Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu bệnh do mycoplama ở một số giống gà bản địa và gà công nghiệp, thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI







NGUYỄN THỊ ANH


NGHIÊN CỨU BỆNH DO
MYCOPLASMA
Ở MỘT SỐ GIỐNG
GÀ BẢN ðỊA VÀ GÀ CÔNG NGHIỆP. THỬ NGHIỆM BIỆN
PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: THÚ Y
Mã số: 60 62 50

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN BÁ HIÊN


HÀ NỘI - 2012

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



ii


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ
một học vị nào.
Tôi cũng xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã
ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên cao học



Nguyễn Thị Anh




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iii


LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành bản luận văn này, cho phép tôi ñược bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới:

Thầy hướng dẫn: TS. Nguyễn Bá Hiên ñã ñầu tư nhiều công sức và thời
gian giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.
Các thầy cô, cán bộ kỹ thuật của Bộ môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm –
Khoa Thú y – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tận tình giúp ñỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu xét nghiệm tại các cơ sở chăn nuôi cũng như phân tích và
thực nghiệm tại Phòng thí nghiệm.
Lãnh ñạo ñịa phương và cán bộ thú y cơ sở các huiyện Yên Mỹ (Hưng
Yên), Gia Lộc (Hải Dương), Duy Tiên (Hà Nam), Phúc Thọ và Xuân Mai (Hà
Nội), cán bộ kỹ thuật Phòng Chẩn ñoán và Phân tích – Tập ñoàn Dabaco ñã
tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi hoàn thành chương trình nghiên cứu.


Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2012


Nguyễn Thị Anh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi


DANH MỤC HÌNH vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

MỞ ðẦU 1

1. ðẶT VẤN ðỀ 1

2. MỤC ðÍCH CỦA ðỀ TÀI 2

PHẦN THỨ NHẤT TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH DO MYCOPLASMA 3

1.1.1. ðặc ñiểm chung và lịch sử nghiên cứu của bệnh 3

1.1.2. Căn bệnh 5

1.1.3. Dịch tễ học và cơ chế sinh bệnh 10

1.1.4. Triệu chứng bệnh 12

1.1.5. Bệnh tích 14

1.1.6. Chẩn ñoán bệnh 15

1.1.7. Phòng và trị bệnh 20

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 26


1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 26

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 29

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG - ðỊA ðIỂM - VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 32

2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 32

2.2. ðỊA ðIỂM NGHIÊN CỨU 32

2.3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.3.1. Mẫu bệnh phẩm 32

2.3.2. Dụng cụ, trang thiết bị 32

2.3.3. Các loại môi trường, hóa chất 33

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 33

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


v

2.3.5. Phương pháp sử lý số liệu 40

PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 41

3.1. XÁC ðỊNH TỶ LỆ NHIỄM CRD TRÊN ðÀN GÀ BẢN ðỊA VÀ TRÊN MỘT
SỐ ðÀN GÀ CÔNG NGHIỆP NUÔI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ
TỈNH PHÍA BẮC. 41

3.1.1. Tỷ lệ nhiễm CRD trên các ñàn gà bản ñịa 41

3.1.2. Tỷ lệ nhiễm CRD trên các ñàn gà nuôi theo phương thức công nghiệp 44

3.2. CHẨN ðOÁN GÀ MẮC BỆNH CRD 51

3.2.1. Chẩn ñoán lâm sàng và mổ khám 51

3.2.2. Xác ñịnh các vi khuẩn kế phát ở gà mắc CRD 54

3.2.3. Kiểm tra một số ñặc tính sinh vật hóa học của các chủng vi khuẩn kế phát 54
3.3. CÁC THỬ NGHIỆM PHÒNG VÀ ðIỀU TRỊ BỆNH CRD BẰNG KHÁNG
SINH 56

3.3.1. Các thử nghiệm phòng bệnh CRD 56

3.3.2. Các thử nghiệm ñiều trị bệnh CRD 61

3.3.3. ðề xuất quy trình phòng và trị bệnh 66

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 70

1. KẾT LUẬN 70

2. ðỀ NGHỊ 71


TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 72

2. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 73


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Một số ñặc tính sinh hóa của Mycoplasma 8
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm CRD ở gà ðông Tảo nuôi tại Yên Mỹ - Hưng Yên 41
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm CRD ở gà Móng nuôi tại xã Tiên Phong - Duy Tiên - Hà Nam 42
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm CRD ở gà Ri nuôi tại Gia Lộc - Hải Dương 43
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm CRD ở gà ñịa phương lai tạp nuôi tại Phúc Thọ - Hà Nội
44
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm CRD theo lứa tuổi tại một số trại chăn nuôi gà công
nghiệp ở Xuân Mai – Hà Nội 45
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm CRD theo giống gà tại một số trại chăn nuôi gà công
nghiệp ở Xuân Mai – Hà Nội 46
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm CRD tại một số trại chăn nuôi gà công nghiệp ở Gia Bình
– Bắc Ninh 48
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm CRD trên gà bản ñịa và gà công nghiệp 49
Bảng 3.9. Kết quả theo dõi triệu chứng của gà mắc bệnh CRD (n=312) 51
Bảng 3.10. Kết quả chẩn ñoán qua mổ khám gà nghi CRD (n = 183) 52
Bảng 3.11. Kết quả phân lập một số vi khuẩn kế phát ở gà mắc CRD (n = 62) 54
Bảng 3.12. Kết quả kiểm tra một số ñặc tính sinh vật hóa học của các chủng vi

khuẩn phân lập ñược 55
Bảng 3.13. Kết quả phòng bệnh CRD trên ñàn gà lai tạp nuôi tại Phúc Thọ 57
Bảng 3.14. Một vài chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của ñàn gà sau khi phòng CRD
bằng kháng sinh 58
Bảng 3.15. Kết quả phòng bệnh CRD trên ñàn gà Móng nuôi tại Duy Tiên – Hà
Nam 59
Bảng 3.16. Một vài chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của ñàn gà sau khi phòng bệnh
CRD bằng kháng sinh 60
Bảng 3.17. Kết quả ñiều trị bệnh CRD ở gà của thử nghiệm 1 62
Bảng 3.18. Kết quả ñiều trị bệnh CRD ở gà của thử nghiệm 2 64
Bảng 3.19. Kết quả ñiều trị bệnh CRD ở gà của thử nghiệm 3 65

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Sơ ñồ quy trình phân lập mẫu 37
Hình 3.1. Biểu ñồ biểu diễn tỷ lệ nhiễm CRD trên gà bản ñịa và gà công nghiệp
50
Hình 3.2. Túi khí mờ ñục 53
Hình 3.3. Phổi viêm, hoại tử 53
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


viii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ viết ñầy ñủ
Cs Cộng sự
CRD Bệnh viêm phổi mạn tính (Chronic Respiratary Disease)
ðC ðối chứng
CT Công thức
M Mycoplasma
IB Viêm khí quản truyền nhiễm



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


1

MỞ ðẦU

1. ðẶT VẤN ðỀ
Trong những năm gần ñây, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta phát triển
khá mạnh, ñáp ứng ñược cơ bản nhu cầu của thịt và trứng cho người tiêu dùng,
góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, chăn nuôi gà ở
nước ta ñang phải ñối mặt với những khó khăn không nhỏ: giá thức ăn tăng cao,
thịt giá rẻ theo các nguồn khác nhau ñược nhập từ nước ngoài vào, ñặc biệt là
dịch bệnh thường xuyên ñe dọa. Bên cạnh các bệnh truyền nhiễm làm chết hàng
loạt gà như Newcattle, Gumboro, tụ huyết trùng,… bệnh do Mycoplasma gây ra
ñược gọi là bệnh viêm ñường hô hấp mạn tính, hay bệnh CRD (Chronic
Respiratory Disease) cũng là một bệnh gây tổn thất khá lớn cho người chăn

nuôi. Tuy tỷ lệ chết vì bệnh không cao, không gây ra các ổ dịch lớn, nhưng bệnh
CRD làm gà chậm sinh trưởng, giảm năng suất, giảm sức ñề kháng tạo cơ hội kế
phát các bệnh khác. ðặc biệt là do mầm bệnh truyền qua trứng cho thế hệ sau,
nên việc phòng ngừa, quản lý, khống chế bệnh CRD khá phức tạp.
Bệnh do Mycoplasma ñược phát hiện lần ñầu tiên trên thế giới vào năm
1898 (Jones và Hunt, 1983)[24]. ðã có rất nhiều công trình nghiên cứu về căn
bệnh (Hilderbrand và cs, 1983)[22], về các phương pháp chẩn ñoán (Opitz và cs,
1983 [36]; Patten và cs, 1984[37]), phòng trị bệnh (Lin và Kleven, 1984[33],
Yoder và cs, 1984[45], Kjan và cs, 2006[29], Zakeri và Kasheli, 2011[54]).
Ở nước ta, cho tới nay ñã có khá nhiều công trình nghiên cứu về bệnh
này. Mycoplasma trên gà công nghiệp ñã ñược phát hiện ñầu tiên ở miền Bắc
nước ta vào năm 1972 (ðào Trọng ðạt và cs, 1978)[3]. Hồ ðình Chúc và Trần
Kim Vạn (1989)[1], Nguyễn Vĩnh Phước và Nguyễn Thị Như Nguyện
(1985)[14] cho rằng bệnh CRD trên gà ở Việt Nam chủ yếu ñều do chủng
Mycoplasma gallisepticum gây ra.
Theo ðào Trọng ðạt và cs (1978)[3], tỷ lệ nhiễm bệnh do Mycoplasma
gây ra ở ñàn gà nuôi tập trung tương ñối cao từ 12,7 ñến 50,0 % và tùy thuộc vào
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


2

từng lứa tuổi. Theo Phan Lục và cs (1995)[12], tất các giống gà nuôi tại các Xí
nghiệp thuộc các tỉnh phía Bắc ñều bị CRD với nguyên nhân chính là
Mycoplasma gallisepticum ở mức ñộ cao thấp khác nhau, dao ñộng từ 0,82 ñến
11,97%. Nguyễn Hoài Nam (1999)[13], Phạm Văn ðông (2002)[5] ñã có các
công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về bệnh CRD trên gà công nghiệp.
Nguyễn ðức Hiền (2011)[9] ñã nghiên cứu sử dụng Tulathromycin phòng trị
bệnh CRD trên gà nuôi công nghiệp…
Tuy nhiên, bên cạnh các nghiên cứu về bệnh CRD trên gà nuôi theo

phương thức công nghiệp, ở nước ta cho ñến nay vẫn còn rất ít các nghiên cứu
về bệnh này trên các giống gà ñịa phương chủ yếu ñược nuôi theo phương thức
chăn thả. ðể có thể tìm hiểu về tình hình cảm nhiễm bệnh do Mycoplasma trên
các ñàn gà nuôi theo phương thức công nghiệp và một số ñàn gà bản ñịa nuôi
theo phương thức chăn thả tự do, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Nghiên cứu bệnh do Mycoplasma ở một số giống gà bản ñịa và gà công
nghiệp. Thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh”.

2. MỤC ðÍCH CỦA ðỀ TÀI
- ðánh giá tình hình nhiễm Mycoplasma ở một số giống gà bản ñịa nuôi
theo phương thức trang trại và gà một số giống gà công nghiệp nuôi theo
phương thức công nghiệp;
- Xác ñịnh triệu chứng, bệnh tích chủ yếu của gà mắc CRD, xác ñịnh
chủng vi sinh vật gây bệnh kế phát;
- Thử nghiệm một số biện pháp phòng và trị bệnh CRD.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


3

PHẦN THỨ NHẤT
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH DO MYCOPLASMA
1.1.1. ðặc ñiểm chung và lịch sử nghiên cứu của bệnh
1.1.1.1. ðặc ñiểm chung của bệnh
Bệnh bệnh viêm ñường hô hấp mạn tính ở gia cầm, còn gọi là CRD
(Chronic Respiratory Disease), do Mycoplasma gallisepticum gây ra là một
bệnh truyền nhiễm, gây viêm ñường ñường hô hấp mạn tính ở gà và gây bệnh
viêm xoang truyền nhiễm ở gà tây (Infectius Sinusitis hay IS). Các ñặc ñiểm

chính của bệnh là ho, chảy nước mũi, viêm xoang và những tổn thương rất nặng
ở túi khí. Bệnh này ñược coi là một trong những vấn ñề ñược quan tâm ñối với
gà thịt, gà giống và gà ñẻ thương phẩm. Những tổn thất do bệnh gây ra có thể rất
lớn; ñối với gà thịt, sự tụt giảm về tăng trọng có thể từ 20 ñến 30%, sự tụt giảm
về hiệu quả chuyển hóa thức ăn khoảng 10 ñến 20%, tỷ lệ chết từ 5 ñến 10% và
10 ñến 20% tỷ lệ thịt xẻ phải thải loại trong các nhà máy giết mổ. Ở ñàn gà
giống và gà ñẻ, bệnh có thể gây ra 10 ñến 20% tụt giảm về sản lượng trứng
(khoảng 16 trứng/mái/năm), tăng 5 ñến 10% tỷ lệ chết phôi. Khi mầm bệnh
truyền qua trứng, những ñàn gà giống thường phải giảm số lượng. Sự có mặt của
các yếu tố trung gian truyền bệnh, chuồng trại kém, mật ñộ nuôi cao, ñiều kiện
vệ sinh chuồng trại kém và nếu sử dụng chương trình vacxin phòng chống một
số bệnh khác thì những tổn thất kinh tế có thể cao hơn.

1.1.1.2. Lịch sử nghiên cứu bệnh
Bệnh do Mycoplasma gây ra ñã ñược các nhà khoa học thú y nghiên cứu
từ thế kỷ 19.
Năm 1898, hai nhà khoa học Pháp là Nocar và Roux khi nghiên cứu
những bò mắc bệnh viêm màng phổi ñã phát hiện thấy một loại vi sinh vật qua
lọc, có kích thước nhỏ hơn mức ñộ cho phép nhìn thấy ñược dưới kính hiển vi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


4

quang học và có thể phát triển ñược trên các môi trường không chứa các tế bào
sống. Hai nhà khoa học ñặt tên cho loại vi sinh vật này là Asteroccocus –
mycoides, và vì chúng gây bệnh viêm phổi – màng phổi (Pleuro-Pneumonia)
nên còn ñược gọi tên khác là PPO (Jones và Hunt, 1983)[22].
Những năm tiếp theo, người ta tìm thấy một số loại vi sinh vật tương tự
với PPO, trong ñó có cả một số loại không gây bệnh, sống hoại sinh và ñược ñặt

tên là các vi sinh vật giống loại gây bệnh viêm phổi – màng phổi (Pleuro-
Pneumonia like Organism), viết tắt là PPLO (Nguyễn Lân Dũng và cs, 1979)[2].
Ở gia cầm, năm 1905 tại Anh, Dodd ñã lần ñầu tiên ghi nhận và mô tả
bệnh trên gà tây dưới cái tên “bệnh viêm phổi ñịa phương”. Sau ñó cũng tại
Anh, Smith vào năm 1907 ñã mô tả bệnh như bệnh phù ñầu của gà tây
(Hilderbrand và cs, 1983)[22].
Tại Mỹ, năm 1926 Tyzer ñã mô tả bệnh viêm xoang của gà tây. Năm
1938, Dickison và Hinshow ñã ñặt tên là bệnh “Viêm xoang truyền nhiễm của
gà tây” (Jones và Hunt, 1983)[24].
Tại Bắc Mỹ, Nelson năm 1936 ñã mô tả bệnh trên gà và phân lập ñược
mầm bệnh là những thể cầu trực khuẩn (Coccobacilli form) từ những con gà
mắc hen suyễn. Theo tác giả, căn bệnh chỉ nuôi cấy ñược trong môi trường tế
bào và thai trứng. Lúc ñó ông ñã gộp tác nhân gây bệnh cùng loại với bệnh viêm
ñường hô hấp do virus (Coyza infectinon) và gọi là bệnh “coryza” (Hilderbrand
và cs, 1983)[22].
Bệnh ñã ñược Delaplane và Stuart mô tả ở Mỹ vào năm 1943 với tên gọi
là bệnh viêm ñường hô hấp mạn tính (CRD). Hai ông ñã phân lập ñược mầm
bệnh và nuôi cấy chúng từ phôi gà ñã mắc bệnh CRD, sau ñó phân lập ñược
mầm bệnh từ gà tây với bệnh viêm túi khí (Hilderbrand và cs, 1983)[22].
Vào ñầu những năm 1950, nhiều nhà khoa học ñã thành công trong việc
nuôi cấy tác nhân gây bệnh từ dịch thanh quản của gà mắc bệnh ñường hô hấp
mạn tính cũng như từ gà tây mắc bệnh viêm xoang mũi và chính thức ñề nghị
xếp mầm bệnh gây CRD ở gà vào nhóm các vi sinh vật gây bệnh viêm phổi –
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


5

màng phổi. Chính Nelson cũng thừa nhận các thể Coccobacillosis ñược tìm thấy
trước kia chính là P.P.L.O (Jones và Hunt, 1983) và sau này thống nhất gọi tên

phổ thông là Mycoplasma (Freud và Order, 1995)[23].
Olesiuk và Van Roekel (1952)[33] ñã mô tả ñặc ñiểm nuôi cấy, ñặc tính
sinh hóa một số chủng Mycoplasma phân lập ñược từ gà tây. Sau ñó Johson,
Taylor ñã xác nhận bệnh viêm ñường hô hấp mạn tính ở gà cũng như bệnh viêm
xoang mũi của gà tây do cùng một loại vi sinh vật trung gian giữa virus và vi
trùng. Mầm bệnh ñó chính là Mycoplasma gallisepticum (Hilderbrand và cs,
1983)[22].
Tháng 5/1961, Tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) ñã ñổi tên “bệnh viêm
phổi-màng phổi” thành “bệnh Mycoplasma ở gia cầm” hay bệnh viêm ñường
hô hấp mạn tính (Chronic Respiratory Disease, viết tắt là CRD) do
Mycoplasma gây ra.

1.1.2. Căn bệnh
1.1.2.1. Phân loại
Theo Tiểu ban phân loại Mycoplasmatales (Subcommiter, 1974)[35],
Mycoplasma gallisepticum thuộc:
Lớp: Mollicutes
Họ: Mycoplasmataceae
Giống: Mycoplasma

Mycoplasma có 35 loài, cho ñến nay, 16 loài Mycoplasma ñược phân lập ñó
là: M.gallisepticum, M.synoviae, M.meleagridis, M.iwoae, M.iners, M.gallinarum,
M.gallopavonis, M.gallinaceum, M.pullorum, M.lipofaciens, M.glycophilum,
M.cloacale, A.laidlawii, A.equifetale, M.imitans và ureaplasma gallorale ñược
phân lập từ gà và gà tây và 7 loài (M.anseris, M.imitans, M.anatis, M.glycophilum,
M.lipofaciens, A.axanthum và A.laidlawii) ñược phân lập từ ngỗng và vịt, một vài
loài nữa cũng ñược phân lập từ bồ câu như: M.columbinum, M.columbinasale và
M. columborale.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



6

Mycoplasma từ gia cầm, có nhiều mức ñộ gây bệnh khác nhau. Trong ñó
ñại diện ñáng kể nhất là: Mycoplasma gallisepticum, Mycoplasma synoviae,
Mycoplasma melagrisdis.

1.1.2.2. Hình thái
Mycoplasma là cơ thể sống có khả năng tự nhân ñôi có kích thước nhỏ
nhất. Trong phân loại học, Mycoplasma thuộc lớp Mollicutes (mollis nghĩa là
mềm, cutes là da, vỏ bọc).
Quan sát dưới kính hiển vi ñiện tử cho thấy do Mycoplasma chưa có màng
vững chắc như ở vi khuẩn nên chúng dễ biến ñổi hình dạng: hình hạt nhỏ, ñứng
riêng lẻ hay tập trung thành từng ñôi, từng chuỗi ngắn, hình vòng nhẫn, vòng
khuyên… ðây là loại vi khuẩn cực nhỏ có thể ñi qua màng lọc và có thể tái sinh
trong môi trường nuôi cấy, kích thước xấp xỉ 0,1 - 0,7µm, phần lớn là dạng
coccoide (dạng cầu khuẩn). Chúng khó bắt màu thuốc nhuộm thông thường,
phải dùng phương pháp nhuộm Giemsa.
Trong tiêu bản tổ chức, người ta thấy Mycoplasma có hình hơi tròn nằm
ngoài hoặc trong tế bào.

1.1.2.3. Cấu tạo
Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2009)[8], Mycoplasma chưa có thành tế bào
vững chắc chỉ là một lớp màng mỏng, nguyên sinh chất loãng nên dễ bị biến ñổi
hình dạng.
Trong cấu tạo của Mycoplasma, người ta thấy có các chất ñặc trưng ñối
với các tế bào vi khuẩn. Lớp vỏ ngoài cùng của Mycoplasma chỉ là màng
nguyên sinh chất, dày 70 - 100A
0.
. Trong tế bào chất của Mycoplasma có thể

tìm thấy các hạt ribosom có ñường kính 0,2nm và thể nhân (nucleoid), trong các
khuẩn lạc ñang phát triển có thể thấy những tế bào lớn hơn.
Hai ñặc ñiểm khác biệt của Mycoplasma so với các loại vi khuẩn khác là
kích thước genome và thành phần các bazơ nitơ của DNA. Mycoplasma có cả
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


7

DNA và RNA, nó mang bộ gene nhỏ nhất trong tất cả cơ thể sống tự do khoảng
600 kb và có ít hơn 300 gene, tổng thành phần guanine và cytosine trong ADN
thấp, ở một số loài tỷ lệ G + C thấp hơn 25 mol% và tỷ lệ ñó phân bố không ñều
trên bộ gene, có vùng rất cao lại có những vùng rất thấp. Một cơ thể sống có
kích thước và số lượng gene nhỏ như vậy nhưng nó cũng thể hiện là một mầm
bệnh tương ñối hoàn chỉnh và thực hiện rất nhiều chức năng của một cơ thể
sống, chứng tỏ tính tổ chức và sự ñiều hành của bộ gene của Mycoplasma khá
hoàn chỉnh.

1.1.2.4. Tính chất nuôi cấy
Nuôi cấy Mycoplama rất khó, chúng mọc chậm, ñòi hỏi ñiều kiện sống
phức tạp, giàu chất dinh dưỡng và yếm khí. Nhiệt ñộ thích hợp nuôi cấy là 37
0
C,
pH = 7 - 8, ñộ ẩm cao.
Trên môi trường lỏng: mọc chậm, làm vẩn ñục nhẹ, màu trắng ñục hoặc
ñục ñều.
Môi trường P.P.L.O (thạch làm giàu bằng huyết thanh ngựa): sau khi cấy,
ñể trong tủ ấm 37
0
C, ñộ ẩm cao. Sau 5 - 7 ngày xuất hiện khuẩn lạc tròn, nhỏ,

bóng láng, hình cúc áo, kích thước 0,2 - 0,3µm.
Môi trường nuôi cấy tế bào: do môi trường giàu chất dinh dưỡng
Mycoplasma chuyển màu môi trường thành màu hơi vàng và có vẩn bông nhẹ.
Có thể nuôi cấy Mycoplasma trên môi trường nhân tạo và trên phôi trứng.
Môi trường nuôi cấy Mycoplasma yêu cầu ñộ dinh dưỡng cao, phải có
10% nước chiết men và 10- 30% huyết thanh (lợn, ngựa).
Nuôi cấy trên phôi gà: cấy Mycoplasma gallisepticum vào túi lòng ñỏ
phôi gà ấp 6 - 7 ngày tuổi. Mycoplasma gallisepticum giết chết phôi sau khi tiêm
4 - 8 ngày. Thai có bệnh tích tụ máu, viêm gan, sưng lách và viêm ngoại tâm
mạc (Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan Hương, 2009)[8].


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


8

1.1.2.5. ðặc tính sinh học
Bảng 1.1. Một số ñặc tính sinh hóa của Mycoplasma
Chủng Mycoplasma ðối tượng mắc
Lên men
ñường
Sinh hơi
(hydro)
M. gallisepticum Gà tây, gà ta + -
M. synoviae Gà tây, gà ta + -
M. meliagridis Gà tây, gà ta - +
M. iowae Gà tây, gà ta + +
M. gallopavonis Gà tây, gà ta + -
M. cloacale Gà tây, gà ta - +

M. gallinarum Gà tây, gà ta - +
M. gallinacerum Gà tây, gà ta + -
M. dullorum Gà tây, gà ta + -
M. iners Gà tây, gà ta - +
M. lipofuciens Gà tây, gà ta + +
M. glycophilum Gà tây, gà ta + -
M. colubinasale Chim bồ câu - +
M. columbilum Gà tây, gà ta - +
M. columborale Gà tây, gà ta + -
M. anatis Vịt + -
M. anseris Ngỗng - +
M. acholeplasmalaidlawii Nhiều ñối tượng

+ -


Khả năng lên men ñường của Mycoplasma là rất khác nhau:
- Không lên men lactose.
- Lên men glucose, mantose, không sinh hơi, sinh axit.
- Ít lên men saccaroza.
- Kết quả lên men galactose, fructose, mantol rất khác nhau.
- Không phân hủy gelatin, không làm thay ñổi sữa.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


9

- Phản ứng arginin âm tính.
- Phản ứng indol dương tính
Mycoplasma gallisepticum gây dung huyết một phần hồng cầu gà và gà

tây, gây dung huyết hoàn toàn hồng cầu gà trong môi trường thạch.
1.1.2.6. ðặc tính sinh sản
Mycoplasma sinh sản tương ñối ngẫu nhiên, từ một hình cầu phát triển
thành một hình vô quy tắc, thể này phình to ra, bên trong xuất hiện một hạt nhân
nhuộm màu rất ñậm. Hạt này phân cắt thành nhiều hạt nhỏ nằm trong một khối
tế bào chất ñược một màng mỏng bao bọc, về sau mỗi hạt nhỏ sẽ cùng với một ít
tế bào bao quanh nó giải phóng ra và tạo ra một cá thể mới.

1.1.2.7. Sức ñề kháng
Trong tự nhiên, sức ñề kháng của mầm bệnh rất kém. Các chất sát trùng
thông thường ñều có thể tiêu diệt ñược Mycoplasma như: phenol, formol,
propiolactone, methiolate…
Mycoplasma mẫn cảm cao với sự khô và tia tử ngoại.
Theo Chandiramani và Van Roekel (1996), Mycoplasma gallisepticum
sống ñược ở phân gà 37
0
C trong 1- 3 ngày, ở lòng ñỏ trứng gà 37
0
C trong 18
tuần, 20
0
C trong 6 tuần.
Huyễn dịch màng nhung niệu sẽ mất tác dụng nếu ở 45
0
C trong 1 giờ, ở
60
0
C sau 20 phút, ở 90
0
C sau 1- 3 phút, khi ñun sôi sẽ chết ngay (Hofstard,

1995)[24].
Trên vỏ trứng Mycoplasma giữ ñược ñặc tính sinh học ở trong nhiệt ñộ
của máy ấp trong 5 ngày, còn nếu ở trong lòng ñỏ sống suốt trong quá trình ấp,
nói một cách khác Mycoplasma truyền ñược qua phôi.
Bệnh phẩm bảo quản ở -25
0
C sau 1 năm phân lập ñược 35%, và sau 3
năm còn 13%.
Trong canh trùng, dưới nhiệt ñộ 45
0
C Mycoplasma không có khả năng
gây bệnh sau 1 giờ, với -5
0
C sau 20 ngày.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


10

Mycoplasma rất mẫn cảm với một số kháng sinh như: nhóm tetracycllin,
nhóm furan, tylan, tylosin, tiamulin,…trong ñó tylan, tylosin có tác dụng tốt.
Nuôi cấy và phân lập Mycoplasma rất khó vì nó ñòi hỏi chất lượng môi
trường khá cao, trong môi trường thạch, khuẩn lạc của nó có dạng trứng ốp lếp.

1.1.3. Dịch tễ học và cơ chế sinh bệnh
1.1.3.1. Dịch tễ học
- Loài vật mắc
Loài dễ mắc bệnh trong thiên nhiên là gà, gà tây, gà sao, ngoài ra bệnh
còn gặp ở các loài thủy cầm.
Chăn nuôi theo phương thức công nghiệp bệnh phổ biến hơn chăn nuôi theo

phương thức tự nhiên vì: nuôi nhốt tập trung mật ñộ gia cầm cao thuận tiện cho
việc lan truyền theo ñường hô hấp, các yếu tố dinh dưỡng và nuôi dưỡng ñều có
tính chất nhân tạo nên sức ñề kháng của gia cầm thấp hơn trong ñiều kiện tự nhiên.
Bệnh xuất hiện do sức ñề kháng của cơ thể giảm bởi các yếu tố bất lợi
như: mật ñộ cao, ñộ thông thoáng kém, bẩn, stress vận chuyển,…
Bệnh thường kết hợp với một số bệnh do vi khuẩn khác như: E.coli,
Salmonella, Pasteurella,…gây ra.
- Lứa tuổi mắc bệnh
Bệnh gây ra chủ yếu ở gà 4 - 8 tuần tuổi là nặng nhất, gà lớn hơn bị bệnh
và mang trùng suốt ñời, truyền bệnh cho gà con qua trứng.
Gà nuôi theo phương thức công nghiệp dễ mắc hơn gà nuôi theo phương
thức tự nhiên.
- Mùa vụ
Trong ñiều kiện khí hậu ở Việt Nam, nóng ẩm về mùa hè và gió lạnh về
mùa ñông sẽ tạo ñiều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển
Bệnh tập trung vào ñầu tháng 4 và giảm dần vào tháng 6, tháng 7.
- Vùng
Bệnh thường phát sinh lẻ tẻ, giới hạn trong một ñịa phương, một khu vực.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


11

* Mức ñộ lây lan
Sự lan truyền có thể rất mạnh ở giai ñoạn bệnh cấp tính và nó chịu ảnh
hưởng bởi khả năng nhân lên của mầm bệnh trong ñường hô hấp.
Gà mắc bệnh bài thải vi khuẩn vào không khí, gà bệnh truyền cho gà khỏe
khi ở chung ñàn hay cùng chuồng trại. Dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nhiễm vi
khuẩn cũng là nguồn gây bệnh.
Một con ñường truyền lây bệnh khác ñược mô tả khá kĩ càng ñó là sự

truyền lây qua trứng. Mycoplasma gallisepticum ñược phân lập từ màng lòng ñỏ,
túi lòng ñỏ, túi khí của phôi từ ñàn gà nhiễm bệnh. Một phần phôi nhiễm bệnh bị
chết trong quá trình ấp, một phần nở ra sẽ là nguồn bệnh lây nhiễm cho ñàn gà
Mycoplasma gallisepticum còn tìm thấy ở trong tinh dịch của gà trống bị
bệnh, vì vậy sự lây truyền có thể thực hiện qua con ñường thụ tinh nhân tạo và
từ gà trống truyền cho gà mái.
- Tỷ lệ nhiễm, chết
Bệnh có tỷ lệ nhiễm cao, tỷ lệ chết phụ thuộc vào lứa tuổi, con vật non bị
ảnh hưởng nhiều hơn so với con vật trưởng thành, ở nhiệt ñộ càng thấp, bệnh
càng nặng và thời gian bệnh kéo dài hơn.
Tỷ lệ chết thường thấp ở trường hợp bệnh không phối hợp, nhưng trong
thực tế thì bệnh là bệnh kế phát nên hay ghép cùng với các bệnh khác do vậy
bệnh gây chết nhiều.

1.1.3.2. Cơ chế sinh bệnh
Khi xâm nhập vào cơ thể con vật, Mycoplasma sẽ ñến ký sinh và làm
viêm nhẹ niêm mạc ñường hô hấp, niêm mạc mũi, các xoang quanh mũi và các
thành túi khí. Các niêm mạc này bị phù nhẹ, lớp dưới thâm nhiễm các tế bào
lympho và histocyte tạo nên các hạt nhỏ lấm tấm. Sau ñó tùy theo sức ñề kháng
của cơ thể mà bệnh phát ra theo các chiều hướng khác nhau.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


12

Nếu sức ñề kháng của cơ thể tốt hoặc mầm bệnh chưa ñủ khả năng gây
bệnh thì mầm bệnh sẽ cư trú tại ñường hô hấp trên, các bệnh tích sẽ nhẹ có khi
không nhìn thấy.
Nếu sức ñề kháng giảm sút bệnh tích sẽ nặng lên và lan tràn. Mầm bệnh
sẽ theo máu ñến các cơ quan trong cơ thể như: gan, tủy xương, lách…gây tổn

thương các cơ quan hô hấp, tuần hoàn ở phổi làm rối loạn trao ñổi khí và rối
loạn toàn bộ cơ thể con vật. Mầm bệnh có thể kết hợp với một số vi khuẩn, virus
khác làm tổn thương niêm mạc ñường hô hấp, con vật gầy sút nhanh rồi chết.
Nhiều trường hợp con vật mắc bệnh thường xuất hiện các bệnh khác ñặc biệt là
E.coli (Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan Hương, 2009)[8].
Khi xuất hiện bệnh ghép với E.coli và virus gây viêm phế quản truyền nhiễm
thì túi khí bị viêm nặng, mức ñộ và thời gian bệnh tăng lên rõ rệt. Chứng viêm
túi khí nặng là bệnh viêm ñường hô hấp mạn tính ghép.
Niêm mạc ñường hô hấp sẽ bị viêm thanh dịch có fibrin, con vật gầy, kiệt
sức dần rồi chết.

1.1.4. Triệu chứng bệnh
Tùy thuộc vào khả năng gây bệnh của bệnh nguyên và các yếu tố ảnh
hưởng ñến sức ñề kháng của cơ thể, thời gian nung bệnh có thể biến ñổi từ 4 ñến
21 ngày. Ở những ñàn gà mà bị nhiễm bệnh qua trứng, những biểu hiện lâm
sàng có thể phát triển và biểu hiện ở giai ñoạn 3 ñến 6 tuần tuổi. Trường hợp ñàn
gà bị nhiễm từ trứng bệnh nhưng ñược xử lý bằng kháng sinh và ñược nuôi
trong ñiều kiện tốt thì những biểu hiện lâm sàng không thể hiện cho ñến khi ñàn
gà bị kết hợp với những mầm bệnh khác hoặc các yếu tố stress.
Khi ñã nhiễm Mycoplasma sẽ có nhiều bệnh thứ phát xuất hiện làm cho
triệu chứng lâm sàng có nhiều thay ñổi nên dễ nhầm lẫn và gây khó khăn trong
việc chẩn ñoán bệnh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


13

Những biểu hiện lâm sàng chung nhất bao gồm: xuất tiết dịch mũi, ho, sùi
bọt, bong bóng, hắt hơi, vẩy mỏ, khò khè. Có những trường hợp bị mất ñiều hòa
thần kinh, què, sưng ñầu, một số con có hiện tượng mắt to hơn bình thường.


1.1.4.1. Ở gà con
Dấu hiệu ñầu tiên của gà là kém ăn, chảy nước mũi và nước mắt. Nước
mũi bắt ñầu loãng, sau ñặc dần. Con vật há mồm ra ñể thở vì ngạt mũi. Niêm
mạc mắt xung huyết ñỏ, nước mắt ñặc dần sau thành sợi fibrin tích tụ lại to dần
và lồi lên ở giữa tròng mắt. Mắt bị viêm kết mạc, giác mạc bị loét, mắt có mủ
hoặc con vật có thể bị mù. Con vật bị viêm loang từ mũi ra các xoang xung
quanh, viêm ñường hô hấp. ðầu tiên có thể biến dạng do viêm mắt, viêm mũi.
Sau khi các xoang ñầu bị viêm thì niêm mạc hầu, khí quản và túi khí cũng bị
viêm. Con vật thở khò khè, mào tím bầm, kiệt sức rồi chết.
Một số trường hợp gà bị sưng khớp, kém ăn. Con vật thở khò khè, mỏ và
chân khô, vảy long ra, kém bóng.
Gà con mắc bệnh nặng hơn gà lớn và tỷ lệ mắc bệnh cao, nhưng tỷ lệ chết
khoảng 5 - 12%, gà chết rải rác trong các ngày, nhưng cũng có khi chết tới 30%
(Nguyễn Thị Hương và Lê Văn Năm, 1995)[10].

1.1.4.2. Ở gà lớn
Gà lớn thường mắc bệnh ở thể ẩn tính, triệu chứng lâm sàng không rõ.
Bệnh xảy ra chậm và kéo dài nhiều tháng. Dấu hiệu ñặc trưng nhất ở gà lớn có
tiếng ran, thở khó, viêm mũi một bên hoặc hai bên. Gà chảy nước mắt, nước
mũi, vảy mỏ, tiêu hóa kém và gầy sút.
Ở gà ñẻ, sản lượng trứng giảm và trong trường hợp không có biểu hiện
lâm sàng nhưng thấy tăng tỷ lệ chết của phôi và gà nở ra chậm lớn, có khi có
triệu chứng thần kinh. Gà ñẻ bị chết nhiều là do các loại vi khuẩn cộng phát
gây nên.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


14


Tuy nhiên, nhiều ñàn gà có phản ứng huyết thanh học dương tính, nhưng
không có triệu chứng lâm sàng. ðặc biệt khi chúng nhiễm bệnh ở tuổi còn non
và cơ thể một phần ñã hồi phục.
ðối với gà trống khi mắc bệnh thường có tiếng kêu khan và có dấu hiệu
bệnh rõ rệt hơn và bệnh thường nặng. Gà thịt thường mắc bệnh nặng và hay kết
hợp với các bệnh khác.
Tỷ lệ chết ở ñàn gà lớn không ñáng kể, nhưng ảnh hưởng tới tăng trọng và
tỷ lệ ñẻ. Gà thịt tỷ lệ chết thấp nếu không kết hợp với các bệnh khác, chết nhiều
nhất là 30% nếu có bệnh ghép và ñặc biệt là vào những tháng lạnh giá.

1.1.5. Bệnh tích
1.1.5.1. Bệnh tích ñại thể
Khi quan sát bệnh tích ñại thể thấy xác chết gầy và có dịch viêm cata ở
mũi, khí quản, phế quản, các túi khí. Viêm xoang thường ñiển hình nhất ở gà
tây, nhưng cũng hay gặp ở gà và gia cầm khác.
Các túi khí có chất bã ñậu mặc dù chúng chỉ là những hạt nhỏ hoặc nang
trắng, thành túi khí dày lên và mất trong.
Viêm màng phổi, trong phổi có các màng cứng và ñôi khi hình thành u
hạt. Mạt phổi phủ fibrin, rải rác một số vùng bị hoại tử.
Ở gà, nếu bệnh ở túi khí nặng thấy có fibrin hoặc fibrin mủ ở gan, tim, các
túi khí.
Trong trường hợp bệnh nặng, thấy có dịch thẩm thấu ở xoang mũi, khí
quản, phế nang. Niêm mạc khí quản thường dày lên, niêm mạc mũi và xoang
mũi thường thấy nốt sần trắng do tăng sinh của tế bào lympho.
Mycoplasma gallisepticum còn gây viêm ống dẫn trứng ở gà và gà tây.
Trong trường hợp bệnh nặng và ghép E.coli, trên các màng bao tim, gan,
lách có lớp màng giả trắng ñục.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



15

1.1.5.2. Bệnh tích vi thể
Khi quan sát bệnh tích vi thể thấy có biểu hiện rõ ở khí quản và phổi.
Khí quản: tăng sinh và tróc tế bào biểu mô, có sự thâm nhiễm các tế bào
ñơn nhân và tăng sinh các tuyến nhầy. Hình thành các vùng tăng sinh tế bào
lympho dưới màng nhày niêm mạc, các ống tuyến dịch của biểu mô dài ra rõ rệt
và rất có ý nghĩa trong việc chẩn ñoán. Những biến ñổi này không có ở bệnh
truyền nhiễm khác nên có ý nghĩa trong chẩn ñoán (Nguyễn Bá Hiên và Trần
Thị Lan Hương, 2009)[8].
Phổi: có các vùng viêm, xuất hiện các nang lympho cũng như các tổn
thương dạng hạt. Mô phổi có sự tăng sinh lympho dạng nang, có hiện tượng
viêm phổi với các tế bào khổng lồ.

1.1.6. Chẩn ñoán bệnh
1.1.6.1. Chẩn ñoán vi khuẩn học
Huyễn dịch khí quản, dịch túi khí, phổi hoặc dịch xoang có thể cấy vào
môi trường nước thịt thích hợp hoặc môi trường thạch.
Người ta dùng que cấp cấy dịch ở lỗ mũi vừa ñủ ñể phân lập. Môi trường
nuôi cấy phải có các chất bổ trợ, có 10- 15% huyết thanh ngựa hoặc lợn, có chất
chống tạp khuẩn như thallous acetate 1/400 và penixilin 2000UI/ ml.
Mầm bệnh ñược nuôi cấy ở 37
0
C từ 5 - 7 ngày. Lúc ñầu có thể không thấy
mọc, nhưng sau 2 ñến 3 lần cấy chuyển ở khoảng cách từ 3 - 5 ngày, thấy ñược
các khuẩn lạc mọc.
Người ta cho thêm vào môi trường phenol ñỏ với dextrose vùa ñủ ñể xác
ñịnh sự phát triển của Mycoplasma. Mycoplasma gallisepticum lên men dextrose

chuyển phenol ñỏ thành màu vàng khi môi trường trở thành axit. Bằng phương
pháp nhuộm giemsa, khi xem dưới kính hiển vi (vật kính dầu) người ta xác ñịnh
ñược Mycoplasma gallisepticum có dạng hình cầu. Từ canh trùng nước thịt có
thể cấy sang môi trường thạch giàu dinh dưỡng ñể nghiên cứu hình thái khuẩn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


16

lạc. Các ñĩa thạch ñược nuôi cấy phải ñể ở tủ ấm 37
0
C, có ñố ẩm cao, từ 3 - 5
ngày ñể kiểm tra khuẩn lạc Mycoplasma ñiển hình.
Sự phân lập Mycoplasma gallisepticum từ dịch rỉ viêm ñược cấy vào túi
lòng ñỏ phôi thai gà 7 ngày tuổi. Sự chết phôi sẽ xảy ra sau 4 - 8 ngày và sự tổn
thương túi lòng ñỏ phải ñiển hình.

1.1.6.2. Chẩn ñoán huyết thanh học
Người ta thường dùng phương pháp huyết thanh học ñể chẩn ñoán sự
nhiễm Mycoplasma gallisepticum. Phản ứng huyết thanh học dương tính, cùng
với tiểu sử bệnh và các dấu hiệu lâm sàng ñiển hình sẽ cho phép chẩn ñoán
ñúng trong quá trình phân lập và nhận biết mầm bệnh.
- Phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính
Hỗn hợp bao gồm 1 giọt kháng nguyên nhuộm màu và 1 giọt huyết thanh
ñược trộn ñều, ñể yên trong vòng 2 phút, phản ứng dương tính thể hiện bằng sự
cụm lại của màu kháng nguyên và phần còn lại trở nên trong suốt. Phản ứng
ñược sử dụng rộng rãi do tính ñơn giản và nhạy, bản chất của nó là ñể phát hiện
IgM sơ cấp. Tuy nhiên, phản ứng thường không ñặc hiệu và nó phụ thuộc vào
khá nhiều yếu tố như chủng vi khuẩn và môi trường nuôi cấy trong quá trình
chuẩn bị kháng nguyên, (kháng nguyên của các hãng khác nhau có ñộ nhạy và

tính ñặc hiệu khác nhau), chất lượng huyết thanh, vật chủ cần kiểm tra, mối quan
hệ kháng nguyên giữa các loài (ví dụ kháng nguyên Mycoplasma gallisepticum
có thể phản ứng với kháng huyết thanh Mycoplasma synoviae) hoặc sự nhiễm
bệnh của các loài Mycoplasma khác. Sử dụng vacxin nhũ dầu phòng bệnh
coryza hoặc vacxin vô hoạt IBDV hoặc những vacxin khác mà thành phần có
trong vacxin chưa tinh sạch và có thể gây ñáp ứng miễn dịch thì cũng có thể
tương tác với các thành phần có trong môi trường nuôi cấy Mycoplasma
gallisepticum và tạo nên những phản ứng dương tính giả. Những phản ứng ñó có
thể quan sát ñược sau 2 ñến 5 tuần tiêm vacxin. Chúng không thể hạn chế ñược
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


17

bằng cách vô hoạt huyết thanh bằng nhiệt hoặc xử lý bằng 2-mercaptoethanol
dithiothreitol hoặc NaCl 3M.
- Phản ứng ngưng kết chậm trong ống nghiệm
Kháng nguyên dùng trong phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính có
thể dùng trong phản ứng ngưng kết chậm trong ống nghiệm. Cần pha thêm axit
foric 0,2% pha loãng 1/20 với dung dịch muối ñệm (PH = 7, phenol 0,25%).
Cách làm: Lấy 0,08ml huyết thanh cho vào 1ml kháng nguyên ñể tủ ấm
37
0
C và ñọc kết quả.
Kết quả:
Huyết thanh và kháng nguyên có ngưng kết nhanh thành từng ñám ở ñáy
ống nghiệm thì phản ứng dương tính.
- Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (Haemagglutination inhibition - HI)
Canh trùng nuôi cấy ở giai ñoạn sinh trưởng mạnh (log phase) hoặc tế bào
Mycoplasma ñược ly tâm, phần lắng cặn (pha và trộn ñều với một nồng ñộ xác

ñịnh) ñược trộn lẫn với các nồng ñộ huyết thanh cần kiểm tra, sau ñó hồng cầu
gà tươi hoặc ñã xử lý với formanin ñược thêm vào. Sự ức chế ngưng kết hồng
cầu thể hiện sự có mặt của kháng thể chống lại Mycoplasma gallisepticum. Phép
thử ñược thực hiện với cả huyết thanh, huyết tương hoặc chất chiết từ lòng ñỏ
trứng nhờ phương pháp tách chiết chloroform, phản ứng nhằm kiểm tra kháng
thể IgG. Kháng thể ñược phát hiện trong trường hợp này có thể tồn tại ñến vài
tháng. Phản ứng này rất ñặc hiệu, không có hiện tượng phản ứng chéo với
Mycoplasma synoviae hoặc với các loài Mycoplasma khác nhưng ñộ nhạy của
phản ứng thấp. Phản ứng HI thể hiện tính ña dạng kháng nguyên rất cao mà sử
dụng kỹ thuật enzyme cắt hạn chế cũng không phát hiện ra ñược. Hiệu giá HI
phụ thuộc vào các chủng vi khuẩn ñược sử dụng trong phép thử. Phép thử này
không phát hiện ñáp ứng huyết thanh của các chủng khác nhau. Tuy nhiên, sự
phối hợp sử dụng SPA và HI có thể mang lại những thông tin quan trọng trong
việc xác ñịnh sự lây nhiễm của Mycoplasma trong ñàn.

×