Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Hiện trạng sản xuất và nghiên cứu sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất quả na dai ở một số tỉnh phía bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.3 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
*********


TRƯƠNG VĂN MIỀN


HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT QUẢ NA DAI
Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01


Người hướng dẫn khoa học: TS. ðOÀN VĂN LƯ



HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ bất kỳ
một luận văn hay công trình khoa học nào.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn sử dụng trong luận văn
ñều ñược ghi rõ nguồn gốc, mọi sự giúp ñỡ ñã ñược cảm ơn.
Tác giả luận văn


Trương Văn Miền












Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii
LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự lỗ lực của bản thân, tôi luôn
nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình về nhiều mặt của các thầy cô giáo, cấp lãnh
ñạo, tập thể, cá nhân.
Tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến thầy giáo hướng dẫn

khoa học TS. ðoàn Văn Lư - bộ môn Rau Hoa Quả - khoa Nông học - trường
ñại học Nông nghiệp Hà Nội - người ñã trực tiếp hướng dẫn và ñóng góp
nhiều ý kiến quan trọng từ những bước nghiên cứu ban ñầu và trong quá
trình thực hiện viết luận văn.
Tôi xin cảm ơn tập thể thầy cô giáo Khoa Nông Học, ñặc biệt là thầy
cô trong bộ môn Rau Hoa Quả - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã
trực tiếp ñóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tác giả hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên Trung tâm
Nghiên cứu thực nghiệm Rau Hoa Quả Gia Lâm ñã giúp ñỡ, ñóng góp ý kiến
và tạo mọi ñiều kiện tốt nhất ñể tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các phòng ban, ñịa phương huyện Chi Lăng
tỉnh Lạng Sơn, Lục Nam tỉnh Bắc Giang, ðông Triều tỉnh Quảng Ninh ñã tạo
mọi ñiều kiện thuận lợi ñể tôi thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới người thân,
bạn bè, ñồng nghiệp ñã cỗ vũ, ñộng viên giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn


Trương Văn Miền
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ðOAN i

LỜI CẢM ƠN ii


MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH viii

1. MỞ ðẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1

1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 2

1.2.1. Mục ñích 2

1.2.2. Yêu cầu 2

1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2

1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2

1.4. Giới hạn của ñề tài 3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Nguồn gốc phân bố, phân loại, giá trị dinh dưỡng và kinh tế của

cây na 4
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ na trên thế giới và Việt Nam 6

2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ na trên thế giới 6

2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ na tại Việt Nam 7

2.3. ðặc ñiểm thực vật học và yêu cầu về sinh thái của cây na 8

2.3.1. ðặc ñiểm thực vật học 8

2.3.2. Yêu cầu về sinh thái của cây na 9

2.4. Những nghiên cứu về giống và kỹ thuật trồng trọt với cây na 12

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv
2.4.1. Những nghiên cứu về nguồn gen và chọn tạo giống 12

2.4.2. Những nghiên cứu về nhân giống 16

2.4.3. Những nghiên cứu về kỹ thuật trồng trọt ñối cây na 20

3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

3.1. ðối tượng nghiên cứu 29

3.1.1. ðối tượng nghiên cứu 29


3.1.2. ðịa ñiểm nghiên cứu. 29

3.2. Nội dung nghiên cứu 29

3.3. Phương pháp nghiên cứu 29

3.4. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 31

3.5. Xử lý số liệu 32

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33

4.1.

ðiều tra về kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sản xuất,
thuận lợi và khó khăn trong việc thâm canh na của vùng nghiên
cứu 33

4.1.1.

Tổng quan ñiều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội 3 vùng na nghiên
cứu 33

4.1.2. Hiện trạng sản xuất na tại vùng nghiên cứu 41

4.1.3. Thuận lợi, khó khăn trong việc thâm canh cây na tại vùng na 47

4.2. Hiệu quả trồng na ở 3 vùng na nghiên cứu 49

4.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng, giá bán na ở 3 vùng nghiên cứu 49


4.2.2. ðầu tư chi phí và hiệu quả kinh tế của na ở 3 vùng nghiên cứu 50

4.3. ðánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng
na ở các vùng nghiên cứu. 52

4.3.1. Sinh trưởng, phát triển của cây na ở các vùng nghiên cứu 52

4.3.2. ðặc ñiểm ra lộc, ra hoa, quả của cây na ở các vùng nghiên cứu 53

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

4.3.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất na ở các vùng
nghiên cứu 56

4.3.4. Một số chỉ tiêu về chất lượng na ở các vùng nghiên cứu 59

4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 ñến khả năng ñậu quả, năng sất
na tại vùng nghiên cứu Lục Nam 60

4.4.1. Ảnh hưởng của GA3 ñến ñộng thái ñậu quả của na 60

4.4.2. Ảnh hưởng của GA3 ñến năng suất và yếu tố cấu thành năng
suất 61

5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 64

5.1. Kết luận 64


5.2. ðề nghị 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

PHỤ LỤC 69




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT Công thức
ð/c ðối chứng
TB Trung bình
DT Diện tích
QL Quốc lộ
lt Lý thuyết
ðHST

ðiều hòa sinh trưởng
ðTST
ðiều tiết sinh trưởng
BVTV

Bảo vệ thực vật
NPK Phân bón tổng hợp ñạm, lân, kali

CĂQ Cây ăn quả
NC Nghiên cứu
CCC Chiều cao cây
ðKT ðường kính tán
ðKG ðường kính gốc






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Vị trí ñịa lý, tình hình sử dụng ñất, loại ñất trồng na tại 3
vùng na nghiên cứu 33

Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu về khí hậu, nguồn nước tưới cho na tại 3
vùng nghiên cứu 35

Bảng 4.3. Một số ñặc trưng về khí hậu của 3 vùng nghiên cứu năm 2011 36

Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu tình hình kinh tế - xã hội tại 3 vùng na
nghiên cứu 39
Bảng 4.5. Diện tích một số cây ăn quả tại vùng nghiên cứu 42

Bảng 4.6. Diện tích, năng suất và sản lượng na của vùng nghiên cứu 42


Bảng 4.7. Các biện pháp kỹ thuật chủ yếu và tỷ lệ hộ dân áp dụng 45

Bảng 4.8. Thành phần sâu, bệnh hại na và mức ñộ gây hại 47

Bảng 4.9. Bảng giá trị trung bình về diện tích, sản lượng, giá bán na
của 1 nông hộ 49

Bảng 4.10. Diện tích, cơ cấu giống, sản lượng, hiệu quả kinh tế 3 hộ
sản xuất tại 3 ñiểm nghiên cứu 51

Bảng 4.11. Khả năng sinh trưởng phát triển của cây na tại vùng
nghiên cứu 52
Bảng 4.12. Thời gian ra lộc, ra hoa của cây na qua các ñộ tuổi ở các
vùng nghiên cứu 54

Bảng 4.13. Khối lượng quả và số mắt na qua các ñộ tuổi ở các vùng
nghiên cứu 55

Bảng 4.14. Tỷ lệ ñậu quả, số quả/cây và năng suất na tại vùng
nghiên cứu 56

Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu về chất lượng na tại vùng nghiên cứu 59

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của phun GA3 ñến ñộng thái tỷ lệ ñậu quả ở
giai ñoạn từ sau phun 10 ngày ñến sau phun 35 ngày 61

Bảng 4.17. Ảnh hưởng của phun GA3 ñến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất na tại Lục Nam 62



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Năng suất thực thu na qua các ñộ tuổi ở các vùng nghiên cứu 58

Hình 4.2. Năng suất na qua các công thức xử lý GA3 tại Lục Nam 63




















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


1

1. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cây na hay còn gọi là cây Phan Lệ chi, Sa Lê, Mác Kiếp hay Mãng Cầu
(cách gọi riêng của các tỉnh phía Nam) có tên khoa học Annona Squanosa
thuộc họ Annonaceace và có nguồn gốc nhiệt ñới. Nguồn gốc bản ñịa chính
xác của loại cây này hiện chưa rõ nhưng người ta cho rằng nó là cây bản ñịa
của các nước thuộc Trung và Nam Mỹ.
Trên thị trường cây ăn quả nước ta hiện nay na là loại quả thứ yếu
nhưng trong các năm gần ñây quả na ñược chú ý do giá trị dinh dưỡng của nó.
Na là cây có nguồn gốc nhiệt ñới, rụng lá vào mùa ñông vì vậy cây na
là cây có khả năng chịu hạn, chống chịu với ñiều kiện thời tiết khắc nghiệt,
không kén ñất và yêu cầu dinh dưỡng không cao vì thế cây na có thể trồng
trên ñất xấu, ñất pha cát, ñất dốc, ñất ñá vôi…
Hiện nay cây na ở nước ta ñược trồng nhiều ở các tỉnh như Lạng Sơn,
Bắc Giang, Quảng Ninh ngoài việc ñem lại hiệu quả kinh tế cao cây na còn
góp phần ña dạng thành phần cây ăn quả, cây na ñược xem là cây xóa ñói
giảm nghèo ở nơi ñây. Tuy nhiên hiện nay cây na ñược trồng theo hướng tự
phát, chưa có ñịnh hướng quy hoạch, sản xuất cây na cụ thể, chủ yếu nhân
giống bằng hạt cùng với kỹ thuật chăm sóc lạc hậu, chưa phù hợp dẫn ñến
chất lượng cây giống không cao, không ñồng ñều vì vậy ảnh hưởng tới sinh
trưởng, phát triển của cây và năng suất, phẩm chất quả.
ðể ñánh giá khách quan về hiện trạng sản xuất cây ăn quả nói chung và
cây na nói riêng trong phạm vi ñề tài luân văn chúng tôi tiến hành thực hiện
ñề tài “Hiện trạng sản xuất và nghiên cứu sinh trưởng, phát triển, năng
suất và phẩm chất quả na dai ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam”
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


2

1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
ðiều tra hiện trạng và ñánh giá khả năng sinh trưởng phát triển hiệu quả
sản xuất của cây na ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam, nhằm ñịnh hướng và
xây dựng giải pháp kỹ thuật phát triển cây na góp phần ña dạng hóa sản phẩm
cây ăn quả.
1.2.2. Yêu cầu
- ðiều tra hiện trạng sản xuất, tiêu thụ, hiệu quả kinh tế sản xuất cây na
dai thuộc 3 vùng na lớn ở miền Bắc Việt Nam.
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng
quả na dai ở vùng na nghiên cứu.
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật phun GA3 nhằm thâm canh, tăng năng
suất na.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của ñề tài là cơ sở khoa học cho công tác nghiên cứu cũng như
xây dựng các biện pháp kỹ thuật phát triển cây na dai, giống na có triển vọng
trong cơ cấu cây ăn quả.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở ñiều tra hiện trạng sản xuất cây ăn quả, cây na từ ñó ñưa ra cơ
cấu diện tích trồng na, giống na trong cơ cấu sản xuất cây ăn quả.
Trên cơ sở khảo sát khả năng sinh trưởng, phát triển và hiệu quả trồng
trọt của cây na góp phần ñánh giá tiềm năng phát triển na tại vùng nghiên cứu
về năng suất, chất lượng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


Kết quả của ñề tài góp phần xây dựng hoàn thiện những nghiên cứu về
cây na, giống na từ ñó ñịnh hướng trồng giống na có triển vọng cho năng suất,
chất lượng tốt, ổn ñịnh.
1.4. Giới hạn của ñề tài
ðề tài tập trung ñiều tra ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng
sản xuất tiêu thụ, ñánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất chất
lượng của giống na dai ở 3 ñộ tuổi khác nhau (3 tuổi, 5 tuổi, 8 tuổi) tại 3 ñịa
ñiểm huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn, huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang, huyện
ðông Triều tỉnh Quảng Ninh, nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 ñến tỷ lệ ñậu
hoa, ñậu quả và năng suất của cây na dai 5 tuổi tại thôn Xuân Phú, xã Bắc
Lũng, huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang ở vụ na năm 2011.














Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nguồn gốc phân bố, phân loại, giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây na
Cây na có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt ñới, nguồn gốc bản ñịa
chính xác của loại cây này chưa rõ do hiện nay nó ñược trồng khắp nơi nhưng
người ta cho rằng nó là cây bản ñịa của vùng Caribe, cây na ñược trồng với
quy mô lớn tập trung ở Châu Á và chỉ phổ biến ở các nước nằm trong vĩ ñộ
20
o
Bắc – 30
o
Nam
Vị trí của cây na trong hệ thống phân loại thực vật
Giới:Plantae, Ngành:Magnoliophyta, Lớp:Magnoliopsida, Bộ:
Magnoliales, Họ: Annonaceae, Chi: Annona, Loài: A. Squamosa, Tên khoa
học: Annona Squamosa [15], [28].
Na chủ yếu dùng ñể ăn tươi, làm nước giải khát, rễ, lá, hạt quả na
xanh có thể dùng làm thuốc cho người (trợ tim, tiêu ñộc), trong ñông y
cho rằng na có vị ngọt hơi chua tính ấm, có tác dụng hạ khí tiêu ñàm,
chữa kiết lỵ…
Quả na chín có công dụng bồi bổ cơ thể rất tốt ñối với người già, người
mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh… Còn quả na ñiếc tức là quả na khi còn non bị
nấm làm hỏng, xác khô, màu nâu ñỏ tím ñược dùng trị mụn nhọt ở vú phụ nữ,
chữa ho, viêm họng… Ngoài ra trong dân gian còn sử dụng hạt na ñể diệt
chấy rận, lá na trị sốt rét kinh niên, bong gân, rễ và vỏ cây na dùng làm thuốc
tẩy giun…
Về giá trị dinh dưỡng trong 100g phần ăn ñược không tính vỏ, hạt, lõi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5



Hàm lượng chất dinh dưỡng Mãng cầu dai Mãng cầu xiêm
Giá trị Calo 78 59
Hàm lượng nước 77,5 83,2
ðạm protein (g/100g) 1,4 1,0
Chất béo (g/100g) 0,2 0,2
Gluxit (cả xenlulô) (g/100g) 20,0 15,1
Xenlulô (g/100g) 1,6 0,6
Tro (g/100g) 0,9 0,5
Canxi (mg/100 g) 30,0 14,0
Lân : P (mg/100g) 36,0 21,0
Sắt : Fe (mg/100g) 0,6 0,5
Natri : Na (mg/100g) 5,0 8,0
Kali : K (mg/100g) 299,0 293,0
Caroten (Vitamin A) (µg/100g) 5 #
Thiamin (B
1
) (mg/100g) 0,11 0,08
Riboflavin (B
2
) (mg/100g) 0,10 0,10
Niaxin (P) (mg/100g) 0,8 1,3
Axit ascorbic (C) (mg/100g) 36,0 24,0
Nguồn: FAO 1976
Na nguyên sản ở vùng nhiệt ñới. Tính thích nghi rộng, sớm cho quả,
năng suất cao, ít sâu bệnh ở miền Bắc nước ta cây na ñược trồng nhiều trên
nền ñất ñá vôi (Chi Lăng-Lạng Sơn), ñồi núi thấp (Lục Nam-Bắc Giang,
ðồng Triều-Quảng Ninh). Hiện nay trung bình 1 hecta trồng na giá trị sản
phẩm ñạt 82 triệu ñồng/1 năm ñến 110 triệu ñồng/1 năm, cây na ñược coi là

cây xóa ñói giảm nghèo, nhiều hộ gia ñình làm giàu nhờ trồng na.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

2.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ na trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ na trên thế giới
Na là cây nhiệt ñới, thích nghi rộng nên chúng ñược trồng trên toàn
thế giới, trước ñây na ñược coi là loại quả thứ yếu, chưa trở thành một loại
quả chính trên thị trường hoa quả thế giới. Hiện nay nhu cầu thị trường
ngày càng cao nên cây na ñã ñược quan tâm và chú trọng hơn. Tuy nhiên
thống kê về sản xuất na trên thế giới rất, ít hơn nữa ở mỗi vùng mỗi nước
khác nhau có các giống, loài trồng khác nhau. Ở các nước như Tây Ban
Nha, Pê Ru, Chi Lê, một số nước ở vùng Trung Mỹ, Mêxicô, Israel và
California (Mỹ) các giống thương mại chủ yếu thuộc loài Annona
cherimola (Cherimoya).
Tây Ban Nha ñược coi là nơi sản xuất Cherimoya quan trọng nhất thế
giới, với diện tích khoảng 3.266 ha năm 1999 (Guirado và cs 2001, dẫn bởi
Scheldeman,2002). Tỉnh Granda là nơi sản xuất chính, chiếm 90% diện tích
của Tây Ban Nha, khoảng 3.090 ha, trong ñó 90% ñược tưới với sản lượng
29.000 tấn (Gomez,2000- thông tin cá nhân). Pê Ru năm 1998 có khoảng
1.975 ha với sản lượng 14.606 tấn. Vùng ðông Bắc Mararion là vùng sản
xuất chính khoảng 665 ha (Vargas, A.L,2000). Carlos Furche (2000) ghi nhận
rằng Chi Lê có khoảng 1.152 ha, Bolovia 1.000 ha, Ecuador 700 ha, Crane và
Campbell (1990) và Grossberger (1999) cũng cho biết ở California có
khoảng 100 ñến 120 ha Cherimoya với sản lượng 453 tấn, Dominica và Costa
Rica là nước suất khẩu na quan trọng cho Mỹ.
Loài A.muricata (Soursop, Guanabana) hay Mãng cầu Xiêm ñược trồng
nhiều ở vùng nhiệt ñới như Angola, Braxin, Colombia, Costa Rica, Cuba,
Jamaica, Ấn, Mêxicô, Panama, Pê Ru, Mỹ, Venezuela và ðông Nam châu Á

(Pinto và Silva,1996).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

Mêxicô là nước sản xuất mãng cầu Xiêm quan trọng của các nước châu
Mỹ theo Harnandez và Angel,1997, Mêxicô có khoảng 5.915 ha với sản
lượng 34.900 tấn, lớn nhất thế giới nhưng năng suất lại giảm dần 6,8 tấn/ha
năm 1990, 5,9 tấn/ha năm 1996, tỉnh Nayarit là tỉnh có diện tích trồng nhiều
nhất ở Mêxicô với 380 ha. Venezuela có khoảng 3.496 ha với sản lượng
10.096 tấn (Diego,1989), Braxin 2.000 ha, sản lượng 8.000 tấn, năng suất 4
tấn/ha. Pê Ru 443 ha, sản lượng 3.262 tấn (Antonio Isaias Varas,2000).
Loài A. squamosa (Sweetsop, sugar apple) hay Mãng cầu ta vẫn ñang
ñược coi là cây trồng vườn và chủ yếu nội tiêu. Số liệu về sản xuất Mãng cầu
ta trên thế giới rất ít, tuy nhiên hiện nay cho thấy Mãng cầu ta là một loài có
tiềm năng về thị trường của nhiều nước. Mãng cầu ta ñược trồng thương mại
ở quần ñảo West indies nước cộng hòa ðô Mi Nica, Mỹ, Trung ðông,
Malaysia, Thái Lan (Crane và Campbell,1990). Ở Philippine theo báo cáo của
Cục kinh tế Nông nghiệp, Bộ Nông Nghiệp, 1978 có khoảng 2.059 ha với
6.262 tấn [1][4].
Những nước ñánh giá Mãng cầu ta cao là Ấn ðộ, CuBa, Brazil. Năm
1986 - 1987, chỉ riêng ở Thái Lan ñã trồng ñược 51.500ha, sản lượng 188.900
tấn. Ở Ấn ðộ diện tích trồng na cũng ñạt tới 44.613ha [27].
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ na tại Việt Nam
Theo GS.TS Trần Thế Tục thì vùng phân bố của cây na ở nước ta cũng
khá rộng trừ những nơi có mùa ñông lạnh, sương muối không trồng ñược na,
còn hầu hết các tỉnh ñều có na, phần lớn na ñược trồng lẻ tẻ ở các vườn gia
ñình với mục ñích thu quả ñể ăn tươi. Tuy nhiên có các vùng na tập trung
ñáng lưu ý là vùng na Bà ðen-Tây Ninh với diện tích trồng 3.000 ha, Lục
Nam-Bắc Giang diện tích trồng 1.700 ha, Chi Lăng- Lạng Sơn diện tích trồng

1.181 ha, ðông Triều-Quảng Ninh diện tích trồng 621 ha, các vùng na này
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

không những cung cấp ra thị trường hàng nghìn tấn quả mà ñã xuất khẩu sang
một số nước như Trung Quốc, Pháp, Úc, Canada.[6][7][8].
Na có tính thích nghi rộng, sớm cho quả, năng suất cao, ít sâu bệnh,
trồng trong vườn nhà cho năng suất cao. Hiện nay na dai ñược coi là cây trồng
mang lại hiệu quả kinh tế cao, rất ñược ưa chuộng trên thị trường, nhiều hộ
gia ñình ñã giàu có nhờ trồng na. Ở Tây Ninh 1ha na cho thu hoạch 7 - 8 tấn
quả trong 1năm, cá biệt có hộ thu ñược 12 tấn/năm nhờ làm thêm vụ quả trái
vụ. Với 7 - 8 tấn quả/năm/ha có giá bán xô 10.000 - 12.000 ñồng/kg thì 1ha
na cho thu nhập khoảng 70 - 100 triệu ñồng/năm. Chi phí ñầu tư trung bình 20
triệu/ha, lợi nhuận trung bình từ 50 - 80 triệu ñồng/ha. Ở vùng ñồi gò Hà Tây,
1ha na giá trị sản phẩm ñạt ñược 33 triệu ñồng/1năm, thu nhập thuần ñạt 23
triệu. Vùng núi ñá vôi ở ðồng Mỏ (tỉnh Lạng Sơn) nói riêng và các vùng
trồng na khác nói chung, nhiều gia ñình làm giàu nhờ trồng na [26],[12].
2.3. ðặc ñiểm thực vật học và yêu cầu về sinh thái của cây na
2.3.1.ðặc ñiểm thực vật học
Na thuộc nhóm CĂQ rụng lá một phần trong mùa ñông, thân gỗ hoặc
thân bụi cao từ 3 - 5m, có nhiều cành. Cành na nhỏ, mềm kiểu cành la. Lá
mỏng hình thuẫn dài hoặc hình trứng, mặt lá màu xanh lục, lá non có lông
thưa, lá già thì nhẵn, khi vò lá có mùi thơm. Cuống lá ngắn có lông ngắn,
chiều dài từ 1,5 - 1,8cm, lá rụng xong trơ cuống và lúc ñó mới mọc mầm mới.
Hoa mọc ñơn hoặc mọc thành chùm từ 1 - 4 hoa trên nách lá hoặc ở
ñỉnh của các cành năm trước, hoặc mọc trên ñoạn cành dưới của các cành già.
Chiều dài hoa từ 2 - 4cm màu xanh vàng mọc chúp ngược, cuống hoa ngắn
1,4 - 2,0cm. Cánh hoa xếp hai vòng, mỗi vòng có 3 cánh, ñài hoa bé màu
xanh. Nhị ñực bé nhưng tạo thành một lớp bọc ở ngoài vòng của các nhị cái.

Nhị cái rất nhiều xếp thành hình chóp tròn và nhọn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

Quả thuộc quả kép, do kết hợp nhiều quả nhỏ lại với nhau mà thành.
Quả hình tim có cuống hơi lõm, có ñường kính từ 80 - 90 mm, chiều cao từ
60 - 75mm, trọng lượng quả từ 100 - 250g, vỏ quả xù xì (mắt na), thịt quả
mềm màu trắng sữa, khi chín ăn rất ngọt, có mùi thơm ñặc biệt, bên trong có
nhiều hạt cứng màu ñen hoặc màu nâu ñen [4],[11].
Na thụ phấn chéo bởi hoa cái có khả năng tiếp nhận hạt phấn trước 1 -
2 ngày lúc hoa ñực nở (tung phấn). Thời gian thụ phấn ngắn, cây thụ phấn tốt
nhất vào khoảng 9 giờ - 12 giờ hoặc 14giờ30 - 17giờ30 trong ngày.
Kinh nghiệm trồng na của nhân dân cho biết nếu hoa nở gặp khô hạn,
gió mùa ñông bắc hay gặp mưa thì việc thụ phấn sẽ gặp khó khăn, ñậu quả ít,
nếu gặp ngày nắng, không mưa, gió ñông nam thì việc thụ phấn, thụ tinh
thuận lợi, ñậu quả sẽ tốt. Từ lúc có nụ ñến lúc hoa nở khoảng 31 - 45 ngày
phụ thuộc vào trạng thái sinh trưởng của cây và ñộ ẩm không khí, nếu có ñộ
ẩm phù hợp thì hoa cái sẽ nở sớm [15], [16], [18],[19].
2.3.2. Yêu cầu về sinh thái của cây na
2.3.2.1.Khí hậu
Na có nguồn gốc ở vùng nhiệt ñới nên thích hợp với khí hậu ấm áp và
khô. Tuy vậy cây vẫn sinh trưởng ñược trong ñiều kiện nóng ẩm.
Nhiệt ñộ thích hợp cho na sinh trưởng phát triển là 17 - 25
0
C.
Na rất sợ rét, chịu rét kém hơn vải, nhãn và chanh. Cây trưởng thành có
thể chịu ñược nhiệt ñộ 0
o
C trong thời gian ngắn, song rụng hết lá.

Ở 4
0
C cây ñã bị thiệt hại do nhiệt ñộ thấp, vì vậy thấy ít na mọc ở các
ñiểm vùng cao các tỉnh phía bắc, nơi hàng năm có sương muối.
Nhưng nếu ở các vùng có nhiệt ñộ mùa hè quá cao >40
o
C, lại bị hạn
hoặc khô nóng cũng không thích hợp cho việc thụ phấn, thụ tinh của na và sự
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10
phát triển của quả. Dễ gây nên hiện tượng thụ quả sau khi thụ tinh xong hoặc
nếu quả phát triển ñược cũng rất kém về năng suất và phẩm chất [13],[32]
Nakasone và Paull,1998 cho rằng che bóng làm giảm tỷ lệ ñậu quả, do
việc bố trí mật ñộ thích hợp và ñốn tỉa là biện pháp kỹ thuật quan trọng, cần
ñược ñiều chỉnh với mỗi loài, mưa gió cũng ảnh hưởng ñến hiệu quả thụ
phấn, nhất là giai ñoạn nở hoa rộ, gió làm cho xung quanh ñầu nhị bị khô do
ñó hạn chế tiếp nhận hạt phấn, loài Cherimoya rất mẫn cảm với ñiều kiện khí
hậu khô và có thể bị rụng quả khi gặp gió nóng theo Belotto và Manica,1994.
Loài Cherimoya có thể trồng ở ñộ cao từ 900-2500 m so với mặt nước
biển theo Popenoe, 1939; Zayas, 1996; Fouque, 1972. Nhiệt ñộ thích hợp nhất
cho Cherimoya là từ 18-22
0
C vào mùa hè, từ 5-8
0
C vào mùa ñông theo
Belotto và Manica, 1994; Nakasone và Paull,1998
Loài Mãng cầu Xiêm (Soursop) có thể trồng ở ñộ cao tới 1.200m so với
mực nước biển theo Zayas,1996; Pinto và Silva,1994.
Mãng cầu ta (sugar apple) thường ñược trồng ở vùng ñất thấp, nhưng ở

Cuba chúng ñược trồng ở ñộ cao tới 900m so với mực nước biển theo
Zayas,1996 và ñược trồng ở giữa vĩ ñộ 22,5
0
Bắc – Nam. Ở những vùng ẩm
Mãng cầu ta cho năng suất cao hơn ở những vùng bán khô hạn theo
Popenoe,1952. Năng suất của chúng liên quan ñến sự chịu hạn và cũng không
cho năng suất tốt ở những vùng có lượng mưa cao theo Nakasone và
Paull,1998, sugar apple thích ứng với nhiệt ñộ thấp tốt hơn hơn soursop và
chịu nhiệt ñộ cao tốt hơn Cherimoya (Belotto và Manica, 1994)
2.3.2.2.ðất trồng
Na không kén ñất, chịu hạn tốt, không thích ñất úng. ðất cát sỏi, ñất
thịt nặng, ñất có vỏ xò, hến, ñất ñá vôi ñều trồng ñược na.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11
Nhưng tốt nhất là ñất có tầng canh tác dầy, ñất rừng mới khai phá, ñất
ñồi ven sông suối, ñất chân núi ñá vôi thoát nước nhiều mùn giàu dinh dưỡng
là thích hợp hơn cả. ðộ PH: 5,5 - 7,4.
Tính chất của ñất cực kỳ quan trọng ñối với trồng na, quan trọng
nhất là yếu tố thoát nước, không có loài na nào sinh trưởng tốt trong ñiều
kiện kém thoát nước, lượng nước cao trong ñất là nguyên nhân dẫn tới
bệnh thối rễ theo Nakasone và Paull,1998, nhìn chung na cũng không ñòi
hỏi về loại ñất trồng, nhưng ñất tốt cho trồng na là những ñất giàu dinh
dưỡng, thoát khí, thoát nước tốt, tầng ñất dày và giàu chất hữu cơ theo
Zayas, 1966.
ðộ pH tốt nhất ñối với sinh trưởng của Cherimoya là xung quanh pH =
6,0-6,5 theo Villachina,1996. Ở Mêxicô ñất trồng Cherimoya có pH = 6,5
theo Agustin và Angel, 1997. Cherimoya trồng trên ñất nghèo lân và canxi
hoặc quá giàu nhôm sẽ cho năng suất thấp.
Mãng cầu Xiêm (soursop) ưa trồng trên ñất có tầng canh tác dày, thoát

khí theo Melo và cs, 1983; Ledo, 1992 và có thể trồng trên nhiều loại ñất khác
nhau. Pinto và Silva,1994 cho rằng pH thích hợp với soursop từ 6,0-6,5,
trong khi ñó Zayas,1996 lại cho rằng pH thích hợp từ 6,0-7,5 và Belotto và
Manica, 1994 cho là 5,5-6,5.
Mãng cầu ta (sugar apple) có thể trồng trên nhiều loại ñất từ ñất cát ñến
các loại ñất thịt nặng, ñiều này có liên quan ñến bộ rễ ăn nông và khả năng
mức ñộ chịu mặn của giống. ðiển hình là những dải ñất ñá dọc bờ sông hoặc
những ñất hoang hóa dọc bờ biển cũng như trên ñất ñồi dốc theo Von
Maydell, 1986
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12
2.4. Những nghiên cứu về giống và kỹ thuật trồng trọt với cây na
2.4.1. Những nghiên cứu về nguồn gen và chọn tạo giống
Na thuộc họ na Annonaceae có khoảng 119 loài, trong ñó có khoảng
109 loài có nguồn gốc ở vùng nhiệt ñới châu Mỹ và 10 loài có nguồn gốc ở
vùng nhiệt ñới châu Phi (Geuts,1981), trong 119 loài chỉ có 5 loài ñược thuần
hóa và trồng với mục ñích thương mại. Quan trọng và phổ biến nhất chỉ có 3
loài Annona cherimola (Cherimoya), A.muricata (Soursop, Guanabana) Mãng
cầu Xiêm và A. squamosa (Sweetsop, sugar apple) Mãng cầu ta còn hai loài
A.reticulata (Custard apple, Bullock
,
s heart) và A.seneganensis (Wild
soursop) ít phổ biến.
Số lượng nhiễm sắc thể của Cherimoya, Soursop, sugar apple, Custard
apple là 2n = 14 ñến 16 theo Nakasone và Paull, 1998; Geoge và Nissen,
1992; Koesrihart, 1992 tuy chúng có sự khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể
nhưng ñều là nhị bội 2n=2x.
Theo Anderson và Richardson(1990), Geoge và Nissen(1987),
Guardiazabal và Cano(1999), Higuchi và cs (1998), Nakasone và Paull(1998),

Pino và cs(2001), Scheldeman và van Damme(1999), Viteri và cs (1999) mô
tả ñặc ñiểm của một số giống na lý tưởng, tốt tùy thuộc vào từng loài
Cherimoya, Soursop, sugar apple về sinh trưởng sinh dưỡng cả 3 loài ñều từ
trung bình ñến kém, năng suất cao, không cánh năm; gốc ghép có sự kết hợp
tốt với các cành ghép, chống chụi sâu, bệnh cao.
ðối với Cherimoya phải chịu ñược nhiệt ñộ cao >20
0
C, số lượng hoa
phải >150 hoa/cây, Soursop và sugar apple phải chịu ñược nhiệt ñộ thấp
<18
0
C, số lượng hoa của Soursop >100 hoa/cây, sugar apple >180 hoa/cây.
Khả năng thụ tinh của hạt phấn ở ñiều kiện 20
0
C ñối với cả 3 loài
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13
>76%. Tỷ lệ ñậu quả tự nhiên với Cherimoya phải ñạt >27%, Soursop >26%,
sugar apple >25%.
Thời gian thu hoạch ñối với Soursop là quanh năm còn ñối với
Cherimoya và sugar apple là chính vụ và trái vụ.
Trọng lượng và kích thước quả cho công nghiệp chế biến là ñối với
Cherimoya là > 650g, Soursop to >2500g, sugar apple to >400g.
Hình dạng quả Cherimoya là hình trái tim, Soursop hình nón, sugar
apple hình tròn ñến trái tim, sugar apple hình tròn ñến trái tim.
Vỏ quả Cherimoya là nhẵn, Soursop là u lồi thấp, sugar apple u lồi rõ.
Thịt quả Cherimoya ngọt không sơ, Soursop hơi chua và ít sơ, sugar apple hơi
chua và dễ chịu. Số hạt/100g thịt quả với Cherimoya ít < 6 hạt hặc không có ,
Soursop ít từ 10-30 hạt, sugar apple ít <10 hạt.

Thời gian bảo quản trong ñiều kiện 15-30
0
C với Cherimoya là >10
ngày, Soursop và sugar apple là >5 ngày.
Những ñặc ñiểm trên là cơ sở ñặt ra mục tiêu chọn tạo giống, có thể lựa
chọn một hay nhiều ñặc ñiểm là quan trọng ñể hướng tới.
Công việc ñầu tiên của một trương trình chọn tạo giống là phải biết
thiết lập ñược một tập ñoàn quỹ gen bao gồm các giống có ñặc tính di truyền
quý chủ yếu là tính chống chịu bệnh từ những loài hoang dại. Tất cả các
acession trong tập ñoàn ñều phải ñược mô tả ñặc ñiểm hình thái và tư liệu hóa
các ñặc ñiểm bằng ñánh giá và chọn lọc.
Theo George và cs (1990) mục tiêu chọn tạo giống na ở Úc là tạo ra các
giống atemoya (Những giống lai của A.squamosa x A.cherimoya) có chất
lượng cao, không hạt, ñể thực hiện ñược mục tiêu trên, ñầu tiên người ta tạo
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14
ra thể tứ bội bằng sử lý tia gama hoặc colchicine và lai với thể nhị bội ñể tại
ra thể tam bội không hạt.
Những con lai của Cherimoya và sugar apple ñã cho quả chín muộn
hơn vào mùa xuân ở Queensland, ở Chi Lê những giống nhập nội và chọn lọc
từ Tây Ban Nha ñược cho là tốt hơn so với giống của Chi Lê chúng có thời
gian thu hoạch dài hơn và chất lượng tốt hơn theo Gariazabal và cano,1999.
Một số giống có tên là atemoya là một giống lai giữa sugar apple và
Cherimoya do P.J.Webster lai năm 1907 ở Florida. Tuy nhiên giống này lại là
giống lai tự nhiên ở Úc từ năm 1850 và ở Palestin năm 1930 (NRC,1989) [1]
Hiện nay, ở một số nước châu Á (ðài Loan, Thái lan, Philippin…) ñã
và ñang phổ biến trồng giống lai có quả to, chất lượng quả tốt, ít hạt. Việt
Nam ñã du nhập và ñang trong quá trính khảo nghiệm ñể ñưa ra sản xuất.
Theo yêu cầu sinh thái:

- Mãng cầu ta khá chịu lạnh, cần khô và ñược trồng khá phổ biến ở các
nước nhiệt ñới ở ñộ cao 300 – 500m so với mặt nước biển.
- Mãng cầu Xiêm ưa nhiệt, ưa ẩm nên chỉ trồng ñược ở các vùng nhiệt
ñới có nhiệt ñộ, ñộ ẩm cao.
- Bình bát chịu mặn, ánh sáng nên ñược trồng ở vùng duyên hải nhiệt
ñới ñể làm cây chắn sóng, giữ ñất hoặc làm gốc ghép, chọn tạo giống.
- Nê ñược trồng ở vùng nhiệt ñới có nhiệt ñộ không cao nhưng ẩm.
ñược trồng ñể làm vật liệu tạo giống. Nhiều vùng còn gọi nê là na núi vì nó
trồng ở vùng nhiệt ñới cao[30],[33]
Cho ñến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu thật ñầy ñủ về
giống na ở Việt Nam. Việc phân ñịnh các giống na thường dựa vào màu vỏ và
ñộ bở của cùi quả.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15
Tên gọi Mãng cầu hay Annona ở nước ta có sự khác nhau.
Ở miền Bắc gọi Annona Squamosa là na, gồm 2 loại là na dai và na bở,
gọi Annona Muricata là mãng cầu, Annona glabra là bình bát, Annona reticulata
là nê.
Ở miền Nam chỉ khác là gọi Annona Squamosa là mãng cầu dai và gọi
Annona muricata là Mãng cầu Xiêm [21].[5],[31]
Với Mãng cầu Xiêm (A.muricata) ở miền Nam thường phân ra các
giống sau:
+ Mãng cầu xanh: loại mãng cầu màu xanh, lá và quả ñều màu xanh,
khi quả chín vỏ quả có màu xanh nhạt.
+ Mãng cầu nâu: loại mãng cầu màu nâu, lá xanh ñậm quả màu nâu.
+ Mãng cầu vàng: là loại mãng cầu mà lá và quả có màu vàng nhạt.
Ở các tỉnh miền Bắc người ta phân biệt na (A. squamosa) thành hai
loại: Na dai và na bở dựa vào ñộ bở của cùi quả.
+ Na dai: Vỏ mỏng, dễ tách bóc khỏi thịt quả, ít hạt nhều thịt, thịt

chắc, ngọt ñậm và thơm ngon. Hạt nhỏ và hạt rễ tách khỏi thịt quả. Xu
hướng hiện nay của người làm vườn là thích trồng loại na dai vì bán ñược
giá cao, quả sau thu hái thuận lợi cho việc vận chuyển và cất giữ bảo quản
ñược lâu hơn so với na bở.
+ Na bở: Vỏ màu xanh, thịt bở, khó bóc vỏ hơn so với na dai, quả
thường hay nứt, ăn ngọt song thịt quả không chắc [2], [5].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16
2.4.2. Những nghiên cứu về nhân giống
2.4.2.1. Gieo hạt
Là phương pháp nhân giống hữu tính ñược người dân sử dụng rộng rãi
và phổ biến nhất hiện nay do cây mọc khoẻ, chống chịu tốt, dễ làm và hệ số
nhân giống cao. Nếu trồng và chăm sóc tốt sau 2 - 3 năm cây có thể cho thu
hoạch.
- Cách làm:
+ Chọn quả ở cây na sai quả liên tục nhiều năm, quả ăn ngon, quả to,
chọn quả ở ngoài tán, quả chính vụ ñem ăn và lấy hạt làm giống. Hạt ñược rửa
sạch 2 - 3 lần, hong khô phun thuốc trừ nấm rồi cất giữ vào nơi lạnh (có thể
cất giữ ñược từ 3 - 5 năm).
Trước khi gieo có thể ñập nhẹ cho nứt vỏ hoặc trà lẫn cát khô cho
thủng vỏ ñể hạt nhanh nẩy mầm. Tốt nhất là gieo hạt khi mới thu hoạch.
Sau khi gieo từ 10 - 20 ngày hạt mới nảy mầm, nếu hạt ñể lâu thì phải tới
120 ngày.
Trước khi trồng na ra vườn người ta trồng na trong bầu. Cách làm này
rất phổ biến vì không làm thương tổn ñến rễ như cách gieo hạt vào vườn ươm
và khi trồng phải ñánh bầu.
Ươm cây trong bầu nilon và có ñục lỗ ở ñáy. ðường kính bầu khoảng
15cm chiều cao 18cm, trọng lượng ñất và phân trong mỗi bầu từ 1,0 - 1,5kg,
trên 1m

2
vườn ươm có thể ñặt ñược 30 - 35 bầu. Trong mỗi bầu có thể gieo từ
1 - 2 hạt, khi cây mọc chọn cây sinh trưởng khỏe giữ lại, chăm sóc cho ñến ñủ
tuổi trồng. Nói chung cây con từ 3 - 12 tháng tuổi là có thể ñem trồng, nhưng
cây 3 tháng tuổi còn bé cao khoảng 15 - 20 cm trồng không tốt bằng cây từ 8 -
12 tháng tuổi. Khi trồng chú ý thời vụ trồng.

×