Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

hình tượng con người cô đơn trong gào thét trong mưa bụi của dư hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.01 KB, 113 trang )

B GIO DC V O TO
I HC HU
TRNG I HC S PHM
NG THậ HAI
HầNH TặĩNG CON NGặèI C N
TRONG GAèO THEẽT TRONG MặA BUI
CUA Dặ HOA
Chuyờn ngnh: Vn hc nc ngoi
Mó s: 60 22 30
LUN VN THAC Sẫ NGặẻ VN
NGI HNG DN KHOA HC:
TS. NGUYN TH TNH THY
Huóỳ, Nm 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận
văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng
và chưa được công bố trong bất kì một công trình nào
khác.
Huế, tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn
Ngô Thị Hải
ii
Để hoàn thành Luận văn này, ngoài cố gắng nổ lực
của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cô giáo, người thân và bạn bè.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất
đến TS. Nguyễn Thị Tịnh Thy, người đã trực tiếp giúp đỡ,
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.


Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Ngữ
văn,, Khoa Đào tạo sau đại học, trường Đại học Sư Phạm
Huế đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những
người thân, bạn bè, đặc biệt là Bố Mẹ, Chồng và Con trai
đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Huế, tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn
Ngô Thị Hải
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Huãú, Nàm 2013 i
Trang 1
Trang phụ bìa i 1
Lời cam đoan ii 1
Lời cảm ơn iii 1
PHỤ LỤC 3
MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Lịch sử vấn đề 6
2.1. Nghiên cứu ở Trung Quốc 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
4. Phương pháp nghiên cứu 10

5. Đóng góp mới của đề tài 10
6. Cấu trúc của luận văn 11
NỘI DUNG 12
Chương 1 12
CON NGƯỜI CÔ ĐƠN VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NÓ TRONG GÀO THÉT
TRONG MƯA BỤI 12
1.1. Vài nét về con người cô đơn và kiểu nhân vật con người cô đơn trong tiểu thuyết
của Dư Hoa 12
1.1.1. Khái niệm cô đơn 12
1.1.2. Những biểu hiện của con người cô đơn 12
1.1.3. Kiểu nhân vật con người cô đơn trong tiểu thuyết của Dư Hoa 13
1.2. Những dạng thức chủ yếu của con người cô đơn trong Gào thét trong mưa bụi 18
1.2.1. Cô đơn vì bị chối bỏ 18
1.2.1.1. Gia đình chối bỏ 18
1.2.1.2. Xã hội chối bỏ 21
1.2.2. Cô đơn trong kiếp người 23
1.2.2.1. Cô đơn tiền định 24
1.2.2.2. Cô đơn bản thể 25
1.3. Con người cô đơn với những bi kịch trong cuộc sống 26
1.3.1. Bi kịch mất người thân 26
1.3.1.1. Bi kịch mất người thân trong gia đình 27
1
1.3.1.2. Bi kịch mất bạn bè 28
1.3.2. Bi kịch thiếu tình yêu 30
1.3.2.1. Thiếu tình yêu lứa đôi 30
1.3.2.2. Thiếu tình yêu trong gia đình 31
1.3.2.3. Thiếu tình cảm trong môi trường xã hội 33
1.3.3. Bi kịch vì những ẩn ức cá nhân 34
1.3.3.1. Ẩn ức tính dục 34
1.3.3.2. Ẩn ức vì bị bội tình 36

1.3.3.3. Ẩn ức vì mang ảo tưởng 38
1.3.3.4. Ẩn ức khiến con người có những hành động lập dị 40
Chương 2 42
SỰ THỂ HIỆN CON NGƯỜI CÔ ĐƠN QUA KHÔNG GIAN, THỜI GIAN VÀ KẾT
CẤU 42
2.1. Sự thể hiện con người cô đơn qua không gian 42
2.1.1. Không gian tâm thức với những kí ức buồn 42
2.1.2. Không gian khép kín gắn với sự ngột ngạt, bế tắc 45
2.1.3. Không gian trôi nổi gợi nỗi đau ám ảnh 47
2.2. Sự thể hiện con người cô đơn qua thời gian 50
2.2.1. Thời gian của kí ức – sự đánh thức nỗi cô đơn 51
2.2.2. Thời gian luẩn quẩn, tù đọng – sự bế tắc của con người trước thực tại 53
2.3. Sự thể hiện con người cô đơn qua kết cấu 55
2.3.1. Kết cấu đồng hiện- nỗi cô đơn không có giới hạn 55
2.3.2. Kết cấu phân mảnh, lắp ghép – Sự cô đơn của những mảnh đời bất hạnh 57
2.3.3. Kết cấu vòng tròn - cô đơn lại trở về với cô đơn 60
Chương 3 63
SỰ THỂ HIỆN CON NGƯỜI CÔ ĐƠN QUA 63
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT 63
3.1. Vai trò của người kể chuyện trong việc thể hiện con người cô đơn 63
3.1.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất – phương thức chuyển tải nỗi cô đơn hữu hiệu
63
3.1.2. Người kể chuyện trải nghiệm – bản thể cô đơn kết nối những bản thể cô đơn 65
3.1.3. Người kể chuyện với điểm nhìn bên trong – sự thấu hiểu và cảm thông với nỗi
cô đơn 68
3.2. Vai trò của ngôn ngữ và giọng điệu trong việc thể hiện con người cô đơn 72
3.2.1. Ngôn ngữ và sự thể hiện con người cô đơn 72
3.2.1.1. Độc thoại nội tâm như lời tự bạch, tự vấn 72
3.2.1.2. Những đối thoại rời rạc, không có sự đáp trả 75
3.2.1. Giọng điệu và sự thể hiện con người cô đơn 77

2
3.2.2.1. Giọng điệu lạnh lùng, khách quan, tàn nhẫn 77
3.2.2.2. Giọng hài hước buồn 80
3.2.2.3. Giọng điệu hoài nghi 84
C. KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Những năm 80 trở lại đây, văn học Trung Quốc khởi sắc trở lại sau
nhiều năm bị “đại cách mạng văn hóa” nhấn chìm. Trong số những nhà văn
trẻ thuộc trào lưu sáng tác mới thực sự tài năng, có nhiều tác phẩm xứng với
tầm vóc của một đất nước có bề dày văn hóa nhất, nhì thế giới, Dư Hoa là
một trường hợp khá điển hình. Mặc dù ở Việt Nam, Dư Hoa chưa thật sự
được quan tâm đúng mức bởi người đọc vẫn còn lạ lẫm với ngòi bút quá
thẳng thắn và bản lĩnh này. Tuy nhiên, với những gì đã thể hiện và cống hiến
cho văn chương, Dư Hoa xứng đáng có một vị trí quan trọng trong thưởng
thức và nghiên cứu văn học Trung Hoa đương đại.
1.2. Trong cuộc bình chọn những tác phẩm xuất sắc nhất để đánh dấu
hơn nửa thế kỷ văn học phát triển. Dư Hoa vinh dự được bầu chọn là một
trong 73 tác giả có tác phẩm xuất sắc trong danh sách “một trăm tác phẩm nổi
tiếng văn học Trung Quốc đương đại”. Tác phẩm của Dư Hoa đã được dịch ra
nhiều thứ tiếng trên thế giới như Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan,
Nhật Bản Hàn Quốc… Các tác phẩm của ông thuộc thể loại hài hước thực tế.
Không có sự tồn tại của luật pháp trong đó, chỉ có những nơi cuồng tín, đồi
trụy, cờ bạc, mại dâm, và cả những cuộc thương lượng mua bán mờ ám…
Đọc những trang sách của Dư Hoa, có sự thống nhất chung trong phong cách,
giọng điệu và nhân tính con người bị thử thách đến tận cùng trong Cách mạng
văn hóa. Đó là điểm nhấn làm nên cái tên Dư Hoa với bạn đọc, không chỉ tại

Trung Hoa với series tác phẩm Sống, Chuyện Hứa Tam Quan bán máu,
Huynh đệ, Gào thét trong mưa bụi;…
Gào thét trong mưa bụi là tác phẩm đầu tay của Dư Hoa. Có thể nói tác
phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc. Đọc Gào thét trong mưa bụi, người đọc
thấy quặn lòng trước những bi kịch xót xa của những số phận con người trong
tác phẩm. Với những phát hiện mới mẻ trong văn chương, cũng như đóng góp
4
cho nền văn học nước nhà, tháng 3/2004, Gào thét trong mưa bụi được tặng
Huân chương kỵ sĩ Văn học nghệ thuật của Pháp.
Gào thét trong mưa bụi là một tác phẩm hay, song vẫn chưa được tìm
hiểu và nghiên cứu một cách có hệ thống. Với lòng say mê yêu thích và sự
ngưỡng mộ đối với các tác phẩm của Dư Hoa chúng tôi đã chọn tác phẩm
Gào thét trong mưa bụi làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn của mình.
1.3. Một trong những vấn đề được văn xuôi đương đại quan tâm, đó là
tình trạng cô đơn của con người. Nằm trong mạch cảm hứng khám phá số
phận con người, mỗi nhà văn có những nét riêng biệt, đào sâu theo một hướng
khác nhau khi cùng khai thác chủ đề cô đơn.
Cái trạng thái của con người cô đơn trong tác phẩm của Dư Hoa là
trạng thái hụt hẫng, chơi vơi, cô đơn vì không có điểm tựa tinh thần. Sự cô
đơn của con người - vấn đề muôn thuở mà văn học quan tâm, được Dư Hoa
thể hiện một cách sâu sắc. Những trang văn của ông đã phơi bày thế giới nội
tâm phức tạp của những cái tôi đa dạng, qua đó nhà văn thể hiện rõ quan niệm
mới mẻ và cái nhìn đa chiều về số phận con người.
Câu hỏi về số phận con người là vấn đề chung của văn học nhân loại.
Nó làm nên giá trị nhân văn sâu sắc ở nhiều tác phẩm, đã vượt qua mọi biên
giới và thời gian. Tìm hiểu hình tượng con người cô đơn trong Gào thét trong
mưa bụi là để khẳng định sự đóng góp của Dư Hoa trong mối quan tâm đến số
phận con người là việc làm cần thiết.
Hình tượng con người cô đơn trong Gào thét trong mưa bụi trở thành
hình tượng độc đáo về thế giới hiện tại. Qua hình tượng này tư tưởng nghệ

thuật của nhà văn bộc lộ khá tập trung và sắc nét. Chủ đề cô đơn qua đó trở
thành một giá trị nhân văn mới mẻ, làm giàu thêm hệ thẩm mĩ quen thuộc của
văn học Trung Quốc đương đại. Với hình tượng con người cô đơn tiểu thuyết
đã gây cho người đọc một “chấn thương tinh thần” bởi nó quá khắc nghiệt, quá
trần trụi và cũng quá bi thương. Tìm hiểu Hình tượng con người cô đơn trong
5
Gào thét trong mưa bụi cũng là cách để hiểu thêm về phong cách nghệ thuật
của Dư Hoa cũng như chủ nghĩa nhân văn mà ông đề cập trong tác phẩm.
Với những lí do trên đây, chúng tôi chọn đề tài: Hình tượng con người
cô đơn trong Gào thét trong mưa bụi của Dư Hoa như một bước khởi đầu
cho nỗ lực chiếm lĩnh những kinh nghiệm nghệ thuật mới.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu ở Trung Quốc
Dư Hoa là một “hiện tượng” của văn học Trung Quốc đương đại. Ông
bắt đầu sáng tác từ năm 1983. Những tác phẩm chủ yếu của nhà văn là: Sao
trời, Một loại hiện thực, Mười tám tuổi ra khỏi nhà đi xa,Gào thét trong mưa
bụi, Sống, Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, Huynh đệ;… Truyện của Dư
Hoa kỳ lạ, khác thường, phương thức kể chuyện độc đáo có một không hai.
Gào thét trong mưa bụi được ông viết xong ngày 17 tháng 9 năm 1991
ở tuổi 31. “Đây là tác phẩm kinh điển của những năm chín mươi thế kỷ hai
mươi” (Lời người dịch). Tháng 3 năm 2004, Gào thét trong mưa bụi được
tặng Huân chương kỵ sĩ văn học nghệ thuật của Pháp. Tác phẩm đã thu hút
được bạn đọc bởi nội dung và nghệ thuật mang nhiều hơi hướng lạ. Ngoài
Gào thét trong mưa bụi, Dư Hoa còn khiến biết bao con tim độc giả phải thổn
thức, khôn nguôi với những tác phẩm như: Sống, Chuyện Hứa Tam Quan bán
máu, Huynh đệ;… Đó là những đóng góp to lớn của ông cho văn học nước
nhà. Với những cống hiến to lớn này, Dư Hoa còn nhận được nhiều giải
thưởng có giá trị khác như: Giải thưởng văn học Grinzane Cavour của Italia
(1988), giải Jame Joy Foundation Award của Austraylia và Ireland (2002),
giải cống hiến đặc biệt sách Trung Hoa lần thứ nhất (2005). Tìm hiểu về Dư

Hoa cũng như tác phẩm của ông, chúng tôi tìm thấy những bài báo, những ý
kiến phát biểu, những nhận xét, đánh giá sau:
Trong phần “Vài lời về tác giả” của cuốn tiểu thuyết Huynh đệ của nhà
văn Dư Hoa, nhà xuất bản công an nhân dân ấn hành 2012. Nhà phê bình văn
học Lý Cật đã nhận xét về Dư Hoa bằng những lời ghê gớm như sau: “Trong
6
sáng tác tiểu thuyết thuộc trào lưu mới, thậm chí trong toàn bộ nền văn học
Trung Quốc, thì Dư Hoa là một người kế thừa và phát triển tinh thần Lỗ Tấn
tiêu biểu nhất” [20, tr.5].
Dư Hoa cũng được giới phê bình văn học Trung Quốc đánh giá: “là
một nhà văn đầy cá tính và được xem là tài hoa bậc nhất văn đàn Trung
Quốc đương đại”, [20, tr.5]
Trong phần “Tạp cảm về Dư Hoa” Mạc Ngôn cũng có những lời nhận
xét chân thực về Dư Hoa như: “1987 có một nhà tiểu thuyết vừa cổ quái, vừa
tàn khốc, với mấy bộ tiểu thuyết đầy máu, đã làm chấn động văn đàn. Trong
khoảng thời gian dài ánh mắt của hầu hết các nhà phê bình nghiên cứu tập
trung vào anh ta. Người ấy họ Dư tên Hoa…Đây là một con người có năng
lực tư duy lí tính rất mạnh mẽ. Tư duy lí tính đã giúp anh ta chuyển hoán từ
ngữ một cách có logic, có thứ tự, khúc chiết. Thứ đến anh ta có tài tung hỏa
mù trong tiểu thuyết của mình, trong đám hỏa mù ấy xây dựng những ảo ảnh
nửa quỷ, nửa người rất siêu đẳng” [26, tr.332].
Có lẽ cuộc sống sinh nhai với tư cách một nha sĩ đã bồi dưỡng và hun
đúc nên cái thiên tính này ở nhà văn Dư Hoa. Vì vậy mà không phải ngẫu
nhiên mà Dư Hoa được đánh giá là một “thiên tài tàn khốc” [26, tr.334].
Trong “Lời nói đầu” của Gào thét trong mưa bụi bản tiếng Italia tác giả
viết: “Đây là cuốn sách về ký ức, kết cấu dựa trên những cảm thức hay thời
gian trong tiềm thức. Khi đứng trước quá khứ, con người có niềm tin hơn, bởi
tương lai đầy rẫy mạo hiểm, chuyện thần bí mà có thể con người không thể
chiến thắng… Đó là lý do tại sao con người sống nặng về hồi ức đến vậy.
Sáng tác của tôi giống như việc nhấc máy điện thoại, bấm vào từng ngày

không thứ tự để nghe tiếng nói của quá khứ ở đầu dây bên kia!” [16, tr.10]
Trong “Lời nói đầu” của bản tiếng Hàn Quốc tác giả cũng nhận định:
Gào thét trong mưa bụi bị kí ức quán xuyến từ đầu đến cuối…Từ nơi sâu
thẳm của kí ức, tôi đã đánh thức rất nhiều cảm giác hạnh phúc và cay đắng”
[16, tr.12].
7
Và khi trao tặng Huân chương kỵ sĩ của Văn học nghệ thuật Pháp cho
Gào thét trong mưa bụi của Dư Hoa, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng văn hoá
Pháp, Jeans Jacques Aillagon nói: “Ở Gào thét trong mưa bụi, sự li kì và bình
thường hoà quyện nhau trong lối kể chuyện hấp dẫn mạnh mẽ, thủ pháp kể
chuyện có tính kịch, dàn trải, tình tiết giống như tác phẩm âm nhạc, nhà văn
dẫn dắt người đọc đến cùng cực của nhân tính, rồi lại trở về những lo lắng và
niềm vui thời thơ ấu” [16, tr.6].
Những lời nhận xét, đánh giá trên chỉ là những gợi ý nhỏ về nội dung,
nghệ thuật của tác phẩm và phong cách sáng tác của Dư Hoa nhằm chứng
minh cho hướng tiếp cận của mình mà thôi, chưa có công trình nghiên cứu
nào thực sự đi sâu vào hình tượng con người cô đơn trong tác phẩm mà chúng
tôi hướng tới.
2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Tác phẩm của Dư Hoa được dịch ra rất nhiều tiếng trên thế giới. Tuy
nhiên ở Việt Nam, bạn đọc biết đến ông chưa nhiều. Cũng có lẽ bởi cái bóng
quá lớn của Mạc Ngôn, Giả Bình Ao hay Vương Mông, Cao Hành Kiện
Trong giáo trình Tiểu thuyết Trung Quốc thời kì đổi mới do Lê Huy
Tiêu (chủ biên), nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, có đoạn: “tiểu thuyết
của các nhà văn trẻ như Lưu Sách La, Mã Nguyên, Hồng Phong, Dư Hoa…
mới thực sự là tiểu thuyết tiên phong, nó dường như tiếp thu hoàn toàn các
thủ pháp của chủ nghĩa hiện đại phương Tây” [40, tr.82]
Có thể thấy tiểu thuyết của Dư Hoa cũng được đánh giá một cách cô
đọng, khách quan nhất ở hai cụm từ “tiếp thu hoàn toàn các thủ pháp của chủ
nghĩa hiện đại phương Tây” và được xếp vào “tiểu thuyết tiên phong”

Ngoài ra, trong tiểu luận Một số vấn đề văn học Trung Quốc đương đại
của PGS, TS Hồ Sĩ Hiệp cũng có đôi dòng viết về Dư Hoa và tiểu thuyết
Sống của ông. Ông cũng được độc giả trong và ngoài nước chú ý đến bởi tác
phẩm Sống, được bình chọn trong danh sách “một trăm tác phẩm nổi tiếng
8
văn học đương đại”, và Dư Hoa được bình chọn là một trong 73 tác giả có tác
phẩm xuất sắc [16, tr.63].
Trên các trang web chúng tôi cũng tìm thấy một số bài viết về tác giả
Dư Hoa và tác phẩm Gào thét trong mưa bụi cụ thể như:
/>di-tim-cai-toi-da-mat-20110606123127302.chn, có bài “Gào thét trong mưa
bụi- Hành trình đi tìm cái tôi đã mất”, được đăng bởi aFamily
/>có bài “Nước mắt gào thét trong mưa bụi”, được đăng bởi báo Đất Việt.
Các trang văn học điện tử trên đều có chung nhận định:
“Tác phẩm là sự cảm thụ về quá khứ của nhân vật tôi, Tôn Quang
Lâm, qua từng giai đoạn sống của mình, không theo một thời gian nhất định,
con người đó đã nếm trải đủ mùi vị cay đắng, ngọt bùi. Tôn Quang Lâm đứng
ở những chiều kích khác nhau của cuộc sống, để từ đó cảm nhận, suy nghĩ về
cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh em ruột thịt, bạn bè, thầy cô. Tất cả sự sống của
họ, tình cảm và tính cách của họ đều nằm trong ký ức của Tôn Quang Lâm,
được tái hiện lên trong những khoảng thời gian khác nhau, không theo một
trình tự nào cả”.
Trên trang: />có bài: Tiểu thuyết của nhà văn Dư Hoa, mới lạ hay lố bịch?, không rõ tên tác
giả, do Mỹ Duyên lược dịch, từ nguồn VNT, Phongdiep.net. Ở bài viết này
tác giả đã trích dẫn những ý kiến khen, chê về cuốn tiểu thuyết Huynh đệ của
nhà văn Dư Hoa, và những lí giải của Dư Hoa khi viết cuốn tiểu thuyết này.
Phần đông đều đánh giá cao tác phẩm.
Như vậy, điểm qua tình hình nghiên cứu về tác giả Dư Hoa và Gào thét
trong mưa bụi, có thể khẳng định chưa có một công trình nghiên cứu nào đề
cập một cách toàn diện và hệ thống vấn đề hình tượng con người cô đơn trong
Gào thét trong mưa bụi của Dư Hoa. Đây là một đề tài mới, bên cạnh khó

khăn về ngôn ngữ, tài liệu, thì những nhận định, những ý kiến đánh giá trên
9
cũng đem lại cho người viết những gợi mở hấp dẫn, thú vị. Từ đây chúng tôi
tập trung vào hình tượng con người cô đơn trong Gào thét trong mưa bụi để
chỉ ra quan niệm về con người và cá tính sáng tạo của nhà văn Dư Hoa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình tượng con người cô đơn trong
Gào thét trong mưa bụi của Dư Hoa
Phạm vi nghiên cứu được xác định trên yêu cầu: Những biểu hiện của
con người cô đơn và các phương thức thể hiện của nó trong tác phẩm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết một cách tốt nhất những yêu cầu của luận văn đặt ra,
người viết sử dụng các phương pháp:
Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thi pháp thể loại: Sử
dụng phương pháp này người viết có điều kiện đi sâu vào từng chi tiết nghệ
thuật trong tác phẩm mà nhà văn hướng đến, để thấy được dụng ý nghệ thuật
của nhà văn trong việc truyền tải thông điệp của mình đến độc giả
Phương pháp hệ thống – cấu trúc: Nhằm mục đích xâu chuỗi các vấn
đề, đồng thời chỉ ra được những kiểu con người cô đơn và những bi kịch của
họ trong cuộc sống.
Phương pháp so sánh, đối chiếu nhằm tìm ra sự tương đồng và khác
biệt của “Hình tượng con người cô đơn trong Gào thét trong mưa bụi với các
tác phẩm khác của Dư Hoa và các tác phẩm cùng loại của các tác giả khác.
Phương pháp tổng hợp giúp người viết rút ra những nhận xét khái quát
thông qua những chi tiết cụ thể trong tác phẩm.
5. Đóng góp mới của đề tài
1. Đề tài đưa lại một cái nhìn có hệ thống và sâu sắc về hình tượng con
người cô đơn trong tác phẩm.
2. Đề tài chỉ ra những đóng mới của nhà văn trên phương diện nội dung
và nghệ thuật cho văn học Trung Quốc đương đại. Góp phần làm phong phú

thêm những thành quả và tư liệu tham khảo về văn học Trung Quốc.
10
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và phần Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Con người cô đơn và những biểu hiện của nó trong “Gào
thét trong mưa bụi”
Chương 2: Sự thể hiện con người cô đơn qua không – thời gian và kết cấu
Chương 3: Sự thể hiện con người cô đơn qua nghệ thuật trần thuật
11
NỘI DUNG
Chương 1
CON NGƯỜI CÔ ĐƠN VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NÓ
TRONG GÀO THÉT TRONG MƯA BỤI
1.1. Vài nét về con người cô đơn và kiểu nhân vật con người cô đơn trong
tiểu thuyết của Dư Hoa
1.1.1. Khái niệm cô đơn
Theo từ điển Tiếng Việt: “cô đơn” được hiểu là “chỉ có một mình,
không nương tựa được vào đâu” [21, tr.164].
Theo chiết tự chữ Hán, chữ “cô” nghĩa gốc là “mồ côi cha sớm”, sau
chuyển là “trơ trọi một mình, không ai giúp đỡ” và cũng có nghĩa là sự vượt
khỏi vị trí vốn có của vật này so với vật khác. Cao hơn hay thấp hơn đều
khiến nó trở nên trơ trọi. Chữ “đơn” có nghĩa là “lẻ, riêng, và chỉ có một”.
“Cô đơn” hợp nghĩa chỉ sự lẻ loi, đơn chiếc, cô độc của con người.
Từ góc độ triết học "”cô đơn” thuộc về vô thức. Tức “cô đơn” tồn tại
như bản năng của con người.
Từ góc độ khoa học nhân văn, “cô đơn” là một trạng thái tâm lí
đáng thương của con người, đồng thời cũng là ý thức đặc biệt về giá trị
của mỗi cá nhân.
Theo C.Mác "Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội".
Khi sự tổng hoà bị phá vỡ, một quan hệ nào đó bị đứt gãy, là có thể xuất hiện

trạng thái cô đơn. Về mặt tâm lí, cô đơn là trạng thái con người cảm thấy lẻ
loi, hụt hẫng khi bị cắt đứt khỏi sợi dây liên hệ với cộng đồng.
1.1.2. Những biểu hiện của con người cô đơn
Cô đơn như một trạng thái tâm lí bao gồm các cấp độ:
Thứ nhất, nó tồn tại dưới dạng những xúc cảm cô đơn, những rung
động rời rạc, riêng lẻ, thoáng qua.
12
Thứ hai, nó tồn tại dưới dạng cảm giác cô đơn. Đây là một quá t£nh tâm
lí xuất hiện khi có các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh tác động
trực tiếp vào con người.
Thứ ba, nó tồn tại dưới dạng tâm trạng, được hiểu là những biểu hiện
tâm lí tồn tại trong khoảng một thời gian tương đối ổn định và trực tiếp chi
phối người mang tâm trạng đó về nhiều mặt
Có thể qui về hai cơ chế điển hình của nỗi cô đơn đó là: Tự cô đơn và
bị cô đơn. Tự cô đơn tức là con người lớn lên đã thấy cô đơn mà không hề lí
giải được vì sao. Nó là sự sai khiến của dòng chảy thần thánh trong từng
huyết quản của con người. Nó thuộc về cội nguồn bản thể.
Bị cô đơn là tình trạng được xem xét trong mối tương quan với hoàn
cảnh, với cộng đồng xã hội xung quanh. Nó không phụ thuộc vào ý thức và ý
muốn của con người. Ở đây “cô đơn” là bị loại ra khỏi cộng đồng do sự chênh
lệch. Cá nhân tự ý thức về mình và tự loại mình ra khỏi cái chuẩn chung,
đứng lệch đi, thấp hơn hoặc cao hơn.
Có thể hiểu con người cô đơn là: chỉ sự lẻ loi, đơn chiếc tự bản thể, vừa
là trạng thái tâm lí của con người cảm thấy lẻ loi, đơn chiếc khi rơi vào hoàn
cảnh bị cắt đứt sợi dây liên hệ với cuộc đời.
1.1.3. Kiểu nhân vật con người cô đơn trong tiểu thuyết của Dư Hoa
Qua khảo sát một số tác phẩm của Dư Hoa như: Sống, Huynh đệ, Chuyện
Hứa Tam Quan bán máu, Gào thét trong mưa bụi, Mười tám tuổi rời nhà ra đi;
… Người viết nhận thấy kiểu nhân vật con người cô đơn trong các tác phẩm này
gồm: nhân vật chấn thương, nhân vật nổi loạn, nhân vật kiếm tìm,…

Chủ nghĩa hậu hiện đại trình bày một đời sống ngổn ngang, bất trắc,
nơi lý tưởng và các giá trị truyền thống bị đổ vỡ, nơi con người chỉ là những
mảnh số phận, những cá thể riêng lẻ. Xuất phát từ cảm thức đó, Nhân vật
chấn thương trở thành kiểu nhân vật của chủ nghĩa hậu hiện đại.
Nhân vật chấn thương là kiểu nhân vật mang trong mình những vết
thương, dù đó là vết thương thể xác hay vết thương tinh thần thì nó cũng để
13
lại những di chứng trong suốt cuộc đời của con người. Được mệnh danh là
người tiếp thu hoàn toàn các thủ pháp của chủ nghĩa hậu hiện đại, Nhân vật
chấn thương trở thành kiểu nhân vật điển hình trong sáng tác của Dư Hoa.
Cuộc đời của các nhân vật trong sáng tác của Dư Hoa là những mảnh
đời không trọn vẹn, ngay ngắn. Dường như các nhân vật đều được Dư Hoa
xây dựng trên nỗi ám ảnh về cái tàn lụi, tan rã. Chính vì vậy mà hình ảnh
“cái chết” được nhắc tới rất nhiều trong các tác phẩm của ông.
Ở Gào thét trong mưa bụi, mở đầu tác phẩm là hình ảnh cái chết của
một người đàn ông lạ mặt xuất hiện trong giấc mơ của Tôn Quang Lâm, rồi
đến cái chết của thằng em Tôn Quang Minh, của mẹ, của ông nội Tôn Hữu
Nguyên, của người bố Tôn Hữu Tài, của bố nuôi Vương Lập Cường, của bà
nội Tôn Quang Lâm, của cụ ông, của cụ bà
Ở Huynh đệ cũng vậy, cái chết luôn là một sự ám ảnh không nguôi. Mở
đầu tác phẩm cũng là cái chết. Cái chết của bố Lý Trọc – chết vì bị rơi xuống
hố phân trong lúc nhìn trộm mông đàn bà trong nhà xí, rồi đến cái chết của
Tống Phàm Bình và Tôn Vỹ – chết thảm dưới gót dày của Hồng Vệ Binh, cái
chết của Lý Lan rồi đến cái chết của Tống Cương, tất cả hiện lên thật đau xót.
Ở đây “cái chết” là sự xác định cụ thể để kiểm tra thái độ và năng lực chịu
đựng của con người, đồng thời nó cũng thể hiện quan điểm và cái nhìn thời
đại về thân phận con người của Dư Hoa.
Bên cạnh những “cái chết” thực cũng còn có những “cái chết” ảo (chết
về mặt tinh thần), do cô đơn, do tuyệt vọng. Đó là cái chết tinh thần của Lý
Trọc, dù anh có tất cả tiền tài, danh vọng, nhưng bên cạnh không còn một

người thân nào để chia sẻ, chỉ còn lại nỗi cô đơn, trống rỗng đang nhấn chìm
chính mình. Lâm Hồng, người đàn bà nhan sắc của thị trấn Lưu, có người
chồng là Tống Cương hết lòng vì vợ, cuối cùng chỉ một phút yếu lòng mà cô
đã để cho cái bản năng xâm chiếm, để rồi tâm hồn cô thực sự đã chết khi nhận
ra tình yêu lớn của đời mình đã chết;…
14
Và ở Sống cũng vậy, hình ảnh về cái chết ám ảnh con người đến ghê
rợn. Tất cả người thân của Phú Qúy đều lần lượt chết trước mắt lão, để cuối
cùng còn sót lại một mình lão bên con trâu già nua của mình.
Dù còn sống hay khi đã chết thì hầu hết các nhân vật của Dư Hoa đều
mang trong mình những “chấn thương” tâm lý. Nỗi đau cùng cực về thể xác,
sự mất dần cảm giác trong tâm hồn là điều dễ nhận thấy nhất trong các nhân
vật của Dư Hoa.
Theo M.Heidegge: “tồn tại giúp ta xác định chân tướng một con người.
con người có thể hiện hữu nhưng chưa hẳn đã tồn tại”. Các nhân vật của Dư
Hoa luôn cảm thấy xa lạ, lạc lõng trước cuộc sống, thậm chí xa lạ với chính
mình. Chính vì vậy mà họ luôn cảm thấy bất an và mang trong mình tâm
trạng cô đơn. Dường như thiếu thốn một cái gì đó mà họ không lý giải được.
Vì thế họ khao khát kiếm tìm sự hiện hữu của bản thân, kiếm tìm lẽ sống cho
riêng mình, và cũng là để trả lời cho câu hỏi “ta là ai?”.
Kiểu nhân vật kiếm tìm, đó là cuộc hành trình đi kiếm tìm chân lí, kiếm
tìm hạnh phúc, kiếm tìm bản ngã.
Phú Qúy trong Sống dù lắm đắng cay còn sót lại trong cuộc đời, bên
con trâu già trong chuỗi ngày xế bóng, nhưng nhân cách làm người thật sáng
trong. Qua Sống, ta cảm nhận được nhiều thông điệp về lẽ sống của cuộc đời.
Nhiều tầng ý nghĩa chứa trong một quyển sách mỏng: Hành trình thiên nan,
vạn nan của sự hình thành cái cao đẹp. Trả lời cho nỗi băn khoăn đi tìm căn
nguyên, cội nguồn của sự sống. Không có một tia hy vọng nào hé lên để nhân
vật bám lấy mà sống. Nhưng dường như không có ai cảm thấy điều đó là cần
thiết. Đời sống tự nó là thế, và người ta vui vẻ đón nhận tất cả những biến cố,

dù đau đớn nhất. Không có lấy một lời than, cả nhân vật và tác giả, cuộc sống
cứ trôi đi bình thản và đậm đặc trong sức chịu đựng ghê gớm của con người.
Đó chính là chân lý lớn nhất của cuộc sống.
Trong Huynh đệ, hai anh em Lý Trọc và Tống Cương cùng lớn lên bên
nhau trong sự nhiễu nhương của xã hội, cùng nhau vượt qua tất cả những
15
hoạn nạn chông gai của cuộc đời. Hạnh phúc tưởng chừng đã mỉm cười với
họ. Nhưng trên con đường đi kiếm tìm hạnh phúc cho riêng mình, mỗi người
có những cách lựa chọn cho mình con đường khác nhau. Những vấp ngã,
những sai lầm đã đẩy họ rời xa nhau mãi mãi. Tưởng chừng như không có gì
có thể chia cắt đựơc tình nghĩa giữa họ, vậy mà, cuộc đời và đầy rẫy những
biến cố của nó đã đẩy họ rời xa nhau, đành rằng đó là nỗi đau nhưng nỗi đau
này lớn quá, cuộc đời quả có quá nhiều những sự trớ trêu, để đến khi Lý Trọc
nhận ra mình thật cô đơn trong cõi đời này, khi Tống Cuơng đã tự vẫn và nắm
tro của anh cũng bé nhỏ như chính anh, còn Lý Trọc khi đã có cả tiền tài danh
vọng, khi đã rất giàu có cũng chợt bàng hoàng nhận ra mình chẳng có gì cả,
chỉ còn lại nỗi cô đơn trên cõi đời này.
Ở Chuyện Hứa Tam Quan bán máu là hành trình của con người đi tìm
kế sinh nhai. Vì miếng cơm manh áo, vì cuộc sống gia đình mà Hứa Tam
Quan bán cả xương máu của mình hết lần này đến lần khác, nhưng cuối cùng
chính gia đình lại khiến cuộc đời anh thành chuỗi dài của những lần bán máu
chuyên nghiệp để trả nợ, để mưu sinh. Lần vì đền tiền cho cậu con cả dám
đập vỡ đầu con hàng xóm, lần vì lo cuộc sống gia đình trong cơn đói cùng
quẫn, lần lo cho các con xuống nông thôn theo lệnh Mao Chủ tịch, lần đãi ông
đội trưởng của cậu con thứ bữa cơm tươm tất, mong ông ta đoái thương để
con chóng được điều về lại thành phố. Lần nữa, lại lần nữa và những lần bán
máu cứ dài ra. Cuộc đời của Hứa Tam Quan là những cuộc hành trình đi bán
máu. Bán máu để mong kiếm tìm được sự ấm no, hạnh phúc cho mình và cho
gia đình, nhưng cho đến lúc già, cái mà ông nhận được đó là con số không
tròn trịa.

Ở Gào thét trong mưa bụi cũng vậy, cuộc đời trôi dạt của cậu bé Tôn
Quang Lâm phải sống cuộc sống nay đây mai đó, phải tự mình đối mặt với
cuộc sống khó khăn, và trên con đường tìm lại chính mình, cậu bắt gặp những
con người cùng cảnh ngộ, đó là những con người cô đơn, mang trong mình
những “chấn thương” tinh thần không bao giờ lành.
16
Mười tám tuổi rời nhà đi xa cũng là cuộc trải nghiệm của nhân vật tôi.
Ra đi để nhận biết thế giới bên ngoài, để khẳng định rằng mình đã trưởng
thành. Và cuộc ra đi này “tôi” đã học được rất nhiều điều từ cuộc sống hiện
thực đó là: “cái mà ta cố công đi kiếm tìm, thì ra nó lại ở ngay chính bên
cạnh ta mà ta không hề biết”. Và qua truyện ngắn này Dư Hoa muốn gửi đến
bạn đọc thông điệp của cuộc sống: “hãy biết nâng niu, trân trọng những gì
mình đang có”
“Tôi cảm nhận được, chiếc ô tô này tuy thương tích đầy mình nhưng
trái tim nó vẫn khỏe mạnh và còn ấm áp nữa. Tôi biết trái tim mình cũng ấm
áp. Tôi đi tìm nhà trọ mãi, không ngờ nhà trọ của mình lại chính nơi đây”
[17, tr.51].
Mỗi nhân vật của Dư Hoa, đều chọn cho mình một phương thức khác
nhau, một mục đích khác nhau để kiếm tìm cái mình đang thiếu. Và sau
những cuộc trải nghiệm, những hành trình tìm kiếm gặp nhiều khổ đau, mất
mát thậm chí là hy sinh cả tính mạng, nhưng họ đều tìm đến được cái hạnh
phúc đích thực của đời mình.
Vòng luẩn quẩn của số phận, những cạm bẫy của cuộc sống như tấm
lưới đang giăng mắc nhiều mảnh đời không tìm được lối ra. Chính những bi
kịch về ý thức tồn tại hay sự vô nghĩa của cuộc sống tạo nên kiểu con người
nổi loạn trong sáng tác của Dư Hoa. Xuất phát từ những bi kịch cá nhân, trên
hành trình tìm kiếm và lý giải, con người luôn bị ám ảnh về nỗi cô đơn, hoài
nghi trước cuộc sống. Con người trong sáng tác của Dư Hoa luôn cảm thấy
lạc loài, họ sống khép kín, khác thường, thậm chí có những hành động bất
thường mà không lý giải nổi.

Phải kể đến đó là hành động vác xác bố đến hiệu cầm đồ của ông nội
Tôn Hữu Nguyên. Dùng xác bố như vật để phòng thân, như vũ khí để đánh trả
khi bất lực, và hành động nổi loạn này của Tôn Hữu Nguyên cũng thể hiện sự
cô đơn, cô lập khi không còn lối thoát cho riêng mình. Và trong tác phẩm này
cũng còn có nhiều nhân vật có những hành động “phi phàm” khác nữa như
17
hành động cầm dao uy hiếp bố mẹ Tuệ Lan của Quốc Khánh, hành động ném
lựu đạn của ông Vương Lập Cường để trả thù người đồng nghiệp đã tố cáo ông
ngoại tình. Các nhân vật của Dư Hoa đều nhận lấy những kết cục bi thương,
những hành động này chứng tỏ con người một khi đã bị dồn đến đường cùng
thì có thể làm tất cả.
Xây dựng nhân vật nổi loạn Dư Hoa muốn phản ánh cảm quan về tính
phi lí, bất ổn của đời sống thực tại, một thực tại giả dối đến khó tin, sự nổi
loạn của các nhân vật là thể hiện sự phản ứng mạnh mẽ trước đời sống thực
tại đó. Xây dựng các kiểu nhân vật trên, Dư Hoa muốn gióng hồi chuông cảnh
báo về lối sống nhạt nhẽo, vô nghĩa, tầm thường. Sự đói khổ, căn bệnh duy ý
chí, những dục vọng thấp kém đã giết chết tình người, giết chết cái đẹp.
1.2. Những dạng thức chủ yếu của con người cô đơn trong Gào thét trong
mưa bụi
1.2.1. Cô đơn vì bị chối bỏ
1.2.1.1. Gia đình chối bỏ
Gia đình chính là niềm hạnh phúc, là nơi ta có thể nương tựa và dựa
vào mỗi khi bị vấp ngã hay thất bại trong cuộc sống. Gia đình là một ngôi nhà
an toàn cho ta trú ngụ trong suốt cuộc đời. Thế nhưng, những gia đình mà ta
bắt gặp trong Gào thét trong mưa bụi của Dư Hoa lại có phần khác. Đó là
những gia đình không có sự liên kết giữa các thành viên. Mỗi thành viên là
một tiểu vũ trụ khép kín.
Tôn Quang Lâm, Quốc Khánh, Lỗ Lỗ;…được sinh ra trong những gia
đình như vậy. Chúng thiếu đi tình yêu thương tối thiểu của những con người
trong gia đình, hay đúng hơn chúng đã bị chính gia đình mình chối bỏ.

Lên sáu tuổi, Tôn Quang Lâm bị bố mẹ đem cho người khác. Ở với bố
mẹ nuôi năm năm, Sau khi bố nuôi Vương Lập Cường chết, một lần nữa cậu
lại bị mẹ nuôi chối bỏ. Bơ vơ không nơi nương tựa, cậu lại tìm về Cửa Nam –
tìm về với gia đình cũ, nhưng hình như cậu lại bắt đầu cuộc sống được người
ta nhận nuôi, trong chính gia đình của mình cậu bị đối xử như người xa lạ.
18
Trong gia đình, Tôn Quang Lâm bị coi thường và xác nhận là một kẻ dư thừa
chuyên gây phiền toái. Có mấy lần cậu nghe thấy bố nói với anh trai: “Nếu
không có thằng nhãi thì tốt”.
Anh trai cũng ghét cậu là do ảnh hưởng từ bố. Mỗi lần cậu xuất hiện
bên anh thì lập tức bị đuổi đi ngay. Vì thế mà cậu cách biệt anh em mình ngày
càng xa. Tôn Quang Lâm trở thành người thừa trong chính gia đình của mình.
Sự có mặt của cậu trong gia đình chỉ làm tăng thêm sự bức bối mà thôi, vì vậy
mà có chuyện gì xảy ra đối với gia đình cậu luôn đứng ngoài cuộc. Trong một
lần bị sốt cao, nằm trên giường miệng khô, cổ rát, đầu óc mê mệt, đúng lúc ấy
con cừu cái nhà cậu cũng sắp đẻ, người nhà đều có mặt trong chuồng để chăm
sóc nó, còn cậu thì một mình nằm trong nhà, mơ mơ màng màng. Trong suy
nghĩ của mọi người thì con cừu còn có thể đem lại lợi ích cho gia đình, còn
cậu chỉ là kẻ ăn hại, vì vậy mà số phận cậu không bằng con cừu. Sự bơ vơ, cô
độc đã biến Tôn Quang Lâm trở thành một cậu bé trơ lì về mặt cảm xúc.
Không những ở gia đình mình mà trong gia đình của bố mẹ nuôi, Tôn Quang
Lâm cũng bị đối xử như một kẻ giúp việc. “Thực ra, bà Lý Tú Anh không coi
trọng sự tồn tại của cậu, bà tốn quá nhiều thời gian để tỏ ra thương hại bản
thân, mà rất ít quan tâm đến cậu” [16, tr.276].
Quốc Khánh - người bạn học của Tôn Quang Lâm, mẹ mất sớm, lên
chín tuổi bị bố đẻ “ruồng bỏ” để chạy theo người đàn bà khác. Sau khi bị bố
ruồng bỏ, cậu phải tự lo cho bản thân mình và dần dần quen với nếp sống tự
lập. Trái với bố, cậu không ruồng bỏ bố mà vẫn luôn khao khát và hy vọng
“một ngày nào đó khi thức dậy, sẽ trông thấy bố đứng trước giường chăm chú
nhìn mình”. Nhưng những hy vọng của cậu thật mong manh và xa vời.

Trong một lần Quốc Khánh đang cùng với Tôn Quang Lâm và Lưu
Tiểu Thanh nhặt đá nhỏ ném đèn đường, bố cậu đột nhiên xuất hiện, Quốc
Khánh lập tức mất hết dũng khí sợ sệt bước tới gọi một tiếng
- Bố
Sau đó cậu giãi bày với bố là không ném đá đèn đường…
19
Nhưng bố Quốc Khánh bực tức nói:
- Ai là bố của mày
Người đàn ông này đã bỏ quyền xử phạt con trai. Đối với Quốc Khánh,
đòn này còn đau hơn nhiều việc vứt bỏ sự chăm sóc đối với cậu [16, tr.305].
Mặc dù vậy Quốc Khánh vẫn không từ bỏ hy vọng bố sẽ quay trở lại,
cậu nghĩ khi bố ốm nhất định bố sẽ đến tìm mình, và sự thực là bố cậu đã đi
đến bệnh viện. Cuối cùng Quốc Khánh đã nhận ra rằng: “Bố chẳng bao giờ
đến tìm mình nữa” [16, tr.309].
“Quốc Khánh bị người sống ruồng bỏ, bắt đầu qua lại thân mật với
một bà bị người chết vứt bỏ ở gác đưới” [16, tr.309].
Năm Quốc Khánh mười ba tuổi, cậu đã phải nghỉ học để làm việc kiếm
tiền tự nuôi bản thân mình. Cậu đi bán than và làm những công việc lao động
thể lực vất vả. Sự bơ vơ, lạc lõng giữa ngã ba đường, không người chỉ bảo,
chăm sóc, khiến cậu có tình cảm với cô bé Tuệ Lan mười một tuổi. Tình yêu
trẻ con không được người lớn chấp nhận đã dẫn đến hành động phạm tội của
cậu. Đối với một cậu bé mà nói, thì đây là một cú sốc quá lớn trong cuộc đời.
Nếu như được lớn lên trong tình yêu thương, bao bọc, sự chăm sóc của mọi
người trong gia đình, thì có lẽ cuộc đời Quốc Khánh sẽ khác. Cậu sẽ không
đến nỗi phải bước chân vào trại giam khi tuổi đời còn quá non nớt.
Lỗ Lỗ bảy tuổi, bị bỏ rơi vì mẹ làm nghề mãi dâm và bị bắt giam, phải
sống cuộc sống màn trời chiếu đất. Từ khi mẹ bị bắt giam Lỗ Lỗ chính thức
bị bỏ rơi, không nơi nương tựa, sống lang thang ngoài trại giam để chờ ngày
mẹ trở về.
Hầu hết những đứa trẻ trong tác phẩm đều mang trong mình những mặc

cảm, những tủi hổ về số phận bị bỏ rơi. Chúng lớn lên trong sự ghẻ lạnh của
những người thân trong gia đình, đối mặt với những khó khăn của cuộc sống,
chúng phải oằn mình chống chọi, tự mình dấn thân và đối mặt với những
hiểm nguy đang rình rập trong cuộc đời. Chính vì vậy mà cô đơn đã trở thành
nỗi ám ảnh với những tâm hồn trong trắng trên bước đi ban đầu của tuổi thơ.
20
Ở Gào thét trong mưa bụi, không những trẻ con bị gia đình chối bỏ mà
cả những người lớn cũng bị chính gia đình mình chối bỏ.
Bà nội của Tôn Quang Lâm bị gia đình nhà chồng chối bỏ, đúng hơn là
bị mẹ chồng đuổi. Vào một buổi sáng đẹp trời, trên cành cây trước sân, hai
con chim sẻ nhảy nhót ríu rít bên nhau. Bà nội Tôn Quang Lâm đã bị cảm hóa
sâu sắc bởi tình cảm quấn quýt và mê say của chúng. Bà chìm đắm trong giai
điệu mê hồn của buổi sớm trong sáng. Thế nhưng người mẹ chồng nghiêm
khắc của bà đã không thể chấp nhận hành vi vượt ra ngoài khuôn khổ của bà,
và thế là bà nội Tôn Quang Lâm được mẹ chồng dẫn ra một con đường cái.
“Người đàn bà bảo vệ sự trong trắng của gia tộc đi về hướng mặt trời mọc,
còn bà nội tôi đành phải quay lưng về hướng mặt trời. Và cũng không phải
suy nghĩ gì thêm, chồng bà đã chon hướng đông theo mẹ” [16, tr.200], bỏ mặc
bà bơ vơ giữa dòng người chạy loạn. Cuộc đời bà như chiếc lá trôi theo dòng
nước, từ cuộc sống của người giàu sang, bà bắt đầu cuộc sống “gối đất nằm
sương”, bà đã gặp và làm vợ ông nội Tôn Quang Lâm, từ đây cuộc đời bà là
những chuỗi ngày chìm đắm trong sự cô đơn, hồi tưởng về quá khứ tươi đẹp
của mình.
Cuộc đời của ông nội Tôn Hữu Nguyên cũng vậy, về già khi không còn
đủ sức để nuôi thân, ông đã bị đứa con trai Tôn Hữu Tài ruồng bỏ và mong
cho chết sớm…
Như vậy, cô đơn không đơn thuần là do số phận của con người tạo nên,
mà cô đơn ở đây còn do chính những người thân trong gia đình tạo nên. Gia
đình ở đây đã không còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người nữa, mà nó là
nơi mà con người ta cảm thấy ngột ngạt và bế tắc, là nơi tạo nên sự cô đơn

đến mòn mỏi của những số phận con người.
1.2.1.2. Xã hội chối bỏ
Gào thét trong mưa bụi là nỗi ám ảnh về thế giới của những con người
lẻ loi, lạc lõng. Tất cả họ đều chọn cho mình lối sống cô đơn hoặc bị đẩy vào
cô đơn. Trong hiện thực xã hội, trước tình thế đáng buồn của cuộc sống, với
21
những mảng màu hiện thực hỗn độn, nhiều đổ vỡ, nhiều hoài nghi giữa cá
nhân với cộng đồng, đã đẩy con người vào trạng thái hoang mang. Ở đây
những con người cô đơn vẫn tìm cách tạo các mối quan hệ với người khác
mong tìm thấy ý nghĩa cuộc đời dù là ngắn ngủi nhất, nhưng cô đơn vẫn hoàn
cô đơn, bởi vì họ luôn bị cộng đồng đẩy vào tình trạng cô đơn, bị cộng đồng,
bị xã hội chối bỏ.
Đó là hình ảnh cậu bé Tôn Quang Lâm luôn bị bọn trẻ trong thôn tẩy
chay, bọn chúng không chơi với cậu. Ở trường học giờ ra chơi, cậu luôn phải
đứng một mình ở góc sân. Cậu không có được sự thanh thản, vô tư như những
bạn cùng trang lứa. Dù ở nhà hay ở trường, lúc nào Tôn Quang Lâm cũng có
cảm giác tự ti, mặc cảm với bản thân, cái cảm giác đấy đã khiến cho con
người cậu ngày càng trở nên lầm lì, chai sạn và ít nói, và phương thức hữu
hiệu nhất của cậu là tự cô lập chính mình. “Tôi trở về tôi trong nỗi cô đơn,
bắt đầu đời sống độc lập của mình. Có lúc tôi cũng khó chịu nổi sự dày vò
của sự trống trải, cô quạnh. Nhưng tôi thà bảo vệ sự tự tôn của mình bằng
phương thức như vậy, chứ không muốn trả giá chịu nhục để đổi lấy thứ tình
bạn hời hợt bên ngoài” [16, tr.118]. Thực ra, không phải Tôn Quang Lâm
không có nhu cầu kết thân với các bạn học, cậu đã từng thừa nhận rằng:
“Thời bấy giờ, tôi sợ sự cô đơn vô cùng. Tôi không muốn đứng một
mình ở một góc lúc ra chơi. Trong khi Tô Hàng có nhiều bạn xúm xít xung
quanh, đứng giữa bãi tập cười ha ha, thì tôi – một cậu bé đến từ nông thôn
nhút nhát đi từng bước ra bãi tập. Lúc ấy tôi vô cùng hy vọng Tô Hàng sẽ nói
to với mình
- Chúng ta đã quen nhau từ lâu [16, tr.106].

Chọn lối đứng một mình là sự bất đắc dĩ để bảo vệ danh dự của cái
“tôi” tự tôn của mình. Không những thế, ở trường Tôn Quang Lâm còn bị bạn
bè và thầy cô vu cáo, đổ tội và bắt giam một cách cay nghiệt trong một gian
nhà nhỏ. Đối với một cậu bé sáu tuổi mà nói thì đây là một chấn thương tinh
thần lớn để lại sự hoảng sợ trong dấu ấn của tuổi thơ đến trường.
22

×