Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Điều tra đánh giá thành phần và diễn biến mật độ của một số sâu hại chính và thiên địch trên mô hình canh tác lúa 3 giảm 3 tăng tại thành phố Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 76 trang )


i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




TRẦN NGỌC THUỶ



Tên đề tài:
ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN VÀ DIỄN BIẾN
MẬT ĐỘ CỦA MỘT SỐ SÂU HẠI CHÍNH VÀ
THIÊN ĐỊCH TRÊN MÔ HÌNH CANH TÁC LÚA 3 GIẢM
3 TĂNG TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN







LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP












Thái Nguyên, năm 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các tài liệu tham khảo trích dẫn trong Luận văn đều có nguồn gốc xuất xứ
thực tế và đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2012
Tác giả luận v
ă
n




Trần Ngọc Thuỷ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động
viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy
giáo TS.Nguyễn Đức Thạnh, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá
trình thực hiện đề tài của mình.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong
khoa Sau đại học, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình
truyền đạt kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong 2 năm học tập vừa qua.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào
tạo sau đại học, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi
trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
2.1. Mục đích của đề tài 2
2.2. Yêu cầu của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa họ c củ a đề tà i 4
1.2. Tình hình nghiên cứu về mức độ sâu hại gây ra cho lúa, nghiên cứu một số
sâu hai lúa chủ yếu và thiên địch ở nướ c ngoà i và trong nướ c 6
1.2.1. Tình hình nghiên cứu mức độ sâu hại gây ra cho lúa ở nước ngoài 6
1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu một số sâu hại chủ yếu trên lúa ở nước ngoài 6
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 13
1.2.2.1. Nhữ ng nghiên cứ u về sâu hạ i 13
1.2.2.2. Tác dụng của biện pháp canh tác lúa 3 giảm 3 tăng đến sâu hại
và thiên địch 16
1.2.2.3. Tình hình nghiên cứu một số sâu hại lúa chủ yếu 18
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 28
2.1.2. Vật liệu thí nghiệm 28
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 28
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 28
2.3. Nội dung nghiên cứu 28
2.4. Phương phá p nghiên cứ u 29

2.4.1. Chọn điểm điều tra 29
2.4.2. Phương phá p điề u tra 29
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 30
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
3.1. Kết quả điều tra thành phần sâu hại lúa vụ mùa 2011 và vụ xuân
năm 2012 tại TP Thái Nguyên 31
3.2. Kết quả điều tra diễn biến mật độ một số sâu hại chủ yếu trên lúa
canh tác 3 giảm 3 tăng và canh tác đại trà ở vụ mùa năm 2011
và vụ xuân năm 2012 34
3.2.1. Kết quả điều tra diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên lúa canh tác 3 giảm 3
tăng và canh tác đại trà ở vụ mùa năm 2011 và vụ xuân năm 2012 34
3.2.2. Kết quả điều tra diễn biến tỉ lệ dảnh héo bông bạc do sâu đục thân
lúa 2 chấm gây hại trong vụ mùa 2011 và vụ xuân năm 2012 36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
3.2.3. Kết quả điều tra diễn biến mật độ rầy nâu trên lúa canh tác 3 giảm 3
tăng và canh tác đại trà trong vụ mùa 2011 và vụ xuân 2012 37
3.3. Kết quả điều tra diễn biến mật độ sâu hại chủ yếu khi áp dụng một
số biện pháp kỹ thuật trên lúa canh tác 3 giảm 3 tăng và canh
tác đại trà trong vụ mùa 2011 và vụ xuân 2012 39
3.3.1. Diễn biến mật độ sâu hại chủ yếu khi áp dụng mật độ cấy trên lúa canh tác
3 giảm 3 tăng và canh tác đại trà trong vụ mùa 2011 và vụ xuân 2012 39
3.3.2. Kết qủa điều tra diễn biến mật độ sâu hại chủ yếu trên lúa canh
tác 3 giảm 3 tăng và canh tác đại trà khi phun thuốc BVTV
trong vụ mùa 2011 và vụ xuân 2012 41
3.3.3. Kết quả điều tra diễn biến mật độ sâu hại chủ yếu trên lúa canh
tác 3 giảm 3 tăng và canh tác đại trà khi bón phân trong vụ
mùa 2011 và vụ xuân 2012 43
3.4. Kết quả điều tra thành phần thiên địch của sâu hại lúa vụ mùa

2011 và vụ xuân năm 2012 tại TP Thái Nguyên 44
3.5. Kết quả điều tra diễn biến mật độ một số thiên địch chính ruộng 3 giảm 3
tăng và ruộng sản xuất đại trà vụ mùa 2011 tại và vụ xuân năm 2012 47
3.5.1. Kết quả điều tra diễn biến mật độ nhện lớn bắt mồi trên ruộng 3 giảm 3 tăng
và ruộng sản xuất đại trà vụ mùa 2011 tại và vụ xuân năm 2012 47
3.5.2. Kết quả điều tra diễn biến mật độ bọ rùa đỏ trên ruộng 3 giảm 3
tăng và ruộng sản xuất đại trà trong vụ mùa 2011 và vụ xuân 2012 49
3.5.3. Kết quả điều tra diễn biến mật độ kiến ba khoang trên ruộng 3 giảm 3
tăng và ruộng sản xuất đại trà vụ mùa 2011 và vụ xuân năm 2012 50
3.6. Kết quả điều tra diễn biến mật độ thiên địch chủ yếu khi áp dụng
một số biện pháp kỹ thuật trên lúa canh tác 3 giảm 3 tăng và
canh tác đại trà trong vụ mùa 2011 và vụ xuân năm 2012 51
3.6.1. Kết quả điều tra diễn biến mật độ thiên địch chủ yếu khi áp
dụng mật độ cấy trên lúa canh tác 3 giảm 3 tăng và canh tác
đại trà trong vụ mùa 2011 và vụ xuân năm 2012 51
3.6.2. Kết quả điều tra diễn biến mật độ thiên địch chủ yếu trên lúa
canh tác 3 giảm 3 tăng và canh tác đại trà khi phun thuốc
BVTV trong vụ mùa 2011 và vụ xuân năm 2012 53
3.6.3. Kết quả điều tra diễn biến mật độ thiên địch chủ yếu khi trên lúa
canh tác 3 giảm 3 tăng và canh tác đại trà sau khi bón phân
trong vụ mùa 2011 và vụ xuân năm 2012 55
3.7. Kết quả ứng dụng biện pháp canh tác lúa 3 giảm 3 tăng tại TP
Thái Nguyên trong vụ mùa 2011 và vụ xuân năm 2012 56
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 59
1. Kết luận 59
2. Khuyến nghị 59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3.1: Thành phần sâu hại lúa và mức độ bắt gặp chúng trên lúa mùa
năm 2011 tại TP Thái Nguyên 32
Bảng 3.2: Thành phần sâu hại lúa và mức độ bắt gặp chúng trên lúa xuân
năm 2012 tại TP Thái Nguyên 33
Bảng 3.3. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên lúa canh tác 3 giảm 3 tăng
và canh tác đại trà trong vụ mùa 2011 và vụ xuân 2012 35
Bảng 3.4: Diễn biến tỉ lệ dảnh héo, bông bạc do sâu đục thân gây ra trên
lúa canh tác 3 giảm 3 tăng và canh tác đại trà trong vụ mùa 2011
và vụ xuân 2012 36
Bảng 3.5: Diễn biến mật độ rầy nâu trên lúa canh tác 3 giảm 3 tăng và canh
tác đại trà trong vụ mùa 2011 và vụ xuân 2012 38
Bảng 3.6. Diễn biến mật độ sâu hại chủ yếu khi áp dụng mật độ cấy trên
lúa canh tác 3 giảm 3 tăng và canh tác đại trà trong vụ mùa 2011
và vụ xuân 2012 40
Bảng 3.7. Diễn biến mật độ sâu hại chủ yếu trên lúa canh tác 3 giảm 3 tăng
và canh tác đại trà khi thuốc BVTV trong vụ mùa 2011 và vụ
xuân 2012 42
Bảng 3.8. Diễn biến mật độ sâu hại chủ yếu trên lúa canh tác 3 giảm 3 tăng và
canh tác đại trà khi bón phân trong vụ mùa 2011 và vụ xuân 2012 43
Bảng 3.9 : Thành phần thiên địch của sâu hại lúa và mức độ bắt gặp chúng
trên lúa mùa năm 2011 tại TP. Thái Nguyên 45
Bảng 3.10: Thành phần thiên địch của sâu hại lúa và mức độ bắt gặp chúng
trên lúa xuân năm 2012 tại TP Thái Nguyên 46
Bảng 3.11: Diễn biến mật độ nhện lớn bắt mồi trên ruộng 3 giảm 3 tăng và
ruộng sản xuất đại trà vụ mùa 2011 và vụ xuân 2012 48
Bảng 3.12 : Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ trên ruộng 3 giảm 3 tăng và ruộng sản xuất
đại trà trong vụ mùa 2011 và vụ xuân 2012 49
Bảng 3.13: Diễn biến mật độ kiến ba trên ruộng 3 giảm 3 tăng và
ruộng sản xuất đại trà vụ mùa 2011 và vụ xuân 2012 50

Bảng 3.14 : Diễn biến mật độ thiên địch chủ yếu khi áp dụng mật độ cấy
trên lúa canh tác 3 giảm 3 tăng và canh tác đại trà trong vụ
mùa 2011 và vụ xuân năm 2012 52
Bảng 3.15. Diễn biến mật độ thiên địch chủ yếu trên lúa canh tác 3 giảm 3
tăng và canh tác đại trà khi phun thuốc BVTV trong vụ mùa
2011 và vụ xuân năm 2012 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
Bảng 3.16. Diễn biến mật độ thiên địch chủ yếu khi trên lúa canh tác 3
giảm 3 tăng và canh tác đại trà sau khi bón phân trong vụ mùa
2011 và vụ xuân năm 2012 56
Bảng 3.17 : Năng suất lúa qua các hình thức canh tác lúa 3 giảm 3 tăng và
canh tác đại trà tại các điểm điều tra vụ mùa năm 2011 57
Bảng 3.18 : Năng suất lúa qua các hình thức canh tác lúa 3 giảm 3 tăng và
canh tác đại trà tại các điểm điều tra vụ xuân năm 2012 57
Bảng 3.19. Hạch toán hiệu quả kinh tế trên 3 giảm 3 tăng và ruộng nông
dân sản xuất đại trà vụ mùa 2011 và vụ xuân năm 2012 tại TP
Thái Nguyên 58





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Lúa là cây lương thực chủ yếu ở nước ta, có vai trò đặc biệt quan

trọng trong việc đảm bảo an toàn lương thực cho nhân dân. Việc yêu cầu
tập trung sản xuất lúa gạo để đáp ứng cho đà tăng dân số nhanh chóng đã
đưa đến sự thay đổi trong kỹ thuật sản xuất lúa. Vì vậy một trong những
khâu quan trọng trong quá trình sản xuất khiến nông dân vừa tốn sức người
sức của chính là công tác phòng trừ sâu bệnh cho ruộng lúa của mình. Với
quan niệm cấy thật dầy, bón thật nhiều phân đạm thì mới đủ số chồi để đạt
được năng suất làm cho tình hình sâu hại ngày càng gia tăng. Vì nóng lòng
cho ruộng lúa của mình mà nông dân đổ vào đồng rộng một lượng thuốc
hoá học ngày càng nhiều với hi vọng là sẽ tiêu diệt hết dịch hoạ. Một sự
thật hiển nhiên là nơi nào người nông dân phun nhiều thuốc trừ sâu càng
nhiều thì nơi ấy dịch hại ngày càng phát triển nhiều thêm và những nơi ấy
môi trường nước, đất ngày càng bị ô nhiễm. Một trong những bước đột phá
trong quản lý dịch hại, nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc trồng lúa, tăng
thu nhập cho những nông dân và bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng nền
nông nghiệp bền vững đó là Bộ NN và PTNT đã xây dựng chương trình 3
giảm - 3 tăng áp dụng cho canh tác lúa. 3 giảm tức là : -Giảm lượng giống.
- Giảm lượng thuốc trừ sâu, bệnh. - Giảm lượng phân đạm. Khi áp dụng 3
giảm thì năng suất không giảm mà có chiều hướng tăng và điều chính yếu
là tăng lợi nhuận cho người nông dân trồng lúa. 3 tăng tức là: - Tăng năng
suất lúa. - Tăng chất lượng lúa gạo. - Tăng hiệu quả kinh tế. Như vậy,
muốn tăng năng suất cần áp dụng 3 giảm. Muốn tăng chất lượng lúa gạo
cần sử dụng đúng giống lúa, bón phân cân đối hợp lý. Nếu áp dụng tốt
chương trình 3 giảm và 3 yếu tố tăng kể trên thì việc tăng hiệu quả kinh tế
cho người trồng lúa rất dễ dàng đạt được.
Hệ thống canh tác lúa theo hình thức 3 giảm 3 tăng bước đầu cho kết
quả: lượng thóc giống giảm 70% so với ruộng của nông dân, lượng phân
đạm giảm 20% đến 25%, năng suất tăng bình quân từ 9% đến 15%. Do
cây lúa khoẻ nên khả năng kháng sâu bệnh tốt làm giảm lượng thuốc
phòng chống sâu bệnh, một số mô hình đã không sử dụng thuốc phòng trừ
sâu bệnh lúa vẫn cho năng suất cao và chất lượng tốt. Theo Đặng Thị Bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
và các cộng sự (1993) [3].
Một số địa phương đi đầu trong việc áp dụng chương trình 3 giảm 3
tăng là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trung du Bắc bộ. Kết
quả bước đầu ứng dụng cho thấy hệ thống kỹ thuật này thực sự có ý nghĩa
trong canh tác lúa bền vững. Để góp phần đạt được ý nghĩa khoa học của
mô hình canh tác lúa 3 giảm 3 tăng, được sự nhất trí của khoa sau đại
học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Điều tra thành phần và diễn biến mật độ của một số sâu
hại chủ yếu và thiên địch trên mô hình canh tác lúa 3 giảm 3 tăng tại
thành phố Thái Nguyên”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở điều tra thành phần sâu hại lúa, diễn biễn mật độ của các
loài sâu hại chính và thiên địch chủ yếu qua các giai đoạn sinh trưởng của
lúa và qua sự tác động của một số biện pháp kỹ thuật trên mô hình canh tác
lúa 3 giảm 3 tăng tại thành phố Thái Nguyên, để đưa ra những khuyến cáo
trong việc canh tác lúa hợp lý, nhằm giảm mức độ thiệt hại do sâu hại gây
ra, góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất lúa đồng thời tiết kiệm được
chi phí cho người sản xuất.
2.2. Yêu cầu của đề tài
+ Điều tra thành phần sâu hại lúa và thiên địch chủ yếu trên trên mô
hình canh tác lúa 3 giảm 3 tăng và canh tác đại trà.
+ Điều tra diễn biễn mật độ của các loài sâu hại và thiên địch chủ yếu
qua các giai đoạn sinh trưởng của lúa trên mô hình canh tác lúa 3 giảm 3
tăng và canh tác đại trà.
+ Điều tra diễn biễn mật độ của các loài sâu hại chính và thiên địch
dưới sự tác động của một số biện pháp kỹ thuật (mật độ cấy, bón phân,

phun thuốc BVTV) trên mô hình canh tác lúa 3 giảm 3 tăng và canh tác
đại trà.
+ Đề xuất biện pháp canh tác hợp lý nhằm giảm mức độ thiệt hại do
sâu hại gây ra, góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất lúa và tăng hiệu quả
kinh tế cho người trồng lúa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về thành phần và diễn biến
mật độ một số sâu hại và thiên địch chủ yếu qua các giai đoạn sinh trưởng
của lúa. Những dẫn liệu khoa học về diễn biến mật độ một số sâu hại và
thiên địch chủ yếu dưới sự tác động của các biện pháp kỹ thuật trên mô
hình canh tác lúa 3 giảm 3 tăng và canh tác thông thường, góp phần đề xuất
một số biện pháp kỹ thuật trong canh tác lúa phù hợp với điều kiện ở thành
phố Thái Nguyên.
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Qua kết quả điều tra về tập quán canh tác lúa của nông dân cho thấy
có một bộ phận nông dân còn: Bón nhiều đạm, bón không cân đối, bón
chưa đúng thời điểm, chưa đúng cách, phun thuốc trừ sâu khi chưa cần
thiết. Hậu quả là sâu bệnh nhiều, chi phí cao. Vì vậy, đề tài được thực hiện
tại những vùng trồng lúa có kiến thức canh tác lúa bền vững còn hạn chế.
Qua việc thử nghiệm về mật độ cấy, bón phân và sử dụng thuốc
BVTV để xác định rõ những ưu, nhược điểm của các biện kỹ thuật của
nông dân áp dụng, khắc phục những nhược điểm đó bằng áp dụng những
biện pháp hợp lý nhằm giảm chi phí, giảm độc hại cho môi trường và sức
khoẻ mà vẫn đạt hiệu quả kinh tế.
Mục tiêu chung là góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,
đồng thời đưa ra được những khuyến cáo trong việc bố trí cơ cấu giống

cây trồng hợp lý để giảm áp lực của dịch hại, giữ môi trường trong
sạch, cân bằng sinh thái, hướng tới mục tiêu xây dựng một nền nông
nghiệp an toàn và bền vững.
Đề tài đi sâu nghiên cứu diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân
hai chấm, rầy nâu và thiên địch của chúng góp phần tích cực cho công tác
dự tính dự báo, cũng như công tác chỉ đạo bảo vệ thực vật của tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa họ c củ a đề tà i
Chúng ta đã biết sự phát sinh và tác hại của sâu bệnh có quan hệ rất
lớn với các biện pháp kỹ thuật canh tác. Thói quen, tập quán canh tác các
giống lúa của người dân đã khiến cho nhiều vụ lúa bị ảnh hưởng nặng nề
bởi sâu bệnh, năng suất lúa qua các vụ không ổn định. Thực trạng trong
canh tác lúa: Nông dân thường gieo mạ dược và gieo quá dày, tuổi mạ quá
nhiều ngày, cấy khi cây mạ già, có những nơi cấy khi mạ đã 6-7 lá lá thậm
chí còn nhiều hơn; số dảnh cấy quá nhiều: cấy 5-6 dảnh/ khóm, và cấy
tới 50 - 55 khóm/m2 gây tốn kém khá nhiều giống, sẽ làm cho sâu hại
phát sinh sớm, và dễ bùng phát thành dịch, đồng thời gây khó khăn cho
việc phòng trừ.
Mặt khác, do không có phân hữu cơ, quá lạm dụng phân vô cơ: bón
đạm cao hơn so với nhu cầu của cây lúa và không cân đối, đạm không được
vùi sâu dễ mất đạm do bị rửa trôi, bị bay hơi, quan trọng hơn là đa phần
bón không đúng thời điểm cây cần bón, thường bón phân muộn, bón lai rai
nhiều lần, cây lúa không đẻ tập trung, nhiều dảnh vô hiệu, dẫn đến năng
suất thấp. Canh tác theo kiểu trên cũng là nguyên nhân gây bùng phát các
loại sâu bệnh hại. Theo báo cáo của Cục BVTV năm 2007 [19]. Mộ t hiệ n

tượ ng rấ t phổ biế n trong thự c tế là nhiề u ngườ i muố n cây trồ ng sinh trưở ng
tố t mà bó n nhiề u đạ m, ít chú ý bón lân và kali làm cho cây quá xanh tốt và
mề m yế u, tạo điều kiện thích hợp cho sâu phát triển phá hại làm giảm năng
suấ t; điể n hì nh như: sâu cuốn lá, rầy nâu…, Phân bón khi sử dụng sẽ để lại
một lượng không nhỏ dư lượng do không được cây trồng hấp thụ, sẽ tác
động tiêu cực đến chính hệ sinh thái nông nghiệp. Uớc tính năm 2007, có
khoảng 60-65% lượng phân đạm không được cây trồng hấp thụ (tương ứng
với 1,77 triệu tấn urê, 55- 60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn
supe lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn Kali Clorua
(KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng).
Bên cạnh đó Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được sử dụng ngày
càng gia tăng, trong đó có rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
gốc xuất xứ, trôi nổi trên thị trường. Đến tháng 8 năm 2007, lượng thuốc
bảo vệ thực vật tồn lưu phải tiêu huỷ 152 tấn. Việc lạm dụng thuốc BVTV
trong phòng trừ dịch hại, sử dụng tuỳ tiện không tuân thủ các quy trình kỹ
thuật, không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc đã dẫn đến hậu
quả nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm, mất an toàn vệ sinh thực phẩm,
đồng ruộng bị ô nhiễm. Việc sử dụng thuốc không đúng kỹ thuật làm cho
sâu bệnh quen thuốc gây ra hiện tượng kháng thuốc BVTV, mặt khác do sử
dụng nhiều loại thuốc BVTV làm cho các loài sinh vật có ích (thiên địch)
bị tiêu diệt, gây mất cân bằng sinh thái và như vậy sâu hại càng phát triển
mạnh hơn và nông dân càng dùng thuốc nhiều hơn đã khiến cho sâu có xu
hướng phát triển và gây hại mạnh hơn, do đó khiến cho việc phòng trừ sâu
bệnh càng khó khăn hơn. Theo Trần Huy Thọ (1983) [50], thiệt hại do
sâu hại lúa gây ra lớn nhất ở Châu Á (31,5%). Ở Việt Nam sâu hại gây
thất thu 10% sản lượng, có một số nơi không cho thu hoạch.
Việc cấy quá dày hay bón phân hoá học và phun thuốc BVTV

bừa bãi cho lúa là một hành động “nuông chiều” hơi thái quá của con người
với một loại cây đã khẳng định được sự tồn tại vững chắc của nó trong tự
nhiên. Bởi trong hệ sinh thái đồng ruộng, mối quan hệ giữa cây lúa và thiên
địch, sâu hại là một hệ sinh học thống nhất mà cây lúa đóng vai trò rất quan
trọng. Một mặt, cây lúa với cương vị là yếu tố ngoại cảnh quyết định điều
kiện sinh thái tại nơi cư trú của sâu hại và thiên địch. Mặt khác, khi với
cương vị là nguồn thức ăn của sâu hại thì cây lúa đã ảnh hưởng trực tiếp
đến trạng thái sinh lý của sâu hại, điều này cũng gây ảnh hưởng đến thiên
địch. Trong mối quan hệ này, thiên địch có vai trò hạn chế số lượng quần
thể sâu hại và nếu không có các tác động khác ảnh hưởng đến mối quan hệ
này thì các thiên địch có thể kìm hãm được số lượng sâu hại chính ở dưới
mức gây hại có ý nghĩa kinh tế mà không cần tiến hành các biện pháp
phòng trừ.
Từ những cơ sở khoa học trên với mục đích góp phần làm giảm nhẹ
thiệt hại do sâu hại gây ra cho cây lúa, giảm thiểu chi phí về phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật và nâng cao thu nhập, xây dựng kinh tế bền vững cho
hộ nông dân, chúng tôi tiến hành nghiên cứ u tình hình phát sinh gây hại của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
một số sâu hại chính trên mô hình canh tác lúa 3 giảm- 3 tăng tại thành phố
Thái nguyên.
1.2. Tnh hnh nghiên cu về mc độ sâu hại gây ra cho lúa, nghiên cu
một số sâu hai lúa chủ yếu và thiên địch  nưc ngoài và trong nưc
1.2.1. Tình hình nghiên cứ u mức độ sâu hại gây ra cho lúa  nưc ngoài
Theo tính toán của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Thế giới
(FAO) thì hàng năm sâu bệnh làm mất từ 15-30% tổng sản lượng nông
nghiệp trên thế giới. Ở nhiều nước tỉ lệ này cao hơn, có trường hợp lên đến
trên 50%. Riêng đối với lúa và ngũ cốc, hàng năm trên thế giới thiệt hại do
sâu bệnh gây hại đạt đến 100 triệu tấn, số lương thực này đủ để nuôi 450

triệu người ăn trong một năm, sâu hại là một trong những nguyên nhân gây
nên thiệt hại. Đối với sản xuất nông nghiệp, yếu tố chính làm hạn chế năng
suất cây trồng là dịch hại (sâu, bệnh hại, cỏ dại). Trong đó, riêng sâu hại đã
lấy đi hơn 13% tổng sản lượng, với tổng giá trị ước tính 29,7 tỉ đô la
(Cramer, 1997, dẫn theo Hà Quang Hùng, 1998) [27]. Ở Việt Nam
(Nguyễn Công Thuật, 1996) [52] cũng xác định nhận mức độ thiệt hại khá
lớn do sâu bệnh, với 20% sản lượng cây trồng bị mất. Thiệt hại do sâu hại
gây ra cho lúa ở châu Á trung bình là 34,4% (Cramer.1967) [27], trong thí
nghiệm ở Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế là khoảng 40%. Thành phần côn
trùng và nhện nhỏ dùng cây lúa làm thức ăn khá phong phú. Trên thế giới
đã ghi nhận được hơn 800 loài côn trùng gây hại cho lúc ở nhiều mức độ
khác nhau. (Shepard, 1994) [89].
1.2.1.1. Tình hình nghiên cu một số sâu hại chủ yếu trên lúa  nưc ngoài
a/ Sâu cuốn lá nhỏ :
* Thành phần: Kết quả nghiên cứu về thành phần sâu cuốn lá nhỏ của
W.H. Reissig, E.A. Heinrichs, J.A.Litsinger, K.Moondy (1985) [100] cho thấy
ở Châu Á có bốn loài: Cnaphalocrocis medinalis Guenee, Marasmia (Susumia)
exgua Butler, Marasmia patnalis Bredley và Marasmia Ruralis Walker. Cả
bốn loài này đều thuộc họ ngài sáng (Pyralidae), bộ cánh vẩy (Lepidoptera).
* Sự phân bố: Sâu cuốn lá nhỏ tập trung nhiều nhất ở Châu Á. Loài
C.medinalis Guenee phân bố chủ yếu ở Châu Á, Châu Phi, Châu Úc và
các nước Đông Nam Á. Loài Marasmia exigua Butler phân bố chủ yếu ở
Ấn Độ
,
Nephan, Banglades, Malaysia, Triều Tiên, Nhật Bản Gonzales
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
(1974) [73]. Loài Marasmia patnalis Bredley Phân bố ở Philippine,
Malaysia và một phần Indonesia. Loài Marasmia runalis Walker phân bố

hẹp chỉ có ở Phinippine và một vùng nhỏ của malaysia. Theo J.A.
Litsinger, B.L. Canapi và cộng tác viên ( 1987) [76].
* Đặc điểm hình thái và sinh học: Các pha phát dục của sâu cuốn lá
nhỏ đã được Barrion cùng cộng sự (1991) [64] công bố như sau:
- Trứng được đẻ thành từng quả rải rác hoặc thành cụm từ 3 - 8
trứng ở mặt dưới lá lúa, trong 24 giờ trứng thành thục dài 0,93 mm màu
vàng sáng, hình ovan, mặt bụng phẳng, mặt trên gồ lên ở đoạn giữa.
- Sâu non có 5 tuối mới nở có màu trắng sữa, đầu nâu đậm hoặc
đen sau chuyển sang màu trắng xám hoặc vàng sáng, trên cơ thể có
nhiều lông ngắn. Tuổi 1 cơ thể nhỏ dài 2 mm rộng 0,2 mm; tuổi 2 dài
4,4 mm rộng 0,68 mm; tuổi 3 dài 7 mm rộng 1,2 mm; tuổi 4 cơ thể mập
mạp dài 9 - 10 mm rộng 0,68 mm; tuổi 5 đầu nâu sáng, cơ thể được bao
phủ bởi các lông cứng màu nâu nhạt, sâu đẫy sức dài 16 mm rộng 1,8
mm, cuối tuổi 5 sâu non nhả tơ tạo kén trong tổ cũ, cơ thể chuyển màu
vàng nhạt, nằm im từ 24 - 48 giờ, giai đoạn tiền nhộng chuyển sang màu
nâu sáng.
- Nhộng nằm ở trong tổ cuốn, màu sắc chuyển từ nâu sáng thành
nâu đỏ, nhộng có chiều dài 9 - 12 mm, rộng 1,6 - 3 mm, nhộng có các
rãnh sinh dục rõ ở đốt bụng thứ 8, con đực là đốt bụng thứ 9.
- Trưởng thành có màu nâu vàng, vân mép cánh rộng màu nâu đậm,
có 3 vân ngang hình lượn sóng ở cánh trước, vân trong và vân ngoài là vân
liền, vân giữa là vân cụt, sải cánh dài 17 - 20 mm, con đực có túm lông
màu nâu nhạt hoặc trắng xám sắp xếp trên mạch C của cánh trước.
Theo Chen và cộng sự (1983) [68] cho rằng sức đẻ trứng trung bình là
153 trứng/con cái. Sâu cuốn lá nhỏ rất phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu
ở Trung Quốc, giai đoạn phát dục của sâu cuốn lá nhỏ ngắn lại khi nhiệt độ
cao. Sau khi qua đông, hoạt động sinh sản của con cái trở lại bình thường.
Có 5 lứa sâu trong 1 năm. Theo Hirao (1982) [75]. Vào tháng 8 và tháng 9
quần thể sâu hại tạm ngừng sinh trưởng, ngài sống từ 4 - 7 ngày. Ở Philippin,
Barrion và cộng sự (1991)[64], (1980)[63], Mun Y.D (1982)[86], thời gian

từ trứng đến trưởng thành là 25 - 52 ngày. Trong đó thời gian trứng là 3 - 6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
ngày, sâu non là 15 - 36 ngày, nhộng là 6 - 9 ngày.
* Thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ: Ở Trung Quốc có 30 loài ong kí
sinh trong đó loài có khả năng kí sinh cao nhất là Apanteles cypris và
Elasmus sp CABI (1999) [65]. Các tác giả Chen và Chin (1983) [68] cho
thấy có 25 loài thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ, trong đó có 21 loài là ong kí
sinh, 2 loài là nhện ăn thịt và 2 loài nấm gây bệnh. Ong Trichogramma
chilonis và Apanteles cypris có mặt thường xuyên trên đồng ruộng và là
những loài giữ vai trò chủ yếu trong việc khống chế số lượng sâu cuốn lá
nhỏ, Liang (1984) [83]. Ở Philippin người ta phát hiện có nhiều loài
thiên địch bắt mồi sâu cuốn lá nhỏ như nhện Lycosa, Oxyopes,
Tetragnatha sp và 6 loài kiến, những loài kiến này 1 giờ có thể diệt từ 4 -
10 sâu non cuốn lá nhỏ JiA. Litsinger (1980) [63]. W.H.Reissing và cộng
sự (1986) [91] cho biết trên đồng ruộng vùng nhiệt đới các kẻ thù tự
nhiên của sâu cuốn lá nhỏ hoạt động rất tích cực, chúng tấn công sâu
cuốn lá nhỏ ở tất cả các pha phát dục. Theo Alam (1964) [62] thì kẻ thù
tự nhiên của sâu cuốn lá nhỏ có vai trò giữ cho chủng quần của sâu
cuốn lá nhỏ phát triển dưới ngưỡng gây hại mà tại đó không cần sử
dụng biện pháp phòng trừ. Tác giả H.C.Copel, J.W.Mestins (1977)
[70] kết luận các loài côn trùng kí sinh, côn trùng bắt mồi và nhện ăn
thịt có vai trò rất quan trọng trong đấu tranh sinh học.
* Biện pháp phòng trừ:
- Sử dụng giống kháng: Tại Ấn Độ khi khảo nghiệm 384 giống lúa
đối với sâu cuốn lá nhỏ ở hai địa phương Gurdaspur và Kapurthala. Kết quả
nhận được 15 giống kháng ở Gurdaspur và 2 giống kháng ở Kapurthala,
nhưng chỉ có một giống kháng chung cho cả 2 địa phương trên, đó là giống
IET.7776 Jaswant và Dhaliwai Cabi (2005) [66]. Việc bố trí tỉ lệ hợp lý các

giống kháng sâu cuốn lá nhỏ là một giải pháp nhằm giảm áp lực sâu cuốn lá
nhỏ đồng thời tăng tính đa dạng sinh học trên đồng ruộng nhằm hạn chế thiệt hại
do loài sâu này gây ra, Saroja (1981) [93]. Đây là một biện pháp chủ
động, an toàn sinh thái và nên thực hiện trong hệ thống phòng trừ tổng
hợp sâu cuốn lá nhỏ Pathak M.D [90].
- Biện pháp canh tác: Mật độ cấy cũng có ảnh hưởng lớn đến mật
độ sâu cuốn lá nhỏ phát sinh, phát triển.Việc bố trí thời vụ gieo cấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
cũng có ảnh hưởng đến mật độ sâu cuốn lá nhỏ, nếu bố trí cấy thời vụ
sớm thì cây lúa sinh trưởng nhanh có tác dụng tránh được lứa sâu cuốn lá
gây hại vào khoảng cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 giúp cho cây lúa ít bị ảnh
hưởng của lứa sâu này (Theo Chiu.S.F 1980) [69].
- Biện pháp sinh học: Tại Quảng Đông Trung Quốc loài ong
Trichogramma japonicum Aslimead đã được sử dụng để diệt trứng sâu
cuốn lá nhỏ, làm giảm tỉ lệ lá lúa bị sâu hại là 92,8% so với đối chứng,
Shen (1984) [94]. Lượng ong thả là 15 vạn con/ha nếu mật độ là 5
trứng/khóm, có thể thả liên tục 3 - 4 lần cách nhau 1 - 2 ngày, Shepard (1986)
[95]. Ong Apanteles cypris cũng là loài ong kí sinh chuyên tính trên sâu non
tuổi nhỏ rất phổ biến tại Trung Quốc. Việc phun lên cây lúa chất Kairomon và
chất tiết từ tuyến nước bọt của sâu non đã làm tăng tỉ lệ kí sinh tới 15 -
25% (Theo Catling H.D, (1983) [67].
- Biện pháp hoá học : Theo Coppel và cộng sự (1977) [70] nông dân
sử dụng tới 40% số lần phun thuốc để trừ sâu cuốn lá nhỏ, trong điều kiện
nghiên cứu khi nông dân không phun giai đoạn đầu vụ thì không làm
thiệt hại kinh tế, tăng thu nhập từ 15 - 30% và tiết kiệm được chi phí
thuốc trừ sâu. Ngày nay xu hướng sử dụng những thuốc trừ sâu có phổ
hẹp ít hoặc không ảnh hưởng đến thiên địch và các loài sinh vật khác.
Thuốc trừ sâu có nguồn gốc vi sinh và thảo mộc được chú trọng.

b/ sâu đục thân lúa hai ch

m
* Thành phần : Theo Pathak (1994) [90], trên thế giới đã phát hiện được
24 loài sâu đục thân lúa. Trong đó, ở châu Phi có 4 loài gồm Chilo agamemnon
Blez., Chilo zacconius Blez., Maliarpha separatella (Rog.) và Sesamia
calamistis (Hamp.). Ở Châu Mỹ đã ghi nhận được 6 loài sâu đục thân lúa gồm
Chilo loftini (Dyar), Chilo plejadellus (Zink.), Diatraea saccharalis (Fabr.),
Elasmopalpus lignosellus (Zell.), Rupela albinella (Cramer) và Zeadiatraea
lineolata (Walk.), Shepard (1991) [96]. Lúa ở châu Úc đã phát hiện có 2 loài
sâu đục thân gây hại là Niphadoses palleucus Com. và Phragmatiphila sp,
Thangamuthu (1982) [98]. Tại các nước châu Á có số loài sâu đục thân lúa đã
phát hiện được nhiều nhất, đạt tới 9 loài, đó là các loài Ancylolomia
chrysographella Koll., Chilo auricilius (Dudg.), Chilo partellus (Swin.), Chilo
polychrysus (Meyr.), Chilo suppressalis (Walk.), Niphadoses gilviberbis (Zell.),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Tryporyza incertulas (Walk.), Scirpophaga innotata (Walk.), Sesamia inferens
(Walk.) Pathak (1986) [90]. Riêng vùng trồng lúa Đông Nam Á có 7 loài sâu đục
thân sau : Ancylolomia chrysographella Koll., Chilo auricilius (Dudg.), Chilo
polychrysus (Meyr.), Chilo suppressalis (Walk.), Scirpophaga incertulas
(Walk.), Scirpophaga innotata (Walk.), Sesamia inferens (Walk.) (Pathak,
1975; Reissig et al., 1986) [90], [91].
* Phân bố : Theo Pathak (1994) [90], sâu đục thân lúa hai chấm chỉ
có phân bố ở vùng trồng lúa châu Á. Đến nay đã ghi nhận sâu đục thân
lúa hai chấm có ở các nước như Afghanistan, Ấn Độ
,
Bangladesh, Bhutan,
Burma, Cam-pu-chia,

Đài
Loan, Indonesia, Lào, Malaysia, Nepal, Nhật Bản,
Pakistan, Philippine, SriLanka, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam (Dale,
1994 [71]); Tirawat (1982) [99].
* Đặc điểm hình thái và sinh học: Sâu đục thân lúa hai chấm thuộc
bộ cánh vảy Lepidoptera. Vòng đời có 4 pha phát dục là pha trứng, pha
sâu non, pha nhộng và pha trưởng thành. Trứng được đẻ thành ổ ở gần
ngọn lá lúa, được bao phủ bằng lớp lông màu nâu vàng da cam có ở
đốt cuối phần bụng của trưởng thành cái. Thời gian phát dục của pha
trứng biến động từ 5 ngày đến 8 ngày (Dale, 1994 [71]; Reissig et al.,
1986) [91] [92]. Sâu non có 5 tuổi. Theo Pathak (1975) [90], sâu non
đục thân lúa hai chấm có 4 - 7 tuổi. Sâu non tuổi 1 khi mới nở có chiều
dài 1,5 mm, thân màu vàng nhạt, phát tán rất mạnh. Sâu non tuổi 5 thành
thục có chiều dài cơ thể khoảng 25 mm màu trắng hơi vàng. Thời gian
phát dục của pha sâu non kéo dài khoảng từ 30 ngày đến 35 - 46 ngày.
Nhộng mới nở có màu sáng nhạt, sau đó có màu nâu tối hơn. Nhộng
làm trong một kén mỏng màu trắng. Trước khi hoá nhộng, sâu non
tuổi cuối đã đục một lỗ ở thân cây lúa để trưởng thành vũ hoá chui ra.
Thời gian phát dục của pha nhộng khoảng 6 - 10 ngày, nếu thời tiết
lạnh có thể dài hơn. Theo Jaswant (1984) [77]; Kamran (1969) [78]; Kim
(1986) [79].
Trưởng thành loài sâu đục thân lúa hai chấm có biểu hiện lưỡng
hình sinh dục. The o Kiri t an i ( 1 979 ) [80 ] . Trưởng thành cái có
kích thước lớn hơn trưởng thành đực. Cánh trước của trưởng thành cái
có màu nâu vàng sáng và một chấm đen rõ ràng ở giữa cánh. Cuối bụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
của trưởng thành cái có túm lông vàng. Trưởng thành đực có màu hơi
vàng. Chấm đen trên giữa cánh trước không rõ ràng (Dale, 1994) [71].

Trưởng thành chỉ giao phối 1 lần, đẻ trứng từ đêm thứ 2 kể từ khi vũ hoá,
mỗi đêm đẻ 1 ổ trứng mỗi con cái đẻ từ 2- 5 ổ (Pathak, 1969) [90]. Để
hoàn thành một vòng đời, sâu đục thân hai chấm cần 46 – 54 ngày (Dale,
1994; Reissig et al., 1986) [71], [91]. Trưởng thành cái sâu đục thân lúa
hai chấm có thể đẻ được 100 - 200 trứng [90]. Theo Dale (1994) [71] cho
rằng một trưởng thành cái đẻ được lượng trứng ít hơn, chỉ là 100 - 150
trứng. Theo Reissig et al. (1986) [91] cho rằng một trưởng thành cái đẻ
được 200 - 300 trứng. Theo Dale (1994) [71], trưởng thành đực và
trưởng thành cái loài sâu đục thân lúa hai chấm có tuổi thọ không giống
nhau. Trưởng thành đực của loài sâu đục thân lúa hai chấm thường có
tuổi thọ (4,5 - 8,6 ngày) ngắn hơn tuổi thọ của trưởng thành cái (5,3 - 8,8
ngày), Pham Van Lam (1999) [82].
* Thiên địch của sâu đục thân lúa hai chấm :
Các loài sâu đục thân lúa bị trên dưới 100 loài thiên địch tấn công,
trong đó chủ yếu là các ký sinh (Yasumatsu, 1964) [101]. Số lượng loài
thiên địch của các sâu đục thân lúa đã phát hiện được ở Philippine và
Thái Lan tương ứng là 40 và 37 loài. Sâu đục thân năm vạch Chilo
suppressalis và sâu đục thân lúa hai chấm Scirpophaga incertulas ở trên
thế giới (tương ứng) đã ghi nhận được 73 và 56 loài ký sinh. Con số này ở
Ấn Độ tương ứng là 19 và 56 loài; ở Philippine là 21 và 17 loài Zhang G.E
(1995) [103]. Trung Quốc nếu tính cả các loài bắt mồi và gây bệnh thì sâu đục
thân lúa hai chấm Scirpophaga incertulas có 113 loài thiên địch, (dẫn theo
Phạm Văn Lầm, (2002) [36] (2000) [35].
Các loài ký sinh nhộng, ký sinh sâu non và vi sinh vật gây bệnh có thể
gây chết tới 58% nhóm sâu đục thân lúa ở vùng Warangal của Ấn Độ
.
Các
loài ong Bracon onukii và Bracon chinensis là những ký sinh quan trọng ở
pha sâu non của sâu đục thân lúa tại Nhật Bản. Chúng có thể gây chết 20 -
30% nhóm sâu đục thân lúa, có khi tới trên 50%. Ong Cotesia flavipes là ký

sinh sâu non quan trọng ở Ấn Độ
,
ong Cotesia chilonis là ký sinh sâu non
quan trọng ở Nhật Bản. Tỷ lệ này có khi đạt tối đa tới 100% vào thời điểm cây
lúa được 100 ngày sau cấy (Subba Rao et al., 1983 [97]; Yasumatsu, 1964, [101]).
Các loài bắt mồi cũng có vai trò khá quan trọng trong tiêu diệt các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
pha phát dục khác nhau của nhóm sâu đục thân lúa. Loài muồm muỗm
nhỏ Conocephalus longipennis có thể tiêu diệt được 65% trứng sâu đục
thân lúa hai chấm. Một cá thể của loài muồm muỗm nhỏ C. longipennis
có thể tiêu diệt được 8 ổ trứng sâu đục thân lúa hai chấm trong 3 ngày.
Nhện sói vân hình đinh ba Pardosa pseudoannulata một ngày có thể tiêu
diệt hàng trăm sâu non của sâu đục thân lúa, đồng thời nó cũng có khả
năng tấn công pha trưởng thành của các loài sâu đục thân lúa (Yarumatsu
1964. [101]).
* Các biện pháp phòng trừ :
- Canh tác : Bố trí thời vụ sớm có thể tránh được sự gây hại bởi lứa 2
của sâu đục thân lúa hai chấm Tryporyza incertulas (Chiu, 1980) [69].
- Luân canh : Luân canh lúa với cây trồng khác được khuyến cáo
để trừ sâu đục thân lúa hai chấm (Chelliah, 1985 [84]; Litsinger, 1994 [88];
Oka, 1979 [88]; Reissig et al., 1986 [91]). Luân canh cây lúa với cây
ngô, cây lúa mì thì lại làm tăng mật độ quần thể của sâu đục thân thuộc các
giống Diatraea, Chilo và Sesamia (Litsinger, 1994) [84]. Làm ngập nước
ruộng vào mùa xuân ở vùng Quảng Châu (Trung Quốc) có hiệu quả diệt
trừ sâu đục thân lúa hai chấm Scirpophaga incertulas (Chiu,1980) [69].
- Bón phân : Cây lúa được bón nhiều phân đạm sẽ hấp dẫn trưởng thành
cái loài sâu đục thân lúa hai chấm đến đẻ trứng. Bón phân chứa silica, kali sẽ
làm tăng tính chống chịu sâu đục thân của cây lúa. (Dale, 1994 [71];

Litsinger, 1994 [84]).
- Sử dụng giống lúa kháng sâu hại: Đây là biện pháp dễ sử dụng
hơn cả nhất là đối với nông dân vùng nhiệt đới châu Á có diện tích canh
tác không lớn và tiềm năng kinh tế có hạn (Heinrichs et al., (1981) [74].
- Biện pháp sinh học: Ở đảo Andama (Ấn Độ
)
đã nghiên cứu dùng ong
mắt đỏ Trichogramma sp. để trừ sâu đục thân lúa hai chấm S.incertulas cho
kết quả tốt. Thiệt hại do sâu đục thân lúa hai chấm giảm còn 1,6% ở nơi
dùng ong mắt đỏ, trong khi đó ở đối chứng tỉ lệ này đạt cao hơn và là
10,3%. Biện pháp sử dụng ong mắt đỏ trừ sâu hại lúa cũng được
nghiên cứu nhiều ở Trung Quốc và Ấn Độ để trừ sâu cuốn lá nhỏ và sâu
đục thân. Tại Karnataka (Ấn Độ)

đã nghiên cứu thả ong mắt đỏ màu đen
Trichogramma japonicum định kỳ một tuần một lần để trừ sâu cuốn lá
nhỏ và sâu đục thân lúa hai chấm (Misra et al., 1994) [85].
- Biện pháp hoá học : Kumar (1995) [81] khuyến cáo cần dựa vào kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
quả theo dõi bẫy đèn để xác định thời điểm phun thuốc trừ một số sâu hại lúa,
trong đó có sâu đục thân lúa hai chấm S. incertulas. Ơ và Yu (1980) [102] đã
khuyến cáo thời điểm phun thuốc đúng để trừ sâu đục thân lúa hai chấm là 1 - 2
ngày trước đỉnh cao sâu non nở rộ.
c/ Rầy nâu :
Rầy nâu hay còn được gọi là muội nâu có tên khoa học là
Nilaparvata lugens Stal, thuộc giống Nilaparvata, thuộc họ muội bay
Delphacidae, bộ nhỏ Fulgoromorpha, bộ phụ Auchenorrhynacha bộ cánh
đều Homoptera.

Rầy nâu Nilaparvata lugens gây hại trên lúa đã được tìm ra ở Hàn
Quốc năm thứ 18 sau Công nguyên, còn ở Nhật Bản là năm 697 (Henrichs,
1981) [74]. Rầy nâu được Stal đặt tên đầu tiên vào năm 1854 là Delphax
lugens Stal. Sau đó được đổi tên thành Nilaparvata bởi Muir và Giffard
năm 1924. Rầy nâu phân bố chủ yếu ở nhiều nước phía Đông Á và một số
đảo thuộc Thái Bình Dương. Rầy nâu sinh sống chủ yếu trên cây lúa
(Oryza sativa L.), nhưng ngoài ra chúng còn phát triển trên 1 số giống lúa
dại và cỏ môi Leersia hexandra.
Một vòng đời của rầy nâu dài hay ngắn còn phụ thuộc vào nhiệt độ
của môi trường, nếu nhiệt độ 25oC thì vòng đời của rầy nâu khoảng 28 – 32
ngày còn nhiệt độ 28oC thì khoảng 23 – 25 ngày. Tại vùng nhiệt đới thì
khoảng thời gian của 1 vụ lúa kéo dài từ 78 – 230 ngày tuỳ thuộc vào từng
loại giống, Trong 1 vụ lúa thì rầy nâu có thể có từ 2 - 8 lứa chẳng hạn như ở
miền Nam của Nhật Bản thì rầy nâu có 5 lứa trong 1 vụ, còn ở Trung Quốc là
5 hoặc 6 lứa, trong khi đó ở Indonesia có từ 4 đến 5 lứa (Pathak 1994) [90].
Tuy nhiên tuỳ thuộc vào địa hình mà số lứa rầy trong năm cũng khác nhau.
1.2.2. Tình hình nghiên cứ u ở trong nướ c
1.2.2.1. Nhữ ng nghiên cứ u về sâu hạ i
* Nghiên cứ u về thà nh phầ n:
Theo PGS. Nguyễn Công Thuật ở phía Bắc qua điều tra cơ bản
(1967-1968) Viện BVTV (1976) [58] [59], đã phát hiện có 88 loài sâu hại
lúa, còn ở miền Nam (1977-1979) Đỗ Xuân Bành (1990) [1]; Viện BVTV
(1999) [60] đã phát hiện được 78 loài, trong đó có 6 loài gây hại chủ yếu
như: rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân bướm 2 chấm, bọ xít dài, sâu
năn, sâu phao và 15 loài gây hại thứ yếu Cục BVTV (1984) [13]. Theo kỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
sư Nguyễn Văn Hạ, Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung qua điều tra
sâu bệnh hại lúa ở miền Trung từ năm 1984-1988 đã xác định được 6 loài

sâu hại chính đó là: sâu đục thân bướm 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, sâu phao,
rầy nâu, rầy lưng trắng, bọ xít dài, sâu năn, Cục BVTV (2007) [19], qua
nghiên cứu điều tra sâu hại lúa vùng đầm phá tại Thừa Thiên Huế đã
xác định được 6 loài sâu hại chính đó là: sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá
lớn, sâu năn, bọ xít dài, châu chấu lúa, bọ xít xanh, trong đó sâu cuốn lá
nhỏ, bọ xít lúa và sâu năn là phổ biến nhất, Nguyễn Trường Thành
(2003) [48]; Cục BVTV - Báo cáo tổng kết 2005; 2006 [17]; [18].
* Nghiên cứu về ảnh hưở ng củ a thuố c trừ sâu đế n sâu hạ i:
- Theo Phạm Văn Lầm (1994) [33] nh hưởng thuốc hóa học : Việc
sử dụng biện pháp hoá học để phòng trừ sâu bệnh trong một thời gian dài
đã gây ra nhiều tác hại đáng kể. Trong khi sử dụng thuốc người ta nhận
thấy muốn đạt được hiệu quả trừ sâu như lúc ban đầu, hàng năm cần phải
tăng nồng độ thuốc. Cho đến một lúc nào đó sâu bệnh trở nên quen thuốc
và không còn bị chết do thuốc, sâu đã hình thành tính kháng thuốc. Từ việc
kháng một loại thuốc, do sự sử dụng không đúng cách con người đã tạo ra
các chủng sâu kháng lại tất cả các loại thuốc trừ sâu.
Việc sử dụng thuốc trừ sâu thiếu thận trọng cũng làm xuất hiện
những loại sâu hại mới mà trước đây chúng là loại sâu hại không quan
trọng bị các loài khác lấn át.
Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng cũng gây mất cân bằng
sinh thái-đó là chuỗi mắt xích giữa cây trồng -sâu hại -thiên địch. Thuốc
sâu tiêu diệt thiên địch là yếu tố kìm hãm mật độ sâu hại -nên sâu phát triển
tự do và bộc phát thành dịch.
Ngoài ra thuốc trừ sâu còn gây ngộ độc cho con người và ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường sống, đến động vật thuỷ sinh. Nguy hiểm hơn
là nó tích luỹ trong nông sản để rồi gây hại cho những người tiêu dùng các
nông sản đó.
- nh hưởng của thuốc sinh học : Để hạn chế tác hại của sâu bệnh, bảo
vệ môi trường cũng như sức khoẻ con người, thuốc trừ sâu sinh học
(TTSSH) được coi là một biện pháp đầy tính khả thi. Việc ứng dụng thành

tựu này đã, đang là một vấn đề đáng chú ý đối với nông nghiệp Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
TTSSH được đưa vào nước ta từ đầu những năm 1970 với số lượng rất ít.
Đến nay, việc nghiên cứu TTSSH ở trong nước đã đạt được một số thành
quả nhất định, tuy việc triển khai ứng dụng còn chậm. Các vùng nông
nghiệp, đặc biệt là các vùng trồng rau, đang tích cực triển khai việc sử dụng
chế phẩm này. Bên cạnh đó, các cơ sở thực nghiệm về công nghệ sinh học
của chúng ta còn nhỏ hẹp, số lượng ít ỏi - đó là một nguyên nhân lớn dẫn
đến sự hạn chế trong việc sản xuất và sử dụng TTSSH. Về công tác giống,
nhiều nước trên thế giới đều có hệ thống giống quốc gia rất tốt, từ khâu
kiểm định, tàng trữ đến nghiên cứu phát triển, thu thập lai tạo Nhưng ở ta,
công tác này còn khá thô sơ. Trong phân phối sản phẩm, chúng ta quá quan
tâm quảng bá cho các các loại thuốc trừ sâu hoá học và do vậy, không
còn đất chen chân cho các chế phẩm TTSSH. Đồng thời, do hạn chế về
tuyên truyền và phố biến kiến thức, người nông dân chỉ mong muốn
thuốc trừ sâu phải có hiệu quả tức thời và sử dụng thuận tiện, nên ít
quan tâm đến các chế phẩm TTSSH, đó là chưa kể giá cả của loại mặt
hàng này còn khá cao so với các loại thuốc trừ sâu hoá học Phạm Văn
Lầm (1999) [34].
* Nghiên cứu về ảnh hưởng của thiên đị ch đến sâu hại
Theo Hà Quang Hùng (1998) [27], điều tra thành phần thiên địch là cơ
sở quan trọng để tiến hành điều tra, theo dõi diễn biến quy luật phát sinh,
phát triển của một số loài sâu hại chủ yếu; khả năng khống chế sâu hại của
một số loài thiên địch; là cơ sở xây dựng các biện pháp phòng trừ tổng hợp
sâu bệnh hại lúa. Trong thiên nhiên, thiên địch có vai trò cân bằng hệ sinh
thái. Khi ruộng lúa có sâu hại thì thiên địch sẽ tới ăn hoặc đẻ trứng ký sinh
rồi sau đó nở ra thế hệ mới, thế hệ sau nhiều hơn và nó ức chế mật số sâu
hại. Nếu sâu hại bộc phát lượng lớn quá và thiên địch quá ít không đủ sức

để tiêu diệt thì buộc phải sử dụng thuốc hoá học.
Thứ nhất là làm thế nào trong khu vực mình có thiên địch sẵn để khi sâu
hại tới nó tới liền và phải ở mật số càng cao. Do đó không chỉ quản lý trên 1
ruộng mà trên toàn cả cánh đồng, vì ở những ruộng khác thiên địch cũng có thể
bay tới ruộng của mình, nếu ruộng khác không có thiên địch, ruộng mình
cũng không có thì như vậy không có thiên địch để ức chế sâu hại, Hà
Quang Hùng (1986) [25].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Thứ hai con thiên địch có mặt khi có con sâu hại, vì nó ăn con sâu
hại để sống nếu không có sâu hại cũng không có thiên địch, như vậy phải
làm sao tạo ra môi trường có sẵn thức ăn cho thiên địch, đó là vào đầu vụ
lúa không nên làm sạch cỏ trên bờ mà chỉ cắt xuống vừa phải để trên cỏ có
những loại sân ăn lá sống trên đó và chính nó là nguồn thức ăn nuôi con
thiên địch. Việc dùng thuốc diệt sạch cỏ trên bờ là không có lợi, hà Quang
Hùng (1986) [26].
Một vấn đề nữa khi dùng thuốc hoá học nên nghĩ tới chuyện chọn loại
thuốc nào vừa có hiệu quả đối với sâu hại vừa ít có hại cho thiên địch. Có
những loại thuốc gây hại nhiều có những loại gây hại rất ít thậm chí có
những loại không gây hại cho thiên địch. Chúng ta chọn những loại thuốc
có thể giết chết con sâu hại nhưng không gây hại cho thiên địch đó là điều
có lợi để bảo vệ thiên địch trên đồng ruộng và việc làm này áp dụng cho
toàn cả khu vực thì sau một vài vụ thiên địch có mật số cao thì có đủ sức để
ức chế khi mà sâu hại bộc phát trên ruộng.
1.2.2.2. Tác dụng của biện pháp canh tác lúa 3 giảm 3 tăng đến sâu hại và
thiên địch
Ngày nay, trong sản xuất lúa, việc lạm dụng phân hoá học và các hoá
chất bảo vệ thực vật đã làm ô nhiễm môi trường, không khí, ô nhiễm nguồn
nước, môi trường đất. Sản xuất lúa ngày một gia tăng do đẩy mạnh thâm

canh tăng vụ liên tiếp, nên sau một thời gian dài bị khống chế, các loại dịch
hại đã phát dịch trở lại trên diện rộng do không cắt đứt được chu kỳ sinh
trưởng và thích nghi được với khả năng kháng bệnh của các giống lúa, việc
sử dụng tràn lan các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Theo Cục BVTV
(2007) [20], đã phá vỡ sự cân bằng sinh thái trong ruộng lúa ảnh hưởng đến
các loài thiên địch có lợi, môi trường thiên nhiên bị huỷ hoại do cấu trúc
đất bị phá vở, đất bị xói mòn, thoái hoá và suy kiệt, môi trường sống bị ô
nhiễm, sức khoẻ con người bị tác động bởi các hoá chất độc hại và dư
lượng thuốc BVTV còn tồn dư trong nông sản Thái Bắc (1976) [2].
Trước đây mỗi vụ nông dân phun 3-4 lần thuốc, nay giảm còn 2-3 lần.
Như vậy vẫn là nhiều. Nhiều nông dân vẫn sử dụng nhiều giống, phân bón,
dù đã giảm so với trước đây. Vì thế, mô “3 giảm, 3 tăng” hay đảm bảo
được tiêu chí giảm thiểu tối đa việc sử dụng thuốc BVTV. Vì nông dân khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
tham gia mô hình này chỉ còn phun đúng 1 lần thuốc hoặc không cần phun
thuốc, nhờ đó phát huy được khả năng dùng hoa dẫn dụ thiên địch để diệt
sâu rầy trên ruộng lúa. Cục BVTV (2007) [20], [4].
* 3 Giảm: Giảm lượng giống gieo sạ (khoảng 120kg/ha), hiện nay theo
tập quán sản xuất của bà con nông dân thì lượng giống gieo sạ còn quá cao
(từ 200 - 250 kg/ha). Với lượng giống gieo sạ cao như vậy sẽ làm tăng chi
phí tiền giống, thứ hai làm tăng mật độ số cây lúa trên ruộng, việc tăng mật
độ này kéo theo hậu quả là dễ phát sinh sâu bệnh trên ruộng lúa, hao tốn
thêm số lần phun xịt thuốc. Đồng thời, nhiều cây lúa trên ruộng sẽ tiêu hao
nhiều chất dinh dưỡng, phải bón thêm phân. Yếu tố giảm thứ 2 là giảm
lượng thuốc bảo vệ thực vật (nên phun từ 1 - 2 lần tuỳ vào điều kiện của
dịch hại). Thuốc BVTV nếu sử dụng liều lượng cao, nhiều lần sẽ gây hại
cho con người, gia súc, gia cầm, động vật thuỷ sinh và môi trường đất,
nước. Yếu tố thứ 3 cần giảm đó là giảm lượng phân đạm. Phân đạm làm

cho lúa sinh trưởng nhanh, lá lúa chuyển màu xanh nhanh. Nhưng nếu bón
quá lượng phân đạm so với nhu cầu của cây lúa thì không những không
làm tăng năng suất mà còn làm cho cây lúa mất cân đối về dinh dưỡng dễ
bị sâu bệnh tấn công, dẫn đến giảm năng suất. Đồng thời lãng phí thêm tiền
phân bón, lượng đạm dư thừa làm ô nhiễm môi trường. Nên sử dụng bảng
so màu lá lúa để đáp ứng đúng và đủ nhu cầu đạm cho ruộng lúa.
* 3 Tăng: Tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo, tăng hiệu quả
kinh tế. Như vậy, muốn tăng năng suất cần áp dụng đúng quy trình kỹ
thuật, áp dụng 3 giảm. Muốn tăng chất lượng lúa gạo cần sử dụng giống lúa
chất lượng cao, bón phân cân đối hợp lý, chú ý các khâu kỹ thuật sau thu
hoạch. Nếu áp dụng tốt chương trình 3 giảm và 3 yếu tố tăng kể trên sẽ góp
phần tăng hiệu quả kinh tế. Theo khuyến cáo của Ngành Nông nghiệp cấy
lúa đúng lịch thời vụ: giúp tránh được các đợt rầy di trú, tạo lợi thế cho cây
lúa phát triển tốt. Xuống giống đồng loạt, thu hoạch nhanh, làm thế nào để
có thời gian cách ly khoảng 3 tuần lễ giữa 2 vụ lúa trong cùng một khu vực
(theo nhận định thường là trà lúa thứ 1 nuôi bệnh cho trà lúa thứ 2) nhằm
cắt đứt nguồn lây truyền và thức ăn của sâu hại trên đồng ruộng, làm giảm
mật số sâu hại và giảm nhẹ thiệt hại của một số bệnh khác. Mật độ cấy
thích hợp giúp lúa phát triển tốt, chế sâu bệnh phát triển, giúp chống chịu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
tốt với sâu bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch hoạt động làm giảm
nhẹ thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Do đó cấy với mật độ thích hợp cũng là
biện pháp giúp phòng ngừa sâu bệnh. Cục BVTV (2007) [4].
1.2.2.3. Tnh hnh nghiên cu một số sâu hại lúa chủ yếu
a/ Sâu cuốn lá nhỏ:
* Thành phần: Theo điều tra của Viện BVTV (1976) [59]. Vùng Gia
Lâm - Hà Nội đã xác định được thành phần sâu cuốn lá nhỏ có 2 loài gây
hại chính đó là Cnaphalacrocis medinalis và Marasmia exigua. Trong mấy

năm gần đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu về thành phần sâu cuốn lá nhỏ
trên đồng ruộng, đặc biệt là trên cây lúa thì kết quả cũng chỉ thu được một
loài đó là loài Cnaphalacrocis medinalis.
* Sự phân bố: Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng của Viện Bảo vệ
thực vật (1976) [59], thì sâu cuốn lá nhỏ phân bố ở hầu hết tất cả các vùng
trồng lúa trên cả nước từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên thời gian phát sinh và
mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ ở mỗi vùng địa lý có sự khác nhau
điều này phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu và tập quán canh tác
của mỗi địa phương. Các tỉnh vùng ven biển sâu cuốn lá nhỏ thường có
thời gian phát sinh sớm và mức độ gây hại cao hơn các nơi khác (Báo cáo
tổng kết Cục Bảo vệ thực vật, 2002, 2005) [16], [14]. Các tỉnh miền Bắc
trong mấy năm gần đây sâu cuốn lá nhỏ phân bố rộng chủ yếu tập trung
ở các tỉnh vùng ven biển như: Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam
Định, Quảng Ninh… diện tích nhiễm ở mỗi vụ lên đến hàng trăm nghìn
ha, mật độ sâu non nơi cao nên tới trên 500 con/m
2
. Các tỉnh vùng đồng
bằng miền núi sâu cuốn lá nhỏ có diện phân bố và mức ñộ gây hại
thường nhẹ hơn.
* Phạm vi kí chủ: Vũ Quang Côn (1987) [11] đã tiến hành điều tra sự
phân bố mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên một số cây cỏ dại trong thời gian chưa
có lúa ngoài đồng, kết quả cho thấy: cỏ môi có 79,45%, cỏ chỉ có 0,02%,
cỏ tranh là 0,01%, cỏ bấc là 10,95%, cỏ lá tre là 6,04%, cỏ lồng vực là
1,73%, cỏ mần trầu là 1%. Theo Trần Văn Rao (1982) [44] thì sâu cuốn lá
nhỏ qua đông chủ yếu trên các cây cỏ dại, trên ruộng mạ là không đáng
kể. Sự có mặt của sâu cuốn lá nhỏ trên một số kí chủ như sau: lúa chét là
1,3%, cỏ mần trầu là 53,2%, cỏ gà nước là 19,2%, cỏ lồng vực cạn là
13,8%, cỏ trứng ếch là 12,5%. Theo Trần Huy Thọ (1983) [50] thì sâu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×