Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất và biến động tính chất đất của một số khu công nghiệp chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 75 trang )


1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




HOÀNG ĐỨC THIỆP



ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ
DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG TÍNH CHẤT ĐẤT
CỦA MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP CHÍNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60 85 01 03







Thái Nguyên – 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



2
MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên của mỗi quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng. Việc quản
lý sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên đất là mục tiêu của mọi quốc gia.
Vấn đề quản lý và sử dụng đất đai đã có những ảnh hưởng lớn đối với sự phát
triển kinh tế xã hội. Trong quản lý, sử dụng đất đai, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất quyết định đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
giữa các ngành nghề. Tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội hàng năm cao, giá trị sản
lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm phần lớn trong nền kinh
tế cho thấy diện tích đất sử dụng trong các ngành này tăng lên đáng kể đã xâm lấn
vào quỹ đất nông nghiệp. Việc quản lý, sử dụng đất đai, chuyển đổi mục đích sử
dụng đất ở nhiều địa phương đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng nó cũng có tác
động mạnh mẽ đến những vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Thái Nguyên mặc dù là tỉnh trung du miền núi nhưng lại có địa giới tiếp giáp
với thủ đô Hà Nội, có quốc lộ 3 Hà Nội - Bắc Kạn – Cao Bằng và đường quốc lộ đi
Tuyên Quang, Lạng Sơn. Đây là những tỉnh có nguồn khoáng sản phong phú, đa
dạng. Vì vậy từ những năm 60 của thế kỷ trước Thái Nguyên đã được chọn làm nơi
xây dựng khu gang thép Thái Nguyên, luyện kim màu, nhà máy sản xuất giấy …
phục vụ cho phát triển kinh tế miền Bắc và cũng là nền tảng cho công nghiệp của
tỉnh thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Trong những năm gần đây, kinh tế Thái Nguyên đạt tốc độ phát triển cao
chiếm 8 – 14%. Sự tăng trưởng đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành công
nghiệp. Theo quy hoạch phát triển từ nay đến 2020 tốc độ tăng trưởng GDP của
Thái Nguyên là 12 – 15% cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước 8 –
9%/năm, trong đó ngành công nghiệp tăng bình quân là 16,5 – 17%. Có thể nói Thái

Nguyên là tỉnh có nền công nghiệp phát triển nhất ở vùng Trung Du miền núi. Các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
ngành công nghiệp chính trên địa bàn tỉnh là luyện kim, cơ khí, giấy và khai thác
chế biến khoáng sản. Đây là các ngành sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và
có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường lớn
Theo Tờ trình số 17/TTg ngày 29/4/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên thì đến
năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ có 5 khu công nghiệp với tổng diện tích
1630 ha, 2 tổ hợp khu công nghiệp – đô thị với tổng diện tích 9400 ha (trong đó có
2350 ha khu công nghiệp); 24 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1760ha và 5
điểm công nghiệp với tổng diện tích là 48ha. Như vậy nếu so với thời điểm năm
2009 thì số khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp tăng nhiều lần cả
về số lượng lẫn diện tích. Hậu quả có thể dự báo là môi trường không khí, nước, đất
trên địa bàn tỉnh sẽ bị de doạ, nhất là các khu vực lân cận các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, điểm công nghiệp. Nếu quá trình tăng trưởng công nghiệp này không
gắn kết với quy hoạch và xây dựng các cơ sở hạ tầng ngay từ đầu thì khó mà thực
hiện được phát triển kinh tế bền vững.
Hơn nữa, theo điều tra sơ bộ thì phần lớn các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, điểm công nghiệp hiện có đã và đang được xây dựng trên đất nông nghiệp
và lâm nghiệp tại các huyện, thành thị. Do đó đất nông nghiệp, lâm nghiệp tại các
địa bàn có khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp sẽ có biến động cả
về số lượng và chất lượng làm ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp. Để có cơ
sở cho việc xây dựng các loại hình sử dụng đất hợp lý cần phải có sự đánh giá đúng
thực trạng sử dụng đất hiện nay cũng như chất lượng đất do tác động của sản xuất
công nghiệp. Ý tưởng trên sẽ được thực hiện thông qua đề tài “Đánh giá thực trạng
quản lý, sử dụng đất và biến động tính chất đất của một số khu công nghiệp
chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát của đề tài
Đánh giá được thực trạng quản lý, hiện trạng sử dụng đất và ảnh hưởng của
sản xuất công nghiệp đến hoá tính đất trong khu vực có khu công nghiệp cụm công
thuộc điểm nghiên cứu, từ đó thấy được vai trò của quản lý, sử dụng đất trong khu
vực đối với sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp, lấy đó làm cơ sở đề xuất
giải pháp khắc phục.
2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài
- Đánh giá được việc quản lý và sử dụng đất trong khu vực của khu công
nghiệp, cụm công nghiệp thuộc điểm nghiên.
- Đánh giá được nguyên nhân làm biến đổi hoá tính đất trong khu vực của 3
khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc điểm nghiên cứu.
- Đánh giá được ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp tại khu công nghiệp,
cụm công nghiệp thuộc điểm nghiên cứu đến sản xuất nông nghiệp trong khu vực
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
+ Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
Góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho quá trình quy hoạch, xây dựng hạ
tầng cơ sở các khu công nghiệp nhằm đảm bảo sử dụng đất hợp lý, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường trong khu vực khu công nghiệp
+ Ý nghĩa trong thực tiễn
Góp phần xây dựng các mô hình sử dụng đất quanh khu công nghiệp nhằm
đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường đất trong khu vực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Luật đất đai năm 2003 khẳng định:
Đất là tài nguyên vô giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Tuy nhiên vai trò của đất đối
với từng ngành rất khác nhau, do đó việc sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc
sau:
- Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất
- Tiết kiệm có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích
chính đáng của các đối tượng xung quanh
- Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời gian sử
dụng đất theo quy định của luật đất đai và các quy định khác của luật pháp có liên
quan.
Trong các ngành phi nông nghiệp đất đai có chức năng là cơ sở không gian và
vị trí để hoàn thành quá trình lao động, là kho tàng dự trữ. Trong ngành công nghiệp
đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không có gì thay thế được.
Đối với nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, các hoạt động sản xuất
nông nghiệp đều phải thông qua đất đai khi mà cuộc sống xã hội phát triển ở mức
cao, chức năng của đất từng bước được mở rộng, nên sử dụng đất đai càng trở nên
phức tạp. Về mặt kinh tế, sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp điều hoà mối
quan hệ giữa người và đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và
môi trường. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ phát hiện và quyết định phương
hướng chung, mục tiêu sử dụng đất hợp lý nhất phát huy đuợc công dụng tối đa của
đất đai nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái kinh tế xã hội cao nhất. Vì vậy sử dụng đất
thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Với ý nghĩa là nhân tố của sức sản
xuất các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đuợc thể hiện ở các mặt sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử

dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình
thành cơ cấu sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp hình thành quy mô kinh tế
sử dụng đất (kinh tế đất)
- Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội: khi kinh tế xã hội phát triển mạnh
cùng với sự bùng nổ của dân số sẽ làm cho mối quan hệ giữa người và đất ngày
càng căng thẳng, và những sai lầm của con người trong quá trình sử dụng đất đã dẫn
đến huỷ hoại môi trường đất.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Tính từ năm 1991 đến năm 2009 trải qua 18 năm xây dựng và phát triển, cả
nước đã thành lập được 223 khu công nghiệp với tổng diện tích tự nhiên đạt 57.264
ha, phân bố trên 56/63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó diện tích đất
sử dụng cho phát triển công nghiệp có thể thuê theo quy hoạch đạt gần 40.00 ha,
chiếm 65% diện tích đất quy hoạch các khu công nghiệp [3].
Trong số 223 khu công nghiệp hiện nay của cả nước, có 171 khu công nghiệp
đã đi vào hoạt động, 52 khu công nghiệm đang trong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ
thuật, chủ yếu là các khu công nghiệp mới thành lập trong những năm gần đây. Tính
chung cho toàn bộ các khu công nghiệp cả nước thì tỷ lệ lấp đầy chỉ đạt 46% với
17.107 ha đất công nghiệp đã cho thuê [3].
Năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về
thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu
chế xuất và khu kinh tế, trong đó quy định thống nhất hoạt động của các khu công
nghiệp trên lĩnh vực theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý cho Ban quản lý các
khu công nghiệp. Nghị định đã góp phần đổi mới sâu sắc về thể chế, môi trường đầu
tư kinh doanh cùng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ sau khi Việt Nam
gia nhập WTO, Công tác quản lý nhà nước về khu công nghiệp cũng như bản thân
hoạt động của các khu công nghiệp đã có những điều chỉnh về tổ chức, chương trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7
hoạt động để thích nghi với điều kiện mới. Nhờ đó trong năm 2008, các khu công
nghiệp một mặt tiếp tục đà tăng trưởng như những năm trước, Mặt khác có những
nét phát triển mới mang tính đột phá, với 48 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
khu công nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư, thành lập 44 khu công nghiệp
mới với tổng diện tích tự nhiên 15.657,6 ha (tăng 73% so với năm 2007) và mở
rộng 8 khu công nghiêp với tổng diện tích đất tự nhiên 2.810,8 ha (tăng 41,1% so
với năm 2007) [3].
Sự phát triển mạnh mẽ của khu công nghiệp trong năm 2008 cũng xuất phát từ
nhu cầu của các địa phương nhằm tận dụng cơ hội thu hút đầu tư tăng cao trên cả
nước. Mặt khác do việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án phát triển kết cấu hạ
tầng kỹ thuật khu công nghiệp đã được phân cấp về địa phương nên đã tạo điều kiện
cho các địa phương chủ động và đẩy nhanh quá trình thực hiện thủ tục đầu tư. Tuy
nhiên quá trình phát triển khu công nghiêp cũng đã nảy sinh một số vấn đề như gia
tăng về số lượng không tỷ lệ thuận với tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp. Trong 3 năm
gần đây, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp giảm trung bình 4%/năm. Qua khảo sát tại
một số khu công nghiệp cho thấy, các khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ra
quyết định thành lập có cơ sả hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thuận tiện nhưng tốc độ lấp
đầy chậm, không thu hút được các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi suất đầu tư cao,
cho nên các doanh nghiệp Việt Nam với tài chính có hạn rất khó thuê ở các khu
công nghiệp này. Các khu công nghiệp do UBND tỉnh cấp quyết định và hỗ trợ đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì tốc độ lấp đầy nhanh nhưng không thể thành lập nhiều
do ngân sách địa phương hạn hẹp. Các khu công nghiệp khác cho các doanh nghiệp
sản xuất thuê đất trước khi xây dựng hạ tầng kỹ thuật nên xuất đầu tư thấp, có tốc
độ triển khai xây dựng và lấp đầy nhanh nhưng lại gặp khó khăn trong quản lý môi
trường, hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ [3]





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
1.1.3. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH 11 ngày 29/11/2005;
- Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế quản lý Cụm công nghiệp;
- Quyết định số 278/2005/QĐ-TTg ngày 2 tháng 1 năm 2005 của Thủ tướng
Chính Phủ v/v phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;
Quyết định số 3466/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên về
việc phê duyệt Kế hoạch lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng
đất 5 năm (2011-2015), các cấp tỉnh Thái Nguyên
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai năm 2003
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất,
trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyế
khiếu nại về đất đai.
- Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu
công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp;
- QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho
phép của kim loại nặng trong đất;



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, HIỆN TRẠNG
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CÁC KHU VỰC CÓ KHU CÔNG
NGHIỆP CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN.
1.2.1. Khái niệm về quản lý đất đai và các nội dung quản lý đất đai
Quản lý đất đai là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác dụng
điều chỉnh các hoạt động con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng
điều phối thông tin, đối với các vấn đề đất đai có liên quan đến con người, xuất phát
từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài
nguyên. Quản lý đất đai được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp,
chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hoá, giáo dục, v.v. Các biện
pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể của
vấn đề đặt ra. Việc quản lý đất đai được thực hiện ở mọi quy mô: Toàn cầu, khu
vực, quốc gia, tỉnh, huyện, xã…
* Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất
- Thống kê, kiểm kê đất đai

- Quản lý tài chính về đất đai
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động
sản
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và
xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
- Đối với đất để xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Công tác quản
lý và sử dụng đất còn đòi hỏi phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế
hoạch sử dụng đất chi tiết và quy hoạch chi tiết trong khu công nghiệp đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (Luật đất đai năm 2003) vì đất cho xây
dựng các khu công nghiệp thực chất là đất chuyên dùng, nên loại hình sử dụng đất
này có thể có những tác động có lợi cho sản xuất xã hội nhưng cũng có thể đem lại
những tác động bất lợi như đất nông nghiệp bị chuyển mục đích sử dụng thành đất
phi nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường đất xung quanh từ sản xuất công nghiệp.
1.2.2. Khái quát về công tác quản lý đất đai của tỉnh Thái Nguyên
Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên đất từ năm 2003 đến nay của tỉnh
Thái Nguyên đã có những chuyển biến tích cực: Các văn bản pháp luật và các cơ
chế chính sách về quản lý tài nguyên đất được triển khai đồng bộ giúp cho việc
quản lý đất đai đi vào nề nếp, hiệu quả hơn. Do vậy tài nguyên đất đã trở thành
nguồn lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh
Tuy nhiên công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, tồn
tạị cần tháo gỡ như tài nguyên đất chưa được khai thác đầy đủ, đất đai để hoang
hoá, lãng phí, tình trạng tổ chức cá nhân vi phạm luật về đất đai vẫn còn xảy ra ở tất
cả các địa phương trong tỉnh: dự báo về nhu cầu sử dụng đất đai chưa sát với thực tế

phát triển kinh tế xã hội nên quy hoạch thường xuyên phải điều chỉnh như: hệ thống
hồ sơ địa chính chưa đầy đủ, không đồng bộ, thiếu thông tin, việc đo đạc bản đồ
chưa đồng bộ, chưa gắn với thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất. Nguồn kinh phí cấp cho phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai chưa đáp
ứng được yêu cầu thực tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
1.2.3. Khái quát về hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên
Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2009 – 2011 của tỉnh Thái Nguyên.
Thứ
tự
Mục đích sử dụng đất
Năm 2009
Năm 2011
Tổng
diện tích (ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng
diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
1
Tổng diện tích đất tự nhiên
352.621,50
100,00
353.171,60

100,00
2
Đất sản xuất nông nghiệp
99.440,69
28,20
109.277,74
30,94
3
Đất lâm nghiệp
171.688,31
48,69
179.813,30
50,91
4
Đất nuôi trồng thuỷ sản
4.044,25
1,15
4.186,66
1,19
5
Đất nông nghiệp khác
136,86
0,04
100,42
0,03
6
Đất phi nông nghiệp
42.324,09
12,00
43.429,42

12,30
7
Đất chưa sử dụng
34.987,30
9,92
16.364,06
4,63
Theo số liệu bảng trên cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của Thái Nguyên
năm 2011 là 353.171,60 ha, tăng không đáng kể so với năm 2009. Trong đó đất
nông nghiệp chiếm 78,08%. Đất phi nông nghiệp năm 2011 tăng 0,30% so với năm
2009. Đất chưa sử dụng giảm từ 34.987,30 ha (năm 2009) xuống 16. 364,06 ha
(năm 2011)[29].
1.2.4. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên
Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Nguyên đã cùng với các huyện, thành
phố, thị xã, các ngành chức năng đã tham mưu cho UBND tỉnh tiến hành công việc
có tính chiến lược lâu dài là quy hoạch các khu công nghiệp và cụm công nghiệp
trên toàn tỉnh. Các cụm công nghiệp này sẽ thực hiện từng công đoạn cụ thể, được
tính toán trên cơ sở khoa học, hạn chế tối đa những ảnh hưởng của sản xuất công
nghiệp đến môi trường đất và sản xuất nông nghiệp.
Các địa phương trong tỉnh cũng qua việc thực hiện quy hoạch để chuẩn bị quỹ
đất, chuẩn bị xây dựng hạ tầng cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm
khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào các khu công nghiệp đã được quy hoạch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình quy hoạch đất đai tại cấp huyện, cấp
xã sẽ tiếp tục bổ xung tăng cường quỹ đất cho phát triển công nghiệp; công khai
quy hoạch quỹ đất công nghiệp để mọi người, mọi doanh nghiệp đều biết và thực
hiện theo đúng quy hoạch.

Đồng thời từ năm 2004 tới nay, ngành Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên
đã tiến hành các đợt thanh tra sử dụng đất đai ở nhiều đơn vị, Kết quả cho thấy
trong số những doanh nghiệp có diện tích sử dụng đất trên 185 ha thì Có 6 đơn vị sử
dụng đất tốt, có hiệu quả, còn 14 đơn vị sử dụng đất sai mục đích với diện tích
là186.282 m
2
; 10 đơn vị thuê đất để quá 12 tháng không sử dụng với diên tích là
15.449 m
2
; 12 đơn vị thuê đất chưa nộp đủ tiền thuê đất với số tiền trên 326 triệu
đồng
Qua thanh tra, các đoàn thanh tra đã kiến nghị thu hồi đất của 8 đơn vị với diện
tích 18.570 m
2
; xử phạt vi phạm hành chính 7 đơn vị, nộp ngân sách nhà nước 55
triệu đồng. Một số doanh nghiệp sau khi thanh tra đã có hướng khắc phục những sai
phạm để sử dụng đất có hiệu quả hơn như đầu tư để khắc phục ô nhiễm môi trường.
Đoàn thanh tra cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp có dự án sản xuất công nghiệp
nhất thiết phải đưa vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; nghiêm cấm việc
cấp đất cho các doanh nghiệp làm nhà máy, cơ sở sản xuất bên ngoài các khu, cụm
công nghiệp đã quy hoạch; cơ quan quản lý đất đai chỉ giao đất, cho thuê đất để
phát triển công nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết
định, xét duyệt.
Để tăng cường công tác quản lý, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Thủ
tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp Thái
Nguyên với chức năng nhiệm vụ chính như sau:
- Ban Quản lý là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, theo
Nghị định của Chính phủ và pháp luật có liên quan; Ban quản lý các khu công
nghiệp có chức năng quản lý và tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụ hành chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh
doanh cho nhà đầu tư trong khu công nghiệp.
- Ban Quản lý chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình
kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh (trừ trường hợp
Thủ tướng Chính phủ có quy định khác); chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về
chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan;
có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh trong công tác quản lý khu công nghiệp
- Ban Quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn hoặc
ủy quyền của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong đó có một số nhiệm
vụ liên quan đến sử dụng đất trong khu công nghiệp như:
+ Quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử phạt vi
phạm hành chính việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới khu
công nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
+ Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt của khu công
nghiệp, các khu chức năng trong khu kinh tế nhưng không làm thay đổi chức năng
sử dụng khu đất và cơ cấu quy hoạch; thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án
hoặc cấp, gia hạn Giấy phép xây dựng công trình đối với công trình xây dựng phải
có Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình; cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với
công trình xây dựng trong khu công nghiệp cho tổ chức có liên quan
+ Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại
Giấy chứng nhận đầu tư, chủ trì, phối hợp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các
điều khoản cam kết đối với các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư, bảo vệ môi trường
sinh thái đối với các dự án tại khu công nghiệp; quyết định xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định đối với các trường hợp vi phạm về các lĩnh vực thuộc thẩm
quyền và đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với

các trường hợp vi phạm về các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
* Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên như
sơ đồ sau:












Theo đánh giá của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên thì
hiện nay hầu hết các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa hoàn chỉnh về hạ tầng
kỹ thuật. Ngay cả Khu công nghiệp Sông Công I - khu công nghiệp đầu tiên ở Thái
Nguyên với tổng diện tích 220 ha hiện nay mới giải phóng mặt bằng (GPMB) và
xây dựng kết cấu hạ tầng được 80 ha, phần còn lại đang chuyển sang đầu tư giai
đoạn II và trong năm 2012 mới lập xong hồ sơ thiết kế bản vẽ 40 ha. Đối với khu
công nghiệp Lưu Xá Gang thép Thái Nguyên được xây dựng trên nền tảng của
Công ty gang thép Thái nguyên. Một công ty công nghiệp được xây dựng từ năm
1959 đến năm 1963 với diện tích 231,1 ha trên địa bàn các phường Cam Giá, Phú
Xá, Trung thành và Hương Sơn, Gia Sàng. Qua quá trình hình thành và phát triển
Công ty đã nhiều lần tiến hành quy hoạch, tổ chức lại sản xuất, một số cơ sở sản

xuất đã tách khỏi hệ thống của khu liên hợp công nghiệp gang thép. Đến năm 2005
theo số liệu kiểm kê đất đai của của Phường Cam Giá diện tích đất khu công nghiệp
gang thép Lưu Xá là 111,01 ha và đến năm 2010 chỉ còn 84,24 ha do chuyển đổi
mục đích sử dụng. Trong đó gồm diện tích của bãi thải cũ, xí nghiệp tấm lợp và xây
Trưởng Ban
quản lý các
KCN
Phó ban
Phó ban
Phó ban
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý các khu công nghiệp TN
Văn phòng
Phòng quy
hoạch MT
P. Quản lý
ĐT và DN
P. Quản lý
lao động
TT dạy nghề
các KCN
Cty PT hạ
tầng TN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
dựng thêm một số công trình công cộng như giao thông, thuỷ lợi và các mục đích
khác.
Đối với dự án hạ tầng Khu công nghiệp Điềm Thụy, trong tổng số 180 ha đất
được phê duyệt mới đang thực hiện đền bù GPMB cho 50 ha và thiết kế kỹ thuật
cho 1,8 km đường trục chính, nguồn vốn cho phương án đền bù GPMB thực tế còn

thiếu khoảng 6 tỷ đồng so với số vốn đầu tư được giao của năm 2012. Tại Khu công
nghiệp Nam Phổ Yên (rộng 200 ha), các chủ đầu tư hạ tầng khu A, khu B, khu C
cũng chưa hoàn thành dứt điểm khâu GPMB, tiến độ xây dựng hạ tầng rất chậm so
với cam kết ban đầu. Riêng Khu công nghiệp Quyết Thắng mới đang trong giai
đoạn chờ phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 [17].
Ngoài các vướng mắc trong khâu GPMB, quá trình đầu tư xây dựng các khu
công nghiệp ở Thái Nguyên còn bộc lộ một số bất cập khác như việc xây dựng hạ
tầng kỹ thuật chưa đồng bộ. Tại khu công nghiệp Sông Công mặc dù tỉnh đã đầu tư
xây dựng 1 nhà máy xử lý nước thải nhưng cũng mới chỉ xây dựng được modul xử
lý sinh học còn modul xử lý hóa học chưa được đầu tư xây dựng. Do vậy, nước thải
từ khu công nghiệp xả ra môi trường vẫn còn hàm lượng kim loại cao, không đạt
tiêu chuẩn và chưa được cấp phép xả thải. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến
quá trình thu hút, triển khai các dự án đầu tư. Mặt khác, trong khi hạ tầng khu công
nghiệp còn yếu và thiếu song giá đất cho thuê tại các khu công nghiệp ở Thái
Nguyên lại cao hơn giá đất cho thuê của các khu công nghiệp các tỉnh lân cận như:
Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh dẫn tới việc chưa tạo ra được động lực thu hút
đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn [17]
Trước thực tế này, từ nay đến cuối năm 2012, tỉnh Thái Nguyên tập trung
mạnh vào việc GPMB và xây dựng kết cầu hạ tầng các khu công nghiệp. Bước đầu
là việc GPMB đợt 1 trục chính Khu công nghiệp Điềm Thụy, đôn đốc Công ty cổ
phần đầu tư APEC - Chủ đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp này khởi công xây
dựng hạ tầng 23 ha đầu tiên ngay trong quý IV/2012; hoàn tất các gói thầu hạ tầng
dở dang trong Khu công nghiệp Sông Công; vận động thu hút đầu tư kinh doanh cơ
sở hạ tầng cho Khu công nghiệp Sông Công II và Khu A Khu công nghiệp Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Phổ Yên; xem xét đầu tư hoàn thiện một số tuyến đường trong các khu công nghiệp
Sông Công I và Điềm Thụy [17]
Tình trạng các doanh nghiệp tự tìm đất, chọn các nơi thuận tiện đường giao

thông, tiện nguồn nước, tiện các khu giao lưu, dịch vụ để làm nhà máy đã được
nhanh chóng chấp nhận. Vì vậy trên dọc quốc lộ 3, gần các khu dân cư, rất nhiều
đất ruộng canh tác 2-3 vụ đã bị san lấp để các doanh nghiệp làm nhà máy, mở
xưởng sản xuất, chế biến, trong đó có các nhà máy sản xuất giấy, gạch, là những
loại hình sản xuất gây ô nhiễm môi trường lớn [22]
Các doanh nghiệp cũng chạy theo lợi nhuận của giá đất và thực chất với quan
niệm đất không đẻ ra nên các doanh nghiệp đều tranh thủ xin đất quá nhu cầu, có
doanh nghiệp thuê đất để trống hàng vài năm, cũng có doanh nghiệp dùng không
hết cho thuê lại thu lợi nhuận. [22]
Tuy đất sử dụng cho công nghiệp của Thái Nguyên chưa lớn nhưng đã xuất
hiện và dự báo những bất cập cần phải kịp thời kê chỉnh và có giải pháp quản lý, sử
dụng lâu dài sao cho có hiệu quả. Vì vậy, dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền
tỉnh, ngành Tài nguyên và Môi trường và các ngành chức năng đã có những bước
triển khai thực hiện việc quản lý Nhà nước về đất công nghiệp trên địa bàn, nhất là
từ khi Luật đất đai được thực hiện năm 2003 [22].
1.2.5. Quản lý và bảo vệ môi trƣờng đất tại các khu vực có sản xuất công
nghiệp
Hạn chế lớn nhất trong công tác quản lý và sử dụng đất tại các khu vực có khu
công nghiệp, cụm công nghiệp là chưa gắn kết được quản lý, sử dụng đất nói chung
với quản lý và bảo vệ môi trường đất vì phần lớn các ngành công nghiệp ở Thái
Nguyên là các ngành có tiềm năng ô nhiễm cao như: luyện kim, cốc hoá, cơ khí,
giấy, vật liệu xây dựng. Mặt khác phần lớn các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
là nằm trong khu vực sản xuất nông nghiệp cho nên nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường đất trong khu vực là rất lớn. Vì vậy việc quản lý sử dụng đất trong khu vực
của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nếu không được tăng cường và nghiêm
ngặt hơn thì sẽ dẫn đến những tác động xấu của loại hình sử dụng đất chuyên dùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
này. Hay nói cách khác muốn hạn chế những tác động xấu đối với môi trường nói

chung và môi trường đất nói riêng cần phải bắt đầu từ khâu chọn địa điểm, quy
hoạch sử dụng đất chi tiết đến quản lý sử dụng đất trong quá trình xây dựng các
công trình sản xuất trong khu công nghiệp với các thiết bị công nghệ hiện đại
1.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG TÍNH CHẤT ĐẤT TẠI CÁC CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.3.1 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất và biến động tính chất đất tại các
khu vực sản xuất công nghiệp trên thế giới
Điều mà toàn nhân loại trên trái đất này quan tâm nhiều nhất là sử dụng đất thế
nào cho hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo phát triển bền vững, nhất là đảm bảo an ninh
lương thực vì tổng quỹ đất tự nhiên của hành tinh chúng ta là 148 triệu km
2
gồm 12
loại đất, trong đó đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất đen, đất
nâu vàng chỉ chiếm 12,6%, còn đất xấu chiếm 40,5%. Theo đánh giá của FAO thì
có khoảng 15 – 20% đất có khả năng sử dụng cho nông nghiệp mà hiện nay mới sử
dụng 1500 triệu ha, tức là còn 50% có thể khai thác làm nông nghiệp. Trong đất
nông nghiệp chỉ có 14% là cho năng suất cao, 28% có năng suất trung bình, còn đất
có năng suất thấp là 58%. Như vậy trên toàn thế giới tỷ lệ đất tốt còn rất ít, đất xấu
nhiều, hơn nữa đất đai trồng trọt phân bố không đều ở các châu lục.
Châu Âu là châu lục có đất canh tác cao nhất (31%), Đông Nam Á 16%, Châu
phi 9%, còn so sánh giữa các nước trên thế giới thì JaVa có đến 70% đất canh tác,
sau đó đến Ấn Độ là 30,1%. Mỹ là 14%, Trung Quốc là 8,2%. Việt Nam cũng là
nước có tỷ lệ đất canh tác khá cao (28%), còn châu Úc chỉ có 1,2%, Brazin 1,1%
(LeVK)
Hàng năm trên thế giới còn mất khoảng 8 triệu ha đất nông nghiệp do chuyển
mục đích sử dụng. Như ở Mỹ mỗi người cần có khoảng 0,1 ha đất ở. Ở Trung Quốc
mô hình sử dụng đất đang thay đổi là chuyển đất trồng trọt sang mục đích sử dụng
khác. Từ năm 1983 – 1992 vùng nông thôn Bắc Kinh tổng diện tích đất canh tác
giảm từ 638.000 ha xuống còn 590.000 ha. Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
đánh giá mỗi năm diện tích đất canh tác bị thu hẹp tới 333.000ha. Trong những năm
1990 ở Trung Quốc mất đất do làm nhà ở, xây dựng, công nghiệp khai thác mỏ,
thuỷ điện, giao thông vận tải… lên đến 3 – 6 triệu ha. Các quan chức Trung Quốc
đang tiến hành một số biện pháp nhằm ngăn chặn việc sử dụng đất canh tác sang
làm nhà ở và công nghiệp như đánh thuế nặng. Tỉnh Tứ Xuyên quy định không
được sử dụng 1,6 triệu ha đất mầu mỡ vào mục đích phi nông nghiệp.
Trên thực tế Trung Quốc đang tiến hành phân vùng toàn bộ đất đai với mục
tiêu là ngăn chặn mất đất nông nghiệp. Về mặt lý thuyết quyền sử dụng đất sẽ
không được trao cho bất kỳ chuyển nhượng nào trái với kế hoạch phân vùng, nhưng
trong thực tế vẫn xảy ra do áp lực phát triển mạnh, nên quy hoạch này thường
không được quan tâm. Theo ngân hàng thế giới đến năm 2030 nhu cầu về lương
thực sẽ tăng gần gấp đôi so với năm 1992. Nếu đất canh tác muốn đáp ứng được
nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp thì trong tương lai thế giới phải quản lý tốt diện
tích đất đai hiện có cả về số lượng và chất lượng.
Tình trạng đất bị ô nhiễm từ các chất thải công nghiệp đã được nhiều nhà khoa
học trên thế giới nghiên cứu
Theo tài liệu của Mỹ hàm lượng bình quân của As trong đất bị nhiễm As là
165 PPm cao nhất thế giới là 163 PPm. Hiện nay một số chất gây ô nhiễm ở Mỹ là
Sn
90
và Cs
137
với khoảng 150 đến 240milicuri trên 1km
2
và k
40
tự nhiên khoảng

20.000 milicuri [25].
Theo kết quả nghiên cứu của Nhật Bản cho biết Nhật bản bị nhiễm Cd rất
nặng. Các vùng lân cận nhà máy luyện kẽm ở tầng đất mặt có thể chứa 1700 PPm
hàm lượng Cd. Đối với CN đã có tài liệu cho biết đất bị nhiễm CN nặng với hàm
lượng CN có thể lên đến 4600 PPm.
Một số loại đất ở Trung Quốc hiện nay có hàm lượng Cr từ 17 đến 270 PPm,
bình quân là 80 PPm. Theo kết quả thí nghiệm dùng nước nhiễm Cr để tưới của Đại
học Triết Giang cho thấy 85% đến 95% Cr tồn tại trong lớp đất mặt (0,5cm)[3]
Quá trình phát triển công nghiệp đã làm gia tăng một lượng đáng kể các kim
loại nặng trong đất. Theo Martin và Coughtry (1982), bề mặt đất có chứa nhiều Cd,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
Ni, Pb, Zn và Cu không chỉ ở những nơi gần các lò luyện kim mà còn cả ở những
nơi cách xa nguồn ô nhiễm 8 km. Lượng Cd xâm nhập vào trong đất thông qua lắng
đọng từ khí quyển do hoạt động khai mỏ chiếm tới 22,1% [43]
Một số nước như Đan Mạch, Nhật Bản, Anh, Ailen đất bị ô nhiễm Pb nghiêm
trọng với hàm lượng Pb cao hơn 100 mg/kg [42]
1.3.2. Hiện trạng về công tác quản lý, sử dụng đất tại các khu công nghiệp
ở Việt Nam
Tính đến tháng 12/2010 cả nước có 21 khu công nghiệp được thành lập mới và
mở rộng với tổng diện tích đất tự nhiên tăng thêm là 3.958 ha, tổng vốn đầu tư đăng
ký của 21 dự án phát triển kết cấu hạ tầng KCN đạt gần 7.000 tỷ đồng [3].
Hiện tại, cả nước đã có 255 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích
đất tự nhiên 69.253 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt trên
45.000 ha, chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 171 khu công
nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 43.580 ha và 84 khu công
nghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với
tổng diện tích đất tự nhiên 25.673 ha. [3]
Theo Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ,

đến năm 2015, dự kiến thành lập mới 115 khu công nghiệp và mở rộng 27 khu công
nghiệp với tổng diện tích gần 32.000 ha. Sau một thời gian thực hiện Quyết định
nêu trên, một số khu công nghiệp đã được thành lập và một số khu công nghiệp đã
được bổ sung vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020. Tính
chung từ nay đến năm 2020, số khu công nghiệp quy hoạch thành lập đến năm 2020
là 209 khu công nghiệp với tổng diện tích 64.310 ha. Nhưng trong quá trình phát
triển các khu công nghiệp đã có một số tồn tại không nhỏ như sự gia tăng về số
lượng không tỷ lệ thuận với tỷ lệ lấp đầy. Trong 3 năm gần đây tỷ lệ lấp đầy của các
khu công nghiệp giảm 4%/năm. Năm 2008 chỉ đạt 46%. Các khu công nghiệp chủ
yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm chiếm 74,9% tổng số khu công nghiệp
và chiếm 81,8% tổng diện tích đất tự nhiên các khu công nghiệp cả nước. Theo báo
cáo của các địa phương đến cuối năm 2008 cả nước đã có 1685 cụm công nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
với diện tích trên 76.100 ha, thu hút và tạo việc làm cho hơn 500.000 lao động.
Trong đó có 700 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích là 28.343
ha. Bình quân mỗi cụm công nghiệp là 45 ha/cụm. Trong số cụm công nghiệp này
thì Đồng bằng sông Cửu long chiếm 245 cụm, Duyên Hải trung bộ chiếm 189 cụm.
Tuy nhiên trong quá trình quy hoạch sử dụng đất ở nhiều tỉnh còn bộc lộ nhiều hạn
chế và bất hợp lý trong phân bố quỹ đất cho các lĩnh vực. Tình trạng phổ biến hiện
nay là chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp suy
giảm mạnh do đô thị hoá, quỹ đất nông nghiệp được chuyển thành đất công nghiệp,
xây dựng và giao thông. Tỷ lệ đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng. Năm 2006 đất
cho công nghiệp chiếm 0,133% so với năm 2008, tăng lên 0,138%. Theo báo cáo
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 vùng đồng bằng sông Hồng đất nông nghiệp sẽ mất khoảng 0,43%. Tuy
nhiên theo dự báo từ nay đến năm 2030 nhu cầu chuyển đất lúa sang các mục đích
sử dụng khác còn tiếp tục tăng khoảng 500.000 ha. Đây là một sức ép rất lớn đối
với tài nguyên và môi trường đất. Trong thực tế việc thu hồi đất nông nghiệp cho

phát triển công nghiệp, đô thị và hạ tầng cơ sở ngày một gia tăng. Theo số liệu của
hội khoa học đất Việt Nam (2009) từ năm 2000 đến năm 2007 tổng diện tích đất
nông nghiệp bị thu hồi trong cả nước là gần 500.000 ha chiếm khoảng 5% diện tích
đất nông nghiệp đang sử dụng, mỗi năm nông dân phải nhường 74.000 ha đất nông
nghiệp cho phát triển các khu công nghiệp, đô thị và kết cấu hạ tầng. Các vùng kinh
tế trọng điểm có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm khoảng 50% tổng diện
tích đất bị thu hồi trên toàn quốc. Nhiều diện tích đất bị thu hồi là những khu vực có
đất đai thuộc loại màu mỡ cho 2 vụ lúa/năm. Việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5
năm (2003 – 2008) đã tác động đến đời sống của 627.000 hộ gia đình với khoảng
950.000 lao động và 2,5 triệu nhân khẩu nông nghiệp, trong số này có tới 25 – 30%
tổng số lao động mất việc làm hoặc việc làm không ổn định, 53% số hộ bị thu hồi
đất có thu nhập bị giảm so với trước. Trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao
động mất việc làm và mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi sẽ lấy đi cơ hội làm việc
của 13 lao động ở nông thôn [5].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
Mặc dù nhiều địa phương có điều kiện thành lập và xây dựng các khu công
nghiệp ở những khu vực đất đồi, đất nông nghiệp kém hiệu quả, không phải đất lúa
nhưng vẫn tiến hành quy hoạch và đề nghị cho thành lập các khu công nghiệp trên
những vùng đất thuận lợi về hạ tầng, đất nông nghiệp bằng phẳng (chủ yếu là đất
lúa)
Theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, đất trồng lúa năm 2010 giảm
29% so với năm 2000, chủ yếu là do chuyển mục đích sử dụng, trong đó nhiều nhất
là đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long như: Vùng kinh
tế trọng điểm Bắc bộ Hải Dương giảm 1642 ha/năm, Hưng Yên giảm 943 ha/năm,
thành phố Hà Nội giảm 1067 ha/năm, khu vực phía nam thành phố Hồ Chí Minh
giảm bình quân 3045 ha/năm, Tiền Giang giảm 1875 ha/năm, Bến Tre giảm 1725
ha/năm [5]. Theo thống kê sơ bộ có đến 20% diện tích đất thu hồi
Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất đai của nước ta không

những mất về diện tích (số lượng) mà còn suy giảm cả về chất lượng.
Theo thống kê sơ bộ, có đến 20% diện tích đất thu hồi xây dựng khu công
nghiệp là đất nông nghiệp (khoảng trên 10.000 ha). Tổng diện tích đất trồng lúa
được chuyển đổi để phát triển các khu công nghiệp đến năm 2015 từ 18.000 -
20.000 ha, chiếm khoảng 0,5% tổng diện tích đất trồng lúa trên cả nước. Việc thu
hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp đã làm ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống của các hộ nông nghiệp. Theo Diễn đàn doanh nghiệp (tháng 9/2009),
hơn 300.000 hộ nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, hơn 100.000 hộ tại đồng
bằng sông Cửu Long đã bị ảnh hưởng do việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng
các khu công nghiệp. Quy trình, quy định về thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp
chưa hợp lý, thường kéo dài đã tác động không tốt tới đời sống và việc làm của các
hộ bị thu hồi đất. Hơn thế nữa, đời sống của các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp còn
chịu ảnh hưởng do người dân không được chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp hợp lý,
không ít hộ dân bị bần cùng hóa do không có tư liệu sản xuất. Trước thực tế này, tại
Công văn số 2031/VPCP-CN ngày 31/3/2008 và Quyết định số 391/QĐ-TTg ngày
18/4/2008, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo không phát triển khu công nghiệp trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
đất nông nghiệp có năng suất ổn định. Bộ KH&ĐT đã có văn bản hướng dẫn các địa
phương trong xây dựng quy hoạch phát triển khu công nghiệp; tổ chức thẩm định
các đề án quy hoạch phát triển khu công nghiệp của địa phương; rà soát, xây dựng
phương án điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ việc
bảo đảm không xây dựng khu công nghiệp trên đất lúa có năng suất ổn định và bảo
đảm an ninh lượng thực, đồng thời tổ chức các đoàn kiểm tra tình hình triển khai
quy hoạch khu công nghiệp, trong đó có vấn đề sử dụng đất phát triển khu công
nghiệp ở các địa phương.
1.3.3. Môi trƣờng đất tại các khu vực sản xuất công nghiệp ở Việt Nam
Kết quả khảo sát nêu trong báo cáo hiện trang môi trường quốc gia năm 2010
cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên

trong những năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp Phước Long hàm lượng Cr cao
gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần.
Theo báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 2010:
cho thấy ô nhiễm môi trường đất do hoạt động công nghiệp tại các khu vực gần khu
công nghiệp đã có biểu hiện ô nhiễm kim loại nặng rõ rệt. Tại đất ruộng gần khu
công nghiệp sông Công, hàm lượng As vượt 6,2 lần, hàm lượng Pb vượt 1,7 lần,
hàm lượng Zn vượt 8,9 lần, hàm lượng Cd vượt 11 lần so với QCVN
03:2008/BTNMT đối với đất nông nghiệp; tại khu công nghiệp gang thép Thái
Nguyên, hàm lượng Pb vượt 2,8 lần, hàm lượng Zn vượt 46,6 lần so với QCVN
03:2008/BTNMT đối với đất công nghiệp; đất màu gần bãi thải của xí nghiệp chì
kẽm Làng Hích, hàm lượng As vượt 2,9 lần, hàm lượng Pb vượt 2,1 lần, hàm lượng
Zn vượt 3,4 lần, hàm lượng Cd vượt 4,6 lần so với QCVN 03:2008/BTNMT đối với
đất công nghiệp.
Năm 2002, các tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh, Lê Huy Bá và cộng sự đã
nghiên cứu ảnh hưởng của các khu công nghiệp tới hàm lượng kim loại nặng trong
tầng đất mặt tại các huyện Nhà Bè, Bình Chánh, khu vực gần các khu công nghiệp ở
thành phố Hồ Chí Minh cho thấy nguy cơ ô nhiễm Cd rất cao với hàm lượng lên
đến 7,6 – 25,5 mg/kg. Ở các khu công nghiệp phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23
(quận Thủ Đức, quận 2, quận 9) khả năng đất bị ô nhiễm Zn rất cao. Hàm lượng Zn
thực tế đã xác định dao động từ 161 – 390 mg/kg trong tầng đất mặt ở quận 2 và từ
356 – 679 mg/kg ở quận 9 [28].
Với những thông tin tư liệu từ kết quả nghiên cứu khảo sát trên thế giới và
trong nước cho thấy: khi chuyển mục đích sử dụng đất từ sản xuất nông nghiệp sang
sản xuất công nghiệp có thể đem lại hiệu quả và lợi ích kinh tế cao hơn, nhưng đồng
thời cũng đem lại hậu quả nghiêm trọng. Do đó công tác quản lý đất tại những địa
bàn có sản xuất công nghiệp nói chung và khu công nghiệp, cụm công nghiệp nói
riêng cần có những biện pháp quản lý thật hữu hiệu từ lựa chọn địa điểm đến quy

hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết đối với từng cơ sở sản xuất trong khu vực
cũng như diện tích đất cho xây dựng các công trình phụ trợ (cây xanh, xử lý nước
thải, chất thải răn…)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

24
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

2.1 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất và biến động
tính chất đất trong khu vực của 3 khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên (Khu công nghiệp Sông Công, Khu công nghiệp gang thép Lưu
Xá, Cụm công nghiệp Cao Ngạn).
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu về hiện trạng quản lý, sử dụng đất và sự
biến động hoá tính đất trong khu vực của 3 khu, cụm công nghiệp điển hình đã đi
vào hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
+ Về không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu trong khu vực của 3 khu công nghiệp
chính trong tỉnh Thái Nguyên là: Khu công nghiệp Sông Công, Khu công nghiệp
Lưu Xá (Gang thép), Cụm công nghiệp Cao Ngạn.
+ Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2011 - 2012
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong khu vực của 3 khu, cụm
công nghiệp điển hình đã đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Khu
công nghiệp Sông Công, Khu công nghiệp Lưu Xá (Gang thép), Cụm công nghiệp
Cao Ngạn); hoàn thiện tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 9 năm 2012.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung 1: Khái quát về tình hình cơ bản của tỉnh Thái Nguyên

- Khái quát về tình hình cơ bản của tỉnh Thái Nguyên và định hướng phát triển
công nghiệp của Thái Nguyên
- Sự hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
- Một số chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư
- Giới thiệu về 3 khu công nghiệp thuộc điểm nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

25
Nội dung 2: Hiện trạng quản lý và sử dụng đất trong khu vực của 3 khu công
nghiệp, cụm công nghiệp chính thuộc điểm nghiên cứu
Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp đến hoá tính đất
trên địa bàn có khu công nghịêp, cụm công nghiệp thuộc điểm nghiên cứu.
Nội dung 4: Tác động của sản xuất trong khu công nghiệp đến sản xuất nông
nghiệp và giải pháp khắc phục
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐƢỢC TIẾN HÀNH THEO CÁC
PHƢƠNG PHÁP SAU
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn dữ liệu sau:
- Niên giám thống kê 2005, 2010, 2011 về quỹ đất, sử dụng đất của tỉnh và các
huyện thành thị, xã, phường
- Quy hoạch sử dụng đất của các xã phường thuộc điểm nghiên cứu
- Các dữ liệu về khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc điểm nghiên cứu
- Quy hoạch sử dụng đất, hạ tầng cơ sở
- Báo cáo của các ngành về tình hình phát triển kinh tế xã hội
- Báo cáo hiện trạng và kiểm soát ô nhiễm môi trường
2.4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp
2.4.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát ngoài thực địa
- Phiếu thu thập thông tin về kinh tế - xã hội một số hộ xung quanh khu công
nghiệp và cụm công nghiệp thuộc điểm nghiên cứu
Điều tra khảo sát thực địa xác định các vấn đề kinh tế xã hội của khu vực

nghiên cứu. Khảo sát thực địa để xác thực các nguồn số liệu, tài liệu đã được thu
thập. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả tiến hành khảo sát: khảo sát thực địa
tại các xã, phường thuộc điểm nghiên cứu, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội,
hiện trạng các nguồn thải phát sinh, các nguồn xả thải…


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×