Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.87 KB, 111 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––




BÙI THANH BÌNH



THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG
CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA
Ở HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60.34.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Minh








THÁI NGUYÊN - 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và
chính xác. Những kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình!
Tác giả luận văn


Bùi Thanh Bình


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn TS. Nguyễn
Thanh Minh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện. Tôi xin
trân thành cảm ơn Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học - Trường ĐH Kinh tế
và QTKD đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và trình bày luận
văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp đã chia sẻ nhiều tư
liệu và kinh nghiệm quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự hợp tác các đơn vị, cơ quan trên địa bàn Huyện Chợ Đồn,

Bắc Kạn đã giúp tôi thực hiện thành công luận văn
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn


Bùi Thanh Bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Những đóng góp mới của luận văn 4
5. Bố cục của luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6
1.1. Cơ sở lý luận về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 6
1.1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Công nghiệp hóa
- hiện đại hóa 6
1.1.4. Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
công nghiệp hóa - hiện đại hóa 29
1.2. Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 33
1.2.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một
số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước 33

1.2.2. Những bài học kinh nghiệm cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn 44
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.1. Cơ sở phương pháp luận 47
2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 47
2.2.1. Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu 47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu 47
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 48
2.2.4. Phương pháp chuyên môn 48
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 50
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN
ĐẠI HÓA Ở HUYỆN CHỢ ĐỒN - TỈNH BẮC KẠN 52
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 52
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Chợ Đồn 52
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Chợ Đồn 55
3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Chợ Đồn 58
3.1.4. Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn 61
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu chung của huyện Chợ Đồn 62
3.2.1. Đánh giá chung về hoạt động nông nghiệp 64
3.2.2. Đánh giá ngành trồng trọt 68
3.2.3. Đánh giá ngành chăn nuôi 72
3.2.4. Đánh giá ngành lâm nghiệp 74
3.2.5. Đánh giá ngành thủy sản 76
3.3. Đánh giá chung về kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở huyện Chợ Đồn, tỉnh

Bắc Kạn 78
3.3.1. Những kết quả đạt được trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn 78
3.3.2. Những hạn chế, tồn tại trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp huyện Chợ Đồn 79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
3.4. ( Mô hình SWOT) phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, Những cơ
hội và thách thức trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng CNH-HĐH 82
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO
HƢỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA Ở HUYỆN CHỢ
ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN 86
4.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015 86
4.1.1. Quan điểm phát triển 86
4.1.2. Mục tiêu tổng quát 87
4.1.3. Mục tiêu cụ thể 87
4.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
công nghiệp hoá - hiện đại hoá huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đến
năm 2015 88
4.2.1. Về Nông nghiệp 89
4.2.2. Về Chăn nuôi 89
4.2.3. Về Lâm nghiệp 89
4.3. Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn đến năm 2015 90

4.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển hệ
thống dịch vụ nông thôn và phát triển cơ sở chế biến nông lâm
thủy sản 90
4.3.2. Chuyển dịch cơ cấu trồng trọt theo hướng tăng trưởng cây
trồng đặc sản 91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
4.3.3. Chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo hướng tăng trưởng vật nuôi
đặc sản có giá trị kinh tế cao 92
4.3.4. Xây dựng và phát triển những vùng sản xuất tập trung gắn với
công nghiệp và thị trường 94
4.3.5. Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp,
tăng cường công tác khuyến công, khuyến nông 95
4.3.6. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân ở nông thôn
nhằm nâng cao liên kết giữa doanh nghiệp và người dân 96
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CNH
Công nghiệp hóa
HĐH
Hiện đại hóa
CCKT
Cơ cấu kinh tế

ATK
An toàn khu
GDP
Tổng sản phẩm nội địa (viết tắt của Gross Domestic Product)
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
BVTV
Bảo vệ thực vât
HTX
Hợp tác xã
RAT
Rau an toàn
XDCB
Xây dựng cơ bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Chợ Đồn giai đoạn từ năm 2009 - 2011 55
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Chợ Đồn giai đoạn
từ năm 2009 - 2011 56
Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2005 so
với năm 2010 của huyện Chợ Đồn 63
Bảng 3.4. Giá trị sản xuất của các ngành năm 2005 so với năm 2010 64
Bảng 3.5. Thống kê giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành kinh tế
huyện Chợ Đồn 66
Bảng 3.6. Chỉ số phát triển ngành nông nghiệp huyện Chợ Đồn 67
Bảng 3.7. Thống kê giá trị sản xuất ngành trồng trọt huyện Chợ Đồn

qua các năm 68
Bảng 3.8. Tỉ lệ phần trăm giá trị sản xuất các loại cây trồng trong tổng
giá trị sản xuất ngành trồng trọt 70
Bảng 3.9. Diện tích các loại cây trồng 71
Bảng 3.10. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi 72
Bảng 3.11. Kết quả ngành chăn nuôi 73
Bảng 3.12. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp huyện Chợ Đồn 74
Bảng 3.13. Giá trị sản xuất ngành thủy sản huyện Chợ Đồn 76
Bảng 3.14. Thống kê diện tích, sản lượng ngành thủy sản 77
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thông điệp đầu năm mới (2012): của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Tấn Dũng: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng có đoạn
“Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn. Đưa
công nghiệp và khoa học công nghệ tác động vào nông nghiệp trên tất cả các
công đoạn từ nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến đến phân
phối. Gắn việc áp dụng khoa học công nghệ với tổ chức sản xuất, phát triển
các mô hình sản xuất lớn, từng bước hình thành các tổ hợp nông công nghiệp
công nghệ cao; gắn kết các công đoạn của quá trình tái sản xuất trong một
chuỗi giá trị bảo đảm phân phối hài hòa lợi ích giữa các công đoạn trong
chuỗi giá trị đó. Đây là con đường cơ bản để phát triển nông nghiệp bền vững.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nói riêng là vấn đề quan tâm hiện nay của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là
đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mấu chốt là tìm các
giải pháp có hiệu quả khả thi đưa vào thực tiễn để chuyển dịch cơ cấu đạt kết
quả nhanh và có tính bền vững cao. Sự hưng thịnh của mỗi quốc gia đều được

lấy kinh tế làm thước đo tiêu chuẩn “dân giầu nước mạnh - xã hội phồn vinh”.
Trong cơ cấu nền kinh tế, nông nghiệp là một ngành quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế không chỉ đối với nước ta mà với nhiều nước trên thế
giới. Muốn phát triển kinh tế thì nông nghiệp là một trong những vấn đề cần
đặc biệt quan tâm và “nhận thức đúng vai trò của nó trong chiến lược phát
triển kinh tế và thực hiện đồng bộ hàng loạt những vấn đề liên quan đến nông
nghiệp”. Việt Nam là một nước nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Năm 2000 “trong GDP tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm 24,3%”, chiếm đến
80% dân số sống ở nông thôn và có khoảng trên 70% dân số sống, lao động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
làm việc trong ngành sản xuất nông nghiệp. Nên đây là một vấn đề đang
được, các ngành các cấp quan tâm, coi đó là một giải pháp quan trọng, cơ bản
để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất
hàng hoá, hiện đại hoá nông thôn. Tuy nhiên trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp
vẫn chiếm tỷ trọng cao, sản xuất chủ yếu vẫn là tập trung vào trồng trọt, lĩnh
vực chăn nuôi và các dịch vụ trong nông nghiệp vẫn còn chưa được chú trọng.
Như vậy để nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt của kinh tế nông nghiệp đòi hỏi
cấp bách phải có các giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp. Đây là một yêu cầu quan trọng và có tính cấp thiết trong giai đoạn
hiện nay.
Chợ Đồn là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn gồm 21 xã
và một thị trấn. Kinh tế huyện Chợ Đồn lấy nông nghiệp làm chủ đạo, do địa
hình thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn nên khả năng phát triển về công
nghiệp và dịch vụ còn hạn chế. Thực trạng hiện nay đời sống của nhân dân còn
gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất Nông - Lâm nghiệp theo
hướng tự cung tự cấp là chính, cây trồng chủ yếu là các loại cây lương thực
như: Lúa, ngô, đậu tương…Đặc biệt các thôn ở vùng cao thuần nông, đường
giao thông rất khó khăn nên các ngành nghề và dịch vụ không có, các sản phẩm

mang tính hàng hóa không đáng kể, chỉ là sản phẩm khai thác từ rừng nghèo
kiệt trong vùng. Theo số liệu nguồn niên giám thống kê huyện Chợ Đồn năm
2010, trong lĩnh vực ngành nông nghiệp: ngành trồng trọt chiếm 71,44%;
ngành chăn nuôi chiếm 28,28%; ngành dịch vụ trong nông nghiệp chiếm
0,28%. Vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ
khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ,
công nghệ sinh học, đưa thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu
sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
nông sản hàng hóa trên thị trường là mục tiêu mà Đảng bộ và nhân dân huyện
Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đang quyết tâm thực hiện.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong công cuộc đổi mới, song nền kinh tế của
huyện vẫn chuyển biến chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn
có. Từ những lý do trên, tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và
giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp
hóa - hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu tìm ra một số giải pháp chủ yếu, nhằm khai thác tốt các tiềm
năng, thế mạnh. Đồng thời hạn chế những khó khăn trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012-2015 và những năm tiếp theo.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn về cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
công nghiệp hóa - hiện đại hóa của một đơn vị hành chính.
- Đánh giá thực trạng và nêu những nguyên nhân chủ yếu gây cản trở

đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa
- hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua.
- Xác định tiềm năng, thế mạnh phát triển sản xuất, đáp ứng yêu cầu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện
đại hóa của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác
tiềm năng thế mạnh của địa phương phát triển sản xuất nông nghiệp đáp ứng
yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn
2012-2015 và những năm tiếp theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện trên địa bàn
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Về thời gian: Đánh giá thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc
Kạn giai đoạn 2007-2011.
- Về nội dung: Phân tích thực trạng kinh tế, các tiềm năng thế mạnh
phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Chợ Đồn, từ đó đưa ra các giải
pháp phù hợp nhằm đáp ứng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai
đoạn 2012-2015. Nguồn số liệu chủ yếu dựa trên nguồn số liệu thống kê về tự
nhiên, kinh tế xã hội của huyện Chợ Đồn giai đoạn 2007-2011. Kế hoạch và
số liệu định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc
Kạn giai đoạn 2012-2020.

4. Những đóng góp mới của luận văn
Đề tài góp phần cung cấp các luận cứ để xây dựng một số giải pháp, bổ
sung và hoàn thiện chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Đề
xuất những giải pháp mới sát với thực tế có hiệu quả và bền vững, nhằm nâng
cao khả năng áp dụng vào thực tiễn ở địa phương.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Chương 2: Phương pháp và chỉ tiêu nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Chương 4: Định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện
đại hóa tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Công nghiệp hóa -
hiện đại hóa
1.1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế
a. Khái niệm cơ cấu kinh tế
Hiện nay có nhiều quan niệm về cơ cấu của nền kinh tế (hay nói gọn lại
là cơ cấu kinh tế). Vấn đề quan trọng trong nhận thức về cơ cấu kinh tế là

nhất thiết phải thể hiện rõ được bản chất của một hệ thống kinh tế, hệ thống
này hợp thành bởi các bộ phận hay phân hệ của kinh tế.
Theo quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống, cơ cấu kinh
tế là thuộc tính của hệ thống kinh tế, biểu thị nội dung, cách thức liên kết,
phối hợp giữa các phần tử cấu thành nên hệ thống kinh tế. Nó phản ánh tính
chất và trình độ phát triển của hệ thống kinh tế luôn luôn vận động và phát
triển có sự điều khiển của con người. Trong những điều kiện kinh tế cụ thể,
các bộ phận hợp thành có mối quan hệ tương tác, hữu cơ; số lượng và chất
lượng của các bộ phận và quan hệ giữa chúng bị chi phối bởi yêu cầu phát
triển trong từng thời kỳ của đất nước nhằm đạt tới những mục tiêu nhất định.
Sự liên kết, phối hợp các bộ phận hợp thành hệ thống càng chặt chẽ, tương tác
giữa các bộ phận hợp thành ở trình độ càng cao thì sự phát triển hài hòa được
bảo đảm, hệ thống càng phát triển và cơ hội đem lại kết quả càng cao, hiệu
quả càng lớn. Vì vậy, có thể thấy rằng, cơ cấu kinh tế là tổng thể những mối
quan hệ về chất lượng (được đo bằng mức độ chặt - lỏng của mối quan hệ
tương tác giữa các phần tử cấu thành) và số lượng (được đo bằng tỷ lệ phần
trăm của mỗi phần tử) giữa các bộ phận cấu thành đó trong một thời gian và
trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định [4], [9], [10].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Cơ cấu của hệ thống phải được nhìn nhận là một thực thể gồm rất nhiều
phần tử hay phân hệ; có cấu trúc theo các kiểu cách nhất định. Khi thay đổi
kiểu cách kết cấu hay thay đổi cấu trúc thì hệ thống sẽ thay đổi cả về hình dạng,
tính chất và trình độ. Hệ thống lớn bao gồm nhiều hệ thống con, đến lượt mình
hệ thống con lại có nhiều phần tử nhỏ hơn. Phần tử nhở hơn đó lại có cơ cấu
riêng. Trong một hệ thống tồn tại tập hợp các phần tử theo một trật tự và quan
hệ tỷ lệ nhất định. Mỗi phần tử có vị trí trong trật tự cơ cấu và có vai trò khác
nhau. Cơ cấu chuyển động và biến đổi không ngừng và làm cho tính chất, trình
độ của hệ thống thay đổi theo. Nói cách khác, cơ cấu kinh tế được hiểu là cách

thức kết cấu của các phần tử cơ cấu tạo nên hệ thống kinh tế [10], [19].
Cơ cấu kinh tế là thuộc tính của hệ thống kinh tế, một phạm trù kinh tế,
thể hiện cả tính kinh tế, tính xã hội và tính lịch sử cũng như cả tính chất của
quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Cơ cấu kinh tế là sản phẩm trực tiếp
của phân công lao động xã hội. Những ngành, lĩnh vực và lãnh thổ chủ đạo và
có ý nghĩa động lực, mũi nhọn giữ vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển
của cơ cấu kinh tế. Khi nói về cơ cấu kinh tế phải nói cả về mặt số lượng (được
đo bằng tỷ lệ phần trăm của các phần tử trong toàn bộ hệ thống) và mặt chất
lượng (được đo bằng mức độ chặt hay lỏng của mối liên kết giữa các phần tử
hợp thành hệ thống và kết quả hoạt động của hệ thống kinh tế) [4], [9], [19].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các
ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữa cơ tương đối ổn định hợp
thành” [15].
Khi xem xét cơ cấu kinh tế để thấy rõ bản chất của nó, chúng ta chia
các phần tử cơ cấu thành hai nhóm [3], [10]:
Nhóm các phần tử cơ cấu: Đây là những phần tử (ngành, lãnh thổ,
thành phần) có ý nghĩa quyết định tính chất, trình độ phát triển của cơ cấu
kinh tế. Vị trí, vai trò của những phần tử cơ cấu là rất lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Nhóm các phần tử phi cơ cấu: Đây là những phần tử ít hoặc không có ý
nghĩa quyết định đến cơ cấu của nền kinh tế. Khi phân tích cơ cấu cần có sự
hiểu biết các phần tử này để làm cho chúng không cản trở sự phát triển của
các phần tử cơ cấu khác cũng như toàn bộ hệ thống.
Cơ cấu kinh tế của một vùng hay một quốc gia là tổng thể những mối
liên hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế của vùng đó hay quốc gia đó,
bao gồm các lĩnh vực (sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng ); các ngành
kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải ); các
thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, tư nhân ); các vùng lãnh thổ kinh

tế Ngành, lĩnh vực cùng với thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ là ba bộ
phận hợp thành quan trọng nhất của nền kinh tế. Đến lượt mình, mỗi vùng,
mỗi ngành lại có cơ cấu kinh tế riêng trong từng thời kỳ phát triển tùy theo
các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể.
Từ phân tích trên có thể khái quát: cơ cấu kinh tế là một tổng thể các
bộ phận hợp thành nền kinh tế của mỗi nước. Các bộ phận đó gắn bó chặt
chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ về số
lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và thời gian nhất
định, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, nhằm đạt được
hiệu quả kinh tế - xã hội cao [12].
b. Phân loại cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế ngành [4], [8]: Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp ngành
kinh tế được hình thành trên các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa
các ngành với nhau và phản ánh trình độ phân công lao động xã hội của nền
kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cơ cấu ngành kinh tế
quyết định cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu lãnh thổ là sự
hợp lý hóa cơ cấu ngành trên mỗi vùng lãnh thổ, kết hợp giữa chúng một cách
tối ưu, cơ cấu thành phần kinh tế là sự vận động của từng loại thành phần kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
tế trong quá trình phát triển các ngành và các vùng lãnh thổ nhằm phát huy
đến mức cao nhất sức mạnh kinh tế của từng vùng và toàn bộ nền kinh tế.
Việc nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế là nhằm tìm ra những cách thức duy trì
tỷ lệ hợp lý của chúng và những lĩnh vực cần ưu tiên tập trung các nguồn lực
có hạn của quốc gia trong mỗi thời kỳ, thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền
kinh tế quốc dân một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Biểu thị cơ cấu ngành kinh tế bằng vị trí, tỷ trọng của mỗi ngành trong
hệ thống kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành kinh tế là biểu hiện quan trọng nhất
và đặc trưng nhất của cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cần

căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và vai trò của từng ngành trong phát triển
kinh tế - xã hội, căn cứ vào điều kiện thực tế để phát triển chúng.
Thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét đặc trưng của
nền kinh tế nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển khác.
Một số đặc trưng của cơ cấu ngành kinh tế bao gồm: Bị chi phối bởi các
quy trình kỹ thuật, công nghệ và yêu cầu thị trường, bị ràng buộc bởi tính hệ
thống và yêu cầu cân đối (hay ở chừng mực nào đó là yêu cầu đồng bộ); đan
xen tính hiện đại và tính lạc hậu; bị chi phối bởi các yếu tố chính trị - xã hội.
Để xem xét số lượng các ngành tạo nên nền kinh tế và chất lượng các
mối quan hệ giữa chúng với nhau ra sao, người ta thường chia nền kinh tế
thành các nhóm ngành để quan sát. Về mặt định lượng, cơ cấu ngành kinh tế
bao gồm số ngành kinh tế và tỷ trọng mỗi ngành đó trong tổng thể nền kinh tế
quốc dân; về mặt định tính, cơ cấu ngành thể hiện mối quan hệ giữa các
ngành kinh tế và vị trí của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân. Trong mối
quan hệ giữa các ngành kinh tế thường biểu hiện hai mối quan hệ chủ yếu,
gồm: ngành có quan hệ trực tiếp, trong đó các ngành có quan hệ ngược chiều,
các ngành có quan hệ xuôi chiều và ngành quan hệ gián tiếp [9], [10].
Cơ cấu theo ba nhóm ngành lớn [10]: Nhóm ngành nông lâm ngư
nghiệp hay còn gọi là khu vực I (ngành nông nghiệp), gồm các ngành trồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và ngư nghiệp; Nhóm ngành công nghiệp, xây
dựng hay còn gọi là khu vực II (ngành công nghiệp), gồm các ngành công
nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
và xuất khẩu, công nghiệp lọc dầu, ngành xây dựng; Nhóm ngành dịch vụ hay
còn gọi là khu vực III, gồm các ngành thương mại, du lịch, giao thông vận tải,
tài chính ngân hàng, bưu điện và các ngành dịch vụ khác.
Việc phân tích cơ cấu của nền kinh tế theo các khu vực dựa trên cơ sở
phân công lao động xã hội, tuy nhiên vẫn chưa thể thấy rõ những hạt nhân cần

có của chính cơ cấu. Không phải khi nào tỷ trọng công nghiệp cao cũng nói lên
cơ cấu kinh tế hiện đại hoặc cơ cấu kinh tế có hiệu quả. Chẳng hạn, khi tỷ trọng
công nghiệp chiếm trong GDP lớn và tỷ lệ nông, lâm thủy sản qua chế biến tuy
cao nhưng năng suất lao động thấp, ngân sách thu được ít, để tạo ra một đơn vị
GDP cần mức tiêu hao điện năng lớn thì cơ cấu kinh tế đó không hiệu quả.
Cơ cấu theo hai nhóm ngành dựa trên phương thức, công nghệ sản xuất:
Nông nghiệp và phi nông nghiệp. Việc phân chia cơ cấu kinh tế thành hai
nhóm ngành này để quan sát trình độ của cơ cấu, yếu tố quan trọng để thúc đẩy
sự tăng trưởng kinh tế. Khi phân tích theo hai nhóm ngành này, chúng ta cần
quan sát phương thức, công nghệ tạo ra sản phẩm. Khi nhóm ngành phi nông
nghiệp càng phát triển và chiếm tỷ trọng lớn thì nền kinh tê càng phát triển ở
trình độ cao. Nhóm ngành nông nghiệp gồm các ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp; nhóm ngành phi nông nghiệp gồm các ngành công nghiệp,
xây dựng và dịch vụ. Đối với các nước đang phát triển thì việc xem xét cơ cấu
kinh tế theo cách này có ý nghĩa to lớn. Việc chuyển dân cư nông nghiệp sang
sống tại các độ thị và chuyển lao động nông nghiệp sang làm việc trong các
khu vực phi nông nghiệp là vấn đề có tính quy luật tiến tới sự hiện đại; sự
chuyển dịch này đến một mức nào đó thì nền kinh tế được coi là đã phát triển.
Ở các nước đang phát triển các ngành nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn
trong nền kinh tế, khi đó công nghệ của nền kinh tế chưa cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Để xác định một quốc gia đã thuộc vào nhóm các nước phát triển hay
chưa, chúng ta cần dựa trên kết quả phân tích cơ cấu giữa các nhóm ngành
nông nghiệp và phi nông nghiệp. Theo nhiều nhà kinh tế, một nước khi các
ngành phi nông nghiệp chiếm trên 85% lao động xã hội và tạo ra khoảng 80%
GDP thì nước đó được coi là quốc gia phát triển.
Trong cách phân loại theo phương thức sản xuất, người ta còn chia các
ngành thành 2 nhóm sau đây:

Thứ nhất, Cơ cấu giữa các doanh nghiệp theo quy mô. Tức là cơ cấu
giữa doanh nghiệp quy mô nhỏ, vừa và doanh nghiệp quy mô lớn. Trong điều
kiện kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa thích ứng nhanh nhạy, kịp
thời với những biến động kinh tế trong một quốc gia hay trên phạm vi toàn
thế giới. Nhờ đó có thể giảm thiểu tổn thất cho đầu từ và cho sản xuất. Mặt
khác, một vấn đề quan trọng cần chú ý trong bối cảnh toàn cầu hóa là luôn tồn
tại sự cạnh tranh khốc liệt. Những tập đoàn kinh tế lớn mạnh có điều kiện
cạnh tranh tốt hơn vì thế bên cạnh việc khuyến khích phát triển những doanh
nghiệp nhỏ và vừa, cần đặc biệt chú ý tạo dựng những tập đoàn kinh tế lớn.
Thứ hai, Cơ cấu giữa doanh nghiệp có công nghệ trình độ cao với các
doanh nghiệp có công nghệ trình độ trung bình. Dù hiển nhiên là những
doanh nghiệp có công nghệ cao sẽ quyết định sự phát triển của cơ cấu kinh tế
nhưng trong khi lao động cần việc làm có số lượng lớn và lực lượng lao động
có chất lượng không cao thì việc phát triển các doanh nghiệp sử dụng nhiều
lao động vô cùng cần thiết. Nó không chỉ góp phần giải quyết việc làm mà
còn có ý nghĩa toàn dụng lao động để tăng trưởng kinh tế.
Cơ cấu theo hai nhóm ngành dựa vào tính chất sản phẩm cuối cùng
[10]: Nhóm ngành sản xuất sản phẩm vật chất và nhóm ngành sản xuất sản
phẩm dịch vụ. Việc phân chia cơ cấu kinh tế theo hai nhóm ngành này nhằm
nghiên cứu về mức độ hài hòa giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế không thể không
quan sát quan hệ giữa hai khối ngành này. Dịch vụ phát triển được coi như
làm “trơn tru” các quá trình phát triển sản xuất kinh doanh. Nếu khu vực sản
xuất phát triển mà khu vực dịch vụ không phát triển thì sản xuất cũng sẽ bị
ngưng trệ. Sự hài hòa giữa hai khối ngành này là rất cần thiết.
Nếu xét theo hành vi tăng trưởng (hành vi tham gia tăng trưởng) thì các
ngành sản xuất ra các sản phẩm vật chất và các ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ

có quan hệ khăng khít với nhau theo một tương quan nhất định. Đặc trưng tiêu
biểu nhất là các ngành dịch vụ phải tăng nhanh hơn các ngành sản xuất vật chất.
Khi xem xét cơ cấu ngành kinh tế, chúng ta cũng phải chú ý đến tỷ
trọng hay mức đóng góp của các sản phẩm chủ lực cho nền kinh tế, cũng như
của các sản phẩm chứa hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng chất xám cao.
Nếu như các sản phẩm này chiếm tỷ trọng càng lớn thì nền kinh tế càng tốt và
ngược lại. Một nền kinh tế được xem là phát triển phải có các ngành chế tác
chiếm tỷ trọng lớn trong GDP (trên 30%). Mặt khác, chú ý đến cơ cấu nội bộ
của các ngành kinh tế. Tính hợp lý trong nội bộ của các ngành và cơ cấu
ngành kinh tế sẽ bảo đảm tính hiệu quả cho sự phát triển nền kinh tế. Cơ cấu
giữa hai nhóm ngành sản xuất vật chất và khối sản xuất sản phẩm dịch vụ cần
được nghiên cứu kỹ nhằm phát huy toàn diện, đầy đủ mối quan hệ giữa chúng
làm cho nền kinh tế có sức mạnh tổng hợp, phát triển cân đối, hài hòa giữa
các mặt, giữa đầu vào và đầu ra.
Cơ cấu kinh tế lãnh thổ [8], [10]: Việc phân loại cơ cấu của nền kinh tế
theo lãnh thổ là để xem có bao nhiêu lãnh thổ tạo nên cấu trúc lãnh thổ của
nền kinh tế và các lãnh thổ liên kết với nhau ra sao, lãnh thổ nào có ý nghĩa
động lực. Các xí nghiệp được “sắp xếp” theo lãnh thổ và chúng gắn với nhau
tạo nên sức mạnh kinh tế của mỗi lãnh thổ. Ở đâu có những xí nghiệp quan
trọng, có ý nghĩa then chốt, đột phá thì ở đó lãnh thổ có vai trò động lực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Cơ cấu kinh tế lãnh thổ là kết quả của phân công lao động xã hội theo
lãnh thổ. Nếu có cấu ngành kinh tế được hình thành từ quá trình thực hiện
chuyên môn hóa sản xuất thì cơ cấu lãnh thổ hình thành từ việc phân bố sản
xuất theo không gian địa lý. Cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu ngành kinh tế là hai
mặt của cơ cấu kinh tế. Bản chất của chúng đều là kết quả của sự phân công
lao động xã hội. Cơ cấu lãnh thổ hình thành đồng thời với cơ cấu ngành và
thống nhất trong vùng kinh tế. Trong một vùng cụ thể, cơ cấu lãnh thổ phản

ánh sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện lãnh thổ đó.
Hiện nay, chính sách phát triển kinh tế lãnh thổ thông thường là chính
sách phát triển nhiều mặt, tổng hợp, có ưu tiên một số ngành trọng điểm, gắn
liền với hình thành sự phân bố dân cư nói chung và phân bố hệ thống đô thị
nói riêng. Đối với một nước, chúng ta phải chia lãnh thổ thành những vùng có
quy mô lớn để hoạch định chiến lược, chính sách phát triển. Các vùng lớn đó
có ý nghĩa như những khung sườn để các địa phương nằm trong đó làm căn
cứ hoạch định chính sách phát triển cho địa phương mình.
Sự phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn sẽ đem lại tiền đề cần
thiết cho quá trình phát triển của đất nước cũng như của vùng lãnh thổ. Quá
trình đô thị hóa, trình độ phát triển đô thị minh chứng cho sự phát triển của
nền kinh tế, sự văn minh của đất nước và của vùng lãnh thổ. Đô thị được coi
là khu nhân của vùng lãnh thổ và giữa vai trò động lực cho sự phát triển.
Nông thôn được coi là hậu phương của khu vực thành thị. Nhiều vấn đề như
việc làm, nhu cầu thực phẩm của thành thị phải được giải quyết từ nông thôn,
ngược lại những vấn đề như công nghệ, lao động có đào tạo, thị trường của
nông thôn phải được giải quyết từ đô thị. Đô thị hóa phải phát triển trên cơ sở
đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, đây chính là quá trình chuyển nền sản xuất
nông nghiệp truyền thống sang nền sản xuất công nghiệp và dịch vụ [9].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Như vậy có thể thấy cơ cấu lãnh thổ có thể xem xét dưới các góc độ:
(1) Cơ cấu lãnh thổ phát triển và lãnh thổ chậm phát triển; (2) Cơ cấu giữa các
lãnh thổ động lực và các lãnh thổ còn lại. Đây là các dạng lãnh thổ cần được
phân tích để có được chính sách phát triển hài hóa giữa các vùng lãnh thổ . Do
nhiều nguyên nhân khác nhau đã dấn đến sự chênh lệch về trình độ phát triển
kinh tế - xã hội giữa các vùng. Trình độ phát triển của các vùng được thể hiện
bằng một trong những chỉ tiêu tổng hợp là GDP bình quân đầu người.
Một số đặc trưng chủ yếu của cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ bao gồm: bị

chi phối bởi sức chứa của lãnh thổ; được quyết định bởi hiệu quả tổng thể
kinh tế, xã hội, môi trường; bị ảnh hưởng của các vùng khác; dễ bị tổn thương
do lao động và con người di chuyển giữa các vùng.
Một cơ cấu lãnh thổ được coi là hợp lý phải đạt được ba nhóm mục tiêu
[3]: (1) Đạt được những mục tiêu toàn vùng: Phải hoàn thành những nhiệm vụ
kinh tế quốc dân, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các
nguồn lực khác có trong vùng, hoàn thành cơ cấu kinh tế của vùng để phát
triển tối ưu kinh tế vùng trước mặt cũng như lâu dài, tạo cơ sở vật chất kỹ
thuât, những điều kiện kinh tế - xã hội khác cho việc phát triển nhanh chóng
kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng, bảo vệ môi trường; (2)
Đạt được những mục tiêu của ngành: Hoàn thành nhiệm vụ sản xuất những
sản phẩm chủ yếu, đáp ứng nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, giảm
đến mức thấp nhất chi phí sản xuất, phối hợp hài hóa với các bộ phận khác
trong và ngoài ngành nằm ở các vùng khác; (3) Đạt được những mục tiêu của
nền kinh tế cả nước: thể hiện đúng chiến lược phát triển quốc gia.
Do các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, kết cấu hạ tầng của
mỗi quốc gia không được phân bố đồng đều nên có những vùng có nhiều điều
kiện thuận lợi hơn cho phát triển so với các vùng khác; việc đầu tư phân tán
cho các vùng sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trước thực tế đó, nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
quốc gia đã lựa chọn phướng thức đầu tư tập trung cho các vùng có nhiều
thuận lợi hơn, các vùng vốn đã có sự phát triển hơn so với các vùng lãnh thổ
khác để tạo điều kiện cho các vùng này phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và trở
thành những trọng điểm phát triển, những đầu tàu tạo gia tốc phát triển chung
cho toàn bộ nền kinh tế. Với lý do đó, nhiều học giả cho rằng chính sách đầu
tư có trọng điểm theo lãnh thổ luôn góp phần quan trọng trong chiến lược
phát triển cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế [7].
Lý thuyết cực phát triển do các nhà kinh tế và địa lý kinh tế phương

Tây, trong đó có Francois Perroux đề xướng vào nửa đầu của thế kỷ XX đã
chú trọng đến những thay đổi trong một vùng lãnh thổ, tạo ra sự tăng trưởng
kinh tế của lãnh thổ. Công nghiệp và dịch vụ có vai trò to lớn đối với sự tăng
trưởng kinh tế của vùng. Các ngành công nghiệp then chốt phát triển, hưng
thịnh theo do số lượng công ăn việc làm tăng lên, các ngành công nghiệp mới
và các hoạt động phát triển bị thu hút vào vùng đó ngày càng nhiều hơn. Quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ và phát triển có trọng điểm
được diễn tả như một đường cong có dạng hình chuông (mô hình đường cong
hình chuông của Alonso). Tại một điểm nào đó của quá trình phát triển, sự
tăng trưởng đạt tới điểm cong (hay điểm uốn), sự tập trung hóa về lãnh thổ đạt
tới đỉnh cao nhất và sau đó bắt đầu tự đổi chiều. Quá trình đô thị hóa không
còn bị hạn chế ở một số ít trung tâm lớn mà lan tỏa ra trong một khoảng
không gian rộng lớn, khi có sự hòa nhập kinh tế cả nước, các cơ hội phát triển
mới bắt đầu xuất hiện ở nhiều địa phương. Tunen và Weber đều coi thành phố
là những nút, những trọng điểm của lãnh thổ do sức lan tỏa ảnh hưởng của
chúng rất lớn [3], [6].
Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Thái Lan cho thấy, các quốc gia này thường lấy các vùng có lợi thế so
sánh để tập trung đầu tư, lập các trọng điểm công nghiệp như khu công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
nghiệp tập trung, khu công nghiệp cao, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do, khu
công nghiệp cảng nhằm tạo hướng đột phá trong phát triển lãnh thổ để từ đó
có sức lan tỏa phát triển các lãnh thổ khác (những lợi thế so sánh của vùng
gồm: vị trí đường giao thông, ven biển, gần các đô thị, có điều kiện phát triển
và mở rộng giao lưu kinh tế với bên trong và bên ngoài, có khả năng tiếp cận
và hòa nhập nhanh chóng vào các thị trường hàng hóa, dịch vụ) [6], [7].
Các nghiên cứu gần đây đã khẳng định phát triển kinh tế có trọng
điểm theo lãnh thổ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là hướng đi

đúng, phù hợp với hoàn cảnh của nhiều nước đang phát triển. Chủ trương
phát triển các lãnh thổ trọng điểm ở Việt Nam đã được nêu trong nghị quyết
các kỳ đại hội và đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền
Trung và phía Nam [5].
Cơ cấu thành phần kinh tế: Việc phân loại cơ cấu của nền kinh tế là để
xem có bao nhiêu loại hình kinh tế tồn tại, phát triển trong hệ thống kinh tế
đươi góc độ sở hữu; trong đó loại hình kinh tế nào có ý nghĩa quyết định đối
với nền kinh tế. Ở nước ta, trên cơ sở Cương lĩnh và Hiến pháp, đồng thời
thông qua tổng kết thực tiễn đổi mới ở các kỳ đại hội, Đảng ta đã chỉ rõ: “Phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức
sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức
phân phối Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các
tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển. Trong các hình thức sở hữu hỗn
hợp đó, chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần, cần khuyến khích phát triển để
các hình thức tổ chức kinh doanh này trở thành phổ biến trong nền kinh tế,
thúc đẩy xã hội hóa sản xuất kinh doanh và sở hữu. Phải tăng cường tiềm lực
và nâng cao hiệu quả của kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền
kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô , phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×