Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhà máy sản xuất công nghiệp đến chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 93 trang )




i


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





ĐINH THỊ THÚY HƢỜNG





NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ NHÀ MÁY
SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP ĐẾN CHẤT LƢỢNG NƢỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ


Chuyên ngành : Khoa học Môi trƣờng
Mã số : 60. 85. 02



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.NGUYỄN THẾ HÙNG





Thái nguyên, năm 2012


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi.
Luận văn này được xuất phát từ yêu cầu trong công việc và hình thành
hướng nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu trong luận văn có nguồn
gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc; kết quả trình bày trong luận văn
được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào của luận văn trước đây.


Thái nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn




Đinh Thị Thúy Hường










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ii


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là việc hết sức cần thiết và quan trọng đối với mỗi
học viên, là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tế.
Được sự nhất trí của Đại Học Thái Nguyên, Khoa sau Đại học trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thế Hùng
em thực hiện đề tài: "Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số nhà máy sản
xuất công nghiệp đến chất lƣợng nƣớc trên địa bàn tại tỉnh Phú Thọ".
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này em đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của Đại học Thái Nguyên, Khoa sau Đại Học, khoa Tài nguyên

Môi trường Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên; CA Tỉnh Phú Thọ,
Ông Trần Công Bút – PGD Sở TNMT Phú Thọ, BQL các khu công nghiệp
Tỉnh Phú Thọ, Phòng Tài nguyên Môi trường Việt Trì, Lâm Thao, các công
ty và các hộ gia đình trên địa bàn đề tài nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thế
Hùng đã hướng dẫn, chỉ bảo em nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em
hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này. Cảm ơn các thầy, cô giáo, các cơ
quan, đơn vị, cá nhân; gia đình, người thân, bạn bè đã quan tâm giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian hoàn thành luận văn.
Với trình độ, năng lực và thời gian có hạn, mặc dù đã hết sức cố gắng
song không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn để bản luận văn của
em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012
Học viên



Đinh Thị Thúy Hƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



iii


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1

Chƣơng I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6
1.1
Các khái niệm liên quan
6
1.1.1
Cơ sở lý luận
6
1.1.2
Cơ sở pháp lý
12
1.1.3
Cơ sở thực tiễn
14
1.2
Những nghiên cứu liên quan
26
Chƣơng II
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
28
2.1
Đối tượng, địa điểm, thời gian
28
2.2
Nội dung cần nghiên cứu
28
2.3
Phương pháp nghiên cứu
29

2.3.1
Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp có liên quan
29
2.3.2
Lấy mẫu, bảo quản và phân tích
30
2.3.3
Điều tra thu thập thông tin bằng phiếu điều tra
32
2.3.4
Xử lý số liệu và trình bày
34
Chƣơng III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
35
3.1
Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội
tỉnh Phú Thọ
35
3.1.1
Điều kiện tự nhiên
35
3.1.2
Điều kiện kinh tế - xã hội
38
3.2
Tổng quan chung về các hoạt động sản xuất công
nghiệp trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ
41
3.2.1

Khái quát tình hình phát triển công nghiệp Phú Thọ giai
đoạn 2006-2010. Xu hướng phát triển giai đoạn 2010-
2015
41
3.2.2
Thu nhập từ hoạt động công nghiệp tại Phú Thọ
43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



iv


3.2.3
Vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp – xây dựng tại
Phú Thọ từ năm 2006-2010
45
3.2.4
Công nghệ sản xuất và công nghệ xử lý nước thải của một
số đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
46
3.2.5
Lượng nước thải và giải pháp xử lý nước thải của các
đơn vị, nhà máy sản xuất công nghiệp
51
3.2.6
Áp lực đối với môi trường
53
3.3

Nghiên cứu chất lƣợng nƣớc thải của một số đơn vị
sản xuất công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ
54
3.3.1
Nhóm ngành nghề sản xuất CN chính
54
3.3.2
Chất lượng nước thải của một số đơn vị sản xuất công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
56
3.3.3
Chất lượng nước xung quanh khu vực đơn vị, nhà máy
sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
59
3.3.4
Nước thải công nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng môi
trường nước và sinh hoạt của người dân xung quanh
khu vực các nhà máy sản xuất công nghiệp
67
3.4
Đề xuất biện pháp nâng cao chất lƣợng nƣớc thải,
giảm nhẹ ảnh hƣởng tới chất lƣợng nƣớc vùng lân
cận và sinh hoạt của ngƣời dân.
69
3.4.1
Đối với công tác quản lý và kỹ thuật
73
3.4.2
Giải pháp kinh tế
74

3.4.3
Giải pháp công nghệ
75

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
78
1
Kết luận
78
2
Kiến nghị
79

TÀI LIỆU THAM KHẢO
80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



v



DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT
BVMT
Bảo vệ môi trường
BVTV
Bảo vệ thực vật
BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường
BOD5
Oxy hóa trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ 20
0
C
CP
Chính phủ
CA
Công an
CN-XD
Công nghiệp – Xây dựng
CN-TTCN
Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp
Cty CP
Công ty cổ phần
ĐH
Đại học
KHCN&MT
Khoa học công nghệ và môi trường
KLN
Kim loại nặng

Nghị định
NGTK
Niên giám thống kê
BOD
Nhu cầu ô xy hóa
COD
Nhu cầu oxy hóa học
DO

Nồng độ oxy tự do hòa tan trong nước
NLN-TS
Nông lâm nghiệp – Thủy sản
PTKTXH
Phát triển kinh tế xã hội
QH
Quốc hội
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
QHPTCN
Quy hoạch phát triển công nghiệp
STT
Số thứ tự
SXCN
Sản xuất công nghiệp
TCCP
Tiêu chuẩn cho phép
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
WHO/UNICF
Tổ chức y tế và tổ chức nhi đồng thế giới
TSS
Tổng chất rắn lơ lửng
UBND
Ủy ban nhân dân
VD
Ví dụ
VLXD
Vật liệu xây dựng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Diện tích các loại đất chính của Tỉnh Phú Thọ 37
Bảng 3.2: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh
Phú Thọ giai đoạn 2006-2010 38
Bảng 3.3: Hiện trạng phát triển công nghiệp Phú Thọ giai đoạn
2006 – 2010 41
Bảng 3.4: Xu hướng phát triển công nghiệp Phú Thọ đến năm 2015 42
Bảng 3.5: Lượng nước thải và giải pháp xử lý nước thải đối với Công ty
cổ phần supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao 51
Bảng 3.6: Lượng nước thải và giải pháp xử lý nước thải đối với Công ty
Cổ phần giấy Việt Trì 52
Bảng 3.7: Lượng nước thải và các giải pháp xử lý nước thải của Công ty cổ
phần Thép Sông Hồng năm 2010 53
Bảng 3.8: Biến động các cơ sở xuất công nghiệp theo các năm tại tỉnh Phú
Thọ 55
Bảng 3.9: Chất lượng nước thải của Công ty cổ phần Giấy Việt Trì 56
Bảng 3.10: Chất lượng nước thải Cty CP Suppe PP và HC Lâm Thao 57
Bảng 3.11: Chất lượng nước thải của Công ty cổ phần Thép Sông Hồng 58
Bảng 3.12: Đặc trưng nước thải một số đơn vị sản xuất công nghiệp 59
Bảng 3.13: Chất lượng nước sinh hoạt tại nhà ăn ca, khu vực Công ty cổ
phần Supe Lâm Thao năm 2010 60
Bảng 3.14: Chất lượng nước sinh hoạt tại nhà ăn ca, Công ty cổ phần Thép
Sông Hồng năm 2010 61

Bảng 3.15: Chất lượng nước thải ra sông Hồng 62
Bảng 3.16: Chất lượng nước sông đầu (Mẫu 1) và cuối khu vực (Mẫu 2)
công ty 63
Bảng 3.17: Mẫu nước thải trước và sau khu xử lý của Công ty cổ phần
Giấy Việt Trì (thải ra sông Hồng) 64
Bảng 3.18: Chất lượng nước giếng khoan một số hộ gia đình tại khu vực
Công ty Cổ phần Thép Sông Hồng năm 2010 65
Bảng 3.19: Chất lượng nước giếng khoan khu vực Công ty Cổ phần Thép
Sông Hồng năm 2010 66
Bảng 3.20: Kết quả phỏng vấn hộ dân khu vực lân cận các nhà máy sản
xuất công nghiệp ………………………………………… 68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ

Hình 3.1: Số lượng nam, nữ tham gia phỏng vấn 33
Hình 3.2: Sơ đồ tỉnh Phú Thọ 35
Hình 3.3: Dân số và lao động tỉnh Phú Thọ 39
Hình 3.4: Cơ cấu lao động 40
Hình 3.5: Thu nhập theo thành phần kinh tế 43
Hình 3.6: Thu nhập phân theo huyện thị năm 2006-2010 44
Hình 3.7: Vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp 45
Hình 3.8: Sơ đồ công nghệ sản xuất axit sunphuric 46
Hình 3.9: Sơ đồ công nghệ sản xuất NPK 46
Hình 3.10: Sơ đồ công nghệ sản xuất Supe phốt phát 47

Hình 3.11: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải trong sản xuất Lân và hỗn hợp NPK 48
Hình 3.12: Sơ đồ công nghệ sản xuất Thép 48
Hình 3.13: Nước thải nổi váng, sủi bọt từ cống xả nhà máy giấy Việt Trì
2007 Ảnh: Minh Thùy 49
Hình 3.14: Sơ đồ công nghệ sản xuất và xử lý nước thải Cty Cổ phần
giấy Việt Trì 50
Hình 3.15: Sơ đồ tiềm năng gây ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất
công nghiệp 53
Hình 3.16: Phân theo nhóm ngành nghề 55
Hình 3.17: Sơ đồ sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công nghiệp 76



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



1


MỞ ĐẦU
Môi trường bao gồm những yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát
triển của con người và sinh vật. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất
tạo thành như: Đất, nước, không khí, ánh sáng, âm thanh, hệ sinh thái và các
hình thái vật chất khác. (Điều 3, Luật BVMT, 2005) [10].
Nước là yếu tố quan trọng và cần thiết cho mọi hoạt động sống của con
người và sinh vật trên trái đất, có ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của con
người và là yếu tố đặc biệt cho sự phát triển của các ngành sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…. Là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và

được coi là vĩnh cửu, không có nước thì không có sự sống trên hành tinh của
chúng ta [12], nước chi phối mọi hoạt động dân sinh, kinh tế của con người.
Nước được sử dụng rộng rãi trong hoạt động nông nghiệp, công nghiệp,
thủy điện, giao thông vận tải, chăn nuôi – thủy sản… Nước là nguồn động
lực cho mọi hoạt động kinh tế của con người, song nó gây hiểm họa to lớn,
không lường trước được đối với con người như: Những trận lũ lớn, ô nhiễm
môi trường nước, là nơi lây truyền dịch bệnh một cách nhanh nhất…
Nước trên hành tinh của chúng ta tồn tại dưới nhiều dạng, tồn tại trên mặt
đất, nước biển và đại dương, dưới đất và trong không khí dưới các dạng lỏng
(sông, suối, ao, hồ), rắn (băng, tuyết), khí (hơi nước).
Lượng nước trong thủy quyển theo UNESCO công bố, gồm: Nước ngọt:
35.10
6
km
3
chiếm 2,5%; Nước mặn: 1.351.10
6
km
3
chiếm 97,5% [12]. Trong đó
nước ngọt dạng rắn: 24,3.10
6
km
3
chiếm 69,4%; dạng lỏng: 10,7.10
6
km
3
chiếm
30,6% (chủ yếu là nước ngầm: 10,5.10

6
km
3
chiếm 98,3%), nước hồ và hồ chứa
là 0,12.10
6
km
3
chiếm 0,95%, thổ nhưỡng: 0,047.10
6
km
3
chiếm 0,44%, nước
sông ngòi: 0,020.10
6
km
3
(0,19%), khí quyển: 0,020.10
6
km
3
chiếm 0,19% và
sinh quyển: 0,011.10
6
km
3
chiếm 0,10%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2


Sự phân bố nước trên thế giới không đều theo các đại dương, biển và lục
địa. Theo mức độ phát triển của mình, nhân loại tiếp nhận nước ngày càng
lớn, để thỏa mãn nhu cầu: Nước sinh hoạt, nước công nghiệp, tạo ra điện,
tưới tiêu, giao thông, ngư nghiệp… không có lĩnh vực nào của nền kinh tế
quốc dân mà không sử dụng nước [12].
Cùng với sự phát triển kinh tế ngành công nghiệp, mức sống của người
dân ngày càng được nâng cao, vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không
khí ngày càng phức tạp và đa dạng.
Khi dùng nước từ nguồn để tạo ra các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp
hoặc nhu cầu sinh hoạt của cư dân, sau đó hoàn trả vào môi trường nước. Lúc
này số lượng và chất lượng đã khác đi so với ban đầu, xuất hiện các chất có hại
trong nước, những chất có hại này vượt tiêu chuẩn cho phép dẫn đến vấn đề ô
nhiễm nước. Nhu cầu về nước của ngành công nghiệp dao động, phụ thuộc vào
lĩnh vực và công nghệ của quá trình sản xuất, hệ thống cung cấp nước (thải
thẳng hay quay vòng), phục thuộc vào điều kiện khí hậu.
Thế kỷ XX sự tăng trưởng chóng mặt của việc sử dụng nước, ví dụ: năm 1900
thế giới sử dụng 30km
3
nước cho sản xuất công nghiệp, năm 1950 là 100km
3
;
năm 1970 là 510km
3
, năm 2000 là 1.900km
3
[12]. Sản xuất công nghiệp phát triển

nhanh, đa dạng các ngành nghề như: Sản xuất giấy, hóa dầu, nhiệt điện…
Ở Việt Nam với chính sách đổi mới tạo điều kiện cho các ngành nghề
phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại và an ninh quốc phòng. Đảng và Nhà nước
quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường, bước đầu kiềm chế được tốc độ gia
tăng ô nhiễm môi trường, khắc phục một phần tình trạng suy thoái và cải
thiện một bước chất lượng môi trường ở một số nơi, tạo tiền đề quan trọng
để phát triển bền vững trong thời gian tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



3


Nhìn chung chất lượng nước ở các lưu vực con sông khá tốt, vùng hạ lưu
phần lớn đã bị ô nhiễm do nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nước
thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp không được xử lý đã và đang thải trực
tiếp ra các dòng sông. Chất lượng nước suy giảm, nhiều chỉ tiêu như BOD,
COD, NH4, tổng N, Tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị (khóa IX) đã ban hành Nghị
quyết số 41-NQ/TW “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước”.
Chỉ thị 29-CT/TW, ngày 21/1/1009 của Ban Bí Thư về tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Tại tỉnh Phú Thọ có hàng nghìn các cơ sở sản xuất kinh doanh cần một lượng
nước rất lớn, phần lớn các cơ sở này khi sử dụng nước trong sản xuất để tạo ra
sản phẩm sau đó xả thải ra môi trường và đa số xả ra Sông Hồng. Những vấn đề
nảy sinh cần quan tâm, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí

ngày càng gia tăng, đặc biệt nước thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp được
tạo ra ngày càng nhiều với những đặc điểm, thành phần ngày càng phức tạp và
đa dạng, diễn ra nghiêm trọng.
Do những đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, công nghệ xử lý nước
của các nhà máy…, việc xả nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép ra môi trường cần
có chính sách, hướng dẫn cụ thể của Nhà nước. Có sự phân công rõ trách nhiệm
giữa các cấp, đồng thời có cơ chế, hành lang pháp lý rõ ràng để khuyến khích các
cá nhân, doanh nghiệp, các nhà máy sản xuất công nghiệp trên địa bàn tham gia
xử lý môi trường nước thải và xả nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép ra môi trường.
Để phát triển bền vững thì bài toán giữa phát triển kinh tế công nghiệp và
chất lượng môi trường ngày càng được quan tâm. Làm thế nào để nền kinh tế
công nghiệp tỉnh Phú Thọ ngày càng phát triển, nâng cao mức sống của người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



4


dân nhưng môi trường sống của con người nơi đây không bị ô nhiễm đặc biệt
là ô nhiễm nguồn nước? Được sự nhất trí của Khoa Sau Đại học - Trường Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên và Thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Thế Hùng, tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhà máy sản
xuất công nghiệp đến chất lượng nước trên địa bàn tại tỉnh Phú Thọ”, từ
đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nước thải đối với các
nhà máy sản xuất công nghiệp trên địa bàn tại tỉnh Phú Thọ.
Với mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu được thực trạng nước thải của một số nhà máy sản xuất công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Nghiên cứu về đặc điểm, thành phần nước thải của một số nhà máy sản

xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng môi trường nước thải công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Thực hiện đề tài có ý nghĩa:
+ Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế công việc.
- Nâng cao kiến thức và hiểu biết về ô nhiễm môi trường nước nói chung
và nước thải công nghiệp nói riêng để phục vụ công việc thực tế sau này.
+ Ý nghĩa thực tiễn:
Góp phần giảm thiểu vấn đề ô nhiễm nước thải của các nhà máy sản xuất công
nghiệp trên địa bàn.
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nước sinh hoạt các vùng lân
cận nhà máy sản xuất công nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



5


Yêu cầu của đề tài:
- Đánh giá được mức độ, chất lượng nước thải của một số nhà máy sản
xuất công nghiệp trên địa bàn tại tỉnh Phú Thọ.
- Đề ra giải pháp để phát triển bền vững giữa kinh tế công nghiệp và chất
lượng môi trường, đặc biệt là môi trường nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



6



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1- Khái niệm môi trường nước:
Nước hay Thủy quyển là một trong 4 thành phần của môi trường, bao
gồm tất cả các loại nguồn nước, như: nước đại dương, nước sông hồ, nước
đóng băng, nước ngầm. Trong đó: 97% là nước ở các đại dương, 2% là nguồn
nước đóng băng ở các cực, 1% là nước ngọt ở các sông hồ, nước ngầm phục
vụ cho nhu cầu của con người và các nhu cầu khác[1].
Tuyên bố chung về quyền sử dụng nước của Hiệp hội quyền kinh tế, xã
hội và văn hoá (The covenant on Economic, Social and Cultural Rights,
CESCR) vào tháng 11/2002 đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử nhân
quyền con người. Đây lần đầu tiên, quyền sử dụng nước được công nhận như
là quyền cơ bản và 145 quốc gia đã ký vào bản tuyên bố đó sẽ hợp tác và cố
gắng đảm bảo mọi cá nhân trên thế giới được cung cấp nguồn nước sạch công
bằng và không phân biệt đối xử [13].
Sau khi có Luật Bảo vệ môi trường (1/1994) và Nghị định 175/NĐ-CP
hướng dẫn thi hành luật (10/1994), Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã
ban hành các Tiêu chuẩn Môi trường (1995), trong đó có các tiêu chuẩn chất
lượng nước như: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, tiêu chuẩn chất lượng nước
ven bờ, tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm, tiêu chuẩn chất lượng nước thải.
Khi nói đến nước thải gây ô nhiễm người ta dùng thuật ngữ mức độ ô
nhiễm nước. Để xác định chất lượng nước hay mức độ ô nhiễm nước người ta
dùng các thông số chất lượng nước [15], như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7


Thông số vật lý: Nhiệt độ, màu, mùi vị, độ dẫn điện, độ phóng xạ…có thể độ
được xác định bằng định tính hoặc đinh lượng.
Thông số hóa học: Độ PH, lượng chất lơ lửng, các chỉ số BOD, COD, DO,
dầu mỡ, clorua, sunphat, amoni, nitrit, nitrat, photphat, các nguyên tố vi lượng,
kim loại nặng, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa và nhiều loại chất độc khác.
Thông số sinh học: Coliform, Fecal streptococus, tổng số vi khuẩn hiếu khí,
kỵ khí, các vi sinh vật gây bệnh.
1.1.1.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước:
* Khái niệm ô nhiễm nước:
Do hoạt động tự nhiên và nhân tạo mà thành phần và chất lượng của nước
trong môi trường có thể bị thay đổi. Sau một thời gian nước có thể tự làm
sạch thông qua các quá trình tự nhiên như: hấp thụ, lắng, lọc, tạo keo, phân
tán, ôxi hoá, khử, polyme hoá, hoặc bị biến đổi dưới tác dụng của các vi sinh
vật… Khả năng tự làm sạch của nước mạnh hay yếu phụ thưộc vào nguồn
nước có lưu thông hay không, phụ thuộc vào tải lượng chất ô nhiễm hay loại
chất ô nhiễm. Khi đưa một lượng chất ô nhiễm quá lớn vào nguồn nước, vượt
quá khả năng tự làm sạch của nó thì nguồn nước sẽ bị ô nhiễm.
Vậy, sự ô nhiễm nước là sự thay đổi của thành phần và tính chất của nước
ảnh hưởng đến hoạt sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự thay đổi
thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm
của nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở người.
* Thông số và tác nhân ô nhiễm nguồn nước
- Màu sắc: Nước tinh khiết thì không có màu. Nước thường có màu do sự
tồn tại của một số chất trong nước như:
+ Các chất hữu cơ do xác động thực vật bị phân huỷ (các chất humic).

+ Sắt và Mangan dạng keo hoặc dạng hoà tan làm nước có màu vàng đỏ, đen.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



8


Màu thực của nước là màu được tạo do các chất hoà tan hoặc chất keo có
trong nước. Màu biểu hiện của nước do các chất rắn lơ lửng trong nước gây
ra. Ngoài tác hại có thể có của chất gây màu trong nước, nước có màu còn
được xem là không đạt tiêu chuẩn về mặt cảm quan, gây trở ngại cho nhiều
mục đích sử dụng khác nhau.
- Tổng chất rắn lơ lửng (TSS): Chất rắn lơ lửng là các hạt rắn vô cơ hoặc
hữu cơ lơ lửng trong nước như khoáng sét, bùn, bụi quặng, mùn, sợi thực vật,
vi khuẩn, tảo,… Sự có mặt của chất rắn ơ lửng trong nước mặt do hoạt động sói
mòn, nước chảy tràn làm mặt nước bị đục, thay đổi màu sắc và các tính chất
khác. Chất rắn lơ lửng ít xuất hiện trong nước ngầm vì nước được lọc và các
chất rắn bị giữ lại trong quá trình nước thấm qua các tầng đất. Nước trong thì
cho phép ASMT chiếu tới các tần nước sâu. Khi nước chứa nhiều chất rắn lơ
lửng, các loại tảo, các chất hữu cơ… trở nên kém thấu quang ASMT. Từ đó các
sinh vật sống ở tầng dáy sâu phải chịu điều kiện kém ánh sáng trở nên kém linh
hoạt. Mặt khác, các chất rắn chứa trong nước làm hoạt động của các sinh vật
trong nước trở nên hoạt động kém linh hoạt.
- Độ cứng của nước do sự có mặt của các muối Ca và Mg trong nước. Độ
cứng của nước được gọi là tạm thời khi nó do các muối cacbonat hoặc
bicacbonat Ca và Mg gây ra: Loại nước này khi đun sẽ tạo ra kết quả CaCO
3

và MgCO

3
và sẽ bớt cứng. Độ cứng vĩnh cửu của nước gây nên do các muối
sunfat hoặc clorua Ca, Mg. Độ cứng vĩnh cửu thường rất khó loại trù. Độ
cứng là chỉ tiêu cần quan tâm khi dánh giá chất lượng nước ngầm. Nó ảnh
hưởng lớn tới chất lượng nước sinh hoạt, và sản xuất. Độ cứng của nước được
tính bằng mg/l CaCO
3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



9


Đối với nước tinh khiết thì pH = 7, khi trong nước chứa nhiều ion H
+
hơn
ion OH
-
thì nước có tính axit (pH < 7); khi nước chứa nhiều ion OH
-
thì nước
có tính kiềm (pH > 7).
- Nồng độ ôxy tự do hoà tan trong nước (DO): Ôxy tự do tan trong nước
cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước, thường được tạo ra do sự hoà
tan ôxy từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ ôxy tự do tan trong
nước khoảng 8 – 10 mg/l, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân
huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo. Do vậy DO là một chỉ số quan trọng để
đánh giá ô nhiễm của thuỷ vực, nhất là ô nhiễm hữu cơ.
- Nhu cầu ôxy hoá (BOD): Nhu cầu ôxy hoá là lượng ôxy mà vi sinh vật

cần dùng để ôxy hoá các chất hữu cơ có trong nước thành CO
2
, nước, tế bào
mới và các sản phẩm trung gian.
- Nhu cầu hoá học (COD): Nhu cầu ôxy hoá học là lượng ôxy cần thiết
cho quá trình ôxy hoá các chất hữu cơ có trong nước thành CO
2
và nước.
Như vậy, COD là lượng ôxy cần thiết để ôxy hoá toàn bộ các hợp chất
hữu cơ trong nước, còn BOD chỉ là lượng ôxy cần thiết để ôxy hoá các chất
dễ phân huỷ sinh học.
- Kim loại nặng: Các kim loại như Hg, Cd, Pb, As, Cr, Cu, Zn, Fe… có trong
nước với nồng độ lớn đều làm nước bị ô nhiễm. Kim loại nặng không tham gia,
hoặc ít tham gia vào các quá trình sinh hoá và thường tích luỹ lại trong cơ thể
sinh vật, vì vậy chúng là các chất độc gây hại cho cơ thể sinh vật.
Các kim loại nặng này có mặt trong nước do nhiều nguồn như nước thải
công nghiệp, còn trong khai thác khoáng sản thì do nước mỏ có tính axit làm
tăng quá trình hoà tan các kim loại nặng trong thành phần khoáng vật.
- Các nhóm anion NO
3
-
, PO
4
3-
, SO
4
2-
: Các nguyên tố N, P, S ở nồng độ
thấp thì là chất dinh dưỡng cho tảo và các sinh vật dưới nước. Tuy nhiên, khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10


nồng độ các chất này cao gây ra sự phú dưỡng nước hoặc là nguyên nhân gây
nên các biến đổi sinh hoá trong cơ thể người và sinh vật mà sử dụng nguồn
nước này.
- Tác nhân ô nhiễm sinh học: Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong
nước gây tác hại cho nguồn nước phục vụ vào mục đích sinh hoạt. Các sinh
vật này có thể truyền hoặc gây bệnh cho người và động vật. Một số các sinh
vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài trong nước và là nguy cơ
truyền bệnh tiềm tàng. Để đánh giá mức ô nhiễm vi sinh vật của nước, người
ta thường dùng chỉ tiêu coliform.
- Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước:
* Nguồn nước thải là nguồn phát sinh ra nước thải và là nguồn gây ô
nhiễm môi trường nước chủ yếu.
+ Nguồn xác định (hay nguồn điểm): Là nguồn gây ô nhiễm có thể xác
định được vị trí, bản chất, lưu lượng xả thải và các tác nhân gây ô nhiễm (ví
dụ như mương xả thải).
+ Nguồn không xác định: Là nguồn gây ô nhiễm không có điểm cố định,
không xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng và tác nhân gây ô nhiễm. Nguồn
này rất khó để quản lý (VD như mưa chảy tràn vào ao hồ, kênh rạch).
Phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm gồm có tác nhân lý hoá, tác nhân hoá
học, tác nhân sinh học.
Phân loại theo nguồn gốc phát sinh thì gồm có 4 nguồn nước thải là nguồn
nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp và nguồn
nước thải tự nhiên [16].
* Đặc điểm nguồn nước thải công nghiệp: Nguồn nước thải công nghiệp

chứa nhiều hoá chất độc hại (kim loại nặng như Hg, As, Pb, Cd,…); các chất
hữu cơ khó phân huỷ sinh học (phenol, dầu mỡ ); các chất hữu cơ dễ phân
huỷ sinh học từ cơ sở sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên nước thải công nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



11


không có đặc điểm chung mà thành phần tính chất tuỳ thuộc vào quá trình sản
xuất cũng như quy mô xử lý nước thải. Nước thải của các cơ sở chế biến
lương thực thực phẩm có chứa nhiều chất phân huỷ sinh học; trong khi nước
thải công nghiệp lại chứa nhiều kim loại nặng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên là do nhiễm mặn, nhiễm phèn, gió
bão, lũ lụt…nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố, đô thị, khu
công nghiệp kéo theo các chất bẩn
Ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, các khu
công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc BVTV, phân bón trong sản
xuất nông nghiệp.
Theo tác nhân gây ô nhiễm, ta phân biệt ô nhiễm vô cơ và ô nhiễm
hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm vi sinh vật, cơ học hay vật lý, ô nhiễm
phóng xạ.
Theo vị trí ta phân biệt ô nhiễm sông, hồ, biển, ô nhiễm nước mặt, nước
ngầm. Theo nguồn gây ô nhiễm phân biệt: Nguồn xác định là ta có thể xác
định được nguồn thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp, khu đô thị. Nguồn
không xác định: là các chất gây ô nhiễm phát sinh từ những trận mưa kéo theo
bụi bẩn, xói mòn đất.
1.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ môi trường.
- Luật tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam công bố ngày 20/05/1998, luật tài nguyên nước năm 2012
(21/6/2012).
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật bảo vệ môi
trường 2005.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



12


- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy
định việc thi hành Luật tài nguyên nước.
- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 13/03/2005 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/07/2006 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.
- Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 08/9/2006 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định tập trung
làm rõ: Đối tượng và nguyên tắc xử phạt; Thời hiệu, hình thức xử phạt và
biện pháp khác phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm; thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính.
- Luật Khoáng sản 1996, và luật sửa đổi bổ sung năm 2009.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ban hành ngày 08/02/2008 của Chính phủ
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP.

- Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 05/06/2000 của Bộ Khoa
học Công nghệ và Mội trường về việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường
Việt Nam (31 tiêu chuẩn).
- Quyết định số 34/2004/QĐ-BKHCN ngày 09/10/2004 về việc ban hành
tiêu chuẩn Việt Nam.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ TNMT về
việc bắt bược áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam (5 tiêu chuẩn).
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ban hành ngày 18/07/2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành 3 quy chuẩn môi trường (QCVN
01:2008/BTNMT, QCVN 02:2008/BTNMT và QCVN 03:2008 /BTNMT).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



13


Một số TCVN, QCVN liên quan tới chất lượng nước:
- Tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp TCVN 5945:
2005/BTNMT.
- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 25/08/2007 của Chính phủ về thoát
nước đô thị và khu công nghiệp.
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
- QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
Nước thải công nghiệp

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước thải công nghiệp.
1.1.3. Cơ sở thực tiễn
1.1.3.1- Vai trò của sản xuất công nghiệp:
Công nghiệp được thừa nhận là ngành chủ đạo của nền kinh tế, thể hiện qua:
- Công nghiệp tăng trưởng nhanh và làm gia tăng nhanh thu nhập của quốc
gia: Năng suất lao động của khu vực công nghiệp cao hơn các ngành kinh tế
khác và đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập quốc gia
- Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và trang bị kỹ thuật cho các ngành
kinh tế: Là ngành tạo ra tác động hiệu quả dây chuyền đến các ngành kinh tế
khác và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.
- Công nghiệp cung cấp đại bộ phận hàng tiêu dùng cho dân cư ngày càng
phong phú và đa dạng.
- Cung cấp nhiều việc làm cho xã hội, thu hút lao động nông nghiệp.
- Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển: Cung cấp cho nông nghiệp
phân bón hóa học, thức ăn gia súc, thuốc BVTV, máy móc, phương tiện vận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



14


chuyển và làm tăng năng suất. Làm tăng giá trị nông sản, tạo ra cơ sở hạ tầng
làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
1.1.3.2. Hậu quả của nước bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất công nghiệp
Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa quá nhanh, sự gia tăng dân số gây
áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi
trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô
nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm

cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có
thiết bị và công trình xử lý chất thải [13].
Ví dụ: Ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy,
nước thải thường có độ pH trung bình từ 9 – 11; chỉ số nhu cầu ôxy sinh hóa
(BOD), Nhu cầu ôxy hóa học (COD) có thể lên đến 700mg/l và 2.500 mg/l;
hàm lượng chất rắn lơ lửng… cao gấp nhiều lần hạn cho phép. Hàm lượng
nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN
-
) vượt 84 lần, H
2
S vượt 4,2
lần, hàm lượng NH
3
vượt 84 lần TCCP nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn
nước mặt trong vùng dân cư. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu
chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn [13].
Ô nhiễm môi trường nước đang trở thành hiểm họa đối với đời sống của
sinh giới và cả đối với con người ở bất kỳ phạm vi nào, từ quốc gia, khu vực
đến toàn cầu. Ô nhiễm môi trường là sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa
và đô thị hóa diễn ra trên 200 năm nay.
Hiện nay ô nhiễm đã lan tràn vào mọi nơi, từ đất, nước đến không khí, từ
bề mặt đến các lớp sâu của đại dương. Các hợp chất hữu cơ và vô cơ độc hại
trong nước thải công nghiệp như SO2, CO2, CO thông qua vòng tuần hoàn
nước vào môi trường không khí gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp
và các bệnh nguy hiểm ở người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



15



Các kim loại nặng có trong nước thải công nghiệp với nồng độ cao như:
Pb, Hg, As, Cd…, các chất hữu cơ, vi khuẩn gây bệnh có trong nước ảnh
hưởng đến sức khỏe của con người.
Ảnh hưởng lớn nhất của nước thải là gây ra ô nhiễm môi trường nước dẫn
đến sự suy giảm tài nguyên nước về chất lượng và số lượng. Khi sự thay đổi
thành phần và tính chất của nước vượt quá ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm
nước đã ở mức nguy hiểm có thể gây ra một số bệnh cho con người và các sinh
vật khác. Một số ảnh hưởng của nước thải đến môi trường và sức khoẻ như sau:
- Ảnh hưởng đến môi trường: Nước thải có chứa chất hữu cơ thuận lợi
cho sự phát triển của thực vật nhưng vượt quá sẽ gây nên hiện tượng phú
dưỡng, làm giảm lượng ôxi trong nước, khi đó các loài thuỷ sinh sẽ bị chết do
thiếu ôxi. Cùng với đó là sự xuất hiện của các độc chất trong nước sẽ tác động
đến động thực vật thuỷ sinh và dần đi vào chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Ảnh hưởng tới sức khoẻ: Ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp
đến sức khoẻ con người, là nguyên nhân gây các bệnh như tiêu chảy (do vi
rút, vi khuẩn, vi sinh vật đơn bào), lỵ, trực trùng, tả, thương hàn, viêm gan,
giun sán. Các bệnh này thường gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, gây
kém phát triển, tử vong ở trẻ em.
1.1.3.3. Quản lý nước thải công nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam:
* Trên thế giới:
Có tổng cộng 263 dòng sông chảy xuyên quốc gia và có tổng diện tích lưu
vực khoảng gần 231059898 km
2
hay 45,3% diện tích lục địa (ngoại trừ châu
Nam Cực) [18]. Nguồn nước ngầm chiếm 90% nguồn nước ngọt trên thế giới
và có 1,9 tỷ người sống phụ thuộc vào nguồn nước này.
Nước trong nông nghiệp chiếm 75% tổng lượng nước con người sử dụng
toàn cầu. Nước công nghiệp chiếm tỷ lệ 20% và phần còn lại 5% là được sử

dụng để uống và sinh hoạt [18].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



16


Tổ chức Y tế và tổ chức Nhi Đồng thế giới (WHO/UNICF, 2000) [19] cho
biết 1,1 tỷ người trên thế giới không có được nguồn nước sạch và 2,4 tỷ người
sống trong điều kiện thiếu vệ sinh. Ước tính rằng 2/3 dân số thế giới sẽ phải
sống thiếu nước vào năm 2025. Ngày nay có tổng cộng 450 triệu người ở 29
quốc gia đang phải chịu cảnh thiếu nước sử dụng. Các mầm bệnh truyền
nhiễm có nguồn gốc từ phân người và nước tiểu vẫn đang là nguyên nhân to
lớn gây bệnh tật ở các nước đang phát triển. Ô nhiễm nguồn nước mặt đang
ảnh hưởng đến sức khoẻ của 1,2 tỷ người và là một nguyên nhân gây tử vong
khoảng 15 triệu trẻ em trên thế giới hàng năm [18]. Các chuyên gia nhận
định: hạn hán, ô nhiễm khiến tình trạng thiếu nước nghiêm trong đang diễn ra
ở các nước Châu á, có thể gây ra xung đột mới trên lục địa này (Báo nông
thôn ngày nay, số 205 – ngày 27/8/2012).
Người ta ước tính lượng nước hàng ngày đảm bảo nhu cầu tối thiểu của con
người là từ 20 đến 50 lít nước sạch không chứa chất ô nhiễm nào [18]. Ở các
nước đang phát triển nước tiêu thụ cho công nghiệp lớn gấp 6 lần, nhất là ở
những nơi khô nóng, nước cần cho cung cấp công nghiệp càng lớn. Bởi vậy
nhu cầu cần nước cho sự sống trong tương lai trên trái đất này càng tăng.
Cùng với sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa
nhanh chóng làm cho nguồn nước mặt giảm về mặt chất lượng cũng như trữ
lượng. Tình trạng ô nhiễm nước đang xảy ra trên quy mô toàn cầu. Hoạt động
phát triển đã làm tăng khối lượng và thành phần của nước thải đổ thẳng ra
sông ngòi, ao hồ do đó ô nhiễm nước mặt càng trở lên phổ biến.

Theo thống kê tình hình ô nhiễm nước trên thế giới cho thấy ở Tây Âu
môi trường nước bị ô nhiễm nặng hơn ở Bắc Mỹ. Phần lớn sông hồ ở Tây Âu
đều bị nhiễm bẩn nặng.
Tại châu Âu các sông ngòi có nồng độ muối nitrat vượt quá 2,5 lần tiêu
chuẩn cho phép (100 mg), nồng độ photsphat cao gấp 2,5 lần tiêu chuẩn cho
phép. Hàng năm các con sông này mang vào đại dương 320 triệu tấn Fe; 2,3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



17


triệu tấn Pb; 1,6 triệu tấn Mg; 320 triệu tấn Ca; 6,5 triệu tấn Photsphat và khoảng
10 triệu tấn dầu mỡ; 700 tấn Hg [22]. Theo thông báo của Ston, hàng trăm dặm
sông chảy qua thành phố New York đã không còn sự sống do chất thải của
một số nhà máy trong nhiều năm tồn đọng lại chưa được giải quyết (UDNA)
[26]. Ước tính các ngành công nghiệp thực phẩm, giấy, hóa chất trên toàn
nước Mỹ hàng năm thải ra sông một lượng cặn bã lỏng là 94,5 tỷ m
3
với các
chất ô nhiễm chỉ thị khác nhau [15].
Tình trạng ô nhiễm xảy ra ở Malaixia: 10 con sông lớn bị nhiễm bẩn nặng nề
do nước thải công nghiệp, trong đó công nghiệp lọc và chế biến dầu là chủ yếu.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều loại phân bón hóa học,
thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng đã được kích thích để
nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Các hóa chất này sau khi sử dụng còn tồn
dư trong đất, do quá trình rửa trôi hoặc thấm dần. Số hóa chất tồn dư lại xâm
nhập vào trong môi trường nước làm cho môi trường nước càng thêm ô nhiễm.
Đây chính là nguyên nhân làm giảm nhiều loài sinh vật có ích, giảm tính đa

dạng sinh học của hệ sinh thái tự nhiên và có hại cho sức khỏe con người. Ở
Mỹ, hàng năm thải ra vịnh Mêhicô khoảng 10 tấn thuốc trừ sâu, đó là những
chất độc hại tiềm tàng cho môi trường nước [14].
Tầng nước ngầm hiện nay cũng đang bị đe dọa của nạn gây ô nhiễm môi
trường. Nguyên nhân chính là sự thấm qua của các kim loại nặng, hóa chất và
chất thải nguy hiểm khác, do thải không đúng nơi quy định. Đặc biệt lượng
chất thải từ các bãi thải công nghiệp xâm nhập vào nước ngầm làm cho nước
biển bị nhiễm bẩn ngày càng nặng nề hơn.
Theo đánh giá của Liên hợp quốc thì cuối thế kỷ 20 ở Châu Phi mức nước
cấp cho 1 người dân chỉ còn bằng 1/4 và một số người dân Châu Á, Nam Mỹ
cũng chỉ bằng 1/3 so với năm 1950 [16].
Đối với nguồn nước ngầm, nhiều vùng do khai thác quá mức cho phép đã
giảm lưu lượng và gây hiện tượng xâm thực mặn làm cho nước bị nhiễm mặn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×