Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

báo cáo thu hoạch_bộ máy nhà nước hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.14 KB, 26 trang )

BỘ MÁY NHÀ NƯỚC HOA KỲ
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỘ CỘNG HÒA TỔNG THỐNG Ở MỸ
Chế độ Tổng thống Hoa Kỳ là mô hình xuất hiện đầu tiên của chính thể cộng hòa Tổng
thống, là nơi đầu tiên dạng cầm quyền này được thiết lập. Xuất hiện vào cuối thế kỷ 18.
TÓM TẮT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Sau khi Columbus- nhà hàng hải người Ý tìm ra châu Mỹ, các nước đế quốc phương Tây
đưa các đoàn thám hiểm sang khai phá vùng đất mới. Trong đó, Anh Quốc với lực lượng hàng
hải hùng hậu cùng thể chế chính trị ổn định đã chiếm được phần lớn vùng đất nơi này( cả khai
phá và sự xâm chiếm từ các nước khác). Từ đó, hình thành 13 thuộc địa của Anh. Ngoài lượng
người dân nhập cư với mục đích khai phá thì chiếm một phần không nhỏ trong đó là những
người nô lệ, nhân công. Người dân ở đây phải tuân theo sự cai trị của pháp luật Anh và sự quản
lí của chính phủ. Và do còn duy trì chế độ phong kiến nên chính quốc vẫn có tác động rất lớn,
độc tài, độc đoán, kìm hãm cuộc sống của những người dân trong khi họ lại mong muốn sự tự
do, dân chủ. Từ đó, các thuộc địa dần bất mãn với sự cai trị của Nhà nước, dẫn đến sự xảy ra
mâu thuẫn, các cuộc đấu tranh đòi quyền dân chủ nổ ra.
4/7/1776( sau này 4/7 trở thành ngày Quốc khánh Hoa Kỳ), các thuộc địa tuyên bố li
khai khỏi chính quốc, Tuyên ngôn độc lập được công bố.
Nhà nước mới ra đời chỉ có Quốc hội gồm những thành viên của 13 bang( 2-7
người/bang), chưa có cơ quan hành pháp và tư pháp. Nói chung, nhà nước mới này không
mang dáng dấp của loại hình nhà nước nào. Do đó, khi đưa ra quyết định nào có sự ảnh hưởng
đến cả liên bang, phải có sự đồng thuận của 9/13 bang. Tuy nhiên, đôi khi, mỗi bang hoạt động
độc lập, duy trì quyền tự chủ cho riêng mình, đặt quyền lợi của mình lên trên toàn bang. Quyền
của tiểu bang là nguyên nhân thành lập các đảng phái chính trị.
Trước tình hình đó, hội nghị triệu tập giữa các bang được lập ra đề xuất mô hình nhà
nước thống nhất. Có 3 mô hình chính gồm:
+ Phương án của bang Virginia: quyền lực nhà nước phân thành 3 nhánh quyền lực: lập,
hành và tư pháp. Lập pháp giao cho quốc hội- gồm 2 viện, Hành pháp( Tổng thống đứng đầu)
sẽ đc 2 viện bầu chọn thành viên. Tư pháp sẽ gồm tòa án các cấp( do Lập pháp lập ra). Trung
ương có quyền phủ quyết mọi luật do cơ quan Lập pháp của tiểu bang ban hành => áp dụng học
thuyết phân quyền. Trung ương được tập trung nhiều quyền nhưng quyền của tiểu bang ko đc
coi trọng, quyền công dân chưa được đề cập. Tranh cãi giữ bang lớn và bang nhỏ, những người


ủng hộ dân chủ và những người coi trọng một liên bang mạnh.
+ Phương án của bang New Jersey: tăng quyền lực Quốc hội. Quốc hội điều hành thương
mại, thuế. Quốc hội được quyền thành lập bộ máy Hành pháp( một số người giữ chức trong 1
một nhiệm kỳ có số năm nhất định). Quốc hội có một viện duy nhất . Hành pháp do một nhóm
người lãnh đạo. Về Tư pháp, tòa án liên bang chỉ được trao quyền phúc thẩm=> mang tính thay
đổi, bổ sung 1 số điều khoản trong: Các điều khoản hợp bang trước kia.
+ Phương án Hamilton: tiểu bang ko có quyền lực nào ngoài qui định những vấn đề địa
phương. Xem như là 1 tỉnh của 1 quốc gia thống nhất. Quốc hội chia làm 2 nhưng Thượng viện
có quyền cao hơn. Trưởng ngành Hành pháp có quyền lực cao( như quân vương), bầu theo
nhiệm kì. Có thể phủ nhận luật của quốc hội. Nhưng mô hình này bị đánh giá như mô hình
chính quyên của Anh=> ít nhận được sự đồng thuận.
=> Yêu cầu giải quyết: có được chính quyền trung ương mạnh mà không thôn tính chủ
quyền các bang; giữ được quyền công dân mà tránh được tình trạng dân chủ thái quá.
Hiến pháp 1787 ra đời: chế độ Tổng thống hợp chúng quốc Hòa Kỳ ra đời.( chế độ
CHTT được các nhà lập quốc đặt tên khi nghiên cứu về các chính thể chứ trước đây nó chưa hề
tồn tại. Càng không phải, Mỹ biết rõ và lấy chính thể đó làm chính thể cho mình). Chính thể
này cho phép áp dụng triệt để thuyết tam quyền phân lập.
Thành lập Quốc hội 2 viện để giải quyết mâu thuận giữa bang lớn và bang nhỏ. Bang nhỏ
được ngang bằng, đình đẳng với bang lớn ở thượng viện=> số lượng đại biểu mỗi bang ở
Thượng viện là 2( không kể bang lớn hay nhỏ). Ngược lại ở bang lớn dân số đông hơn nên số
lượng đại biểu ở Hạ viện sẽ phụ thuộc vào số lượng dân cư mỗi bang. Đến năm 1920, quy định
số ghế ở Hạ viện là 435 người số lượng đại biểu hạ viện áp đảo khuynh loát thượng viện. Đại
biểu các bang thỏa thuận quy định cho 2 viện ngang nhau. Không có viện nào lãnh đạo viện
nào. Thỏa hiệp khác giữa xu hướng đồng thuận và chống hiến pháp:phe chống hến pháp sẽ bỏ
phiếu chấp nhận hiến pháp nếu phe ủng hộ hiến pháp chấp nhận ghi trong hiến pháp tuyên ngôn
về các quyền. Các bang miền bắc chấp nhận cho các bang miền nam duy trì nhập khẩu nô lệ
trong thời gian 20 năm, số nô lệ được bầu cử là 3/5. Ngược lại các bang miền nam cho các bang
miền bắc khi phê chuẩn các dự luật về hàng hải, thương mại chỉ cần sự chấp nhận của đa số quá
bán tại nghị viện là được.
TÓM LẠI ĐẶC ĐIỂM:

+ Hình thức chính thể cộng hoà tổng thống là hình thức tổ chức nhà nước mà ở đó Tổng
thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp, do nhân dân trực
tiếp hoặc gián tiếp bầu ra.
+ Không có chức danh Thủ tướng .
+ Tổng thống có toàn quyền trong việc quyết định nhân sự chính phủ, trừ quyền phê
chuẩn của Thượng viện.
+ Các bộ trưởng không hợp thành một cơ quan bàn bạc chịu trách nhiệm tập thể trước
nghị viện, mà chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống. Trong chính thể cộng hoà tổng thống, các
bộ trưởng chỉ là những người giúp việc cho Tổng thống, thực hiện những chính sách của Tổng
thống, không được mâu thuẫn với đường lối, chính sách của Tổng thống.
+ Ở đây Lập pháp không được quyền đứng ra thành lập Hành pháp và Hành pháp không
phải chịu trách nhiệm trước Lập pháp. Do đó, Nghị viện cũng không được quyền lật đổ chính
phủ và chính phủ cũng không có quyền giải tán Nghị viện. Lập pháp là lập pháp và hành pháp
là hành pháp. Chúng là hai thiết chế hoàn toàn độc lập, cùng do dân bầu ra và cùng chịu trách
nhiệm trước dân.
+ Người được Tống thống bổ nhiệm vào chức danh trong bộ máy hành pháp phải là nghị
sỹ, hoặc ngược lại, muốn làm nghị sỹ thì phải thôi làm bộ trưởng
+ Các thành viên hành pháp và Tổng thống không có quyền trình dự án luật trước Nghị
viện……
CƠ CHẾ TAM QUYỀN PHÂN LẬP
Tam quyền phân lập là một học thuyết nổi tiếng của tác giả người Pháp Montesquieu,
trong cuốn "Tinh thần pháp luật" mình, ông lên án gay gắt chế độ phong kiến độc tài, chuyên
chế, nắm toàn bộ quyền lực, vô hạn định, vô kiểm soát. Quyền lực nhà nước chia thành 3 quyền
cơ bản lập pháp, hành pháp, tư pháp, trong thời kì chuyên chế, cả 3 quyền này đều thuộc tay
nhà vua. Theo ông, cần phải chia 3 quyền này cho 3 cơ quan khác nhau đảm nhiệm, 3 cơ quan
này phải tương tác, đan xen, phối hợp với nhau, đồng thời kiểm soát, đối trọng lẫn nhau. Không
cơ quan nào nắm toàn bộ quyền lực, cũng không cơ quan nào lép vế cơ quan nào, quyền lực
được chia ra làm ba. Đó là tầm vóc tư tưởng lớn lao, vĩ đại của một nhà khai sáng.
Tam quyền phân lập suy cho cùng cũng chỉ là sự chia sẻ quyền lực của các nhà tư bản
với nhau và cùng cai trị giai cấp lao động. Nó không thể hiện được sự làm chủ của nhân dân

trong bộ máy nhà nước, trong điều kiện hoàn hảo thì 3 cơ quan đó (lập pháp, hành pháp, tư
pháp) hoạt động một cách độc lập, tách biệt hoàn toàn. Còn trong điều kiện không hoàn hảo (áp
dụng không triệt để) thì cho thấy sự lạm quyền đặc biệt thấy rõ nhất là ở Hoa Kỳ, Tổng Thống
đang dần "lấn sân" của Quốc hội trong vấn đề lập pháp.
Tam quyền phân lập hay còn hiểu theo nghĩa phân chia quyền lực là một mô hình quản
lý nhà nước với mục tiêu kiềm chế quyền lực để hạn chế lạm quyền, bảo vệ tự do và công bằng
pháp luật. Mô hình và khái niệm này được biết đến từ lâu, ít nhất là từ thời La Mã cổ đại và
được thể chế hóa trong hiến pháp hiện đại của nhiều quốc gia, trong đó có Hiến pháp Hoa
Kỳ, Hiến pháp CHLB Đức nhưng không có trong Hiến pháp Việt Nam (phiên bản 1992) hay
các nước cộng sản khác. Trong mô hình này, quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư
pháp được tách biệt và giao cho 3 cơ quan độc lập khác nhau thực hiện và qua đó ràng buộc,
kiểm tra và giám sát hoạt động lẫn nhau. Theo thể chế này, không một cơ quan hay cá nhân nào
có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị của một quốc gia.
+ Ưu điểm quan trọng nhất của thuyết "tam quyền phân lập" là tránh được sự chuyên quyền,
độc tài trong thực hiện quyền lực nhà nước. Đưa xã hội loài người lên một bước mới trong
quản lý.
+ Nhược điểm: Do phân quyền nên dễ dẫn tới sự tranh chấp, kìm hãm lẫn nhau giữa các cơ
quan nhà nước nhằm giành quyền lợi nhiều hơn trong thực thi quyền lực nhà nước. Đồng thời
cũng tạo nên sự giảm đồng bộ ,thốngnhất và gắn kết giữa các cơ quan nhà nước.
TỔNG THỐNG
(HÀNH PHÁP)
BỘ MÁY NHÀ NƯỚC HOA KỲ
QUỐC HỘI LIÊN BANG
(LẬP PHÁP)

HỆ THỐNG TÒA ÁN LIÊN BANG
(TƯ PHÁP)
THƯỢNG VIỆN
HẠ VIỆN
P.TỔNG THỐNG

CÁC BỘ HÀNH PHÁPỦY BAN HÀNH PHÁP
TÒA ÁN LIÊN BANG TỐI CAO
TÒA ÁN LIÊNG BANG KHU VỰC
BỘ MÁY NHÀ NƯỚC HOA KỲ
I. Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ
Cơ cấu tổ chức nghị viện:
1. Thượng Nghị Viện
Theo quy định tại Điểm 1 khoản 3 Điều 1 Hiến pháp 1787, thành viên của Thượng nghị
viện do cơ quan lập pháp của các bang bầu ra, nhiệm kỳ sáu năm. Mỗi bang được bầu hai đại
biểu. Tuy nhiên, theo Tu Chính Án 17 Hiến pháp 1913 đã thay thế chế độ thành viên Thượng
nghị viện do cơ quan lập pháp của các bang bầu bằng chế độ nhân dân trực tiếp bầu. Theo quy
định của Hiến pháp, cứ hai năm một lần lại tiến hành bầu lại 1/3 tổng số thượng nghị sĩ. Các
nhiệm kỳ được phân chia sao cho khoảng 1/3 số ghế sẽ bị trống để được đưa ra cho bầu cử cứ
hai năm một lần. Vì vậy, trong mỗi cuộc bầu cử, các bang chỉ tiến hành bầu một thượng nghị sĩ.
Hiện nay, số thành viên của Thượng nghị viện là 100 đại biểu đại diện cho 50 bang, mỗi bang
được cử hai đại biểu không phân biệt dân số mỗi bang. Ứng cử viên thượng nghị sĩ phải là công
dân Mỹ đủ 30 mươi tuổi trở lên, đã có chín năm mang quốc tịch Mỹ và phải là người cư trú tại
bang nơi họ ra tranh cử.
Chức năng:
 Quyền Lập Pháp: Hiến pháp cho Thượng viện một số chức năng có một không hai
là khả năng "kiểm tra và cân bằng" quyền lực của các thành phần khác trong chính
phủ liên bang. Khả năng này gồm có qui định bắt buộc rằng Thượng viện có quyền
tư vấn và Thượng viện phải ưng thuận đối với một số bổ nhiệm viên chức chính
phủ của Tổng thống Hoa Kỳ; cũng như Thượng viện phải phê chuẩn tất cả các
hiệp ước với các chính quyền ngoại quốc; xét xử tất cả các vụ luận tội, và bầu Phó
Tổng thống Hoa Kỳ trong trường hợp không có ai nhận đa số phiếu đại cử tri
(thường thường, các qui định đòi hỏi sự phê chuẩn chỉ dành cho các viên chức có
thẩm quyền ra quyết định tối hậu quan trọng).
Thông thường, một ứng viên trước tiên được giới thiệu trước một ủy ban
Thượng viện trong một cuộc điều trần. Sau đó, ứng viên này sẽ được xem xét bởi

cả Thượng viện. Đa số ứng viên được phê chuẩn, ngoài một số nhỏ trường hợp
hàng năm các Ủy ban Thượng viện cố tình không xem xét để ngăn cản sự bổ
nhiệm. Cũng đôi khi Tổng thống Hoa Kỳ tự rút lại các ứng viên khi họ trông có vẽ
khó được phê chuẩn. Vì lý do này, việc bác bỏ thẳng thừng các ứng viên tại
Thượng viện rất hiếm khi thấy.
 Kiểm soát và cân bằng quyền lực: Thượng viện cũng có một vai trò trong tiến
trình phê chuẩn của hiệp ước. Hiến pháp có nói rằng Thổng thống Hoa Kỳ có thể
chỉ phê chuẩn một hiệp ước nếu 2/3 số thượng nghị sĩ biểu quyết tán thành. Tuy
nhiên, không phải tất cả các thỏa thuận quốc tế được xem là hiệp ước, và vì vậy
không cẩn đến sự chấp thuận của Thượng viện.
 Theo Tu chính án 12 Hiến pháp Hoa Kỳ, Thượng viện có quyền bầu Phó Tổng
thống Hoa Kỳ nếu như không có ứng cử viên Phó Tổng thống nào nhận được đa
số phiếu đại cử tri. Tu chính án 12 đòi hỏi Thượng viện chọn lựa từ hai ứng cử
viên có số phiếu đại cử tri cao nhất. Sự bế tắc không thể quyết định được đối với
đại cử tri đoàn thì rất hiếm; trong lịch sử Hoa Kỳ, Thượng viện phải giải quyết sự
bế tắc như thế chỉ có một lần vào năm 1837 khi Thượng viện bầu cho Richard
Mentor Johnson.
 Thượng viện là nơi duy nhất có quyền xét xử tất cả các vụ bị kết tội. Khi nhóm
họp để xét xử, thượng nghị sĩ sẽ phải tuyên thệ hoặc thề. Trong trường hợp xét xử
tổng thống, chánh án tòa án tối cao sẽ chủ tọa phiên tòa. Không một ai được kết án
nếu không được sự nhất trí của 2 phần 3 thượng nghị sĩ có mặt.(khoảng 3, điều 1,
hiến pháp hợp chủng quốc hoa kỳ)
2. Hạ Nghị Viện
Theo khoản 2 Điều 1 Hiến pháp 1787, thành viên Hạ nghị viện do nhân dân các bang
bầu ra trong cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu. Ứng cử viên đại biểu Hạ nghị viện phải là
công dân Mỹ đủ 25 tuổi trở lên, đã có ít nhất bảy năm mang quốc tịch Mỹ và phải là người cư
trú tại bang nơi họ ra tranh cử. Số lượng thành viên Hạ nghị viện là 435 đại biểu đại diện cho
50 bang căn cứ vào số dân của bang. Căn cứ vào kết quả tổng điều tra dân số được tiến hành 10
năm một lần, có sự điều chỉnh trong việc phân bổ số đại biểu cho các bang. Đồng thời, pháp
luật quy định không tuỳ thuộc vào số dân, mỗi bang cũng được bầu ít nhất là một đại biểu. Hiện

nay, có 6 bang - Alaska, Delaware, North Dakota, South Dakota, Vermont, Wyoming - mỗi
bang bầu 1 đại biểu và bang Caliornia đươc bầu 45 đại biểu theo tỷ lệ trung bình 1 đại biểu đại
diện cho khoảng 530.000 dân.
Theo quy định của Hiến pháp, nhiệm kỳ của Hạ nghị viện là hai năm bắt đầu từ thời
điểm Hạ nghị viện tiến hành kỳ họp đầu tiên. Với nhiệm kỳ ngắn như vậy nên cũng có những
khó khăn nhất định cho hoạt động của Hạ nghị viện, bởi vì trong mỗi nhiệm kỳ của mình, Hạ
nghị viện phải mất một thời gian để tổ chức bộ máy, các đại biểu vừa trúng cử chưa kịp làm
quen với công việc lại phải nghĩ đến cuộc bầu cử cho nhiệm kỳ mới. Để khắc phục nhược điểm
này, các đảng chính trị khi đề cử người của đảng ra làm đại biểu Hạ nghị viện, thường chọn
người có thâm niên hoạt động lâu năm tại Quốc hội. Theo con số thống kê, trong khoảng thời
gian từ năm 1954 đến 1968, 92% số thành viên của Hạ nghị viện lần lượt tái cử qua các cuộc
bầu cử.
Cơ cấu tổ chức của Thượng nghị viện và Hạ viện nghị về cơ bản là giống nhau, gồm hai
bộ phận sau: bộ phận chính thức được thành lập trên cơ sở luật định, bộ phận không chính thức
do các đảng chính trị thành lập. Bộ phận chính thức gồm Chủ tịch viện, Thư ký, các Uỷ ban
thường trực, các uỷ ban khác, bộ máy giúp việc. Bộ phận không chính thức cũng gồm hai tổ
chức: tổ chức của đảng đoàn đại biểu chiếm đa số ghế và tổ chức của đảng đoàn đại biểu chiếm
thiểu số ghế.
 Chủ tịch viện. Chủ tịch Hạ nghị viện do Hạ nghị viện bầu ra trong số các
thành viên của Viện. Thực tế cho thấy, đảng nào chiếm đa số ghế ở Hạ nghị viện
thì người của đảng đó sẽ là Chủ tịch viện và thường là người của một trong hai
đảng Cộng hoà hoặc đảng Dân chủ. Chủ tịch Hạ nghị viện có vai trò quan trọng
đối với tổ chức và hoạt động của Viện, là một trong số những nhân vật chủ chốt
của đảng chiếm đa số ghế ở Hạ nghị viện. Trong cơ cấu quyền lực, Chủ tịch Hạ
nghị viện được coi là nhân vật đứng thứ ba sau Tổng thống, Chánh án Toà án
Tối cao. Đối với tổ chức và hoạt động của Hạ nghị viện, Chủ tịch Hạ nghị viện là
người lãnh đạo Viện, đảm bảo quy chế hoạt động của Viện; quyết định thành lập
các các uỷ ban điều tra, uỷ ban hỗn hợp của Viện; giải quyết các tranh chấp liên
quan đến các thủ tục hoạt động của Viện; cho phép hoặc không cho phép đại biểu
phát biểu; quyết định thứ tự phát biểu của các đại biểu tại các phiên họp của Viện.

Theo Hiến pháp 1787, Phó Tổng thống đương nhiên là Chủ tịch của
Thượng nghị viện. Trường hợp khuyết Phó Tổng thống, Thượng nghị viện sẽ
tổ chức bầu Chủ tịch lâm thời trong số các thành viên của mình. Chủ tịch
Thượng viện là người lãnh đạo hoạt động, bảo đảm việc thực hiện quy chế của
Viện; điều khiển các phiên họp của Thượng nghị viện (nhưng không tham gia biểu
quyết, trừ trường hợp số phiếu ngang nhau trong một cuộc biểu quyết).
 Để đảm nhiệm khối lượng công việc lớn và phức tạp, Nghị viện Mỹ phân chia
nhiệm vụ của mình cho các uỷ ban. Thượng nghị viện và Hạ nghị viện đều có hệ
thống các uỷ ban riêng với những điểm tương tự nhau nhưng không trùng nhau
hoàn toàn. Theo các nguyên tắc chung của Nghị viện, mỗi Uỷ ban lại có nội quy
riêng của mình; và vì thế, có sự khác biệt giữa các uỷ ban với nhau. Về cơ cấu tổ
chức, có ba loại uỷ ban, đó là Uỷ ban thường trực, Uỷ ban đặc biệt và Uỷ ban
chung:
 Uỷ ban chung là uỷ ban được thành lập gồm thành viên của cả hai
Viện nhằm giải quyết các bất đồng giữa Thượng nghị viện và Hạ nghị
viện trong quá trình xem xét, giải quyết đối với một biện pháp cụ thể.
 Uỷ ban đặc biệt được Viện thành lập bằng quyết định riêng của Viện
nhằm thực hiện những nhiệm vụ nhất định, thường là để tiến hành
một cuộc điều tra và nghiên cứu. Một uỷ ban đặc biệt có thể tồn tại
lâu dài hoặc lâm thời.
 Uỷ ban thường trực là các uỷ ban được thành lập và hoạt động trong
suốt nhiệm kỳ của Nghị viện; có thẩm quyền xác định theo quy định
của của Nghị viện. Với thẩm quyền lập pháp của mình, các Uỷ ban
thường trực tiến hành thẩm tra các vấn đề và các dự luật, kiến nghị
biện pháp trình ra để Viện liên quan xem xét. Đồng thời, các Uỷ ban
này có trách nhiệm giám sát, kiểm tra các cơ quan, các chương trình
và các hoạt động trong thẩm quyền của mình và trong một số trường
hợp khác còn giám sát các lĩnh vực có liên quan. Hầu hết các uỷ ban
thường trực có quyền kiến nghị về việc cấp ngân sách đối với các
hoạt động của chính quyền và của các chương trình mới hoặc đang

tồn tại, nhưng một số ít lại có các chức năng khác.
Trong phạm vi chức năng của mình, các uỷ ban thường trực có những
nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Thực hiện quyền lập pháp theo những vấn đề thuộc phạm vi của các
uỷ ban. Quy chế của Thượng nghị viện và Hạ nghị viện liệt kê cụ thể những
vấn đề thuộc thẩm quyền của từng uỷ ban, theo đó tất cả những dự án luật,
các kiến nghị về luật phải được đưa ra uỷ ban thảo luận trước khi trình Viện
thông qua. Thực tế hoạt động của Nghị viện Mỹ cho thấy, ý kiến của uỷ ban
thường trực có ảnh hưởng quyết định đối với số phận của các dự án luật.
- Giữ mối liên lạc với các cơ quan hành pháp và thực hiện việc giám
sát hoạt động của các cơ quan thuộc bộ máy đó.
- Tiến hành điều tra hoạt động của các cơ quan thuộc bộ máy hành
pháp, các tổ chức xã hội, các công ty tư nhân trong trường hợp cần thiết
khác.
- Là cầu nối giữa các nhóm gây áp lực và Nghị viện. Thông qua các
uỷ ban thường trực, các nhóm gây áp lực gây ảnh hưởng đến hoạt động của
Nghị viện nhằm đạt được hoặc ngăn cản việc thông qua một văn bản luật
nào đó.
- Là cầu nối giữa Nghị viện và dư luận xã hội. Phiên họp của các uỷ
ban thường trực được tiến hành công khai, được tường thuật trực tiếp hoặc
gián tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó, dư luận xã hội
biết được tình hình hoạt động của các uỷ ban nói riêng, của Nghị viện nói
chung. Ngoài ra, các uỷ ban còn thường xuyên tổ chức các cuộc họp báo,
các cuộc gặp gỡ với công luận.
Chức năng của Hạ Viện:
 Quyền Lập Pháp: Hiến pháp Hoa Kỳ nói rằng "Tất cả các dự luật nhằm tăng tiền
thế thu nhập phải bắt đầu từ Hạ viện." Kết quả là Thượng viện không có quyền
đưa ra sáng kiến về các dự luật ấn định mức thuế. Hơn nữa, Hạ viện cũng muốn
bảo đảm rằng Thượng viện không có quyền khởi sự các dự luật về chi tiêu của
chính phủ hay các dự luật cho phép chi tiêu ngân quỹ liên bang. Tuy nhiên, bất cứ

khi nào Thượng viện khởi sự một dự luật về chi tiêu thì Hạ viện từ chối xem xét
nó ngay, qua đó giải quyết được sự tranh chấp trong thực tế. Luật định của Hiến
pháp ngăn cản Thượng viện giới thiệu các dự luật thu thuế là dựa theo Quốc hội
Vương quốc Anh, theo đó Hạ viện Vương quốc Anh mới có thể khởi sự những dự
luật như vậy. Mặc dù Hiến pháp cho Hạ viện quyền khởi sự các dự luật thu thuế
nhưng trong thực tế Thượng viện ngang bằng Hạ viện trong các mối quan tâm về
thuế và chi tiêu. Việc chấp thuận của cả Hạ viện và Thượng viện là bắt buộc đối
với bất cứ dự luật nào, bao gồm dự luật về thu thuế, để chúng trở thành luật. Cả
hai viện phải thông qua cùng phiên bản giống như của dự luật; nếu có khác biệt,
chúng có thể được giải quyết bởi một ủy ban hội nghị mà trong đó có cả thành
viên của hai viện. Tổng thống có thể phủ quyết bất cứ dự luật nào mà cả Hạ viện
và Thượng viện thông qua; nếu Tổng thống làm vậy thì dự luật không thể thành
luật cho đến khi cả hai viện xem xét lại và với 2/3 đa số phiếu tại mỗi viện để giúp
thông qua dự luật đó bất chấp sự phản đối của Tổng thống.
 Kiểm soát và cân bằng quyền lực: Hiến pháp cho quyền Hạ viện Hoa Kỳ luận tội
các viên chức liên bang vì lý do "phản quốc, hối lộ, hoặc các tội đại hình và tội phi
pháp khác" và cho phép Thượng viện quyền xử những vụ luận tội như thế. Nếu
Tổng thống Hoa Kỳ hiện thời bị xét xử, Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ chủ tọa phiên
xử. Trong bất cứ vụ xử luận tội nào, các thượng nghị sĩ được hiến pháp yêu cầu
đến chứng kiến lời thề hoặc xác nhận lời khai. Để kết án trong một vụ luận tội cần
phải có 2/3 đa số các thượng nghị sĩ có mặt. Viên chức bị kết án sẽ tự động bị sa
thải khỏi chức vụ đang giữ; ngoài ra, Thượng viện có thể qui định rằng bị cáo đó
sẽ bị cấm giữ chức vụ trong tương lại. Không có hình phạt nào khác nữa được
phép đưa ra trong suốt thời gian tiến hành luận tội; tuy nhiên, bị cáo có thể đối
diện với các hình phạt khác tại một tòa án luật pháp bình thường.
 Quyền bầu Tổng thống Hoa Kỳ trong trường hợp bế tắc của đại cử tri đoàn thuộc
trách nhiệm của Hạ viện.

II. Tổng Thống Hoa Kỳ
1 Tổng Thống Hoa Kỳ

Tổng thống Hoa Kỳ là nguyên thủ quốc gia (head of state) và cũng là người đứng đầu
chính phủ (head of government) Hoa Kỳ. Đây là viên chức chính trị cao cấp nhất về mặt ảnh
hưởng và được công nhận như vậy tại Hoa Kỳ. Tổng thống lãnh đạo ngành hành pháp của
chính phủ liên bang Hoa Kỳ và là một trong hai viên chức liên bang duy nhất được toàn
quốc Hoa Kỳ bầu lên (người kia là Phó Tổng thống Hoa Kỳ).
Trong số những trách nhiệm và quyền hạn khác, Điều khoản II Hiến pháp Hoa Kỳ giao
cho Tổng thống hành xử một cách trung thành luật liên bang, đưa Tổng thống vào vai trò tổng
tư lệnh các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, cho phép Tổng thống đề cử các viên chức tư pháp và
hành pháp với sự góp ý và ưng thuận của Thượng viện và cho phép Tổng thống ban lệnh ân xá.
Đôi khi, tổng thống có thể được triệu tập trực tiếp để thực thi một phán quyết của tòa án.
Một ví dụ là vụ Hoa Kỳ kiện Nixon (1974). Một cuộc điều tra do ủy ban của Thượng viện tiến
hành về chi tiết vụ đột nhập vào trụ sở của Đảng Dân chủ tại Khách sạn Watergate tại
Washington, D.C., đã viện dẫn trực tiếp tới các quan chức cao cấp của chính phủ làm việc gần
gũi với tổng thống. Cuộc điều tra cũng đã phát hiện thấy rằng Tổng thống Richard Nixon đã
cho lắp đặt một hệ thống ghi âm tự động trong Văn phòng tổng thống. Leon Jaworski, người đã
được chỉ định làm ủy viên công tố đặc biệt để điều tra vụ Watergate, đã yêu cầu phải đưa ra
trước tòa một số cuốn băng mà ông cảm thấy có thể là bằng chứng cần thiết cho việc khởi tố
các quan chức cao cấp. Nixon từ chối giao các cuộn băng này dựa trên cơ sở đặc quyền hành
pháp và yêu cầu bảo mật đối với các cuộc thảo luận dẫn tới những quyết định của tổng thống.
Phán quyết của Tòa án tối cao đã chỉ thị cho Tổng thống phải giao những cuốn băng đó cho
Thẩm phán John J. Sirica, người đang điều khiển các phiên tòa xét xử các quan chức chính phủ.
Nixon đã tuân thủ chỉ thị của Tòa án tối cao và như vậy đã thực thi một phán quyết mà nhanh
chóng dẫn đến sự sụp đổ của ông. Trong vòng hai tuần, ông đã từ chức tổng thống, vào tháng
Tám 1974.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỰC CỦA TỔNG THỐNG:
a. Vai trò lập pháp theo Điều khoản I Hiến pháp:
Quyền lực đầu tiên được Hiến pháp Hoa Kỳ qui định dành cho tổng thống là
quyền phủ quyết của tổng thống đối với các qui trình lập pháp của Quốc hội Hoa
Kỳ. Đoạn 2 và 3, Phần 7, Điều khoản 1, Hiến pháp Hoa Kỳ bắt buộc bất cứ đạo
luật nào mà Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đều phải được trình lên tổng thống trước

khi trở thành luật. Một khi đạo luật đã được trình lên thì tổng thống có ba sự chọn
lựa:
 Ký văn bản luật và đạo luật sẽ trở thành luật.
 Phủ quyết văn bản luật, trả về Quốc hội kèm theo bất cứ lý do vì sao
mình phản đối. Đạo luật sẽ không thành luật trừ khi cả hai viện lập
pháp của Quốc hội biểu quyết với tỉ lệ 2/3 phiếu thuận để gạt bỏ sự
phủ quyết của tổng thống.
 Không hành động gì. Trong trường hợp này, tổng thống không ký và
cũng không phủ quyết văn bản luật. Sau 10 ngày, không kể chủ nhật,
có hai trường hợp có thể xảy ra:
 Nếu Quốc hội vẫn còn nhóm họp thì đạo luật trở thành luật.
 Nếu Quốc hội không nhóm họp thì văn bản luật không thể trả
về Quốc hội được. Lúc đó đạo luật không thành luật.
Đề xuất và phụ trợ làm luật
Mặc dù tổng thống không thể trực tiếp giới thiệu luật nhưng ông có thể đóng một vai trò
quan trọng trong việc tạo ra luật, đặc biệt nếu đảng chính trị của tổng thống chiếm đa số ghế tại
một hoặc hai viện của quốc hội. Mặc dù các viên chức ngành hành pháp bị ngăn cấm không
được cùng lúc giữ ghế trong quốc hội và ngược lại nhưng các viên chức hành pháp thường hay
thảo ra các qui trình luật và nhờ cậy vào các Thượng nghị sĩ và Dân biểu để giới thiệu luật thay
cho họ. Tổng thống có thể tạo thêm ảnh hưởng đối với ngành lập pháp bằng những báo cáo
thường kỳ mà Hiến pháp bắt buộc trước Quốc hội. Những báo cáo này có thể bằng văn bản hay
được đọc trước Quốc hội. Tuy nhiên trong thời hiện đại, các báo cáo này được đọc trong hình
thức "Diễn văn về Tình trạng Liên bang" trong đó tổng thống nêu ra những đề nghị về luật của
mình cho năm trước mắt.
Theo Đoạn 2, Phần 3 của Điều khoản II, Hiến pháp Hoa Kỳ, tổng thống có thể triệu tập
một hoặc cả hai viện của Quốc hội. Ngược lại, nếu cả hai viện không thể đồng ý được với nhau
về 1 ngày nhóm họp thì tổng thống có thể chọn 1 ngày cho Quốc hội nhóm họp.
Tổng thống có thể đề xuất một đạo luật trực tiếp tác động tới các tòa án. Một ví dụ là
Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã không thành công trong việc thúc đẩy Quốc hội mở rộng
quy mô của Tòa án tối cao để ông có thể đưa vào đó những thẩm phán ủng hộ chương trình lập

pháp của chính quyền của ông.
b. Điều khoản Hiến pháp II về quyền lực hành pháp
 Quyền lực đối ngoại và chiến tranh
Có lẽ điều quan trọng nhất trong số những quyền lực của tổng thống là quyền lực
tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ trong vai trò tổng tư lệnh. Trong lúc quyền lực tuyên chiến được
hiến pháp đặt nằm trong tay Quốc hội thì tổng thống là người nắm quyền tư lệnh và điều khiển
trực tiếp quân đội và có trách nhiệm lập kế hoạch chiến lược quân sự. Những vị khai sinh ra
Hiến pháp Hoa Kỳ đã thận trọng trong việc giới hạn các quyền lực của tổng thống liên quan
đến quân sự.
Quốc hội, theo Nghị quyết về Quyền lực Chiến tranh, phải cho phép bất cứ một cuộc
khai triển quân đội nào kéo dài hơn 60 ngày. Ngoài ra, Quốc hội cũng đảm trách việc theo dỏi
quyền lực quân sự của tổng thống qua việc kiểm soát các qui định và chi tiêu quân sự.
Song song việc nắm giữ các lực lượng vũ trang, tổng thống cũng là người nắm giữ
chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ,
tổng thống có trách nhiệm bảo vệ người Mỹ ở hải ngoại và công dân ngoại quốc tại Hoa Kỳ.
Tổng thống có quyền quyết định việc có nên công nhận các quốc gia mới và chính phủ mới hay
không, và thương thuyết các hiệp định với các quốc gia khác. Các hiệp định này có hiệu lực khi
được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận với 2/3 số phiếu tán thành.
Tổng thống có quyền sử dụng quân đội trong vòng 90 ngày trong trường hợp quân đội
HK bị tấn công hay an ninh quốc gia bị xâm hại mà không cần phải được sự chuẩn thuận của
Quốc Hội. Nếu cuộc chiến quá thời gian trên cần có sự chuẩn thuận của quốc hội.
Tổng thống là người tổng tư lệnh quân đội (commander in chief ) thời chiến (tức là người
quyền tối cao điều hành quân dội trong chiến tranh. Ngoài ra, tổng thống còn có vài quyền đặc
biệt:
Điều hành quân đội ra khỏi nước để tiến hành các mục tiêu chiến tranh trong thời hạn
ngắn hơn 60 ngày mà không cần thông qua quốc hội. Thời gian lâu hơn, Tổng thống phải được
sự chấp thuận của quốc hội
 Quyền lực hành pháp
Tổng thống là viên chức hành chính trưởng của Hoa Kỳ và như thế ông là người đứng
đầu ngành hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ. Trách nhiệm của tổng thống là "trông coi việc

luật pháp được thi hành một cách trung thực." Để thực hiện bổn phận này, tổng thống được
giao trách nhiệm nắm giữ 4 triệu công chức ngành hành pháp liên bang.
Tổng thống bổ nhiệm rất nhiều công chức trong ngành hành pháp: một vị tổng thống sắp
nhận nhiệm sở có thể thâu nhận đến 6.000 viên chức trước khi ông nhận chức và thêm 8.000
người nữa trong suốt nhiệm kỳ của mình. Các đại sứ, các thành viên Nội các Hoa Kỳ, và những
viên chức liên bang khác là được tổng thống bổ nhiệm với sự góp ý và ưng thuận của đa số tại
Thượng viện Hoa Kỳ. Những cuộc bổ nhiệm viên chức được thực hiện vào thời điểm Thượng
viện nghỉ họp chỉ có hiệu lực tạm thời và sẽ hết hạn vào lúc Thượng viện nhóm họp lại.
Quyền của tổng thống sa thải các viên chức hành pháp từ lâu nay là một vấn đề
tranh chấp chính trị. Thông thường, tổng thống có quyền sa thải các viên chức hành pháp
theo ý của mình. Tuy nhiên, theo luật định thì Quốc hội có thể ngăn chặn và kiềm chế
quyền của tổng thống khi sa thải các ủy viên của các cơ quan độc lập đặc trách về các qui
định kiểm soát về các vấn đề đặc biệt nào đó hay một số các viên chức hành pháp cấp
thấp.
Tổng thống có khả năng điều hành phần nhiều ngành hành pháp bằng các sắc lệnh hành
pháp. Những sắc lệnh này dựa vào luật liên bang hay quyền hành pháp mà Hiến pháp Hoa Kỳ
ban cho và vì vậy có sức mạnh về luật pháp. Những sắc lệnh hành pháp này có thể bị tòa án
liên bang xem xét lại hoặc có thể bị vô hiệu quá bằng qui trình thay đổi luật.
c. Quyền tư pháp
Tổng thống có thể đề xuất một đạo luật trực tiếp tác động tới các tòa án
Tổng thống có thể ảnh hưởng tới quá trình ra quyết sách của tòa án thông qua các hoạt
động của Bộ Tư pháp, một bộ phận của ngành hành pháp.
Tổng thống cũng có quyền đề cử các thẩm phán liên bang trong đó bao gồm các
phẩm phán tòa phúc thẩm và Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các thẩm phán được
đề cử này phải được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận. Thật không dễ dàng đối với các vị
tổng thống có ý định quay chiều hướng pháp lý liên bang về phía một lập trường tư tưởng đặc
biệt nào đó bằng việc đề cử các vị thẩm phán có tư tưởng ủng hộ lập trường đó. Khi đề cử các
thẩm phán tòa án sơ thẩm, tổng thống thường tôn trọng truyền thống xưa nay là hỏi thăm ý kiến
của thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đại diện cho tiểu bang mà thẩm phán sẽ được đề cử. Tổng thống
cũng có thể ban hành lệnh ân xá hay giảm án và việc này thường hay xảy ra ngay trước khi kết

thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình.
Đặc quyền Hành pháp cho phép tổng thống cất giữ thông tin không cho Quốc hội và
các tòa án liên bang xem với lý do vì vấn đề an ninh quốc gia. Tổng thống George
Washington là người đầu tiên giành được đặc quyền này khi Quốc hội yêu cầu xem sổ ghi chép
của Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ, John Jay có liên quan đến một cuộc thương lượng điều đình
không được công bố với Vương quốc Anh. Mặc dù không có ghi trong Hiến pháp Hoa Kỳ hay
trong bất cứ luật nào nhưng hành động của Washington đã tạo ra tiền lệ cho đặc quyền này.
Tuy nhiên, khi Tổng thống Richard Nixon tìm cách sử dụng đặc quyền hành pháp này
như một lý do để không giao nộp những bằng chứng mà Quốc hội Hoa Kỳ đòi cung cấp trong
Vụ tai tiếng Watergate, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã phán quyết vụ Hoa Kỳ đối đầu Nixon,
418 U.S. 683 (1974) rằng đặc quyền hành pháp không có hiệu lực trong trường hợp một vị tổng
thống cố tìm cách tránh né truy tố hình sự. Khi Tổng thống Bill Clinton tìm cách sử dụng đặc
quyền hành pháp có liên quan trong Vụ tai tiếng Lewinsky, Tối cao Pháp viện phán quyết vụ
Clinton đối đầu Jones, 520 U.S. 681 (1997) rằng đặc quyền hành pháp cũng không được sử
dụng trong những vụ thưa kiện dân sự. Các vụ kiện này đã lập nên tiền lệ rằng đặc quyền hành
pháp được công nhận tuy nhiên phạm vi giới hạn của đặc quyền này vẫn chưa được định nghĩa
rõ ràng.
3. Phó Tổng Thống Hoa Kỳ
Phó Tổng thống Hoa Kỳ (Vice President of the United States) là người giữ một chức vụ
công do Hiến pháp Hoa Kỳ tạo ra. Phó Tổng thống, cùng với Tổng thống Hoa Kỳ, được dân
chúng Hoa Kỳ bầu lên một cách gián tiếp qua hệ thống đại cử tri đoàn với một nhiệm kỳ bốn
năm. Phó Tổng thống là người đầu tiên trong thứ tự kế nhiệm lên làm tổng thống nếu như Tổng
thống Hoa Kỳ qua đời, từ chức hay bị bãi nhiệm.
Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Phó Tổng thống là Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ. Với tư cách
là Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ, Phó Tổng thống Hoa Kỳ là người lãnh đạo Thượng viện Hoa
Kỳ. Trong vai trò này, Phó Tổng thống được phép bỏ phiếu tại Thượng viện nhưng chỉ khi nào
cần thiết khi một cuộc đầu phiếu tại Thượng viện Hoa Kỳ không có kết quả chung cuộc. Theo
Tu chính án Hiến pháp Hoa Kỳ số 12, Phó Tổng thống Hoa Kỳ là người chủ tọa cuộc họp
chung của Quốc hội Hoa Kỳ (cuộc họp chung của cả hai ngành lập pháp) khi nó được triệu tập
để đếm phiếu đại cử tri đoàn.

Vai trò của Phó Tổng Thống:
Hiến pháp Hoa Kỳ giới hạn quyền và vai trò chính thức của Phó Tổng thống trong việc
trở thành Tổng thống chỉ khi nào Tổng thống không thể nào phục vụ (vì qua đời, từ chức, hay
bị thương tật) và đôi khi giới hạn cả việc thực hiện vai trò làm Chủ tịch Thượng viện.
Vai trò là Chủ tịch Thượng Viện Hoa Kỳ
Với vai trò là Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ, Phó Tổng thống có hai bổn phận chính: bỏ
lá phiếu quyết định trong trường hợp cuộc biểu quyết ở Thượng viện gặp bế tắc và làm chủ tọa
để chứng thực kết quả chính thức việc đếm phiếu đại cử tri đoàn.
* Các cơ quan, Bộ ngành ở Hoa Kỳ
Nội các Hoa Kỳ là cơ quan của ngành hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ, với nhiệm bao gồm các bộ
trưởng. Tuy là một trong những cơ quan có quyền hành nhất trong Chính phủ Hoa Kỳ hiện nay, nội các không
được nhắc đến trong hiến pháp. Nhiệm vụ của Nội các là cố vấn Tổng thống
Gồm có 15 Bộ và 8 cơ quan ngang Bộ
Bộ
Văn phòng
(statutory basis)
Đương nhiệm Ảnh Tại vị từ
Bộ Ngoại giao
Bộ trưởng Ngoại
giao
(22 U.S.C. § 2651a)
Hillary Clinton 21 - 1- 2009
Bộ Ngân khố
Bộ trưởng Ngân
khố
(31 U.S.C. § 301)
Timothy Geithner 26 - 1 - 2009
Bộ Quốc phòng
Bộ trưởng Quốc
phòng

(10 U.S.C. § 113)
Leon Panetta 1 - 7 - 2011
Bộ Tư pháp
Bộ trưởng Tư
pháp
(28 U.S.C. § 503)
Eric Holder 2 - 2 - 2009
Bộ Nội vụ
Bộ trưởng Nội vụ
(43 U.S.C. § 1451)
Ken Salazar 20 - 1 - 2009
Bộ Nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp
(7 U.S.C. § 2202)
Tom Vilsack 20 - 1 - 2009
Bộ Thương mại
Bộ trưởng Thương
mại
Acting
(15 U.S.C. § 1501)
Rebecca Blank 11 - 7 - 2012
Bộ Lao động
Bộ Lao động
(29 U.S.C. § 551)
Hilda Solis 24 - 2 - 2009
Bộ Y tế và Dịch vụ
Nhân sinh
Bộ trưởng Y tế và
Dịch vụ Nhân sinh
(Reorganization Plan

No. 1 of 1953, 67 Stat.
631 and 42
U.S.C. § 3501)
Kathleen Sebelius 28 - 4 - 2009
Bộ Gia cư và Phát
triển Đô thị
Bộ trưởng Gia cư
và Phát triển Đô
thị
(42 U.S.C. § 3532)
Shaun Donovan 26 - 1 - 2009
Bộ Giao thông
Bộ trưởng Giao
thông
(49 U.S.C. § 102)
Ray LaHood 22 - 1 - 2009
Bộ Năng lượng
Bộ trưởng Năng
lượng
(42 U.S.C. § 7131)
Steven Chu 20 - 1 - 2009
Bộ Giáo dục
Bộ trưởng giáo
Dục
(20 U.S.C. § 3411)
Arne Duncan 20 - 1 - 2009
Bộ Cựu chiến binh
Bộ trưởng Cựu
chiến binh Hoa Kỳ
(38 U.S.C. § 303)

Eric Shinseki 20 - 1 - 2009
Bộ An ninh Nội địa
Bộ trưởng An ninh
Nội địa
(6 U.S.C. § 112)
Janet Napolitano 20 - 1 - 2009
Cơ quan Văn phòng Đương nhiệm Hình ảnh Tại nhiệm từ
Phó Tổng thống
Phó Tổng thống Joe Biden 20 - 1 - 2009
Văn phòng Tổng thống
Chánh Văn phòng Phủ
Tổng thống
Jacob Lew 27 - 1 - 2012
Văn phòng Quản lý và
Ngân sách
Giám đốc Quản lý và
Ngân sách
Acting
Jeffrey Zients 27 - 1 - 2012
Cơ quan Bảo vệ môi
trường
Quản lý Cơ quan Bảo
vệ môi trường
Lisa P. Jackson 23 - 1 - 2009
Văn phòng Đại diện
Thương mại
Văn phòng Đại diện
Thương mại
Ron Kirk 18 - 3 - 2009
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên

Hiệp Quốc
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên
Hiệp Quốc
Susan Rice 22 - 1 - 2009
Hội đồng Cố vấn Kinh
tế
Chủ tịch Hội đồng Cố
vấn Kinh tế
Alan Krueger 3 - 11 - 2011
Quản lý Doanh nghiệp
nhỏ
Cục quản lý Doanh
nghiệp nhỏ
Karen Mills 13 - 1 - 2012
[1]
* Phân chia hành chính ở Mỹ:
Phân cấp hành chính
của Hoa Kỳ
Cấp thứ nhất
• Tiểu bang
• Thịnh vượng chung
• Khu người bản địa
• Các lãnh thổ
Cấp thứ hai
• Quận
• Quận-thành phố thống nhất
• Tương đương quận
• Thành phố độc lập
Cấp thứ ba
• Thành phố, thị trấn và làng

• Xã dân sự
• Xã-thành phố thống nhất
III. Hệ Thống Tòa Án Hoa Kỳ
Các cơ quan tư pháp Hoa kỳ được tổ chức theo mô hình liên bang với tổng cộng 57 hệ
thống, bao gồm hệ thống tòa án liên bang, 50 hệ thống tòa án tiểu bang, và 6 hệ thống tòa án ở
các vùng thủ đô Washington D.C., đảo Puerto Rico, đảo Guam, đảo Samoa, quần đảo Bắc
Mariana, và quần đảo Virgin thuộc Hoa kỳ. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các hệ thống tòa
án tương đối giống nhau, gồm có tòa án tối cao (supreme court), các tòa án phúc thẩm (court of
appleals), và các tòa án địa phương (district court) theo thứ tự từ cao xuống thấp. Tòa án cấp
cao hơn thường chỉ thụ lý những án đã qua sơ thẩm hay phúc thẩm ở những tòa cấp dưới.
Ngoại trừ tiểu bang Lousiana và đảo Puerto Rico, các hệ thống tòa án Hoa kỳ theo truyền
thống thông luật (common law) thay vì dân luật (civil law), tức là ngoài hiến pháp
(constitution) và các điều luật trong các bộ luật khác nhau (statute, regulation, ordinance) căn
cứ quyết định của tòa còn dựa trên án lệ (case law) của các tòa cấp tương đương hoặc cao hơn.
Vì thế cho nên phán quyết của một tòa có ảnh hưởng trực tiếp đến các tòa cùng cấp và cấp thấp
hơn do quyết định đó đã tạo nên một tiền lệ, hay định hướng, cho những án xử tương tự trong
tương lai. Một án lệ có hiệu lực vĩnh viễn cho đến khi bị bác bỏ bởi một tòa án cấp tương
đương hoặc cao hơn.
Một đặc điểm quan trọng khác của thông luật, mà Hoa kỳ là một trong những nước áp
dụng, là bồi thẩm đoàn (jury) quyết định bản án. Đây là truyền thống có lịch sử khoảng 1000
năm bắt nguồn từ hệ thống pháp lý của Vương quốc Anh. Như vậy, cùng với hiến pháp, các bộ
luật, và án lệ, thì quyết định của bồi thẩm đoàn là một trong những nguồn của luật pháp. Bồi
thẩm viên là những công dân có đủ năng lực, từ 18 tuổi trở lên, được lựa chọn ngẫu nhiên trong
dân chúng tại địa phương nơi tiến hành xử án.
1 Hệ thống Tòa án Liên bang
Các tòa án liên bang bao gồm Tòa án Tối cao Liên bang (United States Supreme Court),
các Tòa án Phúc thẩm Liên bang (United States Court of Appeals), các Tòa án Địa phương
Liên bang (United States District Court), và một số tòa án đặc biệt ở cấp liên bang, ví dụ như
Tòa án Thương mại Quốc tế Liên bang (United States Court of International Trade) và Tòa án
Thuế Liên bang (United States Tax Court).

Các tòa án liên bang làm việc và phán quyết dựa trên Hiến pháp Hoa kỳ, các bộ luật liên
bang (ở mỗi tiểu bang có hiến pháp riêng và các bộ luật chỉ áp dụng trong phạm vi một tiểu
bang), các án lệ liên bang, và quyết định của bồi thẩm đoàn.
Tất cả các thẩm phán ở các tòa án liên bang đều được đề cử bổ nhiệm bởi tổng thống,
chấp thuận bởi quốc hội, và tại vị vĩnh viễn. Một thẩm phán có thể từ nhiệm, hoặc bị bãi nhiệm
(impeachment) bởi đa số phiếu trong quốc hội nếu mắc sai phạm nghiêm trọng về đạo đức ảnh
hưởng lớn đến vai trò và chuyên môn của người cầm cán cân công lý.
Các tòa án sẽ vô hiệu hóa một đạo luật trao quá nhiều quyền cho một cơ quan. Một đạo
luật quan trọng là Đạo luật thủ tục hành chính (Bộ luật Hoa Kỳ, Tiêu mục 5, Mục 551, và mục
tiếp theo) đã giải thích các thủ tục mà một cơ quan phải tuân thủ khi ban hành các quy tắc, đánh
giá vi phạm và áp dụng chế tài. Nó cũng quy định các bên được phép đưa một quyết định của
cơ quan hành pháp ra xem xét trước toà như thế nào.
a Tòa án Tối cao Liên bang
Tòa án Tối cao Liên bang (United States Supreme Court) là cơ quan tư pháp cao nhất tại
Hoa kỳ, bao gồm một chánh án (chief justice) và 8 thẩm phán (associate justice), được đề cử bổ
nhiệm bởi tổng thống, và được chấp thuận bởi quốc hội. Quá trình chuẩn bị, đề cử bổ nhiệm, và
chấp thuận một thẩm phán tối cao liên bang thường là một cuộc đấu tranh chính trị gay gắt giữa
các nghị sỹ hai chính đảng Dân chủ và Cộng hòa, cũng như giữa tổng thống và quốc hội. Tuy
nhiên, cơ chế tại vị suốt đời bảo vệ vai trò và quyết định độc lập của các thẩm phán tối cao đối
với tác động của tổng thống, quốc hội, cũng như những thế lực chính trị khác. Hơn nữa, thời
hạn làm việc tương đối lâu dài của các thẩm phán tối cao không tạo ra những xáo trộn bất
thường, dẫn đến những quyết định làm thay đổi đột ngột trong định hướng của nền pháp lý toàn
liên bang.
Tòa án Tối cao Liên bang chỉ thụ lý những vụ án rất quan trọng, thường là án phúc thẩm,
theo lựa chọn mặc ý của tòa. Để một vụ án được đưa ra xử tại Tòa án Tối cao Liên bang, hồ sơ
phải được ký thuận bởi ít nhất 4 trong số 9 thẩm phán tối cao. Trong một số trường hợp đặc
biệt, Tòa án Tối cao Liên bang xử án trực tiếp mà không cần qua sơ thẩm, ví dụ như khi một
tiểu bang kiện một tiểu bang khác. Quyết định của Tòa án Tối cao Liên bang là rất quan trọng
đối với toàn bộ hệ thống pháp lý và chính trị của Hoa kỳ vì phán quyết của tòa này có giá trị áp
dụng phổ quát trên toàn liên bang.

Một quyền lực đặc trưng của Tòa án Tối cao Liên bang được gọi là “thẩm định pháp lý”
(judicial review). Thẩm định pháp lý là qui trình và phán quyết của tòa tối cao về ý nghĩa của
hiến pháp. Một giải thích hiến pháp của tòa tối cao có thể được áo đặt lên một quyết định của
chính phủ và các cơ quan của nó, hoặc một điều luật của một bộ luật đã được thông qua bởi
quốc hội, hoặc một phán quyết của một tòa án liên bang hay bất kỳ tòa án nào ở cấp tiểu bang.
Một khi một điều luật của quốc hội, một phán quyết của tòa, hay một quyết định của
chính phủ, bị Tòa án Tối cao Liên bang tuyên bố vi hiến (unconstitutional) thì mọi nỗ lực thi
hành đều không có giá trị. Điều này không có nghĩa là điều luật bị tuyên bố vi hiến tự động bị
loại bỏ. Để loại bỏ hay sửa đổi một điều luật quốc hội cần họp và thông qua với đa số phiếu cần
thiết, vì nó là cơ quan duy nhất có quyết thiết lập, sửa đổi, và loại bỏ luật.
Một quan chức chính quyền khác có thể ảnh hưởng tới quá trình ra quyết sách của tòa án
là đại diện của chính phủ tại Tòa án tối cao. Về mặt lịch sử, quan chức này được xem như có
trách nhiệm kép đối với cả ngành hành pháp và tư pháp. Do mối quan hệ gần gũi giữa quan
chức này với Tòa án tối cao, nên đôi khi người này còn được nhắc tới như là “thẩm phán thứ
mười”. Đại diện của chính phủ tại Tòa án tối cao cũng được coi như một cố vấn về pháp lý,
người chuyên đưa ra những ý kiến tư vấn cho Tòa án tối cao về ý nghĩa của các quy chế liên
bang và của Hiến pháp. Quan chức này cũng quyết định những vấn đề gì trong các vụ kiện mà
chính phủ liên bang là một bên có thể được kháng án lên Tòa án tối cao. Hơn nữa, ông / bà ta
có thể khởi kiện dưới danh nghĩa “luật sư cố vấn của tòa án” để hối thúc tòa án cho phép hoặc
từ chối đơn đề nghị tòa án cấp trên xem xét lại một vụ kiện của một nguyên đơn khác, hoặc ủng
hộ hay phản đối một chính sách cụ thể được đưa ra để Tòa án tối cao thông qua.
d. Tòa án Phúc thẩm Liên bang
Các Tòa án Phúc thẩm Liên bang (United States Court of Appeals) là cơ quan tư pháp
chuyên trách ở cấp liên bang về án phúc thẩm, thường là những án đã xử sơ thẩm ở các Tòa án
Địa phương Liên bang. Tổng cộng có 13 tòa án phúc thẩm liên bang, một cho mỗi khu vực
(circuit), một ở vùng Washington DC, và một cho toàn liên bang (United States Court of
Appeals for the Ferderal Circuit) chuyên trách về những lĩnh vực đặc biệt (ví dụ như bản
quyền, kiện bồi thường chính quyền liên bang, vân vân).
Mỗi Tòa án Phúc thẩm Liên bang chịu trách nhiệm ở một khu vực, thường bao gồm vài
tiểu bang có ranh giới kề nhau. Ví dụ như Tòa án Phúc thẩm Liên bang Khu vực 2 bao gồm các

tiểu bang liền kề là Connecticut, New York, và Vermont. Khu vực 1 có đảo Puerto Rico không
nằm gần các tiểu bang còn lại là Maine, Massachusetts, New Hampshire, và Rhode Island.
Tổng cộng hiện có 180 vị thẩm phán ở các tòa phúc thẩm liên bang. Số lượng thẩm phán
ở mỗi tòa phúc thẩm không giống nhau mà tùy vào số án xử ở từng khu vực. Khu vực 1 có ít
thẩm án nhất, gồm 5 vị thường trực, vì diện tích và dân số nhỏ. Khu vực 9 rộng lớn, gồm các
tiểu bang Alaska, Arizona, California, Hawaii, Idaho, Montana, Nevada, Oregon, Washington,
có nhiều thẩm phán nhất, gồm 28 vị trường trực.
Thẩm quyền của các tòa phúc thẩm không phải là xử lại án sơ thẩm, hay thay đổi quyết
định của tòa sơ thẩm. Hay nói cách khác, tòa phúc thẩm không tuyên bố bị cáo có tội hay vô
tội, mà chỉ xem xét những vi phạm, nếu có, về thủ tục trong án sơ thẩm. Tòa phúc thẩm thường
chỉ căn cứ vào các tài liệu và hồ sơ đã được dùng trong án sơ thẩm. Đôi khi luật sư công tố và
bào chữa của án sơ thẩm được mời đến tòa phúc thẩm để trình bày cho rõ những luật cứ đã
được đưa ra tại tòa sơ thẩm. Khi tòa phúc thẩm tuyên bố hủy án sơ thẩm không có nghĩa là bị
cáo được tuyên bố vô tội, mà án sơ thẩm đã có vi phạm khi tiến hành, do đó bị vô hiệu lực. Bị
can có thể bị tái thẩm trong một phiên tòa khác ở cấp địa phương trên cùng một tội danh.
e. Tòa án Địa phương Liên bang
Tổng cộng có 94 Tòa án Địa phương Liên bang (United States District Court) trong hệ
thống tòa án liên bang. Các tòa án này được phân bố trên tất cả các tiểu bang, vùng
Wanshington DC, và các lãnh thổ trực thuộc Hoa kỳ (các đảo Guam, Puerto Rico, và Samoa;
các quần đảo Virgin và Bắc Mariana). Mỗi tiểu bang có ít nhất một Tòa án Địa phương Liên
bang, những tiểu bang lớn có nhiều hơn một. Mỗi tòa có ít nhất một thẩm phán thường trực.
Hiện có khoảng 650 thẩm phán thường trực tại các Toàn án Địa phương Liên bang.
Một phần phạm vi của các tòa án địa phương cấp liên bang là những vụ kiện mà chính
quyền liên bang là bên bị hại hoặc bị khởi kiện, bị can hay bị cáo là công dân nước ngoài không
định cư ở bất kỳ tiểu bang nào, bị can hay bị cáo sống ở nhiều tiểu bang. Như vậy không phải
vụ xử nào cũng có thể đưa đến Tòa án Địa phương Liên bang, và một số vụ có thể được đem xử
ở hệ thống tòa án tiểu bang hoặc Tòa án Địa phương Liên bang. Phán quyết của tòa địa phương
của liên bang có thể được đưa lên phúc thẩm ở Tòa án Phúc thẩm Liên bang trong cùng khu
vực (circuit).
4. Hệ thống Tòa án các Tiểu bang

Các hệ thống tòa án tiểu bang tại Hoa kỳ nằm ở mỗi tiểu bang, vùng thủ đô Washington
DC, và các vùng lãnh thổ trực thuộc. Các hệ thống tòa án tiểu bang không hoàn toàn giống
nhau. Truyền thống thông luật (common law) được thi hành tất cả các tiểu bang ngoại trừ
Lousiana và đảo Puerto Rico theo hệ thống dân luật (civil law). Các hệ thống tòa án tiểu bang
có thể bao gồm Tòa án Tối cao (Supreme Court), các Tòa án Phúc thẩm (Court of Appleals),
các Tòa án Khu vực (Circuit Court), các Tòa án Địa phương (County Court). Tại một số nơi
còn có Tòa án Thành phố (Municiple Court), và Tòa án Bồi thường Tiểu Dân sự (Small Claims
Court), theo thứ tự từ cao xuống thấp. Một số tiểu bang chỉ có hai cấp tòa án, tòa án địa phương
và tòa án tối cao. Tên gọi của các tòa cũng có thể khác nhau tùy theo tiểu bang.
Tương tự như các tòa án liên bang, tòa án tiểu bang là cơ quan tư pháp độc lập với chính
phủ tiểu bang và quốc hội tiểu bang. Các tòa án tiểu bang làm việc và phán quyết dựa trên Hiến
pháp Liên bang Hoa kỳ, các bộ luật liên bang, hiến pháp của từng tiểu bang, các bộ luật của
từng tiểu bang, các án lệ có thể được áp dụng của liên bang và tiểu bang, và quyết định của bồi
thẩm đoàn. Hầu hết các án xử tại Hoa kỳ được tiến hành ở các tòa án cấp tiểu bang.
Các tòa án tiểu bang thụ lý những án không thuộc phạm vi hoặc không được thụ lý bởi
các tòa án liên bang (một số án có thể được thụ lý bởi một toà án liên bang hoặc một tòa án tiểu
bang). Hầu hết án xử tại Hoa kỳ được tiến hành tại các tòa án tiểu bang. Trên 90% tù nhân và
99% tử tù được xử bởi các tòa án tiểu bang.
Thẩm phán các tòa án tiểu bang được bổ nhiệm hay được bầu chọn theo những phương
thức khác nhau tùy theo luật của từng tiểu bang. Không giống như thẩm phán liên bang, thẩm
phán tiểu bang làm việc theo nhiệm kỳ chứ không tại vị suốt đời. Ở một số tiểu bang thẩm phán
được bổ nhiệm bởi thống đốc, là người đứng đầu chính phủ tiểu bang, sau khi hết nhiệm kỳ đầu
tiên thẩm phán đương nhiệm phải được bầu bởi cử tri để được tại vị trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Tại một số tiểu bang khác thẩm phán phải tranh cử ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên cũng như các
nhiệm kỳ tiếp theo. Nhiệm kỳ của thẩm phán là 4, 6 hay 10 năm tùy theo từng tiểu bang và cấp
của tòa. Ở Connecticut, Rhode Island, South Carolina, Vermont và Virginia các thẩm phán
được bầu bởi quốc hội tiểu bang.
a Tòa án Tối cao Tiểu bang
Có vai trò giống với Tòa án Tối cao Liên bang, Tòa án Tối cao Tiểu bang (State Supreme
Court) là cơ quan tư pháp cao nhất tại mỗi tiểu bang. Tòa này thường chỉ lựa chọn phúc thẩm

những án quan trọng đã qua sơ thẩm ở các tòa cấp dưới trong cùng tiểu bang. Trong một số
trường hợp đặc biệt, một án bắt buộc phải được phúc thẩm bởi tòa án tối cao, ví dụ như án tử
hình. Một số ngoại lệ khác cho phép tòa án tối cao được trực tiếp sơ thẩm.
Tòa án Tối cao Tiểu bang cũng có chức năng thẩm định pháp lý (judicial review) như
Tòa án Tối cao Liên bang, nhưng phạm vi quyền lực của nó chỉ giới hạn trong khuôn khổ tiểu
bang. Tại các tiểu bang theo hệ thống thông luật, án lệ được đặt ra bởi Tòa án Tối cao Tiểu
bang có giá trị áp dụng tới tất cả các tòa trong cùng một tiểu bang.
f. Tòa án Phúc thẩm Tiểu bang
Các tòa phúc thẩm ở mỗi tiểu bang (State Court of Appeals) là cơ quan tư pháp nằm giữa
tòa án tối cao và các tòa án địa phương của tiểu bang, chuyên trách án phúc thẩm. Một số tiểu
bang, nơi có hệ thống tòa án hai cấp, không có các tòa phúc thẩm. Mỗi tòa phúc thẩm thường
bao trùm một vùng gồm vài hạt (county/parish) gần nhau và có chung biên giới.
Cũng giống với Tòa án Phúc thẩm Liên bang, Tòa án Phúc thẩm Tiểu bang không thay
đổi quyết định của các tòa sơ thẩm mà chỉ tìm kiếm những sai sót nếu có trong tiến trình của án
sơ thẩm. Nếu tòa phúc thẩm tìm thấy những lỗi nghiêm trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính
đúng đắn và thống nhất của tòa sơ thẩm thì tòa phúc thẩm có thể tuyên bố hủy án sơ thẩm. Án
sơ thẩm nếu bị hủy không có nghĩa là bị cáo vô tội trong án hình sự, hay bị đơn không phải
chịu trách nhiệm trong án dân sự, mà nghĩa là tòa sơ thẩm phải tiến hành tái thẩm nếu tiếp tục
muốn buộc tội bị cáo hình sự hay buộc chịu trách nhiệm dân sự đối với bị đơn.
g. Tòa án Địa phương Tiểu bang
Các tòa án địa phương tiểu bang (county court, circuit court, municiple court, district
court) là nơi tiến hành nhiều án xử nhất vì hầu hết những án hình sự và án dân sự đều qua sơ
thẩm tại các tòa này trước khi đi tiếp, nếu có thể, tới các tòa cấp cao hơn ở tiểu bang và liên
bang. Tòa địa phương thường được tổ chức theo địa dư hành chính cấp hạt (county/parish) hoặc
thành phố. Ở một số địa phương ít dân, để tiết kiệm chi phí, vài hạt có thể cùng chung một tòa
địa phương.
Tại những địa phương có dân số lớn và số án xử nhiều, tòa địa phương có thể phân ra
thành các bộ phận nhỏ hơn để chuyên trách về những loại án khác nhau. Ví dụ như án đại hình
(thời gian tù trên một năm), án tiểu hình (thời gian tù dưới một năm), án vị thành niên, án hình
sự giao thông, án dân sự hôn nhân, án dân sự, vân vân. Tùy theo từng nơi, một thẩm phán có

thể chuyên trách một loại án, hoặc có thể dự thẩm nhiều loại án khác nhau.
Hoạt động của các tòa án địa phương liên quan mật thiết đến tình hình xã hội, chính trị,
và an ninh tại địa phương. Mỗi quyết định của thẩm phán và bồi thẩm đoàn có tác động không
những đến các phía trực tiếp liên quan mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau trong
đời sống xã hội và kinh tế của các cộng đồng tại địa phương.
h. Một số tòa án chuyên biệt
Trong thực tế, nước Mỹ còn có nhiều tòa án khác, mang tính chuyên biệt, chẳng hạn Tòa
án thuế Hoa Kỳ (U.S. Tax Court) hoặc Tòa khiếu kiện liên bang (U.S. Court of Federal Claims)
- nơi xử các đơn kiện nhằm trực tiếp vào nước Mỹ hoặc các vụ kiện tụng liên quan tranh chấp
đất đai giữa các bộ lạc da đỏ.
Ngoài ra, còn có Tòa mậu dịch quốc tế; Tòa phúc thẩm cựu chiến binh; Tòa phúc thẩm
quân sự. Chánh án các tòa này được bổ nhiệm từ tổng thống và được phê chuẩn bởi Thượng
viện nhưng họ làm việc trong nhiệm kỳ giới hạn chứ không suốt đời như 9 vị ở Tối cao pháp
viện. Tất cả tòa án vừa kể đều là tòa án cấp liên bang, trực thuộc tòa án địa phương (tòa án
quận).
Ngoài ra, mỗi bang có quyền thành lập hệ thống tòa án riêng (tòa gia đình ) với luật
riêng để thể hiện tính độc lập của từng bang.
BẦU CỬ Ở HOA KỲ
Các cuộc bầu cử Quốc hội và một số cuộc bầu cử chính quyền bang và địa phương được
tổ chức vào những năm chẵn. Một số bang và chính quyền địa phương lại tổ chức bầu cử vào
những năm lẻ. Cứ 4 năm một lần, người dân Mỹ lại đi bầu cử tổng thống và phó tổng thống. Và
cứ hai năm một lần, họ lại đi bầu tất cả 435 hạ nghị sĩ trong Hạ viện và khoảng 1/3 trong số 100
thượng nghị sĩ trong Thượng viện. Các thượng nghị sĩ làm việc với nhiệm kỳ 6 năm xen kẽ
nhau (sao cho không phải tất cả 100 thượng nghị sĩ đều mãn nhiệm vào cùng một năm – ND).
Hoa Kỳ hoạt động dựa vào một hệ thống chính quyền liên bang tương đối phức tạp, trong đó
chính quyền liên bang là chính quyền trung ương, nhưng các chính quyền bang và chính quyền
địa phương có thẩm quyền riêng đối với những vấn đề không thuộc quyền kiểm soát của liên
bang. Các chính quyền bang và địa phương có các mức độ độc lập khác nhau trong cách thức tổ
chức bầu cử trong phạm vi của mình, nhưng họ cũng tổ chức những cuộc bầu cử thường xuyên
và được quản lý một cách hiệu quả.

Có hai loại hình bầu cử cơ bản: bầu cử sơ bộ và tổng tuyển cử. Các cuộc bầu cử sơ bộ
được tổ chức trước cuộc tổng tuyển cử để chọn ra các ứng cử viên của các đảng cho cuộc tổng
tuyển cử. Những người chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ sẽ tiếp tục đại diện cho đảng mình
trong cuộc tổng tuyển cử (mặc dù có thể họ phải trải qua một vài bước nữa trước khi được đảng
của họ cho phép làm như vậy). Từ đầu thế kỷ 20, các cuộc bầu cử sơ bộ đã cách thức chủ yếu
để chọn ra các ứng cử viên của các đảng. Trừ một vài ngoại lệ hiếm hoi, ứng cử viên nào thắng
trong cuộc bầu cử sơ bộ thì sẽ được đề cử làm ứng cử viên của đảng đó trong cuộc tổng tuyển
cử. Ở một số bang, các ứng cử viên của các đảng lại được chọn ra từ các hội nghị chọn ứng cử
viên chứ không thông qua bầu cử sơ bộ. Điều này có thể là theo truyền thống, hoặc theo sự lựa
chọn của các đảng phái chính trị.
Sau khi các cuộc bầu cử sơ bộ hay hội nghị chọn ứng cử viên kết thúc, thì một cuộc tổng
tuyển cử sẽ được tổ chức để quyết định xem ai sẽ thắng cử. Trong cuộc tổng tuyển cử, các cử
tri sẽ chỉ lựa chọn từ các ứng cử viên của các đảng đã được ghi tên trên phiếu bầu. Trong phiếu
bầu của cuộc tổng tuyển cử còn có thể ghi cả tên của các ứng cử viên độc lập (những người
không thuộc một đảng phái chính trị lớn nào), được ghi tên trên phiếu bầu nếu đệ trình đủ số
chữ ký ủng hộ cho mình, chứ không thông qua bầu cử sơ bộ truyền thống. Ngoài ra, ở một vài
bang, phiếu bầu còn có cả một khoảng trống để cử tri “viết thêm” vào đó tên của những ứng cử
viên khác không được các đảng đề cử hay không đủ điều kiện làm ứng cử viên độc lập. Những
ứng cử viên như vậy có thể được gọi là “tự đề cử”, và đôi khi họ cũng thắng cử để được giữ các
vị trí trong chính quyền.
Ở Hoa Kỳ, các cuộc bầu cử không chỉ để bầu ra những người giữ các vị trí trong chính
quyền. Tại một số bang và địa phương, trên phiếu bầu còn ghi cả những câu hỏi về chính sách
công để cử tri thể hiện sự ủng hộ hay phản đối của mình. Các vấn đề mà cơ quan lập pháp, ủy
ban địa phương hay hội đồng địa phương nêu ra để xin ý kiến cử tri – được gọi là trưng cầu dân
ý – và những vấn đề mà người dân kiến nghị đưa vào trong phiếu bầu – được gọi là sáng kiến
của dân - thường liên quan đến các đợt phát hành trái phiếu (cho phép chính quyền bang/địa
phương được vay tiền cho những dự án công), các vấn đề về quyền hạn hay phê phán chính
phủ. Trong những thập kỷ gần đây, những kiến nghị nêu trên phiếu bầu này đã có những tác
động đáng kể, nhất là đối với các vấn đề liên quan đến ngân sách và các chính sách của bang.
Bên cạnh các cuộc bầu cử cấp liên bang, cấp bang và cấp địa phương được tổ chức vào những

năm chẵn, nhiều bang và địa phương lại tổ chức các cuộc bầu cử vào các năm lẻ. Nhiều địa
phương cũng cho phép các cuộc bầu cử đặc biệt, có thể được tổ chức vào bất kỳ lúc nào để
phục vụ một mục đích cụ thể, ví dụ như để tìm người giữ một chức vụ trong cơ quan dân cử
nào đó vì chức vụ đó đột nhiên bị trống.
I BẦU CỬ TỔNG THỐNG VÀ PHÓ TỔNG THỐNG
1 Yêu cầu đối với ứng cử viên
Quy định đối với từng vị trí được bầu lên ở cấp liên bang khác nhau, được nêu rõ trong
điều I và II của Hiến pháp Mỹ. Ví dụ, ứng cử viên tổng thống phải là một công dân Mỹ, ít nhất
35 tuổi, và cư trú tại Mỹ ít nhất là 14 năm. Phó tổng thống cũng phải đáp ứng những yêu cầu
tương tự. Tu chính án 12 nói rằng "người không hội đủ điều kiện giữ chức vụ Tổng thống sẽ
không đủ điều kiện để giữ chức vụ Phó Tổng thống Hoa Kỳ". Theo Điều bổ sung sửa đổi thứ
12 của Hiến pháp Mỹ, phó tổng thống không được là công dân của cùng một bang với tổng
thống.
Một người hội đủ các điều kiện nói trên nhưng vẫn không đủ tư cách để giữ chức tổng
thống vì một trong các điều kiện sau đây:
 Tu chính án 22 qui định rằng không có người nào hội đủ điều kiện để được bầu
làm tổng thống quá hai lần liên tiếp. Tu chính án 22 cũng có nói rỏ rằng nếu bất cứ
người nào hội đủ điều kiện để làm tổng thống hay quyền tổng thống trên hai năm
của một nhiệm kỳ mà một người khác được bầu làm tổng thống (thí dụ người này
thay thế một vị tổng thống bị trất phế) thì người này chỉ có thể được bầu làm tổng
thống một lần mà thôi. Các học giả vẫn còn tranh cãi liệu có phải một người không
còn hội đủ điều kiện để được bầu làm tổng thống vẫn có thể được bầu làm phó
tổng thống theo như qui định về tiêu chuẩn đã được ấn định dưới Tu chính án 12.
 Theo Đoạn 7, Phần 3, Điều khoản I, Hiến pháp Hoa Kỳ, sau khi truy tố qua những
cuộc luận tội, Thượng viện Hoa Kỳ có thể tước quyền của những cá nhân bị buộc
tội và không cho phép họ giữ các chức vụ liên bang trong đó gồm có cả chức vụ
tổng thống.[10]
 Theo Phần 3 của Tu chính án 14, Hiến pháp Hoa Kỳ nghiêm cấm không cho một
người hội đủ điều kiện (làm tổng thống) trở thành tổng thống nếu người này đã
tuyện thệ trung thành ủng hộ Hiến pháp Hoa Kỳ nhưng sau đó lại nổi loạn chống

Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Quốc hội có thể hủy bỏ lệnh cấm này bằng tỉ lệ 2/3 phiếu
thuận ở cả hai viện quốc hội.
5. Đề cử và chiến dịch tranh cử
Trong thời hiện đại, chiến dịch tranh cử tổng thống sẽ bắt đầu trước khi có các cuộc bầu
cử sơ bộ. Hai đảng chính trị lớn của Hoa Kỳ (Dân chủ và Cộng hòa) dùng các cuộc bầu cử sơ
bộ để tìm ra một số ứng cử viên trong đảng của mình trước khi đại hội đề cử toàn quốc của
đảng mình khai mạc. Tại đại hội đảng đề cử toàn quốc, ứng cử viên nào thành công nhất trong
các cuộc bầu cử sơ bộ sẽ được đề cử ra đại diện đảng của mình tranh cử chức vụ tổng thống.
Thường thường thì ứng cử viên tổng thống của đảng sẽ tự chọn ra ứng cử viên phó tổng thống
cho liên danh của mình và rồi được đại hội đề cử thông qua cho có lệ.
Các ứng cử viên tổng thống sau đó sẽ tham gia vào các cuộc tranh luận trực tiếp trên
truyền hình toàn quốc. Mặc dù các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình toàn quốc chỉ thu
hẹp vào phạm vi dành riêng cho các ứng cử viên thuộc đảng Dân chủ và Cộng hòa nhưng các
ứng cử viên thuộc đảng thứ ba cũng có thể được mời tham dự, thí dụ như trường hợp của Ross
Perot không thuộc đảng Cộng hòa hay Dân chủ được mời tham dự các cuộc tranh luận vào năm
1992. Các ứng cử viên sẽ vận động tranh cử khắp nơi tại Hoa Kỳ để giải thích quan điểm của
họ, thuyết phục cử tri bầu cho họ và vận động gây quỹ tranh cử. Phần nhiều tiến trình bầu cử
hiện đại hay tập trung quan tâm đến việc chiến thắng các tiểu bang chưa rỏ ràng thắng bại
(swing states) bằng các cuộc viếng thăm thường xuyên của các ứng cử viên đến các tiểu bang
đó hay dựa vào chiến dịch vận động bằng quảng cáo rầm rộ qua các hệ thống truyền thông đại
chúng.
6. Bầu cử và tuyên thệ
Tổng thống được bầu gián tiếp tại Hoa Kỳ. Các đại cử tri, được gọi chung là đại cử tri
đoàn là những người chính thức bầu chọn tổng thống. Vào ngày bầu cử, các cử tri tại mỗi tiểu
bang và Đặc khu Columbia sẽ bỏ lá phiếu của mình để chọn các đại cử tri này. Mỗi tiểu bang
được phân bố một con số đại cử tri bằng với tổng số đại diện của họ tại cả hai viện của Quốc
hội cộng lại (tổng số dân biểu và thượng nghị sĩ đại diện cho mỗi tiểu bang). Thông thường,
liên danh nào thắng được nhiều phiếu nhất tại mỗi tiểu bang sẽ giành được hết số phiếu đại cử
tri của tiểu bang đó. Như thế khối đại cử tri thắng cử này sẽ được chọn đại diện cho tiểu bang
mình ra bỏ phiếu ở đại cử tri đoàn.

Khối đại cử tri thắng cử sẽ họp tại thủ phủ của tiểu bang mình vào ngày thứ hai đầu tiên
sau thứ tư lần thứ hai trong tháng 12, khoảng 6 tuần sau khi cuộc bầu cử để bỏ phiếu của mình.
Lúc đó họ sẽ gởi một bản báo cáo về cuộc bỏ phiếu đó đến Quốc hội. Phiếu của các đại cử tri sẽ
được phó tổng thống đương nhiệm trong tư cách là Chủ tịch Thượng viện mở ra và đọc lớn
trước một phiên họp chung gồm có cả hạ viện và thượng viện của Quốc hội sắp tới (Quốc hội
này được bầu cùng lúc với cuộc bầu cử tổng thống).
Theo Tu chính án 12, nhiệm kỳ của tổng thống bắt đầu vào đúng trưa ngày 20 tháng 1
của năm theo sau cuộc bầu cử. Vào ngày này, được biết là ngày nhậm chức, đánh dấu sự khởi
đầu nhiệm kỳ bốn năm của cả tổng thống và phó tổng thống. Trước khi hành xử quyền lực chức
vụ, một vị tổng thống, theo hiến pháp qui định, phải tuyên thệ nhậm chức:
Tôi trịnh trọng tuyên thệ (hay xác nhận) rằng tôi sẽ hành xử chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ
một cách trung thành, và sẽ cố gắng hết khả năng của mình bảo tồn, bảo vệ và che chở Hiến
pháp Hoa Kỳ.
Măc dù không bắt buộc nhưng các tổng thống có truyền thống sử dụng một quyển thánh
kinh để tuyên thệ nhậm chức và đọc thêm lời cuối "thế xin Thượng đế giúp tôi!" để kết thúc lời
tuyên thệ. Hơn nữa, mặc dù không có luật lệ nào qui định rằng lời tuyên thệ nhậm chức phải
được một người đặc biệt nào đó chủ trì nhưng các vị tổng thống thường theo truyền thống là
được tuyên thệ bởi Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ.
IV. BẦU CỬ THƯỢNG VIỆN HOA KỲ
Điều Kiện Ứng Cử
Điều I, Phần III, Hiến pháp Hoa Kỳ tạo ra ba tiêu chuẩn dành cho các thượng nghị sĩ:
1. Mỗi thượng nghị sĩ phải ít nhất là 30 tuổi
2. Phải là công dân Hoa Kỳ ít nhất trong 9 năm qua
3. Phải là (vào thời gian bầu cử) một cư dân của tiểu bang mà họ ra tranh cử. Tuổi và
tư cách công dân bắt buộc đối với thượng nghị sĩ thì nghiêm khắc hơn đối với dân biểu.
Bầu cử vào Thượng viện được tổ chức vào ngày thứ ba đầu tiên sau thứ hai đầu tiên
trong tháng 11 của năm chẳng, được gọi là Ngày Bầu cử, và xảy ra cùng lúc với các cuộc bầu
cử Hạ viện Hoa Kỳ. Mỗi thượng nghị sĩ được bầu bởi toàn thể người dân trong tiểu bang của
người họ. Thông thường, một cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức cho các đảng Cộng hòa và Dân
chủ trước tiên, theo sau là tổng tuyển cử vài tháng sau đó. Luật lệ bầu cử dành cho các ứng cử

viên độc lập và các đảng thiểu số thì khác nhau theo từng tiểu bang. Người đắc cử là ứng cử
viên nhận được đa số phiếu phổ thông. Tại một số tiểu bang, bầu cử lần hai được tổ chức nếu
như không có ứng cử viên nào giành được đa số phiếu. Một khi trúng cử, một thượng nghị sĩ
tiếp tục phụ phục vụ cho đến khi nhiệm kỳ của mình kết thúc, mất, từ chức hay bị trục xuất
khỏi Thượng viện.
Một thành viên trúng cử nhưng đang chờ đợi để nhậm chức thì được gọi là "thượng nghị
sĩ tân cử" (senator-elect); một thành viên được bổ nhiệm (không phải được bầu) vào một ghế
Thượng viện nhưng chưa nhậm chức thì được gọi là "thượng nghị sĩ mới bổ nhiệm" (senator-
designate).
V. BẦU CỬ HẠ VIỆN HOA KỲ
Điều I, Phần 2 của Hiến pháp Hoa Kỳ ấn định ba tiêu chuẩn cho vai trò dân biểu: mỗi
dân biểu phải ít nhất là 25 tuổi, phải là công dân Hoa Kỳ trong 7 năm qua, và phải là (vào thời
điểm bầu cử) một cư dân của tiểu bang mà họ đại diện.
Hiến pháp không yêu cầu thành viên Hạ viện sống trong khu quốc hội mà họ đại diện.
Các tiêu chuẩn về tuổi và tính công dân đối với các dân biểu thì không khắt khe lắm so với các
thượng nghị sĩ.
Hơn nữa, theo Tu chính án 14, bất cứ viên chức tiểu bang hoặc liên bang nào tuyên thệ
trước đây là ủng hộ Hiến pháp Hoa Kỳ nhưng sau đó tham dự vào các hành động phản loạn hay
giúp đỡ kẻ địch của Hoa Kỳ thì sẽ bị loại không được trở thành một dân biểu. Điều luật này, trở
thành có hiệu lực chẳng bao lâu sau khi kết thúc Nội chiến Hoa Kỳ, có ý định ngăn cản không

×