Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất và tình hình sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2007 đến 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
o0o



NGUYỄN THỊ THU TRANG



ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT
VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2007 - 2011


Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thế Đặng







Thái Nguyên – 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn
này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc./.

Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thu Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô giáo và sự giúp
đỡ nhiệt tình, những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể để
hoàn thành bản Luận văn này.

Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS.TS NGUYỄN
THẾ ĐẶNG - Trưởng Phòng Quản trị và Tài chính, Trưởng Bộ môn khoa
học đất, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy , cô giáo
Khoa Tà i Nguyên và Môi trường , Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện khóa học.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường Thái
Nguyên, UBND thành phố Thái Nguyên, Phòng Tài nguyên và Môi trường
thành phố Thái Nguyên và các doanh nghiệp đã giúp đỡ tôi trong thời gian
nghiên cứu thực hiện luận văn tại địa phương.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ, đồng nghiệp
và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề
tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn !

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 8 năm 2012
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Thu Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng biểu vii
Danh mục các hình ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 4
3. Yêu cầu của đề tài 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 5
1.1.1. Cở sở pháp lý 5
1.1.2. Cở sở lý luận về công tác giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức 10
1.1.2.1. Khái niệm và bản chất của giao và cho thuê đất 10
1.1.2.2. Tầm quan trọng của công tác giao và cho thuê đất 10
1.1.3. Các quy định của nhà nước về giao đất và cho thuê đất 12
1.1.3.1. Căn cứ để giao đất và cho thuê đất cho các tổ chức. 12
1.1.3.2. Hình thức giao và cho thuê đất đối với các tổ chức 13
1.1.3.3. Thời hạn giao và cho thuê đất đối với các tổ chức 14
1.1.3.4. Hồ sơ xin giao đất và cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế 14
1.1.3.5. Thẩm quyền giao đất và cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế 15
1.1.3.6. Quyền và nghĩa vụ của các đối tượng được giao và cho thuê đất 15
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức . 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv

1.1.4.1. Đảm bảo về mặt quy hoạch: 18
1.1.4.2. Đảm bảo về trình tự, thủ tục 18

1.1.4.3. Đảm bảo chính sách pháp luật 18
1.1.4.4. Đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả 18
1.2. Tình hình sử dụng đất trên thế giới và trong nƣớc 19
1.2.1. Tình hình sử dụng đất trên Thế giới 19
1.2.2. Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam 24
1.2.3. Tình hình sử dụng đất tại tỉnh Thái Nguyên 27
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tƣợng nghiên cứu 29
2.2. Nội dung nghiên cứu 29
2.2.1. Đánh giá sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thái
Nguyên 29
2.2.2. Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên giai đoạn 2007-2011. 29
2.2.3. Đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên trong giai đoạn 2007-2011. 29
2.2.4. Định hướng giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với các tổ chức được
Nhà nước cho thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 29
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 29
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 29
2.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 30
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thành phố Thái Nguyên 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 35
3.1.3.Thực trạng và biến động sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên giai đoạn
2007 – 2011. 42

3.2. Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2007-2011. 44
3.2.1. Kết quả giao đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai
đoạn 2007 – 2011 45
3.2.2. Kết quả cho các tổ chức thuê đất sử dụng trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên giai đoạn 2007 – 2011 54
3.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác giao đất, cho thuê đất cho các
tổ chức trong nước trong giai đoạn 2007 - 2011 trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên. 61
3.3. Đánh giá tình hình thực hiện sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên giai đoạn 2007 -2011 65
3.4. Định hƣớng giải pháp sử dụng đất có hiệu quả đối với các tổ chức kinh tế
đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 75
1. Kết luận 75
2. Kiến nghị 76
2.1. Đối với các cơ quan ở Trung ƣơng 76
2.2. Đối với cấp tỉnh và thành phố Thái Nguyên 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNX
H
: Chủ nghĩa xã hội
NN
: Nhà nước

UBN
D
: Uỷ ban nhân dân
HĐN
D
: Hội đồng nhân dân
TN&
MT
: Tài nguyên và Môi trường
DTT
N
: Diện tích tự nhiên
GCN
: Giấy chứng nhận
KCN
: Khu công nghiệp
CTSN
: Công trình sự nghiệp
SXK
D
: Sản xuất kinh doanh
MNC
D
: Mặt nước chuyên dùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 3.1. Phân loại địa hình theo cấp độ dốc thành phố Thái Nguyên 32
Bảng 3.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên giai
đoạn 2007 – 2011 (Đơn vị tính: ha) 43
Bảng 3.2. Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2007-2011. 44
Bảng 3.3 Kết quả giao đất cho các tổ chức trong nước trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên năm 2007 46
Bảng 3.4 Kết quả giao đất cho các tổ chức trong nước trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên năm 2008 48
Bảng 3.5 Kết quả giao đất cho các tổ chức trong nước trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên năm 2009 49
Bảng 3.6 Kết quả giao đất cho các tổ chức trong nước trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên năm 2010 51
Bảng 3.7 Kết quả giao đất cho các tổ chức trong nước trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên năm 2011 52
Bảng 3.8: Tổng hợp tình hình giao đất cho các tổ chức sử dụng đất vào các mục
đích trong giai đoạn 2007 -2011 53
Bảng 3.9: Kết quả cho các tổ chức thuê đất sử dụng trong năm 2007 trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên 55
Bảng 3.10: Kết quả cho các tổ chức thuê đất sử dụng trong năm 2008 trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên 56
Bảng 3.11: Kết quả cho các tổ chức thuê đất sử dụng trong năm 2009 trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên 57
Bảng 3.12: Kết quả cho các tổ chức thuê đất sử dụng trong năm 2010 trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên 58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii


Bảng 3.13: Kết quả cho các tổ chức thuê đất sử dụng trong năm 2011trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên 59
Bảng 3.14. Tổng hợp tình hình cho các tổ chức thuê đất sử dụng đất vào các mục
đích trong giai đoạn 2007 -2011 60
Bảng 3. 15. Tình hình vi phạm của các tổ chức trong việc sử dụng đất trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên 66
Bảng 3.16. Tình hình vi phạm nghĩa vụ tài chính của các tổ chức kinh tế được Nhà
nước cho thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 67
Bảng 3.17. Kết quả xử lý vi phạm các tổ chức kinh tế thuê đất trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên 69






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên năm? …. 39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và cùng với quá trình chuyển đổi của
nền kinh tế xã hội, nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã đạt được nhiều

thành tựu to lớn. Sự ra đời của Luật đất đai năm 1993, 1998, năm 2001 và 2003, đã
thể chế hoá đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Luật đất
đai quy định, Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân,
cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định
lâu dài. Hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê và cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử
dụng đất. Những quyền này cũng được áp dụng nhưng hạn chế đối với tổ chức kinh
tế được nhà nước giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất.
Như chúng ta biết, đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là
tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được của ngành sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là các
nguồn lợi tự nhiên như khí hậu, thời tiết, nước, không khí, khoáng sản nằm trong
lòng đất, sinh vật sống trên bề mặt trái đất thậm chí cả sinh vật sống trong lòng đất.
Đồng thời đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong
không gian. Đất đai là địa bàn phân bố các khu dân cư, các cơ sở kinh tế xã hội và
an ninh quốc phòng. Đất đai là thành quả lao động, đấu tranh của nhiều thế hệ ở
nước ta tạo lập nên, luôn là vấn đề xuyên suốt của mọi thời đại. Sử dụng đất bền
vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu.
Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Việc khai thác,
quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh
tế mà còn đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển xã hội. Chính vì vậy,
đất đai cần được quản lý một cách hợp lý, sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm
và bền vững.
Hơn nữa, quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá ở đô thị làm cho
mật độ dân cư ngày càng tăng. Chính sự gia tăng dân số, sự phát triển đô thị và quá
trình công nghiệp hoá làm cho nhu cầu về nhà ở cũng như đất xây dựng các công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2


trình công cộng, khu công nghiệp trong cả nước vốn đã “bức xúc” nay càng trở nên
“nhức nhối” hơn. Đây là vấn đề nan giải không chỉ với nước ta mà còn với các nước
đang phát triển và phát triển trên thế giới. Để giải quyết vấn đề này, mỗi quốc gia
đều xây dựng cho mình những chương trình, kế hoạch, chiến lược riêng phù hợp
với hoàn cảnh, điều kiện của mình để sử dụng đất đai được hợp lý, hiệu quả, tiết
kiệm. Đặc biệt là đối với nước ta - một đất nước mà quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước. Thực tế cho thấy,
với quỹ đất có hạn, trong khi nhu cầu sử dụng đất tăng đang đặt ra nhiều thách thức.
Những sai lầm của chúng ta trong quá trình sử dụng đất đã nẩy sinh nhiều mâu
thuẫn giữa phát triển và môi trường ngày càng gay gắt, đang làm hủy hoại tài
nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên đất đai nói riêng.
Đặc biệt, Luật đất đai năm 2003 chính thức có hiệu lực ngày 01/7/2004 đã
từng bước đưa pháp luật đất đai phù hợp với thực tế quản lý và sử dụng đất. Các
văn bản, thông tư, nghị định…đi kèm đã giúp rất nhiều cho việc nắm chắc, quản lý
chặt chẽ quỹ đất đai của quốc gia cũng như phù hợp với sự phát triển của nền kinh
tế đất nước trong thời kỳ đổi mới. Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: Đất đai
thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước quản lý đất đai
theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
Công tác quản lý nhà nước về đất đai với 13 nội dung được ghi nhận tại điều
6 của Luật đất đai năm 2003, đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước nắm chắc, quản lý
chặt chẽ nguồn tài nguyên của quốc gia cũng như để người sử dụng đất yên tâm sử
dụng và khai thác tiềm năng từ đất mang lại.
Thành phố Thái Nguyên với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đã và
đang có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Các ngành dịch vụ, thương
mại, công nghiệp của thành phố phát triển mạnh. Bên cạnh đó thành phố Thái
Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả tỉnh, là vùng đất giàu truyền
thống cách mạng và nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội. Thành phố Thái
Nguyên có nhiều lợi thế so sánh với các huyện trong tỉnh vì gần thủ đô Hà Nội.
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm công nghiệp, trung tâm giáo dục đào tạo
nguồn nhân lực cao của tỉnh, đứng thứ 3 của cả nước, là trung tâm du lịch dịch vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3

với khu du lịch nổi tiếng Hồ Núi Cốc mang tầm cỡ quốc gia vừa được công bố quy
hoạch, nơi đây cũng là vùng đất hội tụ của con người ở mọi sứ sở của đất nước Việt
Nam, có truyền thống văn hóa lâu đời, mang bản sắc của vùng trung du miền núi
Bắc bộ, có vùng chè Tân Cương nổi tiếng trong và ngoài nước. Hiện nay thành phố
Thái Nguyên là điểm đến của nhiều nhà đầu tư hàng đầu thế giới và trong nước, đã
và đang tìm kiếm, đăng ký, dự kiến đầu tư vào thành phố trên nhiều lĩnh vực.
Tốc độ gia tăng dân số, sự đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc dẫn đến nhu
cầu về đất đai gia tăng, gây sức ép lớn đến quỹ đất cho các ngành kinh tế nói riêng và
quỹ đất đai nói chung. Điều này đòi hỏi thành phố Thái Nguyên phải có những chính
sách về giao đất, cho thuê đất phù hợp nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, đồng thời sử
dụng tiết kiệm và hợp lý.
Với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong những năm gần
đây cũng như dự báo phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu sử dụng đất cũng như công tác quản lý, sử dụng
đất đai ở thành phố Thái Nguyên nói chung, của các tổ chức kinh tế trên địa bàn
thành phố nói riêng đang là một thách thức lớn đối với công tác quản lý nhà nước
về đất đai. Trong tình hình hiện nay việc vi phạm pháp luật đất đai cả về quản lý và
sử dụng còn diễn ra ở nhiều địa phương, ở các xã, phường đặc biệt là của các tổ
chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư. Hiện tượng
sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất đai, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái
pháp luật, đất để hoang hóa không sử dụng, chậm triển khai dự án, tình trạng “quy
hoạch treo” chưa được ngăn chặn kịp thời, vẫn còn xảy ra.
Nghiên cứu công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên giúp chúng ta có cái nhìn chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng đất từ đó đề
xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đai đai.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, được sự phân công của Phòng Quản

lý đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng
dẫn của GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá
công tác giao đất, cho thuê đất và tình hình sử dụng đất của các tổ chức trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2007 - 2011”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4

2. Mục đích của đề tài
Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức trên địa
thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2007 – 2011.
Đánh giá tình hình thực hiện việc sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2007- 2011.
Đề xuất biện pháp nhằm phát huy các vấn đề tích cực, hạn chế các vấn đề còn
tồn tại trong công tác giao đất, cho thuê đất giúp cơ quan quản lý nhà nước quản lý
chặt chẽ nguồn tài nguyên đất.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên
ảnh hưởng đến quản lý đất đai.
- Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên.
- Đánh giá tình hình sử dụng đất đã giao cho các tổ chức trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên.
- Đề xuất giải pháp nhằm quản lý tốt công tác giao đất, cho thuê đất cho các
tổ chức trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cở sở pháp lý
Từ bao đời nay, trong sử dụng đất, ông cha ta đã tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm. Hiện nay, những kinh nghiệm này đã được ánh sáng của khoa học và công
nghệ làm sáng tỏ. Sự hoà quyện giữa những kinh nghiệm truyền thống với khoa
học, công nghệ hiện đại đã tạo ra những giá trị mới trong sử dụng đất. Thật vậy, nói
tới sử dụng đất hợp lý, nhất thiết phải đi đôi với bảo vệ và bồi dưỡng đất, xong
muốn bảo vệ đất một cách cơ bản không thể chỉ áp dụng một biện pháp duy nhất.
Nếu chỉ áp dụng biện pháp đơn độc, thiếu tính tổng hợp thì biện pháp đó sẽ mang
lại hiệu quả thấp và không ít trường hợp một số mặt yếu của biện pháp đó sẽ nhanh
chóng bộc lộ và ngay tức khắc bị các mục tiêu chung phủ định.
Khi xã hội phát triển ở trình độ cao, việc sử dụng đất luôn hướng tới mục
tiêu kinh tế nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trên một đơn vị diện tích đất nhất định
như xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, trang trại sản xuất quy mô lớn….
Bên cạnh đó, một phần diện tích đất không nhỏ sử dụng để phục vụ nhu cầu sinh
hoạt, ăn ở cũng như thỏa mãn đời sống tinh thần của con người như xây dựng nhà ở,
hệ thống giao thông, các công trình dịch vụ thể dục thể thao, văn hóa xã hội, mở
mang phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn….
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất, các mục đích sử dụng đất nêu trên
luôn nảy sinh mâu thuẫn làm cho mối quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng
căng thẳng. Những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất (sai
lầm có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến hủy hoại môi trường nói chung và môi
trường đất nói riêng (lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, trượt lở đất…) liên tục xảy ra với
quy mô ngày càng lớn và mức độ này càng nghiêm trọng làm cho một số chức năng
của đất bị yếu đi. Để thỏa mãn nhu cầu của con người cả về 3 lợi ích kinh tế - xã hội
– môi trường nhất thiết phải giải quyết các xung đột này để sử dụng đất có hiệu quả.
Việc sử dụng đất như một thể thống nhất tạo ra điều kiện để giảm thiểu những xung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6

đột, tạo ra hiệu quả sử dụng cao và liên kết được sự phát triển kinh tế - xã hội với
bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng môi trường. Sử dụng đất hợp lý, bền
vững là hài hòa được các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường.
Chính vì vậy, cần phải hiểu rõ được tầm quan trọng của tài nguyên đất, từ đó
đưa ra những kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này một cách hợp lý
nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu của hiện tại nhưng không
làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ tương lai.
Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến
lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của nhân loại.
Nhằm quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý phục vụ
mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu của hiện tại những không làm ảnh hưởng
đến lợi ích của thế hệ tương lai, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã tập
trung tháo gỡ những khó khăn, mà bước đột phá đầu tiên là Luật Đất đai năm 1993,
sửa đổi năm 1998, năm 2001 và Luật Đất đai năm 2003 đã được Quốc hội thông
qua. Bên cạnh đó, nhiều bộ luật liên quan khác cũng đã được ban hành, như Luật
Bảo vệ và phát triển rừng; Luật Bảo vệ môi trường; và các nghị định, thông tư,
văn bản hướng dẫn thi hành Luật do Chính phủ, các bộ, ngành, UBND tỉnh Thái
Nguyên ban hành. Sau đây là những cơ sở pháp lý được nghiên cứu để thực hiện đề tài.
a) Các văn bản của Nhà nước
- Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính Phủ
về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003;
- Thông tư 01/2005/TT- BTNMT ngày 13 ngày 4 tháng 2004 hướng dẫn thực
hiện một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ
về thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7

- Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài
chính: Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về thu tiền sử
dụng đất;
- Thông tư số 117//2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài
chính hướng dẫn rhực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm
2004 về thu tiền sử dụng đất;
- Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 03 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính
V/v sửa đổi bổ sung Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của
Bộ Tài chính;
- Căn cứ Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của
Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành
Luật đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP V/v chuyển Công ty Nhà nước thành
Công ty Cổ phần;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 thnág 5 năm 2007 của Chính Phủ
quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực
hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường; Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31
tháng 01 năm 2008 của Liên bộ Tài chính – Tài nguyên và Môi trường, hướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 thnág 5 năm 2007
của Chính Phủ.

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ
qui định bổ sung về qui hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư.
- Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 Quy định
chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất,
cho thuê đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8

- Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được nhà nước
giao đất cho thuê đất.
b) Các văn bản của UBND tỉnh Thái Nguyên
- Chỉ thị số 16/2004/CT-UB ngày 13 tháng 8 năm 2004 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc triển khai thực hiện Luật Đất đai 2003;
- Quyết định số 1883/2005/QĐ-UBND ngày 16/9/2005 của UBND tỉnh Thái
Nguyên ban hành quy định về hạn mức đất ở khi giao đất và hạn mức công nhận đất
ở đối với trường hợp thửa đất có vườn, ao khi cấp GCN QSD đất cho mỗi hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định 2044/2005/QĐ-UBND ngày 30/09/2005 của UBND tỉnh về
việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03
tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ;
- Quyết định số 867/2007/QĐ-UBND ngày 14/5/2007 của UBND tỉnh Thái
Nguyên V/v ban hành quy định về thu hồi đất, quản lý quỹ đất đã thu hồi; trình tự,
thủ tục xin giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên;
- Quyết định số 326/2006/QĐ- UB ngày 27/2/2006 của uỷ ban nhân dân tỉnh
Thái Nguyên về việc ban hành quy trình về thu hồi đất, quản lý quỹ đất đã thu hồi,

trình tự thủ tục xin giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSD đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Quyết định số 868/2007/QĐ-UBND ngày 14/5/2007 của UBND tỉnh Thái
Nguyên V/v ban hành quy định về cấp GCN QSD đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Quyết định số 2124/2004/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2004 của
UBND tỉnh Thái Nguyên về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên năm 2005;
- Quyết định số 3234/2005/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2005 của
UBND tỉnh Thái Nguyên về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên năm 2006;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9

- Quyết định số 2958/2006/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2006 của
UBND tỉnh Thái Nguyên về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên năm 2007;
- Quyết định số 3033/2007/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2007 của
UBND tỉnh Thái Nguyên về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên năm 2008;
- Quyết định số 1597/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2007 của
UBND tỉnh Thái Nguyên về việc điều chỉnh cấp đổi GCN QSD đất, GCN quyền sở
hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với thửa đất có vườn, ao đã cấp vượt hạn mức
đất ở theo quy định do không tách diện tích đất ở và đất vườn, ao trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.
- Quyết định số 72/2008/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2008 của UBND
tỉnh Thái Nguyên về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
năm 2009;
- Quyết định số 58/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 của UBND
tỉnh Thái Nguyên V/v Sửa đổi, bổ sung một số điều tại quy định ban hành kèm theo.
- Quyết định số 37/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2009 của UBND

tỉnh Thái Nguyên về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
năm 2010;
- Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 05 tháng 1 năm 2010 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi nhà nước thu hồi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Quyết định số 47/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2010 của UBND
tỉnh Thái Nguyên về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
năm 2011;
- Quyết định số 12 /2011/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất, trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên (Quyết định này thay thế Quyết định số 868/2007/QĐ-UBND,
ngày 14 tháng 5 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10

1.1.2. Cở sở lý luận về công tác giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức
1.1.2.1. Khái niệm và bản chất của giao và cho thuê đất
a. Khái niệm
Luật Đất đai 2003 đã đưa ra những khái niệm cụ thể về công tác giao và cho
thuê đất, tại Điều 4 quy định[22]:
- “Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết
định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất”.
- “Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp
đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất”.
Hai khái niệm này đã khái quát được mối quan hệ giữa người sử dụng đất và
Nhà nước nhưng mối quan hệ này chưa được pháp lý hoá. Nhà nước giải quyết vấn
đề này bằng cách cấp cho đối tượng được giao và cho thuê đất Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Nó được hiểu là một chứng thư pháp lý xác nhận

quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất để họ yên tâm đầu tư, cải tạo
nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo
pháp luật.
b. Bản chất của giao và cho thuê đất
Điều 5 Luật Đất đai quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Các quyền đối với đất đai bao gồm quyền sở
hữu, quyền định đoạt và quyền sử dụng đất đai, tuy nhiên Nhà nước chỉ trao quyền
sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thông qua hình thức giao đất, cho
thuê đất [22].
Như vậy, bản chất của việc giao đất và cho thuê đất chính là trao quyền sử
dụng đất. Người được giao đất, cho thuê đất không có quyền định đoạt đối với
mảnh đất được giao, cho thuê mà chỉ được quyền sử dụng, khai thác công năng, tính
dụng và các nguồn lợi từ mảnh đất được giao hay cho thuê.
1.1.2.2. Tầm quan trọng của công tác giao và cho thuê đất
a. Đối với nhà nước
Giao đất và cho thuê đất là hình thức bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước về
đất đai, vì thông qua hình thức giao đất và cho thuê đất Nhà nước chỉ trao quyền sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11

dụng đất đai cho đối tượng sử dụng chứ không trao cho họ quyền sở hữu và định
đoạt đối với đất đai.
Nhà nước với tư cách là đại diện cho toàn dân thống nhất quản lý đất đai
nhằm bảo đảm cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả
cao nhất. Thông qua giao đất và cho thuê đất là Nhà nước đã thực hiện việc quản lý
này. Khi quyết định giao đất và cho thuê đất, Nhà nước đã tạo ra ràng buộc pháp lý
giữa người sử dụng đất và Nhà nước bằng GCNQSDĐ, buộc người sử dụng phải
tuân thủ theo. Người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất theo các quy định của
pháp luật.

Thông qua giao đất và cho thuê đất, Nhà nước bảo đảm lợi ích của mình và
lợi ích chung của toàn xã hội vì giao đất và cho thuê đất là một hình thức phân phối
đất đai cho những người có nhu cầu sử dụng chính đáng. Do đó, giao đất và cho
thuê đất cũng góp phần tạo ra công bằng cho toàn xã hội.
Công tác giao đất và cho thuê đất đối với các dự án đầu tư sẽ hạn chế được
tình trạng sử dụng đất manh mún, quản lý được sử dụng đất theo quy hoạch. Đất đai
được giao hoặc cho thuê đối với các dự án đầu tư thường là đất chưa được đầu tư cơ
sở hạ tầng, quá trình thực hiện dự án góp phần tạo ra cơ sở hạ tầng cho xã hội. Các
dự án đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm, giải quyết lao động, góp phần thúc đẩy nền
kinh tế phát triển.
b. Đối với người sử dụng đất
Giao và cho thuê đất không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Nhà nước mà
còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người sử dụng đất. Nó là cơ sở tạo ra
quyền sử dụng cho người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để từ đó người sử
dụng có thể khai thác các công năng, tính dụng và khai thác các lợi ích từ đất đai.
Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất cũng đồng nghĩa với việc người sử dụng có
thể yên tâm đầu tư lâu dài trên mảnh đất đã được giao, được cho thuê và có các
quyền năng đối với mảnh đất của mình được quy định trong pháp luật như quyền
được bảo vệ khi bị xâm phạm, quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất,
quyền được chuyển nhượng, thế chấp,…
c. Đối với các tổ chức kinh tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12

Đất đai là cơ sở đầu tiên để thực hiện dự án đầu tư. Bất kỳ dự án đầu tư phát
triển nào cũng cần có đất để xây dựng, không có đất thì các dự án này không thể
thực hiện được. Khi thẩm định dự án để ra quyết định đầu tư, dù con số tài chính có
thuyết phục đến mấy mà bài toán đất đai không có lời giải thì dự án đó xem như phá
sản. Một trong các bước của quá trình thực hiện dự án đầu tư chính là lựa chọn địa

điểm thực hiện dự án. Giao đất và cho thuê đất chính là bước tạo lập cơ sở cho việc
thực hiện dự án.
Để thực hiện một dự án đầu tư thì cần phải có vốn. Bất kì một dự án đầu tư
nào cũng đòi hỏi một số vốn rất lớn mà bản thân các chủ đầu tư bằng nguồn vốn tự
có của mình không chắc đã có đủ mà phải huy động từ các nguồn khác. Một trong
các nguồn huy động vốn là ngân hàng. Tuy nhiên tiếp cận được nguồn vốn này là
không dễ. Cơ sở pháp lý của giao và cho thuê đất là GCNQSDĐ tạo điều kiện cho
các chủ đầu tư có thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng bằng cách thế chấp quyền sử
dụng đất. Nguồn vốn này cùng với các nguồn vốn từ kênh huy động khác là điều
kiện để chủ đầu tư có thể tiến hành đầu tư vào đất đai, thực hiện dự án.
1.1.3. Các quy định của nhà nước về giao đất và cho thuê đất
1.1.3.1. Căn cứ để giao đất và cho thuê đất cho các tổ chức.
Điều 31 Luật Đất đai 2003 quy định căn cứ để giao và cho thuê đối với các
dự án đầu tư là: Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất,
thuê đất[22]. Theo chỉ thị số 09/2007/CT-TTg ngày 06 tháng 04 năm 2007 của thủ
tướng Chính phủ về tăng cường quản lý sử dụng đất của các quy hoạch và dự án
đầu tư yêu cầu trước khi phê duyệt, ra quyết định giao đất, cho thuê đất thì “phải
xem xét kỹ nhu cầu sử dụng đất, hiệu quả và tính khả thi của dự án, khả năng thực
sự của nhà đầu tư trước khi quyết định giao đất, cho thuê đất”.
Theo Điều 27 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính
phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường và
hỗ trợ tái định cư thì căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất gồm:
- Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xét duyệt.
Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng đất hoặc kế hoạch sử dụng đất được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13

duyệt thì căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân

cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
- Nhu cầu sử dụng đất được thể hiện trong văn bản sau:
+ Đối với các tổ chức thì nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư;
Đối với các dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét
duyệt hoặc không phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì phải thể hiện nhu cầu sử
dụng đất trong đơn xin giao đất, thuê đất và có văn bản của Sở Tài nguyên và Môi
trường thẩm định về nhu cầu sử dụng đất.
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân thì nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin
giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và phải có xác nhận của Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án
đầu tư thì phải có văn bản của Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định về nhu
cầu sử dụng đất;
+ Đối với cộng đồng dân cư thì nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin
giao đất và phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về nhu cầu sử
dụng đất;
+ Đối với cơ sở tôn giáo thì nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong báo cáo kinh
tế kỹ thuật xây dựng công trình tôn giáo.
1.1.3.2. Hình thức giao và cho thuê đất đối với các tổ chức
a. Giao đất
Điều 33 và điều 34 Luật Đất đai 2003 quy định về các hình thức giao đất. Có
hai hình thức giao đất đó là giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu
tiền sử dụng đất, đối với các dự án đầu tư chủ yếu dùng hình thức giao đất có thu
tiền sử dụng đất.
b. Cho thuê đất
Điều 35 Luật Đất đai 2003 quy định các hình thức cho thuê đất. Có hai hình
thức cho thuê đất là cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm và cho thuê đất thu tiền
thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đất. Hình thức cho thuê đất đối với các dự án
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14

đầu tư được quy định như sau[22]:
- Đối với đối tượng thuê đất là Tổ chức kinh tế trong nước thuê đất để thực
hiện dự án đầu tư được cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm.
- Đối với đối tượng thuê đất là Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ
chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư được lựa chọn hình
thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả
thời gian thuê .
1.1.3.3. Thời hạn giao và cho thuê đất đối với các tổ chức
Điều 66, Điều 67 của Luật Đất đai 2003 quy định thời hạn sử dụng của các
loại đất. Trong đó một số loại đất như đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng
công trình sự nghiệp; đất quốc phòng, an ninh; đất tôn giáo là những loại đất được
giao sử dụng ổn định lâu dài[22].
Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế để thực hiện các dự án
đầu tư được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê
đất nhưng không quá năm mươi năm; đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi
vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn
có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn
giao đất, cho thuê đất là không quá bảy mươi năm.
Việc quy định thời hạn sử dụng đất một mặt giúp các nhà đầu tư có thể yên
tâm đầu tư và sử dụng đất phù hợp, mặt khác là cơ sở để Nhà nước có thể thu hồi lại
đất khi đã hết thời hạn giao và cho thuê để sử dụng vào mục đích khác. Tuy nhiên,
Nhà nước cũng quy định thời hạn giao và cho thuê đất đủ dài để nhà đầu tư có đủ
thời gian để thu hồi vốn và khai thác các lợi ích mà mình đã đầu tư trên đất.
Luật còn quy định trong trường hợp đã hết thời hạn giao đất, cho thuê đất,
nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất đó thì nhà đầu tư có thể đăng ký xin gia hạn thời
hạn sử dụng đất. Có thể thấy rằng đây là một quy định tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư tiếp tục khai thác những lợi ích mình đã bỏ ra đồng thời khuyên khích họ đầu

tư thêm vào đất.
1.1.3.4. Hồ sơ xin giao đất và cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế
Hồ sơ xin giao đất hoặc cho thuê đất đối với các dự án được quy định tại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15

khoản 2 điều 122 Luật Đất đai 2003 như sau[22]:
– Đối với tổ chức trong nước, hồ sơ xin giao đất, thuê đất bao gồm:
+ Đơn xin giao đất hoặc đơn xin thuê đất.
+ Dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư
– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước
ngoài, hồ sơ xin giao đất, thuê đất bao gồm:
+ Đơn xin giao đất hoặc đơn xin thuê đất.
+ Bản sao giấy phép đầu tư có chứng nhận của công chứng Nhà nước.
+ Dự án đầu tư.
Theo Luật định, tất cả các đối tượng này xin giao đất, thuê đất làm dự án đầu
tư nộp hai bộ hồ sơ tại cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương nơi có đất.
1.1.3.5. Thẩm quyền giao đất và cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế
Thẩm quyền giao và cho thuê đất được quy định tại điều 37 Luật Đất đai
2003. Điều này quy định ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương quyết định giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức trong nước, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư.
1.1.3.6. Quyền và nghĩa vụ của các đối tượng được giao và cho thuê đất
a. Quyền và nghĩa vụ chung
Căn cứ vào mục 1 chương IV Luật Đất đai 2003 về quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất, các đối tượng được giao và cho thuê đất thực hiện các dự án
đầu tư có các quyền và nghĩa vụ chung sau đây:
- Các quyền chung (Điều 105):

+ Được cấp GCNQSDĐ;
+ Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;
+ Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;
+ Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;
+ Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng
đất hợp pháp của mình;
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×