Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống cao su nhập nội từ Trung Quốc tại vùng Trung Du và miền núi phía Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 109 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN XUÂN TRƢỜNG



NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA MỘT SỐ
GIỐNG CAO SU NHẬP NỘI TỪ TRUNG QUỐC TẠI
VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP





Thái Nguyên - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NGUYỄN XUÂN TRƢỜNG





NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA MỘT SỐ
GIỐNG CAO SU NHẬP NỘI TỪ TRUNG QUỐC TẠI
VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60. 62. 01. 10


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. NGUYỄN VĂN TOÀN
2. PGS.TS. NGUYỄN HỮU HỒNG

Thái Nguyên - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các thông tin
trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.

Tác giả luận văn





Nguyễn Xuân Trƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các
thầy cô giáo giảng dạy, thầy cô giáo hướng dẫn khoa học, được sự giúp đỡ của cơ
quan, các đồng ghiệp và gia đình. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và
kính trọng đến:
PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng – Phòng đào tạo – Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên;
TS. Nguyễn Văn Toàn –Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi
phía Bắc;
Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, tập thể giáo viên của trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên;
Tập thể lãnh đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc;
Gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập, thực hiện đề tài.

Phú Thọ, ngày 18 tháng 9 năm 2012.
Tác giả luận văn



Nguyễn Xuân Trƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


i
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và yêu cầu 2
2.1. Mục đích 2
2.2. Yêu cầu 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1. Tổng quan về cây cao su 4
1.1. Nguồn gốc xuất sứ và quá trình di nhập 4
1.2. Đặc điểm thực vật học 7
1.3.Yêu cầu sinh thái 9
1.4. Vai trò của cây cao su đối với phát triển kinh tế - xã hội 11
2. Nghiên cứu cải tiến và chọn tạo giống cao su trên thế giới 13
2.1. Tại Indonesia 13
2.2. Tại Malaysia 15
2.3. Tại Srilanka 16
2.4. Tại Ấn Độ 16
2.5. Tại Cote d

Ivorie (châu phi) 18
2.6. Tại Brazil 18
2.7. Tại Trung Quốc 19
2.8. Tại Campuchia 20
3. Nghiên cứu cải tiến và chọn tạo giống cao su tại Việt Nam 21



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ii
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 30
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 30
2.3. Nội dung nghiên cứu 30
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 31
2.5. Phƣơng pháp phân tích và sử lý số liệu 34
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1. Khả năng sinh trƣởng của các giống cao su nhập nội tại vùng Trung du
và miền núi phía Bắc 35
3.1.1. Tỷ lệ sống 35
3.1.2. Sinh trưởng vanh thân 38
3.1.3. Sinh trưởng chiều cao cây 46
3.2. Khả năng chịu lạnh của các giống cao su nhập nội ở vùng Trung du và
miền núi phía Bắc 51
3.2.1. Đánh giá điều kiện vùng trồng và diễn biến điều kiện thời tiết đợt
rét năm cuối năm 2010 và đầu năm 2011 51
3.2.2. Đánh giá thiệt hại của các giống trên các điểm thí nghiệm sau đợt rét
đầu năm 2011 56
3.2.3. Đánh giá mức độ phục hồi sau rét của các giống trên các điểm thí
nghiệm 59
3.3. Mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của các giống cao su nhập nội tại vùng
Trung du và miền núi phía Bắc 63
Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68

4.1. Kết luận 68
4.2. Đề nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

A
Nguồn gen Amazone
CV%
Mức độ biến động số liệu
DVT
Dòng vô tính
IRRDB
Hiệp hội nghiên cứu phát triển cao su quốc tế
KTCB
Kiến thiết cơ bản
LSD
05

Giá trị sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
P
Hệ số Prob
RRIC
Viện nghiên cứu cao su Srilanka

RRII
Viện nghiên cứu cao su Ấn Độ
RRIM
Viện nghiên cứu cao su Malaysia
RRIV
Viện nghiên cứu cao su Việt Nam
SALB
Bệnh cháy lá Nam Mỹ
TB
Trung bình
TV
Tăng vanh
VN 73 - 46
Vân Nghiên 73 - 46
W
Nguồn gen wickham
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iv
DANH MỤC BẢNG

Tên bảng
Trang
Bảng 3.1: Tỷ lệ sống của các giống sau trồng 1 tháng
36
Bảng 3.2: Tỷ lệ sống của các giống sau trồng 20 tháng
37
Bảng 3.3: Sinh trưởng vanh thân các giống tháng 11 năm 2011
38

Bảng 3.4: Tăng trưởng vanh thân các giống 2011 - 2012
40
Bảng 3.5: Sinh trưởng vanh thân qua các tháng trong năm tuổi thứ 2 và 3
của các giống cao su tại Phú Hộ - Phú Thọ
41
Bảng 3.6: Sinh trưởng vanh thân qua các tháng trong năm tuổi thứ 2 và 3
của các giống cao su tại Trấn Yên - Yên Bái
42
Bảng 3.7: Sinh trưởng vanh thân qua các tháng trong năm tuổi thứ 2 và 3
của các giống cao su tại Phong Thổ - Lai Châu
43
Bảng 3.8: Sinh trưởng vanh thân qua các tháng trong năm tuổi thứ 2 và 3
của các giống cao su tại Mai Sơn - Sơn La
45
Bảng 3.9 : Sinh trưởng chiều cao cây của các giống đo vào tháng 11 năm
2010
47
Bảng 3.10: Tăng trưởng chiều cao cây của các giống năm 2010 - 2011
48
Bảng 3.11: Phân loại địa hình và cao trình các điểm thí nghiệm
52
Bảng 3.12: Diễn biến một số chỉ tiêu quan trắc ở các địa phương bố trí thí
nghiệm tháng 1 năm 2011
53
Bảng 3.13: Tỷ lệ thiệt hại phân theo cấp của các giống tháng 2 năm 2011
56
Bảng 3.14: Tỷ lệ thiệt hại phân theo cấp của các giống tháng 2 năm 2011
56
Bảng 3.15: Tỷ lệ thiệt hại phân theo cấp của các giống tháng 2 năm 2011
57

Bảng 3.16: Tỷ lệ thiệt hại phân theo cấp của các giống tháng 2 năm 2011
57
Bảng 3.17: Mức độ phục hồi phân theo cấp của các giống tháng 5 năm
2011
59
Bảng 3.18: Khả năng phục hồi phân theo cấp của các giống tháng 5 năm
2011
59
Bảng 3.19: Khả năng phục hồi phân theo cấp của các giống tháng 5 năm
2011
60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


v
Bảng 3.20: Khả năng phục hồi phân theo cấp của các giống tháng 5 năm
2011
60
Bảng 3.21: Tổng hợp khả năng phục hồi sau rét của các giống cao su theo
địa hình và cao trình tháng 5 năm 2011
61
Bảng 3.22: Mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của các giống cao su trên các
điểm thí nghiệm tháng 4 năm 2011
64
Bảng 3.23: Mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của các giống cao su trên các
điểm thí nghiệm tháng 4 năm 2012
65















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình
Trang
Hình 1.1: Phân bố tự nhiên cây cao su
4
Hình 1.2: Tỷ trọng diện tích trồng cao su các nước trên thế gới năm 2010
6
Hình 1.3: Tỷ trọng sản lượng của các nước trên thế giới năm 2010
6
Hình 3.1: Động thái tăng trưởng vanh thân qua các tháng trong năm tuổi
thứ 2 và 3 của các giống cao su tại Phú Hộ - Phú Thọ
41
Hình 3.2: Động thái tăng trưởng vanh thân qua các tháng trong năm tuổi
thứ 2 và 3 của các giống cao su tại Trấn Yên - Yên Bái

43
Hình 3.3: Động thái tăng trưởng vanh thân qua các tháng trong năm tuổi
thứ 2 và 3 của các giống cao su tại Phong Thổ - Lai Châu
44
Hình 3.4: Động thái tăng trưởng vanh thân qua các tháng trong năm tuổi
thứ 2 và 3 của các giống cao su tại Mai Sơn - Sơn La
45
Hình 3.5: Diễn biến nhiệt độ tối cao và nhiệt độ tối thấp trong tháng 1 và
tháng 2 năm 2011 tại Phú Hộ - Phú Thọ
54
Hình 3.6: Diễn biến nhiệt độ tối cao và nhiệt độ tối thấp trong tháng 1 và 2
năm 2011 tại Chiềng Ban - Mai Sơn - Sơn La
55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây cao su (Hevea bzasiliensis) thuộc họ Euphobiaceae có nguồn ngốc tại
lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ). Cao su được du nhập vào Việt Nam năm 1897 và
được trồng chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ (vùng truyền thống). Đây là vùng có
những điều kiện thuận lợi cho cây cao su sinh trưởng, phát triển: Nhiệt độ trung
bình năm từ 26 - 27
0
C, ít thay đổi trong năm; tốc độ gió trung bình 2- 3m/s; cao
trình trồng thấp từ 30 - 250m, tầng đất dầy trên 1m, thành phần cơ giới đất từ thịt
nặng đến trung bình [32]. Đến năm 2010, diện tích trồng cao su cả nước đạt khoảng
740.000 ha [8]. Qua thời gian phát triển, cao su đã chứng tỏ là cây công nghiệp có

giá trị kinh tế cao. Năm 2010, mặt hàng cao su nước ta đã xuất khẩu sang 24 quốc
gia và vùng lãnh thổ đạt kim ngạch xuất khẩu 2,3 tỷ đô la. Hiện nay việc mở rộng
diện tích cao su tại vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đang bị cạnh tranh bởi phát
triển công nghiệp và một số cây trồng lợi thế khác như: cây cà phê, cây tiêu, cây ăn
quả Chính phủ đã có chủ trưởng phát triển cao su ra vùng miền núi phía Bắc.
Theo quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 3 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính
phủ, đến năm 2020 toàn vùng có khoảng 50.000 ha [29],[36]. Năm 2006, Lai Châu
là tỉnh đầu tiên phát triển cây cao su trên diện rộng. Sau 5 năm mở rộng diện tích
tính (2006 - 2011), đã có có 7/15 tỉnh vùng miền núi phía Bắc trồng cao su với quy
mô thử nghiệm và sản xuất ( Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Lao
Cai và Hà Giang) với diện tích ước đạt 19.213 ha [5],[6],[7].
Cao trình, đất đai và đặc biệt là khí hậu của vùng miền núi phía Bắc có
nhiều khác biệt với vùng cao su truyền thống ở nước ta (Đông Nam Bộ). Mùa Đông
lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau có nhiệt độ tối thấp trung bình từ
10 - 15
0
C ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cao su. Việc xác định
giống có khả nặng chịu lạnh, thích ứng với điều kiện khí hậu của vùng là hết sức
cần thiết. Các kết quả nghiên cứu, cũng như các kết luận tại một số hội thảo về phát
triển cao su các tỉnh miền núi phía Bắc đã khẳng định giống cao su là tiền đề số 1
cho việc phát triển cao su ra ngoài vùng truyền thống. Thực tế, ở nước ta cho thấy
không có giống cao su nào là hoàn toàn ưu tú, mỗi vùng trồng đều có cơ cấu giống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
phù hợp riêng [19]. Trong thời gian qua, công tác lai tạo và tuyển chọn giống cao su
ở nước ta chủ yếu được Viện nghiên cứu cao su Việt Nam thực hiện nhằm phục vụ
cho việc phát triển cao su ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một phần của
miền Trung. Hiện nay, việc nghiên cứu và khảo nghiệm giống cao su thích ứng cho

vùng miền núi phía Bắc còn nhiều hạn chế (quy mô, vật liệu, địa điểm nghiên
cứu ). Đến nay, chưa có cơ cấu giống thích hợp cho vùng miền núi phía Bắc. Các
giống được khuyến cáo trồng trên diện rộng trong thời gian qua (IAN 873, GT1,
RRIV 1, RRIM 600, RRIM 712) dựa trên kết quả khảo nghiệm giống trên qui mô
nhỏ được viện nghiên cứu cao su Việt Nam và Viện khoa học kỹ thuật nông lâm
nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp thực hiện từ năm 1994. Do đặc thù là cây công
nghiệp lâu năm nên việc lai tạo và tuyển chọn giống cao su thích ứng cho từng vùng
mất rất nhiều thời gian (khoảng 20 năm) [16].
Trung Quốc là nước rất thành công trong việc phát triển cao su ngoài vùng
truyền thống. Hai vùng trồng cao su đặc thù của Trung quốc: Vân Nam (có mùa
Đông lạnh) và Đảo Hải Nam (ảnh hưởng của gió). Nhờ thành công của công tác
chọn tạo giống theo hướng chịu lạnh và chịu gió nên năng suất cao su ngoài vùng
truyền thống của Trung Quốc đạt từ 1,5 - 2 tấn/ha [15].
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi cho rằng để nhanh chóng có được
giống cao su tốt, giống cao su chịu lạnh kịp thời phục vụ cho sự phát triển cao su
vùng miền núi phía Bắc, thì nhập nội giống từ Trung Quốc là con đường nhanh và
hiệu quả nhất. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng thích
ứng của một số giống cao su nhập nội từ Trung Quốc tại vùng Trung du và miền
núi phía Bắc”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Đánh giá được khả năng thích ứng của một số giống cao su nhập nội từ
Trung Quốc tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc, tìm được giống cao su có khả
năng thích ứng với điều kiện của vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
2.2. Yêu cầu
Đề tài so sánh, đánh giá được khả năng sinh trưởng, chịu lạnh của các giống

nhập nội so với giống GT1 trong điều kiện vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Từ kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn
trong việc xác định cơ cấu giống cao su phù hợp cho vùng miền núi phía Bắc.
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần luận giải thêm cho câu hỏi “cây cao su có
trồng được ở vùng miền núi phía Bắc hay không?”.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả đánh giá khả năng thích ứng của một số giống nhập nội là cơ sở
khuyến cáo giống cho từng tiểu vùng, từng cao trình tại miền núi phía Bắc hiện nay,
giảm thiểu rủi ro khi sử dụng giống không phù hợp, đảm bảo chất lượng vườn cây
trong giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB), làm tiền đề tốt cho chu kỳ kinh doanh và
đem lại hiệu quả kinh tế cho quá trình sản suất.
- Góp phần phát triển cao su bền vững; chuyển đổi cơ cấ u giống cây trồng;
cải thiện đời sống kinh tế cho bà con vùng trồng cao su tại miền núi phía Bắc.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc nhân giống cao su quy mô lớn nhằm
đáp ứng nhu cầu cung cấp giống trồng tại chỗ trong giai đoạn hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Tổng quan về cây cao su
1.1. Nguồn gốc xuất sứ và quá trình di nhập
Cao su (Hevea brasiliensis) vốn là cây mọc hoang dại trong lưu vực sông
Amazone - Brazil và các vùng kế cận. Chi Hevea phân bố từ vĩ tuyến 15
0
Nam đến vĩ

tuyến 6
0
Bắc và kinh tuyến 46
0
- 77
0
Tây ở rừng Amazone, Nam Mỹ bao gồm các
nước Brazil Bolivia, Clombia, Peru, Ecuado, Venezuela, French Guiana, Surinam và
Guyana. Vùng sinh thái tư nhiên của cây cao su có hai dạng tiểu vùng khí hậu. Vùng
đất thấp ở phía Bắc lưu vực sông Amazone, thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm với lượng mưa
trung bình trên 2000 mm/năm, không có mùa khô hoặc mùa khô rất ngắn, nhiệt độ
trung bình 28
0
C. Vùng chân đồi của lưu vực sông Amazone hướng về phía Tây dãy núi
Andes và phía Nam Mato Grosso có mùa khô 3 - 5 tháng, mưa ít hơn 1500 mm/năm.
Giữa hai vùng này là kiểu khí hậu trung gian với mùa khô 1 - 3 tháng. Vùng Acre có
lượng mưa từ 1.683 - 2.264 mm/năm với 0 - 4 tháng mùa khô.

Hình 1.1: Phân bố tự nhiên cây cao su (Viện nghiên cứu cao su Việt Nam)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
Nhà thám hiểm Christopher Columbus và các thuỷ thủ khi đi khám phá
các vùng đất châu Mỹ vào các năm 1493 - 1496 đã phát hiện ra chất cao su từ
những quả bóng làm từ nhựa cây của thổ dân đảo Haiti. Đến đầu thế kỷ 19,
Brazil là nước duy nhất xuất khẩu cao su cho công nghiệp thế giới. Bằng nhiều
con đường, cao su đã được di nhập đến các vùng trồng khác nhau.
Năm 1873, Colin và Markham thu được 2.000 hạt cao su tại Cametta gần
cảng Para và đem trồng trong vườn Bách Thảo Kew (Luân Đôn) nhưng chỉ có

12 cây sống được đem trồng trong vườn Bách Thảo ở Calcutta - Ấn Độ, sau đó
không còn cây nào sống. Năm 1876, Henry Wickham mang 70.000 hạt cao su
từ vùng Rio Tapajoz ở vùng thượng lưu sông Amazone về vườn thực vật Kew
và có 2.700 hạt nẩy mầm và phát triển thành cây được. Cùng thời gian ấy Cross
thu được 10.000 cây từ vùng bán đảo Para Marajo (hạ lưu sông Amazone )
cũng gửi về Kew để trồng. Sau đó vào tháng 9 năm 1876 các cây cao su từ
vườn thực vật Kew được đưa về vườn thực vật Cylon (Srilanka), một số ít được
đưa sang vườn thảo mộc Singapore nhưng kết quả là không còn cây nào sống.
Năm 1883: 22 cây cao su sống tại vườn thực vật Ceylon được phân phối để
trồng trên Thế giới. Năm 1892, sản lượng cao su thu được từ những cây nhân
trồng tại Ceylon có chất lượng tốt và tiếp theo đó là 120 ha cây cao su đầu tiên
được nhân trồng ở Malaysia [20].
Hiện nay có 24 Quốc gia trồng cao su tại 3 châu lục: Á, Phi và Mỹ La
Tinh. Tổng diện tích toàn Thế giới khoảng 9,4 triệu ha, trong đó Châu Á chiếm
93%, Châu Phi 5% và Mỹ La Tinh, quê hương của cây cao su chưa đến 2%
diện tích cao su Thế giới. Việc mở rộng diện tích cao su vùng Nam Mỹ gặp khó
khăn do bị hạn chế bởi bệnh cháy lá Nam Mỹ (SALB). Indonesia có diện tích
cao su lớn nhất Thế giới, tiếp theo là Thái Lan, Malaisia, Trung Quốc, Ấn Độ
và Việt Nam. Hầu hết diện tích cao su của các nước đều nằm trong vùng truyền
thống. Những nước trồng và xuất khẩu cao su nhiều nhất là Indonesia, Thái
Lan, Malaysia, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, SriLanka, Liberia và
Coted’Ivoire [23]. Tỷ trọng diện tích trồng cao su và sản lượng của những nước
trồng cao su hàng đầu Thế giới được thể hiện ở hình 1.2 và hình 1.3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6

Tỷ trọng diện tích trồng cao su các nước trên thế
giới năm 2010

Indonesia; 29%
Thái Lan; 24%
Malaysia; 9%
Trung Quốc; 8%
Việt Nam; 6%
Ấn Độ; 6%
Các nước khác;
18%

Hình 1.2: Tỷ trọng diện tích trồng cao su các nước trên Thế giới năm 2010

Indonesia; 27%
Thái Lan; 32%
Malaysia; 9%
Trung Quốc; 6%
Việt Nam; 7%
Ấn Độ; 8%
Các nước khác;
11%

Hình 1.3: Tỷ trọng sản lượng của các nước trên Thế giới năm 2010
“ Nguồn: MO YEYONG, 2011”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7
1.2. Đặc điểm thực vật học
Cây cao su khi ở tình trạng hoang dại tại vùng nguyên quán Amazone với mật
độ cây thưa thớt (1 cây cho một hay vài ha) và với chu kỳ sống trên 100 năm, nên

có dạng cây rừng lớn (đại mộc). Trong điều kiện kinh doanh, do phải thích nghi với
điều kiện sống, nên kích thước và hình dáng cây cao su nhỏ bé hơn: cây trưởng
thành cao tối đa từ 25 - 30m và đạt vanh thân tối đa là 1m khi vào cuối chu kỳ kinh
doanh. Một đặc điểm cần lưu ý khác với cao su trong điều kiện hoang dại: ở dạng
cây thực sinh (cây phát triển từ hạt) có thân cây hình nón với vanh thân giảm dần từ
thấp lên cao; các cây cao su nhân trồng ở dạng cây ghép có thân cây hình trụ có một
mối ghép (chân voi) phình to ra ở vị trí ngay phía trên mặt đất và sự khác biệt về
kích thước của thân cây ở phần thấp và cao không đáng kể [9], [20].
1.2.1. Rễ
Cao su cũng giống như những cây gỗ khác có hai loại rễ là rễ cọc và rễ bàng
(rễ hấp thụ). Rễ cọc đảm bảo cho cây cắm sâu vào đất, giúp cây chống đổ ngã và
đồng thời hút nước và muối khoáng từ các lớp đất sâu. Rễ cọc cây cao su phát triển
sâu khi gặp đất có cấu trúc tốt. Hệ thống rễ bàng cao su phát triển rất rộng, phần lớn
rễ bàng cây cao su nằm trong lớp đất mặt: 50% rễ tập trung ở lớp đất sâu 0 - 75cm.
Trên đất cát, thoáng khí trọng lượng rễ cao su cao hơn trên đất sét. Lúc cây trưởng
thành, trọng lượng toàn bộ hệ thống rễ cao su chiếm 15% trọng lượng toàn cây.
1.2.2. Lá
Cao su là dạng lá kép 3 lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách. Khi trưởng
thành, lá có màu xanh đậm ở mặt trên và màu nhạt hơn ở mặt dưới. Lá gắn với
cuống thành một góc gần 180
0
. Cuống lá dài khoảng 15cm, mảnh khảnh. Các lá
chét có hình bầu dục, hơi dài hoặc hơi tròn. Phần cuối phiến lá chét nơi gắn vào
cuống bằng một cọng lá ngắn có tuyến mật, tuyến mật chỉ chứa mật trong giai đoạn
lá non, vừa ổn định. Số lượng khí khổng ở mặt dưới lá cũng thay đổi từ 22.000 -
38.000 cái/cm
2
tùy theo giống. Khối lượng lá trên cây cao su kiến thiết cơ bản tăng
dần theo tuổi. Lá cao su mọc tập trung lại thành từng tầng. Để hình thành một tầng
lá, trong điều kiện khí hậu Việt Nam vào mùa mưa cần từ 25 - 35 ngày; vào mùa

nắng 40 - 50 ngày. Trên cây cao su non 1 - 2 tuổi, khi chồi ngọn phát triển lên các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
tầng lá mới thì các lá già ở tầng dưới tự hoại. Cây cao su từ tuổi 3 trở lên có đặc
điểm là hàng năm vào một thời điểm tương đối cố định, toàn bộ tán lá vàng và rụng
trụi, sau đó cây tạo lại tán lá non đó là giai đoạn rụng lá sinh lý còn gọi là rụng lá
qua Đông. Thời gian rụng lá kéo dài khoảng 1 tháng tùy thuộc vào giống [20].
1.2.3. Hoa
Cây cao su từ 5 - 6 tuổi trở lên bắt đầu ra hoa. Thường cao su ra hoa vào thời
điểm cây ra lá non tương đối ổn định (tháng 2 - tháng 3 dương lịch). Hoa cao su là
hoa đơn tính đồng chu. Hoa đực và hoa cái mọc riêng nhưng mọc trên cùng một
cây. Trên một chùm hoa, hoa đực thường tụ họp thành một nhóm từ 3 - 7 hoa mọc ở
đoạn dưới các nhánh thứ cấp. Hoa đực nhỏ hơn hoa cái. Hoa cái mọc riêng lẻ từng
cái ở đầu cành, hoa cái to hơn hoa đực, có kích thước bình quân là 8mm dài. Ở cây
cao su, hoa đực và hoa cái không chín cùng một lúc mà thường hoa đực chín trước
một ngày sau thì tàn.
1.2.4. Quả và hạt
Quả cao su hình tròn hơi dẹp có đường kính từ 3 - 5cm, quả nang gồm 3
ngăn, mỗi ngăn chứa 1 hạt. Vỏ quả được cấu tạo bằng nhiều lớp tế bào trong đó có
3 lớp tế bào lignin cơ học, lúc quả chín các lớp lignin cơ học này hoạt động khiến
vỏ quả vỡ và phóng hạt đi xa. Sau 19 - 20 tuần thì quả chín. Hạt cao su hình hơi dài
hoặc hình bầu dục có kích thước thay đổi từ 2,0 - 3,5cm dài. Lớp vỏ ngoài hạt láng,
màu nâu đậm hay nhạt hoặc vàng đậm trên có các vân màu đậm hơn. Khi mới rụng,
hạt có ẩm độ khoảng 36 - 38%. Khi tồn trữ ẩm độ hạt sụt dần đến khi còn dưới 15%
thì hạt không còn khả năng nẩy mầm.
1.2.5. Vỏ và hệ thống ống mủ
Cắt ngang qua thân cây, có thể phân biệt được 3 phần rõ rệt: Phần trong cùng
là gỗ kế đến là lớp tượng tầng và ngoài cùng là lớp vỏ.

a. Vỏ: Vỏ cao su cấu tạo gồm 3 lớp: tầng mộc thiêm, lớp trung bì và lớp nội bì. Lớp
nội bì chứa nhiều ống mủ và các ống mủ sắp xếp khít nhau thành từng hàng, càng
sát tượng tầng số lượng ống mủ càng nhiều.
b. Tượng tầng (cabumin): là tầng phát sinh lipe mộc, là cơ quan sản xuất ra các tế
bào non của thân cây. Tượng tầng trong vỏ cây cao su hoạt động rất mạnh và liên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
tục. Tượng tầng có vai trò quyết định đến sự tăng trưởng và sản lượng của cây.
Khi cạo mủ, tránh chạm và lấy đi tượng tầng gọi là cạo phạm.
c. Ống mủ: Ống mủ được tạo nên từ một phần của tế bào lipe chuyển hóa thành.
Ống mủ có cấu tạo là một ống rỗng có kích thước 20 - 50μm do nhiều tế bào
không có vách ngăn xếp nối tiếp nhau ở vị trí trong nội bì. Các ống mủ xếp
đứng, hơi nghiêng từ phải trên cao xuống trái dưới thấp tạo thành một góc 2
0
1
đến 7
0
1 so với đường thẳng đứng. Càng gần phía gốc số lượng ống mủ càng
tăng. Các ống mủ được xếp thành vòng tròn đồng tâm, bình quân mỗi năm cây
tạo được 1,5 - 2,5 vòng ống mủ. Số lượng ống mủ tăng từ ngoài vào trong. Số
lượng vòng ống mủ của cây ghép nhiều hơn cây thực sinh.
1.3.Yêu cầu sinh thái
1.3.1. Khí hậu
a. Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều với nhiệt độ thích hợp nhất là từ
25 - 30
0
C, trên 40
0

C cây khô héo, dưới 10
0
C cây có thể chịu đựng trong một thời
gian ngắn nếu kéo dài cây sẽ bị nguy hại như héo và rụng lá, chồi ngọn ngưng
sinh trưởng, thân cây cao su KTCB bị nứt nẻ, xì mủ Nhiệt độ thấp dưới 5
0
C
kéo dài sẽ dẫn đến cây chết. Ở nhiệt độ 25
0
C năng suất cây đạt mức cao nhất,
nhiệt độ mát dịu vào sáng sớm (1- 5 giờ sáng) giúp cây cao su sản xuất mủ cao
nhất. Các vùng trồng cao su lớn hiện nay phần lớn là ở vùng khí hậu nhiệt đới có
nhiệt độ bình quân năm 28
0
± 2
0
C và biên độ nhiệt trong ngày 7 - 8
0
C.
b. Lượng mưa: Cây cao su có thể trồng ở những vùng đất có lượng mưa từ 1.500
- 2.000mm/năm, nếu lượng mưa thấp hơn thì cần phải phân bố đều trong năm,
đất phải giữ nước tốt. Ở những nơi không có điều kiện thuận lợi, cây cao su cần
lượng mưa 1.800 - 2.000mm/năm. Các trận mưa tốt nhất cho cây cao su là 20 -
30mm nước và mỗi tháng có khoảng 150mm nước mưa.
c. Gió: Gió nhẹ 1 - 2m/s có lợi cho cây cao su vì giúp cho vườn cây thông
thoáng, khi gió cấp 5 - 6 sẽ làm lá cao su xoăn lại, rách lá, chậm tăng trưởng,
trồng cao su ở những nơi có gió mạnh thường xuyên, gió to, gió lốc sẽ gây hư
hại cho cây, gãy cành, trốc gốc nhất là ở những vùng đất nông rễ cây cao su
không phát triển sâu và rộng được.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



10
d. Giờ chiếu sáng: Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng
cao, giờ chiếu sáng tốt cho cây cao su bình quân là 1.800 - 2.800 giờ/năm, tốt nhất là
vào khoảng 1.600 - 1.700 giờ/năm. Sương mù nhiều gây kiểu khí hậu ướt tạo cơ hội
cho các loại nấm bệnh phát triển tấn công cây cao su. Khi được nhân trồng trên quy
mô lớn trên Thế giới, phần lớn cao su được phát triển tại các cùng khí hậu xa vùng
xích đạo, có vùng trồng lên đến vĩ độ 20
0
như Assam (Ấn Độ): 23
0
vĩ Bắc; Vân Nam
Trung Quốc 22 - 24
0
vĩ độ Bắc. Như vậy, cao su chịu đựng các điều kiện khí hậu
không thuận lợi như vùng nguyên quán với khí hậu nhiệt đới.
1.3.2. Đất đai
Cây cao su có thể phát triển trên các loại đất khác nhau ở vùng khí hậu nhiệt
đới ẩm ướt nhưng thành phần và hiệu quả kinh tế của cây là một vấn đề cần lưu ý khi
nhân trồng cao su trên quy mô lớn. Do vậy, việc chọn lựa các vùng đất thích hợp cho
cây cao su cần được đặt ra.
a. Cao trình: Cây cao su thích hợp với vùng đất có cao trình tương đối thấp (dưới
600m). Càng lên cao càng bất lợi do độ cao càng tăng thì nhiệt độ càng giảm và gió
mạnh. Tuy nhiên, hiện nay với những tiến bộ về giống có thể đưa cao trình trồng cao
su lên cao hơn giới hạn cũ.
b. Độ dốc: Độ dốc đất có liên quan đến độ phì đất, đất càng dốc xói mòn càng mạnh
khiến các dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt bị mất đi nhanh chóng. Khi
trồng cao su trên các vùng đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất chống
xói mòn như làm đường đồng mức, băng chắn nước Vừa bảo vệ được đất không bị

xói mòn vừa dễ cạo mủ, thu mủ và vận chuyển về nơi chế biến.
c. Lý, hoá tính đất: pH giới hạn để trồng cao su là từ 3,5 - 7,0; tốt nhất là từ 4,5 - 5,5.
d. Độ dày tầng đất: Đây là một yếu tố quan trọng. Đất trồng cao su lý tưởng phải có
tầng canh tác sâu 2m trong đó không có tầng trở ngại cho sự tăng trưởng của rễ cao
su như lớp thủy cấp treo, lớp laterit, lớp đá tảng Thực tế hiện nay đất có tầng canh
tác từ 0,8m trở lên là có thể xem là đạt yêu cầu trồng được cao su. Rễ cao su rất mẫn
cảm với mức thủy cấp trong đất. Khi đất có mức thủy cấp thường xuyên ở độ sâu
khoảng 60cm cách mặt đất thì sự phát triển của rễ cao su sẽ gặp trở ngại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
e. Kết cấu đất: Đất có thể trồng cao su phải có thành phần sét ở lớp đất mặt (0-
30cm) tối thiểu 20% và lớp đất sâu hơn (> 30cm) tối thiểu là 25%. Ở nơi mùa khô
kéo dài, đất phải có thành phần sét 30 - 40% mới thích hợp trồng cây cao su. Ở
vùng khí hậu khô hạn, đất có tỷ lệ sét từ 20 - 25% (đất cát pha sét) được xem là giới
hạn cho cây cao su. Các loại đất có thành phần hạt thô (θ = 1 - 2cm) chiếm 30% ở
chiều sâu 20 - 30cm cách đất: ít thích hợp cho cây cao su. Đất có thành phần hạt thô
chiếm trên 50% trong 80cm lớp đất mặt xem như không thích hợp cho cây cao su.
Các thành phần hạt thô sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của rễ cao su và ảnh hưởng
bất lợi đến khả năng dự trữ nước của đất.
g. Chất dinh dưỡng trong đất: Cây cao su cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng đa
lượng như: N, P, K, Ca, Mg và cả vi lượng. Đối với cây cao su, các chất dinh dưỡng
trong đất không phải là yếu tố giới hạn nghiêm trọng. Tuy nhiên, trồng cao su trên
các loại đất nghèo dinh dưỡng cần đầu tư nhiều phân bón sẽ làm tăng chi phí đầu tư
khiến hiệu quả kinh tế kém đi.
1.4. Vai trò của cây cao su đối với phát triển kinh tế - xã hội
Cây cao su chiếm vị trí quan trọng trong nền nông lâm nghiệp nước ta và
được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: cây lấy mủ, lấy gỗ, cây bảo vệ đất

và chống xói mòn. Sản phẩm cao su đã và đang được ứng dụng nhiều trong cuộc
sống như: cao su thiên nhiên gắn với ngành sản xuất lốp xe mà ngành này gắn với
phát triển kinh tế của nhiều nước đang phát triển, cao su tổng hợp, đồ gỗ…
1.4.1. Về giá trị kinh tế: Với tổng sản lượng khai thác toàn ngành tăng lên hàng năm,
đạt tốc độ tăng 9,1%/năm và giá bán bình quân tăng lên 19,6%/năm (giai đoạn 2000-
2006) thì lợi nhuận của ngành cao su không ngừng tăng lên. Năm 2005, lợi nhuận
trước thuế toàn ngành là 6.662,4 tỷ đồng tăng 18,42 lần so với năm 2000.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế toàn ngành cũng tăng nhanh, năm 2000 tỷ suất lợi
nhuận trước thuế toàn ngành là 15,8% thì đến năm 2005 đã tăng lên đạt 40,9%, năm
2006 đạt 44,9%, ngành cao su đang phát triển ngày càng có hiệu quả cao về mặt
kinh tế. Cây cao su là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, kim
ngạch xuất khẩu gia tăng nhanh chóng. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỷ
USD. Năm 2010, mặt hàng cao su nước ta đã xuất khẩu sang 24 Quốc gia và vùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12
lãnh thổ đạt kim ngạch xuất khẩu 2,3 tỷ USD và trở thành nông sản xuất khẩu lớn
thứ 2 sau gạo và vượt qua cà phê. Ngoài sản phẩm chính là mủ, mỗi hecta hàng năm
có thể cung cấp khoảng 450kg hạt, có thể ép được 56 kg dầu phục vụ cho công nghệ
chế biến sơn, xà phòng, thức ăn chăn nuôi và làm phân bón rất tốt. Cao su có thể
tổng hợp được từ công nghệ hóa dầu, diễn biến giá dầu thô và giá cao su thiên nhiên
tỷ lệ thuận với nhau. Sau chu kỳ kinh doanh mủ, khi chặt hạ để trồng lại, cây cao su
còn cho một lượng gỗ tương đối lớn (bình quân từ 130 - 258m
3
/ha) phục vụ cho chế
biến đồ gỗ gia dụng và xuất khẩu. Gỗ cao su được đánh giá cao vì có thớ dày, ít co,
màu sắc hấp dẫn được đánh giá như là loại gỗ “ thân thiện với môi trường” và giá trị
tương đương gỗ nhóm III.
Hiện nay tùy theo nguồn gốc giống, mật độ vườn cây và trình độ thâm canh,

năng suất một số giống đang trồng ở nước ta cho thấy sau 20 – 21 năm tuổi, 1 ha
cao su có thể đạt sản lượng gỗ từ 162 – 389m
3
, trong đó trữ lượng gỗ thân chính
chiếm khoảng 75 – 77% [23].
1.4.2. Về xã hội: Việc trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su đòi hỏi một lực lượng
lao động khá lớn (bình quân 1 lao động cho 2 - 3 ha) và ổn định lâu dài trong 20 - 30
năm cho nên trên các diện tích trồng cây cao su với quy mô trung bình đến lớn, một
số lượng công nhân ổn định sẽ được giao công việc thường xuyên và ổn định trong
thời gian dài. Ngoài ra, hệ thống đường sá, điện nước, trường học cũng được xây
dựng. Trồng cao su góp phần phân bổ dân cư hợp lý giữa vùng thành thị và vùng
nông thôn, thu hút lao động cho các vùng trung du, miền núi, vùng định cư của dân
tộc ít người, đời sống của nhân dân ổn định, trật tự xã hội và an ninh quốc phòng
được giữ vững.
1.4.3. Về môi trường: Trên các loại đất bạc màu, đất đồi dốc, đất trống đồi trọc, cây
cao su khi trồng với diện tích lớn còn có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc, chống
xói mòn, bảo vệ môi trường rất tốt nhờ vào tán lá cao su rậm, diện tích che phủ rộng.
Ngoài ra, do chu kỳ sống của cây cao su có thời gian dài 20 - 30 năm cho nên bảo vệ
vùng sinh thái được bền vững trong thời gian dài. Kết quả theo dõi cho thấy, trên các
loại đất tái canh cao su, nếu trong chu kỳ canh tác trước vườn cây được chăm sóc thích
hợp thì độ phì của đất hầu như được đảm bảo như tình trạng trước khi trồng cao su.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13
Khả năng đóng góp về sinh khối của vườn cao su sau một chu kỳ kinh doanh tương
đương với rừng tự nhiên nhiệt đới ẩm, song song với tác dụng bảo vệ, phục hồi đất
nhờ khả năng che phủ đất thường xuyên như rừng. Các nghiên cứu cho thấy trong
chu kỳ kinh doanh của 1ha cao su có thể đồng hóa trên 135 tấn Carbon, trong đó có
khoảng 42 tấn cho việc sản xuất cao su và 93 tấn cho việc tạo sinh khối. Sản xuất cao

su thiên nhiên mang ý nghĩa thân thiện với môi trường nhờ vào việc hấp thu năng
lượng rất thấp của vườn cao su để sản xuất ra cao su thiên nhiên. Bên cạnh đó, so với
một số cây trồng dài ngày khác như: chè, cọ dầu, dừa, lượng dinh dưỡng cây cao su
lấy đi từ đất để tạo ra sản phẩm thu hoạch thấp hơn rất nhiều, chưa kể hàng năm 1ha
vườn cao su còn hoàn trả lại cho đất một khối lượng rất lớn chất dinh dưỡng và chất
hữu cơ thông qua khoảng 6 tấn lá rụng trong mùa qua Đông [23].
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu tác động môi trường của rừng trồng cao su ở
Việt Nam năm 2009 của Vương Văn Quỳnh, độ tàn che tầng cây cao ở rừng cao su
không khác biệt so với rừng trồng đối chứng nhưng nhỏ hơn so với rừng tự nhiên.
Chưa có sự khác biệt rõ rệt về độ chặt đất giữa rừng cao su và rừng đối chứng. Độ
chặt tầng đất mặt ở rừng cao su tăng lên một chút so với rừng đối chứng nhưng
không rõ ở các tầng sâu. Cường độ xói mòn ở rừng cao su trung bình là 0,46
mm/năm, còn ở rừng đối chứng là 0,34 mm/năm. Độ ẩm trung bình ở rừng đối
chứng là 20,0% còn ở rừng cao su là 25,6 % [26].
2. Nghiên cứu cải tiến và chọn tạo giống cao su trên thế giới
2.1. Tại Indonesia
Cây cao su du nhập đầu tiên vào Indonesia năm 1876 từ Kiew (Anh Quốc)
trong số tập đoàn hạt do Wickham sưu tập, nhưng đợt này chỉ có 2 cây sống.
Năm 1892, Indonesia nhập thêm nguồn giống Wickham từ Malaysia và sống
được 33 cây. Số cây này trở thành nguồn cung cấp hạt cho các vườn cao su ở
Indonesia trong thời kỳ này. Cremer đã tiến hành đánh giá sản lượng trên 33 cây
thực sinh này từ năm 1910 và chọn lọc những cây cao sản, khuyến cáo sử dụng
hạt của các cây mẹ cao sản để trồng ra sản xuất. Những vườn từ hạt chọn lọc này
đã đạt năng suất 639-704 kg/ha/năm, cao hơn so với vườn hạt tạp 496
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
kg/ha/năm. Năm 1910, Indonesia tiếp tục nhập giống khối lượng lớn hạt từ
Srilanka và Malaysia để trồng [16].

Năm 1899 và 1913 - 1916, Indonesia đã nhập trực tiếp các nguồn giống nhiều
loài cao su ở Brazil và Surinam: Hevea spruceana, Hevea guianensis, Hevea collina.
Nguồn giống này về sau được phối hợp lại với nguồn Hevea brasiliensis, nhưng sản
lượng con lại rất kém dù rằng sinh trưởng khá tốt do đó không được chú trọng.
Năm 1917, Indonesia đã thành công lần đầu phương pháp ghép nhân giống
vô tính ở cây cao su và từ đó lan truyền ra các nước khác. Các cây mẹ thực sinh cao
sản từ quần thể hạt tạp được nhân thành các dòng vô tính như: Tj 1, Tj 16, PR 107,
GT 1, BD 5, BD 10, AVROS 49, AVROS 352, LCB 1320
Năm 1919, Indonesia cũng là nơi bắt đầu phương pháp thụ phấn nhân tạo để
tạo giống mới. Từ 1929 - 1951, Indonesia nhập thêm giống để tăng cường nguồn
vật liệu lai tạo gồm 29 dòng vô tính (DVT) từ Malaysia, 20 dòng từ Srilanka và 2
dòng Việt Nam.
Indonesia đã đạt một số kết quả ban đầu khá tốt trong chương trình lai tạo
giống. Một số giống lai đã được khuyến cáo rộng cho sản xuất. Nước này đã đóng
góp lớn cho các đợt trao đổi giống đa phương giữa các nước trồng cao su: năm 1954
là 40 DVT và năm 1974 là 10 DVT. Một số giống ưu tú nổi tiếng trong thời kỳ này:
PR 255, PR 261, AVROS 2037, BpM 24 Đồng thời Indonesia cũng làm giàu
nguồn giống cải tiến nhờ các đợt trao đổi giống này [16].
Năm 1955, Indonesia nhập từ Malaysia các giống kháng bệnh cháy lá Nam
Mỹ (SALB) gồm 9 DVT Ford, 2 FB và 14 FX. Năm 1956 - 1957, nhập 7 DVT
Malaysia, 6 FX và IAN. Sau năm 1981, Indonesia cũng tiếp nhận nguồn gen do
IRRDB tổ chức thu thập là 7.783 kiểu di truyền [16].
Từ năm 1985, Indonesia chú trọng sử dụng nguồn di truyền Nam Mỹ cải tiến
(WA). Kết quả của vụ lai 1985 - 1992 trên cây 2 năm tuổi đạt tiến bộ cao về sản
lượng và sinh trưởng. Một số dòng vô tính có triển vọng nhất do Viện nghiên cứu
cao su Indonesia lai tạo đều có nguồn gen Nam Mỹ (IAN, FX): IRR 100, IRR 118,
IRR 112, IRR 117.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



15
Theo tác giả Aidi Daslin and Seckar Woelan (2006), khi đánh giá những
dòng cao su mới cho thấy: một số dòng vô tính series IRR 100 và 200 như IRR 104,
IRR 112, IRR 118, IRR 211 và IRR 220 có tiềm năng sản lượng mủ và gỗ thích hợp
khuyến cáo cho sản xuất. Các dòng vô tính IRR 104, IRR 211 và IRR 220 có sản
lượng cao nhưng tiềm năng gỗ trung bình. Các dòng vô tính mủ gỗ như: IRR 112
và IRR 118. Các dòng vô tính này có tiềm năng cao về sản lượng mủ và gỗ, thời
gian KTCB ngắn hơn 4 năm [37].
2.2. Tại Malaysia
Chương trình cải tiến giống cao su tại Malaysia chủ yếu do Viện nghiên cứu
cao su Malaysia RRIM (Rubber Research Institute of Malaysia, thành lập 1925) và
công ty cao su tư nhân Prang Besar (thành lập năm 1921) thực hiện. Công ty Prang
Besar đã tuyển chọn được một số cây mẹ đầu dòng xuất sắc những năm 1920 - 1930:
PB 24, PB 49, PB 86 sau đó thực hiện chương trình lai tạo giống theo phương pháp
giao phấn mở rộng giữa các giống và chọn lọc theo đa tính trạng. Đã có nhiều DVT
xuất sắc: PB 235, PB 255, PB 311, PB 330, PB 350, PB 355 Công ty cũng đã xây
dựng từ năm 1928 các vườn thụ phấn tự do giữa các cha mẹ chọn lọc, không cận thân
và được cách ly (Prang Besar Isolated Gaden). Đã sản sinh nhiều quần thể đa giao
PBIG có giá trị cao và được khuyến cáo trồng ở những nơi có điều kiện môi trường
khó khăn (PBIG/GG6, PBIG/GG7) và cây mẹ đầu dòng tạo nên các DVT xuất sắc
(PB 28/59, PB 280, RRIC 7 ). Hiện nay, công ty Prang Besar đã ngừng hoạt động
nghiên cứu về cao su .
Kết quả cải tiến giống ở Malaysia được đánh dấu bằng sự tiến bộ về năng
suất của những giống xuất hiện rộng qua từng giai đoạn từ 1950 đến nay.
Chương trình cải tiến giống của RRIM tiến bộ chậm dần vì sự hạn hẹp của vốn
di truyền ban đầu [39].
Năm 1981, RRIM trở thành trung tâm lưu trữ nguồn gen do IRDB sưu tập,
hiện còn 9.748 kiểu di truyền dạng cây thực sinh. Nguồn gen hoang dại Nam Mỹ
(A) được RRIM sử dụng trong các kiểu giao phấn với các giống Đông Nam Á (W)
cao sản PB 324, PB 330, PB 5/51, PR255, RRIM 600. Đến 1995, nhằm tạo tuyển

giống cao su có năng suất gỗ - mủ, RRIM đã thu thập thêm 70.000 hạt từ cao su
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×