Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.91 KB, 115 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM








NGUYỄN THỊ THÙY DUNG





GIÁO DỤC VĂN HOÁ TRANG PHỤC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY





LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC







Thái Nguyên - 2012


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM






NGUYỄN THỊ THÙY DUNG



GIÁO DỤC VĂN HOÁ TRANG PHỤC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY



Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số: 60.14.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Hộ





Thái Nguyên - 2012



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng
tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công
trình nào khác.

Xác nhận
của Người hướng dẫn khoa học





GS.TS. Nguyễn Văn Hộ

Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Thùy Dung



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii

LỜI CẢM ƠN

Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
GS.TS Nguyễn Văn Hộ, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Tâm lí giáo dục, khoa
Sau đại học, cán bộ phòng quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm – Đại
học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới BGH, bạn bè, đồng
nghiệp khoa Văn - xã hội trường Đại học Khoa học cùng gia đình và những
người thân yêu đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi
hoàn thành tốt khoá học này.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy Dung



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng biểu vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC VĂN HOÁ TRANG PHỤC
CHO HỌC SINH THPT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5
1.1.1. Trên thế giới 6
1.1.2. Ở Việt Nam 10
1.2. Những khái niệm công cụ 13
1.2.1. Giáo dục 13
1.2.2. Văn hóa 14
1.2.3. Văn hóa mặc/ Văn hóa trang phục 18
1.2.4. Trang phục học đường 18
1.2.5. Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh THPT 20
1.2.6. Khái niệm biện pháp giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh THPT 20

1.3. Một số vấn đề giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh THPT trong
giai đoạn hiện nay 22
1.3.1. Mục tiêu giáo dục VHTP cho học sinh THPT 22
1.3.2. Nội dung giáo dục VHTP cho học sinh THPT 22
1.3.3. Nguyên tắc giáo dục VHTP cho học sinh THPT 23
1.3.4. Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục VHTP cho học sinh THPT 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
1.3.5. Vai trò của giáo viên trong việc giáo dục VHTP cho học sinh THPT 29
1.4. Một số quan điểm xưa và nay về cái đẹp 31
1.5. Giá trị của văn hoá trang phục học sinh THPT 33
1.6. Văn hoá trang phục học sinh THPT trong thời kì hội nhập 34
Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ TRANG PHỤC
CHO HỌC SINH THPT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 36
2.1. Khái quát về đối tượng nghiên cứu 36
2.1.1. Giáo dục THPT Thái Nguyên 36
2.1.1. Trường THPT Sông Công 38
2.1.2. Trường THPT Lê Hồng Phong 39
2.1.3. Trường THPT Lương Ngọc Quyến 40
2.1.4. Trường THPT Chu Văn An 41
2.2. Thực trạng nhận thức của học sinh THPT về văn hóa trang phục
trong giai đoạn hiện nay 42
2.2.1 Mục đích 42
2.2.2 Nội dung nghiên cứu 42
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu thực trạng 42
2.2.4 Địa bàn và khách thể khảo sát 43
2.2.5 Cách thức tiến hành khảo sát 44
2.2.6. Kết quả khảo sát thực trạng 44

2.3. Thực trạng trang phục của học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay 47
2.3.1. Thực trạng mặc đồng phục của học sinh THPT 47
2.3.2. Thực trạng mặc trang phục tự do của học sinh THPT 52
2.4. Thực trạng về công tác giáo dục văn hoá trang phục cho học sinh của
nhà trường THPT trong giai đoạn hiện nay 55
2.5. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng giáo dục văn hoá trang phục
cho học sinh của nhà trường THPT trong giai đoạn hiện nay. 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
2.5.1. Do tác động của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế 59
2.5.2. Do đặc thù tâm lý lứa tuổi 60
2.5.3. Nhà trường THPT chưa coi vấn đề giáo dục văn hóa trang phục
là nhiệm vụ trọng tâm 64
2.5.4. Do sự thiếu quan tâm dạy dỗ và kiểm tra, theo dõi của gia đình 65
Chương 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VĂN HOÁ TRANG PHỤC CHO
HỌC SINH THPT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 67
3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo và cơ sở khách quan của việc giáo dục
trang phục cho học sinh THPT 67
3.2. Các biện pháp cụ thể 69
3.2.1 Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết về văn hóa trang
phục ở trường THPT 69
3.2.2. Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục bên trong và bên ngoài
nhà trường 70
3.2.3. Tiến hành giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc 75
3.2.4. Giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh thông qua tổ chức các
hoạt động ngoại khóa 78
3.2.5. Tích hợp nội dung giáo dục văn hóa trang phục thông qua các
môn học đặc thù. 80

3.2.7. Lôgic của các biện pháp 82
3.3. Khảo nghiệm 82
3.3.1. Mục tiêu khảo nghiệm 82
3.3.2. Nội dung, khách thể khảo nghiệm, quy trình và cách đánh giá kết quả . 82
3.3.3. Kết quả khảo nghiệm 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1
BGH
Ban giám hiệu
2
CBQL
Cán bộ quản lý
3
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa hiện đại hóa
4
CSVC – TBDH
Cơ sở vật chất – Thiết bị dạy học
5
GD
Giáo dục
6

GD – ĐT
Giáo dục - Đào tạo
7
GV
Giáo viên
8
HT
Hiệu trưởng
9
HS
Học sinh
10
KH – CN
Khoa học Công nghệ
11
KT – XH
Kinh tế xã hội
12
NXBGD
Nhà xuất bản Giáo dục
13
QL
Quản lý
14
PPHS
Phụ huynh học sinh
15
PP
Phương pháp
16

PPDH
Phương pháp dạy học
17
PTKT
Phương tiện kỹ thuật
18
TBDH
Thiết bị dạy học
19
TNCSHCM
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
20
THPT
Trung học phổ thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Nhận thức về chức năng của trang phục 44
Bảng 2.2. Nhận thức về ý nghĩa trang phục của học sinh THPT 46
Bảng 2.3. Tỷ lệ học sinh THPT vi phạm quy định mặc đồng phục 49
Bảng 2.4. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc mặc đồng phục của học sinh 50
Bảng 2.5. Khảo sát tiêu chí lựa chọn trang phục tự do của học sinh THPT 53
Bảng 2.6. Nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục trang phục cho học
sinh THPT 56
Bảng 2.7. Những khó khăn trong quá trình GD thị hiếu thẩm mỹ cho HS
(Phiếu hỏi GVCN) 58
Bảng 3.1. Đánh giá của giáo viên về tính cấp thiết của các biện pháp giáo dục

văn hóa trang phục cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay 84




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, thời trang luôn là một đề tài được nhiều người quan
tâm, chú ý. Ngày xưa, ông cha ta thường quan niệm “cơm no áo ấm” nhưng
ngày nay thì “ăn ngon mặc đẹp”. Chính vì thế nhu cầu mặc đẹp ngày một
nâng cao, và quan niệm về “cái đẹp” giờ đây cũng theo đó mà dần thay đổi.
Trước sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, cùng với sự giao thoa
của các nền văn hoá thì quan niệm về trang phục ngày nay đã có nhiều nét
khác xưa.
Thời trang nói chung và trang phục nói riêng nó mang nét đặc trưng
của từng lĩnh vực nghề nghiệp, từng lứa tuổi, từng hoàn cảnh…Xã hội ngày
càng phát triển thì nhu cầu về thời trang của con người cũng ngày càng nâng
cao. Trước xu thế hội nhập quốc tế hiện nay thì giới trẻ, trong đó có cả lứa
tuổi học sinh THPT là đối tượng có khả năng hội nhập nhanh chóng hơn cả.
Ngày nay với làn sóng thời trang như vũ bão đã thật sự cuốn hút tuổi
teen(chiếm một tỉ lệ không nhỏ so với tổng số dân hiện nay) tạo thành những
mốt và từ đó đã len lỏi dần vào nhà trường làm cho những sắc màu đồng phục
áo trắng, quần xanh (màu trắng tượng trưng cho sự thánh thiện, trong sạch,
tinh khiết, màu của sự hoàn hảo khởi đầu của thành công, của hy vọng; quần
xanh gắn liền với sự hiều biết, năng lượng, tính chính trực, nghiêm trang)
đang bị pha tạp và hòa dần bởi những gam màu khác…Bởi thế mà trang phục
của lứa tuổi học đường có rất nhiều nét khác xưa. Một phần là do quan niệm

của học sinh ngày nay thay đổi và một phần là do ảnh hưởng của các yếu tố
khác như phim ảnh, internet, tivi, sách báo,…Trong lứa tuổi học sinh THPT
hiện nay đã xuất hiện rất nhiều các kiểu trang phục đó là những bộ quần áo
“thiếu vải”, những bộ đồ “nóng bỏng” mà lứa tuổi học sinh coi là “modern”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Thực tế trong những năm gần đây báo chí liên tục đưa tin về vấn đề trang
phục quá “sành điệu” của học sinh, làm mất đi vẻ hồn nhiên thánh thiện vốn
có của các em.
Trước thực tế đó hiện nay, việc đưa vấn đề giáo dục văn hoá trang
phục học đường cho học sinh trở nên hết sức cần thiết. Một mặt, giáo dục văn
hóa trang phục học đường nhằm làm trong sạch và lành mạnh môi trường sư
phạm, mặt khác giúp gìn giữ và phát huy những nét đẹp trong truyền thống
văn hóa của dân tộc. Mặt khác, hoạt động này còn góp phần định hình những
chuẩn mực cho các em về đạo đức, về vẻ đẹp đích thực, về những giá trị Chân –
Thiện – Mỹ để từ đó các em có định hướng đúng đắn trong tương lai.
Đứng trước thực trạng trên, với tư cách là nhà giáo dục tôi đã quyết định
chọn đề tài “Giáo dục văn hoá trang phục cho học sinh THPT trong giai
đoạn hiện nay” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng về giáo
dục văn hóa trang phục trong nhà trường THPT nhằm tìm ra hệ thống các
biện pháp để giáo dục văn hóa trang phục cho học sinh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục quan điểm thẩm mỹ cho học
sinh THPT.
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống các biện pháp giáo dục văn hóa trang
phục cho học sinh trong nhà trường PT
4. Giả thuyết khoa học

Văn hoá trang phục học đường sẽ nâng cao nếu:
- Đề tài tìm ra đúng những nguyên nhân làm cho trang phục học đường
của học sinh thay đổi theo hướng tiêu cực.
- Đề tài đưa ra được các biện pháp giáo dục làm thay đổi nhận thức và hành
vi của học sinh THPT về phong cách ăn mặc và văn hoá trang phục học đường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề giáo dục văn hoá trang phục học đường
của học sinh THPT.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng về văn hoá trang phục của học sinh THPT
trong giai đoạn hiện nay.
5.3. Xây dựng hệ thống các biện pháp giúp quá trình giáo dục văn hóa trang
phục trong nhà trường THPT đạt hiệu quả.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu trong hai năm học 2010-2011;
2011-2012.
6.2. Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài dựa trên khảo sát đối
với đối tượng học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, chọn
trường hợp 04 trường THPT: THPT Sông Công; THPT Lê Hồng Phong;
THPT Lương Ngọc Quyến và THPT Chu Văn An.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng
các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
* Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích và tổng hợp tài liệu, phân loại và hệ thống hoá lý thuyết xây
dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến nhà trường phổ thông: Luật giáo dục,

Điều lệ nhà trường, Văn bản pháp qui, Qui chế về các lĩnh vực giáo dục phổ
thông và trung học phổ thông.
- Tìm hiểu các Nghị quyết của Đảng, các văn bản của Nhà nước về giáo
dục - đào tạo.
- Tham khảo các tài liệu khác có liên quan đến đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
*Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý của hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng của các trường THPT, hoạt động giáo dục trang phục của giáo
viên và các tổ chức đoàn thể như Đoàn trường TNCS Hồ Chí Minh và Công
đoàn trường.
- Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp các lãnh đạo quản lý giáo
dục. Dùng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên các
trường THPT, trò chuyện với cán bộ quản lý của trường THPT.
*Nhóm phương pháp hỗ trợ
Dùng phương pháp toán thống kê để xử lý, tổng hợp số liệu thu được,
trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học, nhận xét mang tính khái quát.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Lý luận về giáo dục văn hoá trang phục cho học sinh trung
học phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2. Thực trạng giáo dục văn hoá trang phục cho học sinh trung
học phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Biện pháp giáo dục văn hoá trang phục cho học sinh trung
học phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, luận văn còn có phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài
liệu tham khảo và Phụ lục.




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Chương 1
LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC VĂN HOÁ TRANG PHỤC CHO HỌC SINH
THPT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trang phục là một trong ba yêu cầu của đời sống vật chất (ăn, ở, mặc).
Ðó là một trong những sản phẩm văn hoá sớm nhất của xã hội loài người.
Ban đầu, trang phục chỉ đơn giản phục vụ nhu cầu che thân, bảo vệ cơ
thể trước tác động của môi trường tự nhiên. Cùng với sự phát triển của xã hội,
loài người dần hướng tới “cái đẹp” trong mọi mặt của đời sống, chuyện “mặc”
cũng ngày càng được chú trọng. Không chỉ đơn thuần đáp ứng mục đích giữ
ấm cơ thể, trang phục của con người ngày càng hướng tới yếu tố thẩm mỹ, tức
là trang phục phải vừa vặn, đẹp, phù hợp với hình thể từng giới, từng người
và phù hợp với hoàn cảnh mặc trang phục đó. Hơn nữa, trang phục không chỉ
là câu chuyện của riêng một cá nhân. Trên bình diện xã hội rộng lớn hơn,
trang phục còn là một biểu tượng kết tinh nhiều giá trị văn hóa của các cộng
đồng dân tộc. Bởi thế mà chỉ cần nhìn qua trang phục truyền thống của một
người, chúng ta có thể biết được ngay họ từ đâu đến, người dân tộc nào.
Trang phục đã trở thành một biểu tượng văn hóa đặc biệt. Dân tộc nào cũng
có trang phục truyền thống của mình. Trên bình diện quốc gia, dựa trên trang
phục truyền thống của tộc người chủ thể, quốc phục đã ra đời và được các nhà
nước trên thế giới luôn gìn giữ, bảo lưu và phát triển các giá trị đặc biệt của
nó cho thế hệ trẻ. Chính bởi những giá trị đặc biệt xung quanh chuyện mặc
của con người mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra thuật ngữ “văn hóa mặc” hay
“văn hóa trang phục” và coi chuyện phục trang của con người là một lĩnh vực

quan trọng của một nền văn hóa.
Cũng như tất cả các lĩnh vực khác của văn hóa, trang phục – “văn hóa
mặc” luôn có tính kế thừa từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Biện pháp để duy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
trì tính kế thừa này không gì khác hơn ngoài giáo dục. Đối tượng đầu tiên
giáo dục hướng tới chính là thế hệ trẻ, căn bản nhất là học sinh phổ thông.
Trong các vấn đề giáo dục, giáo dục trang phục là một trong những vấn đề
được tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đẩy
mạnh trong hệ thống các trường học phổ thông.
1.1.1. Trên thế giới
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới đều có một nền văn hóa đặc
sắc, độc đáo. Tính khác biệt, độc đáo về văn hóa của các quốc gia có thể thấy
rõ nét thông qua nhiều biểu tượng văn hóa, trong đó có trang phục. Trang
phục truyền thống của mỗi dân tộc chính là kết tinh nền văn hóa đặc sắc của
dân tộc đó. Ở tất cả các quốc gia, ngay từ khi thơ ấu, những đứa trẻ đã được
cha mẹ mình mặc cho những bộ trang phục truyền thống, dạy chúng cách ăn
vận cho phù hợp truyền thống và giảng giải cho chúng nghe giá trị đặc biệt
của những bộ trang phục đó. Những lời dạy dỗ từ trong gia đình trở thành
phương thức giáo dục văn hóa “mặc” quan trọng nhất. Từ cái nôi gia đình,
đứa trẻ lớn lên, văn hóa mặc truyền thống thấm dần trong con người chúng và
lại tiếp tục được chúng gìn giữ và truyền dạy lại cho thế hệ sau. Đây cũng là
kênh giáo dục văn hóa chủ yếu nhất, quan trọng nhất, phổ biến nhất và hiệu
quả nhất. Văn hóa mặc truyền thống cũng nhờ thế mà được lưu truyền từ thế
hệ trước sang thế hệ sau.
Giáo dục văn hóa mặc từ trong gia đình là phương thức giáo dục truyền
thống chủ yếu nhất ở tất cả các cộng đồng dân tộc, các quốc gia. Tuy nhiên,
sự ra đời của hệ thống trường lớp theo mô hình đào tạo với các cấp học đóng

vai trò không nhỏ trong việc giáo dục văn hóa mặc cho học sinh. Có thể nói,
gần như ½ thời gian của thế hệ trẻ là ở trường lớp (đặc biệt trong các mô hình
trường bán trú, tổng thời gian còn nhiều hơn). Do đó, sự giáo dục của hệ
thống trường lớp thông qua bài giảng của các thầy cô giáo, thông qua sự
tương tác bạn bè đóng vai trò kênh giáo dục cơ bản thứ hai. Gia đình và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
trường lớp chính là hai kênh giáo dục quan trọng nhất trong việc hình thành
nhân cách của thế hệ trẻ. Văn hóa “mặc” cũng thông qua hai kênh giáo dục
này mà dần được thế hệ trẻ định hình và thực hiện theo.
Trong thời đại hiện nay, xu thế quốc tế hóa ngày một mạnh mẽ thúc
đẩy quá trình hội nhập quốc tế diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh chóng. Văn
hóa “mặc” cũng theo đó mà lan tỏa từ quốc gia này sang quốc gia khác. Cùng
với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây đến tất cả các châu lục
trên thế giới, Âu phục hiện cũng là trang phục phổ biến nhất được toàn thế
giới sử dụng bởi Âu phục không chỉ đẹp mà còn tiện lợi, tiên tiến.
Tuy nhiên, để giữ gìn giá trị của các trang phục mang tính truyền thống
tại nhiều quốc gia, quốc phục được quy định mặc trong các dịp lễ quan trọng.
Tại những quốc gia có nét đặc thù riêng biệt về khí hậu như vùng Trung
Đông, Bắc và Trung phi, Ấn Độ…do ảnh hưởng của thời tiết nên người dân
chủ yếu vẫn mặc trang phục truyền thống bởi nó đảm bảo được hiệu quả bảo
vệ cơ thể trước tác động xấu của thời tiết. Do đó trang phục truyền thống tại
đây lại được ưu ái hơn so với Âu phục ngay cả trong sinh hoạt thường ngày.
Đối với học sinh phổ thông ở các nước, Âu phục cũng là trang phục
chủ yếu nhất. Và cũng như người lớn, vào các dịp lễ tết quan trọng, chúng
cũng mặc trang phục truyền thống. Đây là yêu cầu bắt buộc ở nhiều quốc gia.
Ở một số dân tộc, việc mặc trang phục truyền thống của học sinh là do chính
các gia đình hướng dẫn con cái nhằm giáo dục chúng về truyền thống dân tộc,

về các giá trị văn hóa cổ truyền.
Ở trường, hầu như tất cả các nước đều yêu cầu học sinh phổ thông mặc
đồng phục. Ý nghĩa của việc mặc đồng phục khi đến trường ở các nước căn
bản tương tự nhau. Học sinh mặc đồng phục giống nhau nhằm tạo dựng môi
trường học tập hài hòa, đoàn kết, giảm sự phân biệt về gia cảnh, giảm mâu
thuẫn giàu nghèo trong xã hội. Trên cơ sở đó, mặc đồng phục có thể coi là
một biện pháp khuyến khích việc thi đua học tập, rèn luyện trong trường học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Từ châu Á qua châu Mỹ, châu Phi, học sinh phổ thông mặc đồng phục khi
đến trường đã tạo ra môi trường sư phạm tương đối lành mạnh và bình đẳng.
Về cơ bản, đồng phục học sinh các nước đều chia theo giới nam và nữ.
Phổ biến nhất là áo sơ mi (dành cho cả nam và nữ) và quần âu (dành cho
nam) và váy (dành cho nữ). Đồng phục chia theo thời tiết (nóng và lạnh) và
chia theo từng trường cụ thể. Mỗi trường tự thiết kế mẫu đồng phục riêng cho
trường mình để làm cơ sở phân biệt trường này với trường khác. Trước đây,
đồng phục học sinh chủ yếu thiết kế đơn giản, tiện lợi và kín đáo. Nhưng hiện
nay, cùng với tư duy thoáng mở về thẩm mỹ và quá trình hội nhập kinh tế tác
động đến mọi mặt của đời sống xã hội, đồng phục học sinh cũng được thiết kế
theo chiều hướng tôn lên vẻ đẹp của nữ sinh, vẻ chững chạc của nam sinh và
tạo nên sự năng động, hiện đại của cả nữ sinh và nam sinh nói chung.
Tại châu Á, nổi bật nhất là đồng phục học sinh Thái Lan, Nhật Bản,
Hàn Quốc…Theo một khảo sát gần đây, những bộ đồng phục Thái Lan được
coi là đồng phục khá bắt mắt. Trang phục thật nhẹ nhàng, các nam sinh trông
lịch lãm với chiếc áo sơ mi trắng và caravat đen cùng quần âu, trong khi các
bạn nữ sinh lại cực kì… quyến rũ với bộ đồng phục thời trang: áo trắng ôm
sát người kết hợp váy xanh tím than hoặc đen. Đặc biệt, trang phục nữ sinh
Thái ngày nay đã có sự thay đổi lớn khi những chiếc váy không còn dài quá

gối như trước kia mà giờ rất… ngắn. Nó giúp tôn lên vẻ đẹp duyên dáng, hiện
đại của nữ sinh Thái Lan trong thời đại hội nhập kinh tế.
Nếu xét về độ ấn tượng của đồng phục thì chắc hẳn, trên thế giới không
nước nào vượt được Nhật Bản. Các bạn nam thì đứng đắn và trông “lớn” khi
khoác lên mình bộ vest xanh tím than cùng caravat đỏ, trong khi các bạn nữ
mặc bộ đồng phục thủy thủ nhìn trẻ trung và năng động. Đôi khi, nữ sinh
Nhật cũng sáng tạo, biến tấu một chút trên đồng phục để thể hiện cá tính của
mình như đeo thêm huy hiệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Tới xứ sở kim chi, bạn sẽ bắt gặp những bộ đồng phục mang hơi hướng
Tây hóa nhưng vẫn kết hợp nét phương Đông: vừa đẹp mắt, phong cách cá
nhân và thời trang. Các chàng trai cao ráo và sang trọng trong chiếc áo vest
trẻ trung, trong khi các bạn nữ vẫn giữ được nét thanh tú, mềm mại và nhí
nhảnh với chiếc váy ngắn và tất của mình.
Còn tại phương Tây, học sinh phổ thông tại đây cũng mặc đồng phục
đến trường nhưng có sự khác biệt lớn về phong cách giữa hai nước. Trang
phục truyền thống của học sinh Anh: chính thống, cổ điển, đơn giản. Các nam
sinh thường mặc áo vest, quần âu còn các bạn nữ ăn vận thật giản dị. Đặc biệt
ở chỗ, cả nam và nữ đều bắt buộc đeo caravat. Tại Mỹ, học sinh phổ thông sở
hữu những bộ đồng phục thoải mái và thuận tiện nhất, phản ánh tinh thần tự
do, thoáng mở của quốc gia này. Không có một quy định bắt buộc học sinh
phải mặc đồng phục đến trường nên giới trẻ tha hồ thả sức sáng tạo trên trang
phục của mình. Phần lớn thời gian đến trường, học sinh mặc áo T-shirt và
quần jeans. Đôi khi, chúng còn tự thiết kế đồng phục để thể hiện phong cách
cá nhân và tôn lên vẻ đẹp bản thân.
Ngược lại với Mỹ, đồng phục của học sinh Úc chịu ảnh hưởng sâu sắc
truyền thống các nước thuộc địa của Đế quốc Anh xưa. Học sinh bắt buộc

phải đi giày da đen, nữ sinh thì mặc váy (hoặc quần váy) sọc kẻ đỏ, đen.
Tại các khu vực Trung Đông và Châu Phi, do ảnh hưởng của phong tục
truyền thống lâu đời, đạo Hồi và cả tác động của thời tiết nên trang phục của
học sinh cũng có nét đặc thù riêng. Trang phục của học sinh Oman mang đậm
tính dân tộc sâu sắc. Trong khi các bạn nam mặc những chiếc áo trắng dài
như… váy và đội mũ lệch thì các bạn nữ mặc quần áo truyền thống và phải
đeo mạng che mặt ngay cả khi đến lớp. Đây là một phong tục lâu đời của các
quốc gia theo Hồi giáo.
Tại châu Phi – lục địa đen với phần đông quốc gia ở trình độ đang phát
triển, không nhiều nước có các trường học mặc đồng phục. Điều kiện kinh tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
khó khăn ảnh hưởng đến chuyện đi học của học sinh nói chung và chuyện ăn
mặc nói riêng. Một số trường học có quy định mặc đồng phục thì cũng chỉ là
những bộ đồng phục được thiết kế giản đơn nhất, tiết kiệm chi phí nhất.
1.1.2. Ở Việt Nam
Thời xa xưa, người Việt cũng bắt đầu văn hóa mặc bằng một quan niệm
rất thô sơ: mặc là để che thân, ứng phó với những biến đổi của thời tiết, khi
nóng khi lạnh, khi gió rét, khi mưa to, thậm chí cả khi lụt lội, giông bão
Trong mọi sinh hoạt của văn hóa nông nghiệp, cư dân nông nghiệp
trồng lúa nước Việt cổ trước nhất chú ý đến văn hóa ăn. Có ăn thì mới có
sống. Sau cái ăn, người Việt Nam cổ truyền đã nghĩ ngay đến cái mặc. Nền
văn hóa thực vật - sông nước của người Việt cổ, với nhân vật chủ chốt là cây
lúa, đã xuất hiện và lên ngôi một thứ cây thứ hai, nhằm giải quyết vấn đề mặc,
đó là cây dâu. Vậy là cây dâu đã được trồng trọt, chăm bón để làm thức ăn
cho con tằm, con tằm ăn lá dâu rồi nhả tơ cho người Việt cổ quay tơ, dệt lụa
và trở thành cái mặc, để từ đó thành văn hóa mặc của người Việt qua các thời
kỳ lịch sử.

Sinh hoạt nông nghiệp cổ truyền phụ thuộc gần như hoàn toàn vào
thiên nhiên. Người nông dân đi làm đồng, nghe ngóng từng động tĩnh thời
tiết, vừa để cày bừa cấy hái, vừa để làm lụng một nắng hai sương Việc ăn,
mặc cũng vì vậy mà phải giản dị, thiết thực "ăn lấy chắc, mặc lấy bền".
Người Việt cổ chính vì đã có một quan niệm về mặc rất thông minh và
thiết thực như vậy nên đã phân biệt rất rõ, hai cử chỉ văn hóa khác nhau trong
việc mặc, ấy là khi đi làm đồng vất vả thì mặc trang phục khác và khi đi trẩy
hội, lúc Tết lễ hội hè, cách mặc phải phù hợp.
Đi tìm nét riêng, nét văn hóa của người Việt cổ trong cách ăn mặc phù hợp
với sinh hoạt văn hóa nông nghiệp trước hết phải lưu ý đến chất liệu may
mặc. Về chất liệu may mặc, để thích ứng với môi trường nóng ẩm, người Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
sử dụng các “chất liệu có nguồn gốc thực vật là sản phẩm của nghề trồng trọt,
cũng là những chất liệu may mặc mỏng, nhẹ, thoáng,…” [31,376]. Nghề tằm
tang phát triển từ lâu đời đã cung cấp nguồn nguyên liệu chính để người Việt
may trang phục: đó là tơ tằm. Ngoài ra còn có rất nhiều loại vải khác nhau để
may trang phục: từ lụa, the, lĩnh, chồi đến gấm, vóc, nhiễu, sa, lượt là rồi sồi,
trúc bâu, cát bá…Bản thân mỗi loại vải lại có rất nhiều kiểu mẫu mã khác
nhau, ví dụ như lụa thì có lụa mỏng, lụa dầy, lụa trắng, lụa trơn, lụa mỡ, lụa
bóng, lụa ngũ sắc…Đến ngày như vân trên vải cũng có đủ loại, từ vân tứ quý,
vân hồng điệp, vân trúc điều, vân phương thọ, vân chữ thiện, vân chữ
hỷ…”[31,377]. Nhưng quan trọng và đứng vào hàng đầu bảng về chất liệu
may mặc của người Việt phải kể đến tơ tằm.
Tơ tằm được người Việt dệt ra nhiều "biến tấu" rất phong phú, đó là: tơ,
lụa, lượt, là, gấm, vóc, đũi, nái, thao the, vân, sồi, nhiễu, đoạn, lĩnh Về sau
người Việt còn sử dụng các chất liệu khác như tơ chuối, tơ đay, tơ gai, sợi
bông nhưng chất liệu đầu tiên cho may mặc cổ truyền vẫn là tơ tằm. Trong

quan niệm mặc của người Việt truyền thống đã thể hiện rõ thế ứng xử linh
hoạt, hài hòa với tự nhiên.
Những quan điểm trên về cách “mặc” được người Việt truyền dạy từ
thế hệ nọ sang thế hệ kia từ chính môi trường gia đình. Qua những lời ru, lời
nhắn nhủ của mẹ, của bà, lời dạy dỗ của cha, những đứa trẻ lớn lên thấm dần
văn hóa mặc truyền thống. Một số đứa trẻ có điều kiện được học hành khi đến
trường làng cũng được các ông đồ dạy dỗ về cách mặc theo tinh thần Nho
học. Trẻ học chữ Thánh Hiền phải hướng tới lối sống như Thánh Nhân, coi
chuyện ăn mặc là chuyện ngoài thân, do đó mặc sao cho phải thể hiện được sự
thanh đạm, vừa kín đáo, vừa không phô trương, hình thức.
Tuy nhiên, sang thời hiện đại, văn hóa mặc của người Việt có sự thay
đổi nhanh chóng. Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng đã đưa lối ăn mặc kiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
phương Tây vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ. Đa phần trong xã hội hiện
nay, chúng ta đều mặc Âu phục trong cả dịp sinh hoạt hàng ngày và lễ Tết.
Riêng đối với áo dài được coi là lễ phục của phái nữ trong các dịp hội hè, lễ
Tết hoặc trong các buổi làm việc quan trọng. Riêng tại khu vực miền Nam,
nam giới vẫn mặc áo dài the, khăn đóng vào dịp cưới xin, lễ Tết, đặc biệt là
dịp Tết Nguyên Đán.
Toàn xã hội từ người lớn đến trẻ nhỏ không phân biệt giới tính, tuổi tác,
nghề nghiệp đều lựa chọn Âu phục là trang phục hàng ngày, đối tượng học
sinh phổ thông trung học cũng không ngoại lệ. Ở tất cả các cấp học, trang
phục học đường chủ yếu là Âu phục. Luật giáo dục đã nhấn mạnh một
phần quan trọng chính là yêu cầu bắt buộc phải giáo dục trang phục cho
học sinh để đảm bảo tính lành mạnh, đậm đà bản sắc của môi trường sư
phạm trong nhà trường.
Thực hiện điều luật này, về mặt hình thức, hầu hết các trường THPT

hiện nay trên toàn quốc đều có quy định về việc mặc trang phục như thế nào
khi đến lớp của học sinh. Tinh thần cơ bản nhất là trang phục đến trường phải
gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự, phù hợp với lứa tuổi. Bên cạnh trang phục tự do,
phần lớn các trường THPT đều bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục đến
trường. Mỗi trường học đều có một đồng phục riêng, nó có thể không giống
nhau về hình thức nhưng tất cả đều có chung một đặc điểm, một ý nghĩa sâu
xa hơn là không chỉ làm tăng vẻ đẹp bên ngoài, không phải để thể hiện hay
khẳng định, mà nó nói lên rằng: Chúng ta Bình Đẳng, Hoà Nhập và Cùng Chí
Hướng. Đồng phục tượng trưng cho sự phát triển, hòa thuận và sự nhẹ nhàng
cho mọi người. Trên đồng phục có lôgô của trường, điều này sẽ khiến cho học
sinh cảm thấy tự hào hơn về ngôi trường mà mình đang học. Nhà trường có
đồng phục riêng sẽ làm nổi bật lên nét đặc trưng của nhà trường, tạo nên nét
đẹp tập thể - một nét đẹp của văn hoá học đường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
1.2. Những khái niệm công cụ
1.2.1. Giáo dục
Về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày
"Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và
lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người…” [3,9]. Định
nghĩa trên nhấn mạnh đến sự truyền đạt và lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn
mạnh đến yếu tố dạy học, nhưng không thấy nói đến mục đích sâu xa hơn,
mục đích cuối cùng của việc đó. John Dewey cũng đề cập đến việc truyền đạt,
nhưng ông nói rõ hơn mục tiêu cuối cùng của việc giáo dục, dạy dỗ. Theo J.
Dewey, cá nhân con người không bao giờ vượt qua được qui luật của sự chết,
và cùng với sự chết thì những kiến thức, kinh nghiệm mà cá nhân mang theo
cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên, tồn tại xã hội lại đòi hỏi phải những kiến thức,
kinh nghiệm của con người phải vượt qua được sự khống chế của sự chết để

duy trì tính liên tục của sự sống xã hội. Giáo dục là “khả năng” của loài người
để đảm bảo tồn tại xã hội. Hơn nữa, J. Dewey cũng cho rằng, xã hội không
chỉ tồn tại nhờ truyền dạy, nhưng còn tồn tại chính trong quá trình truyền dạy
ấy [4, 17-26]. Tuy nhiên, cả hai cách định nghĩa hoặc hiểu như trên về giáo
dục vẫn chú trọng đến khía cạnh xã hội của giáo dục nhiều hơn.
Từ “giáo dục” trong tiếng Anh là "education". Đây là một từ gốc Latin
ghép bởi hai từ: "Ex" và "Ducere"-"Ex-Ducere". Có nghĩa là dẫn ("Ducere") con
người vượt ra khỏi ("Ex") hiện tại của họ mà vươn tới những gì thiện hảo, tốt
lành hơn, hạnh phúc hơn.
Cách định nghĩa thứ ba có tính nhân bản cao hơn. Trong định nghĩa thứ
ba này, sự hoàn thiện của mỗi cá nhân mới là mục tiêu sâu xa của giáo dục,
người giáo dục (thế hệ trước) có nghĩa vụ phải dẫn hướng, phải chuyển lại
cho thế hệ sau tất cả những gì có thể để làm cho thế hệ sau triển nở hơn, hạnh
phúc hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Giáo dục (theo nghĩa rộng): Là sự hình thành nhân cách được tổ chức
một cách có mục đích, có tổ chức thông qua các hoạt động và các quan hệ
giữa nhà Giáo dục với người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục
chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người.
Giáo dục (theo nghĩa hẹp): Đó là một bộ phận của quá trình sư phạm,
là quá trình hình thành những cơ sở khoa học của thế giới quan, niềm tin, lý
tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những tính cách, những hành vi, thói quen
cư xử đúng đắn trong xã hội, kể cả việc phát triển và nâng cao thể lực.
1.2.2. Văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị

chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa.
Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng
Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức, ) có
nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai
nghĩa: giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt, cầu cúng.
Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học,
nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh Các "trung tâm văn hóa"
có ở khắp nơi chính là cách hiểu này.
Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong
cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận Vì thế
chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp,
vô văn hóa.
Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến
theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận
trong đời sống con người. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
thần mà bao gồm cả vật chất. Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của
loài người và nó là sản phẩm của người thông minh (homo sapiens) Con
người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã
hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ
này sang thế hệ khác.
Văn hóa bao gồm hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như
ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo,
các phương tiện, v.v Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là
một phần của văn hóa.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân

loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới
164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới.
Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học,
nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi
của châu Âu), dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học, và
trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau.
Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh
"Cultus" mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là
"gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự
giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người". Theo nhà triết học Anh Thomas
Hobbes (1588-1679): "Lao động giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy
dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần".
Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa
bao hàm, chẳng hạn nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor
(1832 - 1917) đã định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo
nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán
nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội.
Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền
thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định
nghĩa đó là của Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học
người Mỹ: văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang
dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập
quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống.
Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị,
chẳng hạn William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi

văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết
chế, tập tục, phản ứng cư xử, ).
Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi
trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người.
Một trong những cách định nghĩa như vậy của William Graham Sumner
(1840 - 1910), viện sỹ Mỹ, giáo sư Đại học Yale và Albert Galloway Keller,
học trò và cộng sự của ông là: Tổng thể những thích nghi của con người với
các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh Những sự
thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như
biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa.
Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn
hóa, ví dụ Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học người Mỹ định
nghĩa: a, Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của
các thành viên xã hội; b, Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố
của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa.
Các định nghĩa nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ nguồn gốc của
nó, ví dụ định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xã

×