1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỖ NGỌC NAM
HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH
ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hữu Đạt
Thái Nguyên - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu thực sự của cá nhân
tôi được thực hiện trên cơ sở khảo sát tình hình thực tiễn ứng dụng công nghệ
thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh, áp dụng với cơ sở lý
thuyết, phương pháp nghiên cứu đã được học tập tại trường Đại học Kinh tế
và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn khoa
học của PGS. TS. Nguyễn Hữu Đạt. Nội dung luận văn có tham khảo, sử
dụng các tài liệu, thông tin theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Các số liệu khảo sát trong luận văn là trung thực do cá nhân tôi trực
tiếp thu thập và tổng hợp.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đỗ Ngọc Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn tập thể các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã truyền thụ kiến thức và phương
pháp nghiên cứu trong q trình tơi học tập chương trình cao học tại trường.
Xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Hữu Đạt, người trực tiếp
hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tơi trong thời gian nghiên cứu và
hoàn thiện bản luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh
cùng các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Quảng Ninh đã
giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập thơng tin để nghiên cứu và
xây dựng bản luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí cán bộ, cơng chức trong tỉnh
Quảng Ninh đã hợp tác trong việc trả lời phiếu khảo sát điều tra của tôi qua
thư điện tử.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã
quan tâm, động viên, đóng góp ý kiến quý báu cho tơi trong q trình hồn
thiện đề tài.
Một lần nữa xin cảm ơn toàn thể quý vị!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đỗ Ngọc Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài ........................................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4
4. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................... 4
5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI........................................................ 5
1.1. Một số vấn đề chung về công nghệ thông tin ............................................ 5
1.1.1. Khái niệm công nghệ thông tin ............................................................... 5
1.1.2. Các đặc điểm của công nghệ thông tin ................................................... 6
1.1.2.1. Công nghệ thông tin là công nghệ mũi nhọn ....................................... 6
1.1.2.2. CNTT là công nghệ phổ biến trong mọi lĩnh vực ................................ 7
1.1.2.3. Công nghệ thông tin là một cơng nghệ có nhiều tầng lớp ................... 7
1.1.2.4. CNTT là lĩnh vực phát triển và đào thải rất nhanh .............................. 8
1.1.3. Cấu trúc của ngành công nghệ thông tin ................................................. 8
1.1.3.1. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin ................................................. 10
1.1.3.2. Công nghiệp công nghệ thông tin ...................................................... 10
1.1.3.3. Hạ tầng viễn thông băng rộng ............................................................ 11
1.1.3.4. Phổ cập thông tin ................................................................................ 12
1.1.3.5. Xây dựng doanh nghiệp và phát triển thị trường công nghệ thông tin
và truyền thông ................................................................................................ 13
1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin ................................................................. 13
1.2.1. Khái niệm về ứng dụng công nghệ thông tin ........................................ 13
1.2.2. Các đặc điểm của ứng dụng công nghệ thông tin ................................. 14
1.2.2.1. Công nghệ thông tin được ứng dụng trong mọi lĩnh vực................... 14
1.2.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin biến đổi cách thức giao tiếp ............. 14
1.2.2.3. Ứng dụng CNTT biến đổi cách thức sử dụng thông tin .................... 15
1.2.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin biến đổi cách thức học tập ............... 15
1.2.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin biến đổi bản chất thương mại ........... 15
1.2.3. Các điều kiện cần thiết để ứng dụng công nghệ thơng tin .................... 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
1.2.3.1. Điều kiện về cơ chế chính sách .......................................................... 16
1.2.3.2. Điều kiện về hạ tầng công nghệ ......................................................... 17
1.2.3.3. Điều kiện nguồn nhân lực .................................................................. 18
1.3. Vai trò và tác động của công nghệ thông tin đến phát triển KT- XH ...... 19
1.3.1. Trong lĩnh vực quản lý ......................................................................... 20
1.3.2. Trong lĩnh vực công nghiệp ................................................................. 20
1.3.3. Trong lĩnh vực dịch vụ ......................................................................... 20
1.3.4. Trong lĩnh vực đời sống xã hội ............................................................ 21
1.3.5. Trong lĩnh vực nông nghiệp ................................................................. 21
1.3.6. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo .......................................................... 21
1.3.7. Trong lĩnh vực y tế ............................................................................... 21
1.3.8. Trong lĩnh vực khoa học, văn hóa, thơng tin, thể thao ........................ 22
1.4. Những chủ trương chính sách của đảng và nhà nước về ứng dụng và phát
triển công nghệ thông tin................................................................................. 22
1.4.1. Chủ trương của Đảng ............................................................................ 22
1.4.2. Triển khai của Nhà nước ....................................................................... 23
1.5. Kinh nghiệm của một số địa phương về ứng dụng và phát triển cntt trong
các cơ quan nhà nước ...................................................................................... 25
1.5.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh ............................................ 25
1.5.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng ................................................... 26
1.5.3. Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai .............................................................. 29
1.5.4. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Quảng Ninh ..................................... 31
1.5.4.1. Thống nhất, tập trung sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền,
các tổ chức đồn thể, nhấn mạnh vai trò thủ trưởng ....................................... 32
1.5.4.2. Củng cố và phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông ................... 32
1.5.4.3. Tăng cường các nguồn lực ................................................................. 32
1.5.4.4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách............................................................ 33
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 34
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 34
2.2.1. Phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp, điều tra, khảo sát ............. 34
2.2.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ...................................................... 34
2.2.3. Phương pháp trắc nghiệm ..................................................................... 35
2.2.4. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu ..................................................... 35
2.2.5. Phương pháp tính tốn so sánh ............................................................. 35
2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................................. 35
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 36
3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng
Ninh ................................................................................................................. 36
3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh ................................ 36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
3.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 36
3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................... 37
3.1.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh...................... 39
3.1.3. Đánh giá chung về những thuận lợi, khó khăn của tỉnh Quảng Ninh
trong phát triển kinh tế - xã hội ....................................................................... 45
3.1.3.1. Thuận lợi ............................................................................................ 45
3.1.3.2. Khó khăn ............................................................................................ 46
3.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Quảng Ninh thời gian qua 47
3.2.1. Các chủ trương, chính sách của tỉnh về ứng dụng CNTT..................... 47
3.2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Quảng Ninh .................. 52
3.2.2.1. Hạ tầng viễn thơng và internet ........................................................... 52
3.2.2.2. Hệ thống mạng máy tính và kết nối internet ...................................... 53
3.2.2.3. Ứng dụng phần mềm và cơ sở dữ liệu ............................................... 56
3.2.2.4. Nhân lực công nghệ thông tin ............................................................ 59
3.2.2.5. Đánh giá nhận thức và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin ......... 60
3.2.3. Đánh giá chung về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin ở Quảng
Ninh thời gian qua ........................................................................................... 64
3.2.3.1. Các kết quả đạt được .......................................................................... 64
3.2.3.2. Những yếu kém và nguyên nhân........................................................ 65
Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH NHẰM ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÁC CƠ
QUAN NHÀ NƢỚC TỈNH QUẢNG NINH ............................................... 67
4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu ứng dụng CNTT ............................ 67
4.1.1. Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin ............................................ 67
4.1.2. Định hướng ứng dụng công nghệ thông tin .......................................... 69
4.1.3. Mục tiêu phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2015 ................................................................................................. 70
4.2. Giải pháp hồn thiện cơ chế - chính sách nhằm đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin tại Quảng Ninh ........................................................................ 72
4.2.1. Nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin ......................................... 73
4.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước
về công nghệ thông tin .................................................................................... 74
4.2.2.1. Đối với cấp trung ương ...................................................................... 74
4.2.2.2. Đối với cấp tỉnh ở Quảng Ninh .......................................................... 78
4.2.3. Đẩy mạnh đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ...... 80
4.2.4. Tăng cường năng lực, hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin ............ 83
4.2.5. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin .................................... 84
4.2.6. Tăng cường hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế............................. 89
KẾT LUẬN .................................................................................................... 91
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Chỉ tiêu hạ tầng viễn thông và internet Quảng Ninh ...................... 52
Bảng 3.2: Hệ thống mạng máy tính của các cơ quan nhà nước ...................... 53
tỉnh Quảng Ninh, năm 2012 ............................................................................ 53
Bảng 3.3: Nhận thức về tác dụng của CNTT đối với công việc cá nhân........ 60
Bảng 3.4: Nhận thức về tác dụng của công nghệ thông tin ............................ 61
đối với công việc cơ quan ............................................................................... 61
Bảng 3.5: Nhận thức về tác dụng của CNTT đối với q trình ...................... 61
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ......................................................................... 61
Bảng 3.6: Đánh giá về trang thiết bị ............................................................... 62
Bảng 3.7: Đánh giá về nguồn nhân lực ........................................................... 62
Bảng 3.8: Ứng dụng CNTT trong quản lý và tác nghiệp ................................ 63
Bảng 3.9: Đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT ............................................... 63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước ở nước ta đã từng bước được thực hiện, góp phần nâng cao
năng lực quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, phục vụ có hiệu quả
hơn cho người dân và doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh tiến trình đơn giản
hóa thủ tục hành chính. Cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính cần được
chứng minh theo một cách nhanh chóng, có thể đo lường được cần phải ứng
dụng CNTT, ngược lại ứng dụng CNTT đã được xem là chìa khóa để “mở và
đo lường được” nhận thức về công khai, minh bạch trong công cuộc cải cách
thủ tục hành chính, như các quốc gia phát triển đã từng thành công.
Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT một cách toàn diện và thực sự hiệu
quả là một vấn đề phức tạp, nhiều khó khăn, bất cập. Khó khăn đầu tiên chính
ở khâu tổ chức, quản lý hành chính. Chính quyền các tỉnh, thành phố là cơ
quan, tổ chức có quy mơ lớn, có cấu trúc phức tạp, phân cấp quản lý, gồm
nhiều cơ quan hoạt động độc lập với nhau. Điều này đã dẫn đến xu hướng nảy
sinh sự thiếu đồng bộ, manh mún trong hoạt động quản lý, điều hành của các
cơ quan nhà nước, cung cấp dịch vụ hành chính cơng, cũng như sự trùng lặp,
thiếu hiệu quả trong đầu tư xây dựng hệ thống thông tin, khiến cho khả năng
phối hợp, cộng tác giữa các cơ quan nhà nước bị hạn chế.
Khó khăn thứ hai là chưa có sự hiểu biết đầy đủ về thực trạng, nhận
thức, nhu cầu ứng dụng trong lĩnh vực quản lý, hành chính nhà nước. Đây
cũng là một rào cản gây nên sự chậm trễ vướng mắc trong việc thực hiện triển
khai ứng dụng CNTT một cách toàn diện, đồng bộ và hiệu quả. Ứng dụng
CNTT cần phải được triển khai một cách phù hợp, hài hòa với đặc điểm văn
hóa, kinh tế xã hội cũng như phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước trong mục
tiêu phát triển tại địa điểm triển khai. Thực tế là các chương trình, đề án và dự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
án trọng điểm về ứng dụng CNTT thường chậm trễ, thiếu đồng bộ và hiệu quả
thấp; trong khi đó xuất phát điểm ứng dụng CNTT cịn thấp, kinh phí hạn hẹp,
ít cán bộ chuyên trách, các cán bộ lãnh đạo chưa qn triệt, tính chủ động
chưa cao, cán bộ cơng chức cịn ngại thay đổi phương thức làm việc.
Khó khăn thứ ba là thiếu một mơ hình, hạ tầng kỹ thuật tồn diện,
thống nhất trong xây dựng hệ thống thơng tin trong các cơ quan nhà nước cho
phép các quy trình nghiệp vụ có thể được tinh giản, cơng nghệ được chuẩn
hóa, thơng tin được cấu trúc và lưu trữ thống nhất, tránh việc các hệ thống
thông tin thường được triển khai riêng rẽ, thiếu sự tương tác, liên thông.
Tại Quảng Ninh, trong thời gian qua, việc ứng dụng CNTT đã đươc tỉnh
̣
quan tâm đầu tư khá tốt, bước đầu đat đươc những kết quả đáng ghi nhận, đóng
̣
̣
góp quan trọng trong cải cách hành chính, trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành
hoạt động của các cấp, các ngành và doanh nghiệp. Chỉ số sẵn sàng ứng dụng
CNTT của tỉnh Quảng Ninh năm 2011 đứng thứ 6/63 (tăng 1 bậc so với năm
2010 và tăng 7 bậc so với năm 2009); Cổng thông tin điện tử đứng thứ 4/63; hạ
tầng CNTT đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước
(Báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh năm 2012). Tuy nhiên
việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước ở Quảng Ninh
thời gian qua phần nhiều vẫn là do sức ép từ thực tế công việc của từng bộ
phân riêng le, chưa theo quy hoạch, dẫn đến việc triển khai ứng dụng CNTT có
̣
̉
phần sự vụ, manh mún, thiếu sự thống nhất, liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan
liên quan với nhau theo kê hoach, dưa trên môt chiên lược tổng thể và dài hạn
́
̣
̣
̣
́
cho cả hệ thống chính quyền tỉnh, nên chưa đat đươc muc tiêu mong đơ
̣
̣
̣
̣
i.
Nguyên nhân chính của những tồn tại này là Quảng Ninh chưa có một chính
sách đồng bộ nhằm thúc đẩy và đưa hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ
quan nhà nước theo một chuẩn mực của nền hành chính cơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ứng dung
̣
CNTT trong hoạt
động quản lý và điều hành của các cơ quan nhà nước trên đị a ban tỉnh Quảng
̀
Ninh, nhăm đap ưng nhu câu phat triên trong bôi canh mơ cưa hôi nhâp quôc
̀
́ ́
̀
́
̉
́ ̉
̉ ̉
̣
̣
́
tê ngay nay , thì việc xây dựng và hồn thiện các chính sách nhằm đẩy mạnh
́
̀
việc ứng dụng CNTT hiện đại, thống nhất và đồng bộ trong bộ máy nhà nước
tỉnh Quảng Ninh có tầm quan trọng hàng đầu và là nhu cầu cấp bách đặt ra
hiện nay. Đây cũng là lý do để tơi chọn đề tài: “Giải pháp hồn thiện chính
sách đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong các cơ quan nhà nước
ở Quảng Ninh” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Phân tích và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trị của việc
đồng bộ hóa chính sách trong việc thúc đẩy ứng dụng CNTT trong quản lý và
điều hành của các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh;
Vận dụng lý thuyết vào phân tích, đanh gia thực trạng ứng dụng CNTT
́
́
trên đị a ban tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua;
̀
Đề xuất một số giải pháp hồn thiện chính sách nhằm đây manh ứng
̉
̣
dụng CNTT một cách đồng bộ, thống nhất, linh hoạt và có hiệu quả cao trong
các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước
tỉnh Quảng Ninh;
Các chính sách của Trung ương và tỉnh Quảng Ninh liên quan đến hoạt
động ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh; các giải
pháp hồn thiện chính sách ứng dụng CNTT ở tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Nghiên cứu hoạt động ứng dụng CNTT và các chính
sách liên quan đến hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan qnhà nước
thuộc tỉnh Quảng Ninh.
- Thời gian: Nghiên cứu từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số
64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan
nhà nước trở lại đây.
4. Những đóng góp mới của luận văn
- Về lý luận: hệ thống hóa những vấn đề lý lý luận cơ bản về vai trò của
ứng dụng CNTT trong tổng thể cải cách hành chính cơng và xây dựng chính
phủ điện tử.
- Về thực tiễn: đánh giá thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT trong các
cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh; đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hồn
thiện chính sách thúc đẩy ứng dụng cơng nghệ thông tin trong các cơ quan
nhà nước tỉnh Quảng Ninh.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu thành 4 phần chính:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về ứng dụng công nghệ
thơng tin và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Định hướng và giái pháp hồn thiện chính sách đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG CƠNG
NGHỆ THƠNG TIN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NĨ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Một số vấn đề chung về công nghệ thông tin
1.1.1. Khái niệm công nghệ thông tin
CNTT ngày nay đã và đang tạo đà cho những thay đổi cơ bản trong công
tác quản lý và các hoạt động sản xuất kinh doanh ở khu vực cơng và khu vực
tư trên tồn cầu. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về CNTT, dưới đây là một
số quan niệm có tính phổ biến nhất:
Theo từ điển bách khoa toàn thư mở trên mạng Wikipedia thì: CNTT là
cơng nghệ ứng dụng cho việc xử lý thông tin.
Theo GS. Liest Eathington và GS. Dave Swanson, khoa kinh tế học - đại
học Iowa - Hoa Kỳ, thì CNTT là một chuỗi sản phẩm và dịch vụ mà thơng
qua đó, việc biến đổi số liệu thành thơng tin có thể tiếp cận được và trở nên có
ích. Sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin này đảm bảo cho doanh nghiệp,
các tổ chức và cá nhân có thể kiểm soát được các giao dịch kinh doanh hiệu
quả hơn và nhanh hơn (Ictnews.vn - 2011).
Theo GS. Phan Đình Diệu: “công nghệ thông tin là ngành công nghệ về
xử lý thông tin bằng các phương tiện điện tử, trong đó nội dung xử lý thơng
tin bao gồm các khâu cơ bản như thu thập, lưu trữ, chế biến và truyền nhận
thơng tin” (Giáo trình tin học đại cương, NXB Thống kê - 2004)..
PSG. Hàn Viết Thuận thì cho rằng: “công nghệ thông tin là sự kết hợp
của công nghệ máy tính với cơng nghệ liên lạc viễn thơng được thực hiện
trên cơ sở công nghệ vi điện tử” (Giáo trình tin học đại cương, NXB
Thống kê - 2004).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Theo Luật công nghệ thông tin được Quốc hội thông qua ngày
29/6/2006, thì: “cơng nghệ thơng tin là tập hợp các phương pháp khoa học,
công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử
lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”.
Như vậy, CNTT là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công
nghệ liên quan đến thông tin và quá trình xử lý thơng tin. Theo cách nhìn đó,
CNTT bao gồm các phương pháp khoa học, các phương tiện, công cụ và giải
pháp kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là máy tính và mạng truyền thơng cùng với hệ
thống nội dung thông tin điện tử nhằm tổ chức, lưu trữ, khai thác và sử dụng
hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội,
văn hóa, quốc phịng, an ninh, đối ngoại,...
Đây có thể được coi là một định nghĩa hoàn chỉnh về CNTT vì nó đã bao
qt tồn bộ nội dung, vai trị và ý nghĩa của CNTT đối với các lĩnh vực đời
sống kinh tế xã hội. Thuật ngữ CNTT trong luận văn được hiểu theo cách này.
1.1.2. Các đặc điểm của công nghệ thông tin
1.1.2.1. Công nghệ thông tin là công nghệ mũi nhọn
Theo nghĩa chung nhất, công nghệ mũi nhọn là công nghệ được xây
dựng dựa trên những thành quả mới nhất của nhiều công nghệ khác nhau và
của những lý thuyết khoa học hiện đại. Do vậy, để xây dựng được một ngành
công nghệ mũi nhọn, trước hết, phải phát triển ngành khoa học đó trên cơ sở
những lý thuyết hiện đại nhất và có những bước đi thích hợp trong quá trình
phát triển, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật của ngành đó vào cuộc sống.
Muốn xây dựng CNTT thành một ngành công nghệ mũi nhọn, cần
phải tiếp cận và theo kịp những tri thức của thế giới về CNTT, từ đó có những
bước phát triển vượt bậc và những ưu thế rõ rệt trong lĩnh vực đó so với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Ngành CNTT ở tất cả các nước hiện nay
đều được coi là ngành cơng nghệ mũi nhọn, vì nó ln đòi hỏi phải dựa trên
những lý thuyết mới và sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng cơng nghệ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
1.1.2.2. CNTT là công nghệ phổ biến trong mọi lĩnh vực
Ngày nay, ứng dụng CNTT đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Ứng dụng CNTT trở nên phổ biến trong công
nghiệp, nông nghiệp và các dịch vụ quan trọng trong đời sống hiện đại của
con người như: quản lý công, quản lý sản xuất kinh doanh, trong lĩnh vực
khoa học kỹ thuật, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,...
1.1.2.3. Cơng nghệ thơng tin là một cơng nghệ có nhiều tầng lớp
Cơng nghệ thơng tin có nhiều tầng lớp và tầng lớp trên lại có được
xây dựng dựa trên các tầng lớp dưới. Cụ thể bao gồm các tầng lớp sau:
- Các chương trình ứng dụng riêng cho từng cơ quan, đơn vị. Đây có
thể là chương trình ứng dụng được thành lập từ một ngơn ngữ lập trình, dựa
trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL). Tầng lớp trên cùng này thường được
thiết kế tạo chỗ hoặc đặt gia cơng bên ngồi.
- Các chương trình ứng dụng và hệ phần mềm cơ bản. Đây là phần
phức tạp nhất, bao gồm các chương trình cơ bản sau:
* Các chương trình ứng dụng tổng quát, chuyên cho quản lý, xử lý
văn bản, tính tốn cơng nghiệp hay tính tốn khoa học mà người sử dụng cuối
cùng có thể viết thành những ứng dụng dễ dàng hay cũng có thể sử dụng ngay
mà khơng cần viết thêm chương trình.
* Các chương trình “phần mềm trung gian”, cho phép các chương
trình ứng dụng phân tán sử dụng tới mạng thông tin, thông qua hệ điều hành
mạng. Đây là những chương trình có vai trò ứng dụng quan trọng nhất vào
lĩnh vực quản lý hiện nay.
* Các chương trình gắn liền với một sản phẩm đặc biệt nào đó, với
những giao diện sử dụng đặc biệt trực tiếp với người tiêu dùng như máy nghe
nhạc, tivi, máy giặt, máy bay,... Các chương trình này thường do những hãng
làm sản phẩm tự viết ra hoặc đặt gia công tại các công ty chuyên phát triển
phần mềm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
- Hệ điều hành và hệ điều hành mạng là môi trường thiết yếu cho các
ứng dụng hoạt động.
- Tầng tiếp theo bao gồm tất cả các hệ máy và mạng đang hoạt động
trên thế giới. Việc sản xuất các máy này bắt đầu tư: làm ra các bảng tích hợp
trong đó gắn các linh kiện điện tử; lắp ráp với phần điện, cơ khí và các thiết bị
ngoại vi,... để trở thành một máy tính hồn hảo, hay một bộ phận của một
thiết bị công nghiệp hay một sản phẩm tiêu dùng.
- Tầng cuối cùng là việc sản xuất các linh kiện điện tử.
1.1.2.4. CNTT là lĩnh vực phát triển và đào thải rất nhanh
Những nghiên cứu trên thị trường cho thấy, các sản phẩm CNTT và
thiết bị ngoại vi thường có sự chuyển biến nhanh dưới sự tác động của các
tiến bộ khoa học công nghệ. Những chuyển biến này chạy theo kịp đà tiến của
công nghiệp điện tử có bản theo quy luật Moore, với giá cố định thì khả năng
các linh kiện sau 18 tháng lại tăng gấp đôi về công năng (dung lượng bộ nhớ,
tốc độ xử lý thông tin,...)
Như vậy, trong CNTT, phần cứng (thiết bị, các bộ xử lý,...) có tốc độ
thay đổi và đào thải nhanh nhất. Trong khi đó, việc thiết kế hệ thống có tốc độ
biến chuyển chậm hơn, cuối cùng phần mềm ứng dụng tổng quát còn chuyển
biến chậm hơn nữa. Cụ thể, hàng thập kỷ, thế giới mới nảy sinh những thiết kế
hệ thống độc đáo hay những chương trình ứng dụng tổng quát mới.
1.1.3. Cấu trúc của ngành công nghệ thông tin
Các chuyên gia thuộc Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông
thuộc bộ Thông tin và Truyền thơng đã nghiên cứu và đề xuất mơ hình
CNTT ở Việt Nam có tính đến những đặc thù riêng của nước ta. Theo mơ
hình này, ở nước ta hiện nay, cấu trúc ngành CNTT được đặc trưng bởi bốn
thành phần cơ bản:
- Ứng dụng cơng nghệ thơng tin;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin;
- Nguồn nhân lực công nghệ thông tin;
- Công nghiệp công nghệ thơng tin.
Bốn thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau và
tạo nên sức mạnh CNTT quốc gia, được thúc đẩy, phát triển bởi ba chủ thể
quan trọng là chính phủ, doanh nghiệp và người sử dụng.
Chính phủ đóng vai trị tạo mơi trường pháp lý, thể chế, chính sách,
tổ chức, quản lý, điều phối, đào tạo, hợp tác quốc tế, thúc đẩy và hỗ trợ cho
công nghệ thông tin phát triển.
Các doanh nghiệp về CNTT tham gia đầu tư, cung cấp sản phẩm,
dịch vụ, phát triển thị trường và cùng tham gia với chính phủ trong các hoạt
động đào tạo, phổ biến kiến thức, kỹ thuật, cơng nghệ, xây dựng và thực hiện
các chính sách phát triển CNTT.
Người sử dụng là các tổ chức, nhân dân, với tư cách là những đơn vị,
cá nhân sử dụng các sản phẩm và dịch vụ CNTT. Người sử dụng gián tiếp đầu
tư vào CNTT thông qua thị trường và cùng với các doanh nghiệp CNTT thiết
kế, cải tiến các sản phẩm và dịch vụ CNTT, tham gia cùng với chính phủ
trong các hoạt động xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển CNTT.
Ba chủ thể này ln gắn bó, phối hợp chặt chẽ với nhau, có quan hệ
hữu cơ trong một môi trường phát triển thống nhất bao gồm: hệ thống pháp
lý, chính sách về cơng nghệ thông tin, môi trường đầu tư cho công nghệ thông
tin và thị trường công nghệ thông tin.
Theo các chiến lược, kế hoạch, chương trình ứng dụng và phát triển
cơng nghệ thơng tin quốc gia thì đến năm 2020, với cơng nghệ thơng tin làm
nịng cốt, Việt Nam sẽ chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, cơ bản trở thành
một nước công nghiệp và là một trong những nước có trình độ tiên tiến về
phát triển xã hội thơng tin trong khu vực ASEAN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Ngày 22/9/2010, Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số 1755/QĐTTg phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ
thông tin và truyền thông”. Theo đó, mục tiêu tổng quát của đề án là phát triển
nguôn nhân lưc công nghê thông tin đat tiêu chuân quôc tê
̀
̣
̣
̣
̉
́ ́
; xây dưng công
̣
nghiêp công nghệ thông tin , đăc biêt la công nghê phân mêm , nôi dung sô va
̣
̣
̣ ̀
̣
̀
̀
̣
́ ̀
dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
, góp phần quan trọng vào tăng
trương GDP va xuât khâu; thiêt lâp ha tâng viên thông băng rông trên pham vi
̉
̀
́
̉
́ ̣
̣ ̀
̃
̣
̣
cả nước; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, quôc phong, an ninh. Mục tiêu cấu trúc của ngành công nghệ thông tin
́
̀
theo đề án bao gồm một số nội dung chủ yếu sau:
1.1.3.1. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin
Đến năm 2012: 30% số lượng sinh viên công nghệ thông tin, điện tử,
viễn thông sau khi tốt nghiệp ở các trường đại học có đủ khả năng chun
mơn và ngoại ngữ để có thể tham gia thị trường lao động quốc tế. Tỷ lệ người
dân sử dụng internet đạt trên 50%.
Đến năm 2020: 80% sinh viên công nghệ thông tin và truyền thông
tốt nghiệp ở các trường đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để
tham gia vào thị trường lao động quốc tế. Tống số nhân lực tham gia vào hoạt
động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin đạt 1 triệu người, trong
đó bao gồm nhân lực trong nước và nhân lực tham gia xuất khẩu. Tỷ lệ người
dân sử dung internet đạt trên 70%.
1.1.3.2. Công nghiệp công nghệ thơng tin
Đến năm 2015: các doanh nghiệp Việt Nam có đủ năng lực thiết kế,
sản xuất thiết bị, thay thế dần các chi tiết nhập khẩu, đẩy mạnh nghiên cứu
chế tạo vi mạch tích hợp, làm chủ thiết kế và sản xuất được một số sản phẩm
phần cứng công nghệ thông tin và truyền thông mang thương hiệu Việt Nam,
đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việt Nam nằm trong số 15 nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số. Quy mơ và
tính chun nghiệp của các doanh nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ
công nghệ thông tin Việt Nam được nâng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị
trường nội địa. Hình thành được một số sản phẩm phẩn cứng, phần mềm, nội
dung số mang thương hiệu Việt Nam phục vụ thị trường trong nước, hướng
tới xuất khẩu.
Đến năm 2020: hình thành được các tổ chức nghiên cứu và phát triển
công nghệ thông tin và truyền thông mạnh, đặc biệt là các tổ chức nghiên cứu
và phát triển công nghệ của các doanh nghiệp, đủ năng lực nghiên cứu phát
triển sản phẩm mới có cơng nghệ cao. Cơng nghiệp phần mềm và dịch vụ gia
công của Việt Nam phát triển mạnh mẽ, Việt Nam nằm trong số 10 nước dẫn
đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số. Các doanh
nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam làm
chủ thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu. Nhiều sản phẩm, giải pháp
phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin của nhà nước và doanh nghiệp do Việt
Nam nghiên cứu, phát triển hoặc bản địa hóa từ các phần mềm tự do mã
nguồn mở.
Công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm
và dịch vụ trên nền công nghệ thơng tin trở thành một ngành cơng nghiệp có
tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các ngành kinh tế - kỹ thuật và chiếm tỷ
trọng cao trong GDP.
1.1.3.3. Hạ tầng viễn thơng băng rộng
Đến năm 2015: cơ bản hồn thành mạng băng rộng đến các xã,
phường trên cả nước, kết nối internet đến tất cả các trường học; phủ sóng
thơng tin di động băng rộng đến 85% dân cư; Việt Nam nằm trong số 65 nước
trong bảng xếp hạng của Liên minh Viễn thống quốc tế (ITU).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Đến năm 2020: hoàn thiện mạng băng rộng đến hầu hết số thơn bản;
phủ sóng thơng tin di động băng rộng đến 95% dân cư; Việt Nam nằm trong
số 55 nước trong bảng xếp hạng của Liên minh Viễn thống quốc tế ITU
(thuộc nhóm 1/3 nước dẫn đầu).
1.1.3.4. Phổ cập thơng tin
Đến năm 2011: hầu hết các gia đình có máy điện thoại.
Đến năm 2015: cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến
tới người dân và doanh nghiệp ở mức độ 2 và 3 (nhận hồ sơ qua mạng và trao
đổi thông tin, gửi, nhận hồ sơ qua mạng). 80% doanh nghiệp và tổ chức xã
hội ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh
doanh. Phổ cập ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục, y tế.
Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quốc phịng, an ninh.
Bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các vấn đề
kinh tế - xã hội quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, bao gồm: ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý giao thông đô thị, ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác vệ sinh, an tồn thực phẩm, ứng dụng cơng nghệ
thơng tin trong cơng tác dự báo thời tiết,...
Đến năm 2020: Chính phủ điện tử Việt Nam thuộc loại khá trên thế
giới. Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng của
Liên hiệp quốc về mức độ sẵn sàng chính phủ điện tử. Hầu hết các dịch vụ
công cơ bản được cung cấp trên mạng cho người dân và doanh nghiệp ở mức
độ 4 (thanh tốn phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng). 100% các
ngành công nghiệp then chốt của đất nước, các tổ chức xã hội ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
1.1.3.5. Xây dựng doanh nghiệp và phát triển thị trường công nghệ thông tin
và truyền thông
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp và tập đồn cơng nghệ thơng tin và truyền thơng của Việt Nam như
tập đồn Bưu chính Viễn thơng Quốc gia Việt Nam (VNPT); tập đồn Viễn
thơng Qn đội (Viettel); tổng cơng ty Truyền thông đa phương tiện (VTC);
công ty cổ phần FPT; cơng ty cổ phần tập đồn CMC,... trên cả hai lĩnh vực
dịch vụ và sản xuất cơng nghiệp. Hình thành tập đồn truyền thơng đa phương
tiện Việt Nam (VTC).
Hỗ trợ, khuyến khích việc ra đời của các doanh nghiệp công nghệ
thông tin và truyền thông vừa và nhỏ, thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp
cơng nghệ thơng tin và truyền thông lớn, kinh doanh hiệu quả, năng lực cạnh
tranh cao, trở thành các tập đoàn kinh tế mạnh, từng bước mở rộng ra thị
trường khu vực và thế giới, hình thành thương hiệu “cơng nghệ thơng tin và
truyền thơng Việt Nam”.
Đến năm 2012: phát triển các doanh nghiệp và tập đồn cơng nghệ
thơng tin đạt trình độ, quy mơ khu vực ASEAN, có các hoạt động kinh doanh
trên thị trường quốc tế, trong số đó một số doanh nghiệp có tổng doanh thu
đạt trên 10 tỷ USD.
Đến năm 2020: nhiều doanh nghiệp và tập đồn cơng nghệ thơng tin
của Việt Nam hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả , đạt trình độ, quy mơ
thế giới, trong đó một số doanh nghiệp có tổng doanh thu đạt trên 15 tỷ USD.
1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin
1.2.1. Khái niệm về ứng dụng công nghệ thông tin
Ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng trong mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Ứng dụng công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu tiên
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt
đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Ứng dụng CNTT có thể hiểu là q trình đưa CNTT vào các lĩnh vực
kinh tế - xã hội nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh
thần của các nguồn lực trong từng lĩnh vực, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát
triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, hỗ trợ có hiệu quả cho quá
trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân
dân, tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2.2. Các đặc điểm của ứng dụng công nghệ thông tin
1.2.2.1. Công nghệ thông tin được ứng dụng trong mọi lĩnh vực
Công nghệ thông tin đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực, làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh
tế của các nước. Nhờ có CNTT, q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các
nước chậm và đang phát triển diễn ra nhanh hơn. Một mặt, CNTT làm thay
đổi đời sống kinh tế của các quốc gia; mặt khác, khi điều kiện sống, cách làm
việc thay đổi sẽ dẫn đến những thay đổi về cơ cấu xã hội, phương pháp học
tập của con người. CNTT góp phần tạo ra nhiều ngành kinh tế mới, làm thay
đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện tại, tăng khả năng cạnh tranh của các
ngành công nghiệp truyền thống thông qua một hệ thống hỗ trợ như viễn
thông, thương mại điện tử, dịch vụ truyền thông đa phương tiện,...
1.2.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin biến đổi cách thức giao tiếp
Nhờ có ứng dụng CNTT, hàng tỷ người trên thế giới có thể truy cập
internet cùng một lúc và tham gia vào các cuộc gặp gỡ điện tử theo thời gian
thực, có thể tiếp nhận thơng tin hàng ngày, tiến hành các giao dịch thương
mại hoặc trò chuyện với bạn bè, người thân trên khắp thế giới. Việc giao tiếp
cá nhân và giao tiếp công vụ ngày nay có thể được thực hiện trong mơi trường
mạng, khơng cần gặp mặt. Các phương tiện giao tiếp mới của cơng nghệ
thơng tin cịn làm cho các phương tiện giao tiếp cũ trở nên lạc hậu, kém hiệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
quả. Văn hóa giao tiếp rốt cuộc cũng bị thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, việc
phát triển mạng ở quy mơ tồn cầu sẽ đụng chạm đến các mối quan hệ quốc tế
khi dịng thơng tin vơ hình chảy xun biên giới và các công ty đa quốc gia sử
dụng mạng tồn cầu vào mục đích riêng. Vấn đề lớn nhất cho mọi thành viên
ttrong xã hội là hiểu được mình sử dụng các thành tựu tiên tiến của truyền
thơng điện tử hiện đại trong giao tiếp như thế nào. Các vấn đề về bí mật đời
tư, bảo mật gặp những thách thức lớn về kỹ thuật và xã hội.
1.2.2.3. Ứng dụng CNTT biến đổi cách thức sử dụng thông tin
Nhờ có ứng dụng cơng nghệ thơng tin mà ngày nay bất kỳ ai cũng có
thể tiếp cận, yêu cầu hoặc sao chép mọi cuốn sách, tạp chí, phim ảnh, dữ liệu
hoặc tài liệu tham khảo bằng bất kỳ ngôn ngữ nào. Nhờ có cơng cụ phần mềm,
người ta có thể lựa chọn phương thức trình bày theo ý mình: số liệu, văn bản,
hình ảnh, âm thanh,... làm tăng thêm giá trị và hiểu biết mỗi cá nhân. Tuy
nhiên, chính do điểm này của ứng dụng công nghệ thông tin mà vấn đề tơn
trọng sở hữu trí tuệ, luật bản quyền bị đe dọa và khơng có khả năng kiểm sốt.
1.2.2.4. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin biến đổi cách thức học tập
Ngày nay, bất kỳ cá nhân nào cũng có thể tham gia vào những
chương trình học tập trên mạng, khơng phụ thuộc vào vị trí địa lý, tuổi tác,
hạn chế thể chất hoặc thời gian biểu của cá nhân. Mọi người đều có thể tiếp
cận kho tài liệu giáo dục, dễ dàng tìm lại những bài học đã qua, cập nhật các
kỹ năng và lực chọn cho mình một phương pháp hiệu quả nhất trong số rất
nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau.
1.2.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin biến đổi bản chất thương mại
Khách hàng có thể tiếp xúc với các công ty một cách dễ dàng dù
đang ở đâu. Công ty sẽ nhận được phản hồi từ khách hàng ngay lập tức, do đó
có thể nhanh chóng điều chỉnh chiến lược tiếp thị hoặc danh mục hàng hóa
trên cơ sở những phản hồi đó. Người tiêu dùng có thể yêu cầu những mặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
hàng, dịch vụ với giá cả hợp lý một cách thuận lợi nhất từ nhà riêng, khách
sạn hay văn phòng. Việc mua sắm này được thực hiện an tồn vì nó cho phép
người bán lẻ và nhà cung cấp nhận được thanh toán lập tức. Tuy nhiên, vấn đề
đặt ra là độ an tồn của mạng truyền thơng, của máy tính và các phần mềm
ứng dụng.
1.2.3. Các điều kiện cần thiết để ứng dụng công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin hiện nay ở Việt Nam vẫn đang ở tình yếu, phát
triển chậm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu
của công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, yêu cầu hội nhập
quốc tế; vai trò động lực và tiềm năng to lớn của công nghệ thông tin chưa
phát huy được mạnh mẽ; việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
chưa được chuẩn bị kịp thời cả về số lượng và chất lượng, về chuyên môn
cũng như về ngoại ngữ. Viễn thông và internet cũng chưa thuận lợi, chưa đáp
ứng được các yêu cầu về tốc độ, chất lượng và giá cước cho ứng dụng và phát
triển công nghệ thông tin. Đầu tư cho CNTT chưa đủ mức cần thiết. Quản lý
nhà nước về lĩnh vực này vẫn phân tán và chưa hiệu quả. Ứng dụng CNTT ở
một số nơi cịn hình thức, chưa thiết thực và cịn lãng phí.
Để khắc phục những hạn chế trên và tạo điều kiện ứng dụng CNTT
một cách có hiệu quả, cần hồn thiện một số điều kiện cơ bản sau đây:
1.2.3.1. Điều kiện về cơ chế chính sách
Để đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin: Đảng và Nhà nước
đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện cho cơng nghệ thơng tin phát triển
trong mọi ngành nghề và mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, để q trình này diễn ra
nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cởi mở
hơn, khuyến khích hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho ứng dụng công
nghệ thông tin. Cụ thể:
Thực hiện chính sách mạnh mẽ đối với cơng nghệ thơng tin; rà sốt
tháo gỡ mọi rào cản khơng phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
dụng và phát triển công nghệ thông tin trên cơ sở từng bước hoàn thiện hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật.
Áp dụng mức ưu đãi hiện hành cao nhất, từng bước đạt mức ưu đãi
bằng hoặc cao hơn so với các nước trong khu vực cho các hoạt động của lĩnh
vực ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Có biện pháp chủ động bảo mật thơng tin, trước hết trong lĩnh vực
quản lý nhà nước, an ninh, quốc phịng, trên cơ sở đó tự do hóa các kênh của
cơng nghệ thơng tin để người dân có cơ hội tiếp cận nhanh chóng, đầy đủ
nguồn thơng tin của thế giới.
Xây dựng tiêu chuẩn ngành nghề với mức lương, đãi ngộ hợp lý đối
với đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin.
Thực hiện chính sách ưu đãi về đầu tư, đổi mới công nghệ đối với
các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới quản lý, năng lực
lãnh đạo sản xuất và cạnh tranh.
Khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ
thông tin được tạo ra trong nước.
1.2.3.2. Điều kiện về hạ tầng công nghệ
Trong vài năm trở lại đây, công nghệ viễn thông, truyền thông và
internet đã phát triển rất mạnh, trong đó điển hình là việc ra đời mạng viễn
thông thế hệ mới NGN (Next Generation Network). Đây là một bước hiện đại
hóa quan trọng về công nghệ của ngành viễn thông chuyển từ công nghệ
chuyển mạch kênh sang cơng nghệ chuyển mạch gói. Mạng viễn thông thế hệ
mới NGN kết hợp cả 3 công nghệ hiện nay là viễn thông, truyền thông và
internet, hỗ trợ mọi phương thức truyền tài thông tin như số liệu, âm thanh,
hình ảnh, và bảo đảm mọi dịch vụ như: điện thoại, truyền số liệu, internet,
phát thanh, truyền hình, giải trí qua mạng, điều khiển từ xa,... Từ đó hỗ trợ
các công nghệ băng thông rộng, công nghệ di động, cơng nghệ khơng dây,...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Muốn ứng dụng được công nghệ thông tin, về phương diện kỹ thuật
trước hết phái có cơ sở hạ tầng thơng tin và truyền thơng đảm bảo. Tùy thuộc
mục đích của việc ứng dụng công nghệ thông tin phải xây dựng hạ tầng kỹ
thuật tương ứng. Không nhất thiết phải tuần tự từ thấp đến cao như trang bị
máy tính, kết nối mạng LAN, trao đổi thông tin quan mang LAN, kết nối
mạng internet và trao đổi thông tin với thế giới bên ngồi thơng qua các dịch
vụ trên internet, mà có thể thực hiện ngay các yêu cầu hạ tầng kỹ thuật theo
yêu cầu công việc.
Ứng dụng công nghệ thông tin yêu cầu cơ sở hạ tầng, công nghệ kỹ
thuật phải đồng bộ, vì đây là cơng cụ để liên kết mọi người, mọi tổ chức gắn
bó với nhau, phụ thuộc nhau. Ứng dụng công nghệ thông tin không cho hiệu
quả mang tính cộng đồng nếu chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ, mà phải xác
định thông tin của người này có thể là thơng tin hoặc dữ liệu của người khác,
tức là liên tục có sự trao đổi, tương tác thông tin, dữ liệu. Lĩnh vực công nghệ
thông tin coi sự đồng bộ về kỹ thuật là điều kiện rất quan trọng, nó cho phép
dễ dàng trao đổi thông tin qua lại. Yếu tố đồng bộ ở đây có thể phải xác định
theo từng cấp độ như thế giới, quốc gia và địa phương. Tránh hạ tầng thông
tin và truyền thơng như một ốc đảo khơng có sự trao đổi, giao tiếp thông tin.
Hạ tầng thông tin phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn quốc tế và các chuẩn quốc
gia, phải có sự phù hợp về thiết bị, hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu,
phần mềm ứng dụng,...
1.2.3.3. Điều kiện nguồn nhân lực
Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ chính trị khóa VIII khẳng định quan
điểm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin là yếu tố then chốt có ý
nghĩa quyết định đối với thành công ứng dụng và phát triển công nghệ thông
tin. Nhận thức trên xuất phát từ quan điểm: con người là nhân tố quyết định
tất cả. Cơ sở vất chất và các phương tiện dù có hiện đại đến mức nào, nếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên