đối
khá so với một số nước trong khu vực. Ngoài những lợi ích về kinh tế xã hội, sự
phát triển sản xuất công nghiệp cũng gây ra nhiều tác hại cho môi trường do các
nguồn gây ô nhiễm khác nhau: bụi, khí độc hại, nước thải và chất thải rắn.
Hiện nay ở một số cơ sở sản xuất cũ quy mô vừa và nhỏ có áp dụng các
phương pháp xử lý bụi và khí độc hại đơn giản như: buồng lắng bụi, xiclon, lọc
bụi túi vải, tháp rửa khí, tháp hấp thụ bằng vật liệu rỗng tưới nước hoặc tưới
dung dịch sữa vôi. Nhìn chung các loại thiết bị và hệ thống xử lý khí ở khu vực
này còn ở mức thấp do trình độ thiết kế, chế tạo, trình độ công nhân vận hành
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
4
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
chưa được nâng cao, cộng vào đó là ý thức của các chủ doanh nghiệp chưa thật
sự tự giác trong việc lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý khí thải nhằm hạn chế
phát thải ô nhiễm để bảo vệ môi trường. Riêng đối với một số ngành công nghiệp
quan trọng như: xi măng, nhiệt điện và nhất là công nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài thì hệ thống xử lý khí thải tương đối quy mô và đồng bộ, bao gồm cả thiết
bị lọc bụi xiclon, túi vải và tĩnh điện.
1.2. Các nguồn khí thải và các phương pháp xử lý khí thải
1.2.1. Các nguồn khí thải
+ Ô nhiễm tự nhiên
Đây là hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng, động đất… Tổng
hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là rất lớn nhưng tương đối
đồng đều trên khắp thế giới, không tập trung trong một vùng. Đây là các hiện
tượng tự nhiên, quá trình hình thành đi đôi với quá trình phát triển của con người
do đó nguồn ô nhiễm này đã được con người làm quen và thích nghi từ khá lâu.
+ Ô nhiễm trong giao thông vận tải:
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và
khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên
liệu động cơ: CO, CO
2
, SO
2
, NO
x
, Pb, các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di
chuyển. Nếu xét trên từng phương diện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nếu
mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô
nhiễm nặng cho môi trường không khí.
+ Ô nhiễm trong sinh hoạt
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
5
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
Đây là nguồn ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu
sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình và
các hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chính đó là: CO, bụi.
+ Ô nhiễm trong Công Nghiệp:
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô
nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch: than, dầu , khí đốt tạo ra: CO,
CO
2
, SO
2
, NO
x
, Các chất hữu cơ chưa cháy hết : muội than, bụi, quá trình thất
thoát , rò rỉ trên dây chuyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hoá chất
bay hơi, bụi
Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập
trung trong một không gian nhỏ. Tuỳ thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản
xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác
nhau. Nói chung, từ khả năng suy thoái và ô nhiễm môi trường như đã nêu, đặt
ra cho toàn xã hội yêu cầu bức xúc hiện nay là bảo vệ có hiệu quả tài nguyên môi
trường để phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường, một công việc nặng nề, phức
tạp, đòi hỏi có sự quốc tế hóa và xã hội hóa cao. Bên cạnh công việc chủ động
quản lý, phòng chống ô nhiễm và sự cố môi trường, khắc phục môi trường suy
thoái; khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Thì việc bảo vệ
đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên vừa mang tính cấp thiết, vừa mang tính
lâu dài; cụ thể là công tác nâng cao chất lượng, cũng như số lượng rừng, nhằm
bồi bổ cho lá phổi của hành tinh chúng ta đang sống.
+ Ô nhiễm do Đại Dương:
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
6
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
Sương mù từ mặt biển bốc lên và bụi nước do sóng đập vào bờ, được
gió từ Đại Dương thổi vào đất liền có chứa nhiều tinh thể muối, chủ yếu là Nacl
(khoảng 70%) còn lại là các chất Mgcl, Cacl
2,
KBr.
Tổng khối lượng các loại tinh thể muối khoáng do Đại Dương bốc lên
ước tính khoảng 2.10
9
t/năm, nếu xem rằng lượng muối khoáng bốc vào khí
quyển nói trên được phân bố trên một diện tích ăn sâu vào đất liền là 300km với
tổng chiều dài của bờ biển trên Trái Đất là khoảng 3.10
15
km thì lượng tinh thể
muối lắng đọng trên mỗi km
2
vùng đất ven biển trong một ngày là 60kg.
Loại ô nhiễm này đóng vai trò chủ yếu trong việc gây han gỉ vật liệu,
phá hủy công trình xây dựng
+ Ô nhiễm do thực vật
Ngoài tác dụng hữu ích không thể thiếu được đối với cuộc sống của
con người, thực vật cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể.
Chất ô nhiễm do thực vật sản sinh ra và lan tỏa vào khí quyển là:
- Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
- Các bao tử thực vật, nấm mà cường độ cực đại trong không
khí thường có vào mùa hè (tháng 7,8)
- Phấn hoa có kích thước từ 10 đến 15µm
+ Ô nhiễm do các chất phóng xạ
Trong lòng đất có một số khoáng sản và quặng kim loại có khả năng
phóng xạ, cường độ phóng xạ càng mạnh và càng gây nguy hiểm cho cuộc sống
của con người khi những vật chất phóng xaays có mặt trong môi trường không
khí xung quanh.
+ Ô nhiễm có nguồn gốc từ vũ trụ
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
7
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
Có rất nhiều hạt vật chất bé nhỏ từ vũ trụ xâm nhập vào bầu khí
quyển Trái Đất một cách thường xuyên và liên tục. Theo số liệu khảo sát đánh
giá gần đây nhất, trung bình mỗi ngày bầu khí quyển của Trái Đất nhận từ vũ trụ
hàng ngàn tấn vật chất bé nhỏ, kích thước của chúng thay đổi từ vài centime(cm)
đến vài ba phần mười của micromet (µm)
Bảng 1.1. Lượng phát thải các chất ô nhiễm chủ yếu từ các nguồn
thiên nhiên và nhân tạo
Chất ô nhiễm
Nguồn gây nhiễm Tải lượng chất nhiễm 10
6
t/năm
Nguồn nhân
tạo chủ yếu
Nguồn tự
nhiên
Nhân tạo Tự nhiên
SO
2
Đốt nhiên liệu
than đá
Núi lửa 146 6 - 12
H
2
S
Chế biến
quặng
Quá trình sinh
hóa đầm lầy
3 100 -100
CO Khí thải ôtô Cháy rừng 300 > 3000
NO
2
Đốt nhiên liệu
Hoạt động
sinh hoạt củ
VSV
50 60 - 270
1.2.2. Các phương pháp xử lý khí thải
+ Phương pháp xử lý cơ học
Phương pháp xử lý cơ học sử dụng nhằm mục đích tách các chất không
hoà tan như: bụi, mùn …Các chất rắn lẫn vào không khí. Phương pháp xử lý cơ
học có thể loại bỏ được khá tốt các tạp chất lẫn trong không khí.
+ Phương pháp xử lý hoá-lý
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
8
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
Thực chất của phương pháp xử lý hoá- lý là đưa vào khí thải chất phản
ứng nào đó để gây phản ứng với các chất độc có trong khí thải, tạo thành chất
khác nhưng không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường.
Phương pháp này hay được áp dụng nhất trong các hoạt động của các
nhà máy hiện nay. Sản phẩm khí sau khi được biến đổi sẽ tiếp tục được đưa đi
tới các phân xưởng khác để tiếp tục sản xuất. Quá trình này tạo một chu trình
khép kín vừa tạo đươc hiệu quả kinh tế cao, vừa tránh được tình trạng ô nhiễm
môi trường.
+ Phương pháp xử lý sinh học
Ngày 5-7, nghiên cứu của PGS-TS Nguyễn Văn Thước, Trường ĐH Bách
khoa TPHCM, cho biết mỗi năm có 1,6 tấn hóa chất công nghiệp độc hại thải
trực tiếp vào môi trường, kèm theo những khí thải nguy hại như: phenol, methyl
benzen, benzen
Rất nhiều bệnh sinh ra do nhiễm các loại khí độc này: viêm da, đau đầu,
chảy máu não, ung thư da, ung thư tinh hoàn PGS-TS Nguyễn Văn Thước đã
sử dụng phương pháp sinh học để xử lý các loại khí thải này. Đối với những loại
khí thải ít ô nhiễm như Cyclic, chỉ cần lọc sinh học, hiệu quả xử lý đã đạt từ
80%-90%. Đối với những khí thải độc hại, áp dụng cả 4 quá trình sinh học: lọc
sinh học, tháp lưới sinh học; lọc nhỏ giọt; màng sinh học cho những hợp chất
hữu cơ và vô cơ trong khí thải có độ độc hại. Phương pháp này đã được đưa ra
thực nghiệm với hiệu quả xử lý đạt trên 90%.
Được biết, đây là một trong những phương pháp rẻ tiền, chi phí vận hành và
đầu tư thấp so với các phương pháp hóa học khác hiện nay. TPHCM cũng đang
tiến hành xử lý khí thải công nghiệp bằng phương pháp này [*]
+ Phương pháp hấp thụ
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
9
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
Phương pháp này sử dụng các chất hấp thụ như dung môi, nước, các
hợp chất để hấp thụ. Phương pháp này sử dung đối với các dung môi hữư cơ,
không khí chứa hơi a-xít, [1]
1.2.2.1. Công nghệ xử lý bụi
Hiện nay Bộ khoa học công nghệ đã tìm ra công nghệ xử lý bụi, Đầu tháng
12, công nghệ xử lý bụi gỗ được triển khai lần đầu tiên tại làng nghề sản xuất đồ
gỗ xã Vân Hà, huyện Đông Anh. Chỉ sau một thời gian ngắn, công nghệ này đã
cho hiệu quả tích cực, mở ra hướng phát triển bền vững cho làng nghề chế biến
gỗ trên địa bàn Hà Nội cũng như cả nước. Hiệu suất lọc bụi đạt 99%
Công nghệ xử lý bụi gỗ được triển khai tại cơ sở sản xuất đồ gỗ Hợi Chung
đóng tại ngã tư Cổ Châu, xã Vân Hà. Đây là chương trình nằm trong Dự án kiểm
soát ô nhiễm môi trường làng nghề do Tổng cục Môi trường triển khai với định
hướng giảm thiểu ô nhiễm bụi gỗ phát sinh từ các làng nghề chế biến gỗ. Máy xử
lý bụi gỗ do Công ty CP Công nghệ thân thiện môi trường Bách khoa (Đại học
Bách khoa Hà Nội) thiết kế có công suất 1.000m3/giờ. Theo quy trình xử lý, tại
các vị trí phát sinh bụi sẽ được đặt các chụp hút khí cục bộ hình tam giác để hút
bụi vào ống giãn. Sau đó quạt hút thổi bụi gỗ vào trong túi vải lọc, giữ lại các hạt
bụi, còn khí sạch sẽ thoát ra ngoài. Khi túi bụi đầy, chỉ cần tháo túi vải ra đưa đi
xử lý. Theo đánh giá của các nhà thiết kế, hiệu suất lọc bụi của thiết bị có thể đạt
99%, nhờ đó giảm thiểu ô nhiễm không khí từ bụi gỗ. Hơn nữa, thiết bị này khá
đơn giản, lại được đặt trên giá có bánh xe nên có thể di chuyển dễ dàng trong
khu vực sản xuất.[**]
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
10
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
1.3. Xây dựng hệ thống xử lý khí thải
1.3.1. Khói thải lò hơi
Hiện nay công ty đã áp dụng công nghệ khử bụi và các khí có tính axit trong
khói lò hơi bằng thiết bị khử bụi màng nước kiểu venturi, hiệu suất khử bụi cao,
khử lưu huỳnh lớn, trong đó có lắp tầng tấm xoáy ở đỉnh nhằm nâng cao tối đa
hiệu suất khử bụi và lưu huỳnh, nước thải của hệ thống này được sử dụng tuần
hoàn.
1.3.2. Khí thổi gió của lò tạo khí
Sau khi cải tạo, toàn bộ khí thổi gió của lò khí hoá được dẩn qua cyc lon tách
bụi vào lò đốt, qua thu hồi nhiệt để sản xuất hết nước, rồi thải qua môi trường
qua ống khói có đường kính 1,6m và chiều cao H = 35m (Đã nâng ống khói từ
20 lên 35m)
Như vậy, khí thổi gió của lò khí hoá không thải trực tiếp ra môi trường như
trước đây, mà đưa tập trung vào một thiết bị để đốt, thu hồi ẩn nhiệt sản xuất hơi
nước có áp suất 1.37 Mpa, cung cấp lại cho sản xuất. Đây là một giải pháp thu
hồi năng lượng bằng cách sử dụng chất thải làm nguyên liệu cho sản xuất hơi
nước góp phần tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1.3.3. Khí thải tháp tổng hợp ure
Sử dụng công nghệ khống chế sản xuất DCS nâng cao hiệu suất tổng hợp, cô
đặc từ đó giảm được lượng NH
3
dư trong dịch urê, cho nên đã giảm lượng bụi
urê và NH
3
trong khí thải. Hiện nay khí thải của tháp tạo hạt được xử lý bằng
cách nâng chiều cao vòi phun của tháp tạo hạt từ 45m lên 50m, chiều cao phát
thải khí của tháp tạo hạt urê là 65m do đó đã làm tăng khả năng phát tán bụi urê
cũng như khí NH
3
vào môi trường khí.
1.4. Biện pháp bảo vệ môi trường chưa thực hiện được đối với khí thải
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
11
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
- Khí thải tại ống khói tháp tạo hạt với lưu lượng mỗi tháp là 200.000 m
3
/h
chưa được xử lý khí thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm môi trường và lãng
phí tài nguyên.
- Do đặc thù của dây chuyền công nghệ, thiết bị làm việc trong môi trường
áp suất, nhiệt độ cao nên hiện tượng rò rĩ NH
3
vẫn xảy ra ở các bơm cao áp gây
ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân lao động.
1.5. Biện pháp thực hiện đối với khí thải
- Đối với khí thải từ tháp tạo hạt: Công ty dự kiến sẽ xây dựng hệ thống xử lý
bụi trên tháp tạo hạt urê, nhằm xử lý và thu hồi bụi đạm thất thoát ra môi trường.
- Đối với hơi NH
3
thoát ra từ các cổ bơm bị hở, công ty sẽ thực hiện việc thay
thế các khớp nối bằng các vật liệu chịu mài mòn, không rò rỉ, kết hợp lắp đặt các
hệ thống tự động báo khi NH
3
vượt mức cho phép trong môi trường xung quanh.
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Vật liệu nghiên cứu
Nguồn khí thải của công ty TNHH một thành viên phân đạm và hoá chất
Hà Bắc.
2.2.Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nội dung
2.2.1.1. Khái quát về công ty TNHH một thành viên phân đạm và hoá chất
Hà Bắc
2.2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
12
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
- Điều kiện địa lý
Công ty phân Đạm và Hoá chất Hà Bắc nằm ở phía Bắc thành phố Bắc
Giang, có toạ độ địa lý 105
0
51’ kinh đông, 21
0
16 vĩ độ Bắc.
Phía nam giáp tường vây là đường Phạm Liêu, tiếp đến khu dân cư
phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang.
Phía Đông giáp khu đất hoang, khu dân cư nông thôn nằm xen giữa
tường vây phía bắc nhà máy và đồi Bứa thuộc xã Xuân Hương- huyện Lạng
Giang - Tỉnh Bắc Giang.
Phía Tây giáp khu Hồ môi trường, khu dân cư phi nông nghiệp nằm
xen giữa tường vây phiá Tây nhà máy với đê sông Thương, xưởng Than của
công ty TNHH 1 thành viên phân đạm và hoá Chất Hà Bắc thuộc phường Thọ
Xương, thành phố Bắc Giang.
Phía Bắc giáp khu đất trống, khu dân cư phi nông nghiệp nằm ven đê
sông Thương.
2.2.1.1.2. Điều kiện về khí hậu
Công ty phân đạm và hoá chất Hà Bắc nằm trong vùng đông Bắc Việt
Nam mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Mùa đông nhiệt độ rất thấp, cuối mùa thì rất ẩm ướt.
Mùa hạ rất nóng và nhiều mưa.
Nhiệt độ 2 mùa chênh lệch nhau rất rõ rệt từ 12-25
0
C. Nói chung không
khí dịu hoà, thích hợp với nhiều loại cây trồng và gia súc. Tuy nhiên lũ lụt và
bão hàng năm vẫn là mối đe doạ của con người.
2.2.1.1.3. Diện tích mặt bằng của công ty
Tổng diện tích mặt bằng của công ty hiện nay là 70,6 ha trong đó diện tích
mặt bằng sản xuất là 31 ha.
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
13
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
2.2.1.1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
- Nhà máy phân đạm Hà Bắc(công ty phân đạm và Hoá chất Hà Bắc hiện
nay) được nhà nước Việt Nam phê chuẩn thiết kế xây dựng ngày 20/7/1959
- Quý I năm 1960, bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy phân đạm Hà
Bắc. Ngày 18/02/1961 đổ mẻ bê tông đầu tiên xây dựng công trình. Trong quá
trình xây dựng, ngày 03/01/1963, đồng chí phạm văn Đồng lúc bấy giờ là thủ
tướng chính phủ đã về thăm công trình xây dựng.
- Nhà máy Phân đạm Hà Bắc được nhà nước Trung Quốc giúp đỡ xây
dựng bằng sự viện trợ không hoàn lại. Toàn bộ máy móc thiết bị đều được chế
tạo từ Trung Quốc và được đưa sang phía Viêt Nam.
-Theo thiết kế ban đầu Nhà máy bao gồm 3 khu vực chính:
Xưởng Nhiệt Điện : Công suất thiết kế 12.000 kW
Xưởng Hoá : Công suất thiết kế 100.000 tấn urê/ năm
Xưởng Cơ khí : Công suất thiết kế 6.000 tấn/ năm
Ngoài ra còn một số phân xưởng phụ trợ khác, xong chủ đạo vẫn là sản
xuất phân đạm.
- Ngày 03/02/1965 khánh thành xưởng Nhiệt Điện
- Ngày 19/05/1965 phân xưởng Tạo Khí đốt thử than thành công.
- Ngày 01/06/1965 xưởng Cơ Khí (nay là công ty cơ khí Hoá chất Hà Bắc
đi vào sản xuất). Dự định ngày 02/09/1965 khánh thành nhà máy chuẩn bị đưa
vào sản xuát. Xong do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ngày 20/08/1965,
chính phủ đã quyết định ngừng sản xuất, chuyển xưởng Nhiệt Điện thành nhà
máy Nhiệt Điện (trực thuộc sở Điện Lực Hà Bắc) kiên cường bám trụ sản xuát
và cung cấp điện lên lưới Điện quốc gia. Chuyển xưởng Cơ Khí thành nhà máy
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
14
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
cơ khí sơ tán về Yên Thế tiếp tục sản xuất và Quốc Phòng. Thiết bị xưởng Hoá
được sơ tán và tháo dỡ sang Trung Quốc.
- Ngày 01/03/1973 Thủ tướng Chính phủ quyết định khởi công phục hồi
nhà máy, trước đây theo thiết kế ban đầu là sản xuất NH
4
NO
3
nay chuyển sang
sản xuất urê (NH2)
2
CO có chứa 46,6% Nitơ với công suất từ 60.000 tấn
NH
3
/năm và 10 vạn tấn urê/năm.
- Ngày 01/05/1975 Chính phủ quyết định hợp nhất nhà máy Nhiệt Điện,
nhà máy Cơ khí, xưởng Hoá thành nhà máy Phân đạm Hà Bắc trực thuộc Tổng
cục Hoá chất.
- Tháng 06/1975 việc xây dựng và lắp giáp máy cơ bản hoàn thành, đã tiến
hành thử máy đơn động, liên động và thử máy hoá công.
- Ngày 28/11/1975 : sản xuất thành công NH
3
lỏng
- Ngày 12/12/1975 : sản xuất ra bao Đạm đầu tiên
- Ngày 30/10/1977: Đồng chí Đỗ Mười, phó Thủ tướng chính phủ, cắt
băng khánh thành Nhà máy Phân Đạm Hà Bắc.
- Năm 1977: chuyên gia Trung Quốc về nước, công ty phải tự chạy máy.
- Trong những năm 1977- 1990 sản lượng urê thấp, sản lượng urê thấp
nhất là 9,890 tấn urê ( năm 1981).
- Tháng 10/1988, nhà máy được đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Phân
Đạm và hoá chất Hà Bắc theo quyết định số 445/HB - TCCB TLĐT ngày
07/10/1988 của tổng cục Hoá chất với phương thức hạch toán kinh doanh XHCN
theo cơ chế sản xuất hàng hoá.
- Từ 1991 đến nay, cùng với việc tăng cường quản lý, xí nghiệp đã nối lại
quan hệ tăng cường với Trung Quốc, từng bước cải tạo thiết bị công nghệ, sản
lượng urê tăng lên rõ rệt
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
15
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
- Năm 1993 để phù hợp với quá trình đổi mới của đất nước trong thời kì
đổi mới theo hướng kinh tế thị trường, ngày 13/02/1993 XNLH phân đạm và
Hoá chất Hà Bắc có quyết định số 73/CNNg-TCT. Công ty trực thuộc Tổng
Công ty Phân bón và Hoá chất cơ bản ( nay là tổng Công ty hoá chất Việt Nam –
VINACHEM ) về mặt sản xuất – kinh doanh, trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng
(nay là bộ Công nghiệp) về quản lý Nhà nước.
- Ngày 23/9/1999 chính phủ 2 nước Việt Nam - Trung Quốc đã ký hợp
đồng cải tạo kỹ thuật dây chuyền sản xuất điện-đạm, nâng công xuất phát điện
lên 30.000 kwh, sản lượng NH3 là 9 vạn tấn/năm, sản lượng urê là 15 vạn
tấn/năm với tổng đầu tư gần là 35 triệu USD. Đến nay công việc cải tạo đang
bước vào giai đoạn hoàn chỉnh, đang làm công tác chuẩn bị khảo nghiệm đánh
giá và bàn giao.
2.2.1.1.5. Bộ máy công ty
- Hiện nay cơ cấu tổ chức quản lý của công ty theo mô hình trực tuyến
chức năng với cấp quản lý cao nhất là giám đốc, giúp việc cho giám đốc có các
phó giám đốc. Các phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành mọi hoạt
động sản xuất của công ty trên các lĩnh vục được phân công và thay thế điều
hành khi giám đốc đi vắng.
Tổng số cán bộ công nhân của nhà máy là 1960 người, trong đó công nhân
sản xuất là 1510 người, nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ 450 người trong đó có gần
400 người có trình độ đại học, lực lượng kỹ thuật viên tương đối hùng hậu.
Các phòng ban chức năng trực thuộc công ty gồm:
* Khối phòng nghiệp vụ
+ Văn phòng công ty
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
16
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
+ Phòng tổ chức nhân sự
+ Phòng bảo vệ quân sự
+ Phòng kế hoạch
+ Phòng thị trường
+ Phòng khoa học
* Khối kỹ thuật sản xuất
+ Phòng Cơ Khí
+ Phòng Điều Độ Sản Xuất
+ Phòng Kỹ Thuật Công Nghệ
+ Phòng Kỹ Thuật An Toàn
+ Phòng Kỹ thuật an toàn – Môi trường
+ Phòng KCS (Khống chế sản xuất)
+ Ban quản lý dự án
* Các đơn vị sản xuất – kinh doanh
+ Phân xưởng than
+ Xưởng Nước
+ Xưởng nhiệt
+ Xưởng tạo khí
+ Xưởng Amoniac
+ Xưởng Ure
+ Xưởng vận hành và sửa chữa điện
+ Xưởng Đo lường - Tự động hóa
+ Xưởng sữa chữa và lắp đặt thiết bị hóa chất
+ Phân xưởng than phế liệu
+ Xưởng CO
2
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
17
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
* Khối quản lý hành chính
+ Phòng kế toán - thống kê - tài chính.
+ Phòng Vật Tư - Xuất Nhập Khẩu
+ Phòng đời sống
* Khối Đảng uỷ - Công đoàn - Đoàn Thanh niên
+ Đảng uỷ công ty
+ Công đoàn công ty
+ Đoàn thanh niên
* Khối đơn vị đời sống – xã hội
+ Nhà văn hóa
+ Phân xưởng phục vụ đời sống
2.2.1.1.5. Những thuận lợi và khó khăn của công ty.
* Thuận lợi
- Hệ thống thiết bị sau DACTKT được đầu tư bảo dưỡng, sửa chữa, thay
thế đáp ứng sản xuất ổn định, sản lượng cao, đặc biệt là hệ thống thiết bị 2 kết
hợp/xưởng NH3.
- Sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả, có điều kiện đầu tư cho
công tác an toàn VSLĐ-PCCN và bảo vệ môi trường, đời sống của cán bộ công
nhân viên ổn định làm cho cán bộ công nhân viên yên tâm công tác tin tưởng vào
công ty.
- Các cán bộ, công nhân viên công ty đều là người có trình độ và tay nghề
cao.
* Khó khăn:
- Giá nguyên liệu đầu vào tăng làm tăng chi phí sản xuất
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
18
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
- Công nghệ sản xuất lạc hậu năng suất không cao
- Ngày càng có nhiều dây chuyền sản xuất cạnh tranh.
2.2.1.2. Tóm tắt quá trình và hiện trạng hoạt động sản xuất của công ty
2.2.1.2.1. Loại hình sản xuất
Các sản phẩm chính của công ty từ năm 2005- tháng 3 - 2011 bao gồm 5 loại:
- Urê
- NH
3
lỏng
- CO
2
lỏng
- CO
2
rắn
- Điện Năng
2.2.1.2.2 Công nghệ sản xuất
- Dây chuyền công nghệ sản xuất phân đạm Urê của công ty phân Đạm và
hoá chất Hà Bắc sử dụng công nghệ đi từ than cục Antraxít là công nghệ truyền
thống của ngành công nghệ Hoá Học, bao gồm:
Công đoạn sản xuất hơi nước
Công đoạn khí hoá than sản xuất khí nguyên liệu
Công đoạn tổng hợp NH
3
Công đoạn tổng hợp URê từ NH
3
và CO
2
thu hồi trong quá trình
tinh chế khí nguyên liệu.
- Sản xuất hơi nước:
Sử dụng than cám để sản xuất hơi 3.82 Mpa cấp cho sản xuất điện và cho
dây chuyền sản xuất NH
3
và Urê. (xưởng Nhiệt)
- Khí hoá than: sử dụng nguyên liệu than cục Antraxít để khí hoá sản
phẩm làm khí nghuyên liệu tổng hợp NH
3
(xưởng tạo khí nguyên liệu)
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
19
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
- Tinh chế khí để làm sạch khí có chứa Oxi, có tính axít trong khí nghuyên
liệu, tổng hợp NH
3
. (công đoạn tinh chế thuộc xưởng tổng hợp NH
3
)
- Tổng hợp NH
3
: sau khi khí nguyên liệu được làm sạch được cấp cho
công đoạn này để tổng hợp thành NH
3
, sản phẩm thu được là NH
3
lỏng. (gọi là
công đoạn hợp thành thuộc xưởng tổng hợp NH
3
).
- Tổng hợp Urê: sử dụng NH
3
lỏng và khí CO
2
sau quá trình tổng hợp
NH
3
để tổng hợp thành urê, sau quá trình bốc hơi cô đặc đưa đi tạo hạt và đóng
bao được sản phẩm urê (gọi là xưởng Urê).
2.2.1.2.3. Tạo khí nguyên liệu và công nghệ xử lý khí trong công ty
2.2.1.2.3.1. Xưởng tạo khí ( tạo khí nguyên liệu)
Nhiệm vụ: là sản xuất ra hỗn hợp khí than ẩm, bao gồm các khí CO, CO
2
,
H
2
, N
2
đây là khí nghuyên liệu cho quá trình tổng hợp NH
3
và Urê. Than cục
Antraxít được sàng phân loại để có kích thước từ 15 - 18 mm đưa và lò khí hoá,
than cùng với hơi nước và không khí trong lò sẽ xảy ra phản ứng chủ yếu sau:
C + O
2
=> CO
2
+ Q
C+ H
2
O => CO - Q
C + 2H
2
O => CO
2
+ 2H
2
– Q
Ngoài những khí tạo thành do phản ứng cháy giữa than, không khí, hơi
nước thì trong thành phần khí sản phẩm còn có: N
2
, CH
4
, H
2
S, và tỉ lệ % khối
lượng của các khí sản phẩm là:
Bảng 2.1. Bảng phần trăm thể tích của các khí sau phản ứng khí hoá than
TT THÀNH PHẦN ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH
1 CO % 40
2 CO
2
% 7
3 H
2
% 43
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
20
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
4 N
2
% 16
5 H
2
S mg/Nm
3
<1500
6 CH
4
% <3
7 O
2
% < 1
- Khí than ẩm ra khỏi lò phát sinh khí than sau đó sẽ đi qua lần lượt các
thiết bị như lò đốt, lò hơi nhiệt thừa, tháp rửa trước khi vào két khí có dung tích
10.000m
3
rồi qua tháp lọc bụi điện ướt, sẽ được đưa sang xưởng tổng hợp NH
3.
- Hệ thống tạo khí gồm 10 lò khí hoá trong đó:
Có 8 lò đốt ( lò số 3 -> lò số 10) có đường kính phi 3000 mm
Có 2 lò ( lò số1 -> lò số2) có đường kính phi 2745 mm
Có 8 lò cải tạo trong dự án (lò số 3 -> lò số 10) áp dụng phương pháp
khống chế sản xuất bằng hệ điều khiển vi tính PCC cấp liệu tự động, còn 02 lò
áp dụng phương pháp khống chế sản xuất bằng áp lực nước tuy nhiên 02 lò này
thời gian tham gia sản xuất không đáng kể.
- Lắp đặt 5 quạt gió, trong sản xuất sử dụng 01, dự phòng 04
- Lượng than cấp vào lò là 1.250kg/ 1tấn NH
3
lỏng thành phẩm
- Hệ thống thu hồi xử lý khí thổi gió bằng hệ thống cháy thu hồi ẩn nhiệt
để sản xuất hơi nước.Hàm lượng CO + H
2
trong khói thải của hệ thống thu hồi
khí thổi gió < 0,1%.
2.2.1.2.3.2. Xưởng tổng hợp NH
3
( quá trình làm sạch khí )
- Khí than ẩm từ xưởng tạo khí có thành phần như trên chưa thể đưa đi
tổng hợp NH
3
ngay được mà phải khử bỏ triệt để các tạp chất có trong khí than
như: Bụi, H
2
S, CO, CO
2
, O
2
chỉ còn khí H
2
và N
2
thuần khiết mới được đưa vào
tháp tổng hợp NH
3
.
- Quá trình làm sạch bao gồm:
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
21
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
* Khử H
2
S
Áp dụng phương pháp khử H
2
S bằng dung dịnh keo tananh. Khí than
ẩm có hàm lượng H
2
S < 1000mg/Nm
3
đi vào đáy tháp khử còn dung dịch tananh
đi từ đỉnh tháp xuống.
Qua quá trình tiếp xúc giữa khí và dịch, khí H
2
S bị hấp thu vào đi ra
khỏi tháp khử hàm lượng khí H
2
S trong khí than còn lại dưới 150mg/Nm
3
. Khí
sau khi khử H
2
S được qua máy nén để tăng áp suất và đưa vào công đoạn
chuyển hoá CO.
Bản chất của phương pháp này là dùng dung dịch keo tananh thay cho
ADA làm chất Oxy hoá. Keo tananh được chiết suất từ thảo mộc, ở dạng bột khi
cho vào dung dịch có tính kiềm, gia nhiệt và đưa không khí vào xử lý (điều chế)
thì đưa vào sử dụng. Sau khi điều chế, keo tananh là chất không độc và không
nguy hiểm đối với con ngưòi và môi trường so với ADA trước đây, do đó keo
tananh dùng để pha chế dung dịch hấp thụ H
2
S.
* Các Phản ứng
- Phản ứng hấp phụ
H
2
S + Na
2
CO
3
= NaHS + NaHCO
3
- Phản ứng tách lưu huỳnh:
NaHS + NaHCO
3
+ 2NaVO
3
=> S + Na
2
V
4
O
9
+ Na
2
CO
3
+ H
2
O
Đồng thời: Na
2
V
4
O
9
+ keo tananh ( dạng Oxy hoá)
2NaVO
3
+ Keo tananh ( dạng Khử )
- Phản ứng tái sinh
Keo tananh ( dạng khử ) + O
2
-> Keo tananh ( dạng Oxy hoá ) + H
2
O
Phản ứng khử bỏ H
2
S được tiến hành ở áp suất thường, nhiệt độ hấp
thụ < 400
0
C
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
22
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
* Chuyển hoá CO
- Khí ra khỏi đoạn 3 máy nén có nén áp suất 2,0 Mpa đưa vào công
đoạn chuyển hoá CO, được hỗn hợp với hơi nước quá nhiệt có P= 2,4 MPa sau
đó vào lò chuyển hoá
- Trong lò có chứa chất xúc tác Co-Mo có nhiệt độ làm việc từ 175
0
C–
375
0
C
Phản ứng chuyển hoá xảy ra là:
CO + H
2
O = CO
2
+ H
2
+ Q
- Quá trình này vừa khử bỏ được CO vừa tạo thành CO
2
và H
2
làm khí
nguyên liệu để tổng hợp Urê và NH
3
. Khí ra khỏi công đoạn chuyển hoá CO gọi
là khí chuyển hoá, có hàm lượng CO < 105%
* Khử H
2
S trung áp
Khí chuyển hoá có nồng độ H
2
S khoảng 200mg/Nm
3
qua tháp khử H
2
S
bằng dung dịch tananh, nồng độ H
2
S trong khí còn lại < 10 mg/Nm
3
khí được
đưa đến công đoạn khử CO
2
* Khử CO
2
Khí chuyển hoá sau khi khử H
2
S có nồng độ CO
2
gần 30% được đưa
vào công đoạn khử CO
2
. Để khử CO
2
công ty áp dụng công nghệ kiềm kali nóng
cải tiến thay cho công nghệ sử dụng dung dịch MEA, vì dung dịch kiềm kali có
tính độc ít hơn nhiều so với dung dịch MEA. Khí sau khi qua tháp khử CO
2
nồng
độ CO
2
còn lại < 0,5% đưa đến công đoạn khử CO, CO
2
vi lượng.
* Khử vi lượng
Khí tinh chế sau khi qua tháp khử CO
2
có nồng độ CO < 10,5% và CO
2
< 0,5% được đưa vào công đoạn khử vi lượng. Để khử CO, CO
2
vi lượng. Công
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
23
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
ty sử dụng công nghệ rửa đồng, rửa kiềm. Dung dịch khử là Acetat Amoniac
đồng và dung dịch NH
4
OH loãng .
Khí ra công đoạn có hàm lượng { CO + CO
2
} < 20 ppm đây là khí nguyên
liệu được đưa đến để tổng hợp NH
3
.
Quá trình tạo khí để phục vụ sản xuất nhiều khi tạo ra cả nhiều khí không
mong muốn. Chính vì vậy cần phải có những biện pháp xử lý để tránh khí độc
thoát ra ngoài môi trường và gây ô nhiễm môi trường.
2.2.1.2.4. Nguyên nhiên liệu cần trong sản xuất
Bảng 2.2 Lượng nguyên, nhiên liệu sử dụng cho sản xuất các năm 2008-2011
TT
Nguyên
liệu
Đơn
vị
2008 2009 2010 2011
1
Than
cám sản
xuất hơi
nước
Kg
283.586.52
1
312.125.564 376.432.543 395.651.250
2
Than
cám sản
Tấn 115.654.42 142.147.61 174.543.61 197.217.761
Lượng nguyên liệu công ty tiêu thụ trong năm càng ngày càng nhiều. Do
đó lượng khí tạo ra và thoát vào môi trường là rất lớn. Vì vậy cần có những biện
pháp xử lý khí thải một cách hợp lý, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
2.2.1.2.5. Sản phẩm
Sản phẩm chính của công ty từ năm 2002-2011 bao gồm:
-Urê
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
24
Trêng §¹i Häc N«ng L©m Khoa C«ng NghÖ Sinh Häc
- NH
3
lỏng
-CO
2
lỏng
- CO
2
rắn
- Điện năng
Bảng 2.3. Sản lượng các sản phẩm chính từ 2005 đến 2011 của Công ty
TT SP Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2010 T3/2011
1 Ure Tấn 151.15 171.1 192.59 201112 1913 21352 215923
2 NH
3
lỏng Tấn 87.223 11232 97513 113225 1245 15212 7429
3 CO
2
lỏng Tấn 5.342 6215 8192 1025 1593 30125 29543
4 Điện năng MWh 231.22 25954 27658 282135 2964 28129 272569
Nhờ nâng cao công nghệ nên qua các năm sản lượng sản phẩm càng ngày
càng được nâng cao. Đây là yếu tố quyết định đến sự phát triển của công ty.
2.2.1.2.6. Các phương pháp đánh giá
- Thực hiện quá trình khảo sát, đánh giá chúng tôi đã sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Vì vậy, để nhận dạng và đánh giá toàn diện các tác động có thể xảy ra, nên trong
đề tài này các phương pháp được chúng tôi sử dụng bao gồm:
* Phương pháp nhận dạng
Khãa LuËn Tèt NghiÖp Ng« Quang B×nh – 9K3
25