1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐÀO TRỌNG TUẤN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ
CẤY VÀ CÁC MỨC PHÂN BÓN ĐẾN SINH
TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA
J01 VỤ XUÂN VÀ VỤ MÙA 2011 TẠI TỈNH YÊN
BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS Trần Ngọc Ngoạn
Thái Nguyên, 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây trồng có từ lâu đời và gắn liền với quá
trình phát triển của loài người. Từ buổi đầu của nền văn minh, cây lúa là cây
trồng được gắn liền với quá trình phát triển của loài người và đã trở thành cây
lương thực chính của Châu Á nói chung, người Việt Nam ta nói riêng và có
vai trò quan trọng trong nét văn hoá ẩm thực của dân tộc ta.
Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu ăn ngon của người dân ngày càng
tăng vì cây lúa đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày
của người dân trong và ngoài nước.
Theo Yuan Longping (2004) dân số hiện nay của thế giới đã là hơn 6 tỷ
người. Con số này sẽ đạt tới 8 tỷ vào năm 2030. Trong khi dân số tăng thì
diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần, do đất được chuyển sang các mục đích
sử dụng khác. Áp lực của tăng dân số cùng với áp lực từ thu hẹp diện tích đất
trồng trọt nên sản xuất lương thực của thế giới ngày càng tăng. Cách duy nhất
để con người giải quyết vấn đề này là ứng dụng khoa học kỹ thuật tìm cách
nâng cao năng suất các loại cây trồng [38].
Lúa là loại cây lương thực chính cung cấp cho hơn một nửa dân số thế
giới. Người ta ước tính đến năm 2030 sản lượng lúa của thế giới phải tăng
thêm 60% so với sản lượng năm 1995. Về mặt lý thuyết, lúa có khả năng cho
sản lượng cao hơn nếu điều kiện canh tác như hệ thống tưới tiêu, chất lượng
đất, biện pháp thâm canh và giống được cải thiện. Trong tất cả các yếu tố đó,
cải tạo giống đóng vai trò rất quan trọng [38].
Thực tế sản xuất cho thấy năng suất và chất lượng của một số giống lúa
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, kỹ thuật trồng trọt, thời tiết. Trong đó
kỹ thuật trồng trọt như mật độ và phân bón có ảnh hưởng quyết định đến năng
suất lúa. Mật độ cùng với tỷ lệ đẻ nhánh quyết định yếu tố cấu thành năng suất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
cơ bản nhất đó là số bông/m
2
. Giống mới cũng chỉ phát huy được tiềm năng
của mình cho năng suất cao khi được bón đủ phân và bón phân hợp lý [18].
Yên Bái là tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, tổng diện tích đất tự nhiên
của tỉnh là 688.627,64 ha (theo số liệu thống kê năm 2011) trong đó diện
tích đất nông nghiệp là 538.541,05 ha, chiếm 78,20% diện tích đất tự nhiên.
Thành phố Yên Bái là đô thị loại 2, là trung tâm chính trị, kinh tế của
tỉnh. Có tiềm năng về phát triển sản xuất lúa, hiện nay diện tích ruộng cấy lúa
trên 979 ha, đất đai có độ phì cao, điều kiện tưới tiêu và thâm canh tốt; năng
suất lúa cả năm đạt 48,16 tạ/ha, [diện tích lúa đông xuân 508 ha, năng suất lúa
Đông xuân 48,50 tạ/ha, sản lượng lúa đông xuân 2.465 tấn], tổng sản lượng
lúa hàng năm đạt 4.716 tấn. Tuy nhiên, Yên Bái chưa phát huy được tiềm
năng thế mạnh trong sản xuất lúa, hiệu quả kinh tế mang lại từ sản xuất lúa
còn rất thấp vì nhân dân chủ yếu gieo trồng những giống lúa cũ năng suất và
chất lượng chưa cao. Từ năm 2009 tỉnh Yên Bái phối hợp với Viện di truyền
đưa một số giống lúa mới thuộc loài phụ Japonica có nguồn gốc từ Nhật Bản
vào sản xuất thủ nghiệm với diện tích 50 ha , đến diện tích gieo cấy những
giống lúa thuộc loài phụ Japonica đã tăng lên 700 ha, năng suất đạt trung bình
67 tạ/ha, so với các giống lúa đãng gieo cấy tại địa phương những giống lúa
này đang có ưu thế và hứa hẹn đam lại những thay đổi trong phát triển những
giống lúa có chất lượng cho tỉnh Yên Bái.
Thực tế trong sản xuất nhiều năm qua người nông dân do thói quen và
quan niệm lấy lượng bù chất cũng như chưa chủ động áp dụng tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất nên thường cấy với mật độ dầy, việc sử dụng phân bón còn
thiếu khoa học và lãng phí. Người nông dân mới chỉ quan tâm nhiều đến sử
dụng phân đạm, một số ít quan tâm đến sử dụng kali. Việc sử dụng các loại
phân bón không cân đối như lượng đạm bón nhiều, trong khi đó phân kali còn
sử dụng rất thấp. Thời điểm bón phân chưa hợp lý, thường bón muộn, bón rải
rác không tập trung nhất là đạm nên cây lúa thường hay bị đổ, sâu bệnh nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng Vì vậy, ngoài các biện pháp kỹ
thuật như bố trí thời vụ, kỹ thuật làm đất, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh thì
xác định mật độ cấy và các tổ hợp phân bón, cách bón là một biện pháp kỹ
thuật quan trọng cần được nghiên cứu và áp dụng nhằm làm tăng năng suất và
hiệu quả kinh tế.
Xuất phát từ những thực trạng trên để xác định được mật độ cấy và
mức phân bón hợp lý trong việc thâm canh giống lúa J01, đạt năng suất cao,
chất lượng tốt, chống chịu tốt với các dịch hại, thích nghi với điều kiện sinh
thái của thành phố Yên Bái, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất
của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái”
2. Mục tiêu của đề tài:
Xác định được mật độ trồng và liều lượng phân bón thích hợp cho
giống lúa J01 tại tỉnh Yên Bái.
3. Yêu cầu của đề tài
- Xác định được ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của giống lúa J01.
- Xác định được ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lúa J01.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Bước đầu nghiên cứu được thời gian sinh trưởng, phát triển, khả năng
thích ứng, năng suất của giống lúa J01 cho vùng đất chủ động nước tại tỉnh
Yên Bái nhằm làm cơ sở khoa học cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo.
- Kết quả thu được từ thí nghiệm là căn cứ khoa học để bổ sung, hoàn
thiện quy trình kỹ thuật thâm canh lúa trên đất chủ động nước tại tỉnh Yên
Bái nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được mật độ cấy và mức phân bón phù hợpcho giống lúa
J01 trên đất ruộng chủ động nước, từ đó thay đổi phương pháp canh tác
truyền thống đang hạn chế đến tiềm năng năng suất của giống lúa này ở tỉnh
Yên Bái.
- Đề tài mang tính ứng dụng cao, khi ứng dụng vào thực tiễn sản xuất
sẽ thúc đẩy mở rộng diện tích trồng lúa trên đất ruộng chủ động nước từ đó
nâng cao hệ số sử dụng đất, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần xóa
đói giảm nghèo cho tỉnh Yên Bái nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói
chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng chịu tác động của
các yếu tố tự nhiên như đất, nước, dinh dưỡng, khí hậu, thời tiết đồng thời nó
cũng chịu tác động trực tiếp của các yếu tố kinh tế - xã hội như trình độ canh
tác, biện pháp kỹ thuật, khả năng đầu tư, thâm canh…việc bón phân và bố trí
mật độ hợp lý nhằm phân bố hợp lý đơn vị diện tích lá/đơn vị diện tích đất,
tận dụng nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời, hạn chế sâu bệnh hại, tạo tiền
đề cho năng suất cao. Ngoài ra, việc bố trí mật độ hợp lý còn tiết kiệm được
hạt giống công lao động và các chi phí khác góp phần nâng cao hiệu quả kinh
tế trong sản xuất lúa hiện nay. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về phân bón
và phương pháp cấy chưa nhiều và thiếu các nghiên cứu hệ thống vấn đề này.
Thực tế đây là một biện pháp kỹ thuật quan trọng trong thâm canh lúa. Với
mỗi giống lúa, mỗi mức phân bón, mức đầu tư kỹ thuật trên các vùng khác
nhau thì cần có các nghiên cứu tìm ra phương pháp bón phân và mật độ cấy
hợp lý, đây là một việc làm thường xuyên của các nhà khoa học. Chính vì vậy
đề tài mang đủ cơ sở khoa học và thực tiễn.
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa trên thế giới
Hiện nay thế giới có trên 100 nước trồng lúa ở hầu hết các châu
lục. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo vẫn tập trung chủ yếu ở các nước châu Á nơi
chiếm tới 90% diện tích gieo trồng và sản lượng [41].
Sau đây chúng ta thấy biến động về diện tích, năng suất và sản lượng
lúa trên toàn thế giới trong vài thập kỷ gần đây.
Bảng 1.1 cho thấy: Diện tích canh tác lúa trên thế giới trong vài thập kỷ
gần đây có xu hướng tăng. Song tăng mạnh nhất vào những thập niên 70, 90
của thế kỷ XX và có xu hướng ổn định từ những năm đầu của thế kỷ XXI. Về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
năng suất của lúa cũng tăng dần qua các năm và tăng nhanh nhất vào thập
niên 70, 80. Đến thập niên 90 và những năm đầu của thế kỷ XXI năng suất
lúa tăng chậm lại song nhìn chung năng suất tăng gần gấp đôi từ 23,81 tạ/ha
năm 1970 lên 42,04 tạ/ha vào năm 2009. Điều này cho thấy “cuộc cách mạng
xanh” từ giữa thập niên 60 đã ảnh hưởng tích cực đến sản lượng lúa của thế
giới nói chung và của châu Á nói riêng, những tiến bộ kỹ thuật mới nhất là
giống mới, kỹ thuật thâm canh tiên tiến được áp dụng rộng rãi trong sản xuất
đã góp phần làm cho sản lượng lúa tăng lên đáng kể.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới trong vài thập kỷ gần đây
Năm
Diện tích
(Nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(Triệu tấn)
1970
132,87
23,81
316,34
1980
144,41
27,48
396,87
1990
146,96
35,29
518,55
2000
154,05
38,91
599,35
2001
152,04
39,35
598,31
2002
147,95
38,49
569,45
2003
148,53
39,36
584,63
2004
150,54
40,37
607,79
2005
155,02
40,92
634,39
2006
155,74
41,16
641,09
2007
155,95
42,12
656,80
2008
159,25
43,07
685,87
2009
161,42
42,04
678,68
2010
159,41
43,680
696,32
(Nguồn: FAO STAT, 2011) [40].
Châu Á gồm 8 nước có sản lượng cao nhất đó là Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Việt Nam, Myanma và Nhật Bản. Hiện nay
châu Á có diện tích lúa cao nhất với 143,4 triệu ha, sản lượng 611,7 triệu tấn [41].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của 10 nƣớc đứng đầu thế giới năm 2010
Tên nƣớc
Diện tích
(Nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(Triệu tấn)
Thế giới
159,416,542
43,680
696,324,394
Ấn Độ
42,560,000
33,826
143,963,000
Trung Quốc
30,117,262
65,481
197,212,010
Indonesia
13,253,500
50,152
66,469,400
Bangladesh
11,700,000
42,787
50,061,200
Thái Lan
10,990,100
28,751
31,597,200
Việt Nam
7,513,700
53,221
39,988,900
Philippines
4,354,160
36,222
15,771,700
Brazil
2,887,651
41,272
11,236,000
Pakistan
2,365,000
30,592
72,350,00
Nhật Bản
1,628,000
65,111
10,600.000
(Nguồn: FAO STAT, 2011) [41 ].
Qua Bảng 1.2 cho thấy: Nước có diện tích trồng lúa lớn nhất là Ấn Độ
với diện tích 42,5 triệu ha, sản lượng lúa của Ấn Độ là 143,9 triệu tấn, chiếm
20,67 % tổng sản lượng của thế giới.
Trung Quốc là một nước có dân số đông nhất thế giới, trong vài thập
niên gần đây Trung Quốc có nhiều thành tựu trong cải tiến giống lúa, trong đó
đặc biệt quan tâm đến sử dụng ưu thế lai ở lúa do đó năng suất bình quân đạt
65.48 tạ/ha, sản lượng đạt 197,21 triệu tấn (đứng đầu về sản lượng lúa trên thế
giới). Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích canh tác lúa của Trung
Quốc giảm do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tăng nhanh bên cạnh đó
nguồn nước ngọt không đủ và phân bố không đều. Đây cũng là trở ngại lớn
trong việc nâng cao năng suất và sản lượng lúa của Trung Quốc.
Thái Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu Thế giới. Nước này cũng
được thiên nhiên ưu đãi với những vùng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, diện
tích canh tác lớn (chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên), điều kiện thời tiết
thuận lợi, mưa thuận gió hòa thích hợp cho phát triển cây lúa nước. Vì vậy,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
cây lúa là cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp của Thái Lan với diện
tích 10,99 triệu ha, năng suất bình quân 28,7 tạ/ha, sản lượng 31,5 triệu tấn và
là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới Các trung tâm nghiên cứu giống
lúa được thành lập ở nhiều tỉnh và khu vực. Nhiệm vụ của các cơ sở này là
tiến hành chọn lọc, phục tráng, lai tạo ra các giống lúa tốt phục vụ cho nội
tiêu và đặc biệt là cho xuất khẩu để thu ngoại tệ. Tiêu chí chọn giống lúa của
các nhà khoa học Thái Lan là các giống phải có thời gian sinh trưởng trung
bình đến dài ngày (vì phần lớn lúa ở Thái Lan chỉ trồng được 1 vụ/năm) hạt
gạo dài và trong, ít dập gãy khi xay sát, có hương thơm, coi trọng chất lượng
hơn là năng suất. . . điều này cho chúng ta thấy tại sao giá gạo xuất khẩu của
Thái Lan luôn cao hơn của Việt Nam. Theo hướng này Thái Lan đã tạo ra các
giống lúa chất lượng nổi tiếng Thế giới, trong đó phải kể đến các giống như:
Khao đomali, Jasmin (Hương nhài) [41].
Theo dự báo của Ban Nghiên cứu Kinh tế, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
(2011) dự báo trong giai đoạn 2007 - 2017, các nước sản xuất gạo ở Châu Á
sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chính của thế giới: Bao gồm Thái
Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Thái Lan và Việt
Nam sẽ chiếm khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Việt Nam
xuất khẩu gạo hạt dài là chủ yếu. Thái Lan xuất khẩu gạo thơm, gạo hạt dài
đặc biệt và gạo dính.
Dự báo, một số nước khác cũng sẽ đóng góp giúp tăng sản lượng gạo
thế giới như: Ấn Độ, các tiểu vùng Saharan Châu Phi, Bangladesh,
Philippines, Brazil.
Ấn Độ dự báo vẫn đứng ở vị trí thứ tư trong số các nước xuất khẩu gạo
lớn trên thế giới. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ thất thường. Gạo Ấn Độ xuất
khẩu chủ yếu là gạo basmati. Tuy nhiên trong những năm gần đây, lũ và hạn
hán xảy ra ở nước này gây thiệt hại lớn về sản lượng lương thực, giá lúa mỳ
tăng cao đã đẩy nhu cầu tiêu thụ gạo tăng. Chính phủ nước này đang xem xét
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
ban hành chính sách cấm xuất khẩu các loại gạo thường không phải basmati.
Theo dự báo của USDA trong thập kỷ tới, dự báo xuất khẩu gạo Ấn Độ sẽ
tăng trưởng hơn 30%, thị phần xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ tăng từ 16% năm
2007/08 lên khoảng 17% đến năm 2016/17 [2].
Ngược lại với 3 nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, thị phần gạo
xuất khẩu dự báo sẽ giảm ở Hoa Kỳ, Pakistan, và Trung Quốc. Mặc dù Hoa
Kỳ dự báo vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn thứ tư thế giới trong giai đoạn
2007/08 đến 2016/17, tuy nhiên trong giai đoạn này, xuất khẩu gạo Hoa Kỳ
tăng chậm trong cả giai đoạn. Thị phần xuất khẩu gạo của Hoa Kỳ trên thị
trường thế giới sẽ giảm từ 12% năm 2007/08 xuống chỉ còn khoảng 10% vào
năm 2016/17. Lý do, tăng nhu cầu trong nước và mở rộng sản xuất ở các vùng
có diện tích hẹp, năng suất tăng chậm làm ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của
Hoa Kỳ.
Ở Pakistan hiện nay là nước xuất khẩu gạo lớn thứ năm thế giới, và có
ít khả năng mở rộng diện tích lúa gạo. Ngoài ra, Pakistan còn đang đối mặt
với vấn đề thiếu nước, các vấn đề môi trường liên quan đến nông nghiệp. Như
vậy, xuất khẩu gạo Pakistan dự kiến tương đối ổn định, ở mức 3 triệu tấn một
năm trong cả giai đoạn.
Trung Quốc xuất khẩu trung bình 2,6 triệu tấn gạo trong giai đoạn 1998
- 2003, từ đó xuất khẩu gạo của Trung Quốc tiếp tục giữ ổn định ở mức 1
triệu tấn gạo. Khối lượng gạo xuất khẩu của Trung Quốc giảm từ năm 2004
do diện tích lúa thu hẹp lại dẫn đến nguồn cung trong nước hạn chế. Diện tích
sản xuất lúa được dự báo là giảm nhẹ, bù lại năng suất tăng lên. Mức tiêu
dùng giảm nhẹ bù cho dân số tăng. Trung Quốc xuất khẩu gạo chất lượng cao,
gạo hạt ngắn và trung bình tới thị trường bắc Á và gạo chất lượng thấp, hạt
dài tới thị trường Sahara Châu Phi và một số thị trường có thu nhập thấp của
Châu Á [2]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Năm 2011, sản xuất lúa gạo trên thế giới nhìn chung không có thay đổi
lớn so với năm 2010 nhưng nhóm các nước tiêu dùng lớn như: Trung Quốc,
Pakistan, Indonesia, Philippines đang đẩy mạnh chiến lược tự cân đối nhu cầu
trong nước, do đó thị trường thế giới sẽ chỉ có đột biến khi bất ổn về thiên tai
xảy ra.
Đầu năm 2011, lượng cung thương mại gạo toàn cầu vẫn khá dồi dào,
trong khi đó, nhu cầu thế giới chưa có dấu hiệu khan hiếm; do đó thị trường
gạo toàn cầu chỉ chịu tác động trong hai trường hợp: Nếu các nước vừa chịu
ảnh hưởng nặng nề về hạn hán và lũ lụt như Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ,
Philippines tăng lượng dự trữ thông qua nguồn cung trong nước hoặc mua bổ
sung vào lượng dự trữ; hoặc thiên tai bất ngờ xảy ra tại các nước sản xuất và
tiêu dùng gạo.
Trong các nước xuất khẩu gạo với khối lượng nhỏ hơn như Úc,
Achentina, các nước Nam Mỹ khác (Uruguay, Guyana, Surinam) dự kiến sẽ
tăng xuất khẩu trong giai đoạn tới. Úc dự kiến sẽ tăng xuất khẩu từ 150 nghìn
tấn năm 2007/08 lên 220 nghìn tấn vào năm 2008/09, do sự khôi phục của sản
lượng gạo sau hạn hán. Mặc dù vậy, xuất khẩu gạo Úc vấn sẽ thấp hơn mức
kỷ lục 662 nghìn tấn gạo xuất khẩu vào năm 1998/99. Xuất khẩu gạo
Achentina dự kiến sẽ tăng 3 - 4% năm trong giai đoạn 2007/08 đến 2016/17,
do sản lượng gạo tăng dự kiến vượt nhu cầu gạo nội địa. Xuất khẩu gạo của
các nước Nam Mỹ (chủ yếu từ Uruguay) dự báo tăng 2 - 3% mỗi năm, do
tăng trưởng sản lượng thấp hơn mức tăng tiêu dùng. Các nước Úc, Achentina,
Uruguay xuất khẩu hầu hết các nông sản của họ.
Ai Cập và EU cũng xuất khẩu gạo, nhưng dự báo xuất khẩu gạo của Ai
Cập dự báo sẽ giảm trong 10 năm tới, do tăng trưởng tiêu dùng gạo mạnh
vượt mức tăng sản lượng. Xuất khẩu gạo Ai Cập hiện đã đạt gần tới mức kỷ
lục. Diện tích trồng lúa dự báo sẽ không tăng và năng suất lúa Ai Cập đạt mức
gần cao nhất của thế giới. Xuất khẩu gạo EU dự báo không tăng và ổn định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
trong suốt giai đoạn 2008/09 đến 2016/17, sau khi tăng mạnh trong giai đoạn
đầu dự báo. EU không cạnh tranh về giá trên thị trường gạo thế giới. Hầu hết
xuất khẩu gạo EU tới các thị trường Bắc Phi, Trung Đông, Trung Á và các
nước châu Âu khác [2].
Theo dự báo của Ban nghiên cứu kinh tế - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
(2011) theo đó sản xuất gạo toàn cầu dự báo tăng theo các năm trong thập kỷ
tới, chủ yếu là nhờ tăng năng suất lúa. Năng suất trung bình dự báo sẽ tăng
khoảng gần 1% mỗi năm, xấp xỉ so với tỷ lệ tăng trưởng năng suất bình quân
đạt được trong 10 năm trở lại đây. Mặc dù sản lượng bình quân hàng năm đều
tăng, song tăng trưởng sản lượng dự kiến thấp hơn so với mức đạt được trong
những năm cuối thập kỷ 1960 cho đến 1980.
Tăng trưởng năng suất bằng sự phát triển và ứng dụng các công nghệ cải
tiến sẽ là giải pháp trong dài hạn để giúp giảm thiểu tình trạng tăng giá gạo.
Cần phải có một cuộc Cách mạng xanh lần II, tăng đầu tư cho nghiên cứu kết
hợp với cải cách chính sách để tăng hiệu quả kinh tế từ thị trường gạo sẽ giúp
bình ổn giá lúa gạo và giảm nghèo.
Châu Á được coi là cái nôi của lúa gạo do sản xuất cũng như tiêu thụ
chiếm tới trên 90% tổng sản lượng lúa gạo của Thế giới, nơi đã diễn ra cuộc
“Cách mạng xanh” giữa thế kỷ XX, ở đây đã lai tạo ra nhiều giống lúa nước
ngắn ngày, năng suất cao, nhờ vậy đã góp phần thành công trong việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ theo hướng sản xuất lúa hàng hóa ở
nhiều quốc gia. Sự nổi bật của khu vực này có ảnh hưởng quyết định vào
tương lai cũng như quá khứ của tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới.
Theo dự báo của Ban nghiên cứu Kinh tế - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ,
trong giai đoạn 2007 - 2017, các nước sản xuất gạo ở châu Á sẽ tiếp tục là
nguồn xuất khẩu gạo chính của thế giới, bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn
Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm
khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Một số nước khác cũng sẽ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
đóng góp giúp tăng sản lượng gạo thế giới như: Ấn Độ, các tiểu vùng Sahara
châu Phi, Bangladesh, Philippines, Brazil [2].
Nhật Bản là một trong mười nước có diện tích trồng lúa nhiều nhất thế
giới. Nhật Bản cũng là nước đạt năng suất cao đứng hàng đầu thế giới, tuy có
diện tích không lớn song sản lượng năm 2005 đạt trên 11,4 triệu tấn. Để đáp
ứng thị hiếu người tiêu dùng. Nhật Bản tập trung vào công tác nghiên cứu
giống lúa ở các viện. Các nhà khoa học Nhật Bản đã lai tạo và đưa vào sản
xuất các giống vừa có năng suất cao, chất lượng tốt đặc biệt là 2 giống:
Miyazaki1 và Miyazaki2. Cho đến giờ các giống này vẫn giữ được vị trí hàng
đầu về 2 chỉ tiêu quan trọng đó là hàm lượng Protein cao tới 13%, hàm lượng
Lysin cũng rất cao (Nguyễn Hữu Hồng, 1993) [14].
1.2.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa ở Việt Nam
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp với khoảng 80% dân số làm
nghề nông, chính vì vậy mà trải qua 4000 năm lịch sử cây lúa luôn gắn liền
với sự phát triển của dân tộc.
Nước ta thuộc vùng nhiệt đới nằm ở toạ độ 8
0
30
’
- 23
0
22
’
vĩ tuyến Bắc,
102
0
10
’
- 109
0
29
’
kinh tuyến Đông, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới. Với đặc
điểm khí hậu này đã phần nào khẳng định thêm Việt Nam là cái nôi hình
thành cây lúa.
Địa hình nước ta trải dài từ Bắc vào Nam hình thành nên những vùng đồng
bằng rộng lớn tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của cây lúa nước.
Việt Nam đã tiếp thu cuộc Cách mạng xanh rất nhanh chóng. Năm 1987
trước đổi mới, sản lượng thóc chỉ đạt 15,1 triệu tấn. Đến năm 2007 sản lượng
thóc đạt 35,56 triệu tấn, gấp 2,36 lần. Một tốc độ tăng hiếm gặp cũng là cao
nhất trong khu vực và cao nhất trong những nước trồng lúa trên thế giới [41].
Cụ thể tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong những năm gần đây
thể hiện qua bảng sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Bảng 1.3. Sản xuất lúa ở Việt Nam qua các thời kỳ
Năm
Diện tích
(Nghìn ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lƣợng
(Triệu tấn)
1970
4,724,400
21,533
10,173,300
1980
5,600,200
20,798
11,647,400
1990
6,042,800
31,814
19,225,104
2000
7,666,300
42,431
32,529,500
2001
7,492,700
42,852
32,108,400
2002
7,504,300
45,903
34,447,200
2003
7,452,200
46,387
34,568,800
2004
7,445,300
48,552
36,148,900
2005
7,329,200
48,890
35,832,900
2006
7,324,800
48,942
35,849,500
2007
7,207,400
49,869
35,942,700
2008
7,414,300
52,230
38,725,100
2009
7,440,100
52,278
38,895,500
2010
7,513,700
53,221
39,988,900
(Nguồn: FAO STAT, 2011) [40 ]
Những số liệu thống kê trên cho thấy: Diện tích trồng lúa ở Việt Nam
có xu hướng giảm từ năm 2002 trở lại đây, từ 7,504 nghìn ha (2002) xuống
còn 7,207 nghìn ha (2007). Đất trồng lúa chủ yếu được chuyển sang các mục
đích phi nông nghiệp: Khu công nghiệp, sân golf. . . Nên mặc dù năng suất
trong giai đoạn này liên tục tăng, từ 45,9 tạ/ha (2002) lên 48,5 tạ/ha (2004) và
duy trì ổn định trong giai đoạn 2004 - 2006, đến năm 2007 năng suất lúa ước
đạt 49,8 tạ/ha tăng 0,9 tạ/ha so với năm trước nhưng sản lượng lúa trong giai
đoạn 2003 - 2009 đã tăng rất nhanh 4,327 triệu tấn. Nói tóm lại, diện tích lúa
có xu hướng giảm nhưng sản lượng sẽ vẫn duy trì ở mức ổn định và có thể
tăng vì chúng ta sẽ không ngừng cải thiện công tác giống trong sản xuất lúa,
đây cũng chính là chiến lược sản xuất của Việt Nam trong thời gian tới, phấn
đấu đạt và duy trì sản lượng lúa hàng năm là 40 triệu tấn/năm, đẩy mạnh sản
xuất giống lúa có chất lượng cao xuất khẩu hàng năm từ 4 - 5 triệu tấn. Như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
vậy việc nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo và nhập khẩu các loại giống lúa có chất
lượng cao phục vụ cho yêu cầu sản xuất là một nhiệm vụ sống còn và phải đặt
thành chương trình cấp Quốc gia và phải huy động cả “4 nhà” (Nhà nước,
Nhà khoa học, Nhà nông và Nhà Doanh nghiệp) cùng tham gia thì mới có hy
vọng đạt kết quả như mong muốn.
Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2007, tổng diện tích lúa của cả năm có
xu hướng giảm liên tục, trong khi đó sản lượng lại có biến động tăng đạt mức
cao nhất là 36 triệu tấn/năm vào năm 2004. Điều này thể hiện trình độ thâm
canh cây lúa của Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định. Năm 2008, sản
xuất lúa đã tăng cả về diện tích và sản lượng. Diện tích lúa đã tăng trở lại (gần
7,40 triệu ha), gần bằng mức của năm 2004 (hơn 7,44 triệu ha). Đây cũng là
năm được mùa về lúa gạo của Việt Nam.
Lúa là cây lương thực quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp
của nước ta, hàng năm cây lúa cung cấp 85 - 87% tổng sản lượng lương thực
trong nước, tuy rằng diện tích tự nhiên của Việt Nam chỉ đạt 33,1 triệu ha, đất
sử dụng cho nông nghiệp là 7,4 triệu ha chiếm 22 % diện tích tự nhiên, trong
đó diện tích trồng lúa là 4,25 triệu ha chiếm 76,9%, còn lại là cây trồng cạn và
cây lương thực khác [19].
Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam đã có những thành công lớn trong
những năm gần đây. Cơm gạo là thức ăn chính và sản xuất lúa gạo đã là căn
bản của nền kinh tế Việt Nam qua mấy ngàn năm lịch sử, sản xuất lúa gạo
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông thôn Việt Nam, với 75% dân
số Việt Nam tham gia trồng lúa gạo. Hầu hết nông dân vẫn coi công việc
trồng lúa đem lại nguồn thu nhập chính của họ.
Trong những năm gần đây, tuy diện tích đất trồng lúa có xu hướng
giảm dần từ 7,666 triệu ha năm 2000 xuống còn 7,305 triệu ha năm 2007,
giảm với tốc độ 0,69%/năm, nhưng sản lượng lương thực tăng từ 32,530 triệu
tấn năm 2000 lên 35,560 triệu tấn năm 2007, vẫn đảm bảo giữ vững được an
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
ninh lương thực. Đặc biệt do giá gạo Thế giới năm 2008 biến động tăng nên
tổng diện tích lúa gieo trồng năm 2008 đã tăng lên 7,414 triệu ha, năng suất
5,22 tấn/ha, với tổng sản lượng 38,72 triệu tấn, cao nhất từ trước tới nay. Đặc
biệt diện tích lúa Hè thu từ Vùng Duyên hải Nam trung bộ trở vào Đồng Bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL) diện tích lúa hè thu từ 2,203 triệu ha, năng suất 4,6
tấn/ha năm 2007 tăng lên 2,370 triệu ha, năng suất 4,8 tấn/ha năm 2008 [41].
Theo FAO đánh giá thì thập kỷ 90 tốc độ tăng sản lượng lúa gạo Việt
Nam là 5,3% so với 1,5% của Thế giới và 1,51% của khu vực Châu Á -Thái
Bình Dương. Tốc độ tương ứng về diện tích là 2,4% so với 0,5% (Thế giới)
và 0,5% (khu vực), năng suất lúa là 2,8% so với 1,1% (Thế giới) và 1,0%
(khu vực).
Việt Nam vẫn là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất và được
chứng minh bằng việc Việt Nam tiếp tục giành nhiều lợi thế cạnh tranh trong
sản xuất gạo so với những nhà sản xuất khác và lợi thế này ngày càng mạnh
đối với sản phẩm gạo chất lượng cao. Tuy nhiên vẫn còn những câu hỏi đặt ra
là làm thế nào để gạo đạt được chất lượng cao và duy trì tốc độ xuất khẩu như
hiện nay. Sự tăng trưởng đầy ấn tượng về năng suất và sản lượng lúa là thành
quả của những nỗ lực tổng hợp của cả nước trong việc tìm kiếm những giải
pháp để đẩy mạnh phát triển kinh tế. Cộng đồng quốc tế đánh giá cao những
thành tựu của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề an ninh lương thực.
Có được sự tăng tiến như trên chủ yếu vẫn nhờ vào công tác cải tiến giống.
Chọn tạo giống được coi là giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cao sản lượng lúa
vì đầu tư thấp nhưng hiệu quả cao, vì vậy công tác chọn tạo giống lúa phải
được tiến hành thường xuyên và liên tục [41].
Ngoài hàng loạt những biện pháp đổi mới của Chính Phủ, công tác cải
tiến giống lúa có vai trò quan trọng về mặt kỹ thuật và sau đó là những thay
đổi kỹ thuật trồng lúa như việc chuyển đổi mùa vụ, giải quyết vấn đề thủy lợi
để tưới tiêu, cải tạo đất phèn ở ĐBSCL. Năng suất và sản lượng lúa tăng còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
do tăng diện tích gieo trồng. Từ năm 1980 - 2000 tổng diện tích gieo trồng lúa
đã tăng từ 5,6 triệu ha lên 7,66 triệu ha. Đặc biệt việc áp dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật, mở rộng diện tích giống lúa lai, lúa thuần có năng suất cao
kết hợp với các biện pháp thâm canh tổng hợp đã góp phần chủ yếu làm tăng
năng suất lúa với tốc độ cao ổn định. Tỷ lệ diện tích gieo cấy bằng các giống
lúa lai, lúa thuần có năng suất cao tăng từ 50% (1991-1995) lên 80% thời kỳ
1996-2000 và trở thành yếu tố cơ bản đưa năng suất lúa một vụ từ 34,3 tạ/ha
lên 42,24 tạ/ha và 52,2 tạ/ha năm 2008. Hiện nay các giống lúa mới chiếm
khoảng 65% diện tích gieo trồng của cả nước. Những năm gần đây chúng ta
có chính sách mở cửa nên nhập nội một số giống lúa từ các Viện lúa quốc tế
(IRRI), CIAT và của một số nước khác đặc biệt là Trung Quốc.
Để duy trì vị thế của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế, đồng thời
với việc thực hiện các biện pháp cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm, cần phải chủ động giữ vững các thị trường truyền thống đối với gạo.
Bên cạnh đó cần nghiên cứu khả năng phối hợp với các ngành có liên quan để
điều tiết nguồn cung, ổn định giá cả thị trường, tăng hiệu quả xuất khẩu gạo.
Theo Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) (2005) phân
tích và so sánh sản xuất lúa gạo giữa nước ta và Thái Lan, một đối tác quan
trọng, cho thấy: Ngành hàng lúa gạo của Việt Nam là ngành có lợi thế so sánh
cao, có khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, tạo việc
làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông thôn.
Theo dõi diễn biến ngành hàng lúa gạo trong vài năm gần đây, đặc biệt
là từ giữa năm 2004, giá gạo của Việt Nam trên thị trường Thế giới tuy có
tăng lên, nhưng vẫn bán ở mức giá rẻ, nên nhiều nước nhập khẩu rất quan tâm
đến gạo Việt Nam, làm cho ngành lúa gạo của ta đang có lợi thế trên thị
trường quốc tế.
Để có một ngành nông nghiệp như ngày nay, đã có nhiều thế hệ nhà
khoa học đóng góp công sức, trí tuệ để nghiên cứu ra các công trình khoa học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
nông nghiệp có giá trị, phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước từ những năm
trước giải phóng cho tới nay, sau thành công về sản lượng lúa chúng ta cần có
một cách nhìn toàn diện hơn về sản xuất lúa gạo của Việt Nam trong đó vấn
đề chất lượng của lúa gạo cần đặc biệt quan tâm.
1.3. Tình hình nghiên cứu phân bón cho lúa trên thế giới và Việt nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu phân bón cho lúa trên thế giới
Theo Patrich (1968) [32], và cộng sự, Kobayashi (1995) [30], Khi nghiên cứu
khả năng cạnh tranh của 2 giống lúa Hokuriki 52 và Yamakogame cho biết:
phản ứng với điều kiện phân bón khác nhau cho thấy cây có tính thích ứng
cao trong điều kiện tự nhiên ít phân và tăng số lượng cây con ở mỗi đối
tượng, trong khi đó các giống cạnh tranh yếu bị thất bại nghiêm trọng trong
điều kiện trồng trọt bình thường, điều đó có nghĩa là giống khoẻ (Hokuriki
52) sẽ làm hại nhiều cho giống yếu (Yamakogame) khi có đủ phân bón.
Theo Shi (1986) và cộng sự cho rằng: Phân bón có tác dụng thúc đẩy
hoạt động quang hợp. Kết quả nghiên cứu các giống lúa Indica có phản ứng
với phân bón là tăng diện tích lá lớn hơn so với giống lúa Japonica nhưng lại
phản ứng yếu hơn khi hàm lượng phân bón tăng. Khi bàn về năng suất tác giả
cho biết: năng suất là kết quả của những giống có phản ứng tốt với phân bón
và biện pháp kỹ thuật. Ở vùng ôn đới, giống Japonica thường cho năng suất
cao vì nó phản ứng tốt với phân bón [35].
Theo kết quả nghiên cứu của Sinclair (1989): Hiệu suất bón đạm cho
lúa rất khác nhau: 1kg N cho từ 3,1 - 23 kg thóc [34].
Các công trình nghiên cứu của De Datta (1978), [29], Koyama (1981),
[31], Sinclair (1989), [34], Vlek (1986), [36] về đặc điểm bón phân cho các
giống lúa đều đi đến kết luận: Giống mới yêu cầu về phân bón nhất là lân cao
hơn giống cũ. Bón lân làm tăng khả năng hút đạm và kali. Là cơ sở để tăng
năng suất cây trồng. Để đánh giá khả năng cung cấp lân của đất cho cây
trồng, người ta dựa vào hàm lượng lân tổng số, phân lân bón cho lúa có hiệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
quả đứng thứ 2 sau đạm, nhưng trong một vài trường hợp, ở những đất nghèo
màu thì phân lân lại làm tăng năng suất nhiều hơn đạm. Tuy nhiên bón phân
lân cùng với đạm là điều kiện tốt để phát huy hiệu quả cao của phân lân. Khi
cây bị thiếu lân cây non có bộ lá hẹp, thường bị cuộn lại, sức đẻ nhánh giảm
và đẻ muộn, giai đoạn đẻ nhánh kéo dài. Ở thời kỳ lúa đẻ nhánh và tròn mình
phân lân có ảnh hưởng tốt đối với cây lúa, nó làm cho trọng lượng của phần
trên mặt đất của cây lúa tăng khá lớn, sau đó đến thời kỳ chín mức tăng của
trọng lượng thân cây giảm. Ở những chân đất tương đối phì nhiêu, hiệu quả
của phân lân đối với năng suất lúa không lớn. Bón lân làm cho lúa cứng cây
và tăng khả năng chống đổ.
Theo Yang (1999) ở nhiều nước trên thế giới thường hay bón phân
chuồng và phân ủ cho lúa để làm tăng độ phì nhiêu cho đất như Trung Quốc,
Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và các nước vùng Đông Nam Á. Trong thời gian
gần đây phân khoáng đã được dùng phổ biến và phân chuồng được dùng bón
lót làm tăng năng suất lúa và tăng hiệu quả của phân khoáng [39]. Thí nghiệm
của Ying (1998) cho thấy sự tích luỹ đạm, lân và kali ở các cơ quan trên mặt
đất của cây lúa không kết thúc ở thời kỳ trỗ mà còn được tích luỹ tiếp ở các
giai đoạn tiếp theo của cây [40].
Theo Sarker, M.A.Z (2002) khi nghiên cứu ảnh hưởng lâu dài của lân
đối với lúa được đánh giá: “Hiệu suất của lân đối với hạt ở giai đoạn đầu cao
hơn giai đoạn cuối và lượng lân hút ở giai đoạn đầu chủ yếu phân phối ở các
cơ quan sinh trưởng. Do đó, phải bón lót để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho
cây lúa” [33].
Phân bón có tác dụng rất lớn đến năng suất lúa. Muốn đạt năng suất,
sản lượng cao cần bón phân đúng liều lượng đúng cách. Ngay những thập kỷ
70, 50% sản lượng nông nghiệp tăng lên ở các nước phát triển là nhờ sử dụng
phân bón (FAO - 1994).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Bón đạm với liều lượng cao thì hiệu suất cao nhất và bón vào lúc lúa đẻ
nhánh, sau đó giảm dần. Với liều lượng thấp thì bón vào lúc lúa đẻ nhánh và
trước trỗ 10 ngày có hiệu quả cao. Có hai đỉnh về hiệu suất đỉnh thứ nhất xuất
hiện ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, đỉnh thứ hai xuất hiện ở 19 - 9 ngày trước trỗ,
nếu lượng đạm nhiều thì không có đỉnh thứ 2.
Tác giả đã đề nghị: Nếu lượng đạm ít sẽ bón vào 20 ngày trước trỗ.
Khi lượng đạm trung bình bón hai lần lúc lúa con gái và 20 ngày trước trỗ
bông, khi lượng đạm nhiều bón vào lúc lúa con gái [17].
Các nhà khoa học Trung Quốc đã kết luận: Với cùng một mức năng
suất, lúa lai hấp thu lượng đạm và lân thấp hơn so với lúa thuần, ở mức năng
suất 75 tạ/ha lúa lai hấp thu đạm thấp hơn lúa thuần 4,8% hấp thu P
2
0
5
thấp
hơn 18,2%. Nhưng hấp thu K
2
0 cao hơn 30%. Với ruộng lúa cao sản thì hấp
thu N cao hơn lúa thuần 10%, hấp thu K
2
0 cao hơn 45% còn hấp thu P
2
0
5
bằng lúa thuần [40].
1.3.2.Tình hình nghiên cứu phân bón cho lúa ở Việt nam
Theo Bùi Đình Dinh (1999) cho rằng: Phân bón có từ rất lâu đời cùng
với sự ra đời của nền nông nghiệp và bắt đầu bằng việc sử dụng các loại phân
hữu cơ. Từ trước Công Nguyên con người đã quan tâm đến việc bón phân hữu
cơ cho ruộng, ở Trung Quốc đã biết bón phân xanh và phân bón đã được bắt
đầu sử dụng từ các phân của động vật và mở rộng ra các loại phân hữu cơ khác.
Nông dân Việt Nam đã dùng phân hữu cơ từ rất lâu đời, từ việc phát
nương làm rẫy, đốt rơm rạ trên nương để lại lớp tro rồi chọc lỗ bỏ hạt. Việc
cày vặn ngả dạ (làm dầm) mục đích để rơm rạ được ủ nát thành phân ngay tại
ruộng, người nông dân đã biết tận dụng ngay tại chỗ nguồn phân bón kết hợp
với thu gom phân trâu bò, tro bếp để bón ruộng [8].
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến sự sinh trưởng và phát
triển của cây lúa, Bùi Huy Đáp (1999) cho biết: “Phân hoá học cung cấp từ
1/3 đến 1/2 lượng phân đạm cho lúa”. Những năm gần đây việc bón phân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
chuồng cho lúa không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây nên con người
đã sử dụng phân đạm hoá học để bón. Mỗi giống lúa khác nhau cần một
lượng phân bón nhất định vào các thời kỳ cây đẻ nhánh, đẻ nhánh rộ và giảm
dần khi lúa đứng cái [10].
Theo Lê Văn Căn (1964) ở đất phù sa Sông Hồng nếu bón đơn thuần
phân đạm mà không kết hợp với phân lân và kali vẫn phát huy được hiệu quả
của phân đạm, lượng phân lân và kali bón thêm không làm tăng năng suất đáng
kể, nhưng nếu cứ bón liên tục sau 3 - 4 năm thì việc phối hợp bón lân và kali sẽ
làm tăng năng suất rõ rệt trên tất cả các loại đất. Phân đạm là nguyên tố dinh
dưỡng cần thiết nhất nên việc sử dụng phân đạm đã làm tăng năng suất rất lớn.
Tuy nhiên phân đạm có thể tạo lập độ phì nhiêu cho đất nên khi sử dụng không
cân đối giữa đạm với nguyên tố khác sẽ làm suy thoái đất. Qua nghiên cứu về
phân bón cho thấy: ở Việt Nam, trên đất phèn nếu không bón lân, cây trồng chỉ
hút được 40 - 50 kg N/ha, nếu bón lân cây trồng sẽ hút 120 - 130 kg N/ha. Do
vậy, để đảm bảo đất không bị suy thoái thì về nguyên tắc phải bón trả lại cho
đất một lượng dinh dưỡng tương tự lượng dinh dưỡng mà cây trồng đã lấy đi.
Tuy nhiên, việc bón phân cho cây trồng lại không chỉ hoàn toàn dựa vào dinh
dưỡng cây trồng hút từ đất và phân bón, mà phải dựa vào lượng dinh dưỡng dự
trữ trong đất và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây.
Lúa yêu cầu đạm ngay từ lúc nảy mầm và gần như đến cuối cùng của
thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Tỷ lệ đạm trong cây so với trọng lượng chất
khô ở các thời kỳ như sau: thời kỳ mạ 1,54%, đẻ nhánh 3,65%, làm đòng
3.06%, cuối làm đòng 1,95%, trổ bông 1,17% và chín 0,4% [3].
Đối với nhiều loại đất, ngay từ đầu cần phải bón đạm kết hợp với lân
mới cho năng suất cao. Cũng theo nghiên cứu của Lê Văn Căn (1968): Sự tích
luỹ đạm, lân, kali ở các cơ quan trên mặt đất không kết thúc ở thời kỳ trỗ mà
còn được tiến hành ở giai đoạn tiếp theo của cây. Tuy nhiên, từ khi cây bắt
đầu đẻ nhánh đến làm đòng, cây lúa phản ứng mạnh với dinh dưỡng N, K
2
O ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
mức độ cao [4].
Theo Đào Thế Tuấn (1970) trong thí nghiệm 3 vụ liền ở đất phù sa
Sông Hồng đã rút ra kết luận: “Vụ lúa chiêm cũng như vụ lúa mùa, chia đạm
ra bón nhiều lần để bón thúc đẻ nhánh, nếu bón tập trung vào thời kỳ đầu đẻ
nhánh thì số nhánh tăng lên rất nhiều về sau lụi đi cũng nhiều và thiếu dinh
dưỡng. Nếu bón tập trung vào cuối thời kỳ đẻ nhánh thì số nhánh lụi đi ít
nhưng tổng số nhánh cũng ít vì vậy cần chú ý cả hai mặt. Trong trường hợp
đạm bón tương đối ít thì nên bón tập trung vào thời kỳ đẻ nhánh rộ [25].
Theo các công trình đã nghiên cứu, muốn đạt năng suất 50 tạ/ha/vụ cần bón
100 - 120 kg N/ha. Lượng đạm này lấy từ các loại phân vô cơ và hữu cơ bón
cho lúa [7].
Cây lúa cần đạm ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng, nhưng chủ yếu bón
vào thời kỳ bón lót, bón thúc khi đẻ nhánh và bón khi lúa bước vào thời kỳ
đòng. Tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng của cây lúa mà bón, khi bón phải dựa vào
thời tiết, khí hậu, mùa vụ. Cần tập trung lượng đạm vào thời kỳ đẻ nhánh vì
đây là thời kỳ khủng hoảng đạm lớn nhất của cây lúa. Nếu bón đạm tập trung
vào thời kỳ đẻ nhánh sẽ kích thích cây lúa đẻ nhiều và tập trung, do đó số
nhánh hữu hiệu tăng lên. Đây chính là yếu tố quyết định năng suất của lúa [7].
Hầu hết các công trình nghiên cứu cho thấy: Nếu chỉ bón đơn độc đạm
cho cây lúa thì cây sinh trưởng quá mạnh và chỉ đạt được năng suất khá trong
vài vụ đầu, dần dần năng suất sẽ bị giảm, nếu bón kết hợp với lân và kali thì
cây lúa sinh trưởng cân đối, cho năng suất cao và ổn định. Trong bón phân,
phương pháp bón cũng rất quan trọng. Cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật
trong khi bón phân thì hiệu quả mới cao, cây lúa mới hút được dinh dưỡng tối
đa [7].
Theo Bùi Huy Đáp (1980): Lân được hút chậm hơn đạm trong thời kỳ dinh
dưỡng đầu và được hút nhanh từ khi phân hoá đòng đến lúa vươn lóng. Phần
lớn lân trong gạo là tích luỹ trong thân và lá trước khi trỗ rồi chuyển về bông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
vì sau khi trỗ lúa thường không hút nhiều lân nữa, khi bón quá nhiều lân, đất
sẽ giữ lân lại, do đó ruộng ít bị xẩy ra hiện tượng thừa lân. Ruộng lúa ngập
nước sẽ làm tăng độ dễ tiêu của lân, tăng hiệu quả của phân bón cho cây lúa.
Cây lúa hút lân trong suốt thời kỳ sinh trưởng vì vậy có thể bón lót hết lượng
lân dành cho cả vụ [9].
Theo Nguyễn Vi (1974) khi bón phân lân với lượng không cao và không bón
đạm sẽ xúc tiến quá trình đẻ nhánh ban đầu nhưng lại kìm hãm quá trình đẻ
nhánh về sau. Vì vậy, khi bón phân lân đơn độc, số nhánh không tăng mà lại
lụi đi nhiều, do đó cần bón kết hợp đạm, lân và kali [28].
Việt Nam có hàng nghìn giống lúa được gieo trồng trong cả nước, có
nhiều bộ giống tốt phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Một số giống
lúa chất lượng cao như giống Tám thơm, lúa Dự, Nàng thơm, Nếp cái Hoa
Vàng, Nếp Cẩm, Nếp Tú Lệ, các giống Nếp Nương, Tẻ Nương…đã được đưa
vào cơ cấu gieo cấy ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Chúng ta đã nhập và thuần
hoá nhiều giống lúa tốt từ nước ngoài mà nay đã trở thành các giống lúa đặc
sản của Việt Nam có thương hiệu như: IR64 Điện Biên, Bao Thai Định Hoá,
Khaodômaly Tiền Giang [24].
Phân bón có tác dụng rất lớn đến năng suất lúa. Tại nước ta từ năm
1990 trở lại đây bình quân lương thực bội thu nhờ phân bón hàng năm là
38%. Việc bón đạm ở vụ xuân có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất lúa, hiệu
suất sử dụng đạm cao nhất khi bón với lượng đạm 102 kgN/ha (16,6 kg
thóc/kgN). Ở vụ mùa ít ảnh hưởng đến năng suất lúa, còn với nguyên tố lân ở
vụ Xuân hiệu suất sử dụng lân cao nhất khi bón với lượng 120 kg P
2
0
5
(cho
2,99kg thóc/kg P
2
0
5
). Hiệu suất sử dụng kali cao nhất khi bón với lượng 60 kg
K
2
0 (4,02 kg thóc/kg K
2
0). Vụ mùa hiệu suất sử dụng lân cao nhất ở mức bón
60 kg P
2
0
5
/ha, hiệu suất sử dụng kali cao nhất ở mức bón 30K
2
0/ha [12].
Theo Nguyễn Thị Lẫm (1994) khi bón đạm từ 40 – 200 kg N/ha cho năng
suất lúa đạt từ 5 - 10 tấn/ha [18].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Theo cục Khuyến nông và khuyến Lâm (1998) về vấn đề phân bón cân
đối và hợp lý cho cây trồng thì cứ 1 tấn (N + P
2
0
5
+ K
2
0) cho bội thu từ 10 -
13 tấn thóc. Như vậy nếu tính trong 5 năm gần đây trung bình phân hoá học
đã làm tăng 25 - 27% tổng sản lượng lương thực ở nước ta [5].
Cùng với việc đưa các giống mới các biện pháp kỹ thuật mới vào sản
xuất thì việc sử dụng phân bón đã không ngừng được tăng lên đáng kể.
1.4. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy trên thế giới
Mật độ cấy là số khóm cấy/m
2
. Lúa cấy được tính bằng khóm, lúa gieo
được tính bằng hạt mọc. Về nguyên tắc thì mật độ gieo hoặc cấy càng cao thì
số bông càng nhiều. Trong một giới hạn nhất định, việc tăng số bông không
làm giảm số hạt trên bông, nhưng nếu vượt qua giới hạn đó thì số hạt trên
bông bắt đầu giảm đi do lượng dinh dưỡng phải chia sẻ cho nhiều bông. Theo
tính toán thống kê cho thấy tốc độ giảm số hạt/bông mạnh hơn tốc độ tăng của
mật độ cấy, vì vậy cấy dầy đối với lúa lai gây giảm năng suất nhiều hơn so
với lúa thường. Tuy nhiên, nếu cấy quá thưa đối với giống có thời gian sinh
trưởng ngắn thì khó đạt được số bông tối ưu cần thiết theo dự định.
Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thuật quan trọng nó phụ thuộc vào điều
kiện tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống… Khi nghiên cứu về vấn đề
này S.Yoshida (1978) đã kết luận: Trong điều kiện dễ canh tác, lúa mọc tốt thì
nên cấy mật độ thưa, ngược lại phải cấy dầy. Giống lúa cho nhiều bông thì
cấy dầy không có lợi bằng giống bông to. Vùng lạnh nên cấy dầy hơn vùng
nóng ẩm, mạ dảnh to nên cấy thưa hơn mạ dảnh nhỏ, lúa gieo muộn nên cấy
dầy hơn so với lúa gieo sớm.
Nghiên cứu về khả năng đẻ nhánh S.Yoshida (1978) đã khẳng định:
Trong ruộng lúa cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khỏe và sớm
thay đổi từ 20 x 20 cm đến 30 x 30 cm. Theo ông việc đẻ nhánh chỉ xẩy ra
đến mật độ 300 cây/m
2
, nếu tăng số dảnh cấy lên nữa thì chỉ có những dảnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
chính cho bông. Năng suất hạt tăng lên khi mật độ cấy tăng lên 182 - 242
dảnh/m
2
. Số bông trên đơn vị diện tích cũng tăng theo mật độ nhưng lại giảm
số hạt/bông. Mật độ cấy thực tế là vấn đề tương quan giữa số dảnh cấy và sự
đẻ nhánh. Thường gieo cấy thưa thì lúa đẻ nhánh nhiều còn cấy dầy thì đẻ
nhánh ít [37].
Các tác giả sinh thái học đã nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất và
quần thể ruộng cây trồng và đều thống nhất rằng: các giống khác nhau phản
ứng với mật độ khác nhau, việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì năng
suất tăng nhưng vượt qua giới hạn đó năng suất không tăng mà còn giảm
xuống. Qua thực tế thí nghiệm nhiều năm đối với nhiều giống lúa khác nhau
S. Yoshida (1978) cho rằng: Trong phạm vi khoảng cách 10 x 10 cm đến 50 x
50 cm khả năng đẻ nhánh có ảnh hưởng đến năng suất. Ông đã thấy rằng năng
suất của hạt giống IR - 154 - 451 (một giống đẻ nhánh ít) tăng lên với việc
giảm khoảng cách 10 x 10cm. Còn IR
8
(giống đẻ nhánh khỏe) năng suất đạt
cực đại ở khoảng cách cấy là 20 x 20 cm [37].
Các tác giả người Trung Quốc đã sử dụng tổ hợp lai 2 dòng PA
64S/9311 để nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của tổ hợp lai. Các tác giả sử dụng hai công thức cấy
thưa (90.000 khóm/ha) và công thức cấy truyền thống của Trung Quốc
(300.000 khóm/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấy:
+ Số nhánh đẻ ở công thức cấy thưa giảm đáng kể so với công thức cấy
dầy vào thời điểm trước 10/5, nhưng đến sau 25/5 thì sự sai khác chỉ còn rất
nhỏ.
+ Kích thước nhánh đẻ ở công thức cấy thưa lớn hơn công thức cấy dầy
6,86%, tỷ lệ kết hạt thấp hơn 2,35% và khối lượng 1000 hạt cũng thấp hơn
0,86g. Năng suất của công thức cấy thưa giảm 17 - 19% [40].
1.4.2. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy ở Việt Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên