Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt đến chất lượng nông sản tại khu vực mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 78 trang )



i






ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN TIẾN LONG





NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC QUẶNG SẮT ĐẾN CHẤT LƢỢNG NÔNG SẢN
TẠI KHU VỰC MỎ SẮT TRẠI CAU, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60 44 03 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS LƢƠNG THỊ HỒNG VÂN


THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ii






LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Bản Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
của tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát
và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lương Thị
Hồng Vân.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ
cho một học vị nào, phần trích dẫn tài liệu đều được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2012
Tác giả



Nguyễn Tiến Long






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iii






LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cao học chuyên
ngành Khoa học môi trường với đề tài : “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động
khai thác quặng sắt đến chất lượng nông sản tại khu vực mỏ sắt Trại Cau, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. Tôi đã nhận được sự giúp đỡ qu‎ý báu của nhiều tập
thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết tôi xin được gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới toàn thể thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, thầy
cô giáo trong khoa Tài nguyên và môi trường, khoa Sau đại học đã giúp đõ và
truyền đạt cho tôi những kiến thức khoa học trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS Lương Thị
Hồng Vân - Viện Khoa học Sự số ng - Đại học Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến lãnh đạo, cán bộ của UBND
Thị trấn Trại Cau đã dành thời gian đón tiếp và cung cấp những thông tin giá trị
giúp cho quá trình nghiên cứu đề tài. Xin cảm ơn bà con nhân dân các tổ 1, 2, 3, 5 –
Thị trấn Trại Cau đã dành thời gian đón tiếp và sẵn sàng giúp đỡ tôi thực hiện công
việc của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ của bộ môn Sinh thái - Môi trường, bộ môn
Hóa sinh - Viện Khoa học Sự sống - Đại học Thái Nguyên cùng nhóm nghiên cứu
là các bạn sinh viên trường đại học khoa học, trường đại học nông lâm đã chia sẻ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè, những
người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi cả về vật chất cũng như tinh thần trong quá
trình học tập và thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2012
Tác giả

Nguyễ n Tiế n Long
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iv






MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
3. Yêu cầu của đề tài 2
4. Ý nghĩa của đề tài 2
4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động khai thác qung
trên thế giới và Việt Nam 4
1.1.1. Tình hình khai thác qung trên thế giới 4
1.1.2. Tình hình khai thác qung tại Việt Nam 10
1.2. Đc điểm điề u kiệ n tự nhiên và kinh tế - xã hội Thị trấn Trại Cau
Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên 14
1.2.1. Đc điểm địa lý tự nhiên 14
1.2.1.1. Vị trí địa lý .14
1.2.1.2. Điều kiện địa hình - khí hậu - đất đai - địa chất 15
1.2.2. Đc điểm kinh tế - xã hội 18
1.2.2.1. Đc điểm kinh tế .18
1.2.2.2. Tình hình xã hội 20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


v







1.3. Một số khái niệm liên quan 21
1.4. Ảnh hưởng của kim loại nng đến sinh vật và con người 23
1.5. Một số KLN được nghiên cứu trong đề tài 24
1.5.1. Cadmium (Cd) 24
1.5.2. Chì (Pb) .25
1.5.3. Sắt (fe) 26
1.6. Cơ chế chung về chuyển hóa kim loại nng trong cơ thể sinh vật và
con người 28
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 30
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 33
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu 33
2.4. Kỹ thuật phân tích 33
2.4.1. Xác định hàm lượng các kim loại nng trong đất bằng máy cực
phổ VAC 797. 34
2.4.2. Xác định hàm lượng mùn có trong đất 34
2.4.3. Xác định các chỉ tiêu đối với mẫu thực vật 34
2.4.4. Xác định các chỉ tiêu đối với mẫu nước thải 34
2.4.5. Xác định các chỉ tiêu đối với mẫu động vật thủ y sinh 34
2.5. Cỡ mẫu nghiên cứu 35
2.6. Xử lý số liệu 35
2.7. Sơ đồ mô hình nghiên cứu trong đề tài 36

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. Thự c trạ ng củ a hoạ t độ ng khai thá c quặ ng sắ t và ả nh hưở ng của hoạt
động đó đến môi trường vùng nghiên cứu 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


vi






3.1.1. Thự c trạ ng củ a hoạ t độ ng khai thá c quặ ng sắ t tạ i khu vự c mỏ sắ t
Trại Cau, huyệ n Đồ ng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 37
3.1.2 Ảnh hưởng của hoạt động khai thác qung sắt đến môi trường ở
khu vực Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 39
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác qung sắt
đến chất lượng nông sản tại khu vực mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên .44
3.2.1. Kết quả xác định thực trạng môi trường đất vùng nghiên cứu 44
3.2.1.1. Chỉ số pH và hàm lượng mùn trong đất vùng nghiên cứu 44
3.2.1.2. Hàm lượng một số KLN trong đất vùng nghiên cứu 45
3.2.2. Kết quả xác định thực trạng môi trường nước mt vùng nghiên
cứu 46
3.2.2.1. Các chỉ số về nước mt vùng nghiên cứu 46
3.2.2.2. Hàm lượng KLN trong nước mt được nghiên cứu 47
3.2.3. Kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng của môi trường đất và nước
vùng khai thác đến chất lượng nông sản là động vật thuỷ sinh và
thực vật được nuôi trồng tại vùng nghiên cứu. 48

3.2.3.1. Chất lượng nông sản được nuôi, trồng tại khu vực nghiên cứu 48
3.2.3.2. Độ an toàn của nông sản vùng nghiên cứu (chỉ tiêu KLN độc
hại) 49
3.2.4. Kết quả nghiên cứu mối tương quan về hàm lượng KLN độc hại
trong môi trường với hàm lượng của chúng trong nông sản được sản
xuất (nuôi trồng) tại vùng nghiên cứu 50
3.2.4.1. Mố i tương quan giữ a hàm lượng Pb trong môi trường và trong
nông sản tạ i vù ng nghiên cứ u 50
3.2.4.2. Mố i tương quan giữ a hàm lượng Cd trong môi trường và trong
nông sản tạ i vù ng nghiên cứ u 53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


vii






3.2.4.3. Mố i tương quan giữ a hàm lượng Fe trong môi trường và trong
nông sản tạ i vù ng nghiên cứ u 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
KẾT LUẬN 60
1. Thự c trạ ng củ a hoạ t độ ng khai thá c quặ ng sắ t tạ i khu vự c mỏ sắ t Trạ i
Cau, huyệ n Đồ ng hỷ , tỉnh Thái Nguyên .60
2. Thực trạng môi trườ ng đấ t vù ng nghiên cứ u 60
3. Thực trạng môi trườ ng nướ c vù ng nghiên cứ u 61
4. Ảnh hưởng của môi trường đất và nước vùng khai thác đến chất lượng
nông sả n là độ ng vậ t thủ y sinh và thự c vậ t đượ c nuôi trồ ng tại vùng

nghiên cứ u 61
5. Mối tương quan giữa ô nhiễm KLN trong môi trường với chất lượng
và độ an toàn của nông sản được sản xuất tại vùng nghiên cứu 62
KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


viii






DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD
5
: Biochemical Oxygen Demand (nhu cầu oxy sinh học)
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường.
BYT : Bộ Y tế.
COD : Chemical Oxygen Demand (nhu cầu oxy hóa học)
CSBT : Chỉ số bình thường
ĐC : Đối chứng
KHCN : Khoa học công nghệ.
KLN : Kim loại nng.
NC : Nghiên cứu
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam.
TC : Tiêu chuẩn

TCCP : Tiêu chuẩn cho phép.
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam.
WHO : Tổ chức Y tế Thế giới



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ix






DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Giới thiệu một số kim loại nng ô nhiễm và tác hại của nó đến
sức khỏe của con người 8
Bảng 1.2: Mức độ suy thoái đất lâm nghiệp do khai thác mỏ 11
Bảng 1.3: Mức độ ô nhiễm đất nông nghiệp do khai thác mỏ 12
Bảng 1.4: Nhiệ t độ , độ ẩ m, lượ ng mưa bì nh quân củ a cá c thá ng trong năm
2010…………………………………………………………… 16
Bảng 1.5: Cơ cấ u diệ n tí ch đấ t tự nhiên củ a Thị trấ n Trạ i Cau năm 2010…… 17
Bảng 1.6: Diệ n tí ch cơ cấ u sử dụ ng đấ t nông nghiệ p củ a Thị trấ n Trạ i
Cau……………………………………………………………………………………………………………………………… 18
Bảng 3.1: Danh mụ c cá c ả nh hưở ng củ a hoạ t độ ng khai thá c quặ ng sắ t đế n
môi trườ ng……………………………………………………………………………………………………………… 39
Bảng 3.2: Đc trưng của các nguồn gây ô nhiễm không khí tới mỏ khai thác

quặ ng sắ t……………………………………………………………………………………………………………………40
Bảng 3.3: Tác động của hoạt động khai thác qung sắt đến môi trường…………42
Bảng 3.4: Chỉ số pH và hàm lượng mùn của đất vùng nghiên cứu 44
Bảng 3.5: Hàm lượng một số KLN trong đất liên quan đến sản xuất nông
sản tại vùng nghiên cứu (mg/kg đất khô). 45
Bảng 3.6: Kết quả xác định các chỉ số lý, hóa, sinh trong các mẫu nước
mt liên quan đến sản xuất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu 46
Bảng 3.7: Hàm lượng KLN trong các mẫu nước mt được nghiên cứu
(mg/l) 47
Bảng 3.8: Một số chỉ số chất lượng của lương thực và thực phẩm được
khai thác tại vùng nghiên cứu (Đơn vị tính: % vật chất khô) 48
Bảng 3.9: Hàm lượng một số kim loại nng tồn lưu trong lương thực và
thực phẩm được khai thác tại vùng nghiên cứu (mg/kg) 49
Bảng 3.10: Tương quan giữ a Pb trong đấ t, nước và trong nông sản 50
Bảng 3.11: Tương quan giữ a Cd trong đấ t, nước và trong nông sản 53
Bảng 3.12: Tương quan giữ a Fe trong đất, nước và trong nông sản 56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


x






DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Khu vực sơ chế qung 30
Hình 2.2: Hồ chứa nước thải 30

Hình 2.3: Hồ chứa nước lắng đọng 31
Hình 2.4: Các mẫu nông sản thu được tại vùng nghiên cứu 32
Hình 3.1: Đồ thị tương quan giữa hàm lượng chì trong đất và trong thóc 51
Hình 3.2: Đồ thị tương quan giữa hàm lượng chì trong đất và trong rau 51
Hình 3.3: Đồ thị tương quan giữa hàm lượng chì trong nước và trong ốc 52
Hình 3.4: Đồ thị tương quan giữa hàm lượng chì trong nước và trong cá 52
Hình 3.5: Đồ thị tương quan giữa hàm lượng Cadmium trong đất và trong
thóc 54
Hình 3.6: Đồ thị tương quan giữa hàm lượng Cadmium trong đất và trong
rau 54
Hình 3.7: Đồ thị tương quan giữa hàm lượng Cadmium trong nước và
trong ốc 55
Hình 3.8: Đồ thị tương quan giữa hàm lượng Cadmium trong nước và
trong cá 55
Hình 3.9: Đồ thị tương quan giữa hàm lượng sắt trong đất và trong thóc 57
Hình 3.10: Đồ thị tương quan giữa hàm lượng sắt trong đất và trong rau 57
Hình 3.11: Đồ thị tương quan giữa hàm lượng sắt trong nước và trong cá 58
Hình 3.12: Đồ thị tương quan giữa hàm lượng sắt trong nước và trong ốc 59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1





MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, khoáng sản là một tài nguyên thiên
nhiên vô cùng quý giá. Chính vì vậy mà nền công nghiệp khai thác khoáng
sản phát triển ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Điều này một
mt giúp cho sự phát triển của đất nước, nhưng mt khác nó lại tạo ra một lượng
lớn chất thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường tại các khu vực xung quanh.
Đối với chất thải hữu cơ nó có thể tự phân hủy nhanh trong điều kiện tự
nhiên, nhưng trong chất thải của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản có
chứa các kim loại nng, chúng rất khó phân hủy trong môi trường tự nhiên
gây ảnh hưởng tới đất, nước và sinh vật tại khu vực bị ô nhiễm.
Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc
vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Trên địa bàn tỉnh, người ta đã phát hiện
khoảng 177 điểm qung và mỏ khoáng sản với hơn 30 loại hình khoáng sản khác
nhau, phân bố tập trung ở các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ,…
Hoạt động khai thác tự do khoáng sản nói chung, khai thác qung sắt nói
riêng đang là một trong những vấn đề khá nóng bỏng ở nước ta. Hoạt động này
diễn ra nhiều năm nay và ảnh hưởng đến nhiều mt của môi trường tự nhiên và xã
hội. Mc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, có nhiều bài báo phản ánh, nhưng
giải pháp cho tình trạng này vẫn còn là một bài toán nan giải.
Tại khu vực Trại Cau huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng
qung sắt khá lớn, vì vậy việc khai thác qung sắt đã diễn ra từ lâu với nhiều
hình thức khác nhau trong đó đc biệt là việc khai thác tự do của người dân đã
diễn ra từ lâu mà chưa có sự quản lý của các cấp chính quyền địa phương.
Điều này gây ảnh hưởng xấu tới không chỉ tài nguyên khoáng sản, mà còn
ảnh hưởng đến môi trường, trong đó có môi trường đất và nước. Trong khi đó
người dân vẫn canh tác trên các vùng quanh khu vực khai thác đã bị ô nhiễm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2






mà chưa có nghiên cứu nào về mức độ ảnh hưởng của hoạt động đó đến các
sinh vật tại khu vực ô nhiễm, đc biệt là các ảnh hưởng của chúng đến chất lượng
nông sản (lương thực, thực phẩm) vì người dân tại đây chủ yếu là làm nông nghiệp.
Xuất phát từ những lý do thực tế trên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt đến chất lượng
nông sản tại khu vực mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục đí ch nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứ u ả nh hưở ng củ a hoạ t độ ng khai thá c quặ ng sắ t đế n chấ t
lượ ng nông sả n tạ i khu vự c mỏ s ắt Trại Cau , huyệ n Đồ ng Hỷ , tỉnh Thái
Nguyên và đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo phát triển bền vững
vùng khai thác qung sắt.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá thự c trạ ng củ a hoạ t độ ng khai thá c quặ ng sắ t và ả nh hưở ng
của hoạt động đó đế n môi trườ ng vù ng nghiên cứ u.
- Đánh giá thực trạng chất lượng đất và sự ô nhiễm một số kim loại
nng độc hại trong đất, nước thuộc khu vực khai thác qung của mỏ sắt Trại
Cau - Thái Nguyên.
- Đánh giá chấ t lượ ng và độ an toàn của một số nông sản (lương thực,
thực phẩm) được nuôi trồng và khai thác tại vùng nghiên cứu thông qua một
số chỉ số hoá sinh như Protein tổ ng số , khoáng tổng số và hàm lượng một số
kim loại nng như Pb, Cd, Fe.
- Nghiên cứu mối tương quan giữa KLN trong môi trường và KLN
trong các loại nông sản nói trên được sản xuất tại vùng chịu ảnh hưởng của
hoạt động khai thác qung sắt thuộc mỏ sắt Trại Cau - Thái Nguyên.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Nâng cao được kiến thức lý thuyết cũng như kiến thức thực tiễn. Có được
kinh nghiệm làm việc trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa của học viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3





- Cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác lập và quy hoạch vùng sản xuất
nông nghiệp an toàn tại khu vực khai thác qung kim loại nói chung và qung
sắt nói riêng.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài này cho thấy được tác động và ảnh
hưởng của việc khai thác qung sắt đến chất lượng và độ an toàn của một số
động vật thủy sinh và thực vật sống trong, ngoài khu vực khai thác rồi từ đó
đưa ra kết luận về việc khai thác qung sắt đã gây ô nhiễm môi trường và tác
động của hoạt động đó đến thực vật, động vật thủy sinh được trồng và nuôi tại
khu vực. Qua đó đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm hạn chế, giảm thiểu
các tác động trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4






Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu về ảnh hƣởng của hoạt động khai thác quặng
trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình khai thác quặng trên thế giới
Khai thác mỏ là hoạt động khai thác khoáng sản hoc các vật liệu địa
chất từ lòng đất, thường là các thân qung, mạch hoc vỉa than. Các vật liệu
được khai thác từ mỏ như kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani, than, kim
cương, đá vôi, đá phiến dầu, đá muối và kali cacbonat. Bất kỳ vật liệu nào
không phải từ trồng trọt hoc được tạo ra trong phòng thí nghiệm hoc nhà
máy đều được khai thác từ mỏ. Khai thác mỏ ở nghĩa rộng hơn bao gồm việc
khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo (như dầu mỏ, khí thiên nhiên,
hoc thậm chí là nước).
Khoảng 40.000 năm trước công nguyên (TCN), con người đã biết sử
dụng mọi thứ xung quanh mình, kể cả đá cũng được dùng làm công cụ khai
thác các khoáng sản. Sau một thời gian sử dụng hết những đá tốt trên bề mt
trái đất, con người bắt đầu đào bới để tìm những thứ họ cần. Những mỏ đầu
tiên chỉ là những cái hố nông nhưng rồi những người khai thác mỏ sau đó
buộc phải đào sâu thêm để tìm kiếm. Một trong những khoáng sản họ cần lúc
bấy giờ là Hoàng Thổ, được dùng như sắc tố cho các mục đích lễ nghi và vẽ
tranh trong hang động. Khu mỏ Hoàng Thổ được khai thác xưa nhất được tìm
thấy là ở Bomvu Ridge thuộc Swaziland, Châu Phi.
Từ khi bắ t đầ u thờ i kỳ văn minh, con ngườ i đã biế t sử dụ ng đá , gố m và
sau đó là kim loạ i đượ c tìm thấ y trên bề mặ t Trá i Đấ t. Các loại vật liệu này đã
đượ c sử dụ ng để tạ o ra cá c công cụ và vũ khí trong thờ i kỳ nà y , đặ c biệ t là đá
lử a đượ c tì m thấ y ở miề n bắ c nướ c Phá p , miề n nam nướ c Anh đượ c sử dụ ng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



5





để tạo ra lửa . Các mỏ đá lửa đượ c tì m thấ y trong cá c khu vự c có đá phấ n , ở
đây cá c vỉ a đá đượ c đà o ở dạ ng hầ m . Các mỏ ở Grimes Graves rất nổi tiếng
và cũng giống như hầu hết các mỏ đá lửa khác có tuổi thuộc thời kỳ đồ đá
mớ i (khoảng 4000 TCN - 3000 năm TCN).
Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, điều kiện kinh tế thuận lợi,
phát triển cùng với vấn đề tăng dân số đã kéo theo hàng loạt nhu cầu của cuộc
sống tăng theo, để đáp ứng được các yêu cầu này con người đã đẩy mạnh khai
thác tài nguyên thiên nhiên, đc biệt là nguồn tài nguyên hóa thạch. Với sự hỗ
trợ của máy móc kỹ thuật hiện đại trong quá trình khai thác, con người đã và
đang khai thác ngày càng mạnh mẽ nguồn tài nguyên không tá i tạ o này. Việc
khai thác khoá ng sả n đã phầ n nào đáp ứng được các nhu cầu của con người
nhưng mt khác việc khai thác quá mức đã và đang làm khan hiếm và cạn kiệt
nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này.
Mc dù khai khoáng có lợi cho kinh tế, tuy nhiên việ c khai thá c đó đã
làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái. Khai mỏ luôn ẩn chứa
những mối nguy hiểm cho môi trường dù ít hay nhiều. Ngay cả ở Mỹ, với các
kỹ thuật hiện đại nhưng vẫn bị ô nhiễm môi trường. Ví dụ, ô nhiễm các chất
Cyanit và kim loại nng nước đầu nguồn phụ lưu sông Rio Grande, là kết quả
của hoạt động khai thác vàng ở Summitville, Colorado,1993, mà 8 năm sau
đó mỏ mới mở cửa trở lại được. Các vùng suối đã đưa các chất độc đó đi xa
và làm chết cá, tôm, các thực vật thủy sinh.
Ở Nhật, cá nhiễm độc do ăn phải chất thải luyện kim chứa nhiều Cd
trong Vịnh Tokyo, gây nên bệnh “Ita - Itai” nổi tiếng đã đi vào lịch sử như

một ví dụ điển hình. Các nơi xa hàng chục km người ta vẫn phải ngửi chất
độc kim loại do khai thác qung. Khả năng gây ô nhiễm không chỉ phụ thuộc
vào phương pháp khai thác. Khai thá c lộ thiên hay khai thá c hầ m lò không
quan trọng, mà ô nhiễm phụ thuộc chính vào các loại qung, loại khoáng sản,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6





khoáng chất, hàm lượng, tỉ lệ chất thải và loại chất thải. Chất thải của khai mỏ
và qung không chỉ ảnh hưởng lên môi trường trong thời gian hiện tại mà còn
ảnh hưởng tớ i môi trườ ng (đặ c biệ t là ả nh hưở ng đế n môi trườ ng đấ t ) hàng
chục năm sau. Một sự cố vùng mỏ Cornish Als là kết quả mà hơn 200 người
Trung Hoa đã bỏ đi, hay khu khai thác qung thiếc ở Jos Platrau, Nigeria kết
thúc năm 1980, cho đến tận ngày nay “một vùng tai họa” rộng hơn 300 km
2
thực sự là vùng đất hoang tàn.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều nước và vùng lãnh thổ sử dụng nước
ngầm bị nhiễm asen một cách trầm trọng như: Tây Bengal (Ấn Độ),
Băngladesh, Đài Loan, Alaska, một số vùng ở Archentina, Canađa, Mỹ.
Năm 2001, nghiên cứu của WHO tiến hành tại Canada thấy rằng hàm
lượng asen trung bình trong 262 mẫu rau là 7 μg/kg tươi, trong 176 mẫu quả
là 4,5 μg/kg tươi
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới về ô nhiễm asen trong nguồn
nước, nồng độ asen trong nước giếng khoan ở khu vực Nam Iowa và Tây
Missouri của Mỹ dao động từ 0,034 - 0,490 mg/l; Ở Hungary dao động từ

0,001 - 0,174 mg/l, trung bình là 0,068mg/l; Ở khu vực Tây - Nam Phần Lan
khoảng 0,017 - 0,98 mg/l; Mexico từ 0,008 - 0,624 mg/l, có tới 50% số mẫu
có nồng độ asen > 0,050 mg/l. Mức độ ô nhiễm asen trong nước ngầm ở các
nước Châu Á trầm trọng hơn, nồng độ asen trung bình trong nguồn nước
ngầm ở Tây Nam Đài Loan là 0,671 mg/l. Ở Tây Bengal Ấn Độ nồng độ asen
trung bình trong nước giếng khoan của các quận dao động từ 0,193 đến 0,737
mg/l, có mẫu lên tới 3,7 mg/l.
Theo nghiên cứu của Flegal cho biết lượng chì (Pb) có trong nước bề mt
không bị ô nhiễm là 0,02μg/l. Wiebe và các đồng nghiệp phân tích trên 2000
mẫu nước ở Hawaii (Mỹ) thấy rằng hàm lượng chì lên tới 20 - 700 μg/l,
trong khi theo WHO lượng chì cho phép trong nước bề mt là < 10μg/l.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7





Từ 1961, người ta nhận thấy hàm lượng chì trong nước biển đã đạt tới
mức độ cao do hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải của con người và
gây ô nhiễm cho hệ động - thực vật biển.
Năm 1986, khi tiến hành phân tích các loại hàu, tôm, ốc, sò ở biển Hồng
Kông, Trung Quốc đã phát hiện thấy chì, thuỷ ngân, thiếc, antimon tăng lên
liên tục trong các loài hải sản đó (hàm lượng chì cao nhất ở tôm cua, cá đối và
vẹm). Điều đó khiến người ta lo ngại khả năng gây nhiễm độc cho người bởi
các hải sản này chiếm vị trí quan trọng trong món ăn hàng ngày của người
dân địa phương.
Ở vùng Địa Trung Hải thuộc Tây Ban Nha cũng đã phát hiện 31 loài cá,

nhuyễn thể, giáp xác có chứa hàm lượng chì, cadmi và thuỷ ngân tăng lên 30
lần từ mùa hè năm 1994 và có thể gây nhiễm độc cho người qua dây
chuyền thực phẩm. Khi phân tích các lớp trầm tích ở các hồ tại Thụy
Điển, người ta đã thấy sự gia tăng lớp chì ở đáy hồ xảy ra vào thế kỷ XIX
và tăng nhanh trong thế kỷ XX do việc sử dụng xăng pha chì đạt mức cao
nhất vào năm 1970. Vì vậy, nước hồ và các loại thuỷ sản ở đây đã bị ô nhiễm
bởi chì.
Vào đầu thập kỷ 80, nhiều trẻ em ở Paris (Pháp) mắc một chứng bệnh rất
giống nhau mà các bác sĩ nghi ngờ là do hội chứng rối loạn tiêu hoá. Kết quả
kiểm tra dịch tễ học thực hiện tại Bệnh viện Troussean năm 1985 đã phát hiện
một hiện tượng đáng sợ: Hàm lượng chì trong máu của 2.600 trẻ em cao gấp
nhiều lần tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nguyên
nhân nhiễm độc chì ở trẻ em Pháp là do các em hay ăn những mảnh sơn tường
nhà bị bong ra có vị ngọt. Bởi sơn tường nhà chứa những hạt trắng đó là
axetat chì, cứ ăn một mảnh sơn tường nhà hơi ngọt cơ thể các em sẽ hấp thụ
5.000mg chì mà khi vào ruột, dưới tác động của dịch vị, chúng sẽ chuyển
thành clorua và gây nhiễm độc. Ở thành phố Pritsbone của Australia, nhiều trẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8





em bị nhiễm độc chì do ăn phải sơn tường cũng đã được xác nhận. Ở Mỹ,
theo điều tra, có đến 42 triệu nhà quét sơn tường có pha chì. Cuộc xét nghiệm
tiến hành trong các năm 1976 đến 1980 cho biết mỗi năm người ta phát hiện
thêm 40.000 trẻ em (từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi) bị nhiễm độc chì với hàm

lượng cao hơn 3.000 microgam/lít máu do ăn những mảnh sơn tường.
Tác động gây nhiễm độc của chì qua nước uống đã được biết rõ. Ở Lyon
(Pháp), trong năm 1989, nhiều ca nhiễm độc chì đã được chẩn đoán ở những
ngôi nhà vẫn còn sử dụng hệ thống ống dẫn nước bằng chì. Nhiều ca nhiễm
độc chì như vậy cũng đã xảy ra ở Anh, nhất là ở đô thị Glasgow. Năm 1991, ở
nước Mỹ vẫn còn 32 triệu người được cấp phát nước bởi 130 - 660 hệ thống
dẫn nước mà hàm lượng chì trong nước uống vượt tiêu chuẩn cho phép là
15ppb (1ppb = 1 phần tỷ) gây ra nhiều trường hợp nhiễm độc. Ở nước ta, hầu
hết các thành phố vẫn còn sử dụng một phần hệ thống dẫn nước bằng chì. Sự
nhiễm độc chì thường không biểu hiện bằng các dấu hiệu lâm sàng rõ rệt. Chì
ảnh hưởng tới sự tổng hợp hemoglobin trong máu, làm cản trở sự vận chuyển
oxi trong máu và có thể dẫn đến sự thiếu máu. Nó cũng gây ảnh hưởng đến sự
chuyển hoá của tế bào, sự dẫn truyền thần kinh cũng như khả năng khử độc
của gan, làm suy giảm trí tuệ người lớn. Điều ít được biết là chì làm tăng
huyết áp ở phụ nữ mang thai. Chì ở liều lượng thấp cũng ngăn cản sự phát
triển sinh lý và trí tuệ của trẻ sơ sinh và trẻ em. Liều độc của axetat chì là 1mg
và của cacbonat chì là 2 - 4g đối với người lớn. Việc điều trị nhiễm độc chì rất
phức tạp, tỷ lệ khỏi bệnh rất thấp.





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9






Bảng 1.1: Giới thiệu một số kim loại nặng ô nhiễm và tác hại của nó đến
sức khỏe của con người

Stt
Nguyên
tố
Nguồn thải
Tác dụng
1

As
Thuốc trừ sâu, chất thải
hóa học.
Rất độc, gây ung thư
2
Cd
CN luyện kim, mạ, sơn,
chất dẻo, chế tạo đồ
nhựa
Đảo ngược vai trò hóa sinh của
ezym, gây cao huyết, hỏng
thận, phá hủy các mô và hồng
cầu, có tính độc với động vật
dưới nước
3
Be
Than đá, năng lượng hạt
nhân và công nghiệp vũ

trụ.
Độc tính mạnh và bền, có khả
năng gây ung thư.
4
B
Than đá, sản xuất chất
tẩy rửa, chất thải công
nghiệp
Độc với một số loại cây
5
Cr
Mạ kim loại
Nguyên tố gây ung thư
6
F(ion)
Các nguồn địa chất tự
nhiên, chất thải công
nghiệp, chất bổ sung vào
nước
Nồng độ 5mg/l gây phá hủy
xương và gây vết ở răng
7
Pb
Công nghiệp mỏ, than
đá, xăng, hệ thống ống
dẫn
Gây thiếu máu, bệnh thận, rối
loạn thần kinh, môi trường bị
phá hủy
8

Mn
Chất thải công nghiệp
mỏ.
Tác động lên hệ thần kinh trung
ương, gây tổn thương thận và
bộ máy tuần hoàn, phổi
9
Hg
Chất thải công nghiệp
mỏ, thuốc trừ sâu, than
đá
Độc tính cao
10
Se
Các nguồn địa chất tự
nhiên, than đá
Gây độc
11
Zn
Chất thải công nghiệp,
mạ kim loại, hệ thống
ống dẫn
Độc ở nồng độ cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10






1.1.2. Tình hình khai thác quặng tại Việt Nam
Nước ta là nước có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản. Cho đến nay
ngành Địa chất đã tìm kiếm, phát hiện hơn 5000 mỏ và điểm qung của
khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau.
Một số khoáng sản đã được phát hiện
và khai thác từ rất lâu như vàng, thiếc, chì, kẽm, than đá và các loại vật
liệu xây dựng; số khác mới được phát hiện và khai thác như dầu khí, sắt,
đồng… Một số nơi, có những mỏ nằm tập trung như than ở Quảng Ninh,
bôxit ở Tây Nguyên và apatit ở Lào Cai, đất hiếm ở miền núi phía Bắc.
Việt Nam hiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 216 vị trí có
qung sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập trung
chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Hàng năm, số lượng qung sắt khai thác và chế
biến ở Việt Nam đạt từ 300.000 - 450.000 tấn. Công suất khai thác của mỏ
hiện nay là thấp hơn rất nhiều so với công suất thiết kế được phê duyệt. Công
nghệ và thiết bị khai thác, chế biến ở mức trung bình, một số thiết bị khai thác
cũ và lạc hậu, nên công suất bị hạn chế và không đảm bảo khai thác hết công
suất theo các dự án được phê duyệt. Các mỏ cấp giấy phép tận thu không có
thiết kế khai thác, hoc có nhưng khi khai thác không theo thiết kế. Vì chạy
theo lợi nhuận trước mắt, các doanh nghiệp khai thác tận thu đã làm tổn thất
tài nguyên (Không thu được qung cám cỡ hạt từ 0 - 8mm) mt khác còn làm
cho môi trường bị ảnh hưởng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11






Bảng 1.2: Mức độ suy thoái đất lâm nghiệp do khai thác mỏ

TT
Tên mỏ, khu khai thác
Diện tích
(ha)
Mức độ suy thoái
1
Khu khai thác antimoan
Mậu Duệ, Hà Giang
25
Đất rừng bị đào phá và bỏ
hoang hóa
2
Khai thác vàng antinmoan
Chiêm Hóa
> 720
Thu hẹp RTN và rừng trồng.
Đất rừng bị đào phá, xáo trộn
3
Khu khai thác mangan
Chiêm Hóa, Tuyên Quang
2
Đất đồi bị đào phá, hoang
hóa
4
Khu khai thác barit Ao Sen,

Thượng Ấm (Tuyên
Quang)
150
Đất đồi hoang, đất vườn đồi
bị đào phá
5
Khai thác vonfram Thiện
Kế (Tuyên Quang)
25
Rừng tự nhiên bị thu hẹp. Đất
đồi hoang bị đào phá
6
Khu khai thác than Thái
Nguyên
671
Đất rừng bị thu hẹp để làm
khai trường và bãi thải
7
Các mỏ kim loại ở Bắc
Cạn, Thái Nguyên
960
Rừng và đất rừng bị thu hẹp
để làm khia trường và bãi
thải
8
Khu khai thác Quỳ Hợp,
Nghệ An
85
Rừng tự nhiên, rừng trồng bị
tàn phá, đất rừng bị đào bới

9
Khu khai thác Quỳ Châu
200
Rừng tự nhiên, rừng trồng bị
tàn phá, đất rừng bị đào bới
Nguồn: Nguyễn Đức Quý, Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 4, 1996


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12





Bảng 1.3: Mức độ ô nhiễm đất nông nghiệp do khai thác mỏ

TT
Tên mỏ, khu khai thác
Diện tích
(ha)
Mức độ ô nhiễm
1
Mỏ than núi Hồng
274
Chiếm dụng đất làm khai
trường, bãi thải và thải nước thải
làm ô nhiễm đất nông nghiệp

2
Mỏ than Khánh Hòa
100
Chiếm dụng đất làm khai
trường, bãi thải và thải nước thải
làm ô nhiễm đất nông nghiệp
3
Các mỏ vàng Bắc Thái
114,5
Chiếm dụng đất làm khai
trường, bãi thải. Đổ thải làm ô
nhiễm đất.
4
Các mỏ ở huyện Quỳ Hợp
145
Đất nông nghiệp bị ô nhiễm do
lắng bùn cát.
5
Các mỏ ở huyện Quỳ
Châu
193,8
Đất nông nghiệp bị đào bới, bỏ
hoang, thiếu nước
Nguồn: Nguyễn Đức Quý, Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 4, 1996
Dựa trên chương trình quốc gia, nhiều hoạt động được thực thi trên
phạm vi cả nước về mt pháp chế, công tác quản lý, giáo dục, nghiên cứu
thực nghiệm. Nhiều đề tài nghiên cứu đã được tiến hành trong khuôn khổ các
chương trình nhà nước như dự án VIETPRO - 2020: Khai khoáng và Môi
trường Việt Nam (1996) của viện Dự báo chiến lược KHCN. Một số đề tài
nghiên cứu khoa học về hiện trạng môi trường vùng khai thác khoáng sản đó

là: “Đánh giá hiện trạng tài nguyên khoáng sản và tác động của chúng đối
với môi trường tự nhiên ở một số vùng trọng điểm ” do Lê Như Hùng chủ trì,
đề tài đã đề cập đến hiện trạng môi trường khai thác một số loại khoáng sản
chính ở các địa phương có hoạt động khoáng sản tập trung như Quảng Ninh,
Bắc Thái, Lào Cai, Nghệ An.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13





Giai đoạn 1996 - 2000 chương trình Môi trường của nhà nước có đề tài
KHCN.07.09 của Viện khoa học vật liệu do Nguyễn Đức Quý chủ trì đề cập
đến ảnh hưởng sau giai đoạn khai thác tài nguyên khoáng sản. Đây là những
công trình nghiên cứu cơ bản về môi trường khai thác khoáng sản ở nước ta.
Cho đến nay, đã có rất nhiều đề tài, chương trình nghiên cứu khác về hoạt động
khai thác khoáng sản ảnh hưởng tới môi trường được tiến hành, có ý nghĩa
khoa học rất lớn trong việc quản lý tài nguyên và đưa ra các giải pháp nhằm
phục hồi môi trường, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.
Tại tỉnh Thái nguyên: Trong các tỉnh miền núi phía bắc thì Thái
Nguyên là một tỉnh có trữ lượng tài nguyên tương đối lớn và phong phú. Vì
vậy mà hoạt động khai thác tại đây diễn ra cũng tương đối phức tạp. Nhiều
hoạt động khai thác không có sự quản lý của nhà nước mà do tự phát của
người dân, việc này không chỉ gây tổn thất về tài nguyên cho quốc gia mà nó
còn gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường.
Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc
vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Qua các kết quả điều tra, tìm kiếm và

thăm dò của các đoàn địa chất đã phát hiện được nhiều mỏ và các điểm qung
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Hiện có khoáng 34 loại hình khoáng sản phân
bố tập trung vào các vùng lớn như Đại Từ, Trại Cau (Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ
Nhai)… Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong
phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa cả nước, vùng… điều
này tạo cho Thái Nguyên một lợi thế lớn trong việc phát triển các ngành công
nghiệp luyện kim, khai khoáng…
Hiện nay, một số mỏ khai thác lớn như: sắt, chì, kẽm, barit đã và đang
cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu
và cung cấp nguyên liệu cho nhiều vùng trong cả nước. Song trong quá trình
khai thác gần như chưa chú ý đến công nghệ xử lý ô nhiễm, giảm thiểu ô
nhiễm… Cộng với việc khai thác bừa bãi, tự do với các biện pháp thủ công đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14





thải ra nhiều loại chất độc hại gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất
cao hơn tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Thêm vào đó, các điểm và mỏ
qung đều nằm ở vùng núi phía bắc tỉnh thuộc lưu vực và đầu nguồn của các
con sông chính: sông Cầu, sông Công. Vì vậy, việc mở rộng khai thác khoáng
sản bừa bãi đã ảnh hưởng lớn tới môi trường và các hệ sinh thái của tỉnh. Đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động khai thác khoáng sản trên địa
bàn tỉnh.
Trong thời gian 1996 - 1998, có dự án “Nghiên cứu nguyên nhân và
ảnh hưởng của hoạt động khai thác vàng tự do đến Môi trường và đề xuất các

giải pháp khắc phục” trong chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan trên
địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc, mà xã trọng điểm là xã Thần Sa, huyện
Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên.
Theo đề tài “Nghiên cứu sử dụng thực vật để cải tạo đất bị ô nhiễm kim
loại nặng tại các vùng khai thác khoáng sản” củ a Viện Công nghệ môi trường:
Kết quả phân tích mẫu đất tại mỏ than Núi Hồng (Thái Nguyên) cho thấy: Hàm
lượng As trong đất từ 202 - 3690 ppm (1ppm = 1 phần triệu), gấp 17 - 308 lần
(TCVN), có nơi lên đến 15146ppm. Mỏ kẽm, chì làng Hích (Thái Nguyên )
cũng có hàm lượng Pb và Zn tương ứng là 13028ppm và 9863ppm; gấp 186
lần (TCVN) đối với Pb và 49 lần đối với Zn.
1.2 Đặc điểm điề u kiệ n tự nhiên và kinh tế - xã hội Thị trấn Trại Cau -
Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên
1.2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Trại Cau là trung tâm tiểu vùng phía Đông - Nam của huyện
Đồng Hỷ, là ngã ba giao lưu với huyện Phú Bình và tỉnh Bắc Giang. Thị trấn
Trại Cau được thành lập ngày 19/10/1962 có tổng diện tích tự nhiên là 627,1
ha, bao gồm 16 tổ nhân dân.
- Phía Bắc giáp xã Cây Thị và xã Nam Hòa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15





- Phía Đông và phía Nam giá p xã Tân Lợ i.
- Phía Tây - Tây Bắ c giá p xã Nam Hò a.

So với các vùng khác trong huyện Đồng hỷ, Thị trấn Trại Cau có một vị
trí đc biệt quan trọng về nhiều mt, là nơi đầu mối giao lưu và trao đổi hàng
hóa với các xã tiểu vùng. Thị trấn Trại Cau có cơ sở hạ tầng phát triển, giao
thông thuận tiện, đc biệt có tỉnh lộ 269 chạy qua thị trấn với chiều dài
khoảng 4 km đảm bảo cho việc lưu thông đến các xã trong huyện, qua xã Hợp
Tiến đến Xuân Lương - Yên Thế của tỉnh Bắc Giang.
1.2.1.2. Điều kiện địa hình - khí hậu - đất đai - địa chất
a. Địa chất - Địa hình
Địa hình của thị trấn Trại Cau thuộc dạng địa hình đồng bằng trong núi,
có độ cao tuyệt đối dao động từ 40 – 50 m, được cấu tạo bởi trầm tích bở rời
nguồn gốc aluvi,proluvi,deluvi, bề mt bằng phẳng hơi nghiêng.
Kiến tạo địa chất ở đây đã thành tạo nên những mỏ khoáng sản có giá trị
công nghiệp rất lớn. Theo thuyết địa máng, vào giai đoạn cuối của địa máng,
sự tạo khoáng nhiệt dịch phát triển rộng rãi đã tạo thành các thành hệ qung
manhetit, hematit Sau đó, từ vị trí nguồn cung cấp bị phá hủy, đã có sự dịch
chuyển những vật liệu vụn mảnh và phóng hóa theo sườn dốc tạo ra sa
khoáng sườn tích tạo thành qung có nguồn gốc đeluvi.
Theo kết quả thăm dò (nguồn: Báo cáo về công tác thăm dò của
Đoàn 8 tiến hành tại các mỏ sắt Thái Nguyên và Trại Cau năm 1961 –
1962), trữ lượng qung sắt trong khu vực Trại cau – Đồng hỷ khoảng
:13731,2 ngàn tấn bao gồm:
- Qung Limonit, hàm lượng Fe trung bình > 55%.
- Qung Manhetit hàm lượng Fe trunh bình >62 %.
Ngoài tài nguyên qung sắt, Trại Cau cũng có thêm khoáng sản vàng,
thiếc…Tuy nhiên, trữ lượng không lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×