Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

phân tích thực trạng quản lý tài sản cố định của công ty cp đầu tư và phát triển cảng đình vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.67 KB, 36 trang )

Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CẢNG
ĐÌNH VŨ
1.1. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY
- Tên tổ chức : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CẢNG
ĐÌNH VŨ
- Tên giao dịch quốc tế : DINH VU PORT INVESTMENT &
DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt : CTCP CẢNG ĐÌNH VŨ
- Trụ sở chính : Cảng Đình Vũ, Phường Đông Hải, Quận Hải An, Thành phố
Hải Phòng.
- Điện thoại : (84.31) 3769955
- Fax : (84.31) 3769946
- Email :
- Website :
- Vốn điều lệ: 200.000.000.000 đồng.
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Bước vào những năm đầu của thế kỷ 21, Việt Nam có sự chuyển đổi sâu sắc về
kinh tế với chính sách mở cửa, hội nhập nền kinh tế thế giới với kế hoạch phát trển
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ( Vùng tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng –
Quảng Ninh ) nhằm từng bước đưa công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày
càng phát triển.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về tiến hành Cổ phần hóa các doanh
nghiệp trong cả nước, Cảng Đình Vũ được thành lập theo mô hình công ty cổ
phần, đơn vị sáng lập là Cảng Hải Phòng – Trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải
Việt Nam và chịu sự quản lý của Cục Hàng Hải Việt Nam. Sự hình thành Cảng
Đình Vũ là nhu cầu tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực, đáp ứng
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 1
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
khối lượng hàng hóa tăng cao và đưa Hải Phòng phát triển lên một tầm cao mới,


có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển tam giác kinh tế Hà Nội
– Hải Phòng – Quảng Ninh.
Căn cứ Quyết định số 990/QĐ-TGĐ ngày 11/11/2002, Tổng giám đốc Tổng
Công ty Hàng Hải Việt Nam phê duyệt Đề án thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư
và Phát triển Cảng Dình Vũ. Ngày 19/12/2002. Đại hội đồng cổ đông sáng lập
Cảng Đình Vũ đã thông qua Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty, đội ngũ
nhân sự và các kế hoạch về vốn điều lệ, kế hoạch đầu tư trang thiết bị và cơ sở hạ
tầng của Cảng Đình Vũ.
Ngày 14/01/2003, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng
cấp Giấy chứng nhận đăng ký lần đầu số 0203000364 với Vốn điều lệ ban đầu là
100.000.000.000 đồng với các cổ đông sáng lập bao gồm: Cảng Hải Phòng, Tổng
công ty Vật tư Nông nghiệp, Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá, Công ty cổ phần
Cảng Vật Cách, Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp Cảng Hải Phòng và
cán bộ công nhân viên Cảng Hải Phòng.
Từ ngày Cảng Đình Vũ được đưa vào khai thác đến nay, Công ty đã không
ngừng nỗ lực phấn đấu và từng bước đi vào ổn định, nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
* Vị thế của Cảng Đình Vũ trong ngành:
Cảng Đình Vũ là cảng nước sâu cho các tàu biển có trọng tải 20.000 DWT,
40.000 DWT giảm tải vào cảng làm hàng, tại bán đảo Đình Vũ – TP Hải Phòng.
Với địa thế thuận lợi, hiện có luồng vào Cảng khá rộng (trên 100m), độ sâu thiết
kế của luồng là -7,2m, độ sâu trước bến là -10,2m. Từ phao số 0 vào Cảng Đình
Vũ là 14 hải lý, là cửa ngõ thông ra biển gần nhất so với các cảng khác tại Hải
Phòng.
Hệ thống giao thông rất thuận tiện về đường thủy, đường sắt và đường bộ như
vị trí đắc địa do nằm gần Sân bay quốc tế Cát Bi, đường sắt Hà Nội – Hải Phòng
và tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng… tạo điều kiện thuận lợi cho việc
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 2
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu tới các vùng kinh tế trọng điểm của Việt

Nam và Thế giới.
Trang thiết bị hiện đại, đồng bộ năng suất xếp dỡ 20-25 container/giờ-cẩu, hệ
thống quản lý tin học container được nối mạng toàn cảng với các chủ tàu và các
đại lý hãng tàu, cùng cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn, phù hợp với các phương thức
vận tải và thương mại quốc tế. Từ định hướng đi trước đón đầu và với phương
châm vươn xa ra biển, rút ngắn được độ dài của luồng vào cảng, thời gian cập cầu
và giải phòng hàng nhanh hơn so với các cảng lận cận xuống còn 02 giờ, mặt khác
Cảng Đình Vũ không bị giới hạn bởi vùng quay tàu (320m).
Cảng Đình Vũ đã được các cấp có thẩm quyền cấp Giấy Chứng nhận cảng biển
phù hợp với Bộ luật quốc tế về an ninh biển và cảng biển (ISPS Code).
Đó là những lợi thế lớn của Công ty so với các đơn vị khác trong ngành.
1.3. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Theo Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành
phố Hải Phòng cấp, đăng ký lần đầu vào ngày 14 tháng 01 năm 2003, đăng ký
thay đổi lần thứ 4 ngày 11 tháng 06 năm 2008, ngành nghề kinh doanh chính của
Công ty:
- Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa; Kinh doanh kho bãi; Dịch vụ đại lý vận tải và giao
nhận hàng hóa; Dịch vụ xuất nhập khẩu; Vận tải hàng hóa đa phương thức; Dịch
vụ hàng hải;
- Khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng và thi công san lấp mặt bằng; Dịch
vụ kho vận, dịch vụ kho ngoại giao và dịch vụ hàng chuyển khẩu, quá cảng;
- Kinh doanh cho thuê nhà, văn phòng, nhà hàng, khách sạn và du lịch;
- Đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng;
- Kinh doanh và vận tải xăng dầu
- Mua bán và cho thuê các loại máy, thiết bị, phụ tùng, vật tư ngành khai thác
cảng;
- Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông và công nghiệp;
- Mua bán sắt thép, kim loại màu, phế liệu và phá dỡ tàu biển;
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 3
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp

- Kinh doanh bất động sản;
- Kinh doanh và đầu tư phát triển nhà ở.
1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty .
( Nguồn: Phòng Tổ chức – Tiền lương – Hành chính )
Cơ cấu bộ máy của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến – chức năng.
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 4
Giám đốc
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Tổ ô tô
vận
chuyển
Tổ
sữa
chữa
Tổ đế Tổ xe
nâng
hàng
5 tổ
bốc
xếp
Tổ nhà
cân
Tổ
Điện
lạnh
3 tổ
giao
nhận

Hội Đồng Quản Trị
Ban Kiểm soát
P. Điều độ
Khai thác
Đội cơ giớiĐội giao nhận kho hàngĐội bốc xếp
P. Tổ chức – Tiền
lương – Hành chính
P. Kế hoạch –
Kinh doanh
Phó Giám đốc
khai thác
Phó Giám đốc
Kỹ thuật
P. Kỹ thuậtP. Tài chính
– Kế toán
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
1.5. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG
TT Chức danh Tổng số lao động đầu kỳ Tổng số lao động cuối kỳ
Tổng số Nữ Nam Tổng số Nữ Nam
I CÔNG NHÂN TRỰC TIẾP 191 0 191 196 0 196
1 Công nhân bốc xếp 101 0 101 106 0 106
2 Công nhân Lái đế 22 0 22 23 0 23
3 CN. Lái xe vận tải xếp dỡ 24 0 24 24 0 24
4 CN. Lái xe nâng hàng-cần truc 37 0 37 36 0 36
5 Thợ sửa chữa 1 0 1 7 0 7
II NHÂN VIÊN TRỰC TIẾP 86 45 41 92 46 46
1 Giao nhận - Kho hàng 48 31 17 52 32 20
2 NV Trạm điện 6 0 6 6 0 6
3 NV nhà cân 6 6 0 6 6 0
4 Ban chỉ huy Đội cơ giới 3 1 2 3 1 2

5 Điều độ khai thác 13 0 13 15 0 15
6 Đội trưởng Đội bốc xếp 1 0 1 1 0 1
7 NV Thủ tục 9 7 2 9 7 2
III CÁN BỘ GIÁN TIẾP 36 13 23 34 13 21
1 Lãnh đạo 3 0 3 3 0 3
2 Tài chính kế toán 7 5 2 7 5 2
3 Tổ chức tiền lương 6 1 5 6 1 5
4 Kế hoạch Kinh doanh 8 5 3 7 5 2
5 Kỹ thuật 9 1 7 8 1 7
6 NV Y tế - Hành chính 1 1 0 1 1 0
7 Lái xe con 2 0 2 2 0 2
Tổng số 313 58 255 322 59 263
Bảng 1.1. Cơ cấu lao động của Công ty trong năm 2010
( Nguồn: Phòng tổ chức – Tiền lương – Hành chính )
Nhận xét:
- Số lượng lao động cuối kỳ so với đầu kỳ đã tăng 2.88% tương ứng với 9 lao
động. Trong đó: lao động nữ tăng 1 người, lao động nam tăng 8 người.
- Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty là chủ yếu thuộc lĩnh vực
cảng biển nên số lượng lao động năm chiếm tỷ trọng lớn hơn lao động nữ. Cụ thể:
• Đầu kỳ: số lượng lao động nữ là 58 người chiếm tỷ trọng 18,53 % trong
tổng số lao động và bằng 22,75% so với lao động nam.
• Cuối kỳ: số lượng lao động nữ là 59 người chiếm tỷ trọng 18,32% trong
tổng số lao động và bằng 22,43% so với lao động nam.
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 5
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
1.6. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Chỉ tiêu
ĐVT
9T/2009 9T/2010
Chênh lệch

2010/2009
1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
1.1.Khả năng thanh toán hiện hành đ 2,843 3,424 1,2
1.2. Khả năng thanh toán ngắn hạn Lần 1,195 1,765 1,48
1.3. Khả năng thanh toán nhanh Lần 2,745 4,16 1,52
1.4. Khả năng thanh toán tức thời Lần 0,717 0,953 1,33
2. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu Tài sản-Nguồn
vốn
2.1. Nợ dài hạn/Vốn CSH Lần 0,307 0,24 0,78
2.2. Tổng Tài sản nợ/Vốn CSH Lần 0,542 0,413 0,76
2.3. Vốn CSH/Tổng nguồn vốn Lần 0,648 0,708 1,09
2.4. Tài sản cố định/Tổng Tài sản Lần 0,56 0,475 0,85
2.5. Tổng nguồn vốn/Vốn CSH Lần 1,542 1,413 0,92
3. Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động
3.1. Vòng quay hàng tồn kho Lần 28,06 48,72 1,74
3.2. Doanh thu thuần/Tổng tài sản Lần 0,4 0,47 1,175
4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
4.1. Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
Lần
0,29 0,4
1,38
4.2. Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH Lần 0,182 0,265 1,45
4.3. Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản Lần 0,118 0,188 1,6
4.4. Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh/Doanh thu thuần Lần 0,36 0,44 1,22
Bảng 1.2. Tình hình tài chính của Công ty trong những năm gần đây.
( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán )
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 6
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
1.7. QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT

Là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác cảng biển nên Cảng
Đình Vũ đã đầu tư tài sản cố định lớn, vì vậy, chi phí chính trong chi phí sản xuất
kinh doanh của Cảng Đình Vũ là chi phí khấu hao. Khoản mục chi phí chiếm tỷ
trọng cao tiếp theo trong giá vốn hàng bán là chi phí nhân công. Bên cạnh đó, do
Cảng Đình Vũ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nên chi phí nguyên vật liệu chiếm
tỷ trọng không lớn trong Tổng giá vốn của Công ty.
Stt
Yếu tố
9T/2009 9T/2010
Giá trị
(đ)
Tỷ
trọng
so với
DTT
(%)
Giá trị
(đ)
Tỷ
trọng
so với
DTT
(%)
1 Doanh thu thuần 187.974.403.717 224.275.586.255
2 Giá vốn hàng bán 114.885.862.151 61,12 122.664.161.962 54,7
3 Chi phí Quản lý DN 6.755.571.768 3,36 8.384.526.152 3,74
4 Chi phí tài chính 4.255.989.237 2,264 9.157.395.526 4,08
5 Chi phí khác 0 0 0 0
Tổng (2,3,4,5) 125.897.423.156 66,97 140.206.083.640 62,5
Bảng 1.3. Tỷ trọng các loại Chi phí so với Doanh thu thuần trong 9 tháng đầu năm

2009 và 2010 của Công ty.
( Nguồn: Báo cáo KQKD – Phòng Tài chính – Kế toán )
Qua 9 tháng đầu năm 2009 và 2010, tỷ trọng Chi phí tài chính / Doanh thu
thuần tăng 1,816%, tỷ trọng Chi phí quản lý DN / Doanh thu thuần tăng 0,38%
trong khi đó tỷ lệ doanh thu tăng là 119,3%. Nguyên nhân tăng các loại chi phí là
do Công ty đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị và tuyển thêm nhiều lao động
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, trong thời gian tiếp theo
Công ty vẫn cần có những biện pháp tiết kiệm chi phí để thực hiện tốt công tác
quản lý chi phí sản xuất hơn nữa.
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 7
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
1.8. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY
ST
T Chỉ tiêu ĐVT 9T/2009 9T/2010 Chênh lệch
1 Tổng giá trị tài sản đ 461.027.770.631 474.606.055.534 13.578.284.902
2 Doanh thu thuần đ 187.974.403.717 224.275.586.255 36.301.182.538
3
Lợi nhuận từ hoạt
động KD đ 67.822.039.717 98.411.212.527 30.589.172.810
4 Lợi nhuận khác đ 165.843.512 1.697.179.463 1.531.355.951
5
Tổng lợi nhuận
trước thuế đ 67.987.883.229 100.108.391.996 32.120.508.767
6 Lợi nhuận sau thuế đ 54.380.653.585 89.204.525.038 34.823.871.453
7
Tỷ suất sinh lợi
trên vốn cổ phần
(ROE) % 0,182 0,265 0,083
Bảng 1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2009 và 2010 của

Công ty.
( Nguồn: aPhòng Tài chính – Kế toán )
Nhận xét:
Các chỉ tiêu trong 9 tháng đầu năm 2010 đều tăng so với năm 2009:
• Tổng giá trị tài sản của Công ty tăng là 3% tương ứng với tăng
13.578.284.902 đồng. .
• Doanh thu thuần tăng 19,3% tương ứng với tăng 36.301.182.538 đồng.
• Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 45,1% tương ứng với tăng
30.589.172.810 đồng.
• Lợi nhuận khác tăng 923,36% tương ứng tăng 1.531.355.951 đồng.
• Tổng lợi nhuận trước thuế tăng 147,24% tương ứng tăng 32.120.508.767
đồng.
• Lợi nhuận sau thuế tăng 60,03% tương ứng tăng 34.823.871.453 đồng.
Như vậy, tất cả các chỉ tiêu đều phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của
Công ty trong 9 tháng đầu năm 2010 là rất khả quan. Công ty cần tiếp tục có
những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quá trình sản xuất kinh doanh của mình
trong thời gian tới.
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 8
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
1.9. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
- Với việc chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ là điều kiện tiên quyết cho sự
tồn tại và phát triển của Công ty, Cảng Đình Vũ không ngừng đầu tư trang thiết bị,
cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh;
- Tiếp tục làm tốt công tác thị trường, tập trung khai thác các nguồn hàng, duy
trì thường xuyên mối thông tin quan hệ để làm tốt công tác khách hàng đảm bảo
kinh doanh có hiệu quả;
- Hoàn thiệc công tác tổ chức và hoạt động của Công ty theo mô hình Công ty
cổ phần đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững;
- Tiếp tục hoàn thiện các chương trình tăng cường quản lý sản xuất, quản lý kỹ
thuật, giữ gìn tốt phương tiện và chỉ đạo thực hiện tốt các quy trình quy phạm

trong bảo quản, vận hành sản xuất, đảm bảo an toàn về phương tiện, hàng hóa, con
người và môi trường;
- Chú trọng đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có trình độ, có năng lực; tiếp tục
quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên; thực
hiện tốt các chính sách, chế độ đối với người lao động, tạo điều kiện để mọi người
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã ký kết, đồng thời đẩy mạnh hoạt động
kinh doanh bằng cách ký kết hợp đồng với các hãng tàu mới, chú trọng các hãng
tàu nước ngoài;
- Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh phù hợp với hướng phát triển của ngành,
của khu vực;
- Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng các Dự án lớn của Công ty về mua sắm trang
thiết bị và đầu tư xây dựng cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh;
- Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng, tăng cường công tác quản lý kỹ
thuật, công nghệ và công tác quản lý tài chính;
- Bảo đảm, tích lũy và phát triển nguồn vốn kinh doanh, tiết kiệm, giảm chi phí
một cách hợp lý, đảm bảo lợi ích các cổ đông.
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 9
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN CẢNG ĐÌNH VŨ
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
2.1.1. Tài sản cố định
2.1.1.1. Khái niệm
- Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động thỏa mãn đồng thời cả 4
tiêu chuẩn dưới đây:
• Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản

đó.
• Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy.
• Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên.
• Có giá trị từ mười triệu đồng trở lên.
Trường hợp có một hệ thống gồm nhiều tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong
đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ
phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của
nó, nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng Tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng
từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời 4 tiêu
chuẩn của Tài sản cố định thì được coi là một Tài sản cố định hữu hình độc lập.
- Tài sản cố định vô hình: Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra
thỏa mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn tại khoản 1 mà không hình thành Tài sản cố
định hữu hình thì được coi là Tài sản cố định vô hình. Những khoản chi phí không
đồng thời thỏa mãn cả 4 tiêu chuẩn nêu trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc
được phân bổ dần vào chi phí kinhdoanh của doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 10
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là Tài sản
cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn được 7 điều kiện
sau:
• Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa Tài sản
cố định vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán.
• Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán.
• Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó.
• Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai.
• Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để
hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó.
• Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong gia đoạn
triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó.
• Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho

Tài sản cố định vô hình.
2.1.1.2. Đặc điểm
- Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, hình thái vật chất của Tài sản cố định
không thay đổi mà bị hao mòn và giá trị hao mòn được chuyển dần vào giá trị sản
phẩm mà chúng làm ra.
2.1.1.3. Phân loại Tài sản cố định
a. Căn cứ theo hình thái biểu hiện và kết cấu
Tài sản cố định được phân thành:
- Tài sản cố định hữu hình:
• Nhà cửa, vật kiến trúc.
• Máy móc thiết bị.
• Phương tiện vận tải, truyền dẫn.
• Thiết bị, dụng cụ quản lý.
• Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.
• Các loại Tài sản cố định khác.
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 11
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
- Tài sản cố định vô hình:
• Chi phí thành lập, chuẩn bị sản xuất.
• Chi phí nghiên cứu phát triển.
• Quyền sử dụng đất có thời hạn.
• Quyền phát hành.
• Bản quyền, bằng sáng chế.
• Nhãn hiệu hàng hóa.
• Quyền đặc nhượng ( quyền khai thác ).
• Tài sản cố định vô hình khác.
Việc phân loại theo tiêu thức này tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp khai
thác triệt để tính năng kỹ thuật của Tài sản cố định.
b. Căn cứ theo quyền sở hữu

Tài sản cố định được phân thành:
- Tài sản cố định tự có: là những Tài sản cố định được xây dựng, mua sắm và
được hình thành từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cấp, nguồn vốn vay, vốn cổ
phần … Giá trị của những tài sản này được ghi nhận trên Bảng Cân đối kế toán.
- Tài sản cố định thuê ngoài: là những tài sản mà doanh nghiệp đi thuê lại của
các đơn vị khác trong một thời gian nhất định. Bao gồm:
• Tài sản cố định thuê tài chính: thực chất là sự thuê vốn. Doanh nghiệp có
quyền sử dụng lâu dài trong thời gian theo hợp đồng ký kết và có trách nhiệm
quản lý và trích khấu hao như đối với Tài sản cố định của doanh nghiệp.
• Tài sản cố định thuê hoạt động là những Tài sản cố định mà doanh nghiệp
thuê để hoạt động trong thời gian ngắn và phải hoàn trả cho bên thuê khi hết hợp
đồng.
Việc phân loại Tài sản cố định theo tiêu thức này phản ánh chính xác tỷ trọng
Tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp và tỷ trọng Tài sản cố định thuộc
quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp đến những đối tượng quan tâm. Bên
cạnh đó cũng xác định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với từng loại Tài sản
cố định.
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 12
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
c. Căn cứ theo công dụng kinh tế
Tài sản cố định được phân thành:
- Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh: là những tài sản hữu hình và
vô tình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
gồm nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị động lực, máy móc thiết bị sản xuất, phương
tiện vận tải và những tài sản cố định không có hình thái vật chất khác.
- Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinh doanh là những tài sản cố định
dùng cho phúc lợi công cộng, không mang tính chất sản xuất kinh doanh như nhà
cửa, phương tiện dùng cho sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao, các công trìng phúc
lợi tập thể.
d. Căn cứ theo nguồn hình thành

Tài sản cố định được phân thành:
- Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn được Ngân sách cấp hoặc
cấp trên cấp.
- Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung của doanh
nghiệp ( quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi…)
- Tài sản cố định nhận góp vốn liên doanh.
Phân loại Tài sản cố định theo nguồn hình thành sẽ cung cấp các thông tin về
cơ cấu nguồn vốn hình thành Tài sản cố định để từ đó có phương hướng sử dụng
nguồn vốn khấu hao Tài sản cố định một cách hiệu quả và hợp lý.
e. Căn cứ theo tình hình sử dụng
Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định của từng thời kỳ, có thể chia toàn
bộ tài sản cố định trong doanh nghiệp thành các loại :
- Tài sản cố định đang sử dụng là những tài sản cố định của doanh nghiệp
đang sử dụng cho các hoạt động kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh
nghiệp.
- Tài sản cố định chưa cần dùng là những tài sản cố định cần thiết cho hoạt
động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp, song hiện tại
chúng chưa cần dùng, đang dự trữ để sử dụng sau này.
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 13
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
- Tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý là những tài sản cố định
không cần thiết hay không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, cần được thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu.
f. Căn cứ theo mục đích sử dụng
Tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làm ba loại:
- Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh là những tài sản cố định do
doanh nghiệp sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm tài
sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
- Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh quốc phòng.
- Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ nhà nước.

2.1.2. Nguyên giá Tài sản cố định.
Nguyên giá Tài sản cố định là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra
để có được Tài sản cố định tính đến thời điểm đưa Tài sản cố định đó vào trạng
thái sẵn sàng sử dụng.
2.1.2.1. Nguyên giá Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá Tài sản cố định hữu hình mua sắm: bao gồm giá thực tế phải trả,
lãi tiền vay đầu tư cho Tài sản cố định khi chưa đưa Tài sản cố định vào sử dụng,
các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, tân trang trước khi đưa Tài
sản cố định vào sử dụng, chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phí trước bạc ( nếu
có )…
- Nguyên giá Tài sản cố định loại đầu tư xây dựng ( cả tự làm và thuê ngoài ):
là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại điều lệ quản lý đầu tư và
xây dựng hiện hành, các chi phí liên quan và lệ phí trước bạ ( nếu có )
- Nguyên giá Tài sản cố định loại được cho , biếu tặng, nhận góp vốn liên
doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa … bao gồm giá trị theo đánh giá thực
tế của Hội đồng giao nhận cùng các phí tổn mới trước khi dùng ( nếu có ).
2.1.2.2. Nguyên giá Tài sản cố định vô hình
Nguyên giá Tài sản cố định vô hình là các chi phí thực tế phải trả khi thực hiện
như phí tổn thành lập, chi phí cho công tác nghiên cứu, phát triển …
2.1.2.3. Nguyên giá Tài sản cố định thuê tài chính
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 14
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
Nguyên giá Tài sản cố định thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê như đơn vị
chủ sở hữu tài sản bao gồm: giá mua thực tế, các chi phí vận chuyển bốc dỡ, các
chi phí sửa chữa, tân trang trước khi đưa Tài sản cố định vào sử dụng, chi phí lắp
đặt chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ ( nếu có )…
2.1.2.4. Thay đổi nguyên giá
Nguyên giá Tài sản cố định trong doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các
trường hợp sau:
- Đánh giá lại giá trị Tài sản cố định.

- Nâng cấp Tài sản cố định .
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận của Tài sản cố định.
2.1.3. Khấu hao Tài sản cố định
2.1.3.1. Bản chất của khấu hao Tài sản cố định
Tài sản cố định không phải là bền mãi với thời gian mà giá trị và giá trị sử
dụng của nó bị giảm dần dưới tác động của nhiều nhân tố. Sự giảm dần này là do
hiện tượng hao mòn gây nên, bao gồm hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình.
- Hao mòn hữu hình là hao mòn Tài sản cố định do quá trình sử dụng bị cọ sát,
bị ăn mòn hay do điều kiện thiên nhiên tác động. Mức độ hao mòn hữu hình tỷ lệ
thuận với thời gian và cường độ sử dụng Tài sản cố định.
- Hao mòn vô hình là sự hao mòn Tài sản cố định do sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật.
Trên thực tế, để thu hồi lại giá trị hao mòn của Tài sản cố định người ta tiến
hành tính khấu hao bằng cách chuyển phần giá trị hao mòn này vào giá trị sản
phẩm làm ra. Như vậy, khấu hao Tài sản cố định chính là sự biểu hiện bằng tiền
của phần giá trị tài sản đã hao mòn.
2.1.3.1. Các phương pháp tính khấu hao.
Công tác khấu hao vô cùng quan trọng, vì vậy việc tính khấu hao phải dảm bảo
chính xác và giá trị khấu hao phải phù hợp với mức độ hao mòn Tài sản cố định.
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 15
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
Ở nước ta, theo quy định tại QĐ 206/2003/QĐ-BTC thì có 3 phương pháp
khấu hao được thực hiện tại các doanh nghiệp là khấu hao đường thẳng, khấu hao
theo số dư giảm dần và khấu hao theo sản lượng.
a. Phương pháp khấu hao đường thẳng
- Điều kiện áp dụng: phương pháp này phù hợp trong điều kiện Tài sản cố định
không được khai thác tối đa năng lực hoạt động và những Tài sản cố định được
đầu tư cho mục đích sử dụng lâu dài.
- Công thức
- Ưu điểm: mức khấu hao được phân bổ vào giá thành một cách đều đặn, làm

cho giá thành ổn định, tính toán đơn giản, chính xác.
- Nhược điểm: khả năng thu hồi vốn chậm, Tài sản cố định khó tránh khỏi bị
hao mòn vô hình.
b. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
- Điều kiện áp dụng:
• Áp dụng đối với Tài sản cố định thuộc các lĩnh vực có công nghệ phát triển
mạnh, dễ xảy ra hao mòn vô hình.
• Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao, khi thực hiện trích khấu
hao doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh vẫn có lãi.
• Tài sản cố định đầu tư mới.
• Tài sản cố định là các máy móc, dụng cụ làm việc, đo lường, thí nghiệm.
- Công thức
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 16
Mức khấu
hao hàng năm
của TSCĐ
Giá trị còn
lại của
TSCĐ
Tỷ lệ khấu hao
theo phương
pháp đường
thẳng
Hệ số
điều chình
x
x=
Mức khấu hao trung bình
hàng năm của TSCĐ
Nguyên giá của TSCĐ

Thời gian sử dụng( năm)
=
=
Mức khấu hao trung bình
hàng tháng của TSCĐ
Mức khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ
12
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
Hệ số điều chỉnh được xác đinh như sau:
• Thời gian sử dụng dưới 4 năm : Hệ số điều chình bằng 1,5.
• Thời gian sử dụng từ 4 đến 6 năm : Hệ số điều chỉnh bằng 2.
• Thời gian sử dụng trên 6 năm : Hệ số điều chỉnh bằng 2,5.
- Ưu điểm: Phần lớn giá trị Tài sản cố định được thu hồi ở những năm đầu cho
nên giúp doanh nghiệp có điều kiện phát huy tốt hơn năng lực của mình. Đồng
thời tạo điều kiện thu hồi vốn nhanh, kịp thời đổi mới Tài sản cố định, khắc phục
được hao mòn vô hình.
- Nhược điểm: Tính toán phức tạp và có thể làm cho giá thành sản phẩm biến
động một cách bất hợp lý.
c. Phương pháp khấu hao theo sản luợng
- Điều kiện áp dụng:
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo
phương pháp này thỏa mãn các điều kiện sau
• Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.
• Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất
thiết kế của Tài sản cố định.
• Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp
hơn 50% công suất thiết kế.
- Công thức:
- Ưu điểm: Phản ánh tương đối chính xác hao mòn của Tài sản cố định. Đồng
thời giá thành sản phẩm không bị biến động bất thường.

Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 17
Mức khấu
hao hàng năm
của TSCĐ
Số lượng sản
phẩm sản xuất
trong năm
Mức trích khấu hao
bình quân tính cho
1 đơn vị sản phẩm
=
x
Mức trích khấu hao
bình quân tính cho
1 đơn vị sản phẩm
=
Nguyên giá của TSCĐ
Sản lượng theo công suất
thiết kế
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
- Nhược điểm: Trong điều kiện khó khăn của việc khai thác, khối lượng sản
phẩm không đạt các mức tính toán thì doanh nghiệp có thể không thu hổi đủ số
khấu hao cần thiết của Tài sản cố định.
2.1.4. Quản lý Tài sản cố định
2.1.4.1. Khai thác, tạo lập nguồn vốn để hình thành, duy trì quy mô và cơ cấu
Tài sản cố định thích hợp.
Để đầu tư Tài sản cố định, doanh nghiệp có thể khai thác, lựa chọn hoặc sử
dụng kết hợp một số nguồn vốn sau:
- Quỹ Khấu hao, Quỹ Nghiên cứu và Phát triển, Lợi nhuận để lại của doanh
nghiệp.

- Vốn Ngân sách Nhà nước ( đối với doanh nghiệp Nhà nước ).
- Vốn vay, vốn huy động qua phá hành chứng khoán.
- Vốn liên doanh, liên kết.
- Các nguồn vốn khác: Thuê tài chính, thuê hoạt động.
Mỗi nguồn vốn trên đều có ưu điểm, nhược điểm riêng và điều kiện thực hiện
khác nhau, chi phí sử dụng khác nhau. Vì thế trong khai thác, tạo lập nguồn Vốn
cố định, các doanh nghiệp phải chú ý đa dạng hóa các nguồn tài trợ, cân nhắc kỹ
các ưu nhược điểm từng nguồn vốn để lựa chọn cơ cấu các nguồn tài trợ Vốn cố
định hợp lý và có lợi nhất cho doanh nghiệp.Doanh nghiệp phải năng động, nhạy
bén với các chính sách, cơ chế tài chính của Nhà nước để tạo mọi điều kiện giúp
doanh nghiệp có thể khai thác, huy động được các nguồn vốn cần thiết.
2.1.4.2. Quản lý quá trình sử dụng Tài sản cố định
Mọi Tài sản cố định trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng. Tài sản cố
định phải được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết
theo từng đối tượng ghi Tài sản cố định và được phản ánh trong sổ theo dõi Tài
sản cố định.
Mỗi Tài sản cố định phải được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao lũy kế và
giá trị còn lại.
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 18
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê Tài
sản cố định. Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu Tài sản cố định đều phải lập
biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.
Khi lập báo cáo tài chính định kỳ, doanh nghiệp phải tổng hợp tình hình biến
động Tài sản cố định theo biểu sau:
I. Nguyên giá TSCĐ
1. Số dư đầu kỳ
2. Số tăng trong kỳ
3. Số giảm trong kỳ
4. Số cuối kỳ

II. Giá trị hao mòn
1. Đầu kỳ
2.Tăng trong kỳ
3. Giảm trong kỳ
4. Số cuối kỳ
III. Giá trị còn lại
1. Đầu kỳ
2.Cuối kỳ
Bảng 2.1. Biểu mẫu tình hình biến động Tài sản cố định của doanh nghiệp.
( Nguồn:
a. Quản lý quá trình sử dụng Tài sản cố định về mặt hiện vật
Quản lý Tài sản cố định về mặt hiện vật không phải chỉ có nghĩa là giữ nguyên
hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của Tài sản cố định mà quan trọng
hơn là phải duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Do vậy, các
doanh nghiệp cần phải:
- Thực hiện đúng quy chế về quản lý đầu tư và xây dựng.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện đúng các quy trình sử dụng, bảo quản, bảo
dưỡng và sửa chữa Tài sản cố định.
- Khai thác tối đa công suất, công dụng của tài sản, tránh ứ đọng, mất mát.
- Nhượng bán và thanh lý nhanh chóng những Tài sản cố định không cần dùng
hoặc đã hư hỏng.
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 19
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
b. Quản lý quá trình sử dụng Tài sản cố định về mặt giá trị
Việc quản lý quá trình sử dụng Tài sản cố định về mặt hiện vật là cơ sở, tiền đề
để quản lý Tài sản cố định về mặt giá trị. Các doanh nghiệp cần phải:
- Đánh giá đúng giá trị của Tài sản cố định và điều chỉnh kịp thời giá trị của
Tài sản cố định. Thông thường có 3 phương pháp đánh giá chủ yếu:
* Đánh giá Tài sản cố định theo Nguyên giá: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh
nghiệp đã chi ra để có được Tài sản cố định cho đến khi đưa Tài sản cố định vào

hoạt động bình thường. Tùy theo từng loại Tài sản cố định hữu hình, Tài sản cố
định vô hình mà nguyên giá Tài sản cố định được xác định với nội dung cụ thể
khác nhau. Đánh giá Tài sản cố định theo Nguyên giá giúp cho doanh nghiệp thấy
được số tiền vốn đầu tư mua sắm Tài sản cố định ở thời điểm ban đầu.
* Đánh giá lại Tài sản cố định: là giá trị để mua sắm Tài sản cố định ở tại thời
điểm đánh giá.
* Đánh giá Tài sản cố định theo giá trị còn lại: là phần giá trị còn lại của Tài sản
cố định chưa chuyển vào giá trị sản phẩm.Việc đánh giá Tài sản cố định theo giá
trị còn lại cho phép doanh nghiệp biết được mức độ thu hồi vốn đầu tư đến thời
điểm đánh giá, từ đó giúp cho việc lựa chọn chính sách khấu hao để thu hồi vốn
đầu tư còn lại nhằm bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh của mình.
- Quản lý chặt chẽ quá trình luân chuyển của bộ phận giá trị đã đầu tư vào Tài
sản cố định ( Xác định đúng phạm vi khấu hao; lựa chọn phương pháp khấu hao
và xác định mức khấu hao thích hợp; quản lý sử dụng tiền kháu hao theo đúng
nguồn hình thành Tài sản cố định.)
● Xác định phạm vi khấu hao Tài sản cố định theo quy định hiện hành ở Việt
Nam
• Tài sản cố định của doanh nghiệp đang được sử dụng vào các hoạt động sản
xuất kinh doanh tại doanh nghiệp nhưng chưa khấu hao hết.
• Tài sản cố định của doanh nghiệp dùng cho kinh doanh nhưng ngừng sử
dụng vì lý do thời vụ.
• Tài sản cố định của doanh nghiệp cho thuê hoạt động.
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 20
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
• Tài sản cố định góp vốn liên doanh, liên kết.
• Tài sản cố định của doanh nghiệp đem thế chấp, cầm cố để vay vốn.
• Tài sản cố định thuê tài chính.
● Lựa chọn phương pháp khấu hao: cần phải xem xét các vấn đề:
• Mục đích của khấu hao.
• Khi mức khấu hao quá thấp.

• Khi mức khấu hao quá cao.
• Khấu hao và thuế thu nhập doanh nghiệp.
• Chi phí khấu hao thấp có phải là tốt.
● Quản lý sử dụng tiền khấu hao theo đúng nguồn hình thành Tài sản cố định
• Tài sản cố định được hình thành bằng nguồn vốn vay thì tiền khấu hao phải
dùng để trả nợ vay.
• Tài sản cố định được hình thành từ nguồn liên doanh liên kết thì tiền khấu
hao phải được tích lũy lại để hoàn trả vốn góp cho đối tác khi kết thúc hợp đồng
liên doanh.
• Tài sản cố định được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu thì tiền khấu hao
phải được tích lũy lại để tái đầu tư Tài sản cố định khi cần thiết hoặc tạm thời bổ
sung Vốn lưu động cho doanh nghiệp.
2.2. THỰC TRẠNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CẢNG ĐÌNH VŨ
2.2.1. Danh mục một số Tài sản cố định chính của Công ty
Stt Tên tài sản
Ngày
khấu hao
Thời gian
khấu hao
(năm)
A Tài sản cố định hữu hình
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 21
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
I Nhà cửa vật kiến trúc
1 Cầu cảng 20.000T số 1 01/07/2008 12
2 Cầu cảng 20.000T số 2 01/12/2008 12
3 Kho chứa hàng số 1 01/12/2008 10
4
Đường nội bộ bãi tiền phương và hệ thống

nước sau cầu 1 01/03/2008 6
5 Bãi chứa hàng container hậu phương 5,3ha 01/12/2008 10
6 Tường rào bảo vệ 01/10/2007 6
7 Nhà xưởng 01/01/2008 10
8 Hệ thống cấp nước 01/10/2007 6
9 Nhà cân 01/12/2007 10
10 Trạm bơm nhiên liệu 01/11/2008 7
11 Đường cáp ngầm 22KV 01/05/2009 10
12 Trạm biến áp 01/05/2009 8
13 Nhà công nhân 01/06/2008 6
14 Nhà để xe ô tô 01/04/2008 6
15 Bãi đỗ xe văn phòng 01/09/2009 6
II Máy móc thiết bị
1 Máy phát điện Nhật CX 625 01/01/2008 8
2 Téc chứa + Cột bơm nhiên liệu 01/07/2008 8
III Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
1 Xe ô tô con 5 chỗ Madaz 6 01/10/2007 6
2 Cần cẩu chân đế số 1, số 2 01/10/2008 10
3 Cần cẩu chân đế số 3 01/12/2008 10
4 Hệ thống cấp điện Cảng 01/01/2008 10
5 Rơ moóc 40F 01/10/2007 10
6 Xe nâng hàng 01/10/2008 10
7 Rơ moóc tải 01/08/2008 10
8 Ô tô đầu kéo HOWO SINOTRUCK 01/10/2007 10
9 Ô tô đầu kéo ( 4 cái ) 01/08/2008 10
10 Ô tô đầu kéo Dongfeng ( 2 cái ) 01/11/2009 10
11 Ô tô đầu kéo Dongfeng ( 4 cái ) 31/12/2009 10
IV Thiết bị, dụng cụ quản lý
1 Máy Fotocopy ( 2 cái ) 01/10/2007 6
2 Máy in 0110/2007 8

3 Máy tính 01/10/2007 10
4 Máy điều hòa 01/10/2007 10
5 Máy tính xách tay 01/10/2007 10
B Tài sản cố định vô hình
1 Phần mềm quản lý bãi container 01/10/2007 3
2 Phần mềm Quản trị doanh nghiệp 01/06/2008 3
3 Phần mềm dùng cho máy tính chủ 01/01/2009 3
C Tài sản cố định thuê tài chính
1 Cần cẩu Mobile Harbour Crane 31/12/2009 5
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 22
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
Bảng 2.2. Danh mục một số Tài sản cố định chính của Công ty Cổ phần Đầu tư và
Phát triển Đình Vũ.
( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán )
2.2.2. Cơ cấu Tài sản cố định của Công ty
Stt Loại
Tài sản cố định
Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch
( đ )
Nguyên giá
( đ )
Tỷ
trọng
( % )
Nguyên giá
( đ )
Tỷ
trọng
( % )
A

TSCĐ thuộc sở
hữu của Công ty 358.129.784.325 88,22 377.326.644.756 88,75 19.196.860.431
I TSCĐ hữu hình 358.035.197.125 377.232.057.556
1
Nhà cửa, vật
kiến trúc
214.314.386.60
8 52,8 233.346.955.312 54,89 19.032.568.704
2
Máy móc thiết
bị
142.498.465.06
4 35,1 142.563.985.064 33,53 65.520.000
3
Phương tiện vận
tải - -
4
Thiết bị, dụng cụ
quản lý 1.222.345.453 0,3 1.321.117.180 0,31 98.771.727
5
Vườn cây, súc
vật - - - - -
6
TSCĐ hữu hình
khác - - - - -
II TSCĐ vô hình 94.587.200 0,03 94.587.200 0,02 0
B TSCĐ thuê tài
chính 47.803.434.833 11,78 47.803.434.833 11,25 0
Tổng cộng
405.933.219.15

8 100 425.130.079.589 100 19.196.860.431
Bảng 2.3. Cơ cấu Tài sản cố định của Công ty trong 9 tháng đầu năm 2010.
( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán )
Nhận xét:
- Tổng giá trị Tài sản cố định của Công ty ở cuối kỳ tăng 19.032.568.704 đồng
so với đầu kỳ.
- Trong Tổng giá trị Tài sản cố định của Công ty:
• Tài sản cố định thuộc sở hữu của Công ty chiếm 88,22% vào đầu kỳ và chiếm
88,75% vào cuối kỳ. Như vậy Tài sản cố định thuộc sở hữu của Công ty tăng
0,53% vào cuối kỳ tương ứng với 19.196.860.431 đồng.
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 23
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
• Tài sản cố định thuê tài chính của Công ty tuy không có sự tăng giảm về giá
trị nhưng về tỷ trọng của nó trong Tổng Tài sản cố định của Công ty thì giảm từ
11,75% vào đầu kỳ xuống còn 11,25% vào cuối kỳ.
• Nhà cửa, vật kiến trúc ở đầu kỳ chiếm 52,8%, ở cuối kỳ chiếm 54,89%. Như
vậy Nhà cửa, vật kiến trúc của Công ty tăng 2,09% tương ứng với 19.032.568.704
đồng.
• Máy móc thiết bị ở đầu kỳ chiếm 35,1%, ở cuối kỳ chiếm 33,53%, tăng
2,43% tương ứng với 65.520.000 đồng.
• Thiết bị dụng cụ quản lý ở đầu kỳ chiếm 0,3%, ở cuối kỳ chiếm 0,31%, tăng
0,01% tương ứng với 98.771.727 đồng.
Như vậy cơ cấu Tài sản cố định của Công ty là tương đối hợp lý. Ngoài ra,
Công ty cũng đã chú trọng đầu tư hợp lý vào bộ phận văn phòng ( hệ thống máy
tính, máy Fotocopy…), do vậy hiệu quả quản lý nâng cao rõ rệt.
2.2.3. Tình hình tăng giảm Tài sản cố định của Công ty cổ phàn Đầu tư và
Phát triển Cảng Đình Vũ trong 9 tháng đầu năm 2010
2.2.3.1. Tài sản cố định hữu hình
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 24
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp

Nguyên giá (đ)
Số dư đầu năm
214.314.386.60
8 142.498.465.064 1.222.345.453 358.035.197.125
- Mua trong năm - 65.520.000 98.771.727 164.291.727

- Đầu tư XDCB hoàn
thành 19.054.105.977 - - 19.054.105.977
- Giảm khác (21.537.273) - - (21.537.273)
Số dư cuối kỳ 233.346.955.312 142.563.985.064 1.321.117.180 377.232.057.556
Giá trị hao mòn lũy kế (đ)
Số dư đầu năm 62.039.702.587 82.805.361.880 700.839.982 145.545.904.449
- Tăng khác 26.202.985.736 21.853.363.311 211.597.191 48.267.946.238
Số dư cuối kỳ 88.242.688.323 104.658.725.191 912.437.173 193.813.850.687
Giá trị còn lại TSCĐ (đ)
Số dư đầu năm
152.274.684.02
1 59.693.103.184 521.505.471 212.489.292.676
Số dư cuối kỳ 145.104.266.989 37.905.259.873 408.680.007 183.418.206.869
Bảng 2.4. Tình hình tăng giảm Tài sản cố định hữu hình của Công ty trong 9 tháng
đầu năm 2010.
( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán )
2.2.3.2. Tài sản cố định vô hình
Phần mềm máy vi tính Tổng cộng
Nguyên giá
Số dư đầu năm 94.587.200 94.587.200
-Mua trong năm - -
Số dư cuối kỳ 94.587.200 94.587.200
Giá trị hao mòn lũy kế
Số dư đầu năm 53.587.540 53.587.540

- Khấu hao trong kỳ 22.591.377 22.591.377
Số dư cuối kỳ 76.178.917 76.178.917
Giá trị còn lại
Số dư đầu năm 40.999.660 40.999.660
Số dư cuối kỳ 18.408.283 18.408.283
Bảng 2.5. Tình hình tăng giảm Tài sản cố định vô hình của Công ty trong 9 tháng
đầu năm 2010.
( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán )
2.2.3.3. Tài sản cố định thuê tài chính
Nguyễn Thị Oanh – QTKD BK8 25

×