Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Hiện trạng và định hướng quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 96 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
……………………




ĐỖ THỊ VÂN ANH





HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC
ĐẾN NĂM 2020







LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG












Thái Nguyên - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
……………………




ĐỖ THỊ VÂN ANH




HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC
ĐẾN NĂM 2020




Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số:60440301



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.Ts. Đàm Xuân Vận







Thái Nguyên - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3




LỜI CAM ĐOAN
Sau một thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu, điều tra khảo sát thực
trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
Luận văn “Hiện trạng và định hướng quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa

bàn thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020” đã hoàn thành đúng
thời hạn đƣợc giao.
Tôi xin cam kết rằng nội dung luận văn này chƣa đƣợc sử dụng cho bất
kì một chƣơng trình cấp bằng cao học nào cũng nhƣ bất kỳ một chƣơng trình
đào tạo cấp bằng nào khác. Các nguồn số liệu, tài liệu đƣa ra trong luận văn là
hợp pháp, trung thực, rõ ràng. Các nhận định, kết luận trong luận văn là của
chính tác giả.



Tác giả





Đỗ Thị Vân Anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN

Hiện nay, cùng với sự phát tiển của xã hội rác thải đang là vấn đề nhức
nhối ở nhiều đô thị, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng làm thay đổi
cảnh quan cũng nhƣ gây tác động xấu đến gây sức khỏe của cộng đồng dân cƣ
sinh sống trên địa bàn. Vì vậy việc quy hoạch, phân vùng phát thải rất quan
trọng để việc quản lý chất thải phát sinh đƣợc hiệu quả và mang lại nhiều lợi
ích cho cộng đồng. Xuất phát từ những cơ sở trên, tôi tiến hành thực hiện đề
tài “Hiện trạng và định hướng quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020”.

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành khoa học
môi trƣờng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy cô
giao đã tận tình chỉ bảo trong suốt thời gian học tập và tiến hành làm đề tài tốt
nghiệp. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đàm Xuân Vận
- là ngƣời hƣớng dẫn tôi thực hiện đề tài này.
Với trình độ, kinh nghiệm và thời gian còn nhiều hạn chế nên đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, đóng
góp ý của các thầy cô giáo để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Thái Nguyên, ngày tháng 9 năm 2012
Tác giả



Đỗ Thị Vân Anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC HÌNH iv
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích của đề tài 3
3. Mục tiêu của đề tài 3
4. Yêu cầu của đề tài 4
5. Ý nghĩa của đề tài 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Cơ sở khoa học 5

1.1.1. Khái niệm về chất thải 5
1.1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn 6
1.1.3. Phân loại chất thải rắn 7
1.1.4. Các hoạt động quản lý chất chất thải rắn 9
1.1.5. Một số phương pháp phân loại CTR 9
1.1.6. Thu gom chất thải rắn 10
1.1.7. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn thường được áp dụng 11
1.1.8. Những vấn đề sức khoẻ và môi trường của rác thải 13
1.2. Căn cứ pháp lý của đề tài 14
1.3. Cơ sở thực tiễn 15
1.3.1. Tình hình quản lý chất thải rắn trên thế giới 15
1.3.2. Tình hình quy hoạch quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 23
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 36
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 36
2.3. Nội dung nghiên cứu 36
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 37
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
3.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của thành phố Vĩnh Yên 38
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 38
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ii
3.2. Hiện trạng quản lý CTR trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 49
3.2.1. Các nguồn phát sinh CTR trên địa bàn 49
3.2.2. Khối lượng, thành phần CTR phát sinh trên địa bàn thành phố

Vĩnh Yên 50
3.2.3. Hiện trạng thu gom và xử lý CTR trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 54
3.2.4. Một số vấn đề khác liên quan đến công tác quản lý CTR của thành
phố Vĩnh Yên 57
3.2.5. Đáng giá hiệu quả công tác quản lý CTR trên địa bàn thành phố 58
3.3. Quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên đến năm
2020 60
3.3.1. Quan điểm, mục tiêu trong quy hoạch quản lý CTR thành phố Vĩnh
Yên 60
3.3.2. Dự báo dân số và lượng chất thải phát sinh trên địa bàn thành phố
Vĩnh Yên đến năm 2020 61
3.3.3. Phân vùng quản lý chất thải rắn: 63
3.3.4. Quy hoạch các điểm tập kết, mạng lưới tuyến thu gom, vận chuyển,
trạm trung chuyển chất thải rắn 65
3.3.5. Quy hoạch quản lý chất thải nguy hại 71
3.3.6. Các giải pháp thu gom vận chuyển 72
3.4. Kế hoạch quản lý CTR thành phố Vĩnh Yên 75
3.4.1. Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng 76
3.4.2. Xây dựng cơ chế chính sách về quản lý CTR 77
3.4.3. Xây dựng và củng cố tổ chức dịch vụ thu gom rác thải 78
3.4.4. Đầu tư xây dựng các công trình xử lý rác thải 78
3.4.5. Giải pháp công nghệ 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
1. Kết luận 83
2. Kiến nghị 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



iii




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tỷ lệ chất thải rắn xử lý bằng các phƣơng pháp khác nhau ở một số
nƣớc trên thế giới 20
Bảng 1.2: Lƣợng CTR phát sinh năm 2003 và năm 2008 26
Bảng 1.3: Thành phần CTR toàn quốc năm 2008 và xu hƣớng trong thời gian
tới 27
Bảng 1.4: Thành phần CTR từ hộ gia đình của một số thành phố trong cả
nƣớc năm 2010 30
Bảng 3.1: Nhiệt độ, số giờ nắng, lƣợng mƣa trung bình các tháng trong năm
39
Bảng 3.2: Diện tích các loại đất chính của thành phố Vĩnh Yên 42
Bảng 3.3: Dân số và cơ cấu dân số 2008-2010 45
Bảng 3.4: Lao động làm việc trong các ngành của thành phố Vĩnh Yên 45
Bảng 3.5: Giá trị gia tăng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên bình quân đầu
ngƣời tính theo giá thực tế 46
Bảng 3.6: Số lƣợng cơ sở kinh tế cá thể phân theo ngành nông - lâm - nghiệp -
thủy sản 47
Bảng 3.7: Hiện trạng khối lƣợng rác thải phát sinh hàng ngày tại các xã,
phƣờng trên địa bàn thành phố 51
Bảng 3.8: Tổng hợp khối lƣợng các loại rác thải phát sinh và thu gom trên địa
bàn thành phố Vĩnh Yên 52
Bảng 3.9: Thành phần CTR sinh hoạt 54
Bảng 3.10: Dự báo dân số các phƣờng, xã trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên
đến năm 2020 61

Bảng 3.11: Dự báo lƣợng chất thải phát sinh trên địa bàn thành phố VĩnhYên
đến năm 2020 62
Bảng 3.12: Quy mô trạm trung chuyển rác thải (QCVN07: 2010/BXD) 69
Bảng 3.13: Nhu cầu xe thu gom rác thải khu vực các phƣờng, xã đến năm
2020 của thành phố Vĩnh Yên 70
Bảng 3.14: Quy mô bãi chôn lấp CTR đô thị 82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Những hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý CTR 24
Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn tại một số đô thị lớn ở
Việt Nam 25
Hình 1.3: Lƣợng chất thải rắn phát sinh năm 2003 và năm 2008 26
Hình 1.4: Thành phần CTR toàn quốc năm 2008 và xu hƣớng thay đổi trong
thời gian tới 27
Hình 3.1: Tổng hợp khối lƣợng các loại rác thải phát sinh và thu gom trên địa
bàn thành phố Vĩnh Yên 53
Hình 3.2: Thành phần CTR sinh hoạt 54
Hình 3.3: Thu gom rác đến các điểm tập kết 55
Hình 3.4: Rác đƣợc thu gom bằng các xe chuyên dụng 56
Hình 3.5: Phân vùng quản lý chất thải rắn thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020
64
Hình 3.6: Nguyên tắc chung xử lý chất thải rắn 78
Hình 3.7: Sơ đồ quy trình xử lý rác thải bằng phƣơng pháp vi sinh vật 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



1




MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Môi trƣờng là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự tồn tại, phát triển

của con ngƣời và sinh vật trên trái đất. Môi trƣờng là nơi cung cấp không gian
sống của con ngƣời và sinh vật, cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết cho
cuộc sống và hoạt động sản xuất của con ngƣời, đồng thời cũng là nơi chứa
đựng các phế thải do con ngƣời thải ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất.
Từ những năm cuối thập kỷ 60, mối quan tâm của quốc tế đối với suy
thoái môi trƣờng ngày càng tăng. Việc quy hoạch một cách có hệ thống nhằm
duy trì chất lƣợng môi trƣờng đã đƣợc tăng cƣờng ở nhiều nƣớc trên thế giới.
Ngày nay đô thị hóa là một quá trình không thể thiếu của mỗi quốc gia
trên thế giới, chúng mang lại cho chúng ta cuộc sống văn minh hiện đại, cũng
chính sự hiện đại đó đã vô tình làm cho cuốc sống của chúng ta trở nên khắc
nghiệt hơn.
Hệ thống thu gom và thải bỏ chất thải là một trong những thành phần
quan trọng trong quy hoạch cộng đồng và trong quy hoạch tổng thể của đô thị.
Việc quản lý chất thải rắn đô thị là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền địa
phƣơng, ở các nƣớc phát triển nó chiếm từ 20-50% ngân sách thành phố. Đây
là một nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có khả năng
tƣơng ứng và cần có sự hợp tác của các cơ quan có thẩm quyền. Mặc dù việc
quản lý chất thải rắn (CTR) rất cần thiết với sức khỏe cộng đồng và bảo vệ
môi trƣờng nhƣng ở nhiều nơi CTR vẫn chƣa đƣợc quản lý tốt đúng mức.
Để đạt đƣợc mục tiêu bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững, việc

đƣa quy hoạch môi trƣờng vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là điều cần
thiết. Quy hoạch môi trƣờng là sự cố gắng làm cân bằng và hài hòa các hoạt
động phát triển mà con ngƣời vì lợi ích của mình đã áp đặt quá mức lên môi
trƣờng tự nhiên. Đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa,
không chỉ có tài nguyên môi trƣờng bị khai thác liên tục mà chính bản thân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
môi trƣờng đã trở thành thùng chứa đựng mọi loại chất thải công nghiệp, dẫn
đến những tổn thất nghiêm trọng không thể phục hồi. Quy hoạch môi trƣờng
vạch ra các biện pháp ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển.
Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc với nhịp độ cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất
công nghiệp, dịch vụ và đô thị hoá, nhằm đƣa đất nƣớc cơ bản trở thành một
nƣớc công nghiệp vào năm 2020, chủ động hội nhập với nền kinh tế khu vực
và thế giới. Sự phát triển với quy mô lớn, nhịp độ cao cũng đồng nghĩa với
việc một khối lƣợng lớn tài nguyên đƣợc khai thác từ tự nhiên để chế biến.
Cùng với đó, lƣợng chất thải đƣợc thải ra môi trƣờng ngày một lớn hơn. Chất
thải từ các hoạt động sản xuất, tiêu dùng gây ô nhiễm và tạo sức ép lên môi
trƣờng sinh thái.
Vấn đề ô nhiễm chất thải, đặc biệt là chất thải từ các khu công nghiệp,
các đô thị đã và đang trở thành vấn đề môi trƣờng bức xúc ở hầu hết các tỉnh
thành nƣớc ta hiện nay. Theo số liệu thống kê, hiện nay tổng lƣợng chất thải
rắn sinh hoạt phát sinh trong toàn quốc ƣớc tính khoảng 12,8 triệu tấn/năm,
trong đó khu vực đô thị là 6,9 triệu tấn/năm (chiếm 54%), lƣợng chất thải rắn
còn lại tập trung ở các xã, thị trấn thuộc huyện. Dự báo đến năm 2020 khoảng
gần 22 triệu tấn/năm. Hiện nay, đa số rác thải, phế thải đƣợc đƣa tới bãi rác
một cách tạm bợ mà không đƣợc xử lý, chôn lấp theo quy trình hợp vệ sinh
gây ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm và đất.

Lƣợng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do hoạt động đô thị và sự gia tăng
dân số. Lƣợng chất thải rắn trên nếu không đƣợc quản lý và xử lý tốt sẽ dẫn
đến hàng loạt các hậu quả tiêu cực đối với môi trƣờng sống. Nhƣ vậy, với
lƣợng gia tăng chất thải rắn sinh hoạt nhƣ hiện nay thì nguy cơ ô nhiễm môi
trƣờng và tác động đến sức khỏe cộng đồng do CTR gây ra là một trong
những vấn đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3




Thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc là thành phố trẻ đang trong quá
trình đô thị hóa mạnh và là một trong những tiêu điểm thu hút ngày càng
nhiều các nguồn nhân lực ở các vùng nông thôn trong tỉnh và lao động từ các
tỉnh khác. Thành phố đã có nhiều chính sách hấp dẫn thu hút vốn đầu tƣ của
các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, trên địa bàn có 2 khu vực công nghiệp
thu hút rất nhiều lao động. Đây cũng là nơi tập trung bộ máy chính quyền của
cả tỉnh và thành phố.
Tuy nhiên sự phát triển không đồng bộ giữa tốc độ đô thị hóa và việc xây
dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cùng với sự phát triển của các ngành công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, du lịch, thƣơng mại…đã làm phát
sinh một lƣợng lớn CTR. Công tác thu gom không chỉ đƣợc tiến hành trên địa
bàn thành phố mà còn tại một số huyện lân cận nên lƣợng rác thải là khá lớn,
tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng và làm thay đổi cảnh quan cũng nhƣ
gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cƣ đang sinh sống trên địa bàn
Thành phố.
Xuất phát từ những thực tế nói trên và nguyện vọng của bản thân Tôi tiến

hành nghiên cứu đề tài “Hiện trạng và định hướng quy hoạch quản lý chất
thải rắn trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020”.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý CTR trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
- Xây dựng phƣơng án quy hoạch CTR trên địa bàn thành phố đến năm 2020.
- Lập kế hoạch quản lý CTR thành phố Vĩnh Yên.
3. Mục tiêu của đề tài
- Điều tra, đánh giá, dự báo các nguồn thải, thành phần, tổng khối lƣợng
CTR của thành phố Vĩnh Yên.
- Đánh giá thực trạng công tác thu gom, xử lý CTR trên địa bàn thành
phố Vĩnh Yên.
- Xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, trung chuyển, xử lý CTR.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
- Xác định phƣơng thức, mạng lƣới tuyến thu gom, vận chuyển CTR.
- Xây dựng kế hoạch và nguồn nhân lực thực hiện đảm bảo giải quyết
đƣợc vấn đề CTR trên địa bàn thành phố.
4. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hƣởng tới chất thải
sinh hoạt.
- Tìm hiểu, phân tích thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn thành phố Vĩnh Yên.
- Số liệu thu thập phải trung thực, khách quan, chính xác.
- Những giải pháp đề ra phải có tính khả thi, thực tế phù hợp với điều
kiện thực tế của thành phố.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế;

+ Nâng cao kiến thức và hiểu biết về công tác quản lý và quy hoạch
môi trƣờng nói chung, về CTR nói riêng để phục vụ cho học tập và nghiên
cứu sau này.
- Ý nghĩa thực tiền: Góp phần giải quyết phần nào vấn đề ô nhiễm CTR,
cải thiện cảnh quan môi trƣờng và nâng cao chất lƣợng cuộc sống cộng đồng
của dân cƣ trên địa bàn thành phố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5




Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học
Quản lý môi trƣờng là tập hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh
tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lƣợng môi trƣờng sống và
phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi
trƣờng, các công cụ thực hiện giám sát chất lƣợng môi trƣờng, các phƣơng
pháp xử lý môi trƣờng bị ô nhiễm đƣợc xây dựng trên cơ sở sự hình thành và
phát triển ngành khoa học môi trƣờng [21].
Nhờ sự tập trung quan tâm cao độ của các nhà khoa học trên thế giới,
trong thời gian từ năm 1960 đến nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi
trƣờng đã đƣợc tổng kết và biên soạn thành các giáo trình. Trong đó có nhiều
tài liệu cơ sở, phƣơng pháp luận nghiên cứu môi trƣờng, các nguyên lý và quy
luật môi trƣờng.

Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trƣờng, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động
sản xuất của con ngƣời đang đƣợc nghiên cứu xử lý hoặc phòng tránh, ngăn
ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lƣợng môi trƣờng nhƣ kỹ
thuật viễn thám, tin học đƣợc phát triển ở nhiều nƣớc phát triển trên thế giới.
Quản lý môi trƣờng là cầu nối giữa khoa học môi trƣờng với hệ thống tự
nhiên - con ngƣời - xã hội đã đƣợc phát triển trên nền phát triển của các bộ
môn chuyên ngành.
1.1.1. Khái niệm về chất thải
Chất thải là toàn bộ các loại vật chất do con ngƣời loại bỏ trong các hoạt
động kinh tế - xã hội, bao gồm các hoạt động sản xuất, hoạt động sống và duy
trì sự tồn tại của cộng đồng. Các hoạt động phát sinh chất thải nhƣ: sản xuất
nông nghiệp, xây dựng, công nghiệp, thƣơng mại, du lịch, giao thông, sinh
hoạt tại các khu dân cƣ, trƣờng học, nhà hàng, khách sạn…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
- ChÊt th¶i r¾n: Chất thải rắn là các loại vật chất ở thể rắn nhƣ các vật
liệu, đồ vật bị thải ra từ một quá trình cụ thể của hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt…của con ngƣời.
Phần lớn chất thải ở thể rắn và có ở khắp nơi xung quang chúng ta nhƣ
giấy vụn, mảnh chai, gạch, cát, sỏi…loại chất thải này do các hoạt động sinh
hoạt, công trƣờng, nhà máy, khu dân cƣ thải ra là rất lớn.
Chất thải rắm bao gồm cả chất hữu cơ nhƣ: thức ăn thừa, giấy,…và chất
vô cơ nhƣ thủy tinh, lon thiếc, gạch…[11].
- Quản lý chất thải: Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu
gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải
loại chất thải [17].
- Quy hoạch quản lý chất thải rắn: Là công tác điều tra, khảo sát, dự
báo nguồn thải và tổng lƣợng phát thải các chất thải rắn; xác định vị trí, quy

mô các điểm thu gom, trung chuyển, tuyến vận chuyển và các cơ sở xử lý
chất thải rắn; xác định phƣơng thức thu gom, xử lý chất thải rắn; xây dựng
kế hoạch và nguồn lực nhằm xử lý triệt để chất thải rắn. [26].
1.1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn
Những nguồn phát sinh chất thải rắn đó là:
- Hộ gia đình: CTR phát sinh từ nguồn này bao gồm các loại nhƣ thực
phẩm thừa, thùng carton, hộp nhựa, vỏ chai, lọ thủy tinh,…và các chất độc
hại đƣợc sử dụng trong gia đình nhƣ pin, ắc quy, dƣợc phẩm bị thải bỏ.
- Cơ sở thƣơng mại, dịch vụ nhƣ chợ, siêu thị, khách sạn, nhà hàng,
quán ăn,…các dạng chất thải phát sinh thƣờng là thực phẩm thừa, vỏ chai,
lọ, giấy, dầu mỡ, lốp xe, kim loại…
- Cơ quan: Chất thải rắn phát sinh thƣờng là giấy, thức ăn thừa, túi
nilon, hợp nhựa…
- Xây dựng, di dời: gạch, ngói, bê tông, gỗ, sắt thép, vữa, bụi…
- Dịch vụ công cộng: các loại rác đƣờng, cành cây, lá, các loại rác từ
công viên, khu giải trí…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7




- Nhà máy xử lý chất thải: Tro, bùn cặn… [11].
- Công nghiệp: Chất thải từ các quá trình công nghiệp nhƣ thức ăn thừa, tro,
bã, kim loại, chất thải xây dựng, chất thải nguy hại.
- Nông nghiệp: các loại chất thải nông nghiệp, chất thải nguy hại (vỏ bao
thuốc bảo vệ thực vật).
1.1.3. Phân loại chất thải rắn

* Phân loại theo nguồn phát sinh:
Chất thải sinh hoạt: Phát sinh hàng ngày ở các khu đô thị, làng mạc, khu
dân cƣ, các trung tâm dịch vụ công viên…
Chất thải công nghiệp: Phát sinh từ trong quá trình sản xuất công nghiệp,
thủ công nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng trong đó chủ yếu là
các dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí).
Chất thải xây dựng: Là các phế thải nhƣ đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ,
vôi vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra.
Chất thải nông nghiệp: Sinh ra do các hoạt động nông nghiệp nhƣ trồng
trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trƣớc và sau thu hoạch.
* Phân loại theo mức độ nguy hại:
Chất thải nguy hại: Là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn,
nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, kim loại nặng, các chất này tiềm ẩn
nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe dọa sức khỏe và sự phát triển
của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm môi trƣờng, đất,
nƣớc, không khí.
Chất thải không nguy hại: Là chất thải không chứa các chất và các hợp
chất có tính chất nguy hại. Thƣờng là chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia
đình, đô thị.
* Phân loại theo thành phần:
Chất thải vô cơ: Là các loại chất thải nhƣ tro, bụi, xỉ, vật liệu xây dựng nhƣ
gạch, vữa, thủy tinh, gốm, sứ, một số loại phân bón, đồ dùng thải bỏ của gia đình.
Chất hữu cơ là các loại cất thải nhƣ thực phẩm thừa, chất thải từ lò giết mổ,
chăn nuôi, cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ và các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
* Phân loại theo trạng thái chất thải:
Chất thải trạng thái rắn: Bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ

sở chế tạo máy, xây dựng.
Chất thải dạng lỏng: Phân từ bùn cống rãnh, bể phốt, nƣớc thải từ nhà
máy lọc dầu, rƣợu bia, nƣớc từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm và vệ sinh
công nghiệp.
Chất thải dạng khí: Bao gồm các khí thải các động cơ đốt trong các máy
động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hỏa, máy nhiệt điện, sản xuất vật liệu.
* Chất thải rắn thông thường
Chất thải rắn thông thƣờng từ tất cả các nguồn đƣợc phân loại theo các
nhóm chính sau:
+ Nhóm các chất có thể thu hồi để tái sử dụng, tái chế: phế liệu thải ra từ
quá trình sản xuất; các phƣơng tiện giao thông, các sản phẩm phục vụ sản
xuất và tiêu dùng đã hết hạn sử dụng; bao bì bằng giấy, kim loại, thủy tinh và
các chất dẻo khác…
+ Nhóm các chất thải cần đƣợc xử lý, chôn lấp: các chất hữu cơ (thực
phẩm thừa, lá cây…); các sản phẩm tiêu dùng chứa hóa chất độc hại (pin, ắc
quy,…); các loại chất thải rắn khác không thể tái sử dụng.
- Chất thải rắn xây dựng nhƣ bùn hữu cơ, đất đá, các vật liệu xây dựng
thải ra trong quá trình tháo dỡ công trình…phải đƣợc phân loại:
+ Đất, bùn hữu cơ từ hoạt động đào đất, nạo vét lớp đất mặt có thể sử
dụng để bồi đắp cho đất trồng cây;
+ Đất đá, chất thải rắn từ vật liệu xây dựng có thể tái chế hoặc tái sử
dụng làm vật liệu san lấp cho các công trình xây dựng;
+ Các CTR ở dạng kính vỡ, sắt thép, gỗ, bao bì giấy, chất dẻo có thể tái
chế, tái sử dụng.
* Chất thải nguy hại: Phân loại theo danh mục quy định của nhà nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9





1.1.4. Các hoạt động quản lý chất chất thải rắn
Trƣớc khi CTR đƣợc xử lý thì cần thiết phải qua công tác phân loại.
Hoạt động phân loại CTR có thể đƣợc tiến hành tại hộ gia đình, các điểm
trung chuyển và các bãi xử lý tập trung.
- Phân loại chất thải rắn tại hộ gia đình: Phân loại CTR tại hộ gia đình
là bƣớc đầu tiên giúp cho công tác xử lý tiếp theo đƣợc thuận lợi hơn. Ngay
tại các gia đình, chung cƣ CTR đƣợc phân loại theo đặc điểm lý, hóa hay theo
kích thƣớc của chúng.
- Phân loại tại trạm trung chuyển: Tại trạm trung chuyển công tác phân
loại rác đƣợc tiến hành, tại đây ngƣời ta phân loại rác bằng các phƣơng pháp
nhƣ ly tâm, thổi khí, từ tính và các thiết bị kèm theo.
- Phân loại tại bãi rác: Ngƣời nhặt rác đào bới các đống rác để thu nhặt
nhiều loại rác có thể sử dụng đƣợc cho nhiều mục đích khác nhau. Công việc
này thực hiện chủ yếu bằng tay và không an toàn về mặt vệ sinh.
1.1.5. Một số phương pháp phân loại CTR
- Phương pháp thủ công: Trong phƣơng pháp này ngƣời ta phân loại rác
bằng tay, nhặt từng loại rác theo mục đích. Các công cụ thô sơ kèm theo nhƣ
que gắp, xẻng bới rác…
- Phân loại rác bằng luồng khí thổi: Phƣơng pháp này sử dụng trong
sản xuất công nghiệp nhằm tách các vật liệu, các sản phẩm hỗn hợp khô.
Trong phân loại rác thải có trọng lƣợng nhẹ lẫn chất CTR có trọng lƣợng nặng
hơn thì sử dụng phƣơng pháp này rất có hiệu quả.
- Phân loại chất thải rắn bằng từ tính: Phƣơng pháp này dựa vào đặc
tính hút kim loại của nam châm để tách các kim loại thải với các thành phần
phi kim loại khác trong hỗn hợp CTR. Phƣơng pháp phân loại này đƣợc sử
dụng sau khi đã nghiền chất thải rắn và trƣớc khi đƣa vào hệ thống phân loại
bằng thổi khí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
Nếu thiết bị có đầu nam châm lớn có thể áp dụng đối với cả CTR khi
đập, nghiền. Ngoài ra phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng để hút các kim
loại từ tro tàn sau khi thiêu đốt CTR.
- Sàng phân loại CTR: Đối với phân loại CTR nhiều thành phần có kích
thƣớc khác nhau, ngƣời ta sử dụng hệ thống sàng động hoặc tĩnh nhiều lớp.
Sàng phân loại có thể áp dụng đối với CTR khô hay ƣớt, nặng, nhẹ. Thông
thƣờng phƣơng pháp này đƣợc áp dụng sau quá trình đập, nghiền CTR và sau
khi phân loại bằng khí thổi. Thiết bị sàng thƣờng áp dụng loại sàng rung
(vibrating screen) và loại sàng hình trụ tròn quay (rotary drum screen) [12].
1.1.6. Thu gom chất thải rắn
Công tác thu gom CTR cần đƣợc hợp lý hóa, cần xác định mức độ phục vụ
đề ra nhƣ thu gom thƣờng xuyên, phân tích kho chứa tạm thời và phƣơng pháp
thu gom đã áp dụng cũng nhƣ tính phù hợp của các tuyến đƣờng thu gom, vận
chuyển. Công tác thu gom thƣờng đƣợc phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Yếu tố địa hình
- Quy hoạch các khu dân cƣ, công trình công cộng, cơ sở hạ tầng…
- Tuyến đƣờng vận chuyển: chiều dài, rộng của đƣờng, chất lƣợng đƣờng.
- Khí hậu, thời tiết: nóng ẩm, mƣa…
- Kinh phí sử dụng trang thiết bị, lƣơng trả cho công nhân.
- Phƣơng tiện thu gom CTR: xe, chổi quét, quần áo bảo hộ.
- Ý thức giữ gìn vệ sinh chung, hợp tác với cơ quan chuyên trách thu dọn.
- Quy định luật lệ về vệ sinh công cộng: Quy định nơi đổ rác, thời gian đổ
rác, quy định nơi đặt thùng chứa.
- Vì vậy trong quá trình thu gom cần có phƣơng pháp cụ thể, phù hợp trong
việc bố trí hệ thống thu gom nhƣ việc bố trí các điểm tập kết rác, phƣơng tiện thu
gom, vận chuyển sao cho phù hợp. Nếu phƣơng tiện và lực lƣợng lao động đã

xác định thì tuyến thu dọn cũng phải đƣợc bố trí sao cho hai thành phần trên
đƣợc sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11




Tất nhiên không có một quy định sẵn có nào để áp dụng cho mọi tình
huống. Một vài yếu tố sau đây có thể tới khi bố trí các tuyến thu gom:
+ Cần nắm đƣợc các chính sách, quy định hiện có liên quan đến các hạng
mục trong quản lý CTR (số lần thu dọn, mức phí, nhu cầu trang thiết bị…).
+ Cần kết hợp các điều kiện hiện có nhƣ cỡ, nhóm, các loại xe…
+ Tuyến thu dọn cần bố trí sao cho tuyến bắt đầu và tuyến kết thúc gần
những đƣờng chính, tuyến phố chính.
+ Ở khu vực miền núi tuyến thu gom nên bắt đầu từ đỉnh dốc và đi dần
xuống chân đốc, ở đó xe bắt đầu thu gom rác.
+ Tuyến thu dọn nên bố trí làm sao để thùng rác cuối cùng trên tuyến đƣợc
đặt gần nhất với bãi đổ rác.
+ Những điểm giao thông đông đúc phải đƣợc thu dọn vào thời gian sớm
nhất trong ngày.
+ Những khu vực nhiều rác thải cần phải đƣợc thu dọn trƣớc (vào đầu buổi
sáng của ngày làm việc).
+ Đối với các điểm nằm rải rác và có lƣợng rác ít có thể thu dần trên cùng
một tuyến hay trong một ngày làm việc.
- Bố trí tuyến thu dọn cần phải quan tâm đến các bƣớc sau:
+ Chuẩn bị bản đồ khu vực trong đó có chứa các số liệu về nguồn rác,
điểm rác.

+ Phân tích số liệu, các bảng tổng hợp về khối lƣợng, thành phần rác.
+ Bố trí sơ bộ tuyến thu gom.
+ So sánh tuyến sơ bộ và mở rộng, phát triển tuyến cân đối theo thử
nghiệm và sai sót [12].
1.1.7. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn thường được áp dụng
Mục tiêu của xử lý chất thải rắn là giảm hoặc loại bỏ các thành phần
không mong muốn trong chất thải nhƣ các chất độc hại, không hợp vệ sinh,
tận dụng vật liệu và năng lƣợng trong chất thải. Để đảm bảo vệ sinh môi
trƣờng cần có các phƣơng thức xử lý phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12
- Hoàn lưu tái sử dụng: Ở những địa điểm trung tâm ngƣời ta thƣờng
đặt các thùng chứa rác thích hợp có thiết kế đủ để thu gom thủy tinh và các
dạng chất khác.
- Chế biến: Chất thải có thể chế biến trƣớc khi vứt bỏ, mục tiêu của chế
biến là giảm lƣợng chất thải, lấy lại những chất còn có khả năng sử dụng và
thu hồi năng lƣợng.
Chất thải chuyển đến bãi chôn lấp sau khi tuyển sẽ có thể tích và khối
lƣợng nhỏ hơn nhiều so với trƣớc khi đƣợc tuyển lựa. Nếu qua các công đoạn
đốt thì phần chôn lấp còn lại chỉ là tro, có thể tích không đáng kể.
- Phân loại: Phân loại bằng phƣơng pháp thủ công hoặc cơ khí.
- Ủ sinh học (compost): Có thể đƣợc coi là quá trình ổn định sinh hóa
các chất hữu cơ thành phần mùn, phƣơng pháp này đƣợc áp dụng rất có hiệu
quả ở Việt Nam. Hiện nay đã có một số cơ sở áp dụng công nghệ ủ sinh học ở
quy mô công nghiệp để sản xuất phân bón.
- Thiêu đốt: Giảm đáng kể khối lƣợng, thể tích CTR.
- Chôn lấp hợp vệ sinh: Tiến hành chôn lấp xử lý CTR, thông thƣờng
việc lựa chọn vùng chôn lấp đƣợc dựa trên những nền tảng tiêu chuẩn sau:

+ Mức độ ƣa thích của cộng đồng
+ Gắn liền với quy hoạch vùng
+ Gần nơi phục vụ
+ Gần đƣờng giao thông
+ Vùng thủy lợi
+ Điều kiện khí hậu
Tại vùng chôn lấp xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ tạo
thành biogas có thể dùng làm nhiên liệu. Tùy vào điều kiện của từng khu vực,
từng địa phƣơng, quốc gia, mà có thể áp dụng các phƣơng pháp xử lý CTR
khác nhau [12].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13




1.1.8. Những vấn đề sức khoẻ và môi trường của rác thải
Nếu không đƣợc quản lý một cách hợp lý, chất thải rắn sinh hoạt đô thị
sẽ gây ra nhiều ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời… Sau
đây là một số những ảnh hƣởng chính của sự ô nhiễm rác thải đô thị:
- Các bãi rác đƣợc đổ đống ngoài trời và các bãi chôn lấp rác có thể sẽ
gây ô nhiễm không khí, tạo ra mùi khó chịu cho một khu vực rộng lớn xung
quanh bãi rác. Trong quá trình phân huỷ, một số chất tạo ra các loại khí độc sẽ gây
ảnh hƣởng xấu tới sức khoẻ của con ngƣời, các loại động vật và cây cối xung
quanh khu vực bãi rác [14].
- Các bãi rác đổ đống ngoài trời và các bãi chôn lấp rác không đƣợc xây
dựng đúng tiêu chuẩn cũng là nguồn tiềm tàng gây ô nhiễm nguồn nƣớc, đặc
biệt là nguồn nƣớc ngầm. Một số chất độc, kim loại nặng đƣợc tạo ra và ngấm

vào nguồn nƣớc, gây nguy hại tới sức khoẻ cộng đồng và hệ sinh thái quanh
khu vực bãi rác [5].
- Rác thải cũng có nguy cơ cao gây ô nhiễm đất. Các khu vực đƣợc sử
dụng để chôn lấp rác, chất thải rắn bị ô nhiễm nặng nề, dẫn đến mất đất canh
tác. Những thay đổi này cũng dẫn tới sự thay đổi về mặt sinh thái học, dẫn
đến sự phá vỡ cân bằng của hệ sinh thái [15].
- Các loại côn trùng, sinh vật gây bệnh có thể phát triển trên một số loại
chất thải. Nhƣ các động vật nuôi, các loại thức ăn thải bỏ là môi trƣờng thuận
lợi cho các loại côn trùng trung gian truyền bệnh nhƣ: muỗi, ruồi, nhặng,
gián,… [6].
- Đốt rác dẫn tới ô nhiễm không khí do những sản phẩm sau trong quá
trình đốt có thể chứa các chất độc hại nhƣ dioxin, khói từ những nơi đốt rác
có thể làm giảm tầm nhìn, nguy cơ gây cháy nổ những bình khí và nguy cơ
gây hoả hoạn những vùng lân cận [6].
- Một nguy cơ nghiêm trọng đối với rác đô thị đó là các loại túi chất dẻo
tổng hợp, những loại túi này gây mất mỹ quan đô thị và là nguyên nhân gây
chết những động vật ăn phải [6].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
1.2. Căn cứ pháp lý của đề tài
- Căn cứ luật BVMT 2005 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/07/2006;
- Căn cứ Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 hƣớng dẫn thực
hiện một số điều của luật BVMT;
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn;
- Căn cứ Nghi định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ
về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Quy chế quản lý chất thải rắn (ban hành kèm theo Quyết định số
155/1999/QĐ-TTG ngày 02/12/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban
hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại).
- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Thủ
tƣớng chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc quản lý chất thải rắn tại các đô thị và
khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 1440/2008/QĐ-TTg ngày 06/10/2008 của Thủ tƣớng
chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng khu xử lý CTR 3 vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ
tƣớng chính phủ phê duyệt chiến lƣợc Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải
rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2005 của Thủ tƣớng
chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu
công nghiệp.
- Thông tƣ số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 hƣớng
dẫn các quy định về bảo vệ môi trƣờng đối với việc lựa chọn địa điểm, xây
dựng và vận hành bãi chôn lấp CTR.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15




- Thông tƣ số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây
Dựng về Hƣớng dẫn một số điều của NĐ số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ
về Quản lý chất thải rắn;
- Công văn số 1384/BXD-HTĐT ngày 08/09/2004 về quản lý chất thải

rắn đô thị và khu công nghiệp;
- Căn cứ văn bản số 2164/BXD-HTKT ngày 27/10/2008 của Bộ xây
dựng về việc rà soát, điều chỉnh hoặc xây dựng mới các loại đồ án quy hoạch
có liên quan đến việc bố trí các công trình xử lý rác tại địa phƣơng;
- Văn bản số 1177/BXD-HTKT ngày 15/7/2011 của Bộ xây dựng về
việc triển khai thực hiện chƣơng trình đầu tƣ xử lý CTR giai đoạn 2011-2012.
- Căn cứ văn bản số 847/UBND - NN1 ngày 15/3/2010 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc về việc bố trí nguồn vốn thực hiện giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng
nông thôn 2009-2010 và triển khai thực hiện dự án quy hoạch địa điểm thu
gom, trạm trung chuyển rác thải tại các xã, phƣờng thị trấn trên đại bàn tỉnh.
- Căn cứ Quyết định số 1278/QĐ-UBND ngày 19/5/2010 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt nhiệm vụ dự toán thiết kế lập quy hoạch địa
điểm thu gom trạm trung chuyển rác thải tại các xã, phƣờng, thị trấn trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.
- Văn bản số 3105/UBND-NN1 ngày 16/8/2011 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc về việc quy hoạch quản lý chất thải rắn của tỉnh Vĩnh Phúc.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Tình hình quản lý chất thải rắn trên thế giới
Trong vài thập kỉ vừa qua do sự phát triển của khoa học kĩ thuật dẫn đến
sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và do sự bùng nổ dân số, vấn đề chất thải
gây ô nhiễm môi trƣờng sống đã trở thành vấn đề lớn của hầu hết các nƣớc
trên thế giới.
Đô thị hoá và phát triển kinh tế thƣờng đi đôi với mức tiêu thụ tài
nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải tăng lên tính theo đầu ngƣời, mức độ đô thị
hóa càng cao thì lƣợng chất thải càng tăng lên theo đầu ngƣời, ví dụ cụ thể ở
một số quốc gia hiện nay [8]:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


16

Canada: 1,7 kg/ngƣời/ngày.
Australia: 1,6 kg/ngƣời/ngày.
Thụy Sĩ: 1,3 kg/ngƣời/ngày.
Thụy Điển: 1,3 kg/ngƣời/ngày.
Trung Quốc: 1,3 kg/ngƣời/ngày.
Quá trình phát sinh chất thải rắn ở mỗi quốc gia trên thế giới là khác
nhau tuỳ theo điều kiện kinh tế và mức sống của ngƣời dân từng quốc gia.
Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào cơ chế chính sách và luật bảo vệ môi trƣờng
của mỗi nƣớc.
+ Ở Nga, mỗi ngƣời bình quân thải ra môi trƣờng 300 kg rác thải/năm,
tƣơng đƣơng là khoảng 50 triệu tấn rác thải/năm và riêng thủ đô Matxcơva là
3 triệu tấn/năm [29].
+ Ở Mỹ, là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất do đó cũng là nƣớc có
lƣợng rác thải lớn nhất thế giới. Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành
phố ở Mỹ lên đến 210 triệu tấn và bình quân mỗi ngƣời thải ra khoảng 2 kg
rác/ngày [29].
+ Ở Pháp, lƣợng rác thải bình quân của một ngƣời là 1 tấn/năm và mỗi
năm nƣớc Pháp có khoảng 35 triệu tấn rác thải [29].
+ Ở Nhật Bản theo số liệu của Cục y tế và môi sinh Nhật Bản hàng năm
thải ra khoảng 450 triệu tấn (không tính rác thải phóng xạ) trong đó: Rác công
nghiệp chiếm 379 tấn, rác thông thƣờng 52,2 tấn, rác gia đình 957 nghìn tấn.
Trong tổng số trên 36% là tái chế đƣợc. Số còn lại xử lý bằng cách đốt hoặc
chôn tại các nhà máy xử lý rác. Tính phí tổn chi phí rác tính theo đầu ngƣời
vào khoảng 300 nghìn yên (khoảng 2.500 USD)
Trên thế giới, các nƣớc phát triển đã có những mô hình phân loại và thu
gom rác thải sinh hoạt rất hiệu quả, cụ thể:
+ Ở California, nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng
đựng rác khác nhau. Kế tiếp rác sẽ đƣợc thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



17




chế, rác đƣợc thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả 16,39 USD/tháng. Nếu
có những phát sinh khác nhƣ: khối lƣợng rác gia tăng hoặc xe chở rác phải
phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92
USD/tháng. Phí thu gom rác đƣợc tính dựa trên khối lƣợng rác, kích thƣớc
rác, theo cách này có thể hạn chế đƣợc đáng kể lƣợng rác phát sinh. Tất cả
chất thải rắn đƣợc chuyển đến bãi rác với giá 32,38 USD/tấn. Để giảm giá
thành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu
gom và chuyên chở rác [31].
+ Ở Singapo, đây là nƣớc đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế
giới. Để có đƣợc nhƣ vậy, Singapo đầu tƣ cho công tác thu gom, vận chuyển
và xử lý rác thải đồng thời xây dựng một hệ thống pháp luật nghiêm khắc làm
tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapo đƣợc thu gom
và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế đƣợc đƣợc đƣa về các
nhà máy tái chế lại còn các loại chất thải khác đƣợc đƣa về nhà máy khác để
thiêu hủy. Ở Singapo có hai thành phần tham gia chính cho thu gom và xử lý
rác thải sinh hoạt từ các khu dân cƣ, các công ty, hơn 300 công ty chuyên thu
gom rác thải công nghiệp và thƣơng mại. Tất cả các công ty này đều đƣợc cấp
giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát, kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học
Công nghệ và Môi trƣờng. Ngoài ra các hộ dân và các công ty ở Singapo
đƣợc khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân và các
công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác trực tiếp tại nhà phải trả
phí 17 đôla Singapo/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cƣ chỉ phải trả
phí 7 đôla Singapore/tháng [18].
+ Ở Nhật, khung pháp lý quốc gia hƣớng tới giảm thiểu chất thải nhằm

xây dựng một xã hội tái chế bao gồm hệ thống luật và quy định của Nhà nƣớc.
Theo đó, Nhật chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòng
nguyên liệu xử lý theo một hƣớng sang xã hội có chu trình xử lý nguyên liệu
theo mô hình 3R (Reduce, Reuse, Recycle).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×