Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tìm hiểu về công tác nhập khẩu của trung tâm cung ứng vật tư thiết bị tàu thuỷ - chi nhánh tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ bạch đằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.31 KB, 23 trang )

Mục lục
Chương 1: Tổng quan về Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch
Đằng
2
1. Giới thiệu về tổng công ty
2
2. Lịch sử thành lập tổng công ty
2
3. Lĩnh vực kinh doanh
3
4.Sơ đồ tổ chức và các đơn vị trực thuộc
4
Chương 2: Tìm hiểu về công tác nhập khẩu của trung tâm cung
ứng vật tư thiết bị tàu thuỷ - Chi nhánh Tổng công ty công nghiệp
tàu thuỷ Bạch Đằng
5
2.1. Giới thiệu chung về trung tâm
5
2.1.1. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh
5
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm cung ứng vật tư
5
2.1.3. Mô hình tổ chức
6
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
8
2.3. Công tác nhập khẩu thiết bị vật tư của trung tâm
9
2.3.1. Các phương pháp áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
9
2.3.2. Quy trình một thương vụ nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp


11
Chương III: Nhận xét
21
3.1. Thuận lợi
21
3.2.Khó khăn
21
3.3. Phương hướng
23
Lớp: KTNT A K10
1
Chương 1: Tổng quan về Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng.
1.1. Giới thiệu về tổng công ty:
Tên tổng công ty: Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng
Trụ sở: Số 3 Phan Đình Phùng, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng,
thành phố Hải Phòng.
Tổng giám đốc: Trương Hoàng Cao.
1.2. Lịch sử thành lập tổng công ty
Tổng công ty Vinashin Bạch Đằng với Công ty mẹ là Tổng công ty Công
nghiệp Tàu thủy Bạch Đằng là đơn vị chủ lực, là cánh chim đầu đàn của Tập
đoàn kinh tế VINASHIN Việt Nam.
47 năm qua, Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng (trước đây là
Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng) được khởi công xây dựng ngày 1/4/1960 trên dải
đất rộng 32 ha, gồm diện tích phố Máy chỉ cũ, trường Kỹ nghệ thực hành, kho
chứa bia và xưởng đóng tàu 4. Đến ngày 25/6/1961, Tổng công ty chính thức
được thành lập theo Quyết định số 577 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải.
Tổng công ty là đứa con đầu đàn của ngành công nghiệp đóng tàu miền Bắc xã
hội chủ nghĩa.
Ngày 19/7/1964, Tổng công ty làm Lễ khánh thành việc xây dựng đợt 1
và khởi công đóng tàu 1.000T đầu tiên cho Tổ quốc mang tên “20 tháng 7” -

ngày đấu tranh thống nhất đất nước. Cũng từ đây, Tổng công ty vinh dự được cố
thủ tướng Phạm Văn Đồng đặt tên là “Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng” và ngày
20 tháng 7 trở thành ngày truyền thống vẻ vang của đơn vị.
Tổng công ty CNTT Bạch Đằng được thành lập với 10 đơn vị thành viên:
Công ty TNHH 1 thành viên chế tạo động cơ DIESEL Bạch Đằng; Công ty cổ
phần CNTT Tam Bạc; Công ty cổ phần CNTT và xây dựng Hồng Bàng; Công
ty cổ phần CNTT Sông Cấm; Công ty cổ phần Đóng tàu và Vận tải Hải Dương;
Công ty cổ phần CNTT Ngô Quyền; Công ty cổ phần Cơ khí - Điện - Điện tử
tàu thuỷ; Công ty cổ phần Kỹ thuật tàu công trình thuỷ VINASHIN; Công ty cổ
phần xây dựng Duyên hải VINASHIN; Trường Trung cấp nghề Công nghiệp tàu
Lớp: KTNT A K10
2
thuỷ Bạch Đằng. Có 03 đơn vị liên kết: Công ty cổ phần kỹ thuật điện
VINASHIN; Công ty cổ phần cơ khí Quảng Ninh VINASHIN; Công ty cổ phần
kỹ thuật và công nghệ tàu thuỷ cùng với 14 nhà máy, xí nghiệp phụ thuộc.
Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Tổng công ty đóng tàu Bạch Đằng trước
đây và Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng hôm nay đã có những
bước tiến vượt bậc.
Mục tiêu hoạt động của công ty:
- Khách hàng là trung tâm.
- Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu.
- Đảm bảo thời gian giao hàng.
- Giá cả hợp lí.
1.3. Lĩnh vực kinh doanh:
- Tư vấn thiết kế tàu thuỷ và phương tiện nổi.
- Đóng mới, sửa chữa các loại tàu thuỷ và phương tiện nổi.
- Tư vấn thiết kế, xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Chế tạo động cơ Diesel tàu thuỷ.
- Chế tạo kết cấu dàn khoan trên biển.
- Chế tạo cần cẩu và các loại thiết bị tàu thuỷ.

- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị và vật liệu xây dựng.
- Dịch vụ vận tải thuỷ, du lịch và dich vụ ngành công nghiệp tàu thuỷ.
- Đào tạo và cung ứng nguồn lao động.
- Kinh doanh tất cả ngành nghề pháp luật cho phép.
Lớp: KTNT A K10
3
1.4. Sơ đồ tổ chức và các đơn vị trực thuộc:
Lớp: KTNT A K10
4
Chương 2: Tìm hiểu về công tác nhập khẩu của trung tâm cung
ứng vật tư thiết bị tàu thuỷ - Chi nhánh Tổng công ty công nghiệp tàu
thuỷ Bạch Đằng.
2.1. Giới thiệu chung về trung tâm
- Tên chi nhánh: Chi nhánh Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch
Đằng - Trung tâm cung ứng vật tư thiết bị tàu thuỷ.
- Địa chỉ chi nhánh: Số 3 Phan Đình Phùng, phường Hạ Lý, quận
Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.
- Điện thoại: 031.3820281
- Fax: 013.3669762
2.1.1. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh:
 - Kinh doanh vật tư thiết bị, phụ tùng, phụ kiện, các loại hàng hoá có
liên quan đến ngành công nghiệp tàu thuỷ.
 - Đại lý vận tải hàng hoá; tư vấn xuất nhập khẩu vật tư thiết bị.
 - Đại lý - Dịch vụ; kinh doanh vật tư thiết bị, phụ tùng, phụ kiện các
loại, hàng chậm luân chuyển.
 - Cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước.
 - Cầu tải, chuyển tải thiết bị, vật tư, phôi phẩm.
 - Cung cấp cho tàu biển nhiên liệu, dầu nhờn.
 - Đại lý tàu biển.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm cung ứng vật tư.

Chức năng:
- Chức năng tham mưu:
Đề xuất nhanh chóng và kịp thời với tổng giám đốc về nguồn cung
ứng thiết bị, vật tư trong nước cũng như ngoài nước để Tổng giám đốc quyết
định phương hướng sản xuất đồng thời thường xuyên phản ánh cho Tổng giám
Lớp: KTNT A K10
5
đốc tình hình quản lý và sử dụng vật tư để có biện pháp sử lý thích đáng và kịp
thời.
- Chức năng cung cấp và quản lý:
Đảm bảo cung cấp đầy đủ vật tư cho sản xuất: đóng mới và sủa chữa,
xây dựng cơ bản, sửa chữa cơ điện, quản lý vốn lưu động, có kế hoạch dự trữ
gối đầu vật liệu đảm bảo sản xuất kinh doanh của Tổng công ty không bị ách
tắc. Giám sát việc sử dụng vật tư ở các đơn vị cơ sỏ theo mức đã được duyệt.
Hướng dẫn xây dựng chức năng nghiệp vụ cho từng chức danh trong phòng bảo
đảm hoàn thành các chỉ tiêu do công ty quy định.
Nhiệm vụ:
Đối với hàng hóa nhập khẩu:
- Xin các loại giấy phép xuất nhập khẩu cho từng hợp đồng;
- Theo dõi các loại thuế xuất đảm bảo chi trả thuế đúng thời hạn.
- Tổ chức triển khai thông quan các hàng hóa XNK đảm bảo hạn chế đến
mức tối đa việc lưu kho bãi và các chi phí hàng hóa khác;
- Tổ chức vận chuyển hàng hóa XNK đến địa điểm quy định một cách
hiệu quả an toàn;
- Tổ chức kiểm đếm nghiệm thu hàng hóa cùng các đơn vị, nhập kho theo
quy định. Có biện pháp thông báo kịp thời tình hình về chất lượng, số lượng
hàng hóa đối với các nhà cung cấp và bàn biện pháp xử lý các tình huống tiếp
theo.
2.1.3. Mô hình tổ chức
Lớp: KTNT A K10

6
Trưởng phòng XNK
Phó 1 Phó 2
Kho Vận tải Phòng XNK
Kho: Cấp phát vật tư, quản lý và bảo quản hàng hoá. Gồm:
- Kho thiết bị.
- Kho tiểu ngũ kim.
- Kho kim khí.
- Kho dầu mỡ.
Vận tải: Vận chuyển hàng hoá từ cảng về công ty và giao đến các xưởng.
Phòng xuất nhập khẩu:
- Chức năng tham mưu:
Đề xuất nhanh chóng và kịp thời với tổng giám đốc về nguồn cung
ứng thiết bị, vật tư trong nước cũng như ngoài nước để Tổng giám đốc quyết
định phương hướng sản xuất đồng thời thường xuyên phản ánh cho Tổng
giám đốc tình hình quản lý và sử dụng vật tư để có biện pháp sử lý thích
đáng và kịp thời.
- Nhiệm vụ:
+ Tổng hợp toàn bộ nhu cầu vai trò cho sản xuất công nghiệp, xây
dựng cơ bản, sửa chữa trang thiết bị…trình Giám đốc và xin chỉ tiêu. Căn cứ
vào chỉ tiêu đó chào giá với các nhà cung ứng, các đơn vị chế tạo trên cơ sở
so sánh các chỉ tiêu về giá cả, chất lượng, thời gian cung ứng trình Giám đốc
duyệt. Soạn thảo các hợp đồng cung cấp với các công ty cung ứng, đai lý đối
với những mặt hàng có giá trị lớn từ hàng trăm triệu trở lên, trình Giám Đốc
các hợp đồng để phê duyệt.
+ Tổ chức triển khai mua sắm theo hợp đồng báo giá đã được phê
duyệt hoặc triển khai thực hiện các hợp đồng mà các đơn vị trong công ty đã
trình ký Giám Đốc.
Lớp: KTNT A K10
7

2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Mã Thuyết
Số Minh
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
VI.25 38.818.921.745
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
2
VI.26
3. Doanh thu thuần về bán hàng & cung cấp
dịch vụ (10=01-02)
10
VI.27
38.818.921.745
4. Giá vốn hàng bán
11
VI.28 22.120.286.508
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
20

687.655.463
(20=10-11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
VI.29 687.655.463
7. Chi phí tài chính
22

VI.30 2.227.261.131
- Trong đó: Chi phí lãi vay
23
2.227.261.131
8. Chi phí bán hàng
24
349.868.732
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
11.428.905.724
10. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh
30
3.380.255.113
{30=20+(21-22)-(24+25)}
11. Thu nhập khác
31
7.458.329
12.Chi phí khác
32
155.891.606
13. Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
(148.433.277)
14. Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40)
50
3.231.821.836
- Trong đó + Thu nhập chịu thuế 3.231.821.836
+ Thu nhập không chịu thuế
- Trong đó : Thu nhập không chịu thuế
TNDN

15. Chi phí thuế thu nhập hiện hành
51
VI.31 807.955.459
16. Chi phí thuế thu nhập hoãn lại
52
VI.31
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51-
52)
60

2.423.866.377
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
70

Nhận xét: Năm 2010 Chi nhánh Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch
Đằng - Trung tâm cung ứng vật tư thiết bị tàu thuỷ có kết quả kinh doanh lãi
Lớp: KTNT A K10
8
2.423.866.377 đồng. Đây là một kết quả kinh doanh thể hiện sự nỗ lực và phấn
đấu của toàn bộ cán bộ nhân viên Chi nhánh trong giai đoạn nền kinh tế gặp
nhiều khó khăn.
2.3. Công tác nhập khẩu thiết bị vật tư của trung tâm.
2.3.1. Các phương pháp áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh .
/Phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Lập kế hoạch là một hoạt động rất thường xuyên trong cuộc sống, trong
công việc và là một trong các chức năng cơ bản của quản lí, nhằm xây dựng nên
giải pháp, chiến lược nhưng công việc, hoạt động sẽ thực hiện trong tương lai
cho chính mình hoặc cho các chương trình/dự án mà mình tham gia điều hành

theo một cách thức trình tự, tiến độ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đã đề
ra.
Tổng công ty CNTT Bạch Đằng là một đơn vị sản xuất nên phương pháp
xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp là xây dựng theo thời gian và theo tiến độ
sản xuất. Bao gồm các bước sau:
Bước 1: xác định thời gian để có thể hoàn thành một con tàu, từ lúc đặt ký
cho đến lúc bàn giao tàu.
Bước 2: xây dựng tiến độ cho từng tổng đoạn, lắp giáp vật tư thiết bị và
hoàn thiện cho một con tàu.
Bước 3: đánh gíá các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm thông qua các cấp
đăng kiểm quốc tế như: NK( Nhật Bản), DNV( Na Uy), KR( Hàn Quốc)…
/Phương pháp đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
Dựa theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua
các năm nhận thấy rằng: doanh nghiệp đã có bước phát triểm lớn về đóng tàu từ
việc đóng được seri tàu 6500 DWT cho chủ tàu trong nước, công ty đã đóng
được tàu 17500T, tàu 610 TEU, tàu 1700TE và các yêu cầu đòi hỏi yêu cầu kĩ
thuật cao như tàu chở khí hóa lỏng Etylen 4500 CBM, tàu chở nhựa đường…
Lớp: KTNT A K10
9
Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tiền tệ, do tập đoàn đầu
tư dàn trải… nên công ty dã gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, các
sản phẩm chưa hoàn thành đúng tiến độ làm giảm doanh thu, giảm lợi nhuận
thiếu việc làm, từ đó kéo theo tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công
ty, tình hình lao động tiền lương của công ty cũng co nhiều thay đổi.
/Các nghiệp vụ liên quan đến nhập khẩu của doanh nghiệp.
* Nghiệp vụ hải quan: Doanh nghiệp chủ yếu đóng tàu cho các chủ tàu
trong nước và nước ngoài do vậy loại hình nhập khẩu thường là:
- Đối với đóng tàu trong nước có:
+ nhập khẩu kinh doanh nộp thuế.

+ nhập khẩu đầu tư miễn thuế.
- Đối với đóng tàu nước ngoài có nhập sản xuất nhập khẩu.
* Nghiệp vụ giao nhận.
- Nhận theo đúng invoice, p/s, hợp đồng kí với đối tác.
- Thuê thêm bên thứ ba để kiểm đếm về số lượng, đo kiểm về chất
lượng.
* Nghiệp vụ thuê tàu.
- Doanh nghiệp thường kí hợp đồng theo điều kiện: CIF Cảng Hải Phòng
nên việc thuê tàu thường giao cho bên bán trực tiếp làm.
- Nếu doanh nghiệp mua hàng theo điều kiện FOB thì thường liên lạc với
đại lí hãng tàu thuê, tàu chuyến để chở hàng về đến cảng hải phòng.
*Nghiệp vụ bảo hiểm.
- Doanh nghiệp mua bảo hiểm hàng hóa từ cảng xếp đến cảng dỡ. Tuy
nhiên, hàng quá khổ quá tải có giá trị kinh tế lớn công ty mua bảo hiểm đến tận
chân công trình.
Lớp: KTNT A K10
10
2.3.2. Quy trình một thương vụ nhập khẩu hàng hoá của doanh
nghiệp
Bước 1: Xét các nhu cầu vật tư cho mọi hoạt động sản xuất của công
ty.
Bước 2: Lên kế hoạch mua vật tư.
- Căn cứ vào tình hình sản xuất , lên kế hoạch mua vật tư.
- Tham khảo thị trường xem hàng hóa cần cho hoạt động sản xuất của
công ty có ở đâu.
- Liên lạc với tổ chức,doanh nghiệp cung ứng hàng hóa đó đặt yêu cầu.
- Xem báo giá và lựa chọn nguồn cung cấp hàng hóa phù hợp với các
yêu cầu như :
+ Giá cả.
+ Thời gian.

+ Phương thức giao hàng.
+ Bảo hành.
+ Các điều kiện khiếu nại.
Lớp: KTNT A K10
11
Xét nhu cầu hoạt
động sản xuất
(Bước 1)
Lên kế hoạch
mua vật tư
(Bước 2)
Ký kết hợp đồng
(Bước 3)
Tiến hành thủ
tục cần thiết
(Bước 4)
Thông quan hàng hoá
đưa về kho công ty
(Bước 5)
Bước 3: Ký kết hợp đồng.
Đây là quá trình hai bên mua và bán thương lượng đàm phán về giá cả và
các điều kiện liên quan,thống nhất kí kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa.
- Có 2 loại hợp đồng: Mua bán trong nước, mua bán với nước ngoài
- Một hợp đồng cần có những yêu cầu như sau:
+ Tên bên bán,bên mua,người đại diện.
+ Hàng hóa và thong số về hàng hóa.
+ Yêu cầu kĩ thuật hàng hóa.
+ Giá cả hàng hóa.
+ Điều kiện giao hàng,thời gian thanh toán.
+ Các điều kiện khác.

Bước 4: Tiến hành các thủ tục cần thiết.
Xin các giấy phép cần thiết.
Tiến hành làm thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu theo loại hình
nhập khẩu nguyên liệu,vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Theo Điều 30, 32,35,42 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010
của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải
quan,thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu được quy định cụ thể như sau:
- Điều 30: Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất
khẩu
Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu (sau đây
viết tắt là SXXK) bao gồm:
1. Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham
gia vào quá trình sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu;
2. Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm
xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành sản phẩm hoặc không cấu
thành thực thể sản phẩm;
Lớp: KTNT A K10
12
3. Sản phẩm hoàn chỉnh do doanh nghiệp nhập khẩu để gắn vào sản phẩm
xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu,
vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ
nguyên liệu, vật tư mua trong nước thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra
nước ngoài;
4. Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu;
5. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm
xuất khẩu;
6. Hàng mẫu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sau khi hoàn
thành hợp đồng phải tái xuất trả lại khách hàng nước ngoài.
- Điều 32: Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư

1. Doanh nghiệp đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK và làm thủ
tục hải quan để nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo danh mục đã đăng ký tại một
Chi cục Hải quan (nơi doanh nghiệp thấy thuận tiện nhất).
2. Thủ tục đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
a) Doanh nghiệp căn cứ kế hoạch sản xuất sản phẩm xuất khẩu để đăng
ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK với cơ quan hải quan theo Bảng đăng
ký (mẫu 06/DMNVL-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Thời điểm đăng ký là khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu,
vật tư đầu tiên thuộc Bảng đăng ký.
c) Doanh nghiệp kê khai đầy đủ các nội dung nêu trong Bảng đăng ký
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; trong đó:
c.1) Tên gọi là tên của toàn bộ nguyên liệu, vật tư sử dụng để sản xuất sản
phẩm xuất khẩu. Nguyên liệu, vật tư này có thể nhập khẩu theo một hợp đồng
hoặc nhiều hợp đồng.
c.2) Mã số H.S là mã số nguyên liệu, vật tư theo Biểu thuế nhập khẩu
hiện hành.
Lớp: KTNT A K10
13
c.3) Mã nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp tự xác định theo hướng dẫn
của Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu. Mã này chỉ áp dụng khi doanh
nghiệp làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tại Chi cục Hải quan áp dụng
công nghệ thông tin để theo dõi, thanh khoản hàng hoá của loại hình SXXK.
c.4) Đơn vị tính theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt
Nam.
c.5) Nguyên liệu chính là nguyên liệu tạo nên thành phần chính của sản
phẩm.
Doanh nghiệp phải khai thống nhất tất cả các tiêu chí về tên gọi nguyên
liệu, vật tư, mã số H.S, mã nguyên liệu, vật tư, loại nguyên liệu chính đăng ký
trong bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; trong hồ sơ hải quan từ khi
nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đến khi thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế

nhập khẩu.
3. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu
thương mại hướng dẫn tại Chương I Phần II Thông tư này.
- Điều 35: Thanh khoản tờ khai nhập khẩu
1. Thủ tục thanh khoản tờ khai nhập khẩu thực hiện tại Chi cục Hải quan
làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư.
2. Nguyên tắc thanh khoản
a) Trường hợp cơ quan hải quan áp dụng công nghệ thông tin để thanh
khoản thì Tờ khai nhập khẩu trước, tờ khai xuất khẩu trước phải được thanh
khoản trước; trường hợp tờ khai nhập khẩu trước nhưng do nguyên liệu, vật tư
của tờ khai này chưa đưa vào sản xuất nên chưa thanh khoản được thì doanh
nghiệp phải có văn bản giải trình với cơ quan hải quan khi làm thủ tục thanh
khoản.
b) Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phải có trước tờ khai xuất khẩu
sản phẩm.
Lớp: KTNT A K10
14
c) Một tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư có thể được thanh khoản
nhiều lần.
d) Một tờ khai xuất khẩu chỉ được thanh khoản một lần.
Riêng một số trường hợp như một lô hàng được thanh khoản làm nhiều
lần, sản phẩm sản xuất xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu nhập kinh doanh làm
thủ tục nhập khẩu tại Chi cục Hải quan khác thì một tờ khai xuất khẩu có thể
được thanh khoản từng phần. Cơ quan hải quan khi tiến hành thanh khoản phải
đóng dấu “đã thanh khoản” trên tờ khai xuất khẩu; đối với nguyên liệu, vật tư
nhập khẩu có thuế suất bằng 0 % thì đóng dấu “đã thanh khoản” lên bản chính tờ
khai nhập khẩu lưu tại đơn vị và tờ khai người khai hải quan lưu, trường hợp
thanh khoản từng phần thì phải lập phụ lục ghi rõ nội dung đã thanh khoản (tờ
khai nhập khẩu, nguyên vật liệu, tiền thuế…) để làm cơ sở cho việc thanh khoản
phần tiếp theo.

3. Hồ sơ thanh khoản, thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản thực hiện theo
hướng dẫn tại Điều 118, khoản 2 Điều 132 Thông tư này.
4. Chi cục Hải quan làm thủ tục thanh khoản thực hiện việc tiếp nhận hồ
sơ thanh khoản, xử lý hồ sơ thanh khoản, xử lý vi phạm theo quy định pháp luật
(nếu có).
5. Trường hợp hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất
khẩu nhưng không đưa vào sản xuất và xuất khẩu hết, doanh nghiệp đề nghị
được chuyển tiêu thụ nội địa thì phải có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi làm
thủ tục để chuyển tiêu thụ nội địa và thanh khoản trên cơ sở tờ khai nhập khẩu
nguyên liệu, không đăng ký tờ khai mới mà chỉ khai và nộp thuế nhập khẩu,
thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (nếu có) theo quy định. Thời hạn nộp
thuế, phạt chậm nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 18 Thông
tư này.
- Điều 42: Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
thực hiện dự án đầu tư
Lớp: KTNT A K10
15
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ
hoạt động của doanh nghiệp thực hiện theo quy định đối với từng loại hình
xuất nhập khẩu hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định;
nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu
đãi đầu tư
a) Đăng ký danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế với cơ quan
hải quan đối với trường hợp nhập khẩu hàng hoá tạo tài sản cố định; nguyên
liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu
tư thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu.
Thủ tục đăng ký thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 102 Thông tư này.
b) Thủ tục nhập khẩu
b.1) Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hoá tại Chi

cục Hải quan nơi có hàng nhập khẩu hoặc Chi cục Hải quan nơi xây dựng dự
án đầu tư.
b.2) Thủ tục hải quan thực hiện như hướng dẫn đối với hàng xuất nhập
khẩu thương mại tại Chương I phần II Thông tư này; ngoài ra phải thực hiện
thêm một số công việc theo hướng dẫn tại Điều 102, Điều 103 và Điều 104
Thông tư này.
3. Thanh lý hàng hoá nhập khẩu
a) Các hình thức thanh lý, hàng hoá thuộc diện thanh lý, điều kiện
thanh lý, hồ sơ thanh lý hàng hoá nhập khẩu miễn thuế thực hiện theo hướng
dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Bộ
Thương mại hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh lý
hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
Đối với hàng hóa nhập khẩu miễn thuế của doanh nghiệp đầu tư trong
nước khi thanh lý được áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-
BTM.
Lớp: KTNT A K10
16
b) Thủ tục thanh lý thực hiện tại cơ quan hải quan nơi đăng ký danh
mục hàng nhập khẩu được miễn thuế.
c) Thủ tục thanh lý
c.1) Doanh nghiệp hoặc Ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý,
tên gọi, ký mã hiệu, lượng hàng cần thanh lý, thuộc tờ khai nhập khẩu số,
ngày, tháng, năm gửi cơ quan hải quan nơi đăng ký danh mục hàng nhập khẩu
được miễn thuế.
c.2) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp
mở tờ khai xuất khẩu; trường hợp thanh lý theo hình thức nhượng bán tại thị
trường Việt Nam cho doanh nghiệp không thuộc đối tượng miễn thuế nhập
khẩu, cho, biếu, tặng, tiêu huỷ thì không phải mở tờ khai mới, nhưng phải
thực hiện việc kê khai, tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều 10 Thông

tư này. Trường hợp thanh lý theo hình thức nhượng bán tại thị trường Việt
Nam cho doanh nghiệp thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu thì làm thủ tục
hải quan theo các bước và sử dụng tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ. Khi tiêu
huỷ, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định của cơ quan
quản lý môi trường.
- Các chứng từ làm thủ tục hải quan:
+ Tờ khai hải quan (1bộ hải quan lưu và 1bộ người khai lưu).
+ Hóa đơn.
+ Hợp đồng.
+ Vận đơn.
- Tờ khai hải quan (doanh nghiệp tự khai) để hải quan đối chiếu với giấy
tờ kiểm kê xem có chính xác hay không? Sau đó họ cho chạy luồng :
+ Luồng xanh
+ Luồng vàng
+ Luồng đỏ : hải quan sẽ trực tiếp đến đối chiếu rồi quyết
định.
- Các giấy tờ liên quan.
(Ví dụ về các chứng từ được đính kèm ở cuối bài )
Lớp: KTNT A K10
17
Được phép lấy hàng hóa
Bước 5: Thông quan hàng hóa đưa về kho công ty.
*Quy trình xuất nhập kho:
- Các loại vật tư do phòng vật tư đặt hàng được nhà cung ứng chuyển
đến,KCS có trách nhiệm kiểm tra về chất lượng và thu kho có trách nhiệm kiểm
tra về số lượng.
- Vật tư sau khi kiểm tra đạt yêu cầu thì thủ kho và nhà cung ứng tiến
hành nhập kho và thủ kho cập nhật vào thẻ kho và phiếu nhập kho theo mẫu quy
định của Bộ tài chính.Nếu không đạt được yêu cầu chất lượng thì KCS trả lại
nhà cung ứng để cấp bổ sung.Thủ kho nhập theo số lượng thực đạt tiêu chuẩn đã

kiểm tra.
- Số liệu hàng hóa nhập kho,thủ kho phải báo trực tiếp lên phòng kế toán
in phiếu nhập kho.Phiếu nhập kho phải có đủ chữ kí của thủ kho,người giao
hàng và kiểm tra.
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của phòng vật tư cho các bộ phận sản xuất
liên quan và yêu cầu xuất vật tư từ phân xưởng sản xuất.Bộ phận yêu cầu cùng
thủ kho kiểm tra lượng vật tư cần cấp cho xưởng sản xuất rồi cập nhật vào phiếu
xuất kho mẫu của thủ kho.Khi số lượng vật tư không đảm bảo theo kế hoạch thì
thủ kho cân đối lượng vật tư trong kho và báo cho phòng vật tư.Đồng thời viết
phiếu xuất kho theo số lượng vật tư thực tế trong kho,phiếu xuất kho phải có đủ
chữ kí của người nhận thủ kho sau đó gửi lên kế toán để xin phiếu xuất.
Các loại hồ sơ được thủ kho và phòng kế toán tài vụ lưu trữ theo quy trình
kiểm soát hồ sơ QT-BĐ-02.
Lớp: KTNT A K10
18
*Sơ đồ quy trình quản lý kho.
Trách
nhiệm
Nội dung
Tài liệu, mẫu
tiêu biểu
Phòng vật
tư /Nhà cung
ứng
Quá trình xuất
nhập kho
KCS/Phòng
vật tư/Thủ
kho
Quá trình xuất

nhập kho
Bộ phận giao
hàng/Thủ
kho
Phiếu nhập
kho mẫu
Thủ
kho/Phòng
kế toán
Quá trình xuất
nhập kho
Thủ kho vật

Quy định bảo
quản hàng hóa
trong kho QĐ-
VT-02-01
Xưởng sản
xuất/Thủ kho
Quá trình xuất
nhập kho
KCS/Thủ
kho
Quá trình xuất
nhập kho
Lớp: KTNT A K10
Vật tư mua về
Kiểm
tra
Trao đổi

NCƯ
Nhập kho vật tư
Lập phiếu nhập kho
Bảo quản hàng hóa
Kiểm
tra
Trao đổi
19
Yêu cầu xuất vật tư
Thủ kho/Bộ
phận nhận
Phiếu xuất
kho mẫu,thẻ
kho
Thủ kho/Kế
toán
Báo cáo hàng
hóa trong kho
Phòng vật tư
Quy trình
kiểm soát hồ
sơ QT-BĐ-02
Chú thích: Những ô trống trong sơ đồ là một số trường hợp đặc biệt có
thể phát sinh sau khi xuất vật tư.
Lớp: KTNT A K10
Xuất vật tư
Định kì báo cáo
kế toán
Lưu hồ sơ
20

Chương 3: Nhận xét
3.1. Thuận lợi
Sau đây là những thuận lợi mà tổng công ty CNTT Bạch Đằng nói chung
và trung tâm cung ứng vật tư nói riêng có được trong những bước phát triển của
mình:
- Công ty đã có nền tảng vững chắc từ trước đó, đã có thương hiệu và uy
tín lâu dài.
- Có sự thay đổi kịp thời, nhanh chóng trước những biến động của tình
hình trong nước và thế giới.
- Có những chiến lược phát triển hợp lí, và tương đối độc lập.
- Đầu tư tương đối hợp lí.
Dựa vào kết quả kinh doanh của tháng quý III và 9 tháng năm 2010 ta
thấy lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ là gần 62 triệu đồng, lợi nhuận
từ hoạt động kinh doanh đạt gần 25.8 triệu đồng, các khoản lợi nhuận khác là
hơn 148 tiệu đồng… Nhìn chung, doanh nghiệp có lãi trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là có hiệu quả. Đứng
trước sự khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài, khủng hoảng tiền tệ mà lợi nhuận
của công ty thu được vẫn giữ được mức tăng trưởng là rất đáng ghi nhận.
3.2.Khó khăn.
Là công ty thuộc Vinashin, trong những năm vừa qua Vinashin rơi vào
tình trạng khủng hoảng trầm trọng, đứng trước nguy cơ phá sản mà nguyên nhân
chính theo các nhà chuyên môn đó là việc đầu tư quá dàn trải, mặt khác nguồn
thu của Vinashin chủ yếu là từ các hợp đồng đóng tàu với các chủ tàu (chủ yếu
là nước ngoài). Trong khí đó, khủng hoảng kinh tế thế giới, suy thoái kinh tế
trong nước đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến luồng tiền ra vào của Tập đoàn này.
Nhiều chủ tàu bỏ tiền đặt cọc đóng con tàu giá trị chưa được 1/3 giá trị con tàu,
khi khủng hoảng nổ ra thì họ không còn tiếp tục đầu tư nữa, trong khi đó chi phí
sản xuất đã phải bỏ ra, thép đã cắt, chi phí lương vẫn phải chịu Ngoài ra,
Vinashin đang gặp khó khăn trong việc sản xuất thép tấm đóng tàu, lắp ráp máy
tàu, sản xuất thiết bị điện, nội thất trên tàu.

Lớp: KTNT A K10
21
Một nguyên nhân nữa là, chu kỳ đầu tư cho một dự án đóng tàu thông
thường là từ 10 đến 15 năm mới thu hồi vốn, trong khí đó các nguồn vốn vay để
đầu tư thì chủ yếu là 7-10 năm mà hoạt động chủ yếu bằng vốn vay.
Nhà nước mới là người chịu trách nhiệm chính, xác định là một ngành
kinh tế trọng điểm, thế nhứng Vinashin đi vay vốn thương mại để làm, vốn
NSNN thì không được cấp.
Sự khủng hoảng ở Vinashin là một bài học lớn trong việc quản lý các tập
đoàn Nhà nước. Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá nếu không cứu Vinashin, nó
sẽ trở thành đóng sắt vụn không hơn không kém, nhưng cứu như thế nào là một
thách thức rất lớn. Đánh giá ngành công nghiệp tàu biển là hết sức quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân, Bộ Chính trị, Chính phủ đã dành mọi nỗ lực để cứu
Vinashin, quyết tâm xây dựng cho được ngành công nghiệp tàu biển phát triển
và các ngành công nghiệp phụ trợ khác. Thực hiện được nỗ lực này mới hy vọng
đưa ngành công nghiệp tàu biển trở thành ngành kinh tế chiến lược, để đến năm
2020 trở thành một quốc gia mạnh về biển. Đó cũng là lý do vì sao Chính phủ
thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu tập đoàn Vinashin đứng đầu là Phó Thủ tướng
thường trực Nguyễn Sinh Hùng, phó ban là Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.
Chiến lược giải cứu Vinashin đã được vạch ra cả về nhân sự, tài chính lẫn
phương án sản xuất kinh doanh, với hy vọng đến năm 2012 Vinashin sẽ hết lỗ,
năm 2014 có lãi, năm 2015 ổn định.
Tiến trình giải cứu Vinashin như vậy là một thách thức lớn, thậm chí rất
lớn, đặc biệt trong tình hình buộc phải thay đổi nhân sự chủ chốt như hiện nay ở
Vinashin. Hy vọng rằng thách thức đó cũng là thách thức để phát triển.
Ngoài ra đối với trung tâm cung ứng vật tư còn có những khó khăn như:
- Công ty chỉ mua bán với một số đối tác quen biết mà không đi tìm
những mối hàng khác từ bên ngoài.
- Các vật tư thiết bị thường là nhập của các nước ngoài nên gặp thủ tục
hải quan phức tạp.

Lớp: KTNT A K10
22
- Trình độ bóc tách vật tư chưa cao nên thường phải nhập bổ sung gây
lãng phí tiền bạc, đồng thời mua hàng với số lượng ít sẽ khó khăn hơn mua với
số lượng lớn.
- Trình độ bảo quản vật tư chưa tốt gây lãng phí.
- Giá cả vật tư biến động lớn do bất ổn của thị trường thế giới.
- Thủ tục mua bán rắc rối.
3.3. Phương hướng
- Chuyên môn hóa sản xuất: công ty không nên tư mình phát triển những
ngành công nghiệp phụ trợ. Bởi vì, nước ta có nhiều công ty lớn chuyên về chế
tạo máy, lắp ráp, sản xuất thép… công ty nên hợp tác với các doanh nghiệp này.
Công ty cũng nên chuyên môn hóa một hay một vài loại tàu cụ thể…làm như
vậy sẽ giúp công nhân lành nghề hơn, máy móc thiết bị đầu tư có trọng điển
hơn, giảm thời gian hoàn thành con tàu.
- Công ty cũng cần mạnh dạn cắt bỏ những bộ phận thừa, không cần thiết
vốn đã tồn tại tư lâu trong mô hình kinh doanh nhà nước.
- Tiến hành đào tạo, đào tạo lại, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên lành
nghề có năng lực cao, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm.
- Tạo dựng mối quan hệ tốt với những đối tác quốc tế, gây dựng lại lòng
tin.
Đối với trung tâm cung ứng vật tư nói riêng cần có những phương hướng
cụ thể như:
+ Luôn tìm kiếm và liên hệ với nhưng nhà cung cấp vật tư rẻ, có uy
tin chất lượng cao, được chứng nhận quốc tế.
+ Tạo dựng mối quan hệ tốt, tạo niềm tin đối với các nhà xuất nhập
khẩu, đặc biệt là với cơ quan hải quan.
Lớp: KTNT A K10
23

×