Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mô hình làm giàu rừng tại trạm thực hành thực nghiệm trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.92 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NGỌC LONG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SINH
MỘT SỐ MƠ HÌNH LÀM GIÀU RỪNG TẠI TRẠM THỰC
HÀNH THỰC NGHIỆM TRƢỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM
ĐÔNG BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NGỌC LONG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SINH
MỘT SỐ MƠ HÌNH LÀM GIÀU RỪNG TẠI TRẠM THỰC
HÀNH THỰC NGHIỆM TRƢỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM
ĐÔNG BẮC
Chuyên ngành: LÂM HỌC
Mã số: 60.62.0201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG KIM VUI

THÁI NGUYÊN - 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất cứ cơng trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Ngọc Long

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đặng Kim Vui người
thầy đã tận tình chu đáo và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau Đại học, Khoa Lâm
Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.

Cùng với sự biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn Ban Giám
hiệu, Trạm thực hành thực nghiệm, Khoa Khoa học cơ bản Trường Cao
Đẳng Nông Lâm Đông Bắc - Phường Minh Thành Thị xã Quảng Yên và
bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ và động viên em trong quá trình học tập
và nghiên cứu của mình.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Ngọc long

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỘT SỐ KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Do
Hvn
N/ha
D1.3
Hdc
Dt
ƠTC
ƠDB
CTTT
TT
STT
KTLS

TTHTN

Đường kính gốc (cm)
Chiều cao vút ngọn (m)
Số lượng cây/1ha
Đường kính thân cây ở vị trí 1,3m
(cm)
Chiều cao dưới cành (m)
Đường kính tán cây (m)
Ơ tiêu chuẩn
Ơ dạng bản
Cơng thức tổ thành
Thứ tự
Số thứ tự
Kỹ thuật lâm sinh
Trạm thực hành thực nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………

01


Chƣơng I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………………

02

1.1. Trên thế giới………………………………………………………
1.2. Những nghiên cứu trong nước……………………………………

10

Chƣơng II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………..

11

2.1. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………

11

2.1.1. Mục tiêu chung………………………………………………….

11

2.1.2. Mục tiêu cụ thể………………………………………………….

11

2.2. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………….

11


2.3. Nội dung nghiên cứu……………………………………………..

12

2.3.1. Phân tích, đánh giá kết quả các hoạt động phục hồi rừng tự
nhiên nghèo kiệt khu rừng thực hành thực nghiệm trường Cao đẳng
Nông Lâm Đông Bắc………………………………………………….

12

2.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sinh rừng làm giàu, khu thực
hành thực nghiệm của trường Cao Đẳng Nông Lâm Đông Bắc………

12

2.3.3. Những ý kiến đánh giá chung…………………………………..

12

2.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………

12

2.4.1. Quan điểm và phương pháp luận……………………………….

12

2.4.2. Phương pháp cụ thể…………………………………………….


17

Chƣơng III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU
VỰC NGHIÊN CỨU…………………………………………………

18

3.1. Điều kiện tự nhiên………………………………………………..
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội………………………………………..

18

Chƣơng IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN……

21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4.1. Các hoạt động phục hồi rừng tự nhiên nghèo kiệt……………….

21

4.1.1. Những nét chính về làm giàu rừng khu thực hành thực nghiệm
trường Cao Đẳng Nông Lâm Đông Bắc……………………………….

22


4.1.2. Đánh giá thực trạng các mơ hình làm giàu rừng năm 2012 khu

24

thực hành thực nghiệm trường Cao Đẳng Nông Lâm Đơng Bắc……...

32

4.1.2.1. Mơ hình làm giàu theo rạch…………………………………..
4.1.2.2. Mơ hình làm giàu theo đám…………………………………..

49

4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sinh rừng làm giàu, khu thực
hành thực nghiệm của trường Cao Đẳng Nông Lâm Đông Bắc………

49

4.2.1. Quy luật tương quan D - H rừng tự nhiên làm giàu khu thực

52

hành thực nghiệm trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc……………

55

4.2.2. Quy luật phân bố cây theo cỡ kính…………………………….

58


4.2.3. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao rừng làm giàu………………….

58

4.2.4. Cấu trúc tổ thành tầng tái sinh ở rừng làm giàu………………..

59

4.2.4.1. Mật độ tái sinh………………………………………………..

60

4.2.4.2. Chất lượng tái sinh……………………………………………

63

4.2.4.3. Quy luật phân bố tái sinh theo cấp chiều cao…………………

63

4.2.4.4. Đánh giá triển vọng tái sinh………………………………….

64

4.2.4.5. Công thức tổ thành và chỉ số ưu thế tầng tái sinh……………

65

4.2.4.6. Tính đa dạng lồi……………………………………………..
4.2.4.7. Phân bố cây tái sinh trên mặt đất…………………………….

4.2.5. Các chỉ tiêu thuyết minh đặc điểm lâm sinh rừng làm giàu bằng
các loài cây bản địa khu thực hành thực nghiệm trường Cao đẳng
Nông Lâm đông Bắc. …………………………………………………

67

4.3. Những ý kiến đánh giá chung…………………………………….

68

Chƣơng V. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ…………….

70

5.1. Kết luận……………………………………………………………

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5.2. Tồn tại……………………………………………………………..

72

5.3. Kiến nghị………………………………………………………….

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………


77

Phụ bảng 01 – phụ bảng 19……………………………………………

80 - 101

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI NĨI ĐẦU
Với sự hiểu biết của mình, tơi nhận thấy rằng trong nhiều năm vừa qua
ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã có những chiến lược cụ thể nhằm bảo vệ và
phát triển tài nguyên rừng. Bằng nhiều nỗ lực của toàn ngành và sự giúp đỡ
của các tổ chức Quốc tế, Nhà nước đã quan tâm đầu tư khá lớn tiền của để
trồng rừng, phục hồi rừng tự nhiên và quản lý bảo vệ tài nguyên rừng thông
qua các Chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình 327, Dự án Trồng
mới 5 triệu ha rừng và nhiều Chương trình, Dự án khác trên phạm vi cả nước.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để nâng cao độ che phủ của rừng, diện tích
trồng rừng được mở rộng, song chất lượng và năng suất của rừng vẫn chưa
được cải thiện nhiều để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong cơng
cuộc Cơng nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước cũng như phát triển nơng
thơn mới.
Về mặt lý luận và thực tế, ai cũng biết rằng rừng tự nhiên đóng vai trị
hết sức quan trọng. Tuy vậy trong một thời gian khá dài tốc độ khai thác lợi
dụng rừng quá mạnh cộng với nạn phá rừng và sử dụng rừng sai mục đích đã
làm cho rừng tự nhiên giảm sút nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng.
Vì vậy, hiện nay tồn ngành nói chung đã và đang quan tâm nhiều đến

việc nghiên cứu và chọn lựa nhóm cây bản địa ưu thế để trồng rừng và làm
giàu rừng tự nhiên.
Từ những hiểu biết và suy nghĩ như vậy, bản thân chọn đề tài:
“ Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mơ hình làm giàu rừng tại
Trạm thực hành thực nghiệm trường Cao Đẳng Nông Lâm Đơng Bắc”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Chƣơng I

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới:
Nghiên cứu phục hồi rừng tự nhiên bằng giải pháp làm giàu rừng đã
được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm từ rất sớm. Từ những năm 1932 tại
Cốt-đi voa, theo đề xuất của giáo sư Aubreville, người ta đã thí nghiệm làm
giàu rừng trên quy mơ 13.000ha bằng cách trồng cây theo rạch. Ngay thời
gian này, các nhà khoa học đã nhận thức rằng mở rạch trồng cây phải tạo ra
điều kiện tốt nhất để cây trồng trên rạch nhận được ánh sáng trực tiếp từ mặt
trời, phần còn lại được che chở trong hoàn cảnh ẩm mát của rừng. Khơng nên
phá bỏ tồn bộ rừng để xây dựng mới hồn tồn vì việc làm này tốn kém, chỉ
cần tuyển chọn vài trăm cây trồng bổ sung sẽ tạo ra một trữ lượng gỗ tập
trung theo mục đích kinh tế.
Ở Đông Dương, theo tác giả P.Maurand, vào những năm 1920 người ta
đã thực hiện giải pháp làm giàu rừng bằng việc trồng dặm hoặc gieo hạt thẳng
các loài cây giá trị kinh tế. Song kết quả không theo mong muốn vì tỷ lệ cây
sống thấp lại phải cạnh tranh với dây leo cây bụi. (tài liệu tham khảo của
Nguyễn sơn Tùng về làm giàu rừng trên tạp chí lâm nghiệp số 7 năm 1987)

H.C.Dawkins một chuyên gia lâm nghiệp nhiệt đới đã tổng kết phương
pháp và xây dựng một bảng tiêu chuẩn kỹ thuật làm giàu rừng. Bảng tiêu
chuẩn kỹ thuật này đã được FAO chấp nhận và ấn hành trên nhiều sách kỹ
thuật lâm nghiệp nhiệt đới.
Nghiên cứu về đối tượng làm giàu rừng, tác giả J.Wyatt-Smit (1995) cho
rằng làm giàu rừng là trồng bổ sung những loài cây có giá trị kinh tế vào
những nơi thiếu hụt những cây có giá trị kinh tế ở rừng sau khai thác đã phục
hồi lớp cây che phủ thứ sinh.
Appanah, S. và Weiland, G (1993) trong cuốn sách “Planting quality

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




timber trees in Peninsular Malaysia-a review” đã tổng quan những kinh
nghiêm trồng rừng gỗ lớn ở bán đảo Malaysia, tiến trình lịch sử và cuộc tranh
luận lớn về quản lý rừng tự nhiên và rừng trồng, bao gồm cả những sai lầm về
cơn sốt cây nhập nội mọc nhanh; các tác giả đã thảo luận về các nguyên tắc sử
dụng các loài cây tiềm năng cho trồng rừng; trong cuốn sách này, hơn 40 loài
cây đã được hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng lấy gỗ. Mayhew, J.E. và Newton,
AQ.C. (1998) trong cuốn sách “The silviculture of Mahogany” đã trình bày
các tiến bộ KTLS trong kinh doanh cây gỗ thương mại nỗi tiếng được gọi là
Mahogany (Swietenia macrophylla). Những khó khăn trong việc trồng rừng
gỗ lớn mọc nhanh, đặc biệt đối với cây bản địa đã được các tác giả nêu lên từ
rất sớm. Trong đó những khó khăn chủ yếu thường là: việc lựa chọn lồi cây
thích hợp cho vùng lập địa, vấn đề cung cấp và bảo quản hạt giống, vấn đề
cây con đem trồng (đa số cây trồng nhiệt đới khơng sống được bằng stump
(trong khi đó một trong những ngun nhân thành cơng của việc trồng Teak
chính là khả năng trồng stump của loài này); KTLS đặc biệt là kỹ thuật tạo

môi trường và điều khiển ánh sáng.
Năng suất sinh khối của rừng phụ thuộc vào mật độ lâm phần, tức là số
cây cá thể sinh trưởng trên một đơn vị diện tích. Mật độ tối ưu là sơ cây trên
đơn vị diện tích sản xuất được lượng sinh khối cao nhất, chính là khi mà mỗi
cây cá thể có một khơng gian sinh trưởng hợp lý nhất để khai thác tối đa các
điều kiện lập địa (ánh sáng, dinh dưỡng, nước,...). Nếu mật độ quá cao, một số
cây cá thể sẽ thiếu không gian sinh trưởng, chúng phải cạnh tranh với các cây
xung quanh và làm giảm sinh trưởng dẫn đến năng suất sinh khối của lâm
phần cũng giảm theo. Ngược lại, nếu mật độ quá thấp, các cây cá thể sinh
trưởng cao nhưng do số lượng cây trong lâm phần thấp nên năng suất sinh
khối trên đơn vị diện tích giảm. Do đó, xác định mật độ tối ưu cho rừng trồng
là nhiệm vụ quan trọng của người trồng rừng. Nhiều tác giả đã xác định mật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




độ tối ưu bằng tổng diện tích tán trên mặt bằng diện tích. Những nghiên cứu
về mật độ đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm từ rất sớm. Các thí
nghiệm xác định mật độ thích hợp trồng rừng cũng đã được tiến hành. Ví dụ
Evans, J. (1992), đã bố trí 4 cơng thức mật độ trồng rừng khác nhau (2985,
1680, 1075, 750cây/ha) cho Bạch đàn (E. deglupta) ở Papua New Guinea sau
5 năm trồng cho thấy đường kính bình qn của các cơng thức thí nghiệm
tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng trữ lượng cây gỗ đứng của rừng
vẫn nhỏ hơn các công thức mật độ cao. Khi nghiên cứu về Thông (P.
caribeae) ở Qeensland (Australia) thí nghiệm với 5 cơng thức mật độ khác
nhau (2200, 1680, 1330, 750 cây/ha), sau 9 năm trồng cũng đã thu được kết
quả tương tự.
2.2. Những nghiên cứu trong nƣớc:

Ở Việt nam, ngay từ những năm đầu của thập niên 60, vấn đề khoanh
nuôi phục hồi rừng đã được quan tâm chỉ đạo với quan điểm khoanh núi ni
rừng. Tuy nhiên cịn ít chú ý về giải pháp kỹ thuật lâm sinh trong phục hồi
rừng nên hiệu quả còn rất hạn chế.
Năm 1960, Cục Điều tra quy hoạch rừng áp dụng cách phân loại các
loại hình rừng của Loschau để đề xuất các biện pháp lâm sinh. Rừng được
chia làm 4 loại hình:
- Loại I: gồm những đất hoang trọc, những trảng cỏ và cây bụi, loại này
cần gây trồng rừng.
- Loại II: gồm những rừng non, cần khoanh nuôi hay làm giàu rừng.
- Loại III: gồm những loại rừng bị khai thác mạnh trở nên nghèo kiệt,
cần ni dưỡng, làm giàu rừng.
- Loại IV: những rừng cịn bị ít tác động hay chưa bị tác động.
Giai đoạn 1980-1985 đã tập trung các nghiên cứu về các giải pháp kỹ
thuật kinh doanh rừng tự nhiên trên cơ sở nghiên cứu về cấu trúc rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Văn Trương (1984) với các cơng trình “Một số biện pháp lâm sinh
trong thiết kế kinh doanh rừng tự nhiên hỗn giao lá rộng”, “Nghiên cứu về
trúc phục vụ công tác khai thác nuôi dưỡng” đã đề suất các mơ hình cấu trúc
chuẩn làm căn cứ cho khai thác và ni dưỡng rừng. Vũ Đình Phương (1988)
“Nghiên cứu xác định cấu trúc quần thể phù hợp cho từng đối tượng và mục
tiêu điều chế” đã nêu lên quan điểm là phải tìm trong thiên nhiên các cấu trúc
mẫu có năng suất cao đáp ứng mục tiêu kinh tế cho từng khu vực và hướng
rừng theo các mẫu chuẩn đó. Bảo Huy (1993) đã vận dụng lý thuyết mẫu
chuẩn tự nhiên để lựa chọn thiết lập các mơ hình cấu trúc N/D 1,3 chuẩn cho

các đơn vị phân loại của rừng bằng lăng Tây Nguyên và đề xuất điều chỉnh
cấu trúc N/D1,3 theo cấu trúc chuẩn.
Nuôi dưỡng rừng sau khai thác cũng đã được đặt ra khá lâu nhưng chỉ
sau năm 1975 và thập kỷ 80 mới có các nghiên cứu sâu về cấu trúc của rừng
làm nền tảng cho các biện pháp lâm sinh trong đó có kỹ thuật nuôi dưỡng và
làm giàu rừng.
Về nghiên cứu phân loại rừng ở Việt nam đã được nhiều tác giả ngoài
nước quan tâm từ rất sớm. Thái Văn Trừng (1978) [25] công bố hệ thống
phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam. Đây là cơng trình phân loại rừng
hồn chỉnh và có nhiều căn cứ xác đáng. Ông đã phân loại thảm thực vật rừng
Việt Nam và chia thành 14 kiểu thảm thực vật. Trong 14 kiểu rừng, kiểu rừng
kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới là kiểu phong phú nhất.
Về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng tự nhiên ở nước
ta, rất nhiều phương thức đã được nghiên cứu từ khoanh nuôi đơn giản chỉ
tiến hành bảo vệ tới các phương thức có tác động tích cực hơn tra dặm thêm
hạt giống, trồng bổ sung... Thời gian này cũng là thời gian thử nghiệm nhiều
phương thức cải tạo rừng mà sau này gọi là làm giầu rừng. Một số loài cây
kinh tế của rừng tự nhiên đã được nghiên cứu kỹ thuật gây trồng và đưa vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




các mơ hình làm giầu theo băng, rạch. Các thử nghiệm cũng đã được tiến
hành với qui mô khá lớn nhưng kết quả cịn nhiều hạn chế do chưa có các
nghiên cứu cơ bản về đặc tính lâm học của lồi. Quan hệ tương tác giữa các
lồi trong các nhóm sinh thái cũng chưa được biết đến do vậy một số loài
được trồng chỉ sinh trưởng trong giai đoạn đầu sau đó khơng phát triển được.
Tuy vậy cũng đã có một vài mơ hình có triển vọng với chế độ chăm sóc và

mở tán kịp thời cho cây trồng làm giầu rừng.
Trong chương trình khoa học cơng nghệ cấp nhà nước 1990-1995 về
“Khôi phục rừng và phát triển lâm nghiệp” gồm 14 đề tài trong đó một số đề
tài đã đi sâu giải quyết các vấn đề cơ bản như đánh giá tiềm năng đất lâm
nghiệp đã nêu lên các nguyên tắc phân chia và sử dụng đất (Đỗ Đinh Sâm).
Nghiên cứu xác định cơ sở khoa học thâm canh rừng cây gỗ lớn (Vũ Biệt
Linh) với việc xác định các nhóm lồi sinh thái trong rừng tự nhiên ở một số
vùng. Công tác phục hồi rừng tự nhiên với kỹ thuật ni dưỡng và làm giầu
rừng đã có cơ sở và được thí nghiệm ở một số vùng trọng điểm trong đó có
mơ hình tại Câù Hai rất có triển vọng.
Với mục tiêu phát triển rừng và nghề rừng bền vững, các nhà lâm nghiệp
Việt nam đã quan tâm nhiều đến các giải pháp lâm sinh thông qua các hoạt
động nghiên cứu, thực nghiệm. Năm 1992 Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổng kết và ban hành quy phạm kỹ thuật
lâm sinh áp dụng cho rừng gỗ và tre nứa.
Từ các kết quả nghiên cứu và tổng kết thực tế đã khẳng định những giải
pháp kỹ thuật lâm sinh đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt và dễ áp dụng, vì
vậy năm 1998 Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thôn đã ban hành quy
phạm về khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung để làm giàu
rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Để khai thác và phục hồi rừng tự nhiên có định hướng, các nghiên cứu
liên quan đến làm giàu rừng tập trung vào việc nghiên cứu cấu trúc rừng trước
và sau khai thác nhằm mục tiêu xây dựng cấu trúc rừng chuẩn như nghiên cứu
của Thái văn Trừng (1978), Trần ngũ Phương (1970)[17]về cấu trúc sinh thái.

Nguyễn văn Trương (1983) nghiên cứu về cấu trúc rừng hỗn loài… Tuy vậy
những nghiên cứu trên thường thiên về mơ hình hóa quy luật cấu trúc, ít đề
cập đến các nhân tố tác động trực tiếp đến cây trồng.
Khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt nam, Thái Văn Trừng (1978)
[25] đã nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa của điều kiện ngoại cảnh đến các giai
đoạn phát triển cây tái sinh, đặc biệt là nhân tố ánh sáng.
Nhìn chung khi nghiên cứu về tái sinh rừng tự nhiên, các tác giả đều
nhận định rằng thảm cỏ và lớp cây bụi ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng cây
tái sinh của các loài cây thân gỗ. Những lâm phần qua khai thác, thảm cỏ và
cây bụi có điều kiện phát triển mạnh là nhân tố ảnh hưởng xấu đến tái sinh
rừng.
Tác giả Nguyễn văn Trương (1985) nghiên cứu phương pháp làm giàu
rừng theo rạch đã đưa ra những cơ sở khoa học về trồng cây theo rạch như
việc xử lý chiều cao tầng rừng, phát quang các rạch trồng cây, phương pháp
chăm sóc cây trồng trong 3 năm đầu.
Nguyễn sơn Tùng (1987) đã ứng dụng những kỹ thuật làm giàu rừng của
FAO và nhấn mạnh 2 nguyên tắc cơ bản trong làm giàu là: kỹ thuật xử lý
rừng cũ trước khi trồng và việc chọn loài cây làm giàu.
Giai đoạn 1990 – 1995 Viện khoa học Lâm nghiệp Việt nam đã tiến
hành nghiên cứu thâm canh rừng tự nhiên vào đối tượng rừng tự nhiên nghèo
kiệt ở Phú thọ và Tây nguyên. Nghiên cứu đã chú ý đến vấn đề chọn loài cây
có giá trị kinh tế và khả năng sinh trưởng của chúng, vấn đề hạ thấp tầng cây
cao ở băng chừa và bề rộng băng trồng cây. Sau 5 năm nghiên cứu, các tác giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




đã rút ra nhận xét như sau: Một trong những khâu quan trọng nhất của kỹ

thuật làm giàu rừng là kỹ thuật xử lý thảm thực vật và thời điểm xử lý.
Hồ đức Soa (1997 – 2000) nghiên cứu về phục hồi nuôi dưỡng rừng tự
nhiên lá rộng vùng Bắc Tây nguyên bằng giải pháp ken chặt 40% - 70% cây
khơng có giá trị kinh tế và thí nghiệm làm giàu theo băng chặt 7m và 8m bằng
các loài Giổi nhung, Sao đen…với mật độ 300 cây/ha. Kết quả đã phục hồi
rừng nghèo cả về chất lượng và trữ lượng gỗ.
Kết quả nghiên cứu của trường Trung học Lâm nghiệp I TW từ những
năm 1995 về giải pháp làm giàu rừng theo lỗ trống trong rừng tự nhiên nghèo
kiệt ở khu rừng thực nghiệm nghiên cứu khoa học của trường bằng những lồi
lim xẹt, dẻ bốp, ràng ràng mít đã cho kết quả sinh trưởng của 3 loài cây này
đều phù hợp với điều kiện lập địa ở Quảng ninh.
Giai đoạn 2001 – 2005 Nguyễn quang Khải và các cộng sự của tác giả đã
nghiên cứu phục hồi hệ sinh thái rừng thối hóa bằng biện pháp kỹ thuật lâm
sinh làm giàu rừng theo băng 10m, theo đám và theo lỗ trống bằng nhiều loài
cây bản địa ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Dự án kết hợp mơ hình nông lâm
bước đầu đã thu được kết quả tốt. Mô hình có tỷ lệ sống cao.
Trong lĩnh vực cải thiện giống, nổi bật là cơng trình nghiên cứu của Lê
Đình Khả và các cộng sự (2003) đã chọn lọc cây trội, xây dựng vườn giống,
nghiên cứu cải thiện giống các lồi Bạch đàn, Thơng caribê, Thơng ba lá,
Thơng nhựa, Thơng đi ngựa,… Đặc biệt là đã chọn được các dịng Keo lai
sinh trưởng nhanh, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất trên phạm vi cả
nước. Gần đây Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng đã nghiên cứu lai giống
nhân tạo cho các lồi keo, bạch đàn và thơng, tạo ra được một số tổ hợp lai rất
có triển vọng. Đó chính là cơ sở tiền đề để tiến hành công việc chọn giống
tiếp theo. Tuy nhiên, các nghiên cứu về cải thiện giống cây bản địa vẫn cịn
rất ít.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Sản xuất cây con là một công đoạn quan trọng góp phần quyết định sự
thành cơng của trồng rừng và làm giàu rừng. Số lượng và chất lượng cây con
phụ thuộc rất nhiều vào nguồn giống, chất lượng hạt giống và phương pháp
tạo cây con. Do đó, các kỹ thuật thu hái, bảo quản, xử lý cũng như các kỹ
thuật vườn ươm là các vấn đề mà các nhà lâm học phải quan tâm. Đối với các
loài cây nhập nội mọc nhanh như Keo, Bạch đàn … công nghệ nhân giống
bằng hom và nuôi cấy mô đã tạo ra những tiến bộ vượt bậc. Không kể các
vườn ươm công nghệ cao qui mơ nhỏ, có cơng suất hàng triệu cây con /năm
trên các vùng Bắc, Trung, Nam.
Nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật
tác động đến sinh trưởng và năng suất cây trồng còn nhiều vấn đề cần giải
quyết và làm rõ hơn đối với các loại cây trồng trên từng điều kiện lập địa.
Trồng cây là giải pháp được sử dụng để tạo rừng mới và /hoặc trồng bổ sung
làm giàu rừng. Trước hết, nói về phương thức trồng rừng: có nhiều phương
thức khác nhau: (i) Trồng rừng thuần loài đồng tuổi: đây là phương thức trồng
độc canh một loài duy nhất trên một diện tích nhất định, phương thức này
thường áp dụng cho rừng cơng nghiệp với các lồi mọc nhanh (Thông, Bạch
đàn, Keo, Mỡ …). Ưu điểm của phương thức này là cho năng suất cao, hiệu
quả kinh tế, dễ quản lý … Nhưng nhược điểm của phương thức này là kém
bền vững về sinh thái, rất dễ bị sâu bệnh và các rủi ro khác; (ii) Trồng rừng
hỗn loài đồng tuổi: đây là phương thức trồng cùng một lúc từ hai đến nhiều
lồi trên cùng một diện tích. Phương pháp hỗn giao có thể theo hàng, theo
đám, theo băng … Ưu điểm của phương thức này là bền vững về mặt sinh
thái, tránh được dịch bệnh và các rủi ro, nhược điểm là khó thiết lập và quản
lý; (iii) Phương thức trồng rừng dưới tán: đây là phương thức tạo ra rừng
nhiều tầng, khác tuổi bằng cách trồng một loài hoặc nhiều loài vào các thời
điểm khác nhau. Ưu điểm là tạo ra rừng bền vững gần tự nhiên nhưng kỹ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




thuật phức tạp và tốn kém hơn. Các thành tựu trong nghiên cứu và ứng dụng
về phương thức trồng rừng trong những năm qua là rất khả quan. Đặc biệt là
những tiến bộ trong phương thức tạo rừng hỗn loài bằng cây bản địa. Các kỹ
thuật tạo áo, điều chỉnh ánh sáng đã được phát triển và áp dụng thành cơng
cho nhiều lồi như Trám, Giổi, Sao đen, các lồi họ Dầu …Các kỹ thuật trồng
rừng cũng có nhiều thành tựu và tiến bộ trong nghiên cứu và thực tiễn, đặc
biệt là các thành tựu trong kỹ thuật trồng rừng thâm canh với suất đầu tư cao
để nâng cao năng suất và chất lượng rừng.
Có thể đánh giá một cách tổng quan vấn đề phục hồi rừng tự nhiên
nghèo kiệt bằng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh như: Nuôi dưỡng và thâm
canh rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giàu rừng ở Việt nam
đã được toàn ngành quan tâm chỉ đạo từ rất nhiều năm nay. Trong giải pháp
làm giàu rừng đã thực hiện các nội dung cụ thể như làm giàu rừng theo đám,
theo băng, theo rạch…Loài cây làm giàu rừng cũng rất phong phú. Đối tượng
làm giàu rừng chủ yếu là rừng nghèo kiệt sau khai thác. Vùng thực hiện nhiều
nhất là các tỉnh miền trung và Tây nguyên.
Mặc dù đã đạt nhiều thành công nhất định song trong kỹ thuật làm giàu
rừng vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp và hạn chế khi áp dụng trong thực tiễn
nhất là khâu xử lý thảm thực bì trước khi trồng cây, vấn đề chọn lồi cây làm
giàu và tổng kết kinh nghiệm từ thực tế để bổ sung hồn thiện và nhân rộng
mơ hình.
Một mơ hình làm giàu rừng có hiệu quả về mặt kinh tế và kỹ thuật địi
hỏi phải có thời gian cần thiết để theo dõi, phát hiện vấn đề và bổ sung kịp
thời để tổng kết đánh giá. Vấn đề này chưa được chú ý nhiều nhất là công tác
quản lý bảo vệ mơ hình sau khi thời gian nghiên cứu kết thúc.

Những kết quả nghiên cứu trong nước và trên thế giới về phục hồi rừng
tự nhiên trong đó có nhấn mạnh giải pháp kỹ thuật làm giàu rừng nêu trên là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




cơ sở khoa học để xem xét, phân tích, và tổng kết những mơ hình làm giàu
rừng của Trường Cao đẳng Nơng Lâm Đơng Bắc trên diện tích gần 1000ha
rừng và đất rừng nhà trường quản lý từ nhiều năm nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Chƣơng II

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1.1. Mục tiêu chung.
Góp phần vào nghiên cứu cơ bản về đặc điểm lâm sinh của rừng làm
giàu, qua đó làm sáng tỏ cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của giải pháp
khoanh nuôi, phục hồi và làm giàu rừng tự nhiên sau nương rẫy và khai thác
kiệt.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể.
+ Đánh giá được những đặc điểm lâm sinh của rừng làm giàu thông qua
sự tác động của con người bằng giải pháp kỹ thuật lâm sinh làm giàu rừng

bằng các loài cây bản địa trên cơ sở khoa học về cấu trúc rừng.
+ Kết quả nghiên cứu và đánh giá từ thực tiễn là cơ sở khoa học để bổ
sung, đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cụ thể tác động vào đối tượng
rừng tự nhiên nghèo kiệt nhằm phục hồi lại những khu rừng đang bị tác động
do con người và thiên nhiên gây ra.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu.
Là rừng tự nhiên đã qua tác động của con người trong công tác khoanh
nuôi và làm giàu rừng bằng những lồi cây bản địa.
Do thời gian có hạn, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu ở 01 địa bàn là khu
rừng thực hành thực nghiệm của trường Cao Đẳng Nông Lâm Đơng Bắc tại
phường Bắc Sơn, thành phố ng Bí với diện tích gần 1000ha rừng và đất
rừng.
2.3. Nội dung nghiên cứu:
Đề tài sẽ tập trung vào những vấn đề chính sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




+ Phân tích, đánh giá kết quả về kỹ thuật làm giàu rừng bằng một số loài
cây bản địa của trường Cao Đẳng Nông Lâm Đông Bắc đã thực hiện trong
nhiều năm qua.
+ Nghiên cứu những đặc điểm lâm sinh của rừng làm giàu thông qua
việc xem xét một số quy luật cấu trúc rừng như: Quy luật tương quan giữa
đường kính với chiều cao, quy luật phân bố cây theo cấp kính, quy luật tái
sinh….
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
2.3.2. Phân tích, đánh giá kết quả các hoạt động phục hồi rừng tự
nhiên nghèo kiệt khu rừng thực hành thực nghiệm trường Cao đẳng Nông

Lâm Đông Bắc.
Nội dung cụ thể bao gồm:
+ Hiện trạng rừng khu thực hành thực nghiệm trường Cao Đẳng Nông
Lâm Đông bắc.
+ Các hoạt động phục hồi rừng tự nhiên nghèo kiệt
2.3.3. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sinh rừng làm giàu, khu thực
hành thực nghiệm của trường Cao Đẳng Nông Lâm Đông Bắc
+ Quy luật tương quan D - H rừng tự nhiên làm giàu khu thực hành
thực nghiệm trường Cao đẳng Nông Lâm Đơng Bắc.
+ Quy luật phân bố cây theo cỡ kính
+ Cấu trúc tổ thành tầng cây cao rừng làm giàu
+ Cấu trúc tổ thành tầng tái sinh ở rừng làm giàu
+ Các chỉ tiêu thuyết minh đặc điểm lâm sinh một số mơ hình làm giàu
tại trạm thực hành thực nghiệm trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc.
2.3.4. Những ý kiến tham gia và đề xuất mới.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Quan điểm và phương pháp luận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Mỗi một lồi cây trong q trình sinh trưởng và phát triển từ khi hạt
giống nảy mầm đến khi chết đi đều ở một vị trí nhất định. Do thích ứng lâu
dài với hoàn cảnh sinh thái cụ thể đã tạo nên vùng phân bố riêng của mình và
tạo nên hệ sinh thái rừng. Mỗi lồi cây khác nhau có những đặc tính sinh thái
khác nhau nên kỹ thuật gây trồng khác nhau. Đây chính là quan điểm khi xem
xét, đánh giá về các mơ hình làm giàu rừng.
Quan điểm chung về nghiên cứu và xây dựng các giải pháp kỹ thuật

lâm sinh trong đó có giải pháp kỹ thuật làm giàu rừng đã được nhiều nhà khoa
học trên thế giới và trong nước đề cập và tổng kết thành nguyên lý cơ bản.
Khoa học đã chứng minh và khẳng định rừng thứ sinh nghèo kiệt sau thời
gian dài được phục hồi bằng những giải pháp kỹ thuật lâm sinh tích cực sẽ
làm thay đổi cấu trúc rừng, và tất nhiên rừng phục hồi sẽ có những đặc điểm
lâm sinh khác biệt với rừng nghèo kiệt trước đó.
Xuất phát từ những nhận thức như vậy, hướng nghiên cứu của đề tài
dựa trên phương pháp luận sau đây:
- Lấy không gian thay thế thời gian. Trong giới hạn khoảng thời gian
cho phép và địa điểm thực hiện đề tài, cần khai thác triệt để các mơ hình mà
đơn vị đã thực hiện mà bản thân đã biết như: mơ hình làm giàu rừng theo
băng, theo các lỗ trống trong rừng tự nhiên, làm giàu rừng theo đám hoặc trên
diện tích tập trung ở đối tượng rừng lùm bụi khơng có khả năng phục hồi
thành rừng để phân tích đánh giá thực trạng của rừng.
- Phương pháp kế thừa và nhất quán trong quá trình thu thập tài liệu
ngoại nghiệp cũng như xử lý tài liệu. Sử dụng các phần mềm Excel để xử lý
thống kê toán học trong lâm nghiệp trong việc nghiên cứu tìm hiểu các quy
luật cấu trúc rừng.
- Trên quan điểm tổng hợp, phân tích đánh giá kết quả thực tế, nêu rõ
những chỉ tiêu phản ánh đặc điểm lâm sinh rừng làm giàu của trường Cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




đẳng Nơng Lâm Đơng Bắc và tham gia đóng góp ý kiến nhằm mục tiêu nhân
rộng những mơ hình có hiệu quả về kinh tế và kỹ thuật.
2.4.2. Phương pháp cụ thể.
a. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu nghiên cứu

- Kế thừa các tài liệu điều tra cơ bản và những kết quả nghiên cứu của
trường về những giải pháp kỹ thuật làm giàu rừng.
- Phương pháp chọn và lập ơ tiêu chuẩn điển hình và ơ dạng bản:
Lập ơ tiêu chuẩn điển hình tạm thời, diện tích ô là 1000m2 (20m x
50m), các ô tiêu chuẩn bố trí trên 3 điều kiện địa hình khác nhau (chân, sườn,
đỉnh). Mỗi ô tiêu chuẩn lập 5 ô dạng bản (ở 4 góc và chính giữa) diện tích ơ
dạng bản 25m2 (5m x 5m)
- Điều tra thu thập số liệu:
Đo đếm tồn diện những cây trong ơ tiêu chuẩn về đường kính 1m3,
đường kính tán và chiều cao vút ngọn. Đo đường kính 1m3 thân cây bằng
thước đo đường kính, lấy đến 0,1cm; đo chiều cao vút ngọn bằng thước đo
cao hoặc sào đo cao, lấy đến 0,1m. Đo đường kính tán cây 2 chiều vng góc
với nhau bằng cách xác định hình chiếu đứng tán cây trên mặt đất và đo trực
tiếp bằng thước dây.
Kết quả đo đếm được phân loại theo 3 cấp chất lượng:
Cây tốt: là cây có tán phát triển đều xanh tốt, thân thẳng, khơng bị
khuyết tật, khơng sâu bệnh.
Cây trung bình: tán lá phát triển bình thường, có khuyết tật nhưng khơng
đáng kể.
Cây xấu: là cây tán lệch nhiều, thân hình cây cong queo, nhiều khuyết tật
và sâu bệnh.
Điều tra tái sinh, cây bụi, thảm tươi:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




+ Đo tồn bộ chiều cao cây tái sinh có đường kính dưới 6 cm, xác định
rõ tên cây tái sinh và thống kê theo những nội dung sau:

Thống kê theo 3 cấp chất lượng: cây tốt: là cây có tán phát triển đều
xanh tốt, thân thẳng, không bị khuyết tật, khơng sâu bệnh. Cây trung bình: tán
lá phát triển bình thường, có khuyết tật nhưng khơng đáng kể. Cây xấu: là cây
tán lệch nhiều, thân hình cây cong queo, nhiều khuyết tật và sâu bệnh.
Thống kê theo nguồn gốc tái sinh (tái sinh hạt hay chồi)
Thống kê theo 4 cấp chiều cao: Cấp I: < 0,5m, Cấp II: từ 0,5m – 1m, Cấp
III: từ 1m – < 2m, Cấp IV: > 2m.
+ Điều tra cây bụi, thảm tươi: chỉ tiêu thống kê bao gồm: tên cây bụi, số
lượng và chiều cao bình quân. Tên và số lượng dây leo. Mục trắc độ che phủ
của thảm tươi (%).
+ Trên diên tí ch ô dạng bản, các cây tái sinh phân bô ngâu nhiên , chọn
̣
́
̃
ngâu nhiên 1 điêm P va đo cac khoang cach r tư điêm P đên cac cây tái sinh
̃
̉
̀
́
̉
́
̀
̉
́
́
gân nhât, gân thư 2,..., gân thư 5 để nghiên cứu mơ hình phân bơ cây tái sinh
̀
́
̀
́

̀
́
́
trên mặt đất.
b. Phƣơng pháp xử lý và tính tốn số liệu:
- Tổng hợp số liệu đo đếm tầng cây cao cho tất cả các ơ tiêu chuẩn, tính
các trị số bình qn về chiều cao theo cấp kính.
- Mơ phỏng mối quan hệ tương quan giữa chiều cao vút ngọn và cấp
kính theo mơ hình tốn: H = a + b logd
Quy luật phân bố giảm số cây theo cỡ kính bằng hàm Meyer: y= .e  x
với sự trợ giúp của phần mềm Exel và các bước tính theo trình lệnh Tools –
Data Analysis – Regression.
Đánh giá mức độ phù hợp của phương trình theo tiêu chuẩn
 
2
n

 f i  Flt 2
Flt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




fi: là trị số thực tế, Flt: là trị số lý thuyết tính từ phương trình.
2
Nếu  n2 <  05 tra bảng với df = m-r-1 (m là số cỡ của Y, r là số lượng

tham số của hàm lý thuyết) thì phương trình phù hợp, và ngược lại.

- Kiểm tra sai dị giữa 2 số trung bình bằng tiêu chuẩn U:
U=

x

1



 x2

2
1

S
S2
 2
n1 n2

x1 và x 2 : là 2 số bình quân của 2 mẫu
S 12 và S 22 : là 2 phương sai của 2 mẫu.

n1 và n2: là dung lượng quan sát của 2 mẫu
Nếu U > 1,96 thì 2 số trung bình mẫu có sự sai khác rõ rệt và ngược lại.
- Tính tốn xác định các đặc trưng mẫu theo trình lệnh Tools – Data
Analysis – Descriptive.
- Tính tổ thành lồi cây (ở tầng cây cao và tái sinh) theo công thức:
Công thức tổ thành =

m


K
i 1

i

Ki là hệ số tổ thành của lồi thứ I, được tính theo cơng thức:
Ki =

ni
x 10
 ni

Trong đó: ni: là số cá thể của lồi i nào đó;

n

i

: là tổng số cây

Một lồi nào đó có tần suất lớn hơn hoặc bằng 5% thì lồi đó được
tham gia vào công thức tổ thành Ngược lại, những lồi có tần suất nhỏ hơn
5% thì lồi đó khơng tham gia vào công thức tổ thành.
 n
- Xác định chỉ số ưu thế: C =  i
 n
i








2

- Xác định tính đa dạng lồi thơng qua chỉ số Simpon tính theo cơng
thức sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×