Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phương pháp rèn luyện kĩ năng nói tiếng anh cho học sinh trường THPT tô hiến thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.67 KB, 15 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn luyện kĩ năng nói Tiếng Anh
cho học sinh trường THPT Tô Hiến Thành
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
Trong xã hội hiện đại đang ngày một biến đổi nhanh- với sự bùng nổ thông tin, khoa
học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão, hội nhập trên toàn thế giới, việc học
tiếng Anh với mục đích giao tiếp trở thành thiết yếu trong nền giáo dục nước ta. Vì vậy
việc học tiếng Anh được học sinh, phụ huynh, giáo viên ngành giáo dục và cả nước đặc
biệt quan tâm. Tiếng Anh trở thành một trong các môn chính yếu trong chương trình
học của học sinh.
Trong tình hình cải cách giáo dục hiện nay, dạy tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp
được nhiều người ủng hộ.Theo phương pháp này học sinh có nhiều cơ hội để giao tiếp
với bạn bè, với giáo viên để rèn luyện ngôn ngữ, chủ động tích cực tham gia vào các
tình huống thực tế.
Chương trình Tiếng Anh hệ 7 năm đã được triển khai thực hiện trên toàn quốc đến
nay đã được nhiều năm. Nét đổi mới nổi bật của nội dung chương trình này là tạo cơ hội
tối đa cho học sinh luyện tập 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết trên những chủ đề và tình
huống hay nội dung giao tiếp có liên quan đến môi trường sống trong và ngoài nước.
Tuy nhiên trong thực tiễn rèn các kỹ năng tiếng Anh cho học sinh, giáo viên phải
đương đầu với không ít khó khăn, đặc biệt là rèn kỹ năng nói.
Trong quá trình trực tiếp dạy môn tiếng Anh cho học sinh khối 11 trường THPT
Tô Hiến Thành,vừa dạy vừa tìm hiểu quan sát học sinh, tôi thấy khả năng nói của học
sinh còn rất hạn chế. Phần lớn học sinh chưa biết cách thực hành kĩ năng nói, khả năng
bật của học sinh rất chậm
2.Mục đích chọn đề tài.
Làm thế nào để giúp học sinh có thể vận dụng được vốn từ vựng và cấu trúc ngữ
pháp của mình để nói một cách hiệu quả. Trong quá trình dạy học, tôi tự tìm kiếm một
số phương pháp,đơn giản, thiết thực, nhằm gây hứng thú và phát triển khả năng nói của
học sinh. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra những phương pháp khả thi để có một sáng
tượng học sinh Tô Hiến Thành TP Thanh Hóa đó là: “Phương pháp rèn luyện kĩ năng
nói Tiếng Anh cho học sinh trường THPT Tô Hiến Thành”.


PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Người thực hiện: Lê Thị Thu Loan – Trường THPT Tô Hiến Thành1
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn luyện kĩ năng nói Tiếng Anh
cho học sinh trường THPT Tô Hiến Thành
1.Cơ sở lí luận.
Đã nhiều năm nay phương pháp dạy và học đã có những thay đổi căn bản “lấy
người học làm trung tâm”. Người dạy không phải là người duy nhất nắm giữ kiến
thức và truyền đạt kiến thức mà chỉ là người hướng dẫn, hỗ trợ, người cố vấn, người
kiểm tra……Người học không còn là người thụ động tiếp thu kiến thức mà là trung tâm
của quá trình dạy học, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập nhằm đạt được mục
tiêu dạy học của giáo viên. Dạy Ngoại ngữ nói chung, Tiếng Anh nói riêng, việc đổi
mới phương pháp dạy học là rất rõ ràng và quan trọng đặc biệt trong giao tiếp bằng
ngôn ngữ. Từ những luận điểm trên, việc các em học sinh trực tiếp tham gia vào quá
trình học tập, cụ thể đóng vai và sử dụng hội thoại một cách tự nhiên và linh hoạt sẽ tạo
được niềm vui hứng khởi trong phân môn Tiếng Anh.
Kỹ năng nói tiếng Anh là một trong những kỹ năng ngôn ngữ quan trọng nhất, là một
trong bốn kĩ năng khó trong việc học ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ nước ngoài trong đó
không thể nói đến Tiếng Anh. Nói là dùng âm thanh để diễn tả ý nghĩ bằng từ, để diễn tả ý
kiến, để nói, để trò chuyện hội thoại. Kỹ năng nói được phối hợp với ngữ âm, ngữ pháp, từ
vựng ngôn ngữ và với các kỹ năng khác thông qua các chủ điểm, chủ đề.
Đối với học sinh PTTH học tiếng Anh thì để đạt đựơc kết quả tốt trong việc học kĩ
năng nói lại càng khó do những khó khăn đặc trưng như khả năng phát âm, đánh trọng
âm và nối âm chuẩn,hơn nữa các em đã không có được sự tự tin ,đây cũng là một yếu tố
rất quan trọng trong quá trình học nói tiếng Anh để phát triển giao tiếp. Qua thực tế ở
trường tôi khi bắt đầu học môn ngoại ngữ phần lớn học sinh thích học, nhưng dần dần
học sinh lại chán học.
2. Thực trạng vấn đề.
a.Thực trạng về nhà trường.
- Cơ sở, vật chất của nhà trường còn hạn chế, không có sẵn máy chiếu, không có
phòng nghe dành riêng cho học sinh học ngoại ngữ.

- Các em phần lớn là học sinh ở vùng nông thôn, không được va chạm trong môi
trường tiếng, lớp học thường có từ 40 học sinh trở lên số lượng quá đông cho một giờ
học ngoại ngữ, giáo viên khó khăn cho việc tổ chức cho học sinh có cơ hội thực hành
nói.
Người thực hiện: Lê Thị Thu Loan – Trường THPT Tô Hiến Thành2
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn luyện kĩ năng nói Tiếng Anh
cho học sinh trường THPT Tô Hiến Thành
- Mặc dù giáo viên đã áp dụng khá nhiều thủ thuật hỗ trợ cho giờ dạy nói, dùng giáo
án điện tử ở một số giờ dạy, nhưng nhìn chung vẫn còn đậm tính truyền thống, chưa đưa
được nhiều kênh hình một cách sống động để học sinh thực hành hiệu quả.
b. Thực trạng về học sinh trong việc học nói Tiếng Anh.
Qua quan sát việc học tiếng Anh của học sinh cho thấy phần lớn học sinh chưa có
cách học hiệu quả, học sinh còn học bài một cách đối phó, chỉ học thuộc từ mới, không
tự tạo tình huống để thực hành với bạn, không áp dụng bài vào các tình huống của cuộc
sống chỉ dừng lại ở trên sách vở, trong giờ học.Ý thức học của các em còn hạn chế, và
đa số là không có hứng thú trong việc học Tiếng Anh.
Phương pháp học bài thì chưa khoa học: Việc học từ mới, học sinh thường có thói
quen học từ vựng theo kiểu học từ đơn lẻ, viết đi viết lại từ đó nhiều lần mà chưa có thói
quen hoặc thực hành từ trong ngữ cảnh hay trong cách kết hợp với các từ khác. Cách
học này mất nhiều thời gian mà hiệu quả nhớ từ rất hạn chế.
Thái độ, ý thức tham gia hoạt động thực hành trong giờ học nói còn cứng nhắc, chưa
linh động, phụ thuộc vào một chủ đề định sẵn,
Với những bài hội thoại dài học sinh thường bắt chước máy móc hoặc nhìn vào bài
đối thoại hay bài thảo luận đã soạn sẵn để đọc.
Tóm lại, với cách chuẩn bị và thực hành các hoạt động giao tiếp như vậy, các em sẽ
làm mất đi độ nhanh nhạy cũng như phản ứng của các em, làm ảnh hưởng đến khả năng
tư duy bằng tiếng Anh của học sinh.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
a. Khảo sát chất lượng kĩ năng nói của học sinh khối 11.
Bước vào đầu năm học để nắm rõ tình hình, sức học, kĩ năng nói của học sinh khối

11.Tôi làm 1 bước thể nghiệm khảo sát đầu năm như sau:
Tôi lựa chọn 2 hình thức kiểm tra: Kiểm tra viết và kiểm tra nói
Kiểm tra viết : Tôi đã cho các em bài kiểm tra viết từ sách bài tập tiếng Anh lớp 11
Complete the following dialogue:
Mary: ?
Người thực hiện: Lê Thị Thu Loan – Trường THPT Tô Hiến Thành3
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn luyện kĩ năng nói Tiếng Anh
cho học sinh trường THPT Tô Hiến Thành
Peter: Mybirthday is on 16
th
May.
Mary: ?
Peter: I often have my birthday party at a small restaurant.
Mary: ?
Peter: I only invite my relatives and close friends.
Mary: ?
Peter: We often have a lot of activities, you know. Eating, drinking, dancing and playing
games.
Mary: ?
Peter: The party often lasts about 3 hours, I think.
Mary: ?
Peter: Well, I prefer parties at the restaurant because you are really served and you don’t
have to worry about the cleaning and washing up after parties.
Qua bài kiểm tra viết tôi đã thu được kết quả như sau:
T
T
T KHÁ TB Y KÉM
SL % S
L
% SL % S

L
% S
L
%
1
11B1
41 0 0 5 12,1 20 36,5 10 29,2 6 14,3
2
11B6
43 0 0 4 9,1 19 39,3 9 20,1 11 25,5
Với kết quả trên cho thấy số lượng học sinh kĩ năng nói ở mức độ yếu kém rất
cao, trong khi đó ở mức độ khá là rất thấp và giỏi thì không có.
Kiểm tra nói : Nói theo chủ đề bốc thăm có sự thông báo chủ đề trước và giao tiếp trực
tiếp với giáo viên không có sự chuẩn bị trước.
* Về chủ đề nói bao gồm:
- Em hãy giới thiệu về gia đình của em.
- Giới thiệu về người bạn thân nhất của em.
- Kể về một ngày làm việc của em.
- Em hãy nói về môn học mà em yêu thích.
Người thực hiện: Lê Thị Thu Loan – Trường THPT Tô Hiến Thành4
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn luyện kĩ năng nói Tiếng Anh
cho học sinh trường THPT Tô Hiến Thành
- Em có thể nói nghề nghiệp mà em mơ ước sẽ làm trong tương lai.
Phần này các em gần như không có khả năng bật, các em chỉ nói được một vài câu đơn
giản.
* Về phần thi giao tiếp trực tiếp: Giáo viên sẽ dựa vào các chủ đề mà học sinh bốc
thăm để hỏi mở rộng thông tin hoặc có thể đột suất bất cứ vấn đề gì theo các chủ đề học
sinh đã học.Mức độ câu hỏi giáo viên đưa ra là trung bình, thường gặp và học sinh đã
được học.
b. Tổ chức thực hiện.

Trong một lớp học mà trình độ kiến thức tư duy của học sinh không thể đồng đều
tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực buộc phải chấp nhận sự phân
hóa về cường độ, mức độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được
thiết kế thành một chuỗi hoạt động độc lập.Vì vậy phương pháp dạy học phân hóa kết
hợp với học tập hợp tác vô cùng quan trọng trong nhà trường. Lớp học là môi trường
giao tiếp thầy- trò, trò- trò, tạo nên tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên
con đường chiếm lĩnh nội dung học tập.
Việc dạy theo phương pháp đổi mới như hiện nay chú trọng nhiều đến tính chủ động
sáng tạo của học sinh. Phần lớn thời gian giao tiếp là lúc các em tư duy chủ động thực
hành tiếng Anh. Để có một tiết học tốt thì các em phải chuẩn bị bài ở nhà thật kỹ. Hơn
nữa để học tốt một giờ nói các em cần được nói nhiều. Ngoài ra tiếng Anh là một môn
học khó, khối lượng kiến thức nhiều, thời gian học ít, và trong quá trình nói các em thực
sự làm chủ, chủ động trong các tình huống nói. Kĩ năng nói còn phụ thuộc vào phần lớn
kĩ năng nghe, đặc biệt khi có nhiều từ mới, trọng âm từ, trọng âm câu, ngữ điệu thì rất
khác nhau và học sinh khó có thể hiểu được nội dung. Mặt khác vì các em ở vùng nông
thôn môi trường giao tiếp tiếng Anh còn hạn chế. Vì thế các em ít có cơ hội luyện nói.
Vì vậy để khắc phục được những điểm yếu trên để góp phần nâng cao chất lượng
học kĩ năng nói, giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếp, thành thạo trong từng từ, câu,
đặc biệt đối với học sinh ở trường chúng ta. Để đạt được một giờ học nói có hiệu quả
cao, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh theo các bước như sau:
1. Chuẩn bị bài mới : tiếp nhận chủ đề, tự khai thác từ mới, cấu trúc mới, tập nói ở
nhà.
2. Tiếp cận, tìm hiểu bài mới : từ mới, cấu trúc, hội thoại mẫu
Người thực hiện: Lê Thị Thu Loan – Trường THPT Tô Hiến Thành5
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn luyện kĩ năng nói Tiếng Anh
cho học sinh trường THPT Tô Hiến Thành
3. Thảo luận, thực hành theo mẫu.
4. Thực hành mở rộng: chủ động trong khi nói, cách xử lí các từ mới, cấu trúc mới
trong bài nói.
Mỗi một bài nói có phương pháp dạy khác nhau. Điều cốt lõi là làm sao tạo được sự

hứng thú cao cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới và quan trọng hơn nữa là
giúp khắc sâu được cho các em ngay ở trên lớp và tự phát triển khả năng ngôn ngữ
Tiếng Anh của mình một cách linh hoạt và hiệu quả.
c. Sử dụng tốt linh hoạt các thủ thuật trong một tiết dạy kĩ năng nói.
Việc rèn luyện kỹ năng nói trong một tiết học nói được thực hiện qua 3 giai đoạn.
Pre- speaking
Mục đích của các hoạt động trong giai đoạn này là nhằm giúp học sinh tập trung
sự chú ý vào chủ đề, đặc biệt là đoán trước những thông tin của chủ đề được nói. Để
khắc phục những khó khăn khi nói trong tiết học, giáo viên cần giới thiệu chủ đề, ngữ
cảnh, tình huống nội dung có liên quan đến bài nói, khai thác xem học sinh đã biết và
chưa biết gì về nội dung sẽ nói, tạo nhu cầu, tạo hứng thú muốn trình bày hoặc muốn nói
cho các hoạt động của bài.
- Dạy từ vựng, cấu trúc câu theo chủ đề tuy nhiên lưu ý là không giới thiệu hết từ
mới, hoặc cấu trúc câu lan man mà nên để học sinh đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh,
cũng như linh hoạt trong quá trình diễn đạt ý các em định nói.
Cung cấp mục đích nói , soạn ra các yêu cầu nhiệm vụ và bài tập về nội dung nói.
Trong khi giới thiệu chủ đề bài nói cần phải tự nhiên , không khô cứng như giờ học ngữ
pháp. Với những chủ đề khó, giáo viên nên có hình ảnh, video clip để học sinh thấy
được giờ nói có sự hấp dẫn thu hút và kích thích được sự mong muốn tham gia hoạt
động của học sinh.
While speaking
* Một số thủ thuật dạy trong giai đoạn này.
- Pictures and visuals. Khi tiến hành các hoạt động nói, việc dùng trực quan tranh
ảnh minh hoạ kèm theo sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc làm rõ ngữ cảnh gợi ý nội dung sắp nói.
Tranh ảnh còn là phương tiện để kiểm tra mức độ diễn đạt của học sinh. Giáo viên cho
học sinh xem tranh hay câu hỏi trong bài tập để đoán ra chủ để, thông tin cần thiết nói.
Người thực hiện: Lê Thị Thu Loan – Trường THPT Tô Hiến Thành6
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn luyện kĩ năng nói Tiếng Anh
cho học sinh trường THPT Tô Hiến Thành
Ví dụ ở bài 6 đề tài về các cuộc thi, tôi đã đưa ra các hình ảnh các em có thể nhìn vào

tranh ảnh và nói theo nhóm.
* Nhóm học sinh yếu kém sẽ có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và giáo viên sẽ
cùng tham gia
* Nhóm học sinh trung bình sẽ có những câu hỏi mẫu .
Ex:
1. What type pof competition or con test was it?
2. Where and when did you see or take part in it?
3. What do you think of the ?
* Nhóm học sinh khá giỏi thì các em có thể hỏi đáp cùng nhau và cô giáo có thể có
những câu hỏi mở rộng.

- Discussion: Cho học sinh thảo luận nhóm, hoặc cặp về thông tin chuẩn bị nói, có
thể tập nói nhanh với nhau.
- Chatting: Giáo viên cho học sinh tán gẫu một chút theo một chủ đề giáo viên định
tổ chức trong giờ nói.
Người thực hiện: Lê Thị Thu Loan – Trường THPT Tô Hiến Thành7
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn luyện kĩ năng nói Tiếng Anh
cho học sinh trường THPT Tô Hiến Thành
- Braintormings. Học sinh có thể đưa ra các hoạt động theo một chủ điểm nhất định
để các em có thể tập trung vào cấu trúc câu cho bài nói.
Ví dụ ở bài 8 đề tài nói là các hoạt động của kỳ nghỉ tết ở Việt Nam.Học sinh có được
chủ điểm sau đó tự tư duy, nhớ lại để phát triển đề tài.
Unit 8 : Celebration
Tết Holiday in Viet Nam
Học sinh giỏi có thể nói đúng yêu cầu hoặc mở rộng thêm, nhưng đối với học sinh trung
bình yếu kém có thể nói vừa phải, thậm chí giáo viên có thể khuyến khích các em yếu
kém nói từng câu, miễn các em phải bật thành câu trọn vẹn.
Việc lựa chọn hoạt động nào để thực hiện trong giai đoạn này còn tuỳ thuộc vào một số
yếu tố như thời gian tiến hành bài tập nói, tài liệu, thông tin có sẵn hay không có sẵn,
trình độ và sở thích của học sinh.

Post- speaking.
Mục đích của các hoạt động sau khi nghe nhằm sản sinh lời nói, biến những kiến thức
trong bài nói thành nhận định quan điểm, thực tế trong cuộc sống của các em khi các
em nói với mọi người bằng tiếng Anh.
+ Một số thủ thuật trong giai đoạn này.
- Imagination
Người thực hiện: Lê Thị Thu Loan – Trường THPT Tô Hiến Thành8
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn luyện kĩ năng nói Tiếng Anh
cho học sinh trường THPT Tô Hiến Thành
- Comparison : Sau khi tìm hiểu một bài nói trong sách giáo khoa hoặc thực hành
bài nói đó, học sinh có thể so sánh các thông tin, quan điểm của tác giả với thực tế cuộc
sống.Các em có thể tự đưa ra quan điểm của mình và so sánh với nhưng gì các em vừa
học.
* Phối kết hợp các bài nghe trong giờ học nói, luyện cách nhấn trọng âm, nối âm
trong khi nói.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phối hợp các bài nghe với giờ dạy nói.
Giáo viên có thể cho học sinh nghe đoạn hội thoại, đoạn văn, truyện kể sau đó hỏi học
sinh về nội dung bài nghe tìm hiểu thông tin của bài. Như vậy, học sinh sẽ đạt được 2
mục đích giao tiếp là nghe và nói.
Trong bài nghe, giáo viên có thể chỉ rõ cho học sinh cách người bản xứ phát âm,
đánh trọng âm như thế nào, sau đó hướng dẫn học sinh phát âm theo đúng cách của
người bản xứ.
Khi nói một câu, chú ý những trọng âm trong câu rồi phối hợp các trọng âm ấy lại
mà đoán nghĩa của toàn câu.
Việc luyện phát âm và nhấn trọng âm từ hay câu cần được thực hiện không chỉ
trong các bài tập nói mà trong nhiều khâu hoạt động khác nhau của dạy học tiếng Anh:
luyện đọc từ mới; giới thiệu cấu trúc ngữ pháp mới.
Trên thực tế, khi giao tiếp với người nước ngoài các em không hiểu và nắm kịp
thông tin để có thể đáp lại lời của họ vì nhiều học sinh tiếp nhận một giọng nói tiếng
Anh thường không chuẩn hoặc chứa nhiều âm không thực giống với cách phát âm của

người bản xứ.Đây cũng là một trở ngại đối với học sinh khi nghe người bản xứ nói. Như
vậy cần rèn luyện cho học sinh có ý thức nhận diện ra các âm khó phát âm chuẩn, hay
các âm dễ lẫn cũng như cách nối âm trong lúc nói của người bản xứ.Tương tự như việc
thực hiện kỹ thuật nuốt âm /t/, đôi khi người Mỹ không phát âm /t/ - / khi phát âm, ở
mỗi đơn vị bài học.
Ngoài ra giáo viên có thể thực hiện một số trò chơi để giúp các em vừa thư giãn, vừa
củng cố kĩ năng nhận diện âm và cách nối âm cụ thể gần gũi hơn với âm bản xứ.
Giáo viên tạo tình huống, ngữ cảnh bằng cách sử dụng những tình huống thật trên
lớp, hoặc thực tế đời sống gia đình, bạn bè của học sinh, hoặc các chuyện có thật, các
hiện tượng thực tế, bản tin trên báo chí. Ngoài ra giáo viên có thể lập tình huống và ngữ
Người thực hiện: Lê Thị Thu Loan – Trường THPT Tô Hiến Thành9
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn luyện kĩ năng nói Tiếng Anh
cho học sinh trường THPT Tô Hiến Thành
cảnh với sự hỗ trợ của giáo cụ trực quan và ngữ liệu học sinh đã học có liên quan đến
nội dung bài nói.Bước này nhằm giúp học sinh hứng thú và nhận ra hướng chủ đề của
bài nói.
VD: Unit 12: The ASIAN GAMES
Set the sence: “Our school is going to hold in the games”. Giáo viên yêu cầu học sinh
trả lời một số câu hỏi:
1. Where are the games going to be held?
2. When is it going to be held ?
3. Who can take part in this ?
4. How many classes take part in
5. How many sports are going to be there at the games?
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi. Tổ chức cho học sinh thi đua và tuyên dương kết quả
học sinh đạt được theo nhóm/ tổ, chú ý phát hiện từ vựng mới cũng như cấu trúc mới và
trọng âm của nó.
* Luyện nói trong tiết tăng giờ, và hoạt động ngoại khóa .
Có thể tổ chức những buổi ngoại khoá, tạo điều kiện cho mọi người thực hành giao
tiếp tiếng Anh với nhau nhiều hơn. Đặc biệt, tổ chức các buổi thảo luận, đóng vai….

Cần phải có một thỏa thuận với các em khi tham gia hoạt động là giờ thực hành
nói, ai mà không nói sẽ bị phạt, ai phát hiện được lỗi và chữa lỗi giúp bạn sẽ được khen
thưởng.Tuỳ theo từng tiết cụ thể mà giáo viên có thể sử dụng một trong những hoạt
động trên.
Sau đây là một số trò chơi chúng tôi tổ chức cho học sinh tham gia trong hoạt động phát
triển kĩ năng nói:
*. Thi kể truyện bằng tiếng Anh
VD. Giáo viên cho học sinh nghe 1câu truyện hai đến ba lần sau đó giáo viên yêu cầu
học sinh kể lại câu truyện :
“A mouse, hiding in a hole in the wall, was scared of venturing out where a
huge tomcat was poised to cat it.
After an hour, the puring sounds stopped, and the mouse could only hear the
sound of a rooster crowing. “I can go out now,” the muose thought. The danger is
gone.
Người thực hiện: Lê Thị Thu Loan – Trường THPT Tô Hiến Thành10
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn luyện kĩ năng nói Tiếng Anh
cho học sinh trường THPT Tô Hiến Thành
Unfortunately, the cat was still pationly waiting for its prey. He pounced on the
mouse, gobbled it up and turned to a kitten, saying,“being bilingual has its
advantages!”
* Hùng biện Tiếng Anh : Mỗi tháng chúng tôi đưa ra từ 1 đến 2 chủ đề cho học sinh
chuẩn bị. Các chủ đề gắn liền với kiến thức trong bài để các em tập trung và vận dụng
tốt kiến thức trong bài học để áp dụng vào bài hùng biện hơn.
4. Kiểm nghiệm.
Việc kiểm tra học sinh, tôi đưa phần thi nói vào những bài kiểm tra bắt buộc các em
phải thực hiện để các em nhận thức ra tầm quan trọng của kĩ năng này. Mục đích của
kiểm tra nói đó là:
- Kiểm tra phản xạ ngôn ngữ của học sinh: nghe và trả lời, nghe và làm theo lệnh.
- Kiểm tra khả năng cung cấp thông tin.
- Kiểm tra ngữ âm của học sinh.

Để kiểm tra đánh giá khả năng nói của học sinh tôi đạt được các yêu cầu trên, tôi thực
hiện bằng các hình thức kiểm tra đánh giá theo một số hình thức đánh giá sau:
* Các yêu cầu và thủ thuật được dùng đối với bài thi nói.
+ Đối với học sinh trung bình, yếu.
Đối với đối tượng học sinh này, các em rất rụt rè, tự ti, đặc biệt là nhận biết thông tin và
kĩ năng nói chưa tốt. Vì vậy, để khuyến khích cho các em tham gia một cách đầy đủ và
tự tin, tạo được sự hào hứng của các em với phần thi này thì giáo viên có thể đưa ra
ngân hàng câu hỏi giao tiếp theo một số chủ đề trước (trong buổi ôn tập) để học sinh có
thể luyện ở nhà theo khung định sẵn. Khi kiểm tra, giáo viên có thể hỏi các em theo chủ
đề hoặc có thể chuyển chủ đề khác, tuy nhiên nên bó gọn trong khung ôn tập để các em
thấy tự tin và học tập tích cực hơn.
- Yêu cầu cần đạt: Học sinh nghe xác định được câu hỏi và tả lời đúng,đủ về thông tin
yêu cầu, đảm bảo về âm (pronunciation),có thể giáo viên chưa đề cao về ngữ điệu
(stress),khả năng tương tác với giáo viên khi nói ở mức độ trung bình.
+ Đối với học sinh khá giỏi
Người thực hiện: Lê Thị Thu Loan – Trường THPT Tô Hiến Thành11
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn luyện kĩ năng nói Tiếng Anh
cho học sinh trường THPT Tô Hiến Thành
- Đối với đối tượng này, các em nắm ngữ pháp khá tốt và từ vựng cũng khá phong phú.
Vì vậy, giáo viên có thể mở rộng nhiều hình thức kiểm tra để các em phát huy được khả
năng của mình hơn.
- Yêu cầu cần đạt: Học sinh có thể giao tiếp, đối thoại tương tác với giáo viên khi nói
với giáo viên một cách trôi chảy, thành thạo. Đảm bảo chuẩn về âm ( pronunciation), có
ngữ điệu ( stress), phản xạ tốt trong khi nói, không sai về cấu trúc ngữ pháp, từ vựng.
+ Phần free talk: Phần thi đòi hỏi cứ mỗi lượt có 2 em thi ( trong phần thi này. Các
em có thể bốc thăm tình huống hoặc giáo viên cho học sinh một số hình ảnh hoặc video
clip để các em đối thoại.
* Kết quả đạt được:
Qua đợt kiểm tra phần thi nói vào tháng 3 năm học 2012- 2013, kết quả chất
lượng thi nói của hoc sinh đạt được như sau:

T
T
T K TB Y K
SL % SL % SL % SL % S
L
%
1 11B1 41 5 12,6 13 31,1 11 26,4 8 19.1 4 9
2 11B6 43 3 6,1 11 25,1 16 37,1 5 11.6 8 18,1
So với khảo sát đầu năm tôi thấy kết quả cũng đã thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, các
em thường xuyên sử dụng tiếng Anh với nhau và cũng đã tự tin hơn trong các giờ nói
tiếng Anh và tôi cũng thấy rõ hiệu quả ở một số em học sinh có ý thức học tập tích cực.
Như em Tô Nguyễn Tiểu My, em Đoàn Phương Trinh , em nguyễn Thi Nga lớp 11b1,
em Lê Phương Thảo, em Nguyễn Phương Thảo, em Lê Bá Long lớp 11b6 và một số em
khác đã có thể lên hùng biện về một số đề tài một cách tự tin và có kết quả tốt.
Tuy nhiên đối với học sinh trường THPT Tô Hiến Thành để có được một kết quả như
vậy thì đó là một nỗ lực hết sức cố gắng của cả thầy và trò.Bởi kết quả ban đầu của các
em cũng đã rất thấp, sự năng động , nhạy bén , tự tin còn rất hạn chế, mà những yếu tố
này thì rất quan trọng trong việc phát triển giao tiếp tiếng Anh.
Người thực hiện: Lê Thị Thu Loan – Trường THPT Tô Hiến Thành12
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn luyện kĩ năng nói Tiếng Anh
cho học sinh trường THPT Tô Hiến Thành
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận.
Để phát triển kỹ năng nói tiếng Anh của học sinh là một công việc rất vất vả và
khó khăn, ở chỗ là phải có thời gian để thay đổi một thói quen học ngoại ngữ đã trở nên
lỗi thời, không còn phù hợp trong tình hình mới. Hơn nữa, để có được một kỹ năng hoàn
hảo còn đòi hỏi phải có đủ lượng thời gian thực hành, phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa
người dạy và người học, cũng như sự hỗ trợ của nhà trường, sự quan tâm sát sao của
phụ huynh học sinh.
2. Kiến nghị, đề suất.

* Đối với giáo viên.
- Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh những cách học hiệu quả giúp học sinh cảm thấy
hứng thú hơn trong việc học tiếng Anh (cách chuẩn bị bài, cách học từ vựng, vận dụng
từ mới vào tình huống, học cách phát âm đúng, cách sử dụng cấu trúc, sắp xếp từ, sắp
xếp ý tưởng…)
- Thiết kế nhiều loại hình hoạt động khác nhau theo mức độ khó tăng dần và phù hợp
với từng nhóm học sinh.
- Có chế độ thưởng phạt công bằng để học sinh có căn cứ tự đánh giá mức độ cố
gắng và sự tiến bộ của chính mình, tạo quyết tâm học tập cho học sinh.
- Đánh giá đúng thực lực của học sinh để từ đó đưa ra yêu cầu phù hợp; yêu cầu quá
thấp đối với học sinh khá, giỏi sẽ khiến cho học sinh cảm thấy nhàm chán và sẽ không
có ý chí phấn đấu vươn lên nữa; yêu cầu quá cao đối với học sinh yếu sẽ đánh mất sự tự
tin của học sinh, làm giảm sút sự hứng thú của các em.
- Tạo sự tự tin cho học sinh trong giao tiếp: không nên đặt nặng vấn đề phải nói đúng
ngữ pháp khiến học sinh cảm thấy e ngại. Thay vào đó, khuyến khích học sinh cố gắng
diễn đạt ý tưởng, diễn đạt những gì mình muốn nói.
* Đối với học sinh.
- Xác định cho mình một động cơ, thái độ học tập đúng đắn.
Người thực hiện: Lê Thị Thu Loan – Trường THPT Tô Hiến Thành13
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn luyện kĩ năng nói Tiếng Anh
cho học sinh trường THPT Tô Hiến Thành
- Thay đổi lại phương pháp học tiếng Anh cho phù hợp với yêu cầu mới.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động tại lớp; tận dụng thời gian ở lớp để thực hành
giao tiếp với các bạn cùng lớp. Luôn tìm mọi cơ hội để có thể giao tiếp với bạn bè bằng
tiếng Anh, tạo phản ứng nhanh nhạy.
- Luyện tập phát âm chuẩn, nói lưu loát. Đây chính là một trong những yếu tố quyết
định sự tự tin của người học.
* Đối với nhà trường.
- Quan tâm hơn nữa đến trang thiết bị dạy và học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương
pháp giảng dạy.

- Tổ chức nhiều chuyên đề liên quan đến việc phát triển kĩ năng nói cho giáo viên có
điều kiện để trao đổi về kinh nghiệm giảng dạy cho kĩ năng nói cũng như là các kĩ năng
nghe, đọc, viết cho học sinh.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Lê Thị Thu Loan
Người thực hiện: Lê Thị Thu Loan – Trường THPT Tô Hiến Thành14

×