Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

câu hỏi và bài tập hệ thống kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.33 KB, 13 trang )

Châu Văn Thành, 2009
1
KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP HỆ THỐNG
1

TỔNG QUAN

1. Kinh tế vĩ mô khác với kinh tế vi mô như thế nào? Những vấn đề chính yếu của
kinh tế vĩ mô là gì? Mối liên hệ giữa các vấn đề kinh tế vĩ mô này như thế nào?

2. Phân biệt giữa 2 chỉ số giá: CPI (chỉ số giá tiêu dùng, Laspeyres) và GDP deflator
(chỉ số giảm phát GDP, chỉ số điều chỉnh lạm phát GDP)?

3. Lạm phát là gì? và chi phí của lạm phát?

4. Thất nghiệp? Các dạng thất nghiệp trong nền kinh tế?

5. Giao dịch quốc tế của một quốc gia và phần còn lại của thế giới?

6. Tăng trưởng kinh tế là gì? và vì sao tăng trưởng kinh tế là quan trọng?

ĐO LƯỜNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

1. Vòng chu chuyển kinh tế vĩ mô và các khu vực trong nền kinh tế?

2. Giải thích 3 cách khác nhau đo lường thu nhập quốc dân (GDP)?

3. Giải thích tầm quan trọng của “giá trị gia tăng” trong việc xác định thu nhập quốc
dân?


4. Phân biệt giữa GDP và GNI?

5. Phân biệt giữa GNI và NI?

6. Phân biệt giữa GDP thực và danh nghĩa?

7. Từ số liệu sau đây của ngành công nghiệp xây dựng nhà ở, hãy tính toán đóng góp
của ngành này vào GDP (giả sử sản phẩm của 4 nhà sản xuất cuối cùng được mua
bởi người xây nhà).


Doanh số bán
Mua hàng hoá trung gian
Người xây nhà
5000
1900
Người sản xuất cửa sổ
200
100


1
Biên dịch theo “A Short Course of Economics”, David Blake
Và có bổ sung các bài tập ứng dụng mở rộng từ FETP.
Châu Văn Thành, 2009
2
Người sản xuất ngói,
mái nhà
300
200

Người sản xuất gỗ
400
300
Người sản xuất gạch
1000
800

8. Số liệu sau đây cung cấp các thành phần của GNI:

Thu nhập từ lao động (làm việc)
600
Thuế trực thu
350
Thanh toán chuyển nhượng
50
Chi tiêu tiêu dùng
550
Khấu hao
100
Thuế gián thu
230
Trợ giá
30
Chi tiêu dầu tư
250
Thu nhập từ việc làm của gia đình
100
Chi tiêu của chính phủ
150
Thu nhập từ cho thuê

100
Xuất khẩu
350
Nhập khẩu
100
Thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài
100
Lợi nhuận
220
Cổ phiếu lên giá
20

Tính:
a. GDP theo giá thị trường
b. GDP theo chi phí sản xuất
c. GNI theo giá thị trường
d. GNI theo chi phí sản xuất
e. Thu nhập quốc dân NI từ chi tiêu và từ thu nhập
f. Thu nhập khả dụng

9. Giả sử bạn có bảng số liệu sau:

Năm
GDP theo giá thị trường hiện hành
Chỉ số khử lạm phát GDP
2001
120,5
1,00
2002
132,6

1,08
2003
139,2
1,17
2004
152,7
1,28
2005
155,7
1,34
2006
172,3
1,43

a. Tính GDP thực cho các năm 2001 đến 2006 theo giá 2001
b. Tính tốc độ tăng hằng năm của cả GDP danh nghĩa và GDP thực các năm
từ 2001 đến 2006. Bình luận về kết quả tính được của bạn.
Châu Văn Thành, 2009
3
XÁC ĐỊNH THU NHẬP QUỐC DÂN – MÔ HÌNH KT VĨ MÔ ĐƠN GIẢN

1. Các thành phần chủ yếu của tổng cầu (AE hay AD) là gì?

2. Giải thích các khái niệm “Tiêu dùng tự định” và “Khuynh hướng tiêu dùng biên,
MPC”?

3. Các thành phần chủ yếu của chi tiêu đầu tư (I)?

4. Giải thích sự khác nhau giữa chi tiêu cho việc mua sắm hàng hoá và dịch vụ của
chính phủ (G) với các khoản chi chuyển nhượng của chính phủ (Tr)?


5. Giải thích “Số nhân chi tiêu”, “Khoản bơm vào” và “Khoản rò rỉ”, cho ví dụ mỗi
loại?

6. Xem xét mô hình kinh tế vĩ mô sau:
AE = C + I + G
C = a + b.Y
I = I
0

G = G
0

a. Sản lượng cân bằng được tính như thế nào?
b. Số nhân có dạng như thế nào?
c. Tính sản lượng cân bằng nếu biết a = 200, b = 0,6, I
0
= 500, và G
0
= 300?
d. Số nhân bằng bao nhiêu?

7. Giả sử C = 0,8.Y, đầu tư dự kiến (kế hoạch) là 500, và không có khu vực chính
phủ (G = 0).
a. Ứng với mức cầu bên trên, hãy tính mức sản lượng cân bằng?
b. Nếu mức sản lượng thực tế ban đầu là 2000, đây có phải là mức cân bằng
không? Nếu không, hãy mô tả cách thức cân bằng được xác lập?

8. Giả sử có một mô hình như sau:
AE = C + I + G

C = a + b.Y
d

I = I
0

G = G
0

T = t.Y
Y
d
= Y – T = (1 – t).Y

với t là thuế suất, Y
d
là thu nhập khả dụng, biết b = 0,7 và t = 0,2. Hãy tính giá trị
của số nhân?

9. Mô hình IS-LM là gì? Hãy thử viết ra hệ phương trình cơ bản của mô hình IS-LM
của một nền kinh tế đóng?

10. Đường IS là gì? Tại sao đường IS dốc xuống?
Châu Văn Thành, 2009
4

11. Nếu hàm tiêu dùng được cho bởi: C = a + b.Y và đầu tư I = h – k.r. Hãy viết ra
phương trình của đường IS?

12. Đường LM là gì? Tại sao đường LM dốc lên?


13. Nếu hàm cầu tiền có dạng: M
D
= d + e.Y – g.r, và cung tiền cố định ở mức M
S
=
M
0
. Viết phương trình đường LM?

14. Giải thích cách thức cân bằng kinh tế vĩ mô được xác định trong mô hình IS-LM?

15. Sử dụng thông tin bài 11 và 13, tính mức sản lượng và lãi suất cân bằng, nếu biết
a = 0, b = 0,8, h = 7, k = 0,2, d = 0, e = 1, g = 2, và M
0
= 20?

16. Giải thích sự khác nhau giữa tài sản thực (real assets) và tài sản tài chính
(financial assets)?

17. Giải thích sự khác nhau giữa cổ phiếu (shares) và trái phiếu (bonds)?

Khuyến khích thực hành

Câu 1:
Trong đồ thị đường 45
0
của Keynes, xét một nền kinh tế đóng và hàm tiêu dùng được cho
bởi: C = 200 + 0,75(Y – T); đầu tư dự kiến là 100, chi mua hàng hoá và dịch vụ của
chính phủ G và thuế T đều là 100.

a. Hãy vẽ hàm tổng chi tiêu dự kiến (AE hay E) như một hàm theo thu nhập.
b. Mức thu nhập (Y) ở trạng thái cân bằng là bao nhiêu?
c. Nếu chi mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ G tăng lên đến 125 (thuế T
không đổi), thu nhập Y ở trạng thái cân bằng mới là bao nhiêu?
d. Mức chi mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ G cần để đạt được thu nhập 1600
là bao nhiêu?

Câu 2:
Giả sử hàm cầu tiền thực được cho bởi:
r
P
M
d
1001000 







Trong đó r là lãi suất thực tính bằng phần trăm. Cung tiền là 1000 và mức giá P là 2.
a. Vẽ đồ thị đường cung và cầu tiền thực.
b. Lãi suất ở trạng thái cân bằng là bao nhiêu?
c. Giả sử mức giá là cố định, điều gì xảy ra cho lãi suất cân bằng nếu cung tiền tăng
từ 1000 đến 1200?
d. Nếu ngân hàng trung ương muốn tăng lãi suất đến 7 phần trăm, thì mức cung tiền
nên được ấn định là bao nhiêu?

Câu 3:

Châu Văn Thành, 2009
5
Dùng mô hình IS-LM, minh hoạ điều gì xảy ra cho lãi suất, thu nhập, tiêu dùng và đầu tư
khi:
a. Ngân hàng trung ương giảm cung tiền.
b. Chính phủ tăng chi mua hàng hoá và dịch vụ và tăng thuế những khoản bằng
nhau.

Câu 4:
Giả sử chính phủ muốn thúc đẩy tăng đầu tư của nền kinh tế mà không làm tăng tổng cầu.
Dùng mô hình IS-LM để trình bày hỗn hợp chính sách tiền tệ và tài khoá gì sẽ giúp đạt
được mục đích này?

Bài tập bổ sung: Tiền tệ và lạm phát

Câu 1:
Xét phương trình cung tiền:
1
,
cr
MB
cr rr






với M là khối tiền, B (hay MB) là cơ sở
tiền, tỷ lệ tiền trong lưu thông so tiền gửi cr = C/D, tỷ lệ dự trữ theo yêu cầu bắt buộc rr =

R/D.

a. Nếu biết cr = 0,35 và rr = 0,10. Giả sử rằng ngân hàng nhà nước muốn tăng
1.000 cung tiền, thông qua một hoạt động thị trường mở. Ngân hàng nhà nước
cần phải làm gì?

b. Ngoài nghiệp vụ thị trường mở, ngân hàng nhà nước còn cách nào khác để có thể
tăng cung tiền không?

c. Sau khi tiến hành hoạt động thị trường mở như ở phần a ở trên, liệu ngân hàng
trung ương có thể chắc chắn 100% cung tiền sẽ tăng lên một mức bằng 1.000 hay
không? Giải thích ngắn gọn lập luận của anh chị.

Câu 2:
Trong một buổi thảo luận về thị trường tiền tệ, hai sinh viên A và B nêu ý kiến tranh luận
như sau:
Sinh viên A: trong hàm cầu tiền cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa cầu tiền
và lãi suất. Ta thấy, khi lãi suất tăng thì cầu tiền giảm và khi lãi suất giảm thì cầu
tiền tăng.

Sinh viên B: Trong một phân tích tại lớp, tôi thấy giảng viên lập luận rằng cầu
tiền tăng kéo theo lãi suất tăng. Như vậy đây đâu phải là mối quan hệ nghịch biến.

Bạn phát hiện ra điều gì chưa gặp nhau giữa hai phát biểu này?

Câu 3:
Đặc quyền thu lợi từ việc phát hành thêm tiền (Seigniorage) là gì? Đặc quyền này có liên
quan gì đến hiện tượng “Thuế lạm phát”? Việc phát hành thêm tiền của ngân hàng nhà
nước hằng năm có phải là hoạt động bao giờ cũng tạo ra áp lực lạm phát không?
Châu Văn Thành, 2009

6

Câu 4:
Một quan chức trong lĩnh vực ngân hàng của một quốc gia lâm vào cuộc khủng hoảng tài
chính khu vực đã phát biểu trong một cuộc hội thảo: “Thật là bất công khi mà các nước
nghèo như chúng ta đang cố gắng sản xuất ra nhiều hàng hoá xuất khẩu đổi lấy đô la,
trong khi Hoa Kỳ là nước in ra ngày càng nhiều đô la để đổi lấy hàng hoá và dịch vụ của
chúng ta”.

Bạn bình luận gì về lời phát biểu này.

Câu 5:
Ở hầu hết các lớp học nhập môn kinh tế vĩ mô, học viên thường lẫn lộn giữa “Thuyết số
lượng tiền” và “phương trình số lượng”. Là một chuyên gia chính sách và cũng là một
nhà lý thuyết, bạn hãy giúp làm rõ hai vấn đề này.

Câu 6:
Theo hiệu ứng Fisher, lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực cộng với tỷ lệ lạm phát (dự
kiến). Hai sinh viên A và B tranh luận với nhau:
Sinh viên A: Tình hình giá cả biến động theo chiều hướng gia tăng hiện nay có
thể dẫn đến tình trạng lạm phát và sẽ làm tăng lãi suất danh nghĩa.

Sinh viên B: Tôi đồng ý là lạm phát có thể gia tăng nhưng kết quả rõ ràng sẽ làm
giảm lãi suất thực.

Bạn hãy bình luận về hai ý kiến trên.

CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ

1. Chính sách tài khoá (Fiscal policy) là gì? Mục đích của chính sách tài khoá?


2. Hiện tượng sự lấn át (Crowding out) là gì?

3. Sử dụng mô hình IS-LM chỉ rõ tác động của một chính sách mở rộng tài khoá?
Trong những trường hợp nào chính sách tài khoá: (a) có tác động hữu hiệu trong
việc làm gia tăng sản lượng và (b) không có tác động hữu hiệu làm gia tăng sản
lượng?

4. Giải thích tại sao các nhà kinh tế theo trường phái Keynes ủng hộ chính sách tài
khoá trong khi các nhà kinh tế theo trường phái tiền tệ phản đối lại lựa chọn này?

5. Chính sách tiền tệ (Monetary policy) là gì? Mục đích của chính sách tiền tệ?

6. Sử dụng mô hình IS-LM chỉ rõ tác động của một chính sách mở rộng tiền tệ?
Trong những trường hợp nào chính sách tiền tệ: (a) có tác động hữu hiệu trong
Châu Văn Thành, 2009
7
việc làm gia tăng sản lượng và (b) không có tác động hữu hiệu làm gia tăng sản
lượng?

7. Hiện tượng bẫy tiền (Liquidity trap) là gì?

8. Giải thích 3 phương pháp chủ yếu chính phủ có thể sử dụng để tài trợ cho chi tiêu
của mình?

9. Giả sử chính phủ cắt giảm thuế thu nhập. Hãy chỉ ra trong mô hình IS-LM tác
động của chính sách cắt giảm thuế dưới 2 loại chính sách tiền tệ sau:
a. Chính phủ muốn giữ lãi suất không đổi thông qua việc kết hợp với chính
sách tiền tệ
b. Cung tiền duy trì không đổi.

Giải thích sự khác nhau của kết quả của bạn.

10. Sử dụng mô hình IS-LM để nghiên cứu sự tác động của việc gia tăng chi tiêu của
chính phủ được tài trợ bởi tăng: (a) Thuế, (b) Vay mượn, và (c) Cung tiền.

11. Giới hạn ngân sách hay ràng buộc ngân sách của chính phủ có nghĩa là gì?

12. Giới hạn ngân sách của chính phủ không phải là một giới hạn thật bởi vì chính
phủ hoàn toàn có thể tài trợ cho mức thâm hụt ngân sách bằng cách in một lượng
tiền vừa đủ hay bằng cách bán một lượng trái phiếu vừa đủ. Bạn có đồng ý với lập
luận này không?

13. So sánh và tương phản tác động của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ
trong mô hình IS-LM.

14. Xem xét một mô hình kinh tế vĩ mô sau đây:
Y = C + I + G
C = a + b.Y
d

I = I
0
G = G
0
Y
d
= Y – T
0



Với Y
d
là thu nhập khả dụng, T
0
là doanh thu thuế. Chính phủ tăng chi tiêu và
thuế những khoản bằng nhau.

a. Đây có phải là ngân sách trung lập hay ngân sách cân bằng không (hay có
thể hiểu là chính sách này không làm thay đổi sản lượng không)?

b. Nếu không, hãy xác định mức thay đổi ròng của sản lượng, và số nhân
ngân sách cân bằng trong trường hợp này là bao nhiêu?

Châu Văn Thành, 2009
8
NHỮNG BIẾN ĐỘNG KINH TẾ VĨ MÔ: SẢN LƯỢNG, THẤT NGHIỆP,
LẠM PHÁT, VÀ LÃI SUẤT

1. Mức sản lượng toàn dụng nhân công là gì?

2. Phân biệt giữa tổng cầu thực và tổng cầu danh nghĩa?

3. Tại sao đường tổng cầu có độ dốc đi xuống so với mức giá trên toạ độ (Y, P)?

4. Nền kinh tế đang ở mức toàn dụng nhân công. Bây giờ chính phủ muốn thay đổi
thành phần của tổng cầu theo hướng thúc đẩy đầu tư và giảm tiêu dùng, Tuy
nhiên, chính phủ không muốn làm tăng tổng cầu vượt khỏi mức toàn dụng nhân
công. Một hỗn hợp chính sách gì có thể được thực hiện? Sử dụng mô hình IS-LM
để chỉ ra tác động của đề nghị chính sách của bạn?


5. Khi áp dụng các chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng, cả
hai đều làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải, có vấn đề gì hay sự khác biệt
gì không khi mà một trong hai chính sách này được sử dụng?

6. Sản phẩm biên của lao động (MPL) là gì và tại sao MPL khi có nhiều lao động
hơn tham gia vào quá trình sản xuất?

7. Giải thích cách thức cân bằng trên thị trường lao động được xác định? Khả năng
vẫn có thất nghiệp tại mức tiền lương thực cân bằng xảy ra như thế nào?

8. Kiểm định về tỷ lệ tự nhiên (natural rate hypothesis) là gì? Những người ủng hộ
kiểm định này tin rằng thất nghiệp có thể được giảm bằng cách nào?

9. Hãy thử thảo luận một vài lời giải thích về tình trạng thất nghiệp vẫn tiếp tục tiến
triễn?

10. Hãy giải thích khả năng đường tổng cung: (a) dốc lên trong ngắn hạn; thẳng đứng
trong dài hạn (so với mức giá trên toạ độ (Y,P))

11. Đường cong Phillips là gì?

12. Nguồn gốc hay nguyên nhân của các cú sốc kinh tế vĩ mô là gì? Hãy đưa ra 2 ví
dụ về: (a) các cú sốc về phía cầu và; (b) các cú sốc phía cung; và hãy xem xét các
khả năng tác động của chúng đối với sản lượng và mức giá?

13. Hãy nghiên cứu hay xem xét các loại phản ứng chính sách khác nhau đối với các
cú sốc kinh tế vĩ mô theo quan điểm của: (a) các nhà kinh tế theo Keynes; (b) các
nhà kinh tế tiền tệ.

14. Phương trình số lượng là gì? Phân tích vai trò của phương trình số lượng trong

việc giải thích nguyên nhân của lạm phát?
Châu Văn Thành, 2009
9

15. Phương trình Fisher là gì?

16. Giải thích vì sao chi phí cơ hội của việc giữ tiền lại bằng với mức lãi suất danh
nghĩa?

17. Nếu thu nhập danh nghĩa tăng 8% năm, cung tiền tăng 12% năm, và giá tăng 6%
năm, hãy tính: (a) tốc độ tăng của thu nhập thực; (b) tốc độ tăng của cung tiền
thực; và (c) tốc độ thay đổi vòng quay của tiền.

KINH TẾ VĨ MÔ CHO NỀN KINH TẾ MỞ

1. Một mô hình của nền kinh tế vĩ mô có dạng như sau:
Y = C + I + G + X – M
C = a + b.Y
I = I
0
G = G
0
X = X
0
M = m.Y

với X là xuất khẩu, M là nhập khẩu, m (hay MPM) là khuynh hướng nhập khẩu
biên.

Nếu m = 0,2 và b = 0,7. Số nhân có dạng như thế nào và có giá trị bằng bao

nhiêu?

2. Những bạn hàng thương mại chủ yếu của Việt Nam rơi vào tình trạng suy thoái.
Chuyện gì có thể xảy ra với cán cân thương mại của Việt Nam và mức sản lượng
của Việt Nam?

3. Hãy tìm hiểu vai trò của khả năng cạnh tranh và sự khác biệt về lãi suất trong kinh
tế học vĩ mô quốc tế?

4. Những yếu tố nào xác định tỷ giá hối đoái danh nghĩa?

5. Ngân hàng trung ương duy trì tỷ giá hối đoái cố định bằng cách nào?

6. Cán cân thanh toán là gì? Phân biệt giữa cán cân thanh toán, cán cân vãng lai (hay
cán cân thanh toán vãng lai), và cán cân thương mại?

7. Các thành phần chủ yếu của: (a) tài khoản vãng lai?; (b) tài khoản vốn (hay tài
khoản tài chính)?

8. Tài trợ chính thức là gì và tại sao cần có khoản mục này?

Châu Văn Thành, 2009
10
9. Tỷ giá hối đoái thực là gì?

10. Thay đổi nào sau đây làm tăng khả năng cạnh tranh của một quốc gia:
a. Tăng mức giá trong nước.
b. Tăng mức giá nước ngoài.
c. Tăng tỷ giá hối đoái danh nghĩa.
d. Tăng tỷ giá hối đoái thực.


11. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ngang bằng sức mua là gì? Tính tỷ giá hối đoái danh
nghĩa ngang bằng sức mua cho năm 2006, nếu biết:
2000: tỷ giá hối đoái thực là 1,2
2006: mức giá ở Việt Nam là: 199
2006: mức giá ở Mỹ là: 152
Giải thích ngắn gọn ý nghĩa kinh tế kết quả tính toán được của bạn?

12. Hãy so sánh tác động của chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tài khoá mở
rộng đối với sản lượng và lãi suất trong: (a) một nền kinh tế đóng, (b) một nền
kinh tế mở với cơ chế tỷ giá hối đoái cố định và vốn di chuyển hoàn toàn tự do.

13. Hãy nhận xét về lập luận sau đây: ”Dưới cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, chính sách
tiền tệ có tác động mạnh hơn so với nền kinh tế đóng, nhưng chính sách tài khoá
thì yếu hơn; điều ngược lại là đúng trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định”

14. Giải thích tại sao chính phủ không thể kiểm soát được cả cung tiền và tỷ giá khi
có sự di chuyển của dòng vốn quốc tế. Bạn sẽ tư vấn điều gì với chính phủ khi có
một nỗ lực kiềm giữ tỷ giá hối đoái cố định và đồng thời với kiểm soát lạm phát
(trong bối cảnh tự hoá dòng vốn)?

Câu hỏi khuyến khích suy nghĩ thêm:

15. Ba điều không tương thích hay ba điều không thể xảy ra đồng thời (Trilemma)
trong chính sách của một quốc gia là gì?

16. Giải thích tại sao chính sách tiền tệ hoàn toàn không có hiệu quả trong việc gia
tăng sản lượng khi có 3 điều sau đây xảy ra đồng thời:
a. Giá cả linh hoạt.
b. Cơ chế tỷ giá thả nổi.

c. Vốn quôc tế di chuyển tự do.

17. Giả sử nền kinh tế đang gần với mức toàn dụng, nhưng cán cân thương mại thâm
hụt ngày càng lớn và nội tệ bị đánh giá quá cao. Hãy mô tả sự thay đổi cần thiết
của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá nhằm giúp nền kinh tế đạt trạng thái
toàn dụng, nhưng đồng thời cũng làm hạ thấp giá nội tệ và cải thiện thâm hụt
thương mại.

18.
Châu Văn Thành, 2009
11
a. Tỷ giá hối đoái kỳ hạn (Forward exchange rate) là gì?
b. (Covered interest parity) là gì?

19.
a. Nếu lãi suất hiện tại của nước Anh là 10% năm và lãi suất Mỹ là 6% năm,
tỷ lệ mất giá kỳ vọng của Bảng Anh năm tới là bao nhiêu?
b. Nếu tỷ giá giao ngay (spot exchange rate) là 3 Đức Mác đổi lấy 1 Bảng
Anh và tỷ giá tương lai hay kỳ hạn (forward exchange rate) là 2,76. Lãi
suất ở nước Anh hiện tại là 14% năm, lãi suất hiện tại ở nước Đức là bao
nhiêu?

Khuyến khích thực hành

Câu 1:
Dùng mô hình Mundell-Fleming để biểu diễn điều gì xảy ra cho tổng thu nhập, tỷ giá hối
đoái và cán cân thương mại trong cả hai trường hợp tỷ giá hối đoái cố định và thả nổi khi
niềm tin về tương lai của người tiêu dùng giảm sút khiến họ tiêu dùng ít hơn và tiết kiệm
nhiều hơn.


Câu 2:
Trong mô hình Mundell-Fleming, lãi suất thực thế giới r* là một biến ngoại sinh.
a. Điều gì có thể làm cho lãi suất thực của thế giới thay đổi?
b. Ứng với cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, điều gì xảy ra cho tổng thu nhập, tỷ giá hối
đoái và cán cân thương mại khi lãi suất thế giới tăng?
c. Ứng với cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, điều gì xảy ra cho tổng thu nhập, tỷ giá
hối đoái và cán cân thương mại khi lãi suất thế giới tăng?

Bài tập bổ sung:
Tổng cung

Câu 1:
Phương trình của đường tổng cung ngắn hạn SRAS có dạng như thế nào? Ba đặc tính của
phương trình này là gì? Giải thích vì sao đường tổng cung SRAS trong mô hình tiền
lương cứng nhắc có độ dốc thấp hơn so với đường tổng cung trong mô hình nhận thức
nhầm của công nhân?

Câu 2:
Các yếu tố làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn? Và cùng câu hỏi cho đường tổng
cung dài hạn?

Câu 3:
Một nền kinh tế bị xem là suy thoái khi có những dấu hiệu nào? Ngược lại đâu là những
dấu hiệu có thể có của một nền kinh tế đang nóng lên?

Châu Văn Thành, 2009
12
Câu 4:
Mức sản lượng toàn dụng nhân công là gì? Tại mức sản lượng toàn dụng nhân công, tỷ lệ
thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát phải bằng zero có phải không? Giải thích?


Câu 5:
Một cách đo lường chi phí cắt giảm lạm phát gọi là tỷ lệ hy sinh (sacrifice ratio). Tỷ lệ hy
sinh là gì? Cho ví dụ?

Câu 6:
Phân biệt giữa đường cong Phillips trong ngắn hạn và trong dài hạn?

Tổng cung - Tổng cầu
1. Nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng kinh tế vĩ mô ngắn hạn tại điểm E
1
trong hình
dưới đây.


a. Nền kinh tế đang đứng trước hố cách lạm phát hay suy thoái?
b. Chính phủ có thể thực hiện những chính sách gì để đưa nền kinh tế trở lại trạng
thái cân bằng kinh tế vĩ mô dài hạn? Minh hoạ bằng đồ thị.
c. Nếu chính phủ không can thiệp để khép lại hố cách này, liệu nền kinh tế có trở lại
trạng thái cân bằng kinh tế vĩ mô dài hạn không? Giải thích và minh họa bằng đồ
thị.
d. Những ưu điểm và nhược điểm của việc chính phủ thực hiện chính sách để khép
lại hố cách là gì?

2. Trong biểu đồ dưới đây, nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng kinh tế vĩ mô dài hạn
tại điểm E
1
thì một cú sốc dầu làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn đến vị trí
SRAS
2

.
a. Mức giá chung và tổng sản lượng sẽ thay đổi như thế nào trong ngắn hạn vì cú sốc
dầu đó? Hiện tượng này được gọi là gì?
SRAS
1
E
AD
1
Mức giá chung
GDP thực
Y
1
P
1
LRAS

Y
P
Châu Văn Thành, 2009
13
b. Chính phủ có thể sử dụng chính sách tiền tệ hay chính sách ngân sách nào để xoa
dịu ảnh hưởng của cú sốc cung tiêu cực?
c. Tại sao cú sốc cung tiêu cực lại tượng trưng cho một tình trạng tiến thoái lưỡng
nan của các nhà hoạch định chính sách?

SRAS
2
E
1
AD

1
Mức giá chung
GDP thực
P
1
LRAS

Y
1
SRAS
1

×