Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

phân tích và đánh giá chỉ tiêu nợ quá hạn trong hệ thống nhtm việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.87 KB, 23 trang )

Tiểu luận môn NHTW
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ vì vậy trong hoạt
động ngân hàng luôn tiềm Èn những rủi ro. Để đảm bảo an toàn cũng như
nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng thì các nước trên thế giới đều có bộ
phận thanh tra giám sát đối hoạt động của các ngân hàng. Thanh tra là chức
năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước, là phương thức đảm bảo pháp
chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý Nhà nước và thực hiện quyền dân chủ.
Vì những yếu kém trong hệ thống ngân hàng, dù là một nước đang phát triển
hay đã phát triển, có thể đe dọa đến sự ổn định trong nội tại nước đó cũng như
trong phạm vi quốc tế, nên để đánh giá được chính xác hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng uỷ ban BALSE về thanh tra giám sát ngân hàng đã xây
dựng nên hệ thống chỉ tiêu xoay quanh năm nội dung cơ bản sau:
+ Vốn của ngân hàng “ Capital”
+ Chất lượng tài sản Có “Asset quality”
+ Khả năng quản lý “Management ability”
+ Khả năng sinh lời “Earning”
+ Khả năng thanh toán “Liquidity”
Năm yếu tố trên gọi tắt là công thức : CAMEL
Trong năm nội dung của lý thuyết CAMEL thì chất lượng tài sản có là
chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính , khả năng sinh
lời, năng lực quản lý, và hầu hết rủi ro trong kinh doanh tiền tệ đều tập trung
vào tài sản có vì vậy đánh giá chất lượng tài sản có là việc làm cực kỳ quan
trọng trong quản lý và kiểm soát hoạt động của Ngân hàng Trung Ương với
các tổ chức tín dụng nói chung cụ thể là hoạt động thanh tra tại chỗ. Trong
nghiệp vụ tài sản có chủ yếu là nghiệp vụ cho vay( hoạt động tín dụng)
thường chiếm khoảng 70-80%, tiền gửi, tài sản cố định… chiết khấu và
nghiệp vụ kinh doanh đầu tư. Đối với thanh tra tại chỗ, trọng tâm nghiên cứu
là việc đánh giá tài sản có ở nghiệp vụ cho vay. Để đánh giá chất lượng tài
sản có, thanh tra thường dựa vào các chỉ tiêu trong đó quan trọng nhất là chỉ
Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A


Tiểu luận môn NHTW
tiêu nợ quá hạn.Trong khuôn khổ tiểu luận này chỉ xin tập trung tìm hiểu
phân tích và đánh giá chỉ tiêu nợ quá hạn trong hệ thống NHTM Việt Nam
thời gian qua, và xin được đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm giảm
thiểu nợ quá hạn trong thời gian tới.

Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A
Tiểu luận môn NHTW
Phần 1
Những vấn đề chung
1.1.Khái niệm nợ quá hạn
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng
thương mại, đem lại 85-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, song rủi ro cũng
lớn nhất. Rủi ro tín dụng được biểu hiện là vốn cho vay ra không thu đủ nợ
gốc và lãi khi đến hạn, phát sinh chi phí lớn hay thu được lãi thấp ngoài dự
kiến, bị mất vốn, kinh doanh kém hiệu quả thậm chí thua lỗ phá sản…Tuy
nhiên biểu hiện lớn nhất là tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao. Chính vì vậy để
đánh giá chất lượng tín dụng cũng như chất lượng tài sản có thanh tra ngân
hàng thường dựa vào chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn.
* Thông lệ quốc tế
Trong các sách giáo khoa tài chính nước ngoài, người ta đã đưa ra một số
định nghĩa về nợ quá hạn như : nợ xấu( bad debt ), nợ quá hạn (non-
performing loan), nợ có vấn đề ( doubful debt ).
Theo thông lệ quốc tế, khi một khoản vay đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi
không trả được lãi hoặc nợ gốc thì đều được xếp vào danh mục khoản vay
không họat động hay nợ quá hạn. Ở các nước, nợ quá hạn được gọi chung là
nợ xấu, khi tỷ lệ này của một ngân hàng lên tới 5% tổng dư nợ thì được coi là
báo động. Ngoài ra các nước còn xác định mức nợ quá hạn ròng. Mức nợ quá
hạn ròng( net past due) tối đa mà các NHTM được phép duy trì là 10%, tức là
từ một tỷ lệ phần trăm(%) nào đó đến tối đa là 10% thì ngân hàng đó vẫn

được coi là nằm trong trạng thái hoạt động tốt. Nợ quá hạn ròng được tính
bằng cách lấy toàn bộ số nợ quá hạn trừ đi quỹ dự phòng chia cho tổng dư nợ
phải nhỏ hơn hoặc bằng 10%. “Ròng” ở đây được hiểu là: (i) ngoài việc phải
trừ đi số tiền trích lập dự phòng (ii) nó còn được hiểu là, trong bất kỳ một kỳ
hạn trả nợ nào trong tổng các kỳ hạn mà khách hàng phải trả cho TCTD (lãi
hoặc gốc) bị quá hạn, thì tổng giá trị khoản vay từ kỳ hạn bị quá hạn về sau sẽ
Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A
Tiểu luận môn NHTW
được các TCTD chuyển sang nợ quá hạn cho dù các kỳ hạn trả nợ sau đó
chưa đến kỳ hạn trả.
* Theo quy định của Việt Nam
Ngày 31/12/2001, Thống đốc NHNN đã ra Quyết định số
1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với
khách hàng, trong đó điểm 2 Điều 13 đã qui định chi tiết việc chuyển nợ quá
hạn cụ thể như sau:
“ khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn
hoặc không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn
nợ gốc hoặc lãi, thì TCTD chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn”. Đây là
một trong những bước đột phá căn bản nhất của ngành ngân hàng trên bước
đường cam kết vào lộ trình hội nhập quốc tế về hoạt động ngân hàng. Nhìn
vào qui định, ta thấy các chuẩn mực quốc tế đã hội đủ một cách tương đối
( trừ vấn đề gia hạn nợ). Như vậy ngoài việc qui định chuyển nợ quá hạn như
trên thì chưa có qui định nào khác mang tính định lượng đối với nợ quá hạn
như : tỷ lệ nợ quá hạn ròng tối đa mà các NHTM được phép duy trì, phương
pháp xác định nợ quá hạn ròng.
Riêng đối với các NHTM quốc doanh cho đến nay chỉ có một văn bản duy
nhất qui định về tỷ lệ nợ quá hạn đối với các NHTM quốc doanh mang tính
định lượng đó là Thông tư số 100/2002/TT-BTC ngày 4/11/2002 của Bộ Tài
chính hướng dẫn việc cấp bổ sung vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước. Phần
II, mục 1.3 có qui định “ Tỷ lệ nợ quá hạn tại thời điểm báo cáo của các

khoản nợ phát sinh từ ngày 01/1/2002 phải thấp hơn 5%”. Điều này có nghĩa
là:
Tổng nợ quá hạn
Trong đó tổng nợ quá hạn( ở Việt Nam còn được gọi là nợ tồn đọng )
bao gồm nợ quá hạn thông thường, nợ khó đòi, nợ chờ xử lý, nợ khoanh; như
Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A
≤ 5%
Tæng d nî cho vay cho thuª b×nh qu©n
Tiểu luận môn NHTW
vậy chỉ tiêu tổng nợ quá hạn trong công thức trên có thể coi như chỉ tiêu nợ
xấu ở các nước khác trên thế giới.
1.2.Thành phần của nợ quá hạn
Trong thời gian qua, ở Việt Nam tổng nợ quá hạn ở các NHTM có thể
được biểu hiện như sau:
- Nợ qúa hạn của một số NHTM cổ phần trước khi cấp giấy phép thành
lập do một số HTX tín dụng trước đây bị giải thể, nay tiếp tục khắc phục, bổ
sung thêm vốn vào cổ đông để thành lập NHTM cổ phần, số này không lớn.
- Nợ qúa hạn đã được Liên bộ: NHNN- Tài chính xử lý cho khách hàng
khách hàng hoặc tạm khoanh do những nguyên nhân bất khả kháng theo chỉ
đạo của Chính phủ. Loại nợ này khá lớn, bao gồm : nợ quá hạn đã khoanh
nhưng hạch toán ở tài khoản nợ phải thu( đã đưa ra khỏi dư nợ tín dụng
nhưng vẫn là tài sản Có của NHTM và nợ quá hạn đã xét cho tạm khoanh
nhưng vẫn hạch toán ở tài khoản nợ quá hạn trong tổng dư nợ tín dụng của
NHTM.
Hai khoản nợ quá hạn trên được coi là số tài sản không có thực nhưng vẫn
được theo dõi ở tài sản Có của NHTM suốt mấy năm qua.
- Nợ qúa hạn được phân loại là khó đòi bao gồm nợ quá hạn trên 360
ngày và dư nợ cho vay tuy chưa quá hạn nhưng đã xác định là bị mất ( người
vay chết, mất tích, doanh nghiệp phá sản, giải thể, bị khách hàng lừa đảo…).
Loại nợ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ quá hạn.

- Một bộ phận nợ khó đòi nằm trong tổng số nợ quá dưới 360 ngày.
Ngoài ra số tiền mà ngân hàng trả thay khách hàng các khoản bảo lãnh mở
L/C nhập hàng trả chậm cũng rất lớn, được coi là nợ quá hạn( vì phải trả lãi
suất nợ quá hạn từ khi nhận nợ vay bắt buộc với ngân hàng). Loại nợ này có
một bộ phận cũng được coi là nợ khó đòi.

Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A
Tiểu luận môn NHTW
PHầN 2
Tình hình nợ quá hạn trong hệ thống nhtm
Việt Nam
2.1.Diễn biến và xử lý nợ quá hạn ( nợ đọng) ở các NHTM Việt
Nam trong thời gian qua
Đến 31/12/2001 nợ tồn đọng ở các NHTM NN chiếm 16,4% tổng dư nợ
gấp 4 lần vốn tự có. Đến hết năm 2003 là 12%. Đối với các NHTM cổ phần
con số này năm 2001 là 14,6% đến năm 2002 là 9,5%.
Tình hình nợ quá hạn ở NHTM NN
Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Tỷ lệ nợ
quá hạn
13,7 11,1 6,0 7,8 9,3 12,3 13,1 13,7 12,8 8,53 7,9
Có thể điểm lại một số nét có tính lịch sử nợ quá hạn trong thời gian
qua. Vào những năm 1990, tỷ lệ nợ quá hạn lên tới trên 20% so với tổng dư
nợ đã gây đổ bể nhiều TCTD và gây ra khủng hoảng toàn diện hệ thống
NHTM cổ phần và HTX tín dụng ở nước ta, gây nên sự bất bình, thiếu tin
tưởng vào hệ thống ngân hàng trong suốt thập kỷ 90. Tiếp theo đó, nhờ có
nhiều biện pháp xử lý đã giúp cho nền kinh tế đi vào ổn định, ra dần khỏi
khủng hoảng, tuy nhiên tỷ lệ tổng nợ quá vẫn còn cao. Qua bảng số liệu trên
cho thấy giai đoạn 1993- 1995 tình hình nợ quá hạn được cải thiện rõ rệt từ
13,7% xuống còn 6,0% đó là do trong giai đoạn này khoản nợ quá hạn chủ

yếu ở các doanh nghiệp Nhà nước và thời điểm này Nhà nước đang xúc tiến
bao cấp trong đầu tư và sau khủng hoảng tín dụng, hệ thống ngân hàng và quỹ
tín dụng được sắp xếp lại dẫn tới tình hình tài chính của hệ thống ngân hàng
tiÕn triển theo hướng ngày càng lành mạnh hơn.
Tiếp theo sau 1995, qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ tổng nợ quá hạn so với
tổng dư nợ cho vay, cho thuê bình quân ngay từ năm 1996 đã tăng trở lại. Đặc
biệt, tỷ lệ nợ quá hạn của khu vực DNNN và cả khu vực tư nhân liên tục tăng
( năm 1997 tỷ lệ nợ quá hạn của khu vực DNNN là 11,0% trên tổng dư nợ
khu vực DNNN và tỷ lệ nợ quá của khu vực kinh tế tư nhân là 4,2%; năm
Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A
Tiểu luận môn NHTW
1998 tỷ lệ này là 11,9% và 13,5%; năm 1999 là 12,4% và 14,2%) cho đến
năm 2001 khi Chính phủ tiến hành tái cơ cấu tài chính các NHTM thì tỷ lệ
này mới giảm dần, chứng tỏ hoạt động kinh doanh và tình trạng tài chính của
khu vực này trong giai đoạn 1996-2001 có khó khăn hơn.
Trong năm 1996, để xử lý các khoản nợ của các doanh nghiệp mà xét
thấy không thể thu hồi được, Chính phủ đã phải tính đến giải pháp khoanh nợ
và xoá nợ. Tổng số nợ quá hạn của các doanh nghiệp tại các ngân hàng quốc
doanh được Chính phủ cho phép khoanh lại từ năm 1996 trở về trước để xử lý
trong đợt tổng thanh toán nợ giai đoạn 2 là 2233,2 tỷ đồng.
Mặc dù có nhiều biện pháp xử lý nợ quá hạn nhưng tình hình nợ quá hạn
của các ngân hàng tiếp tục tồi tệ. Đến cuối năm 1998, tỷ lệ nợ quá hạn đã lên
tới 12,3% và tăng tiếp tới 13.4% vào cuối 1999; 13,7% vào cuối năm 2000.
Như vậy do tình trạng tài chính của các doanh nghiệp xấu đi, tỷ lệ nợ quá hạn
đã rất lớn ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình tài chính của các ngân hàng.
So sánh với mức nợ xấu của các nước Đông Á trước khủng hoảng( vào
10-20% tổng dư nợ tín dụng), thì tỷ lệ này của nước ta đã nằm trong khoảng
báo động. Cơ cấu nợ có xu hướng xấu đi vì tỷ lệ nợ ngắn hạn và nợ bằng
ngoại tệ tăng lên. Ví dụ năm 1998, trong tổng số nợ quá hạn, nợ ngắn hạn
chiếm tới 51,8%, nợ ngoại tệ chiếm tới 40,7% trong khi nợ quá hạn dài hạn

chỉ chiếm 6,5%
Có thể thấy nợ quá hạn của NHTM NN và NHTM cổ phần qua các số liệu
năm 1999 như sau: Nợ quá hạn của NHTM NN chiếm tới 9,4% tổng dư nợ,
của NHTM cổ phần là 16,6% và của các công ty Tài chính cổ phần là 7,7% và
chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 0,78%. Tình trạng nợ quá hạn của khối
ngân hàng cổ phần và ngân hàng liên doanh là đáng lo ngại nhất.
Từ số liệu trên cho thấy tình trạng nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng đã
lên mức cao nhất vào cuối năm 1998(13,7% trong đó 6,6% nợ quá hạn và
7,1% nợ chờ xử lý), trùng với đáy của quá trình suy giảm nhịp độ tăng
trưởng GDP của cả nước. Cho đến thời điểm hiện nay, nợ của các doanh
nghiệp không có khả năng trả nợ bao gồm cả nợ NHTM, Ngân sách Nhà
Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A
Tiểu luận môn NHTW
Nước, các doanh nghiệp nợ lẫn nhau… trên ba mươi ngàn tỷ đồng tương
đương trên hai tỷ USD, trong đó nợ các NHTM chiếm gần 2/3 tổng số nợ
trên, đây là một lượng vốn khổng lồ bị mất nếu không xử lý dứt điểm sẽ gây
tác động tiêu cực cho hệ thống ngân hàng Việt Nam và gây mất ổn định nền
kinh tế, làm mất niềm tin của khách hàng vào hệ thống ngân hàng, làm khó
khăn cho tiến trình hội nhập của hệ thống này vào hệ thống tài chính quốc tế
và cuối cùng là các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Tóm lại, thực tế nếu so với vốn điều lệ của các NHTMQD thì tống số dư nợ
quá hạn đã lớn gấp nhiều lần, nếu như có thể thu hồi được 50% số nợ trên thì
sự thất thoát tài chính của các NHTM cũng rất lớn, có thể ước hàng chục ngàn
tỷ đồng, hơn gấp hai lần vốn điều lệ được cấp cho NHTMQD. Như vậy, mức
nợ quá hạn vừa qua và kéo dài đến nay, cùng với số vốn pháp định mỏng
manh làm cho các ngân hàng rất dễ bị tổn thương trước những biến động của
nền kinh tế. Do đó, việc đẩy mạnh xử lý nợ tồn đọng của các NHTM Việt
Nam trong thơì điểm hiện nay là vô cùng cấp bách.
2.2. Ảnh hưởng của nợ quá hạn đối với hoạt động của NHTM

Tỷ lệ nợ quá trong tổng dư nợ của NHTM tăng cao tất yếu dẫn đến hậu
quả sau:
- Chi phí tăng cao ngoài dự kiến, thậm chí thua lỗ, ngay cả khi khoản
cho vay đó chưa được xếp vào nợ khê đọng.
- Lợi nhuận thu được nằm ngoài dự kiến, tức là khỏan vay đó vẫn thu đủ
gốc, chi phí không tăng, nhưng lãi thu được thấp hơn nhiều theo tính toán khi
ký kết hợp đồng tín dụng.
- Nếu tỷ lệ nợ quá hạn quá cao gấp 2-4 lần giới hạn an toàn của quốc tế
không thực hiện đúng các cam kết mở L/C, uy tín của hệ thống NHTM trong
nước và quốc tế sẽ giảm sút nghiêm trọng.
- Mất cán bộ, tạo tâm lý hoang mang, dao động, co cụm của cán bộ ngân
hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng.
Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A
Tiểu luận môn NHTW
- Thu nhập giảm sút, giảm phần nộp Ngân sách, hạn chế tích luỹ đầu tư
để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và đầu tư đào tạo lại cán bộ, nâng cao
trình độ cán bộ. Ngân hàng mất vốn, phải khoanh nợ, giãn nợ, thậm chí là xoá
nợ, ngoài một phần vốn ngân sách Nhà nước cấp bù thì phần chủ yếu do các
ngân hàng phải trích lập phòng ngừa rủi ro, giảm thu nhập giảm lương và lại
bị cuốn vào vòng lẩn quẩn cán bộ nghỉ việc nhiều, thiếu cán bộ có đủ năng
lực, mà nguồn nhân lực chất lượng cao là rất quan trọng đối với hệ thống
ngân hàng, kết quả kinh doanh lại càng đi xuống…
Hậu quả chung nhất là: Hệ thống NHTM quốc doanh phải củng cố, cơ
cấu lại, phải thành lập các công ty khai thác tài sản thế chấp. Mới đây Chính
phủ đã quyết định cấp 7840 tỷ đồng bằng trái phiếu đặc biệt để tăng vốn điều
lệ cho các NHTM quốc doanh trong giai đoạn 2002-2004.
Hệ thống NHTM cổ phần phải củng cố, sắp xếp lại. Một số NHTM cổ phần
phải bán lại, sáp nhập, thậm chí giải thể. Thời điểm cao nhất ở nước ta có tới
50 NHTM cổ phần và 2 công ty tài chính cổ phần, thì đến giữa năm 2002 chỉ
còn 36 NHTM cổ phần trong đó có 3 ngân hàng chưa tăng đủ vốn điều lệ theo

quy định, 2 ngân hàng phải đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt.
2.3.Nguyên nhân gây ra nợ quá hạn trong hệ thống NHTM
2.3.1.Những nguyên nhân khách quan
Nhóm các nguyên nhân khách quan bao gồm: loại nguyên nhân bất khả
kháng và loại nguyên nhân do cơ chế chính sách của Nhà nước thay đổi gây
ra, có thể nêu ra một số nguyên nhân như sau:
- Những nguyên nhân bất khả kháng như : thiên tai, bão lụt, hoả hoạn,
mất mùa, bệnh dịch. Đây là những nguyên nhân gây ra nợ quá hạn vượt ra
ngoài tầm kiểm soát và mong muốn của cả bản thân hệ thống NHTM và cả
bản thân các con nợ bao gồm: Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư
nhân và các cá nhân. Đây là nhóm nguyên nhân gây ra rủi ro không thể tránh
khỏi được, những mất mát do nguyên nhân này gây ra cần được sự chia sẻ của
Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A
Tiểu luận môn NHTW
Nhà nước và của xã hội. Đây là khoản nợ quá hạn được đưa vào diện được
khoanh xoá.
- Nhóm nguyên nhân bất khả kháng của các con nợ như: biến động thị
trường, thay đổi về lãi suất, tỷ giá, ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới và khu vực, nợ do biến động chính trị ở các nước Đông Âu năm
1991 và những nguyên nhân do thay đổi cơ chế chính sách của kinh tế vĩ mô
gây ra như chính sách vĩ mô có nhiều thay đổi gây ra cho các con nợ gánh
nặng nợ nần không đáng có. Thực tế các doanh nghiệp Nhà nước ta gặp khó
khăn rất nhiều trong kinh doanh như: mất thị trường tiêu thụ sản phẩm, biến
động giá cả thị trường, do sắp xếp lại doanh nghiệp, sáp nhập, giải thể, phá
sản nhưng không còn khả năng trả nợ, hoặc không còn đối tượng để thu hồi
nợ. Rủi ro, mất mát do những nguyên nhân này gây ra cũng nằm ngoài ý chí
và cố gắng của các con nợ cũng như các NHTM.
- Trong những năm trước đây, tồn tại các hoạt động cho vay theo một
số mục đích chỉ đạo của Chính phủ, theo kế hoạch của Nhà nước đã gây rủi ro
lớn cho các NHTM nước ta ( cho vay mua nông sản để bình ổn giá, cho vay

đánh bắt cá xa bờ, các dự án duyệt trước…). Thực tế cho thấy nhiều khoản
cho vay theo chỉ định do không chỉ có yếu tố như chính sách, ưu đãi, chính
trị, mà bao gồm cả những lý do chủ quan duy ý chí nên đã gây ra mất mát lớn
về tài sản tiền vốn của các NHTM.
- Chính sách cơ chế không ổn định, hay thay đổi trong thời gian chuyển
đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước với những biện pháp vừa làm vừa sửa đã gây ra rủi ro
lớn cho cả chính sách, cơ chế của Chính phủ phải đưa đến nợ quá hạn tăng lên
như: ngừng xuất khẩu gỗ, gạo, thay đổi quy hoạch xây dựng hạ tầng, thay đổi
cơ chế lãi suất, tỷ giá, cơ chế tài chính, cơ chế sử dụng đất đai….
2.3.2.Những nguyên nhân chủ quan
Những nguyên nhân chủ quan gây ra nợ quá hạn có nhiều, bao gồm cả
chủ quan của người cho vay lẫn chủ quan của người vay, chóng xuất phát từ
chỗ: Một mặt, luật pháp chưa hoàn chỉnh, còn nhiều kẽ hở, cơ chế chính sách
Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A
Tiểu luận môn NHTW
còn đang trong quá trình đổi mới; mặt khác việc thực hiện không nghiêm và
hiểu biết kém về nghiệp vụ và luật pháp đưa đến cố tình hoặc vô tình làm sai.
Có thể tóm tắt lại một số nguyên nhân chính như sau:
- Một số cán bộ ngân hàng và doanh nghiệp làm sai trái, thậm chí lừa
đảo, vi phạm pháp luật, gây thất thoát và làm phát sinh nợ khó đòi.
- Một số ngân hàng dồn vốn đầu tư vào những lĩnh vực nhạy cảm
như bất động sản, hoặc nhận thế chấp là nhà cửa, đất đai, nhưng thị trường bất
động sản biến động theo chiều bất lợi, gây nên tình trạng nợ tồn đọng.
- Yếu kém trong hoạt động ngân hàng, chậm điều chỉnh, ban hành
mới các chính sách, cơ chế phù hợp, chỉ đạo nghiệp vụ không sâu sát, kịp
thời.
- Khách hàng vay thiếu kiến thức và kinh nghiệm hoạt động trong cơ
chế thị trường, quản lý kinh doanh yếu kém…
Với các nguyên nhân chủ quan nêu trên có thể chia thành hai nhóm

nguyên nhân chính theo đối tượng gây ra đó là:
* Nguyên nhân về phía các NHTM bao gồm:
- Một bộ phận cán bộ của hệ thống ngân hàn bị đồng tiền và cơ chế thị
trường cám dỗ, đã đặt lợi Ých cá nhân lên trên hết và lợi dụng công việc được
giao đã móc ngoặc với con nợ, lợi dụng kẻ hở của pháp luật để làm giàu bất
hợp pháp, gây thiệt hại nhiều về tài sản tiền vốn.
- Công tác tổ chức, giáo dục, kiểm tra kiểm soát của hệ thống ngân
hàng còn có quá nhiều yếu kém và lỏng lẻo nên chậm phát hiện và xử lý kịp
thời những trường hợp vi phạm, lợi dụng.
- Một thời gian dài cơ chế chính sách lỏng lẻo, chưa có cơ chế ràng
buộc trách nhiệm như: thưởng, phạt, trách nhiệm đến cùng về tài sản và luật
pháp đối với các khoản cho vay của các cá nhân hoạt động cho vay tín dụng
đưa đến rủi ro và thất thoát vốn trong hệ thống ngân hàng cao. Thực tế, vẫn
còn rất nhiều cán bộ cho vay và lãnh đạo các chi nhánh NHTM vẫn bình an
và lên chức, trong khi sau một thời gian dài các khoản do họ cho vay đã hoặc
ký cho vay bộc lộ không thu được và thất thoát.
Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A
Tiểu luận môn NHTW
- Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ và lãnh đạo hệ thống NHTM
còn nhiều bất cập trong quản lý, cũng như phân tích các thông tin kinh tế- xã
hội, phân tích đánh giá dự án cho vay, còn nhiều chủ quan, chậm phát hiện
các nguy cơ rủi ro tiềm Èn, dẫn đến những sai lầm trong các quyết định cho
vay, đưa đến chất lượng tín dụng kém kéo dài.
* Nhóm nguyên nhân gây ra do chủ quan của phía khách hàng
- Phía khách hàng có hiệu quả sản xuất kinh doanh kém hiệu quả,
giá thành cao, doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng nên
gặp rủi ro cao, và kết quả là gây thiệt hại lớn cho vốn tín dụng.
- Tài chính của nhiều doanh nghiệp không minh bạch gây ra khó
khăn trong việc thẩm định, đánh giá doanh nghiệp.
- Nhiều khách hàng có tư tưởng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tính

lừa đảo, chụp giựt, móc ngoặc, sử dụng vốn sai mục đích, vay không có ý
định trả nợ. Trong đó, có nhiều giám đốc DNNN còn có những hành vi phạm
pháp như tiêu pha vô tội vạ, tiền chùa biếu xén hoặc có ý chuyển tài sản Nhà
nước sang tài sản cá nhân, còn thất thoát, mất mát, vỡ nợ thì Nhà nước chịu.
Ngoài các nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra nợ quá hạn của hệ
thống NHTM nước ta nêu trên phải kể đến một số nguyên nhân sau:
+ Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi, nhiều cơ chế
chính sách còn quan liêu, duy ý chí không theo quy luật thị trường đã làm
méo mó quy luật thị trường đưa đến hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh
thấp, cơ cấu nền kinh tế chưa hợp lý, tiến độ cải cách DNNN tiến triển chậm
chạp, không dứt điểm.
+Bản thân môi trường pháp lý hoạt động kinh doanh của các NHTM
vừa thiếu vừa chưa đồng bộ nên đã có nhiều rủi ro, cộng với nguồn lực tài
chính nhỏ bé, mỏng manh nên không có nguồn bù đắp cho những mất mát,
thất thoát.
+ Chiến lược hoạt động và quy hoạch phát triển của toàn hệ thống ngân
hàng cũng đang trong quá trình hình thành và sơ thảo, cùng với chiến lược
kinh doanh của các NHTM nói chung chưa rõ ràng về mặt định tính và định
Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A
Tiểu luận môn NHTW
lượng, cho nên việc xác định quy mô vốn tự có cũng chưa rõ ràng, dẫn đến
việc cấp vốn điÒu lệ của Chính phủ cho các NHTM NN và việc bổ sung vốn
điều lệ của các NHTM CP còn hạn chế.
+ Cơ chế quản lý và điều hành kinh doanh của các NHTM đang từng
bước chuyển đổi hoặc mới bước đầu hình thành theo nguyên tắc của cơ chế
thị trường. Một mặt nhiều phương tiện, nghiệp vụ hoạt động ngân hàng còn
đang trong quá trình xây dựng, thích ứng dần với môi trường kinh doanh quốc
tế, mặt khác quyền chủ động và tự chủ về tài chính của các ngân hàng cũng
còn bị hạn chế, chưa tách bạch giữa tín dụng ưu đãi theo chÝnh sách của
Chính phủ một cách rạch ròi với tín dụng thương mại hoàn toàn theo cơ chế

thị trường, đưa đến trong quản lý, hạch toán và phân định trách nhiệm không
minh bạch và kết quả là bị lợi dụng.
+ Trong những năm qua, việc cho thành lập quá mức cần thiết số lượng
các NHTM CP và Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trong khi bản thân các TCTD
này thiếu rất nhiều điều kiện để cạnh tranh, đứng vững trong kinh doanh theo
cơ chế thị trường cũng đã dẫn đến nhiều rủi ro, mất mát vốn cho hệ thống
NHTM.
2.4.Nguy cơ nợ quá hạn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam
trong tương lai
*Tình trạng quản lý yếu kém của hệ thống ngân hàng Việt Nam
Những yếu kém về quản lý trong các cơ quan quản lý vĩ mô và các định
chế tài chính, các NHTM Việt Nam là một trong những nguyên nhân dẫn
nguy cơ nợ quá hạn gia tăng. Sự yếu kém của hệ thống ngân hàng thể hiện ở
các mặt sau: + Hiện tại, NHNN chưa có đủ mức độ độc lập để điều hành
chính sách tiền tệ hiệu quả. Hơn thế nữa, NHNN còn có nhiều hạn chế trong
việc thanh tra giám sát hệ thống tài chính. Hệ thống thanh tra ngân hàng cũng
có bất cập về trình độ nghiệp vụ thanh tra trong điều kiện mới. Hệ thống bộ
máy tổ chức NHNN theo tỉnh/ thành phố và quan hệ quản lý hành chính lại
càng giảm tính độc lập của NHNN. Tương tự, hệ thống các chi nhánh NHTM
NN cũng được phân bố theo địa bàn các tỉnh thành phố. Trong điều kiện đó,
Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A
Tiểu luận môn NHTW
chính quyền địa phương thường can thiệp vào các quyết định cho vay của
NHTM một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Vì vậy các quyết định cho vay của
các ngân hàng không hoàn toàn mang tính thương mại thực sự.
+ Hệ thống quản trị và quản lý của các NHTM còn hết sức yếu kém.
Hầu hết các NHTM đều chưa có hệ thống quản lý rủi ro phù hợp. Việc ra
quyết định cho vay thường dừa trên các mối quan hệ quen biết và những đánh
giá mang tính chất cảm quan. Quy trình nghiệp vụ tín dụng chủ yếu đã lạc hậu
và hầu hết các ngân hàng chưa có sổ tay tín dụng.

+ Thị trường tiền tệ còn kém phát triển, thị trường mở hoạt động rất
tẻ nhạt, chủ yếu chỉ có các NHTMNN tham gia. Việc quản lý, dự báo vốn khả
dụng còn nhiều hạn chế, công cụ thị trường nghèo nàn, tính lưu hoạt thấp, đã
hạn chế khả năng quản lý vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng.Việc quản lý
vốn khả dụng kém lại ảnh hưởng đến tính lành mạnh của hệ thống trong đó có
cả vấn đề quản lý và xử lý nợ quá hạn.
*Hệ thống thông tin quản lý nghèo nàn, thiếu chính xác và bị bóp
méo
Hoạt động ngân hàng trong cơ chế thị trường đặt ra yêu cầu về chế độ
quản lý thông tin phù hợp nhằm giúp các NHTM có thể ra quyết định cho vay
một cách độc lập với mức lãi suất phù hợp, tương ứng với mức độ rủi ro với
từng đối tượng khách hàng trong các điều kiện nhất định. Việc xác định đâu
là doanh nghiệp có nhu cầu vốn thực sự cho sản xuất kinh doanh cũng đòi hỏi
một chế độ thông tin cập nhật và minh bạch liên quan đến các thông tin tài
chính, chế độ kế toán và kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế.
Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về
doanh nghiệp và ngân hàng. Hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn Việt Nam là
một trở ngại lớn và làm lệch lạc việc đánh giá ra quyết định cho vay của các
NHTM và các nhà quản lý. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của
NHNN đã đi vào hoạt động nhưng vẫn còn trong giai đoạn thí điểm và chưa
phải là cơ quan định mức tÝn nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập.
Nợ quá hạn của hệ thống NHTM Việt Nam có chiều hướng gia tăng kể
từ 1997. Qua số liệu của IMF, WB công bố, thì tỷ lệ nợ quá hạn của hệ thống
Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A
Tiểu luận môn NHTW
ngân hàng Việt Nam dường như không cao so với các nước trên thế giới và
dường như cũng không đáng lo ngại. Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, chế
độ hạch toán kế toán, phân loại tài sản và các định nghĩa nợ quá hạn của Việt
Nam là chưa theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, có một số khoản nợ khó đòi
liên quan đến các vụ án không được hạch toán vào khoản mục nợ khó đòi và

thường để vào “khoản mục chờ xử lý” chế độ hạch toán và chế độ báo cáo
cũng làm cho các con số nợ quá hạn bị bóp méo đi khá nhiều. Nếu theo tiêu
chuẩn quốc tế, các con số này có thể tăng lên vài lần.
* Những khó khăn trong chuyển đổi hoạt động tín dụng sang cơ chế
thương mại thực sự
Việc chuyển đổi sang làm ăn theo cơ chế thị trường không dễ dàng gì
do sự níu kéo của cơ chế cũ, nhất là cơ chế bao cấp. Việc xoá bỏ hay giảm
bao cấp qua tín dụng ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay ở Việt
Nam hệ thống NHTM NN chiếm đa số cả về quy mô và thị phận. Với 6
NHTM NN nhưng chiếm thị phần huy động và tín dụng đã chiếm trên 70%,
tổng tài sản có của hệ thống NHTM quốc doanh cũng chiếm gần 80% tổng tài
sản có của hệ thống NHTM Việt Nam. Các NHTM NN lại cho các doanh
nghiệp Nhà nước vay là chủ yếu. Điều này trước tiên dẫn đến việc khó khăn
trong việc cải cách NHTM NN, chuyển cơ chế tín dụng của hệ thống này sang
cơ chế tín dụng thương mại thực sự.Trong đó các doanh nghiệp Nhà nước còn
chậm được cải cách, làm ăn thua lỗ. Đó có thể là nguy cơ làm gia tăng nợ quá
hạn trong tương lai.
* Môi trường kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định. Từ sau năm 1997, kinh
tế Việt Nam tuy đang trên đà phát triển, nhưng bộc lộ nhiều yếu kém, mất cân
đối. Tăng trưởng kinh tế chững lại và nảy sinh thiểu phát. Hiệu quả kinh tế
của các doanh nghiệp rất thấp, hàng hoá sản xuất ra nhiều nhưng không có
sức cạnh tranh do giá thành và chi phí sản xuất cao. Khu vực sản xuất làm ăn
kém hiệu quả cũng đồng nghĩa với các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, nợ
quá hạn gia tăng là hình ảnh của tình trạng đó được phản ánh vào khu vực
ngân hàng.
Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A
Tiểu luận môn NHTW
Môi trường chính sách khó dự đoán. Hệ thống pháp luật ở Việt Nam tuy
đã được cải thiện đáng kể sau 10 năm đổi mới, nhưng thường có sự thay đổi

và khó dự đoán do đang trong quá trình hoàn thiện. Trong đó các quy định về
quản lý đất đai, đầu tư nước ngoài, quản lý ngoại hối rất đáng quan tâm vì hệ
thống các quy định này nhạy cảm với khu vực ngân hàng và doanh nghiệp.
*Vấn đề tham nhòng
Mấy năm qua, Chính phủ Việt Nam đã rất nghiêm túc đề ra các chương
trình chống tham nhũng. Tình trạng tham nhũng đã được Đảng đề cập đến
như một nguy cơ trong hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước. Tình trạng tham
nhũng làm suy yếu hệ thống tài chính, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phân bổ các
nguồn lực tài chính trong nền kinh tế và dẫn đến nợ xấu trong hệ thống ngân
hàng. Các vụ án như TAMEXCO và EPCO-Minh Phụng có liên quan đến
hàng trăm cán bộ ngân hàng và nhiều quan chức quản lý Nhà nước năm 1996-
1997 là những ví dụ làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn của Việt Nam.
Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A
Tiểu luận môn NHTW
PHẦN 3
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM GIẢM THIỂU
TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN TRONG HỆ THỐNG NHTM
Đứng trước tình hình nợ quá hạn lớn gây nguy cơ mất an toàn trong hệ
thống, mặt khác các yêu cầu về hội nhập quốc tế và khu vực đã trở nên bức
thiết, Chính phủ đã chỉ đạo việc xử lý nợ quá hạn nhằm lành mạnh hoá tình
hình tài chính của các NHTM là vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong chương
trình tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam. Thực hiện chủ trương này, trong
thời gian vừa qua trên tinh thần các văn bản chỉ đạo như Nghị quyết
11/2002/NQ- CP, Quyết định 149/QĐ-TTg, Nghị định 69/2002/NĐ-CP, Nghị
định 85/2002/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT-NHNN-BTP…
Hàng loạt biện pháp xử lý quá hạn đã được triển khai đồng bộ trong toàn bộ
hệ thống. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, thực tế
tỷ lệ quá hạn trong hệ thống ngân hàng đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Vì
vậy để giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn trong thời gian tới em xin đưa một số đề
xuất sau:

Thứ nhất : Để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ cần tiếp tục phân loại nợ
quá hạn trên cơ sở các tiêu thức: Nguyên nhân phát sinh, khả năng thu hồi, tài
sản đảm bảo nợ, đối tượng khách hàng để xếp vào các nhóm và xử lý theo
tinh thần văn bản đã hướng dẫn. Các NHTM cần thực hiện nghiêm chỉnh việc
trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ quá hạn.
Đồng thời các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản AMC tiếp tục phối hợp
hoạt động với các cơ quan theo hướng chuyên môn hoá, tăng cường phối hợp
hoạt động với các cơ quan ban ngành liên quan trong xử lý các tài sản đảm
bảo, nhằm đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ cho ngân hàng.
Thứ hai : Để đảm bảo kiểm soát được rủi ro các NHTM cần thực
hiện nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng và quản lý rủi ro, đó là:
Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A
Tiểu luận môn NHTW
 Tổ chức lại mô hình quản lý tín dụng theo nhóm khách hàng, có
phân loại, có chính sách khách hàng cụ thể và được phân cấp quản lý chi tiết
đến từng cán bộ tín dụng.
 Hiện đại hoá quy trình thẩm định dự án, ứng dụng phần mềm phục
vụ cho công tác thẩm định, phân tích tài chính, truy cập thông tin, triến khai
hệ thống này đến các cấp quản lý tín dụng cần thiết.
 Đối với quản lý rủi ro tín dụng: cần tổ chức nghiên cứu đánh giá tình
hình hoạt động của các khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn, trên cơ sở đó
xây dựng hạn mức tín dụng tổng hợp cho một ngành hoặc cụ thể cho từng
khách hàng, đánh giá lại tín dụng trước khi ra hạn vay hoặc lập lại lịch trình
trả nợ. Phân loại các khoản vay và phương pháp lập dự phòng cho phù hợp
với quy định của NHNN và thông lệ quốc tế. Xây dựng hệ thống đo lường rủi
ro tín dụng, hệ thống thang điểm tín dụng phù hợp với mục tiêu lợi nhuận và
khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Tổ chức đánh giá thường xuyên
chất lượng tín dụng để đưa ra các biện pháp kịp thời điều chỉnh hạn mức tín
dụng cho khách hàng. Thiết lập hạn mức bảo lãnh tín dụng cho từng khách
hàng, ban hành quy trình đánh giá bảo lãnh tương tự như các khoản cho vay,

thiết lập các quy trình quản lý các tài khoản ngoại bảng một cách chính xác và
đầy đủ đặc biệt ở cấp chi nhánh.
 Đối với các rủi ro khác: các NHTM cần tăng cường nghiên cứu và
phân tích kinh tế để phòng ngừa từ xa rủi ro thanh khoản và có kế hoạch dự
phòng thanh khoản hợp lý. Có quy chế bắt buộc về đánh giá cụ thể rủi ro lãi
suất đối với một sản phẩm tín dụng hoặc dịch vụ trước khi đưa ra thị trường.
Xây dựng quy trình dự báo biến động lãi suất trong nước và quốc tế, trên cơ
sở đó áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu.
Thứ ba : tiếp tục củng cố hoàn thiện mọi mặt của các NHTM đặc
biệt là tăng cường năng lực cạnh tranh cho các NHTM NN trên cơ sở thực
hiện đồng bộ các giải pháp:
Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A
Tiểu luận môn NHTW
 Đổi mới cơ chế điều hành theo hướng làm rõ và tăng cường mối
quan hệ giữa cơ quan quản lý và cơ quan điều hành là Ban giám đốc và
HĐQT, cơ cấu lại tổ chức của NHTM theo mô hình Hội sở chính và các chi
nhánh. Trong đó, các chi nhánh lớn cần cấu trúc lại các phòng tác nghiệp theo
loại hình nghiệp vụ sang nhóm khách hàng và loại dịch vụ nhằm khắc phục
những mặt hạn chế hiện nay và kiểm soát được rủi ro, nâng cao năng lực kiểm
soát, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao trình độ nghiệp vụ
và năng lực ứng dụng công nghệ mới ngang tầm khu vực và quốc tế.
 Tách bạch hoạt động cho vay chính sách và cho vay thương mại trên
cơ sở thành lập Ngân hàng chính sách xã hội nhằm tập trụng thực hiện tốt hơn
các chính sách kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách
xoá đói giảm nghèo và giúp đỡ những vùng khó khăn do thiên tai gây ra, mặt
khác tạo điÒu kiện cho các NHTM NN thực sự chuyển sang kinh doanh theo
nguyên tắc thị trường an toàn và hiệu quả.
 Tăng vốn tự có cho NHTM trên cơ sở Chính phủ và Bộ tài chính cho
phép NHTM NN giữ lại phần thu thuế sử dụng vốn để tăng vốn tự có, phát
hành trái phiếu đặc biệt và phương thức bán cổ phần ưu đãi, ổn định mức nộp

ngân sách trong 3 năm để khuyến khích các NHTM phấn đấu vượt chỉ tiêu lợi
nhuận, cho lấy phần vượt để bổ sung vốn tự có, khuyến khích các NHTM tích
cực thu hồi các khoản nợ đã khoanh để bổ sung vốn tự có.
 Tăng cường quản lý vốn trên cơ sở thực hiện các biện pháp: Đối với
tài sản nợ tiến hành nghiên cứu phân tích toàn diện về môi trường kinh doanh
để dự báo về xu hướng vận động của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, của lãi suất và
tỷ giá hối đoái từ đó có kế hoạch phát triển nguồn vốn phù hợp. Phân loại và
đánh giá cơ cấu nguồn vốn, hướng biến thiên của cơ cấu vốn trên cơ sở đó
xây dựng cơ chế chính sách huy động và điều hành vốn có hiệu quả nhất. Xây
dựng các chỉ tiêu an toàn về huy động vốn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn tối
ưu và tốc độ tăng trưởng hiệu quả của tài sản có. Đối với tài sản Có: thận
trọng nghiên cứu, sàng lọc, lựa chọn các dự án đầu tư có triển vọng tốt, hiệu
quả cao để cho vay trên cơ sở thực hiện chuyên môn hoá việc theo nhóm
Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A
Tiểu luận môn NHTW
khách hàng, loại dịch vụ và từng ngành, nghề. Phân loại tài sản Có theo rủi ro
và quy định các hạn mức đầu tư phù hợp với mức độ rủi ro nhằm hạn chế nợ
quá hạn. Sử dụng có hiệu quả hệ thống các chỉ tiêu phòng ngừa rủi ro và điều
chỉnh linh hoạt phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính của khách hàng cũng
như mục tiêu sinh lời của ngân hàng.
 Tăng cường phát triển công nghệ với việc triển khai hiệu quả dự án
hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán do WB tài trợ, tập trung đầu tư
nâng cấp hệ thống thông tin quản lý phôc vô cho công tác điều hành kinh
doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý khách hàng, quản lý rủi ro,
quản lý tài sản nợ- có và công tác kế toán, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng các yêu
cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng ngày càng cao của khách hàng, thực hiện
tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá tất cả các nghiệp vụ ngân hàng đạt tiêu chuẩn
quốc tế, đảm bảo khả năng hội nhập và tạo điều kiện để các NHTM NN tham
gia vào thị trường tài chính khu vực và thế giới.

 Tăng cường quản lý nhân lực và đào tạo đặc biệt là cán bộ tín dụng
trong đó NHTM bổ sung, sửa đổi các quy chế về tuyển dụng, bố trí và sa thải
viên chức theo yêu cầu quản lý mới nhằm nâng cao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về nhân sự, tiền lương của các ngân hàng.
Thứ tư : hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng.
Để tạo môi trường thuận lợi và giải pháp đồng bộ cho việc cải tổ ngân hàng
nói chung và cho việc sắp xếp lại hệ thống NHTM nói riêng thành công, cần
phải có những cải cách trong việc xây dựng và điều hành chính sách kinh tế vĩ
mô cũng như có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật về ngân hàng.

Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A
Tiểu luận môn NHTW
KẾT LUẬN
Qua phân tích thực trạng và nguyên nhân gây ra tỷ lệ nợ quá hạn còn ở mức
cao trong hệ thống NHTM ở Việt Nam trong thời gian qua. Vì vậy để giảm
thiểu tỷ lệ nợ quá hạn cần có sự phối hợp giữa Nhà nước và hệ thống ngân
hàng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ.
Với những hiểu biết hạn chế của mình bài viết này không tránh khỏi những
sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết
sau được tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình NHTW- Học viện ngân hàng-NXB Thống kê 2003
2. Nguyễn Thị Sương Thu-“ Hiểu và thực hiện thế nào cho đúng khi
chuyển nợ quá hạn”- Tạp chí ngân hàng số 10/2002
3.Ths Tôn Thanh Tâm- “ Một số vấn đề về chuyển nợ quá hạn”- Tạp chí
ngân hàng số 13/2003
4. Nguyễn Văn Phương- “ Xử lý nợ tồn đọng cần có sự phối hợp đồng bộ
của các ngành hữu quan”- Tạp chí ngân hàng số 1+2/2003
5. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 15, 17/2003

Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A
Tiểu luận môn NHTW
6. Ths Lê Văn Hinh- Nghiêm Xuân Thành-“ Ngăn chặn nguy cơ nợ xấu
trong tương lai và những thách thức đối với hệ thống ngân hàng”- Tạp
chí ngân hàng 07/2003
7. Phạm Như Liên- “Để việc chuyển nợ cho vay sang nợ quá là một chế
tài tín dụng thật sự có ý nghĩa”- Tạp chí ngân hàng số 10/2002
8.Ts Nguyễn Thị Phương Lan- Nguyễn Hạnh Phúc-“ Giải pháp xử lý nợ
xấu trong tiến trình tái cơ cấu NHTM Việt Nam” – Tạp chí khoa học đào tạo
ngân hàng số 2/2003
9. Thông tin thị trường tài chính số 20/2003
10. Hội thảo: Xử lý tài sản thế chấp và giải toả các khoản nợ đóng băng
của ngân hàng – Tập 1
+/ PTS. Nguyễn Đình Tự- “ Một số ý kiến về thế chấp tài sản
và xử lý nợ đọng của các tổ chức tín dụng ở nước ta”
+/ PTS. Đào Minh Phóc- “ Vấn đề nợ quá hạn của NHTM và những
giải pháp”
+/ PGS. PTS. Lê Đình Hợp-“ Nâng cao tính khả thi của các giải
pháp xử lý nợ quá hạn trong các tổ chức tín dụng Việt Nam”
11. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái
cơ cấu các NHTM Việt Nam-NXB Thống kê/2003
+/ TSKT. Lê Quốc Lý-“ Trao đổi về giải pháp xử lý nợ xấu trong
hệ thống NHTM”
+/ TS. Nguyễn Thị Phương Lan –“ Cần thực hiện đồng bộ các giải
pháp trong xử lý nợ xấu của NHTM Việt Nam”
+/ Nguyễn Văn Sẽ –“ Một số giải pháp xử lý nợ xấu trong quá
trình tái cơ cấu NHTM Việt Nam”
12. Nguyễn Đắc Hưng-“ Một số thách thức của hệ thống NHTM Việt
Nam trong quá trình cạnh tranh và hội nhập quốc tế”- Tạp chí ngân hàng
số15/03

13. An ninh tài chính đối với hoạt động của các TCTD-NXB TC/2001
Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A
Tiểu luận môn NHTW
Mục lục
Phần 1: Những vấn đề chung 3
1.1. Khái niệm nợ quá hạn 3
1.2. Thành phần nợ quá hạn 5
Phần 2: Tình hình nợ quá hạn trong hệ thống NHTM Việt Nam 6
2.1. Diễn biến và xử lý nợ quá hạn ở các NHTM Việt Nam
trong thời gian qua 6
2.2. Ảnh hưởng của nợ quá đối với hoạt động của NHTM 8
2.3. Nguyên nhân gây ra nợ quá hạn trong hệ thống NHTM 9
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan 9
2.3.2. Nguyên nhân khách quan 10
2.4. Nguy cơ nợ quá hạn đối với hệ thống NHTM Việt Nam
trong tương lai 13
Phần 3: Một số đề xuất nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn trong
hệ thống ngân hàng 17
Nguyễn Hồng Thắm - Lớp 27A

×