Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại sở giao dịch ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.28 KB, 60 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lời nói đầu
Hoạt động ngoại thương, yêu cầu không thể thiếu được cho sự phát
triển của bất kỳ một quốcgia nào, đặc biệt là đối với những quốc gia đang
trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế như Việt Nam. Sự phát
triển hoạt động ngoại thương lại gắn liền với sự phát triển của dịch vụ thanh
toán ngân hàng, đối với quan hệ ngoại thương đó mà chúng ta vẫn gọi là
thanh toán quốc tế.
Mỗi ngân hàng thương mại đều đặt mục tiêu, yêu cầu là làm thế nào để
cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế tốt nhất cho các doanh nghiệp – khách
hàng của mình. Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam, trong đó có Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam vẫn còn đó
những bất cập so với yêu cầu cạnh tranh và hội nhập, cần sớm được khắc
phục.
Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh
Đông Đô, tôi nhận thấy việc nghiên cứu một cách có hệ thống hoạt động
thanh toán quốc tế và tìm các biện pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc, tiến tới
từng bước hoàn thiện, nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một vấn đề hết sức cần thiết.
Với suy nghĩ đó, cùng với kiến thức được trang bị trong thời gian học
tại trường Học Viện Ngân Hàng và kinh nghiệm thực tế, mong muốn góp
phần vào việc phát triển hơn nữa nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tôi đã chon đề
tài: "Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại sở giao dịch
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam".
Bản chuyên đề này được trình bày theo kết cấu:
Chương 1:Những vấn đề cơ bản về hoạt động TTQT của ngân hàng
thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển chi nhánh Đông Đô
Chương3: Những giải pháp mở rộng hoạt động TTQT tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông Đô


Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hải, là
người hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành chuyên đề này.
Tôi còng xin chân thành cảm ơn các cán bộ tại phòng Thanh toán quốc
tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông Đô đã tạo điều kiện
thuận lợi và góp ý kiến trong quá trình viết và hoàn thành chuyên đề.
Hà nội tháng 4 năm 2007

Sinh viên
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Văn Khoa
Chương 1: những vấn đề cơ bản về hoạt động
thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
1.1. khái quát về thanh toán quốc tế
1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội
riêng biệt. Do đó mỗi quốc gia đều có lợi thế riêng để sản xuất ra các hàng
hoá mà các nước khác không thể sản xuất được hoặc sản xuất ra với chi phí
cao hơn. trên cơ sở đó phân công lao động được hình thành và ngày càng phát
triển, các hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia ngày càng
phong phú và đa dạng. trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, các luồng tư bản từ
nước này sang nước khác đan xen, chồng chéo lên nhau với tốc độ chóng mặt.
Bên cạnh đó trong quá trình phát triển các quốc gia luông phải tiến hành các
mối quan hệ phức tạp, đa dạng. quá trình tiến hành các hoạt động trên tất yếu
nảy sinh nhu Cầu chi trả, thanh toán tiền tệ giữa các chủ thể ở các quốc gia
khác nhau, dẫn đến nhu Cầu thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế.
Tại Việt Nam, từ khi các NHTM hoạt động theo mô hình 2 cấp đã thực

hiện chức năng của một ngân hàng chuyên doanh hoạt động đa năng, là chủ
thể chính tham gia vào các hoạt động TTQT, có mối quan hệ trực tiếp với các
hoạt động thương mại khác. đây chính là nền tảng của sự hình thành nghiệp
vụ TTQT của NHTM.
Vậy TTQT là gì? Ta có thể hiểu: TTQT là việc thực hiện các nghiệp vụ
chi trả về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín
dụng giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nước khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối
ngoại bằng cá.
Về cơ bản, TTQT phát sinh trên cơ sở hoạt động thương mại quốc tế,
nó là khâu cuối cùng của quá trình mua bán trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa
các tổ chức và cá nhân thuộc quốc gia khác nhau, và ngân hàng làm trung
gian thanh toán trong toàn bộ quá trình đó. Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền
kinh tế thế giới hiện nay, vai trò của TTQT ngày càng trở nên quan trọng hơn
bao giờ hết.
1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế
TTQT là khâu cuối cùng của quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ, là
cầu nối giữa người sản xuất và người chi tiêu thụ thông qua việc chi trả lẫn
nhau trong trao đổi quốc tế. Vì vậy, có thể coi TTQT nh một mắt xích quan
trọng trong giây chuyền hoạt động ngoại thương. thông quan TTQT, giá trị
hàng hoá nhập khẩu được thực hiện liên tục và nhờ có hoạt động TTQT mà
các khoản tín dụng đầu tư hay mọi giao dịch đối ngoại mới có thể được thực
hiện. Vì thế, có thể coi TTQT góp phần chủ yếu giải quyết mối quan hệ hàng
hoá - tiền tệ, duy trì quy trình sản xuất được liên tục và đẩy nhanh tốc độ lưu
thông hàng hoá.
TTQT giúp cho ngoại thương thực hiện tốt chức năng của mình, gián

tiếp mở rộng lưu thông hàng hoá ra nước ngoài, cải thiện cán cân thanh
toán… Có thể nói, thương mại quốc tế có được mở rộng và phát triển mở
rộng hay không một phần phụ thuộc vào hoạt động TTQT diễn ra nh thế nào?
TTQT tạo điểu kiện tốt cho các doanh nghiệp XNK mở rộng và phát
triển từ đó tác động tích cực đến nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp vừa tạo điều kiện kinh doanh
cho bản thân từng doanh nghiệp vừa giúp cho nền kinh tế của một quốc gia
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phát triển đạt tốc độ tăng trưởng cao. Các doanh nghiệp được hoạt động trong
nền kinh tế mở cửa sẽ tạo điểu kiện cho họ ngày càng lớn mạnh, nâng cao sức
cạnh tranh trên trường quốc tế.
Đối với các doanh nghiệp tham gia XNK, TTQT là khâu cuối cùng của
hoạt động ngoại thương. Nó khép lại một chu trình mua bán hàng hoá dịch vụ
phức tạp, Èn chứa nhiều rủi ro ngoài dự kiến, bởi vậy, ngay cả khi người nhập
khẩu và người xuất khẩu thống nhất mức giá, phương thức thanh toán, thời
hạn thanh toán… nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra do các nguyên nhân khách
quan hoặc yếu tố khả kháng. Do đó, yêu cầu đặt ra cho TTQT là phải đảm bảo
an toàn cho các hợp đồng XNK, thu tiền hoặc nhận hàng đầy đủ, đúng hợp
đồng, tạo lợi nhuận trong kinh doanh.
1.1.2.2. Đối với ngân hàng thương mại
NHTM với vai trò là trung gian thanh toán của nền kinh tế, không
ngừng mở rộng và phát triển các nghiệp vụ TTQT để đáp ứng nhu Cầu phong
phú và đa dạng của xã hội. đối với NH hoạt động TTQT đóng vai trò hết sức
quan trọng.
Một là: Tạo điều kiện thu hút khách hàng mở rộng thị trường
Khác hàng tìm đÕn NH với mong muốn là được thoả mãn cá nhu Cầu
về dịch vụ, tài chính. Ngày nay, trong điều kiện mua bán kinh doanh, quan
hệ… đã vượt ra khỏi biên giới một quốc gia thì nhu Cầu TTQT của các cá

nhân và tổ chức ngày càng lớn. Bên cạnh đó trong cuộc cạnh tranh gay gắt
giữa cac NH với các tổ chức tài chính khác như Bảo Hiểm, Quỹ tín dụng nhân
dân thì việc đáp ứng đầy đủ với chất lượng tốt nhất các nhu Cầu của khách
hàng là một trong những mục tiêu quan trọng, lâu bền của NH để thu hút
khách hàng, mở rộng thị trường.
Hai là: Tạo khả năng tăng doanh thu và lợi nhuận
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khi khách hàng tới NH ngày càng nhiều thì lợi Ých ngân hàng thu
được ngày càng tăng. không chỉ tăng về doanh thu do việ tăng thêm các
khoản phí thu từ việc cung cấp các dịch vụ mà còng tạo được khoản vốn để
hỗ trợ thêm các hoạt động khác của ngân hàng nh tín dụng, nguồn vốn.
Ba là: TTQT tạo điều kiện ứng dụng công nghệ ngân hàng
Trong hoạt động TTQT, những tiêu chí luôn được đặt lên hàng đầu là
nhanh chóng, kịp thời, chính xác và an toàn. các tiêu chí này góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng nên các ngân hàng đều có mức
đầu tư đáng kể vào công nghệ thông tin, viễn thông và xử lý số liệu nhằm
thực hiện các tiêu chí trên.
Bốn là: Tạo điều kiện phân tán rủi ro
Kinh doanh tiền tệ là một lĩnh vực kinh doanh chịu nhiều rủi ro với hậu
quả thật khó lường, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế thế giới
của mỗi quốc gia luôn có sự biến động, các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh
vi thì rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu ngày càng nhiều như rủi ro tín dụng,
rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối… vì vậy việc kinh doanh
nhiều lĩnh vực, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ là phương sách hiệu quả
nhằm phân tán rủi ro trong quá trình kinh doanh. Lợi nhuận thu được từ
nghiệp vụ thanh toán quốc tế sẽ hỗ trợ ngân hàng khi thị trường có biến động,
giữ vững sự ổn định.
Năm là: TTQT làm tăng cường quan hệ đối ngoại

Thông qua các hoạt động như bảo lãnh cho khách hàng trong nước,
thực hiện TTQT… ngân hàng sẽ có mối quan hệ đại lý với các ngân hàng và
đối tác nước ngoài. mối quan hệ đó dựa trên cơ sở hợp tác và tương trợ, tạo
điều kiện cho ngân hàng nâng cao vị thế, uy tín của minh trên trường quốc tế.
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Như vậy, việc mở ra các quan hệ thương mại quốc tế ngày càng rộng
rãi đòi hỏi các quốc gia không ngừng mở rộng và hoàn thiện các quan hệ tiền
tệ – tín dụng – TTQT. Ngân hàng đóng vai trò như người mở đầu, người điểu
chỉnh tham gia vào các quan hệ nói trên, tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc
gia hoà nhập với nền kinh tế thế giới đang phát triển như vũ bão.
1.1.3. Văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế
Khi tham gia quan hệ TTQT, các tổ chức, cá nhân ngoài việc tuân thủ
luật pháp, quy chế trong nước còn phải hiểu biết và vận dụng tốt các luật lệ
quốc tế. Bao gồm:
1.1.3.1. Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ( Uniform
customs and Practice for Documentary – UCP)
UCP là văn bản tập hợp toàn bộ những quy tắc và định nghĩa thống
nhất quốc tế, là tập quán quốc tế áp dụng toàn cầu, trong đó phân định rõ
ràng, cụ thể quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm các bên tham gia giao dịch
theo phương thức tín dụng chứng từ ( TDCT). Để được sử dụng UCP làm cơ
sở pháp lý trong thanh toán TDCT, các ngân hàng phải ghi dẫn chiếu UCP
trong thư tín dụng.
Kể từ khi phát hành lần đầu tiên vào năm 1993, bản quy tắc này đã qua
6 lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện buôn bán ngoại thương và
hoạt động TTQT vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983, 1993. Lần sửa đổi gần
đây nhất vào năm 1993, Ên phẩm số 500 có giá trị hiệu lực từ 01/01/1994 là
văn bản hiện hành đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng.
1.1.3.2. quy tắc thống nhất về nhờ thu( Uniform rules For Collections –

URC)
Với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thống nhất,
các nguyên tắc thực hành nghiệp vụ nhờ thu trong thương mại quốc tế, phạm
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
vi toàn thế giới, phòng thương mại quốc tế(ICC) đã soạn thảo và Ên hành văn
bản mang tên: "Quy tắc thống nhất về nhờ thu" (URC).
Bản quy tắc này ra đời và có hiệu lực từ 01.01.1979 với tên gọi
Uniform Rules For Collection 1979 Revision – ICC Publication No. 322.
URC. Sau một thời gian áp dụng một số nội dung của URC 322 không còn
phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế, nó đã được
thay thế bởi Ên phẩm số 522 hiệu lực từ ngày 01.01.1996.
1.1.3.3. Các nguồn luật điểu chỉnh Hối phiếu trong thanh toán quốc tế
Hối phiếu là một loại thương phiếu, một phương tiện thanh toán thông
dụng trong thương mại quốc tế. Các nguồn luật điều chỉnh việc sử dụng và
lưu thông Hối phiếu là : Luật thống nhất về Hối phiếu theo công ước Geneve
năm 1930 ( Uniform Law for Bill of Exchange – ULB)
1.1.3.4. Các nguồn luật điều chỉnh Séc trong thanh toán quốc tế
Séc là phương tiện thanh toán được sử dụng khá phổ biến ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Trong TTQT, có hai nguồn luật điều chỉnh Séc là Luật
thống nhất về Séc năm 1931 ( Uniform Law for Cheque – ULC) và Công Ước
Liên Hợp Quốc về Séc quốc tế (United notions convention on International
Cheque). Luật thống nhất về Séc ULC được ký kết tại Geneve năm 1931 do
các nước Tây Âu ký kết nhằm thống nhất các quan hệ liên quan đến việc phát
hành và sử dụng Séc. Hiện nay, hầu hết các quốc gia sử dụng Séc đều áp dụng
ULC 1931. còn công ước Liên Hợp quốc về Séc quốc tế do Uỷ ban Luật
Thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc ban hành tại kỳ họp thử 15 từ ngày
26/07 - 06/08/1982 tại New York.
1.1.3.5. Các điều kiện thương mại quốc tế ( international Commercial

Terms – INCOTERMS)
Incoterms là văn bản tập hợp toàn bộ những quy tắc thống nhất quốc tế
dùng để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng sử dụng trong hợp
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đồng ngoại thương. Nó phân định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của mỗi
bên mua bán trong việc phân chia chi phí và rủi ro vận chuyển, bốc rỡ, bảo
hiểm hàng hoá của các bên. Nó được Phòng Thương mại quốc tế ban hành lần
đầu tiên vào năm 1936 nhằm có cơ sở giải quyết các tranh chấp phát sinh
trong giao lưu thương mại giữa các nước. Lần đầu tiên ra đời năm 1936
Incoterms chỉ gồm 7 điều kiên thương mại tập trung vào các điều kiện được
sử dụng cho việc vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. đến nay Incoterms
đã được sửa đổi 6 lần vào các năm 1953,1967, 1976, 1980, 1990, 2000. Sau 6
lần sửa đổi, Incoterms 2000 gồm có 13 điều kiện thương mại, được chai làm 4
nhóm và đã bao quát được toàn bộ các phương thức vận chuyển quốc
tế( đường biển, đường bộ và hàng không).
1.1.3.6. Hợp đồng thương mại quốc tế
Hợp đông thương mại quốc tế( hay còn gọi là hợp đồng XNK, hợp
đồng ngoại thương…) là một văn bản thoả thuận có hiệu lực pháp lý giữa bên
mua và bên bán thuộc các quốc gia khác nhau, trong đó có quy định bên bán
có trách nhiệm giao hàng, chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá cùng với
các chứng từ liên quan và nhận tiền thanh toán, còn bên mua có nghĩa vụ
thanh toán tiền hàng và nhận hàng.
Ngoài các văn bản nêu trên, còn có các văn bản điều chỉnh cá hoạt
động liên quan đến hoạt động TTQT như quy tắc hoàn trả liên ngân
hàng( Uniform for Reimbursement) điều chỉnh các giao dịch TDCT có liên
quan đến ngân hàng hoàn trả; Bản phụ trương eUCP500 về xuất trình chứng
từ điện tử( supplement to UCP500 for Electronic Presentation – eUCP); Tiêu
chuẩn quốc tế về thực tiễn ngân hàng trong kiểm tra chứng từ theo UCP500

(International Standard Banking Practice for Examinatin of the Documents
under Documentary Credit – ISBP)
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2. Một số phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng
Phương tiện TTQT là công cụ mà người ta thực hiện trả, chuyển tiền
cho nhau trong quan hệ buôn bán, thực hiện dịch vụ… Các phương tiện thanh
toán chủ yếu dùng trong TTQT là Séc( Cheque, Check),Hối phiếu(Drafts, Bill
of Exchange), Lệnh phiếu(Promissory Note), Thẻ(Card)… Mỗi phương tiện
thanh toán đều có công dụng riêng của nó, thích hợp với từng đối tượng và
loại hình giao dịch thanh toán của các chủ thể kinh tế.
1.2.1. Séc ( Cheque, check)
Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện, do một khách hàng hoặc
một ngân hàng ký phát ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từ
tài khoản của mình hoặc uỷ quyền cho ngân hàng đại lý để trả cho người có
tên trên tờ séc hoặc trả theo lệnh của người đó hoặc trả cho người cầm séc
Các bên liên quan đến giao dịch thanh toán Séc gồm: người ký phát
Séc(payer – người trả tiền), người thụ lệnh ( ngân hàng thực hiện việc trích tài
khoản người ký phát Séc trả cho người thụ hưởng) và người thụ
hưởng(benefiary – người được hưởng số tiền trên tờ Séc)
Trong TTQT, có một số loại Séc thông dụng nh sau: Séc vô danh, Séc
đích danh, Séc theo lệnh, Séc gạch chéo, Séc chuyển khoản, Séc du lịch…
1.2.2. Hối phiếu ( Drafts / bill of Exchange)
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện, do một người ký
phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy tờ phiếu hoặc đến
một ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho
một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này, trả cho một người khác
hoặc trả cho người cầm phiếu.
Hối phiếu là một phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi trong

TTQT, nhất là trong lĩnh vực thương mại mậu dịch. Hối phiếu được lập theo
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
mẫu riêng có thể viết tay hoặc điền vào mẫu in sẵn, đảm bảo tính pháp lý và
thống nhất.
Các bên liên quan đến hối phiếu gồm: người ký phát hối phiếu, người
trả tiền hối phiếu.
Các loại hối phiếu thường sử dụng trong TTQT là: hối phiếu trả tiền
ngay, hối phiếu có kỳ hạn, hối phiếu trơn, hối phiếu kèm chứng từ, hối phiếu
vô danh, hối phiếu trả theo lệnh…
1.2.3. Lệnh phiếu ( Promissory Note)
Lệnh phiếu là tờ cam kết trả tiền của người ký phát, trong đó người
này cam kết trả một số tiền nhất định vào một ngày cụ thể trong tương lai cho
người hưởng được chỉ định trên lệnh phiếu hoặc trả cho một người khác theo
lệnh của người hưởng lợi.
Các bên liên quan đến lệnh phiếu gồm: người phát hành lệnh phiếu
( người mua, người mắc nợ) và người thụ hưởng ( người bán, người hưởng số
tiền trên lệnh phiếu)
Xét về phạm vi thương mại, lệnh phiếu Ýt được sử dụng hơn hối phiếu.
1.2.4. Thẻ thanh toán (Card)
Thẻ thanh toán là một phương tiện chi trả hiện đại, mà người sở hữu
nó có thể sử dụng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ; đồng thời cũng có thể sử
dụng để rút tiền mặt tại các máy, quầy tự động của ngân hàng.
Thẻ bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ, thẻ rút tiền tự
động ( ATM)…
Trong TTQT, người ta thường sử dụng thẻ quốc tế. Thẻ quốc tế là thẻ
thanh toán có phạm vi thanh toán được mở rộng trên phạm vi toàn thể giới
nh một số loại thẻ: VISA, MASTER, AMERICAN EXPRESS,JCB…
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6

10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3.các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu
1.3.1.Phương thức thanh toán chuyển tiền
Phương thức thanh toán chuyển tiền là một phương thức thanh toán,
trong đó khách hàng(người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục
vụ mình, chuyển moọt số tiền nhất định cho một người khác( người thụ
hưởng) ở một địa điểm nhất định.
Trong phương thức thanh toán chuyển tiền có bốn bên tham gia:
+ Người trả tiền hoặc người chuyển tiền: là người uỷ nhiệm cho ngân
hàng đại diện mình chuyển tiền.
+ Người hưởng lợi: là người bán, chủ nợ hoặc là người nào đó mà
người chuyển tiền chỉ định.
+ Ngân hàng chuyển tiền: là ngân hàng nhận uỷ nhiệm chuyển tiền ở
nước người trả tiền hoặc chuyển tiền.
+ Ngân hàng trả tiền: là ngân hàng ở nước người hưởng lợi.
Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán chuyển tiền
(3)
(2) (4)
( (1)
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
11
Ng©n hµng
chuyÓn tiÒn
Remitting bank
Ng©n hµng tr¶
tiÒn
Paying bank
Ngêi yªu cÇu
chuyÓn tiÒn

Remitter
Ngêi thô h
ëng
Beneficiary
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bước 1: Người xuất khẩu chuyển giao hàng hoá và bộ chứng từ hàng
hoá cho người nhập khẩu
Bước 2: Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hoá ( hoặc bộ chứng từ
hàng hoá), nếu thấy phù hợp sẽ chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình.
Bước 3: Ngân hàng chuyển tiền làm thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng
đại lý( hoặc chi nhánh) của mình – ngân hàng trả tiền.
Bước 4: Ngân hàng trả tiền thanh toán cho người thụ hưởng.
Có hai hình thức chuyển tiền là:
+ Chuyển tiền bằng thư – Mail Transfer(M/T): là hình thức chuyển
tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong
nội dung một bức thư, mà ngân hàng này gử cho ngân hàng thanh toán, qua
bưu điện.
+ Chuyển tiền bằng điện: Telegraphic Transfer(T/T): là hình thức
chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng đựơc thể hiện trong nội
dung một bức điện mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán, thông
qua telex hoặc liên lạc viễn thông như SWIFT (Society for Worldwide
Interbank Financial Telecommunication – Hiệp hội liên lạc viễn thông tài
chính liên ngân hàng toàn thế giới).
1.3.2.Phương thức thanh toán nhờ thu
Nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó người xuất khẩu sau khi
hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ cho người
nhập khẩu, lập bộ chứng từ thanh toán, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình
thu hộ tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở bộ chứng từ thanh toán do mình lập
ra.
Các bên tham gia:

+Người yêu cầu nhờ thu(Principal): là người giao chỉ thị nhờ thu cho
một ngân hàng, chính là người xuất khẩu.
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Ngân hàng chuyển nhờ thu( Remitting Bank), hay là ngân hàng
chuyển chứng từ : là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.
+ Người trả tiền(Drawee): là người mà chứng từ được xuất trình tới để
đòi tiền, theo quy định trong chỉ thị nhờ thu, chính là người nhập khẩu.
+ Ngân hàng thu hé( Collecting Bank) : là ngân hàng ở nước người
mua, nhận nhờ thu từ ngân hàng gửi nhờ thu và thực hiện thu tiền từ người
mua theo chỉ thị nhờ thu.
+ Ngân hàng xuất trình( Presenting Bank): là ngân hàng thu, có nhiệm
vụ xuất trình chứng từ tới người trả tiền. Thường thì ngân hàng thu hộ đồng
thời là ngân hàng xuất trình.
Tuỳ từng trường hợp, nếu người bán chỉ gửi chứng từ tài chính mà
không kèm theo chứng từ thương mại cho ngân hàng thì đựơc gọi là nhờ thu
phiếu trơn ( Clean Collection). Còn nếu chứng từ tài chính được gửi kèm với
chứng từ thương mại thì được gọi là nhờ thu kèm chứng từ (Documentary
Colletion). Sau đây là quy trình nghiệp vụ của hai hình thức nhờ thu này:
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán Nhờ thu trơn

(3)
(6)
(2) (7) (4) (5)
(1)
Bước 1: Nhà xuất khẩu chuyển giao hàng hoá và bộ chứng từ hàng hóa

cho nhà nhập khẩu.
Bước 2: Nhà xuất khẩu lập hối phiếu đòi tiền bên nhập khẩu và thư uỷ
nhiệm gửi ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu.
Bước 3: Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chuyển hối phiếu qua ngân
hàng phục vụ nhà nhập khẩu để nhờ thu tiền nhà nhập khẩu.
Bước 4: Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu thông báo và yêu cầunhà
nhập khẩu làm thủ tục thanh toán ( hoặc yêu cầu ký chấp nhận hối phiếu).
Bước 5: Nhà nhập khẩu làm thủ tục thanh toán.
Bước 6: chuyển tiền qua ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
Bước 7: Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu thanh toán tiền cho nhà xuất
khẩu
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
14
Ng©n hµng chuyÓn
chøng tõ(Remitting
Banhk)
Ng©n hµng thu hé
(Collecting Bank)
Ngêi yªu cÇu nhê
thu
Principal
Ngêi tr¶ tiÒn
Drawee
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán Nhờ thu kèm chứng từ

(3)
(7)
(2) (8) (6) (5) (4)
(1)

Bứơc 1: Nhà xuất khẩu chuyển giao hàng hoá và bộ chứng từ hàng hoá
cho nhà nhập khẩu.
Bước 2: Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán( gồm chứng từ hàng
hoá và hối phiếu) gửi ngân hàng nhờ thu hộ tiền từ nhà xuất khẩu.
Bước 3: Ngân hàng nhận uỷ thác thu hộ bộ chứng từ thanh toán qua
ngân hàng xuất trình, nhờ thu tiền nhà nhập khẩu.
Bước 4: Ngân hàng xuất trình thu tiền nhà nhập khẩu( hoặc yêu cầu ký
chấp nhận hối phiếu).
Bước 5: Nhà nhập khẩu thanh toán tiền( hoặc ký chấp nhận hối phiếu).
Bước 6: Ngân hàng xuất trình trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu
Bước 7: Chuyển tiền qua ngân hàng nhận uỷ thác thu.
Bước 8: Thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu.
đây là phương thức đã có sự tham gia của ngân hàng nhưng ngân
hàng không cam kết hay bảo lãnh thanh toán nên rủi ro trong thanh toán vẫn
rất cao. Vì vậy, phương thức này cũng chỉ áp dụng khi người mua, người bán
tin tưởng nhau.
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
15
Ng©n hµng
chuyÓn chøng
tõ(Remitting
Banhk)
Ng©n hµng thu hé
(Collecting Bank)
Ngêi yªu cÇu nhê
thu
Principal
Ngêi tr¶ tiÒn
Drawee
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

13.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Tín dụng chứng từ(TDCT) là phương thức thanh toán, trong đó, theo
yêu cầu của khách hàng( Applicant), một ngân hàng( Issuing Bank – NHPH)
sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C ( Letter of Credit), trong đó NHPH cam
kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất
trình bộ chứng từ thanh toán cho NHPH phù hợp với các điều khoản và điều
kiện quy định trong L/C.
Các bên tham gia:
+ Người yêu cầu mở L/C ( Applicant): Thường là người mua ( nhà
xuất khẩu), yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C và có trách
nhiệm hoàn trả tiền cho NHPH khi bộ chứng từ xuất trình hoàn hảo.
+ Người thụ hưởng L/C ( Beneficiary): Thường là người bán ( nhà xuất
khẩu), có quyền hưởng số tiền ghi trong L/C, khi xuất trình bộ chứng từ phù
hợp theo các điều kiện và điều khoản của L/C.
+ Ngân hàng phát hành (Issuing Bank – NHPH): Là ngân hàng có trách
nhiệm phát hành L/C theo yêu cầu của người làm đơn và thanh toán cho
người hưởng đối với bộ chứng từ hoàn hảo.
+ Ngân hàng thông báo (Advising Bank- NHTB): Là ngân hàng tiếp
nhận L/C gốc từ NHPH và thông báo cho người hưởng.
+ Ngân hàng xác nhận ( Cònorming Bank – NHXN): Là ngân hàng
cam kết cùng NHPH trả tiền cho người hưởng đối với bộ chứng từ hoàn hảo.
+ Ngân hàng chỉ định ( Nominating Bank): Là ngân hàng được NHPH
uỷ nhiệm trong trường hợp người hưởng xuất trình bộ chứng từ phù hợp thì:
- Thanh toán cho người hưởng ( Ngân hàng đóng vai trò là ngân
hàng trả tiền – Paying Bank)
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Chấp nhận hối phiếu kỳ hạn ( Ngân hàng đóng vai trò là ngân
hàng chấp nhận – Accepting Bank)

- Chiết khấu hối phiếu hoặc bộ chứng từ ( Ngân hàng đóng vai trò
ngân hàng chiết khấu – Negotiating Bank)
Sơ đồ 1.4 : Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
(3)
(8)
(9)
(2) (10) (11) (4) (6 ) (7)
(1)
(5)

Bước 1: Hai bên mua bán kí kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản
thanh toán theo phương thức TDCT.
Bước 2: Nhà nhập khẩu làm đơn gửi tới ngân hàng phục vụ mình, yêu
cầu phát hành một L/C
Bước 3: Căn cứ vào đơn yêu cầu mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập một
L/C và gửi cho NHTB, thường là ngân hàng đại lý của mình để thông báo L/C
cho người thụ hưởng.
Bước 4: NHTB, tiếp tục nhận L/C, kiểm tra tính chân thực của L/C rồi
thông báo cho người hưởng ( nhà xuất khẩu).
Bước 5: Nhà xuất khẩu nếu chấp nhận L/C sẽ tiến hành giao hàng.
Bước 6: Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu
của L/C, xuất trình cho NHTB để được thanh toán.
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
17
Ng©n hµng ph¸t
hµnh
Issuing Bank
Ng©n hµng th«ng
b¸o
Advising Bank

Ngêi yªu cÇu më
th tÝn dông
Applicant
ngêi thu hëng
Beneficiary
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bước 7: NHTB theo uỷ nhiệm của NHPH, kiểm tra bộ chứng từ, nếu
thấy phù hợp thì tiến hành thanh toán, chiết khấu( bộ chứng từ) hoặc chấp
nhận hối phiếu. Nếu thấy bộ chứng từ không phù hợp thì từ chối thanh toán
và gửi trả lại toàn bộ nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.
Bước 8: NHTB gửi bộ chứng từ cho NHPH để được hoàn trả.
Bước 9: NHPH kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả
tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và
gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho NHTB.
Bước 10: NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ ch nhà
nhập khẩu sau khi đã được thanh toán.
Bước 11: Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với
L/C sẽ thanh toán, nếu không thấy phù hợp thì có quyền từ chối.
đây là trường hợp NHTB đóng vai trò là ngân hàng chiết khấu, trả
tiền hoặc chấp nhận theo chỉ định của NHPH. Có thể NHTB chỉ có nghĩa vụ
thông báo L/C, còn việc thanh toán hoặc chiết khấu bộ chứng từ do một ngân
hàng khác đảm nhiệm. Cũng có thể, bộ chứng từ sẽ được chuyển trực tiếp cho
NHPH thông qua NHTB và NHPH là ngân hàng duy nhất thanh toán bộ
chứng từ nhưng trường hợp này không linh hoạt, người thụ hưởng mất nhiều
thời gian chờ đợi mới được thanh toán.
Ngoài ba phương thức thanh toán được đề cập ở trên, trên lý thuyết
còn một phương thức nữa là phương thức ghi sổ. Tuy nhiên, do tính chất rủi
ro cao nên phương thức này không được sử dụng phổ biến trong thanh toán
ngoại thương, mà thường áp dụng trong thanh toán nội địa hoặc thanh toán
phi mậu dịch như: thanh toán phí bảo hiểm, tiền hoa hồng trong nghiệp vụ mô

giới, lãi cho vay và đầu tư…
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 2: thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân
hàng đầu tư và phát triển chi nhánh đông đô trong giai đoạn
hiện nay
2.1. lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam
Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, tiền thân của BIDV,
được thành lập. Trải qua nửa thế kỷ xây dựng, trưởng thành, với 2 lần đổi tên,
bổ sung chức năng, nhiệm vụ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua từng giai đoạn phát triển của đất nước,
khẳng định vai trò chủ lực phục vụ đầu tư phát triển. Các danh hiệu và phần
thưởng cao quớ: Huân chương độc lập hạng I, Huân chương lao động hạng I
và đặc biệt Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới - là sự ghi nhận của
Đảng, Nhà nước về những cống hiến của BIDV đối với sự phát triển đất
nước.
21.1. Thời kỳ từ 1975- 1980
Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - tiền thân của Ngân
hàng ĐT&PTVN - được thành lập trực thuộc Bộ Tài Chính với qui mô ban
đầu nhỏ bé gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ.
Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát,
quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cỏc cỏc lĩnh vực
kinh tế, xã hội.
2.1.2. Thời kỳ 1981- 1989:
Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành
Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
19

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho
vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế
thuộc kế hoạch nhà nước.
2.1.3. Thời kỳ 1990 - nay:
2.1.3.1. Thời kỳ 1990- 1994:
Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi
tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước,
chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục
nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước;
Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh
doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp
phục vụ đầu tư phát triển.
2.1.3.2. Từ 1/1/1995
Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinh
doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho
đầu tư phát triển của đất nước.
2.1.3.3. Thời kỳ 1996 - nay:
Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất
nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cỏnh” của BIDV.
Khẳng định vị trí, vai trò trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước; được Nhà nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao
động thời kỳ đổi mới”.
NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
Có thể tóm tắt những kết quả hoạt động của BIDV kể từ khi thành lập
đến nay được thể hiện trờn cỏc mặt lớn như sau:
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
20

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1. Phát triển tổ chức và hệ thống
Từ ngày đầu thành lập, bộ máy tổ chức của ngân hàng mới chỉ có 8 chi
nhánh với trên 200 CBCNV. Đến nay, một mô hình Tổng công ty đa năng
hoạt động đa lĩnh vực đã được hình thành với 5 khối lớn: Khối Ngân hàng
thương mại quốc doanh với 104 chi nhánh cấp 1 và sở giao dịch tại tất cả các
tỉnh, thành phố trên cả nước; Khối công ty gồm 5 công ty độc lập (Công ty
Chứng khoán, Công ty Cho thuê tài chính 1, Công ty cho thuê tài chính 2 và
Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Bảo hiểm); Khối liên doanh
(gồm Ngân hàng liên doanh VID-Public, Ngân hàng liên doanh Lào - Việt,
Ngân hàng Liên doanh Việt Nga); Khối đơn vị sự nghiệp (gồm Trung tâm
Công nghệ thông tin và Trung tâm đào tạo); Khối đầu tư. Cùng với sự phát
triển về hệ thống, tổng số cán bộ công nhân viên đã lên tới trên 10.000 người.
2. Phát triển quy mô hoạt động
Sự lớn mạnh về qui mô hoạt động không chỉ được phản ánh ở các chỉ
tiêu tổng tài sản, dư nợ tín dụng, vốn huy động mà còn thể hiện ở sự
gia tăng, đa dạng hoỏ cỏc sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Từ một ngân hàng
chủ yếu thực hiện nhiệm vụ cấp phát, cho vay bằng nguồn vốn ngân sách theo
kế hoạch nhà nước, từ năm 1990 và nhất là từ năm 1995, Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam đã thực sự hoạt động theo mô hình ngân hàng thương
mại, tăng trưởng vượt bậc về qui mô hoạt động. Trong giai đoạn từ 1990 đến
2004, tổng tài sản tăng gần 28 lần. Đến 31/12/2005, tổng tài sản đạt 131.731
tỷ VND.
3. Cấp phát vốn đầu tư phát triển (1957-1994)
Trong suốt 37 năm (1957-1994) là ngân hàng duy nhất thực hiện nhiệm
vụ cấp phát, cho vay, quản lý vốn kiến thiết cơ bản thuộc ngân sách cho các
dự án với doanh số 137.278 tỷ VNĐ. Thông qua các nghiệp vụ thẩm định đầu
tư, thanh tra, dự toán, quyết toán, kiểm tra khối lượng hoàn thành Ngân
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
21

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hàng đã góp phần vào việc hạ thấp giá thành công trình, nâng cao hiệu quả
vốn đầu tư.
Nhiều công trình phục vụ quốc phòng, phục hồi, phát triển kinh tế xã
hội đã được hoàn thành trong giai đoạn khôi phục phát triển kinh tế (1958-
1960) trong Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960-1964) và trong giai đoạn tập
trung xây dựng Chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nước (1965-1975), trong
giai đoạn phát triển kinh tế sau khi thống nhất đất nước (1975 - 1986), và nhất
là trong giai đoạn Đổi mới (1986 - 1994).
4. Tín dụng đầu tư phát triển (1990 - 1999)
Từ 1990, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, bên cạnh
nguồn vốn ngân sách, Ngân hàng đã chủ động trong việc huy động vốn trung,
dài hạn phục vụ cho vay các dự án, các công trình quan trọng. Kể từ thời điểm
này, mọi công trình, dự án sản xuất kinh doanh có thu hồi vốn đều chuyển
sang đi vay để đầu tư.
Nguồn vốn của BIDV đã được đầu tư thông qua các chương trình lớn
và nhiều lĩnh vực, công trình trọng điểm như ngành Điện lực, Bưu chính viễn
thông, Dầu khí, cây công nghiệp như cao su, cà phê, bông và thuỷ sản, công
nghiệp vật liệu xõy dựng, xi măng và vực dậy sản xuất chế biến sản phẩm
xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bằng sự lựa chọn và thẩm định
dự án BIDV đã góp phần vào sự thành công của chủ trương xoá bỏ bao cấp về
vốn, nâng cao hiệu quả và trách nhiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ
bản
5. Đổi mới phục vụ đầu tư phát triển (1995 - nay)
Trong suốt những năm đổi mới, nhất là giai đoạn chuyển hẳn sang kinh
doanh (1995 - nay) BIDV nỗ lực không ngừng, đóng góp tích cực vào sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước thông qua chương trình kích cầu,
chương trình xuất khẩu, chương trình phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế,
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
22

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long, chương trình phục vụ các khu công
nghiệp, chương trình phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế Miền núi - Tõy
Nguyờn,
BIDV đã không ngừng khơi tăng nguồn vốn bằng việc mở rộng
nhiều kênh huy động vốn: từ dân cư, doanh nghiệp; vay hợp vốn, vay tài trợ
nhập khẩu từ nước ngoài; tham gia thị trường chứng khoán và phát hành trái
phiếu; đảm bảo cân đối nguồn vốn trung dài hạn chiếm gần 40%. Trên cơ sở
chủ động về nguồn vốn, BIDV đã đa dạng hoá hình thức cho vay nền kinh tế
tập trung ở 5 hoạt động chính:
- Cho vay truyền thống với phương thức ngày càng đa dạng như cho
vay đồng tài trợ, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh;
- Cho thuê tài chính phục vụ đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp như cho thuê mua phương tiện vận tải, dây chuyền sản xuất, đầu tư
phát triển công nghệ và trang bị máy móc,
- Mua trái phiếu để đầu tư chuyển đổi và tham gia cổ phần trực tiếp
trong các công ty;
- Cho vay thông qua hình thức đại lý ủy thác giải ngõn cỏc nguồn vốn
ODA và các nguồn vốn tài trợ khác phục vụ đầu tư phát triển;
- Thực hiện nghiệp vụ ngân hàng bán buôn cho Dự án tài chính nông
thôn vay vốn của Ngân hàng thế giới.
6. Chuyển đổi cơ cấu dịch vụ
Trong thời kỳ đổi mới, BIDV đã tăng thêm nhiều tiện ích, sản phẩm
dịch vụ ngân hàng, xoá thế “độc canh tín dụng”. Đáp ứng nhu cầu của khách
hàng, các dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, chuyển tiền, chi
trả kiều hối, thanh toán thẻ séc, chuyển đổi mua bán ngoại tệ tăng trưởng
cả về qui mô, chất lượng dịch vụ. Các tiện ích dịch vụ thanh toán không
dùng tiền mặt được đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng.
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
23

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nhiều dịch vụ phi ngân hàng như bảo hiểm phi nhân thọ, cho thuê tài
chính, chứng khoán được phát triển, có hệ thống Cơ cấu tài sản nợ - tài
sản có được chuyển dịch theo hướng tích cực.
7. Phát triển Công nghệ
Xác định công nghệ là điều kiện để phát triển một mô hình ngân hàng
hiện đại, BIDV đã đầu tư nguồn lực phát triển lĩnh vực nàỵ. Bên cạnh việc
kết nối mạng thanh toán với gần 200 đơn vị, tham gia hệ thống thanh toán
liên ngân hàng swift-telex, kết nối mạng thanh toán song biên với một số
ngân hàng bạn; trang bị đầy đủ hệ thống máy chủ, máy trạm và các chương
trình thanh toán tập trung, hạch toán kế toán, thông tin phục vụ quản trị
điều hành. Đặc biệt, với việc triển khai thành công dự án hiện đại hoá ngân
hàng do WB tài trợ, đến hết năm 2006, BIDV đã triển khai thành công dự án
tại hơn 150 BDS (Chi nhánh), mở rộng mạng lưới ATM, POS lên hơn 500
máy tại tất cả các địa bàn trọng điểm trên cả nước. Nhiều sản phẩm dịch vụ
ứng dụng công nghệ thông tin đã được áp dụng triển khai như dịch vụ
Homebanking, dịch vụ ATM, Phone banking, Mobile banking;
8. Phát triển nguồn nhân lực
Cán bộ là yếu tố quyết định. Cùng với việc mở rộng mạng lưới đặt tại
cỏc vựng kinh tế trọng điểm là việc bổ sung và phát triển đội ngũ cán bộ.
Hiện nay đội ngũ cán bộ trẻ của BIDV chiếm hơn 70%, có kiến thức, có tâm
huyết gắn bó xây dựng ngành. Đội ngũ cán bộ của Ngân hàng luôn được chú
trọng đào tạo và đào tạo lại để đáp ứng đòi hỏi công tác của giai đoạn mới.
Cụng tỏc đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng trên cả 2 mặt: đào tạo
kỹ năng nghiệp vụ và khả năng quản trị điều hành. Nhiều chương trình đào
tạo được tổ chức bài bản, hệ thống (đào tạo sau đại học, đào tạo theo chuyên
ngành ). Từ năm 1995, bình quân hàng năm cú trờn 2.000 lượt cán bộ được
tham gia các chương trình đào tạo do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
24

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nam tổ chức. Cỏc khoỏ đào tạo ở nước ngoài được duy trì thường xuyên;
9. Hợp tác cùng phát triển
Trong suốt quá trình trưởng thành, phát triển BIDV không ngừng
nhận được sự hỗ trợ, hợp tác của các ngân hàng bè bạn trong nước và quốc
tế. Sự hợp tác trước hết là trong lĩnh vực đào tạo cán bộ, chia sẻ kinh
nghiệm, hợp tác phát triển công nghệ, kỹ thuật, cùng chia sẻ những khó
khăn. Đồng thời mở rộng quan hệ trên nhiều lĩnh vực khác nhau như vay
vốn, tài trợ xuất - nhập khẩu, uỷ thác, thanh toán, bảo lãnh, và ngân hàng đại

Trong số đú, cú sự ra đời và hoạt động hiệu quả của các ngân hàng liên
doanh như: Ngân hàng VID-Public (với Public Bank Berhad, Malaysia),
Ngân hàng liên doanh Lào - Việt (với Ngân hàng Ngoại thương Lào) và
Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (với Ngân hàng Ngoại thương Nga). Đặc
biệt đánh giá cao sự đóng góp cho sự hợp tác giữa ngành ngân hàng hai
nước Việt - Lào, trong đó Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt không chỉ là
thành quả hợp tác của 2 ngân hàng góp vốn mà còn đánh dấu hoạt động của
BIDV tại nước ngoài. Những nỗ lực và đóng góp của BIDV đã được Nhà
nước CHDCND Lào ghi nhận và trao tặng Huân chương Lao động hạng hai
và trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Ngân hàng liên doanh Lào
- Việt
Nguyễn Văn Khoa Líp: TTQTA _ K6
25

×