Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Ảnh hưởng của 2,4 D và Hormone FSH đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở phôi gà và sự sinh sản của tế bào mầm tinh hoàn gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.08 KB, 63 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM









LÊ THỊ THANH HUYỀN





ẢNH HƯỞNG CỦA 2,4 – D VÀ HORMONE FSH ĐẾN
CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH HÓA MÁU Ở PHÔI GÀ
VÀ SỰ SINH SẢN CỦA TẾ BÀO MẦM TINH HOÀN GÀ




LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC








THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM







LÊ THỊ THANH HUYỀN





ẢNH HƯỞNG CỦA 2,4 – D VÀ HORMONE FSH ĐẾN
CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH HÓA MÁU Ở PHÔI GÀ
VÀ SỰ SINH SẢN CỦA TẾ BÀO MẦM TINH HOÀN GÀ

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60.42.30


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. TỪ QUANG TÂN





THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
i


LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập và nghiên cứu, với sự giảng dạy và chỉ bảo tận
tình của các thầy cô giáo, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, khoa Sau đại học,
khoa Sinh-KTNN trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Từ Quang Tân đã trực tiếp hướng dẫn và
đưa ra rất nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ thuộc Phòng phân tích sinh hóa -
Phòng khám Đa khoa Trung tâm Thái Nguyên, Phòng thí nghiệm Sinh lý người
và động vật - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Phòng thí
nghiệm Sinh lý người và động vật - Viện Khoa học động vật - Đại học Chiết
Giang, Trung Quốc và Công ty TNHH Tribeco miền Bắc – nơi tôi đang công
tác - đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới cha mẹ, những người thân trong
gia đình và toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ về vật chất và
tinh thần để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Tác giả

Lê Thị Thanh Huyền


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
ii

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả


Lê Thị Thanh Huyền















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
iii

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU


1. Endocrine Disrupting Chemicals
2. 2,4 – Dichlorophenoxy acetic acid
3. Hemoglobin
4. Kilodalton
5. Follicle-stimulating hormone
6. Testosteron
7. 3-(4,5-dimethylthazol-2-yl)-2,5-
diphenyl tetrazolium bromide
8. International Unit
9. Diaminobenzidine
10. Insulin – Transferrin - Selenite
11. Proliferating Cell Nuclear Antigen
12. Fetal calf serum (huyết thanh bê)
13. Albumin/Globulin
14. Phosphate Buffered Saline
15. Tris-Buffer-Saline
16. ER
17. IUPAC

EDCs

2,4 – D
Hb
kDa
FSH
T
MTT

IU
DAB
ITS
PCNA
FCS
A/G
PBS
TBS
Estrogen Receptor
International Union of Pure and
Applied Chemistry Nomenclature
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các dung dịch nuôi cấy đến khả năng sinh sản của
tế bào tinh hoàn………………………………………………

33

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của 2,4-D đến số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm

lượng huyết sắc tố máu của phôi gà………………………………
…………….
35

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của 2,4-D đến hàm lượng protein huyết thanh và các
tiểu phần protein huyết thanh………………………………………

36

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của 2,4-D ở các nồng độ khác nhau đến hoạt tính và
khả năng sinh sản của tế bào…………………………………………………

38

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của FSH đến số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm
lượng huyết sắc tố máu của phôi gà……………………………………………

40

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của FSH đến hàm lượng protein và các tiểu phần
protein huyết thanh 41

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của FSH đến khả năng sinh sản của tế bào

42

Bảng 3.8. Số lượng tế bào/mm
2
khi bổ sung T và T + FSH vào môi trường
nuôi cấy


44

Bảng 3.9. Chỉ số PCNA (%) khi bổ sung T và T + FSH vào môi trường nuôi
cấy

46


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của 2,4-D………………………………………… 13

Hình 2.4. Phương pháp đếm hồng cầu và bạch cầu…………………………… 28

Hình 3.1. Đặc điểm hình thái của tế bào tinh hoàn sau 48 giờ nuôi cấy………. 41

Hình 3.2. Chỉ số PCNA của tế bào tinh hoàn phôi gà sau 48 giờ nuôi cấy…….

43




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
v





DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của các dung dịch nuôi cấy khác nhau đến hoạt tính
và khả năng sinh sản của tế bào tinh hoàn

33

Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ 2,4-D đến khả năng sinh sản và hoạt
tính của tế bào tinh hoàn

39

Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của FSH đến khả năng sinh sản của tế bào sau 48 gi

nuôi cấy

42

Biểu đồ 3.4. Tác động cộng gộp của T và FSH (0,5 IU/ml) đến khả năng sinh
sản của tế bào

45

Biểu đồ 3.5. Tác động cộng gộp của T và FSH (0,5 IU/ml) đến chỉ số PCNA
của tế bào tinh hoàn phôi gà 47



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
vi


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. TÍNH CHẤT LÝ, HÓA HỌC VÀ CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MÁU 3
1.1.1. Tính chất lý học, chức năng các thành phần chính của máu 4
1.1.2. Tính chất sinh hóa học của máu 7
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT GÂY RỐI LOẠN NỘI TIẾT 10
1.2.1. Khái niệm về chất gây rối loạn nội tiết 10
1.2.2. Nguồn gốc và nồng độ gây hại của các chất gây rối loạn nội tiết . 10
1.2.3. Cơ chế tác động của các chất gây rối loạn nội tiết 11
1.3. CHẤT GÂY RỐI LOẠN NỘI TIẾT 2,4-D 11
1.3.1. Lịch sử phát hiện 2,4-D 11
1.3.2. Đặc điểm hóa học của 2,4-D 12
1.3.3. Ảnh hưởng của 2,4-D đến thực vật, môi trường và sức khỏe con người 13
1.4. TỔNG QUAN VỀ HORMONE FSH VÀ TESTOSTERON 15
1.4.1. Tổng quan về hormone 15
1.4.2. Ảnh hưởng của kích tố setoid đến sự phát triển của cơ quan sinh dục . 17
1.4.3. Thụ thể của kích tố điều tiết quá trình phát triển tuyến sinh dục 18
1.4.4. Hormone nội tiết FSH 19
1.4.5. Hormone testosterone 20
1.5. VÀI NÉT VỀ SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TUYẾN
SINH DỤC 20
1.5.1. Trục quan hệ vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục 20
1.5.2. Enzyme điều khiển tuyến sinh dục 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
vii

1.6. CẤU TẠO VI THỂ TINH HOÀN GÀ 22
1.7. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC
CỦA ĐỀ TÀI 23
1.7.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 23
1.7.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 24
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 26
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 26
2.3. THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT 26
2.3.1. Thiết bị 26
2.3.2. Hóa chất 26
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.4.1. Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu 27
2.4.2. Phương pháp tách tế bào tinh hoàn 31
2.4.3. Phương pháp nuôi cấy tế bào 31
2.4.4. Phương pháp hóa miễn dịch PCNA 32
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu 32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DUNG DỊCH
NUÔI CẤY KHÁC NHAU ĐẾN SINH SẢN CỦA TẾ BÀO TINH HOÀN 33
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA 2,4-D ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH
HÓA MÁU VÀ SỰ SINH SẢN CỦA TẾ BÀO TINH HOÀN 35
3.2.1. Ảnh hưởng của 2,4-D đến các chỉ tiêu sinh lý máu 35
3.2.2. Ảnh hưởng của 2,4-D đến các chỉ tiêu sinh hóa máu 36
3.2.3.Ảnh hưởng của 2,4-D đến sự sinh sản và hoạt tính của tế bào
mầm tinh hoàn 38
3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA HORMONE FSH ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ,

SINH HÓA MÁU VÀ SỰ SINH SẢN CỦA TẾ BÀO MẦM TINH HOÀN 39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
viii

3.3.1. Ảnh hưởng của hormone FSH đến các chỉ tiêu sinh lý máu 39
3.3.2. Ảnh hưởng của FSH đến các chỉ tiêu sinh hóa máu 40
3.3.3. Ảnh hưởng của FSH đến khả năng sinh sản của tế bào mầm tinh hoàn. 42
3.4. TÁC DỤNG CỦA TESTOSTERON VÀ FSH ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH SẢN CỦA TẾ BÀO MẦM 43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10
1

MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay ngành công nghiệp và nông nghiệp đang phát triển nhanh
chóng, các chất gây rối loạn nội tiết (Endocrine Disrupting Chemicals –
EDCs) có chứa trong các sản phẩm của hai ngành nói trên đang ngày càng
được sự quan tâm đặc biệt do những tác động nguy hiểm của chúng đến sức
khỏe con người. EDCs có mặt phổ biến trong môi trường, bao gồm cả không
khí, đất và nước. Chúng có thể can thiệp vào quá trình tổng hợp các cytokine,
globulin miễn dịch, là trung gian gây viêm, ảnh hưởng đến sự hoạt hóa và sự
sống của các tế bào miễn dịch. Rối loạn chức năng của hệ miễn dịch gây ra
bởi EDCs có thể dẫn đến suy giảm miễn dịch, dị ứng và bệnh tự miễn[26].
Trong đó, phải kể đến những tác động có hại của một nhóm gồm hàng
trăm hợp chất hóa học tồn tại bền vững trong môi trường, đó là dioxin.
Với thành phần chính là: TCDD (2,3,7,8-tetra chloro dibenzo-p-dioxin),
hỗn hợp gồm: 2,4-D (2,4-Dichlorophenoxy acetic acid) và 2,4,5-T

(Trichlorophenoxy acetic acid) – dioxin đã và đang là hiểm họa đối với môi
trường, ảnh hưởng trực tiếp đến thực vật, động vật và đặc biệt là con người.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: Dioxin có thể là nguyên nhân gián
tiếp của nhiều loại ung thư như: ung thư phổi, gan, thận , ảnh hưởng đến quá
trình sinh sản và phát triển của bào thai, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể,
gây dị tật bẩm sinh, bệnh tiểu đường và nhiều ảnh hưởng khác.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành chọn nghiên cứu đề tài “Ảnh
hưởng của 2,4 – D và hormone FSH đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu
ở phôi gà và sự sinh sản của tế bào mầm tinh hoàn gà”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu sự biến động của các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu dưới tác
động của 2,4 - D và FSH.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
2

- Tìm được nồng độ gây tổn thương tế bào tinh hoàn gà của 2,4-D và
nồng độ FSH tác động đến khả năng sinh sản của tế bào mầm.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu ảnh hưởng của 2,4 – D và FSH đến một số chỉ tiêu sinh lý,
sinh hóa máu:
+ Số lượng hồng cầu (triệu/mm
3
)
+ Số lượng bạch cầu (nghìn/mm
3
)
+ Hàm lượng huyết sắc tố (g%)
+ Protein toàn phần:
Albumin huyết thanh (g%)
Globulin huyết thanh (g%)

Hệ số A/G trong huyết thanh.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của 2,4-D đến tế bào tinh hoàn gà.
- Nghiên cứu tác động của hormone FSH đến sự sinh sản của tế
bào mầm.
- Thử nghiệm tác động cộng gộp của testosteron và FSH trong việc thúc
đẩy khả năng sinh sản của tế bào mầm.





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12
3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÍNH CHẤT LÝ, HÓA HỌC VÀ CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MÁU
Máu là tấm gương phản ánh tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của cơ
thể. Vì vậy những xét nghiệm về máu là những xét nghiệm cơ bản dùng để
đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như giúp cho việc chẩn đoán bệnh.
Máu là một trong những mô biệt hóa cao nhất, dạng lỏng, lưu thông
trong huyết quản, là nguồn gốc của tất cả các dịch thể, ảnh hưởng sâu sắc đến
các tổ chức, cơ quan trong cơ thể, là nội môi của cơ thể. Máu bao gồm thành
phần hữu hình (xấp xỉ 40%) và huyết tương (xấp xỉ 60%). Khi lưu thông
trong huyết quản của vòng tuần hoàn lớn, máu thực hiện các chức năng sinh
lý: tham gia vận chuyển chất dinh dưỡng và chất thải trong quá trình trao đổi
chất, điều tiết thân nhiệt, vận chuyển các chất khí CO
2
và O
2

cho quá trình
hô hấp mô bào. Ngoài ra, các protein miễn dịch, các kháng thể tồn tại trong
huyết thanh, bạch cầu là hàng rào bảo vệ vững chắc, ngăn ngừa sư xâm nhập
của vi khuẩn. Máu giúp cân bằng nước, muối khoáng trong cơ thể, tạo một hệ
thống đệm rất hoàn chỉnh và hoạt động linh hoạt.
Độ pH máu tương đối ổn định (7,35 ± 0,15) nhờ hoạt động của hệ thống
đệm, hoạt động của thận, tuyến mồ hôi và đường hô hấp. Có hai hệ thống
đệm: trong huyết tương và trong hồng cầu. Mỗi hệ thống gồm nhiều đôi đệm,
trong đó có một đôi đệm gồm 1 axit yếu và một muối kiềm mạnh của nó
Khi hàm lượng một axit tăng lên trong máu thì lập tức, các đôi đệm hoạt
động theo nguyên tắc của phản ứng trung hòa với muối kiềm của đôi đệm và
ngược lại. Tác dụng đệm của máu có ý nghĩa cho sự sống: nếu muốn axit hóa
máu phải dùng hàm lượng HCl gấp 327 lần, nếu muốn kiềm hóa máu phải
dùng hàm lượng NaOH gấp 40 – 70 lần so với khi cho vào nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
4

1.1.1. Tính chất lý học, chức năng các thành phần chính của máu
1.1.1.1. Hồng cầu
Thời kỳ bào thai, hồng cầu sinh ra ở lách và các đảo huyết, về sau tủy
xương làm nhiệm vụ đó. Sau hàng loạt biến đổi, thành thục, hồng cầu được
đưa vào hệ thống tuần hoàn. Hồng cầu gia súc hầu hết là hình cầu không
nhân, hơi lõm hai mặt. Hồng cầu gia cầm nói chung và gà nói riêng có hình
bầu dục, không lõm, nhân lớn hình hạt vừng.
Hồng cầu là loại tế bào có nhiều nhất trong máu, có chức năng vận
chuyển O
2
và CO
2
.

Theo Cù Xuân Dần và cs (1996) [4], số lượng hồng cầu trong 1mm
3

máu của mỗi loài động vật thay đổi theo giống, tuổi, giới tính, chế độ dinh
dưỡng, trạng thái cơ thể và sinh lý, điều kiện khí hậu.
Có hai trường hợp tăng hồng cầu:
+ Tăng tuyệt đối: số lượng hồng cầu cao hơn hằng số của loài trong điều
kiện sinh lý bình thường.
+ Tăng tương đối: số lượng hồng cầu không tăng, chỉ thay đổi tương
quan giữa hồng cầu và huyết tương.
Hồng cầu tăng khi động vật bị trở ngại về hô hấp (viêm phế quản, khí
quản,…), hoặc máu giảm trạng thái lỏng (ỉa chảy, tăng ure huyết,…). Động
vật sống ở vùng cao trong thời gian dài có hiện tượng tăng hồng cầu sinh lý:
hàm lượng oxy không khí giảm theo áp suất khí quyển, sản phẩm oxy hóa
không hoàn toàn trong các quá trình chuyển hóa của cơ thể tăng lên, kích
thích cơ quan tạo máu sinh hồng cầu và giảm kích thước hồng cầu để tăng bề
mặt tiếp xúc.
Hồng cầu giảm khi cơ thể bị thiếu máu nghiêm trọng: khi mắc bệnh siêu
vi trùng, lao, ung thư, ký sinh trùng đường máu và các bệnh gây xuất huyết;
khi thức ăn thiếu sắt, đồng, một số axit amin, vitamin B
2
, vitamin C,…
+ Số lượng hồng cầu trong 1mm
3
máu của gà là 2,5 – 3,2 triệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14
5

+ Số lượng hồng cầu trong 1mm
3

máu của lợn là 6 – 8 triệu
+ Số lượng hồng cầu trong 1mm
3
máu của bò là 6 – 8 triệu
+ Số lượng hồng cầu trong 1mm
3
máu của thỏ là 5,5 – 6,5 triệu
Theo Trần Cừ và cs (1972) [3], hồng cầu có 60% là nước và 40% là vật
chất khô, hemoglobin chiếm khoảng 1/3 khố lượng, hồng cầu gà sống được
90 – 120 ngày.
Màng hồng cầu là màng lipoproteid rất đàn hồi, có tính thẩm thấu chọn
lọc nên hồng cầu rất mẫn cảm với áp suất thẩm thấu.
Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [7], hồng cầu chứa
khoảng 40 vật chất khô, trong đó 90 - 95% là hemoglobin; 3 - 8% các protein
khác; 0,5% cexitin; 0,3% cholesteron; các muối khoáng trong hồng cầu chủ
yếu là Kali.
1.1.1.2. Hemoglobin (Hb)
Hàm lượng Hb dao động từ 9 – 14% trong máu động vật khỏe. Hb là
một chloromoproteid có cấu tạo globin (96%) + nhóm Hem (4%). Kết cấu
của nhóm Hem có nhân sắt (Fe) làm cho máu có màu đỏ.
Theo Đặng Đức Trạch và cs (1984) [17], globin có cấu trúc chung là một
tetramer gồm 4 chuỗi polypeptide: α, β, γ, δ. Globin có bản chất protein nên
Hb mang tính đặc trưng cho loài. Mỗi tiểu phần globin đính với một nhóm
Hem ở khoảng lõm giữa 2 phân tử axit amin histidin
Chức năng của globin phụ thuộc vào cấu trúc bậc I của nó, vị trí của một vài
axit amin trong chuỗi polypeptide thay đổi làm cho hồng cầu có các loại Hb khác
nhau, thường gặp trong tình trạng bệnh lý như bệnh hồng cầu lưỡi liềm.
Hb có chức năng sinh lý quan trọng trong trao đổi khí, nếu không khí bị
nhiễm độc bởi CO
,

SO
2,
NO
2
, các chất oxy hóa mạnh,… thì Hb bị trúng độc
trở thành trạng thái met.Hemoglobin không con chức năng sinh lý.
Hb + CO → HbCO (met.hemoglobin)
Fe
++
Fe
+++

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15
6

Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [7], hàm lượng Hb
trong hồng cầu phụ thuộc vào dung tích oxy của máu. Ở người, mỗi gam Hb
có 1,36 ml oxy, ở gia cầm có 1,40 – 1,41 ml oxy. Ở gà trung bình có 22 – 23g
Hb, tức là có 30 – 46,2 ml oxy, ở vịt có 56 – 78,4 ml oxy,…
Định lượng Hb là một xét nghiệm thường dùng trong chẩn đoán lâm
sàng, nhằm bổ sung cho phương pháp đếm hồng cầu. Các nhà sinh lý học quy
ước hàm lượng Hb trong máu ở mức 16,67g là 100%, nếu cơ thể gia súc đo
được lớn hơn 60% là bình thường, nhỏ hơn 60% là thiếu máu. Hàm lượng Hb
phản ánh chất lượng của máu, dù số lượng hồng cầu ít nhưng hàm lượng Hb
cao thì máu vẫn tốt.
Theo Cù Xuân Dần và cs (1996) [4], hàm lượng Hb trong máu của các
loài gia súc thay đổi theo giống, tuổi, tính biệt, trạng thái dinh dưỡng, tình
trạng bệnh tật. Hàm lượng Hb tăng khi thân nhiệt tăng, lao động nặng, mất
nước do ỉa chảy, thiếu máu do ký sinh trùng, dung huyết,…
1.1.1.3. Bạch cầu

Bạch cầu là những tế bào có nhân, có bào tương, được phân loại thành:
+ Bạch cầu có hạt: các hạt nằm ở nguyên sinh chất, tùy theo tính chất bắt
màu của hạt mà phân ra bạch cầu trung tính, toan tính, kiềm tính.
+ Bạch cầu không hạt: gồm bạch cầu đơn nhân và lâm đa cầu.
Chức năng sinh lý của bạch cầu là bảo vệ cơ thể thông qua các phương
thức: thực bào, miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Trong đó, thực bào là
phương thức quan trọng nhất chống lại sự nhiễm trùng của cơ thể, là chức
năng chủ yếu của bạch cầu có hạt. Còn bạch cầu không hạt tham gia vào quá
trình miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.
Trước đây khi nói tới các đáp ứng miễn dịch người ta thường chỉ nghĩ
đến khả năng của cơ thể chống lại các kháng nguyên bằng cách tạo ra các
kháng thể đặc hiệu, khả năng này do một số lympho bào phụ trách. Nhưng
những thành tựu của miễn dịch học gần đây đã chỉ ra rằng các đáp ứng miễn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16
7

dịch là kết quả của sự hợp tác giữa nhiều loại tế bào; sự hợp tác giữa các quần
thể lympho bào với nhau. Bởi vậy trong các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, các
quần thể lymlpho bào và đại thực bào có vai trò trọng yếu, đó là các lympho
B với khả năng tạo kháng thể, quần thể lympho T phụ thuộc tuyến ức gồm
nhiều tiểu quần thể với các tính chất và chức năng khác nhau, lympho T hỗ
trợ (T
HB
, T
C
, T
TDH
, T
FR
). Các quần thể lympho T tham gia các đáp ứng miễn

dịch tế bào và điều hòa các đáp ứng miễn dịch [17].
Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [7], số lượng bạch cầu
ít hơn số lượng hồng cầu khoảng 1000 lần và dễ biến động hơn số lượng
hồng cầu (số lượng bạch cầu trong 1mm
3
máu gà là 22 – 34 nghìn, vịt là 34 –
35 nghìn, ngỗng là 27,8 – 38,6 nghìn). Số lượng bạch cầu phụ thuộc vào điều
kiện nuôi dưỡng, trạng thái sức khỏe (bạch cầu tăng khi có bệnh), đặc điểm
giống, loài, thậm chí là các thời điểm khác nhau trong ngày (buổi sáng ít,
buổi chiều nhiều hơn).
Tỷ lệ các loại bạch cầu trong máu gọi là công thức bạch cầu. Khi sinh lý
cơ thể thay đổi, công thức bạch cầu cũng biến đổi, dựa vào đó để chẩn đoán
lâm sàng.
1.1.2. Tính chất sinh hóa học của máu
Phương pháp tiếp máu cứu người đã được áp dụng từ rất lâu nhưng tỷ lệ
tử vong do tiếp máu cũng khá lớn. Năm 1901, Lande Steiner đã phát hiện ra
các nhóm hồng cầu và phản ứng ngưng kết của máu khi gặp máu lạ (protide
lạ), có thể hiểu gần như kháng nguyên và kháng thể. Sau đó người ta đã biết
phản ứng nhóm máu là phản ứng miễn dịch, phát sinh ngưng kết giữa kháng
nguyên (ngưng kết nguyên - agglutinogen) với kháng thể (ngưng kết tố -
agglutinin).
Đặc trưng cơ bản của các nhóm máu khác nhau:
Nhóm A: hồng cầu có kháng nguyên A, huyết thanh có kháng thể β.
Nhóm B: hồng cầu có kháng nguyên B, huyết thanh có kháng thể α.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17
8

Nhóm AB: hồng cầu có kháng nguyên A, B; huyết thanh không có
khang thể α và β.
Nhóm O: hồng cầu không có kháng nguyên; huyết thanh có kháng thể

α và β.
Khi tiếp máu chỉ cần xét phản ứng hồng cầu (cho) + huyết thanh (nhận),
nếu phát sinh ngưng kết thì không thể tiếp máu được.
Nhưng khi nghiên cứu trên gia súc, gia cầm, các nhà khoa học khám phá
ra rằng: tính chất sinh hóa học của máu có liên quan đến khả năng tổng hợp
protein của từng loài sinh vật.
Protein là chất hữu cơ có ở bất cứ vật sống nào với tỷ lệ khá ổn định, là
vật chất mang sự sống, là thành phần hóa học của tế bào sống.
Khái niệm “protide” là một tên gọi bao gồm protein và proteid. Protide
mang sự sống được cấu tạo từ những nguyên tố phổ biến trong tự nhiên: C
(50 – 54%), O (20 – 23%), H (6 – 7%) và N (16% khối lượng).
Theo Lê Khắc Thận, Nguyễn Thị Phước Nhuận (1974) [16], protide
được xây dựng từ những đơn vị cấu tạo cơ bản là axit amin. Axit amin có gần
200 loại nhưng sự sống chỉ chọn 20 loại để cấu tạo nên các loại protein. Các
protide khác nhau là do sự sắp xếp khác nhau của các axit amin. Vì vậy mà
trong cơ thể sinh vật có nhiều loại protide như: cơ, phủ tạng, tế bào máu,…
Các loại protide chức năng khác nhau có cấu trúc bậc 2, bậc 3 hay bậc 4.
Các cấu trúc này là cách sắp xếp gọn trong không gian của phân tử protide,
tạo cho protein chức năng có được những trung tâm hoạt động, là nơi hình
thành kết cấu thể hiện trực tiếp vai trò sinh học của nó.
Máu là một protein có chức năng mang đầy đủ cấu trúc của protein nói
chung, máu của các loài sinh vật máu nóng có đặc tính sinh hóa học giống
nhau, nhưng hàm lượng các thành phần trong máu có những đặc trưng theo
loài, lứa tuổi, tính biệt, thể trạng,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18
9

1.1.2.1. Protein huyết thanh và các tiểu phần protein huyết thanh
Thành phần hữu hình trong máu có Hb là một chromoproteit mang chức
năng sinh lý trong trao đổi oxy. Thành phần vô hình là protein huyết thanh

bao gồm các tiểu phần: albumin, α-globulin, β-globulin và γ-globulin.
Hàm lượng protein huyết thanh không phải là một hằng số đặc trưng
mà trong quá trình sinh trưởng, phát triển cá thể nó biến động và phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như tuổi, thể trọng, năng suất, hướng giống, phẩm giống và
ưu thế lai, phụ thuộc vào giới tính [11].
Albumin và globulin là 2 loại protide dạng cầu rất phổ biến trong thành
phần mô bào động vật, gồm toàn axit amin trong đó tỷ lệ axit amin có tính
chất axit chiếm khá cao. Phân tử lượng của albumin là 70.000 kDa, của
globulin là hàng chục vạn đến hàng triệu kDa. Albumin và globulin có nhiều
trong máu, huyết thanh và cơ.
Albumin có vai trò tạo hình trong trao đổi huyết thanh, gắn liền với quá
trình dinh dưỡng do có phân tử lượng thấp, dễ liên kết với các sản phẩm dinh
dưỡng. Albumin là thành phần chủ yếu tạo nên protein huyết thanh. Vì vậy
mà trong quá trình phát triển cá thể động vật, hàm lượng tương đối hay tỷ lệ
phần trăm của albumin thường biến động đồng thời với hàm lượng protein
huyết thanh. Hàm lượng albumin biến động theo tuổi ứng với vai trò tạo hình
của albumin trong huyết thanh của gia súc, gia cầm. Ngoài ra, hàm lượng
albumin cũng biến động theo phẩm giống, thể trọng, ưu thế lai, năng suất,…
Globulin có 3 nhóm chính: α-globulin, β-globulin và γ-globulin. Ngoài
ra còn có một số nhóm khác.
Trong đó, γ-globulin chứa phần lớn kháng thể tự nhiên và các loại
protide miễn kháng. Điều này có ý nghĩa lớn trong quá trình tiến hóa của sinh
vật. Đây là loại globulin liên quan đến sức đề kháng của cơ thể nên rất có ý
nghĩa trong chẩn đoán.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19
10

α-globulin liên quan đến hướng sản xuất, sự tổng hợp và tích lũy mỡ của
cơ thể. β-globulin tham gia vào quá trình tạo máu, tham gia vận chuyển Zn,
Cu, Mn [16].

1.1.1.2. Hệ số A/G
Hệ số A/G là trị số dùng để chỉ tỷ lệ albumin/globulin trong máu. Nếu
A/G > 1 là rất tốt. Tương quan A/G phụ thuộc vào tuổi và khối lượng sinh
trưởng . Ví dụ ở gà đẻ là 0,96%, còn ở gà con thời kỳ sinh trưởng lượng
albumin giảm còn lượng globulin tăng [3].
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT GÂY RỐI LOẠN NỘI TIẾT
1.2.1. Khái niệm về chất gây rối loạn nội tiết
Các hợp chất gây rối loạn nội tiết (EDCs) là các chất có thể bắt chước
hoặc đối kháng với tác dụng của các hormon. EDCs có thể can thiệp vào quá
trình sản sinh, giải phóng hormon cũng như ảnh hưởng đến quá trình vận
chuyển, trao đổi, kết hợp các hormon từ đó làm tăng cường hay hạn chế tác
dụng của hormon
Các EDCs được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất là những chất ảnh
hưởng đến các hormone sinh dục nữ (estrogen), hormone sinh dục nam
(androgen), hormone thể vàng (progesteron), hormone tuyến giáp (thyroid
hormone), trong đó các chất ảnh hưởng tương tự hay ức chế estrogen được
quan tâm nhiều hơn cả [1].
1.2.2. Nguồn gốc và nồng độ gây hại của các chất gây rối loạn nội tiết
Các chất gây rối loạn nội tiết có mặt trong các phụ gia thực phẩm, mỹ
phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, đồ nhựa, nước sinh hoạt bị ô nhiễm. Ngoài ra,
chúng có thể được sản xuất có chủ định để dùng trong công nghiệp hoặc là
sản phẩm của quá trình biến đổi từ nhiều chất khác nhau.
Nguồn gốc của các chất gây rối loạn nội tiết bao gồm các hóa chất
do con người sản xuất như: phenol, nonylphenol, dioxin, furan; các chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20
11

bảo vệ thực vật, các chất chống côn trùng và sinh vật gây hại; dược
phẩm và mỹ phẩm; các chất vô cơ; các chất sử dụng trong sinh hoạt mà
đặc biệt là các sản phẩm được làm từ nhựa; các chất có nguồn gốc từ

sinh vật, chủ yếu là các dẫn xuất steroids như: estrogen (bao gồm các dẫn
xuất chính: estrone, 17α-ethynyestradiol, 17β-estradiol, estriol); androgen
(gồm các dẫn xuất chính: testosterone, 5α-dihydrotestosterone…) [23].
Theo Jin và cs (2010) [25] khi cho cá ngựa vằn tiếp xúc với 17β-
estradiol, 17α-ethynyestradiol, atrazine, permethrin và nonylphenol ở các
nồng độ khác nhau (0,1; 0,5; 2,5 và 12,5 µg / l) trong ba ngày trong suốt giai
đoạn phôi thai đã có sự thay đổi ở các mức độ khác nhau của các gen liên
quan đến miễn dịch bẩm sinh. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng hỗn
hợp các chất trên ở nồng độ 2,5 µg/l mỗi chất có ảnh hưởng rất lớn đến các
gen nói trên.
Theo Hyeong-Il Kwak và cs (2001) [24], nonylphenol ở nồng độ 100 ppb
đã gây thoái hóa và hoại tử các tế bào trong ống sinh tinh của loài cá đuôi
kiếm (Xiphophorus hellerii).
1.2.3. Cơ chế tác động của các chất gây rối loạn nội tiết
EDCs có thể ảnh hưởng đến cơ thể thông qua các cách sau:
+ Bắt chước một hormone tự nhiên, đánh lừa cơ thể qua đáp ứng với
kích thích hoặc trả lời ở những thời điểm không thích hợp (ví dụ sản xuất
insuline khi không cần thiết).
+ Chặn các tác động của hormone từ cơ quan nhận cảm nhất định.
+ Trực tiếp kích thích hoặc ức chế hệ thống nội tiết dẫn đến sản xuất
quá nhiều hoặc không đủ kích thích tố [23].
1.3. CHẤT GÂY RỐI LOẠN NỘI TIẾT 2,4-D
1.3.1. Lịch sử phát hiện 2,4-D
Năm 1941, Krauss phát hiện ra những loại hormone có khả năng làm
ngừng trệ sự tăng trưởng của cây cỏ. Một trong những loại hormone này là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21
12

chất 2,4-D, khi phun lên cây, trong khoảng từ 24 đến 48 tiếng đồng hồ sẽ làm
trụi lá, gây chết cây [29].

2,4-D được đầu tư nghiên cứu mạnh trong chiến tranh Thế giới lần thứ II,
tại Trạm thực nghiệm Rothamsted ở Anh nhằm tăng năng suất cây trồng cho
các quốc gia có chiến tranh. Đến năm 1946, 2,4-D đã được thương mại hóa
với nhiệm vụ kiểm soát cỏ dại. Chiến tranh Thế giới lần thứ II chấm dứt, 2,4-
D được người Mỹ áp dụng vào việc tiêu diệt những loại cỏ dại mọc ở hai bên
đường giao thông, đường xe lửa. Năm 1950, những nhà nghiên cứu ở Bộ
Quốc phòng Mỹ đã trộn lẫn chất 2,4-D với chất 2,4,5-T để cho ra một chất
diệt cỏ nhanh hơn, mạnh hơn. Đó chính là dioxin, với công thức hoá học là
2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD) [32].
Thành phần của dioxin bao gồm 7 chất TCDD, thay đổi theo sự hoán
chuyển của phân tử clor, 10 chất polychlorinated-dibenzofurans (PCDF)
và 12 chất polychlorinated diphenyls (PCBs) [12].
1.3.2. Đặc điểm hóa học của 2,4-D
2,4-D là một dẫn xuất của chlorophenoxyaxetic acid, là một auxin tổng
hợp (thuộc các hormone thực vật), được hấp thụ qua lá và vận chuyển đến
các mô phân sinh của thực vật, có tác dụng diệt cỏ dại trong bãi cỏ khá hiệu
quả. 2,4-D được sản xuất từ axit chloroacetic và 2,4-dichlorophenol. Ngoài
ra, nó có thể được sản xuất bởi sự chlo hóa axit phenoxyacetic [21].
Danh pháp IUPAC: (2,4- dichlorophenoxy) acetic acid
Tên khác: 2,4-D, hedonal, trinoxol
Mô tả: Dạng bột, màu từ trắng đến vàng
Công thức phân tử: C
8
H
6
Cl
2
O
3
Khối lượng mol: 221,04 g/mol

Nhiệt độ sôi: 160
o
C
Nhiệt độ nóng chảy: 140,5
o
C
Độ hòa tan trong nước: 900 mg/L
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22
13


A B
Hình 1.1. Cấu trúc của 2,4-D
A: Cấu trúc hóa học B: Cấu trúc 3D

1.3.3. Ảnh hưởng của 2,4-D đến thực vật, môi trường và sức khỏe
con người
* Ảnh hưởng của 2,4-D đến thực vật
2,4-D nói riêng và các kích thích tố sinh trưởng thực vật nói chung đều
có tính chất: khi sử dụng nồng độ thấp có khả năng kích thích thực vật sinh
trưởng, nồng độ trung bình có khả năng ức chế thực vật sinh trưởng, nồng độ
cao làm chết thực vật.
Khi 2,4-D ở nồng độ thấp xâm nhập vào thực vật, nó làm rối loạn quá
trình chuyển hóa sinh lý bình thường, tích lũy chất có hại. Lúc này thực vật
bắt đầu quá trình phân giải chúng và đẩy ra ngoài cơ thể. Đồng thời thực vật
tiến hành sự trao đổi chất cũ và mới trong cơ thể, dẫn đến sinh trưởng nhanh,
phát triển mạnh. Ở mức nồng độ 2,4-D quá cao sẽ mất đi tác dụng kích thích
sinh trưởng, hoạt động trao đổi chất bị rối loạn, làm rối loạn quá trình chuyển
hóa sinh lý ở thực vật. Trong tình trạng này, mặc dù thực vật cũng có sự phân
giải một lượng lớn chất có hại nhưng đã tiêu hao quá nhiều chất dinh dưỡng

của cơ thể, làm giảm mạnh cường độ trao đổi chất cũ và mới, gây mất cân
bằng sinh lý dẫn đến sinh trưởng và phát triển bị ức chế. Khi lượng thuốc tăng
lên, sự trao đổi chất lại bị phá hoại thêm một bước, thực vật sẽ chết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23
14

* Ảnh hưởng của 2,4-D đến môi trường
Theo Đặng Huy Huỳnh, Hồ Thanh Hải (2011) [8] và Vũ Chiến Thắng
(2011) [15], trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, việc sử dụng hóa chất độc
có thành phần 2,4-D để phá hoại cây trồng đã được đế quốc Mỹ tiến hành trên
diện tích khoảng 260.000 ha đất nông nghiệp ở miền Nam Việt Nam (chiếm
khoảng 8% tổng diện tích), phá hủy ngay lập tức trên 300.000 tấn lương thực
thực phẩm. Ngoài ra, có khoảng 30% trong số 135.000 ha đất trồng cây cao su
đã bị chất độc diệt cỏ phá hủy trong cuộc chiến.
Theo Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (dẫn theo Đặng Huy Huỳnh và Hồ
Thanh Hải, 2011) [8], diện tích bị phun rải và ảnh hưởng tức thời là 2.954.000
ha rừng nội địa (chiếm 95,2% tổng diện tích rừng miền Nam Việt Nam), làm
tổn thất 60.330.000 m
3
gỗ; 150.000 ha rừng ngập mặn (48% tổng diện tích
rừng ngập mặn), với 22.500.000 m
3
gỗ bị hủy hoại.
Theo Phan Nguyên Hồng (dẫn theo Đặng Huy Huỳnh và Hồ Thanh Hải,
2011) [8], 150.000 ha rừng ngập mặn bị phun rải chất độc hóa học có chứa
2,4-D, khoảng 25.265.950 m
3
gỗ của rừng ngập mặn bị phá hủy tức thời
(chưa tính gỗ tăng trưởng hàng năm).
Ngoài ra, 2,4-D còn gây ra nhiều ảnh hưởng khác như: Sản lượng thủy,

hải sản giảm do hủy hoại rừng ngập mặn. Rừng bị tàn phá dẫn đến mất cân
bằng sinh thái; một số động vật, thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng; các loại
động vật gặm nhấm và cỏ dại phát triển. Đất trồng trở nên trai cứng, thoái
hóa, giảm độ giàu dinh dưỡng,…
* Ảnh hưởng của 2,4-D đến sức khỏe con người
Con người tiếp xúc với 2,4-D dẫn đến những bất thường sinh sản như: sảy thai,
đẻ non, chửa trứng, thai chết lưu, ung thư màng nuôi và thai nhi dị tật bẩm sinh [20].
Theo Sandal và cs (2011) [34], 2,4-D cũng gây ra các biến đổi DNA
trong các tế bào lymphocytes của người khi tiếp xúc với hàm lượng cao.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng 2,4-D gây ra các rối loạn miễn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24
15

dịch, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa
Vitamin A gây quáng gà, khô mắt, mù lòa ở người lớn, rối loạn chuyển hóa
thyroxin gây bướu cổ
Tại Hoa Kỳ, các kết quả từ các nghiên cứu cho thấy rằng trong những năm
1980 và 1990, tại 4 vùng nông nghiệp ở Minnesota, Montana, miền Bắc và Nam
Dakota đã sử dụng thuốc trừ sâu có chứa 2,4-D trong bảo vệ thực vật. Kết quả
kiểm tra sức khỏe cho thấy người dân ở các vùng này có tỷ lệ mắc bệnh nhồi
máu cơ tim cấp tính và tiểu đường type-2 cao hơn những vùng khác. Năm 2010,
Schreinemachers [35] đã tiến hành nghiên cứu độc tính của thuốc diệt cỏ
chlorophenoxy, những người đã tiếp xúc với 2,4-D trước đó đã được đánh giá
bằng cách so sánh mức độ chất béo, quá trình trao đổi glucose và hormone kích
thích tuyến giáp với những người khỏe mạnh. Kết quả cho thấy, tiếp xúc với 2,4-
D gây ra những thay đổi trong các chỉ tiêu y sinh học có liên quan đến các yếu tố
gây nhồi máu cơ tim cấp tính và bệnh tiểu đường type-2.
Những người bị phơi nhiễm 2,4-D trong thời gian dài có nguy cơ tăng
cao các bệnh về hệ thần kinh và hệ tiêu hóa, tiết niệu sinh dục, bệnh ngoài da,
một số ung thư, thay đổi một số chỉ tiêu sinh hóa miễn dịch.

1.4. TỔNG QUAN VỀ HORMONE FSH VÀ TESTOSTERON
1.4.1. Tổng quan về hormone
Hormone là các chất hóa học do các tế bào hay nhóm tế bào tiết trong cơ
thể người và động vật sản sinh ra, được vận chuyển trong máu hay dịch não
tủy đến điều khiển, điều hòa hoạt động của các tế bào hay các cơ quan nơi có
các cơ quan thụ cảm hormone (hormone receptor).
Theo Philip W.D và Chilton T.J (1991) [30], hormone tồn tại trong cơ
thể ở các dạng chủ yếu sau:
Hormon steroid: là những hormone có cấu trúc hoá học giống cholesterol và
hầu hết được tổng hợp từ cholesterol như: hormone vỏ thượng thận, tinh hoàn,
buồng trứng và nhau thai (Estrogen, testosterone, progesterone,…)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25

×