Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 106 trang )




i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH



NGUYỄN HUY DU



NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CÁC DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.01



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐÌNH TUẤN



THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ii
LỜ I CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằ ng , số liệ u và kế t quả nghiên cứ u trong luận văn
ny l hon ton trung thc v chưa đưc s dng đ bo v mt hc v no
tại Vit Nam.
Tôi xin cam đoan rằ ng mọ i sự giú p đỡ cho việ c thự c hiệ n luậ n văn nà y
đã đượ c cả m ơn và mọ i thông tin trong luậ n văn đã đượ c chỉ rõ nguồ n gố c.


Thái Nguyên, ngy tháng năm 2012
Tác giả luận văn


Nguyễn Huy Du









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iii
LỜI CẢM ƠN

Đ hon thnh luận văn ny, tôi xin chân thnh cm ơn Ban Giám
hiu, Phòng Qun l Đo tạo Sau Đại hc, cùng các thầy, cô giáo trong
trường Đại hc Kinh tế v Qun tr Kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giúp
đỡ, tạo mi điều kin cho tôi trong quá trình hc tập v thc hin đề ti.
Đặc bit xin chân thnh cm ơn TS. Trần Đình Tuấn đã trc tiếp chỉ
bo, hướng dẫn tận tình v đóng góp nhiều  kiến qu báu, giúp đỡ tôi hon
thnh luận văn tốt nghip.
Tôi xin chân thnh cm ơn Ban lãnh đạo Thnh uỷ, UBND thnh phố
Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên, phòng Kinh tế - UBND Thnh phố Thái
Nguyên, Chi cc thuế thnh phố Thái Nguyên - Cc thuế tỉnh Thái Nguyên và
lãnh đạo, cán b các doanh nghip doanh trên đa bn thnh phố Thái
Nguyên đã tạo mi điều kin giúp đỡ cho tôi khi điều tra thc đa giúp tôi
hon thnh luận văn ny.
Cuối cùng tôi xin chân thnh cm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng
nghip đng viên, giúp đỡ tôi hon thnh luận văn ny.


Thái Nguyên, ngy tháng năm 2012
Tác giả luận văn




Nguyễn Huy Du





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



iv
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Đóng góp mới của luận văn 3
5. Kết cấu luận văn 3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.2. Kinh nghiệm quản lý thuế GTGT đố i vớ i các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh ở một số nƣớc trên thế giới 27
1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 30
1.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu 30
1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể 30

1.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu chính 31
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐ I VỚ I CÁ C DOANH
NGHIỆ P NGOÀ I QUỐ C DOANH TẠ I CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 33
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 33
2.1.1. Vị trí địa lý 33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



v
2.1.2. Khí hậu và tài nguyên thiên nhiên 33
2.1.3. Tiềm năng du lịch 34
2.1.4. Nguồn nhân lực 35
2.1.5. Hệ thống kết cấu hạ tầng 35
2.1.6. Những lợi thế so sánh 35
2.2. THỰC TRẠNG BỘ MÁY QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI CHI CỤC
THUẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 39
2.2.1. Tổ chức hành chính ngành thuế Việt Nam 39
2.2.2. Cơ cấu bộ máy quản lý hành chính tại Chi cục Thuế Thành phố Thái
Nguyên 43
2.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củ a Chi cục Thuế 43
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐ I VỚ I CÁC DOANH
NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN 49
2.3.1. Tnh hnh thực hiện chính sách thuế GTGT 49
2.3.2 Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên 52
2.3.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho việc quản lý thuế GTGT tại Chi

cục Thuế thành phố Thái Nguyên 73
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP 76
NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ TP THÁI NGUYÊN 76
3.1. MỤC TIÊU VỀ TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠ I CHI CỤ C THUẾ
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TRONG THỜI GIAN TỚI 76
3.1.1. Phƣơng hƣớng phát triển KT - XH của thành phố Thái Nguyên 76
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



vi
3.1.2. Định hƣớng về tăng cƣờng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh 76
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ THUẾ
GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 78
3.2.1. Biện pháp quản lý đối tƣợng nộp thuế 78
3.2.2. Biện pháp quản lý các căn cứ tính thuế 79
3.2.3 Biện pháp quản lý kiểm tra, xử lý 82
3.2.4. Biện pháp quản lý công tác tổ chức cán bộ 83
3.2.5 Các biện pháp tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế 86
3.2.6. Biện pháp về công tác tin học, hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tổ
chức, cá nhân nộp thuế 87
3.2.7. Tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý, tham gia
phòng, chống các hành vi gian lận về thuế 87
KẾT LUẬN 89
1. Kết luận 89
2. Kiến nghị 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 94
PHỤ LỤC 1: Tnh hnh cán bộ và trang thiết bị công tác củ a Chi cụ c Thuế
thành phố Thái Nguyên năm 2010 94
PHỤ LỤC 2: Trnh độ quản lý của cán bộ Chi cục thuế TP Thái Nguyên 96










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Nội dung
CNH-HĐH
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
CNTT
Công nghệ thông tin
CTCP
Công ty cổ phần

DNTN
Doanh nghiệp tƣ nhân
ĐTNT
Đối tƣợng nộp thuế
GTGT
Giá trị gia tăng
KK-KTT-TH
Kê khai - kế toán thuế - Tin học
MST
Mã số thuế
NNT
Ngƣời nộp thuế
NQD
Ngoài quốc doanh
NSNN
Ngân sách nhà nƣớc
NVDT
Nghiệp vụ dự toán
TKTN
Tự khai - Tự nộp
TNCN
Thu nhập cá nhân
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TP
Thành phố
TSCĐ
Tài sản cố định

TTĐB
Tiêu thụ đặc biệt
UBND
Uỷ ban nhân dân
XNK
Xuất nhập khẩu





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

1. Bảng số liệu
Bảng 2.1. Tnh hnh cán bộ và trang thiết bị công tác củ a Chi cục Thuế thành
phố Thái Nguyên năm 2010 47
Bảng 2.2. Trnh độ quản lý của cán bộ Chi cục Thuế năm 2010 48
Bảng 2.3. Đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực tại Chi cục Thuế năm 2010 . 48
Bảng 2.4. Kế hoạch thu thuế GTGT các doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai
đoạn 2008-2010 54
Bảng 2.5a. Tnh hnh thực hiện thu thuế GTGT các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh giai đoạn 2008-2010 54
Bảng 2.5b. Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch thu các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh giai đoạn 2008-2010 55
Bảng 2.6. Tình hình tăng trƣởng các doanh nghiệp NQD giai đoạn 2008-2010

55
Bảng 2.7. Tnh hnh quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 57
giai đoạn 2008-2010 57
Bảng 2.8. Tnh hnh quản lý hồ sơ khai thuế GTGT các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh giai đoạn 2008-2010 60
Bảng 2.10. Kết quả thu NSNN các sắc thuế chính giai đoạn 2008-2010 64
Bảng 2.11. Nợ thuế GTGT giai đoạn 2008-2010 65
Bảng 2.12. Số liệu kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT tại bàn 67
Bảng 2.13. Số liệu thanh kiểm tra tnh hnh chấp hành pháp Luật thuế tại trụ
sở doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 68
Bảng 2.14. Tnh hnh tăng thuế GTGT sau kiểm tra hoàn thuế 70
Bảng 2.15. Tnh hnh vi phạm chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn của các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh 70
Bảng 2.16. Số tiền phạt vi phạm hành chính do vi phạm chế độ quản lý, sử
dụng hoá đơn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ix
2. Biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nguồn thu chính ở Thành phố Thái Nguyên 63
3. Sơ đồ
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức ngành thuế Việt Nam 40
Sơ đồ 2.2. Bộ máy tổ chức Cục thuế tỉnh Thái Nguyên 42
Sơ đồ 2.3. Mô hnh phân cấp quản lý tại chi cục thuế TP Thái Nguyên 46
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ kê khai thuế GTGT đang áp dụng tại Chi cục Thuế 58




























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



1
MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Thực hiện công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng
VI (năm 1986), trong những năm qua hệ thống chính sách thuế của nƣớc ta đã
đƣợc cải cách một cách căn bản. Bắt đầu từ năm 1990, cải cách thuế giai đoạn
I đƣợc thực hiện với nội dung cơ bản là ban hành một hệ thống chính sách
thuế áp dụng thống nhất về cả nƣớc và chung cho mọi thành phần kinh tế. Từ
năm 1997, cải cách thuế giai đoạn II đƣợc đánh dấu bằng việc ban hành Luật
thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các luật thuế liên
quan khác nhằm làm cho hệ thống chính sách thuế phù hợp với kinh tế thị
trƣờng đã và đang hnh thành ở nƣớc ta.
Việc cải cách hệ thống chính sách thuế ở nƣớc ta đã mang lại kết quả
bƣớc đầu khả quan. Tuy nhiên, thời gian qua nƣớc ta mới tập trung nhiều vào
cải cách hệ thống chính sách thuế, khâu tổ chức thực hiện tuy có đƣợc tiến
hành đồng thời nhƣng chƣa tƣơng xứng nên kết quả của quản lý nhà nƣớc về
thuế còn bị hạn chế. Các sắc thuế trực thu còn bao hàm nhiều chính sách kinh
tế xã hội khác nên quản lý thuế trực thu luôn phức tạp hơn nhiều so với quản
lý thuế gián thu.
Luật quản lý thuế ra đời có hiệu lực từ 1/7/2007, đã làm thay đổi căn
bản cơ chế quản lý thuế trƣớc đây, trao quyền chủ động hơn cho ngƣời nộp
thuế về việc thực hiện nghĩa vụ, đồng thời với việc đòi hỏi vai trò của Nhà
nƣớc cũng phải đƣợc đổi mới và nâng cao hơn.
Với xu thế hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, doanh nghiệp ngoài
quốc doanh hiện nay giữ một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế đất
nƣớc, đóng góp khoảng 40% GDP, tạo việc làm cho trên 6 triệu lao động,
đóng góp 16,2% tổng số thu NS và sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng cao.
V vậy, đề tài đi sâu nghiên cứu nhằm nâng cao vai trò Nhà nƣớc về
quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2
bàn thành phố Thái Nguyên, góp phần làm cho chính sách thuế đƣợc thực
hiện đúng hơn, đầy đủ hơn, đạt đƣợc kết quả cao hơn. Việc tổ chức thực hiện
đƣợc cải cách theo hƣớng rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện tối đa cho ngƣời
nộp thuế, nhƣng đồng thời cũng có biện pháp chế tài và trao quyền cho cơ
quan thuế để giám sát, kiểm tra, xử lý nghiêm minh những đối tƣợng cố tnh
vi phạm pháp luật, tạo môi trƣờng lành mạnh, công bằng, góp phần ổn định
hơn cả về số thu cho ngân sách nhà nƣớc, cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp phát triển.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Nghiên cứu giải pháp tăng
cƣờng công tác quản lý thuế GTGT các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại
Chi cục Thuế thành phố Thái Nguyên” đƣợc lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh tại Chi cục Thuế thành phố Thái Nguyên, trên cơ sở đó đề xuất
các giải pháp tăng cƣờ ng quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh tại Chi cục Thuế thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bả n về thuế, quản
lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng.
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT đố i vớ i các doanh
nghiệ p ngoà i quố c doanh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên. Chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý thuế GTGT
tại Chi cục Thuế thành phố Thái Nguyên.
Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờ ng công tác quản lý thuế
GTGT các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu các vấ n đề liên quan đế n công tác quản lý thuế GTGT đố i vớ i
các doanh nghiệp ngoà i quố c doanh tại Chi cục Thuế thành phố Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
- Phạm vi về thời gian: Các số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài
đƣợ c tậ p hợ p trong giai đoạ n tƣ̀ năm 2008 - 2010.
4. Đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu khoa học và hệ thống hoá những vấn đề lý luận
và thực tiễn, luận văn có những đóng góp sau:
- Qua chủ trƣơng, đƣờng lối, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về thuế
qua các thời kỳ từ năm 1990 đến nay, luận văn nêu bật vai trò quan trọng
của thuế và quản lý thuế đối với phát triển kinh tế xã hội; Làm rõ những vấn
đề cơ bản vai trò Nhà nƣớc về quản lý thuế, nội dung và những nhân tố ảnh
hƣởng đến nâng cao vai trò Nhà nƣớc về quản lý thuế .
- Luận văn đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao
vai trò quản lý nhà nƣớc về quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh ở Chi cục Thuế thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồ m 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về thuế , quản lý thuế GTGT và phƣơng pháp
nghiên cứu đề tài
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý thuế GTGT đố i vớ i cá c doanh nghiệ p

ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thành phố Thái Nguyên
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm tăng cƣờ ng công tác
quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế
thành phố Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Lý luận chung về thuế
a. Khái nim cơ bn về thuế
Thuế là hnh thức huy động tài chính cho Nhà nƣớc. Khi Nhà nƣớc ra đời,
thuế là công cụ để Nhà nƣớc có nguồn thu nhằm trang trải các chi tiêu của Nhà
nƣớc. Nhà nƣớc dùng quyền lực của mnh ban hành các luật thuế để bắt buộc
dân cƣ và các đối tƣợng khác trong nền kinh tế đóng góp cho Nhà nƣớc.
Thuế l khon đóng góp theo luật đnh của người np thuế cho Nh
nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nh nước [1].
Thuế là hnh thức động viên mang tính chất bắt buộc trên nguyên tắc
luật định. Đặc điểm này đƣợc thể chế hoá trong hiến pháp của mỗi quốc gia.
Nhà nƣớc dùng quyền lực và sức mạnh để ấn định các thứ thuế, bắt buộc các
tổ chức kinh tế và công dân thực hiện các nghĩa vụ thuế để nhà nƣớc có
nguồn thu ổn định, thƣờng xuyên đảm bảo trang trải các khoản chi trong hoạt
động thƣờng xuyên của Nhà nƣớc mà vẫn ổn định đƣợc Ngân sách Nhà nƣớc.
Tổ chức hoặc cá nhân nào không thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế của mnh
tức là họ đã vi phạm pháp luật của quốc gia đó. [1]
Đặc điểm này phân biệt sự khác nhau giữa các khoản thuế với các

khoản đóng góp mang tính tự nguyện cho Ngân sách Nhà nƣớc và thuế đối
với các khoản vay mƣợn của Chính phủ.
Thuế là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp. Thuế vận
động một chiều, trên cơ sở các số thuể thu đƣợc Nhà nƣớc sẽ sử dụng cho
những chi tiêu công cộng, phục vụ cho nhu cầu của Nhà nƣớc và mọi cá nhân
trong xã hội. Số thuế mà các đối tƣợng phải nộp cho Nhà nƣớc đƣợc tính toán
không dựa trên khối lƣợng lợi ích công cộng họ nhận đƣợc mà dựa trên những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



5
hoạt động cụ thể và thu nhập của họ. Đặc điểm này cũng phân bịêt giữa thuế
với phí và lệ phí [1].
b. Vai trò của thuế đối với phát trin kinh tế xã hi
Thứ nhất: Thuế l nguồn thu chủ yếu của ngân sách nh nước
Nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa vào chủ yếu nguồn thu nội
bộ từ nền kinh tế quốc dân. Một ngân sách lành mạnh trƣớc hết phải dựa vào
nguồn thu trong nƣớc, mà trong đó thuế là nguồn thu chủ yếu (từ 80 đến
90%). Nguồn thu của thuế lấy từ thu nhập quốc dân sản xuất, khả năng động
viên của thuế phụ thuộc cơ bản vào sự phát triển và hiệu quả sản xuất, trnh
độ và ý thức tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng của doanh nghiệp và ngƣời
dân. V vậy, chính sách động viên về thuế phải đƣợc đặt trong mối quan hệ
chung theo hƣớng xoá bỏ các khoản chi bao cấp, không tận thu để đảm bảo
chi, phải thu đúng thu đủ nhằm bồi dƣỡng phát triển nguồn thu lâu dài trên
nguyên tắc phân phối hợp lý thu nhập quốc dân giữa nhà nƣớc và xã hội.
Muốn vậy hệ thống thuế và chính sách thuế mới phải đƣợc áp dụng
thống nhất giữa các thành phần kinh tế, phải bao quát đƣợc hết hết các hoạt
động sản xuất kinh doanh, các nguồn thu nhập của doanh nghiệp và xã hội để
đảm bảo yêu cầu vốn, thực hiện mục tiêu tăng trƣởng cao hơn.

Thứ hai: Thuế l công c qun l v điều tiết vĩ mô của nền kinh tế
Thuế không chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu Ngân sách Nhà nƣớc
hằng năm mà còn là công cụ của Nhà nƣớc để quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc
dân. Để phát huy tốt tác dụng điều tiết vĩ mô của chính sách thuế, nhn chung
ở nƣớc ta cũng nhƣ các nƣớc khác trên thế giới, nội dung của chính sách thuế
thƣờng xuyên thay đổi cho phù hợp với diễn biến tnh hnh kinh tế xã hội và
phù hợp với tnh hnh kinh tế, tài chính. Các sắc thuế đang áp dụng chủ yếu
hiện đang đƣợc áp dụng gồm có: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập đối với
ngƣời có thu nhập cao, thuế môn bài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



6
Thuế gián thu (thuế tiêu dùng, thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế xuất nhập
khẩu ) là những loại thuế có ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh,
ảnh hƣởng đến tiêu dùng xã hội, ảnh hƣởng trực tiếp đến giá cả thu nhập và
quan hệ cung cầu trên thị trƣờng. Thông qua thuế gián thu, Nhà nƣớc có thể
chi phối đến việc lựa chọn và sản xuât "cái g", sản xuất "nhƣ thế nào", "sản
xuất cho ai" Dựa vào công cụ thuế gián thu, Nhà nƣớc có thể thúc đẩy hoặc
hạn chế việc tích luỹ, đầu tƣ và tiêu dùng. Từ chính sách thuế phân biệt theo
thuế suất cao, thấp khác nhau đối với từng ngành nghề kinh doanh, đối với
từng sản phẩm dịch vụ, tuỳ thuộc vào sự cần thiết của sản xuất và đời sống xã
hội, tự nó đã có tác dụng điều chỉnh việc phân bổ nguồn vốn trong xã hội.
Việc áp dụng các hnh thức ƣu đãi (thuế suât, thời gian miễn giảm thuế ) đối
với hàng hoá dịch vụ sẽ làm cho giá cả hàng hoá đó giảm xuống. Khi giá cả
hàng hoá, dịch vụ giảm th lƣợng cầu sẽ tăng lên. Để đáp ứng cho sự gia tăng
về cầu hàng hoá các doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô sản xuất nhằm thu lợi
nhuận nhiều hơn. Ngƣợc lại, khi áp dụng thuế suất cao, giá tăng sẽ có sự giảm

sút về cầu,thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh th doanh nghiệp sẽ tm lĩnh
vực đầu tƣ mới phù hợp để có thể tạo ra nhiều lợi nhuận.
Thông qua thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt Nhà nƣớc có thể
điều tiết hƣớng dẫn tiêu dùng, bảo vệ sản xuất trong nƣớc, đồng thời khuyến
khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thay thế nguyên liệu nhập khẩu bằng
nguyên liệu sản xuất trong nƣớc theo mức độ tỷ lệ nội địa hoá, góp phần tăng
khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nƣớc, làm cho hàng hoá trong nƣớc
có sức cạnh tranh ngay trong thị trƣờng nội địa cũng nhƣ thị trƣờng quốc tế.
Thuế trực thu (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân) là
những loại thuế mà nhà nƣớc có thể sử dụng để khuyến khích mở rộng đầu tƣ,
đổi mới công nghệ. Với chính sách ƣu đãi qua thuế suất, thời gian miễn giảm
thuế của thuế TNDN, Nhà nƣớc có thể khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc cũng
đầu tƣ nƣớc ngoài vào những ngành, những lĩnh vực nhà nƣớc khuyến khích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



7
đầu tƣ. Chẳng hạn áp dụng thuế suất thấp và miễn giảm hấp dẫn đối với các
dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ƣu đãi đầu tƣ nhƣ các cơ sở
sản xuất mới thành lập; đầu tƣ ở miền núi hải đảo, các vùng có nhiều khó
khăn [1].
Thuế thu nhập cá nhân còn phải đảm nhiệm vai trò quản lý và điều
tiết vĩ mô nền kinh tế. Vai trò này đƣợc thực hiện thông qua việc tăng
cƣờng điều tiết hay giảm bớt điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cƣ,
làm cho tổng cầu của xã hội giảm hoặc tăng từ đó có tác dụng co hẹp hay
kích thích kinh tế. Thông qua cơ chế điều tiết thuế thu nhập cá nhân mà
nhà nƣớc có thể điều chỉnh nền kinh tế. Khi nền "kinh tế quá nóng" đến
mức có thể gây lạm phát cao khó có thể làm chủ đƣợc, Nhà nƣớc có thể
tăng thêm gánh nặng thuế khoá, làm giảm sức mua của dân cƣ, kích thích

hồi phục kinh tế. Qua phân tích trên đây có thể nói, thông qua thuế thu
nhập cá nhân Nhà nƣớc đã chi phối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng cho
phù hợp với đƣờng lối phát triển kinh tế.
Với hệ thống thuế rõ ràng, ổn định, các nhà đầu tƣ có thể xác định, các
nhà đầu tƣ có thể xác định đƣợc hiệu quả đầu tƣ vốn của mnh sau khi hoàn
thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nƣớc. Họ sẽ so sánh, tính toán và lựa chọn
lĩnh vực đầu tƣ vào những ngành, những vùng có lợi nhất. Một chính sách
thuế phù hợp sẽ thu hút đƣợc các nguồn vốn trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào
lĩnh vực cần ƣu tiên, khuyến khích đầu tƣ vào những vùng có điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba: Thuế góp phần tạo môi trường kinh doanh công bằng, bình
đẳng khuyến khích đầu tư phát trin kinh tế
Việc áp dụng chính sách thuế thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế
trong phạm vi cả nƣớc đã góp phần tạo nên sân chơi bnh đẳng, thúc đẩy cạnh
tranh và khuyến khích phát triển mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả
nƣớc góp phần tạo ra sân chơi bnh đẳng thúc đẩy cạnh trạnh và khuyến khích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



8
phát triển mọi thành phần kinh tế. Trong quá trnh triển khai thực hiện, chính
sách thuế luôn đƣợc điều hỉnh linh hoạt, kịp, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và
hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này thể hiện rõ nét qua một số sắc thuế sau:
- Luật thuế GTGT đƣợc ban hành thay thế luật thuế doanh thu đã góp
phần giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, tránh đánh
thuế trung lắp, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc ban hành thay thế luật thuế lợi
tức với một mức thuế suất thống nhất đã khuyến khích các doanh nghiệp

thuộc mọi thành phần kinh tế tăng cƣờng đầu tƣ phát triển sản xuất kinh
doanh. Chính sách thuế TNDN hiện nay của Việt Nam đã khá tƣơng đồng với
chuẩn mực quốc tế. Mức thuế suất 28% là tƣơng đối thấp so với các nƣớc
trong khu vực. Việc bãi bỏ chính sách thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài đã
đáp ứng kịp thời yêu cầu khuyến khích thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao cũng đựợc điều chỉnh 7
lần thông qua việc giảm mức thuế suất luỹ tiến cao nhất và tăng khoảng giãn
cách giữa các bậc thuế, góp phần thu hút nguồn nhân lực có trnh độ cao
ngoài nƣớc. Việt Nam cũng đã đàm phán và ký hiệp định tránh đánh thuế hai
lần với 46 nƣớc trên thế giới, tạo cơ sở pháp lý khuyến khích các nhà đầu tƣ
và cá nhân ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam.
Thứ tư: Thuế góp phần thúc đẩy quá trình chuyn dch cơ cấu kinh tế.
Thuế phục vụ định hƣớng quá trnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quá
trnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ cung cầu
của thị trƣờng. Có nhu cầu tất yếu đòi hỏi phải phát triển sản xuất, dịch vụ để
cung ứng đủ nhu cầu và ngƣợc lại. Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là
làm tăng tổng cung gắn với kích cầu để quá trnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
đạt kết quả tốt. Tổng cầu tăng hay giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



9
chủ yếu là thu nhập của các tầng lớp dân cƣ, giá cả từng sản phẩm, cơ cấu
hàng hoá trên thị trƣờng.
Ảnh hƣởng của chính sách thuế thông qua các mức thuế, các chế độ
miễn giảm, các chế độ quản lý thuế khác nhau có vai trò quan trọng đến việc
tạo nên tổng cầu theo hai hƣớng, khuyến khích phát triển hay hạn chế. Thuế
cũng có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới cung của thị trƣờng. Đó là việc
đánh thuế cao hay thấp và các yếu tố sản xuất, tiêu dùng, thu nhập. Bên cạnh

sự can thiệp của thuế vào cả hai lĩnh vực cung và cầu, chính sách thuế cũng
có tác động đến lạm phát trong nền kinh tế, cũng có nghĩa là can thiệp vào
môi trƣờng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Phục vụ yêu cầu tài trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vai trò tích cực của
thuế đối với quá trnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn có thể xem xét ở góc độ
tài trợ. Đối với các nƣớc đang phát triển, vấn đề tài trợ của thuế đƣợc coi là cú
hích ban đầu hết sức quan trọng của Nhà nƣớc để hành thành cơ cấu kinh tế
hợp lý, tiến bộ. Tài trợ từ thuế đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp: trực tiếp
hay gián tiếp. Một là, thực hiện các thuế suất đặc biệt, cho miễn giảm thuế
nhằm tạo điều kiện cho các chủ kinh tế có thêm thu nhập để giải quyết yêu
cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng có lợi cho sự phát triển kinh tế xã
hội. Hai là, qua nguồn thu tăng nhiều từ thuế, Nhà nƣớc có thêm vốn ban đầu
cho các địa phƣơng, vùng lãnh thổ có khó khăn trong việc thực hiện các
chƣơng trnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế hoặc tài trợ cho các trƣờng dạy nghề
để ngƣời lao động có trnh độ thấp đáp ứng đƣợc yêu cầu phục vụ các ngành
cần trnh độ kỹ thuật cao đƣợc hnh thành trong quá trnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế [1].
Thuế góp phần phân bổ lại nguồn lực nhằm thực hiện tốt chƣơng trnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Việc thiết kế và xây dựng hệ thống chính sách thuế có phân biệt theo
nghành vùng khác nhau, Nhà nƣớc có thể thúc đẩy phát triển nhiều nghành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



10
kinh tế mũi nhọn then chốt và các vùng kinh tế trọng điểm, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo bƣớc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
c. Phân loại thuế
Để quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội ngoài các công cụ khác của

Nhà nƣớc th thuế là công cụ hết sức quan trọng, có tác động đến nhiều mặt của
xã hội, nó góp phần khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển hay hạn chế, nó
hƣớng dẫn tiêu dùng, điều chỉnh thu nhập của các tầng lớp xã hội và thuế là
nguồn thu chủ yếu đảm bảo cơ sở vật chất để Nhà nƣớc tồn tại và phát triển.
Do vậy, Nhà nƣớc có thể thực hiện nhiều chính sách thuế nhằm vào
những mục tiêu khác nhau. Xuất phát từ những yêu cầu quản lý cũng nhƣ yêu
cầu đánh giá ảnh hƣởng của các sắc thuế đến quá trnh kinh tế - xã hội ngƣời
ta sắp xếp các sắc thuế vào từng loại khác nhau:
* Phân loại theo tính chất, tác dng của sắc thuế
- Thuế trực thu là loại thuế mà ngƣời trực tiếp nộp thuế đồng thời là
ngƣời chịu thuế. Thuế trực thu động viên sự đóng góp trực tiếp của ngƣời nộp
thuế nhƣ thuế: Thu nhập doanh nghiệp, thuế Thu nhập cá nhân.
- Thuế gián thu là thuế mà ngƣời trực tiếp nộp không phải là ngƣời chịu
thuế. Thuế gián thu là một yếu tố cấu thành trong giá mua hàng, giá dịch vụ
nhằm huy động sự đóng góp của ngƣời tiêu dùng nhƣ thuế doanh thu, thuế
Giá trị gia tăng (GTGT), thuế xuất nhập khẩu, thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).
Ngƣời kinh doanh nộp thuế vào ngân sách nhà nƣớc thực chất là nộp thuế hộ
ngƣời mua hàng phải chịu thu qua giá hàng hóa dịch vụ, thuế gián thu đƣợc
xem là một khoản chi phí đƣợc trừ khi tính lợi tức chịu thuế của cơ sở sản
xuất kinh doanh.
** Phân loại theo đối tưng chu thuế
- Thuế thu vào sản phẩm hàng hóa nhƣ: Thuế TTĐB, thuế XNK, thuế GTGT.
- Thuế thu vào thu nhập nhƣ: Thuế thu nhập cá nhân, thuế TNDN, thuế
chuyển quyền sử dụng đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



11
- Thuế thu vào tài sản nhƣ: Thuế Nhà, đất, thuế Tài nguyên, thuế Sử

dụng đất nông nghiệp.
Hệ thống thuế đƣợc áp dụng với nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣ trên
nhằm vừa phát huy tác dụng riêng của từng sắc thuế, vừa hỗ trợ bổ sung cho
nhau để đảm bảo chức năng toàn diện của cả hệ thống.
d. H thống thuế Vit Nam
Nhằm bao quát đƣợc các nguồn thu và đảm bảo yêu cầu công bằng
trong chính sách động viên, hệ thống thuế không thể quá phức tạp, nhƣng
cũng không phải gồm một số sắc thuế phải đảm nhiệm một số chức năng nhất
định và tránh đƣợc sự trùng lặp trong từng sắc thuế.
Hệ thống chính sách thuế mới phải đảm bảo đƣợc mối quan hệ hợp lý
về cơ cấu giữa thuế trực thu và thuế gián thu, cùng với sự phát triển của trnh
độ sản xuất và trnh độ quản lý trong hoàn cảnh thu nhập dân cƣ nƣớc ta còn
thấp, thu nhập kinh doanh phổ biến chƣa cao, việc thực hiện chế độ kế toán,
hóa đơn chứng từ còn yếu kém. Từ tnh hnh kinh tế xã hội nƣớc ta và vận
dụng có chọn lọc kinh nghiệm trong chính sách thuế trên thế giới tại thời
điểm đó, trong cải cách thuế bƣớc I (1990- 1996): Ngày 28/12/1989, Quốc hội
khóa VIII, kỳ họp thứ 6 đã có Nghị quyết giao cho Hội đồng Nhà nƣớc
nghiên cứu xem xét, ban hành hệ thống thuế mới ở nƣớc ta bao gồm 9 sắc
thuế:
+ Bằng hnh thức luật:
- Thuế doanh thu ( 30-06-1990)
- Thuế tiêu thụ đặc biệt(30-06-1990)
- Thuế lợi tức (30-06-1990)
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (26-12-1991)
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp (10-03-1993)
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất( 01-07-1994)
+ Bằng hnh thức pháp lệnh:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12
- Thuế tài nguyên(30-03-1990)
- Thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao( 27-12-1990)
- Thuế nhà đất( 31-07-1992)
Riêng về thuế vốn, thực chất trƣớc mắt là khoản thu trên vốn ngân sách
nhà nƣớc cấp, chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp đối với khu vực quốc doanh
không phải là thuế nên Hội đồng Nhà nƣớc giao cho Chính phủ ban hành dƣới
hnh thức Nghị định [22].
Trong cải cách thuế bƣớc II (1997-1999). Ngày 10-5-1997, quốc hội
khóa IX, kỳ họp thứ 11 đã thông qua Luật thuế GTGT thay cho luật thuế
doanh thu và luật thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho thuế lợi tức, có hiệu
lực thi hành từ ngày 1-1-1999. Đây là 2 luật cơ bản, đIún hnh cho thuế gián
thu ( thuế GTGT) và thuế trực thu ( thuế thu nhập doanh nghiệp ). Phạm vi
đIều chỉnh của 2 sắc thuế này khá rộng, tác dụng đến nhiều lĩnh vực kinh tế
xã hội, có thể coi là bƣớc đột phá quan trọng nhất của cải cách thuế bƣớc II.
Sau ci cách bước II h thống thuế Vit nam có 10 loại thuế v phí
đưc ban hnh dưới dạng luật v pháp lnh, bao gồm:
Luật thuế xuất khẩu và nhập khẩu
Luật thuế GTGT
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp
Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất
Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao
Pháp lệnh thuế nhà đất
Pháp lệnh thuế tài nguyên
Pháp lệnh phí và lệ phí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13
Ngoài ra còn có thuế môn bài và sử dụng vốn ngân sách đƣợc ban hành
dƣới dạng Nghị định [22].
H thống chính sách thuế v phí chủ yếu của Vit Nam đến năm 2010
bao gồm:
Thuế GTGT.
Thuế tiêu thu đặc biệt.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các công cụ bảo hộ khác.
Thuế thu nhập doanh nghiệp .
Thuế thu nhập cá nhân.
Thuế sử dụng đất.
Thuế tài nguyên .
Thuế tài sản.
Thuế bảo vệ môi trƣờng.
Các nkhoản phí vầ lệ phí.
Các loại thuế: thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XNK là các thuế gián thu
có mối quan hệ với nhau trong việc đIều tiết thu nhập của ngƣời tiêu dùng
hàng hóa, dịch vụ. Trong điều kiện cắt giảm thuế nhập khẩu để mở cửa chủ
động hội nhập th thuế GTGT và thuế TTĐB có vai trò thay thế thuế nhập
khẩu để ổn định nguồn thu cho NSNN, bảo hộ sản xuất trong nƣớc, đảm bảo
nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nƣớc và
nhập khẩu theo thông lệ quốc tế [23].
Thuế bảo vệ môi trƣờng và thuế tài sản là loại thuế mới chƣa từng áp
dung tại Việt nam , thuế bảo vệ môi trƣờng là loại thuế thu vào các đối tƣợng
gây ô nhiễm môi trƣờng nhằm bảo vệ môi trƣờng sinh thái, chống chuyển
dịch công nghệ “ bẩn” vào Việt nam và tạo lập qũy để cải tạo môi trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14
Thuế tài sản là loại thuế điều tiết một phần thu nhập của những cá nhân
có quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản: nhà, ô tô, tàu thuyền. Dự kiến 2006-
2012 sẽ ban hành loại thuế này. [23]
1.1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về thuế GTGT
* Khái nim:
Thuế giá trị gia tăng là một sắc thuế mới trong hệ thống thuế Việt Nam.
Tính đến nay đã có hơn 120 nƣớc áp dụng loại thuế giá trị gia tăng thay cho
thuế doanh thu.
Để góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lƣu thông hàng hoá và dịch vụ,
khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân động viên một phần thu nhập
của ngƣời tiêu dùng vào ngân sách Nhà nƣớc
Thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế gián thu và đƣợc áp dụng rộng rãi
đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc đƣợc cung
ứng dịch vụ, nên tạo đƣợc nguồn thu lớn và tƣơng đối ổn định cho ngân sách
nhà nƣớc [14], [26].
Ở Việt Nam, thuế giá trị gia tăng đƣợc nghiên cứu khi tiến hành cải
cách thuế bƣớc một năm 1990. Năm 1993, thuế giá trị gia tăng đƣợc áp dụng
thử nghiệm ở mƣời một đơn vị hoạt động trong các ngành đƣờng, dệt, xi
măng. Thuế giá trị gia tăng đƣợc ban hành thành luật và đƣợc Quốc Hội thông
qua tại kỳ họp thứ XI, khoá 9 ngày 10/05/1997 và chính thức áp dụng từ ngày
01/01/1999. Sau 5 năm thực hiện, Luật thuế giá trị gia tăng đã đi vào cuộc
sống, phát huy tác dụng tích cực trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội,
nhƣ: khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh; khuyến khích xuất khẩu và
đầu tƣ; thúc đẩy hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp; tạo nguồn thu
lớn và ổn định cho ngân sách Nhà nƣớc; tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia
hội nhập quốc tế; góp phần tăng cƣờng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp nói chung và quản lý thuế nói riêng.

Thuế giá trị gia tăng đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



15
Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng th thuế giá trị gia tăng là
một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm cuả hàng hoá, dịch
vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng [25].
* Đặc đim của thuế giá tr gia tăng:
+ Ðây là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lƣu
thông sản phẩm hàng hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm
hoàn thành, và cuối cùng là giai đoạn tiêu dùng. Chính v vậy mà chúng ta còn
gọi là thuế doanh thu có khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trƣớc. Thuế gía
trị gia tăng đƣợc cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ, và do ngƣời tiêu dùng
chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ.
+ Thuế giá trị gia tăng mang tính chất là thuế gián thu, là một yếu tố cấu
thành trong giá cả hàng hoá dịch vụ nhằm động viên ngƣời tiêu dùng.
+ Thuế giá trị gia tăng đánh vào tất cả các giai đoạn sản xuất kinh doanh
nhƣng chỉ trên phần tăng thêm của hàng hoá dịch vụ ở mỗi giai đoạn luân
chuyển. Theo nhƣ cách đánh thuế này th tổng số thuế thu đƣợc ở tất cả các
giai đoạn đúng bằng số thuế tính theo giá bán hàng hoá dịch vụ cho ngƣời tiêu
dùng cuối cùng.
+ Thuế giá trị gia tăng có tính trung lập cao. Thuế giá trị gia tăng không
chịu ảnh hƣởng bởi kết quả kinh doanh của ngƣời nộp thuế, không phải là yếu
tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản đƣợc cộng thêm vào giá bán của
ngƣời cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng không chịu ảnh hƣởng
bởi quá trnh phân đoạn sản xuất. Nghĩa là mỗi loại sản phẩm hàng hoá dù qua
nhiều hay ít khâu sản xuất kinh doanh đều phải nộp thuế nhƣ nhau. Do vậy sẽ
khuyến khích chuyên môn hoá trong sản xuất lƣu thông.

+ Thuế giá trị gia tăng có tính lãnh thổ rõ rệt. Đối tƣợng chịu thuế giá trị
gia tăng chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia.
+ Thuế giá trị gia tăng có khả năng đem lại số thu ổn định cho Ngân
sách Nhà Nƣớc. Thuế giá trị gia tăng phụ thuộc vào mức tiêu dùng xã hội và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



16
xu thế xã hội càng phát triển th nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng ngày càng
cao hơn [25].
* Tác dng của thuế giá tr gia tăng:
Luật Thuế giá trị gia tăng đƣợc Quốc hội khoá IX thông qua tại kỳ họp
thứ 11, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999, thay thế Luật Thuế doanh
thu. Đây chính là một bƣớc đột phá có tính chất quyết định của công cuộc cải
cách thuế bƣớc 2 của Việt Nam. Đến nay Luật Thuế giá trị gia tăng đã đi vào
cuộc sống đƣợc 10 năm và phát huy đƣợc tác dụng đối với nên kinh tế nói
chung và các cơ sở kinh doanh nói riêng. Đồng thời thuế giá trị gia tăng có tác
dụng rất lớn trong công cuộc phát triển sản xuất theo hƣớng công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nƣớc phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế [14].
Điều này thể hiện qua các tác dụng sau:
- Thuế GTGT không thu trùng lặp cho nên góp phần khuyến khích
chuyên môn hoá để nâng cao năng suất, chất lƣợng.
- Thuế GTGT thuộc loại thuế đánh vào tiêu dùng, đƣợc áp dụng rộng
rãi, có phạm vi đối tƣợng thu rất rộng ( thu vào mọi tổ chức, cá nhân có tiêu
dùng hàng hoá, dịch vụ ) nên có thể tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc
ngày càng tăng. Ngoài ra, nó còn là loại thuế do ngƣời tiêu dùng chịu, không
gây ảnh hƣởng trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thuế GTGT góp phần khuyến khích mạnh mẽ việc sản xuất hàng hoá
xuất khẩu, do hàng hoá xuất khẩu đƣợc áp dụng thuế suất 0% và đƣợc hoàn

trả lại toàn bộ số thuế GTGT đã thu ở khâu trƣớc. Đồng thời nó còn kết hợp
với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn của hàng hoá nhập khẩu với mục đích
bảo vệ sản xuất kinh doanh nội địa.
- Thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện tốt việc hạch toán và thực hiện
mua bán hàng hoá dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, cho phép chống trốn lậu thuế
có hiệu quả, nâng cao tính tự giác của đối tƣợng kinh doanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×