ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––
ĐÀO LỆ MỸ
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ
CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
(Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP)
Thái Nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––
ĐÀO LỆ MỸ
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ
CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TIẾN SĨ. NGUYỄN QUANG DUỆ
Thái Nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc./.
Tác giả luận văn
Đào Lệ Mỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài “Nghiên cứu hệ thống theo dõi và đánh giá
Chƣơng trình, dự án về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang”, tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các thầy cô giáo: Trƣờng Đại học Kinh
tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo cùng với cán bộ của các Sở Kế
hoạch và Đầu tƣ (KH&ĐT), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NN&PTNT), Sở Lao động -Thƣơng binh và Xã hội (LĐTB&XH), các
UBND huyện, xã tại các điểm khảo sát đã hỗ trợ, trao đổi ý kiến, trả lời phỏng
vấn, thu thập dữ liệu và giúp tôi hoàn thành nghiên cứu .
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hƣớng dẫn TS. Nguyễn
Quang Duệ, ngƣời đã tận tình chỉ dẫn, định hƣớng, truyền thụ kiến thức trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, các đồng nghiệp
và bạn bè đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên, khuyến khích tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn
Đào Lệ Mỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng biểu viii
Danh mục các đồ thị ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn 3
5. Bố cục của luận văn 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỆ THỐNG THEO DÕI
ĐÁNH GIÁ CÁC CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN 4
1.1. Cơ sở lý luận về hệ thống theo dõi đánh giá các chƣơng trình dự án 4
1.1.1. Một số khái niệm và đặc điểm hệ thống theo dõi đánh giá các chƣơng trình
dự án 4
1.1.1.1. Khái niệm về chƣơng trình 4
1.1.1.2. Đặc điểm các chƣơng trình 4
1.1.1.3. Khái niệm về dự án 4
1.1.1.4. Đặc điểm về dự án 4
1.1.1.5. Khái niệm về theo dõi 5
1.1.1.6. Khái niệm về đánh giá 5
1.1.1.7. Chỉ số theo dõi và đánh giá 5
1.1.1.8. Khung theo dõi và đánh giá 6
1.1.1.9. So sánh theo dõi và đánh giá 6
1.1.2. Nội dung của hệ thống theo dõi đánh giá các chƣơng trình, dự án. 7
1.1.3. Quy trình theo dõi đánh giá của chƣơng trình, dự án 9
1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác theo dõi đánh giá các chƣơng trình, dự á 12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
1.1.4.1. Các nhân tố ảnh hƣởng 12
1.1.4.2. Một số vấn đề lƣu ý khi theo dõi và đánh giá chƣơng trình, dự án 13
1.2. Cơ sở thực tiễn về hệ thống theo dõi đánh giá các chƣơng trình dự án 14
1.2.1. Kinh nghiệm trong công tác theo dõi và đánh giá chƣơng trình, dự án của các
nƣớc và các tổ chức quốc tế. 14
1.2.2. Kinh nghiệm trong công tác theo dõi và đánh giá chƣơng trình, dự án ở
Việt Nam 17
1.2.3. Bài học kinh nghiệ m trong công tác theo dõ i đá nh giá cá c chƣơng trình, dự án
XĐGN tạ i tỉnh Hà Giang 18
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu chính 19
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 19
2.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận 19
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu 20
2.2.2.1.Nguồn số liệu và tài liệu thứ cấp 20
2.2.2.2. Nguồn số liệu và tài liệu sơ cấp 20
2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp thông tin 22
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin 22
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 23
2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả, đầu ra, đầu vào của các chƣơng trình, dự án 23
2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả của hệ thống theo dõi, đánh giá 23
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ, NĂNG
LỰC THEO DÕI ĐÁNH GIÁ CÁC CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN GIẢM NGHÈO Ở
TỈNH HÀ GIANG 25
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 25
3.1.1.1 Vị trí địa lý 25
3.1.1.2 Địa hình 25
3.1.1.3 Khí hậu 26
3.1.1.4 Tài nguyên nƣớc 27
3.1.1.5 Tài nguyên đất 28
3.1.1.6 Tài nguyên rừng 29
3.1.1.7 Tài nguyên khoáng sản 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
3.1.1.8 Đánh giá tính đặc thù của điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng đến đời sống của
ngƣời dân Hà Giang 30
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 32
3.1.2.1 Tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tƣ 32
3.1.2.2 Cơ cấu sử dụng đất: 34
3.1.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 35
3.1.2.4 Văn hóa 37
3.1.2.5 Tình hình phát triển đô thị và các khu dân cƣ nông thôn 38
3.1.2.6 Cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội 40
3.1.2.7 Công tác quy hoạch sử dụng đất và phát triển sản xuất nông nghiệp 43
3.1.2.8 Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến xóa đói giảm nghèo 43
3.1.3 Tỷ lệ hộ nghèo 45
3.2. Thực trạng và kết quả giảm nghèo, các chƣơng trình, dự án giảm nghèo ở
Hà Giang 49
3.2.1. Thực trạng và kết quả xoá đói giảm nghèo 49
3.2.2. Tổng hợp và phân tích một số chính sách của Trung ƣơng và địa phƣơng có
liên quan đến hoạt động của các chƣơng trình, dự án XĐGN tại Hà Giang 53
3.2.2.1. Một số nội dung chính sách đƣợc tổng hợp nhƣ sau 53
3.2.2.2. Các chƣơng trình Quốc gia, các dự án lớn và vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 56
3.3. Thực trạng công tác theo dõi, đánh giá đối với các chƣơng trình, dự án đƣợc
lựa chọn 58
3.3.1. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2006-2010 58
3.3.1.1. Giới thiệu về chƣơng trình 58
3.3.1.2. Yêu cầu về theo dõi và đánh giá đối với các dự án và chính sách thuộc
chƣơng trình mục tiêu quốc gia 60
3.3.1.3. Tổ chức thực hiện công tác theo dõi, giám sát và đánh giá chƣơng trình 62
3.3.1.4. Kết luận và khuyến nghị đối với hệ thống theo dõi đánh giá của chƣơng trình
mục tiêu giảm nghèo 70
3.3.2. Chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng
bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 71
3.3.2.1. Giới thiệu về chƣơng trình 71
3.3.2.2. Chuẩn bị (yêu cầu) về theo dõi, giám sát và đánh giá 73
3.3.2.3. Tổ chức triển khai thực hiện công tác theo dõi, giám sát và đánh giá chƣơng
trình 135 tại Hà Giang 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
3.3.2.4. Khuyế n nghị nhằ m cả i thiệ n công tá c theo dõ i đá nh giá củ a chƣơng trình 135
cho giai đoạ n tiế p theo 79
3.4. Thực trạng năng lực theo dõi đánh giá giảm nghèo ở cấp xã 80
3.4.1. Nhận thức về công tác theo dõi đánh giá giảm nghèo 80
3.4.2. Những khó khăn đối với cấp xã trong công tác theo dõi đánh giá giảm nghèo 82
3.4.3. Những điểm đáng khích lệ trong theo dõi, đánh giá ở cấp xã 84
3.4.4. Đánh giá chung về công tác theo dõi, đánh giá các chƣơng trình dự án XĐGN
tại tỉnh Hà Giang 86
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ
THỐNG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN GIẢM
NGHÈO TẠI TỈNH HÀ GIANG 87
4.1. Mục tiêu, quan điểm cơ bản về theo dõi và đánh giá các chƣơng trình, dự án 87
4.1.1. Mục tiêu của việc theo dõi và đánh giá 87
4.1.2. Quan điểm cơ bản về theo dõi và đánh giá 87
4.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống theo dõi đánh giá các chƣơng trình, dự án
XDGN tại tỉnh Hà Giang 88
4.3. Kiến nghị 92
KẾT LUẬN 93
PHỤ LỤC 96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Các từ tiếng Việt
BHYT: Bảo hiểm y tế
ĐBKK: Đặc biệt khó khăn
GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo
HĐND: Hộ i đồ ng nhân dân
KHĐT: Kế hoạch đầu tƣ
LĐTBXH: Lao động - Thƣơng binh Xã hội
NHCSXH: Ngân hàng chính sách xã hội
NN&PTNT: Nông nghiệp phát triển nông thôn
QLDA: Quản lý dự án
THCS: Trung học cơ sở
PTTH: Phổ thông trung học
TW: Trung ƣơng
UBMTTQ: Ủy ban mặt trận tổ quốc
UBND: Ủy ban nhân dân
XĐGN: Xoá đói giảm nghèo
XDCB: Xây dựng cơ bản
2. Các từ tiếng Anh
GDP: Gross Domestic Product - Giá trị sản phẩm quốc nội
M&E: Monitoring and Evaluation - Theo dõ i và đá nh giá
ODA: Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức
PIM: Programme Implementation Manual - Sổ tay hƣớng dẫn thực hiện
dự án
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1:
Cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trƣởng GDP thời kỳ 2002 – 2011
Bảng 2:
Tỷ trọng GDP và vốn đầu tƣ lĩnh vực nông-lâm-thủy sản năm 2007
và năm 2011 theo giá hiện hành
Bảng 3:
Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Hà Giang năm 2011
Bảng 4:
Cơ cấu dân số tỉnh Hà Giang năm 2011
Bảng 5:
Tỷ lệ hộ nghèo các huyện của Hà Giang giai đoạn 2007 - 2011
Bảng 6:
Một số xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 40% của Hà Giang năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ix
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 1:
Hiểu biết về các chỉ tiêu theo dõi đánh giá
Biểu đồ 2:
Phƣơng thức theo dõi đánh giá
Biểu đồ 3:
Tập huấn về công tác theo dõi đánh giá
Biểu đồ 4:
Nhận xét chung về các chỉ tiêu
Biểu đồ 5:
Sử dụng và phản hồi của cơ quan quản lý dự án
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hệ thống theo dõi và đánh giá là một công cụ quản lý rất cần thiết đối với
bất kỳ một chƣơng trình, dự án nào. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà các
chƣơng trình, dự án, đặc biệt là các dự án hoạt động tại các địa bàn nghèo, vùng
sâu vùng xa gặp khá nhiều khó khăn trong việc triển khai và sử dụng công cụ này.
Trên đị a bà n tỉ nh Hà Giang có nhiều chƣơng trình, dƣ̣ á n có mụ c tiêu liên
quan đế n giả m nghè o, bao gồ m cả cá c chƣơng trì nh quố c gia (ví dụ chƣơng trình
quố c gia 62 huyệ n nghè o, chƣơng trì nh 135-II, chƣơng trì nh mục tiêu quốc gia ,
các dự án quốc tế nhƣ d ự án “Phân cấp giảm nghèo” , chƣơng trì nh Chia Sẻ ).
Các chƣơng trình dự án đƣợc thực hiện với nhữ ng trọ ng tâm hoạ t độ ng và cá ch
tiế p cậ n khá c nhau; hệ thố ng theo dõ i, đá nh giá đƣợ c thiế t kế và tr iể n khai khá c
nhau. Công tá c theo dõ i, đá nh giá củ a bấ t kỳ mộ t chƣơng trì nh dƣ̣ á n nà o đề u là
mộ t hoạ t độ ng mang tính thách thƣ́ c với nhiề u khó khăn vì nhiề u lý do khá c nhau.
việ c tì m hiể u nhƣ̃ ng thuậ n lợ i, khó khăn của từng hệ thống theo dõi đánh giá, tích
hợ p và hà i hò a đƣợ c cá c nộ i dung , chỉ tiêu theo dõi đánh giá và phát huy thế
mạnh của tƣ̀ ng hệ thố ng là công việ c có ý nghĩ a rấ t lớ n . Nó không chỉ giúp cải
thiệ n đƣợ c hiệ u quả củ a theo dõ i đá nh giá , đá nh giá tá c độ ng củ a tƣ̀ ng chƣơng
trình mà cn giúp tránh đƣợc sự chồng cho, bấ t cậ p trong việ c thu thậ p thông tin
theo dõ i, đá nh giá tƣ̀ cấ p xã , huyệ n và trá nh đƣợ c lã ng phí về thờ i gian và nguồ n
lƣ̣ c cho công tá c nà y.
Chính vì vậy, với tƣ cách là chuyên viên tổng hợp việc quản lý, theo dõ i
và đánh giá (M&E) các chƣơng trình, dƣ̣ á n về xóa đói giảm nghèo (XĐGN) trên
đị a bà n tỉ nh Hà giang. Tôi xin lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu hệ thống theo dõi và
đánh giá Chương trình, dự án về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà
Giang”. Để luận văn đƣợc chuyên sâu, Tôi chỉ nghiên cứu “Hệ thống theo dõi và
đánh giá” một số chƣơng trình, dự án giảm nghèo mà tôi đƣợc theo dõi và tổng
hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Luận văn nhằm nghiên cứu và phát hiện những bất cập liên quan tới quá
trình thực hiện công tác theo dõi và đánh giá các chƣơng trình dự án giảm nghèo
tại địa bàn tỉnh Hà Giang. Từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện
tình hình theo dõi đánh giá của từng chƣơng trình cũng nhƣ khả năng tích hợp
các nội dung theo dõi đánh giá, hài ha các chỉ tiêu, tránh chồng cho, bất cập
trong việc thu thập thông tin từ cấp cơ sở, xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu đáng tin
cậy phục vụ tốt hơn công tác giảm nghèo.
2.2. Mục tiêu cụ thể
(i) Hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống theo dõi, đánh
giá, giám sát các chƣơng trình, dự án;
(ii) Phân tích thực trạng công tác theo dõi, đánh giá các chƣơng trình, dự án
đƣợc lựa chọn, từ đó đánh giá đƣợc những điểm mạnh và điểm yếu về khía cạnh
thiết kế, tính năng sử dụng và vận hành, sử dụng hệ thống đó trong thực tế;
(iii) Đánh giá năng lực của cấp xã trong việc thực hiện công tác theo dõi đánh
giá, vì cấp xã là cấp cơ sở và có vai tr quan trọng trong quản lý giảm nghèo.
(iv) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống theo dõi
và đánh giá các chƣơng trình, dự án giảm nghèo tại tỉnh Hà Giang.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện đối với 2 chƣơng trình, dự án đƣợc lựa chọn có
mục tiêu XĐGN trên địa bàn, cụ thể:
- Chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào
dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (gọi tắt là chƣơng trình 135 giai
đoạn II).
- Chƣơng trì nh mụ c tiêu quố c gia giả m nghè o giai đoạn 2006-2010.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu, thu thập thông tin liên quan và tham vấn ý kiến của
các cấp, các ngành thực hiện các chƣơng trình nêu trên, Tôi đã tiến hành nghiên cứu
thực địa tại các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Tôi cũng đã làm việc tại 5 xã
thuộc 3 huyện đƣợc coi là những huyện khó khăn nhất trong tổng số 11 huyện, thành
phố của tỉnh Hà Giang (gồm huyện Mèo Vạc, huyện Xín Mần và huyện Hoàng Su
Phì), tại các huyện đã làm việc với lãnh đạo và các ban ngành liên quan trực tiếp đến
việc thực hiện, theo dõi và giám sát các chƣơng trình.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Nghiên cứu này là một lựa chọn với nỗ lực không ngừng hoàn thiện các chính
sách và công cụ quản lý giảm nghèo tại địa phƣơng. Cụ thể, Luận văn đƣa ra những
kết luận và kiến nghị nhằm đƣa công tác theo dõi, đánh giá về đến cấp xã, cũng nhƣ
một số gợi ý về xây dựng một bộ chỉ tiêu theo dõi đánh giá nhằm đo lƣờng mức độ
giảm nghèo và cải thiện đời sống nói chung tại các cấp.
5. Bố cục của luận văn
Kết cấu luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo
gồm có 4 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống theo dõi đánh giá các
chƣơng trình dự án.
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng công tác theo dõi, đánh giá, năng lực theo dõi đánh
giá các chƣơng trình, dự án giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang.
Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống theo dõi và đánh
giá các chƣơng trình, dự án giảm nghèo tại tỉnh Hà Giang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỆ THỐNG THEO DÕI ĐÁNH
GIÁ CÁC CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
1.1. Cơ sở lý luận về hệ thống theo dõi đánh giá các chƣơng trình dự án
1.1.1. Một số khái niệm và đặc điểm hệ thống theo dõi đánh giá các chƣơng
trình dự án
1.1.1.1. Khái niệm về chương trình
"Chƣơng trình" là một tập hợp các hoạt động, các dự án có liên quan đến
nhau và có thể liên quan đến một hoặc nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều vùng lãnh
thổ, nhiều chủ thể khác nhau nhằm đạt đƣợc một hoặc một số mục tiêu xác định,
có thời hạn thực hiện tƣơng đối dài hoặc theo nhiều giai đoạn, nguồn lực để thực
hiện có thể đƣợc huy động từ nhiều nguồn ở những thời điểm khác nhau, với
nhiều phƣơng thức khác nhau (Thông tƣ số 04/2007/TT-BKH, 2007).
1.1.1.2. Đặc điểm các chương trình
Một chƣơng trình có thể bao gồm cả nội dung hỗ trợ kỹ thuật và nội dung
đầu tƣ xây dựng công trình. Trƣờng hợp nội dung hỗ trợ kỹ thuật chiếm 50% giá
trị vốn trở lên, chƣơng trình đó đƣợc coi là chƣơng trình hỗ trợ kỹ thuật. Trƣờng
hợp nội dung đầu tƣ xây dựng chiếm 50% giá trị vốn trở lên, chƣơng trình đó
đƣợc coi là chƣơng trình đầu tƣ xây dựng công trình.
1.1.1.3. Khái niệm về dự án
"Dự án" là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt
đƣợc một hoặc một số mục tiêu xác định, đƣợc thực hiện trên địa bàn cụ thể,
trong khoảng thời gian xác định, dựa trên những nguồn lực xác định. Dự án bao
gồm dự án đầu tƣ, dự án hỗ trợ kỹ thuật và dự án nghiên cứu (Thông tƣ số
04/2007/TT-BKH, 2007).
1.1.1.4. Đặc điểm về dự án
Dự án có các đặc điểm cơ bản sau: Dự án luôn luôn mới mẻ, sáng tạo và
duy nhất. Sự phụ thuộc lẫn nhau trong mục đích cũng nhƣ trong chuỗi liên kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
công tác là một tất yếu trong tiến trình thực hiện dự án; Dự án nhằm đáp ứng
một nhu cầu đã đƣợc nêu ra; Dự án có sự xác định rõ ràng nhóm hƣởng lợi; Dự
án bị khống chế bởi kỳ hạn; Dự án có vng đời kể từ lúc hình thành, phát triển
đến kết thúc; Dự án thƣờng bị ràng buộc về nguồn lực (nguồn lực tài chính,
nguồn lực nhân lực, nguồn lực vật lực); Dự án có yêu cầu chặt chẽ về kết quả,
chất lƣợng, chi phí và thời gian; Dự án có sự tham gia của nhiều ngƣời trong
nhiều tổ chức; Dự án luôn tồn tại trong một môi trƣờng hoạt động phức tạp và
không chắc chắn; Dự án có cấu trúc hành chính độc lập từng bộ phận hoặc toàn
bộ (tùy thuộc vào giữa dự án tƣ nhân hay nhà nƣớc, tùy thuộc vào cách thức
quản lý…)(Đỗ Kim Chung, 2003)
Nhƣ vậy, đánh giá đúng bản chất và tính phức tạp của dự án là tiếp cận
đƣợc ngƣỡng cửa của thành công.
1.1.1.5. Khái niệm về theo dõi
"Theo dõi" là một quá trình thu thập thông tin liên tục, sử dụng các chỉ số
để đánh giá tình hình và tiến độ thực hiện kế hoạch. Việc theo dõi thƣờng xuyên
giúp phát hiện các vấn đề cần đƣợc giải quyết một cách kịp thời (Bộ Kế hoạch
và Đầu tƣ, Cẩm nang theo dõi và đánh giá, 2007).
1.1.1.6. Khái niệm về đánh giá
"Đánh giá" là việc sử dụng thông tin từ kết quả theo dõi, thu thập thông
tin về các kết quả để phân tích, đánh giá tác động của các hoạt động, chƣơng
trình, dự án trong kế hoạch. Trong giai đoạn thực hiện, đánh giá đƣợc sử dụng
để xác định các hoạt động đang tiến hành có đáp ứng với mục tiêu đề ra hay
không (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Cẩm nang theo dõi và đánh giá, 2007).
1.1.1.7. Chỉ số theo dõi và đánh giá
"Chỉ số theo dõi và đánh giá" là thƣớc đo để đo lƣờng mức độ đạt đƣợc
các mục tiêu nêu trong kế hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Cẩm nang theo dõi và
đánh giá, 2007).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
1.1.1.8. Khung theo dõi và đánh giá
"Khung theo dõi và đánh giá" là bảng tóm tắt các chỉ số theo dõi và đánh
giá tình hình thực hiện các mục tiêu/ chỉ tiêu kế hoạch. Mỗi mục tiêu/chỉ tiêu
đƣợc theo dõi bằng một hoặc một số chỉ số tƣơng ứng. Khung theo dõi và đánh
giá thực chất là tóm tắt của một kế hoạch theo dõi và đánh giá tình hình thực
hiện các mục tiêu/ chỉ tiêu đã đƣợc xác định trong khung kế hoạch (Bộ Kế hoạch
và Đầu tƣ, Cẩm nang theo dõi và đánh giá, 2007).
1.1.1.9. So sánh theo dõi và đánh giá
Theo dõi và đánh giá có những chức năng khác nhau và thƣờng phục vụ
cho các đối tƣợng sử dụng khác nhau
Theo dõi
Đánh giá
Liên tục hoặc định kỳ
Theo giai đoạn hoặc đột xuất
Tình hình thực hiện các mục tiêu đặt ra
của chƣơng trình
Đánh giá các mục tiêu của Chƣơng trình
trong mối quan hệ với các mục đích ở cấp
độ cao hơn hoặc với các vấn đề phát triển
cần đƣợc giải quyết
Các chỉ số tiến độ đã xác định trƣớc đƣợc
mặc nhiên là đúng
Đặt câu hỏi về tính đúng đắn và hợp lý
của các chỉ số định trƣớc
Theo dõi tiến độ dựa vào một số ít các chỉ
số đã đƣợc xác định trƣớc
Giải quyết các vấn đề thuộc nhiều phạm
vi khác nhau
Tập trung vào các kết quả dự kiến
Xác định các kết quả dự kiến và ngoài dự
kiến
Sử dụng phƣơng pháp định lƣợng
Sử dụng phƣơng pháp định lƣợng và
phƣơng pháp định tính
Thu thập dữ liệu thƣờng xuyên
Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác
nhau
Không trả lời các câu hỏi nhân quả
Trả lời các câu hỏi nhân quả
Thƣờng là một chức năng của quản lý nội
bộ
Thƣờng do các chuyên gia đánh giá độc
lập thực hiện và các cơ quan bên ngoài đề
xƣớng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
1.1.2. Nội dung của hệ thống theo dõi đánh giá các chương trình, dự án.
Bao gồm các tiêu chí để theo dõi quá trình quản lý liên tục và đo lƣờng
tiến độ thực hiện và các chỉ số xác định mức độ phù hợp và kết quả đạt đƣợc của
mục tiêu, hiệu suất, hiệu quả, tác động và mức độ bền vững.
Có 5 tiêu chí đƣợc sử dụng trong đánh giá: mức độ phù hợp, hiệu quả,
hiệu suất, tác động và tính bền vững
Nội dung chính của 5 tiêu chí đánh giá
Hiệu suất
Hiệu quả
Tác động
Mức độ phù
hợp
Tính bền
vững
Mục đích
Những tác
động tích
cực và tiêu
cực, trực
tiếp hoặc
gián tiếp mà
chƣơng
trình, dự án
đã tạo ra?
Liệu mục
tiêu và mục
đích tổng
thể cn có ý
nghĩa là
mục tiêu của
dự án vào
thời điểm
đánh giá hay
không?
Các cơ quan
quản lý có
thể duy trì
các tác động
tích cực đến
mức độ nào
sau khi hoàn
thành các
hoạt động
của dự án?
Mục tiêu
Mục tiêu có
đạt đƣợc
hay không
và các sản
phẩm đầu ra
đã đóng góp
ở mức độ
nào?
Kết quả
Đầu ra
Mức chuyển
hóa từ các
yếu tố đầu
vào thành
các sản
phẩm đầu
ra?
Hoạt động
Đầu vào
- Hiệu suất: Hiệu suất đo lƣờng mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và
đầu ra - cả định tính và định lƣợng. Khi đánh giá hoặc theo dõi hiệu suất cần
xem xt các câu hỏi sau:
+ Chi phí cho các hoạt động có hiệu suất không?
+ Các kết quả và mục tiêu có đạt đƣợc theo đúng tiến độ đề ra hay không?
+ Đầu tƣ có đƣợc thực hiện hiệu suất nhất so với phƣơng án khác hay không?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
- Hiệu quả: Hiệu quả là thƣớc đo mức độ đạt đƣợc các kết quả và mục
tiêu của một hoạt động phát triển. Khi đánh giá hiệu quả của chƣơng trình, dự án
cần xem xt các câu hỏi sau:
+ Mức độ các kết quả và mục tiêu đạt đƣợc hoặc có khả năng đạt đƣợc?
+ Những nhân tố chính tác động đến việc đạt đƣợc hay không đạt đƣợc
các kết quả và mục tiêu?
- Tác động: Tác động đề cập đến những thay đổi tích cực và tiêu cực do
hoạt động phát triển tạo ra, trực tiếp hoặc gián tiếp, chủ ý hay không chủ ý. Khi
xem xt tác động phải dựa trên các kết quả đạt đƣợc do vô tình hay hữu ý và
phải tính đến tác động tích cực và tiêu cực của các nhân tố bên ngoài nhƣ thay
đổi các điều kiện thƣơng mại và tài chính. Khi đánh giá tác động của một
chƣơng trình, dự án cần xem xt các câu hỏi sau:
+ Hoạt động đầu tƣ đã tạo ra những sự khác biệt thực sự nào đối với đối
tƣợng thụ hƣởng?
+ Có bao nhiêu ngƣời chịu tác động của hoạt động đầu tƣ?
- Mức độ phù hợp: Mức độ phù hợp đề cập đến mức độ thích hợp của dự
án đối với các ƣu tiên và chính sách của nhóm đối tƣợng, của quốc gia. Khi đánh
giá mức độ phù hợp cần xem xt các câu hỏi sau:
+ Mục tiêu và mục đích của dự án có cn phù hợp hay không và mức độ
phù hợp đến đâu?
+ Các hoạt động và các sản phẩm đầu ra của chƣơng trình, dự án có nhất
quán với mục đích tổng thể và đạt đƣợc các mục tiêu của dự án hay không?
- Tính bền vững: Tính bền vững liên quan đến việc xác định liệu các lợi
ích của các chƣơng trình, dự án có khả năng tiếp tục đƣợc duy trì sau khi nguồn
vốn của chƣơng trình, dự án cho hoạt động đầu tƣ đã kết thúc. Chƣơng trình, dự
án đầu tƣ cần đảm bảo tính bền vững về môi trƣờng, tài chính. Khi đánh giá tính
bền vững của một chƣơng trình, dự án cần xem xt các câu hỏi sau:
+ Mức độ duy trì các lợi ích của chƣơng trình, dự án sau khi nguồn vốn
tài trợ kết thúc?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
+ Những nhân tố chính nào tác động đến việc đạt đƣợc hay không đạt
đƣợc tính bền vững của chƣơng trình, dự án?
1.1.3. Quy trình theo dõi đánh giá của chương trình, dự án
Quy trình theo dõi đánh giá đƣợc xây dựng trƣớc hết căn cứ vào các quy
định hiện hành về việc tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá và chế độ báo cáo
của các cấp chính quyền và các bên liên quan. Một căn cứ quan trọng khác để
xây dựng quy trình theo dõi đánh giá này là kế hoạch hoạt động thƣờng kỳ,
trong đó bao gồm khung định hƣớng các mục tiêu phát triển, khung mục tiêu,
giải pháp và hoạt động cho các hợp phần trên địa bàn của dự án.
Sơ đồ quy trình
Nội dung quy trình
Quy trình theo dõi đánh giá đƣợc tiến hành theo 3 bƣớc, với nội dung cụ
thể nhƣ sau:
Bước 1: Chuẩn bị theo dõi, đánh giá
Bƣớc 2: Tổ chức thực
hiện theo dõi và đánh
giá
Bƣớc 3: Kết luận về
theo dõi và đánh giá
Bƣớc 1: Chuẩn bị theo
dõi và đánh giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Chuẩn bị theo dõi, đánh giá là bƣớc đầu tiên và quan trọng của quy trình.
Làm tốt công tác chuẩn bị sẽ đảm bảo cho việc tổ chức theo dõi, đánh giá quá
trình thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả, thông qua việc xây dựng danh mục
các hoạt động theo dõi, đánh giá cần triển khai trong giai đoạn cần đánh giá, xác
định các điều kiện cần thiết về nguồn lực, thời gian, nội dung và phƣơng pháp
thực hiện công tác theo dõi, đánh giá.
Chuẩn bị theo dõi, đánh giá bao gồm các hoạt động:
- Rà soát nội dung kế hoạch hoạt động của chƣơng trình, dự án của kỳ
theo dõi, đánh giá và xây dựng khung theo dõi, đánh giá.
- Lập kế hoạch theo dõi, đánh giá trên cơ sở khung theo dõi đánh giá đã
đƣợc xây dựng.
Sau khi khung theo dõi, đánh giá đƣợc phê duyệt (cùng với kế hoạch hoạt
động và ngân sách của giai đoạn đánh giá), cơ quan quản lý chỉ đạo tiến hành
xây dựng kế hoạch theo dõi, đánh giá và ra văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện
kế hoạch theo dõi, đánh giá đối với các đơn vị có liên quan. Văn bản chỉ đạo
thực hiện kế hoạch theo dõi, đánh giá cần gửi kèm theo các biểu mẫu thu thập
thông tin theo từng đối tƣợng thu thập.
Đầu ra của bƣớc 1:
- Khung theo dõi đánh giá kế hoạch hoạt động của chƣơng trình, dự án đã
đƣợc rà soát.
- Kế hoạch theo dõi, đánh giá hoạt động (của giai đoạn đánh giá).
- Văn bản chỉ đạo thực hiện kế hoạch theo dõi đánh giá (của giai đoạn
đánh giá).
Bước 2: Tổ chức thực hiện theo dõi, đánh giá
Hoạt động theo dõi, đánh giá là nhằm cung cấp những thông tin theo dõi
tổng hợp về tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch và những hoạt
động đƣợc triển khai trong kỳ đánh giá. Những thông tin này là căn cứ để nhận
định và đánh giá tình hình thực hiện chƣơng trình, dự án.
Nội dung tổ chức theo dõi, đánh giá bao gồm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
- Thu thập thông tin về tình trạng thực hiện các chỉ tiêu và hành động kế
hoạch thông qua các chỉ số đã đƣợc xác định sẵn trong kế hoạch theo dõi, đánh
giá. Thông tin về tình hình các chỉ số đƣợc thu thập từ các ban ngành liên quan
và từ cơ quan quản lý.
- Tổng hợp thông tin thu thập đƣợc từ các nguồn nêu trên để đƣa ra một
bức tranh về tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của giai đoạn đánh giá.
- Phân tích các thông tin đã tổng hợp để xác định mức độ hoàn thành các
hoạt động, các chỉ tiêu kế hoạch, các kết quả đạt đƣợc
- Nhận định và đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch kỳ
đánh giá.
- Trình bày thông tin để báo cáo.
Đầu ra của bƣớc 2:
- Biểu thông tin tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch hoạt động và ngân
sách của giai đoạn cần theo dõi, đánh giá.
- Báo cáo theo dõi đánh giá.
Bước 3: Kết luận về theo dõi và đánh giá
Kết luận về theo dõi và đánh giá là nhằm diễn giải dữ liệu phân tích và
đƣa ra kết luận phục vụ cho công tác quản lý.
Nội dung chính bao gồm:
- Diễn giải các dữ liệu phân tích và đƣa ra kết luận.
- Rút ra các bài học kinh nghiệm.
- Khuyến nghị.
- Trình bày các kết quả theo dõi, đánh giá.
- Sử dụng các kết quả đánh giá hỗ trợ quá trình quản lý.
Đầu ra của bƣớc 3: Báo cáo theo dõi đánh giá. Báo cáo này đƣợc hoàn
thành và gửi các bên liên quan theo thời hạn quy định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác theo dõi đánh giá các chƣơng
trình, dự án
1.1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng
Hệ thống theo dõi, đánh giá dù đƣợc thiết kế phù hợp và hay đến mấy
cũng không thực hiện đƣợc một cách hiệu quả nếu không tính đến các yếu tố
nhƣ ngân sách vận hành hệ thống, cán bộ đủ năng lực, kỹ năng sử dụng máy
tính…, cụ thể nhƣ sau:
- Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có phẩm chất, có trình độ khoa học
công nghệ và có năng lực đƣợc xem là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công
và hiệu quả của công tác theo dõi và đánh giá. Nguồn nhân lực không đáp ứng
yêu cầu dẫn đến hệ thống theo dõi và đánh giá của chƣơng trình vận hành km,
phân tích và đánh giá không đúng thực trạng, có thể sẽ đƣa ra những kết luận
thiếu chính xác.
- Ngân sách: Ngân sách là điều kiện cần để tổ chức cũng nhƣ vận hành
thực hiện hệ thống theo dõi và đánh giá, không có ngân sách sẽ khó khăn trong
việc tổ chức thực hiện công tác theo dõi và đánh giá (chi cho con ngƣời, chi cho
máy móc - dụng cụ, chi phí quản lý …).
- Thời gian: Thời gian phải phù hợp với nội dung cần theo dõi và đánh giá,
nếu thời gian không đủ cho việc thu thập, phân tích thông tin sẽ có thể dẫn đến
việc đƣa ra kết luận chƣa chính xác, và có thể sẽ đƣa ra các quyết định hỗ trợ
cho quá trình quản lý thiếu chính xác, nếu thời gian dài sẽ gây khó khăn cho đối
tƣợng thực hiện và phiền hà cho đối tác nghiên cứu.
- Thời điểm theo dõi và đánh giá: Dự án triển khai thực hiện đƣợc 2 hoặc
3 năm, hệ thống theo dõi, đánh giá của dự án đó mới bắt đầu triển khai thì việc
thu thập số liệu để so sánh trƣớc và sau dự án cũng không khách quan, toàn diện
về tình hình thực hiện.
- Nội dung và phƣơng pháp thực hiện: việc chuẩn bị đầy đủ các nội dung
và phƣơng pháp tổ chức triển khai việc theo dõi và đánh giá sẽ đƣa ra các kết
luận chính xác về công tác theo dõi, đánh giá bao gồm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
+ Văn kiện chƣơng trình, dự án và các tài liệu liên quan tới việc triển khai
thực hiện chƣơng trình, dự án.
+ Chỉ số và hệ thống theo dõi đánh giá.
+ Khung theo dõi đánh giá
+ Kế hoạch theo dõi, đánh giá
+ Văn bản chỉ đạo thực hiện kế hoạch theo dõi đánh giá
+ Câu hỏi đánh giá.
+ Công cụ thu thập dữ liệu, phân tích thông tin …
1.1.4.2. Một số vấn đề lưu ý khi theo dõi và đánh giá chương trình, dự án
Theo dõi và đánh giá là hai hoạt động tuy riêng biệt song lại hỗ trợ khăng
khít cho nhau. Theo dõi nhằm cung cấp thông tin về tình hình tiến triển của một
chƣơng trình, chính sách hoặc một dự án trong việc thực thi các mục tiêu và các
kết quả đề ra. Nhƣ vậy, mục đích của theo dõi là mô tả hoạt động. Cn đánh giá
lại nhằm tìm ra các nguyên nhân tại sao chƣơng trình/dự án đó đạt hay không
đạt các mục tiêu và kết quả đề ra.
Bên cạnh việc xác định mức độ hoàn thành mục tiêu và các kết quả đã đề
ra, đánh giá cn nhằm tìm ra các nguyên nhân của việc chƣa đạt đƣợc mục tiêu
và kết quả mong muốn (nếu có). Những thông tin thu thập đƣợc qua quá trình
theo dõi chính là cơ sở quan trọng để đánh giá và để rút kinh nghiệm khi xây
dựng kế hoạch, chƣơng trình các hoạt động tiếp theo. Mục đích của theo dõi nói
chung là mô tả hoạt động, tình hình thực hiện, cn mục đích của đánh giá là
nhằm tìm biện pháp đạt đƣợc mục tiêu.
Việc theo dõi và đánh giá chỉ có hiệu quả cao khi thu thập đƣợc và dựa
trên những dấu hiệu, chỉ số thể hiện một cách khách quan, toàn diện về tình hình
thực hiện. Các dấu hiệu, chỉ số đó phải đủ cơ sở để nhận biết chính xác, đƣa ra ý
kiến đánh giá, kết luận hoặc dự báo một cách khoa học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
1.2. Cơ sở thực tiễn về hệ thống theo dõi đánh giá các chƣơng trình dự án
1.2.1. Kinh nghiệm trong công tác theo dõi và đánh giá chương trình, dự án
của các nước và các tổ chức quốc tế.
Công tác theo dõi và đánh giá dự án từ lâu đã trở thành một phần không
thể thiếu trong mọi hoạt động của các nƣớc phát triển. Họ đã đƣa hoạt động này
trở thành một trong những ngành học đƣợc đào tạo phổ biến trong các trƣờng
Đại học nổi tiếng. Bởi vậy, những dự án phát triển của các nƣớc tƣ bản khi triển
khai đều đem đến hiệu quả rất cao và đặc biệt là tính bền vững.
* Nhật Bản
Công tác theo dõi, đánh giá dự án ở Nhật Bản đƣợc thực hiện hết sức cẩn
thận và chuyên nghiệp, rất nhiều dự án đã đƣợc hủy bỏ ngay khi mới chỉ xuất
hiện trên giấy tờ bởi những ảnh hƣởng tới môi trƣờng xung quanh của nó, điển
hình là việc khai thác rừng lấy gỗ. Dựa trên việc đánh giá rất tỉ mỉ trong rất
nhiều lĩnh vực Chính phủ Nhật đã quyết định không thực hiện dự án đó bởi giá
trị kinh tế của việc nhập khẩu gỗ thấp hơn rất nhiều đối với những thiệt hại của
việc khai thác gỗ và giá trị du lịch. Chính vì vậy mà hiện nay, ở nƣớc Nhật
những cánh rừng lớn vẫn tồn tại và trở thành địa điểm du lịch lý tƣởng đem về
cho đất nƣớc những khoản thu nhập không hề nhỏ.
* Malaysia
Tại Malaysia, Nguồn vốn hỗ trợ phát triển đƣợc tập trung vào một đầu
mối là Văn phng Kinh tế kế hoạch, vốn này đƣợc dành cho thực hiện các dự án
có mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực cho ngƣời dân. Văn phng
Kinh tế Kế hoạch Malaysia là cơ quan lập kế hoạch ở cấp trung ƣơng, chịu trách
nhiệm phê duyệt chƣơng trình dự án và quyết định phân bổ ngân sách phục vụ
mục tiêu phát triển quốc gia.
Malaysia công nhận rằng họ chƣa có phƣơng pháp giám sát chuẩn mực.
Song chính vì vậy mà Chính phủ rất chú trọng vào công tác theo dõi, đánh giá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên