Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam Thực trạng và giải pháp.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.59 KB, 79 trang )

Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1: Tổng quan về Bảo Hiểm Thất Nghiệp 3
1.1. Một số vấn đề về thất nghiệp 3
1.1.1.Khái niệm về thất nghiệp 3
1.1.2. Các nguyên nhân gây thất nghiệp 6
1.1.3. Phân loại thất nghiệp 10
1.1.4. Tác động của thất nghiệp đến sự phát triển kinh tế – xã hội 13
1.1.5. Thất nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta hiện nay
17
1.2. Tổng quan về bảo hiểm thất nghiệp 22
1.2.1. Khái niệm 22
1.2.2. Sự ra đời và phát triển 22
1.2.3. Nội dung bảo hiểm thất nghiệp 25
1.2.4. Tác dụng của Bảo Hiểm Thất Nghiệp 27
1.3. Phân biệt bảo hiểm thất nghiệp với các loại bảo hiểm khác 28
1.3.1. Phân biệt bảo hiểm thất nghiệp với Bảo hiểm thương mại 28
1.3.2. Phân biệt Bảo hiểm thất nghiệp với các loại Bảo hiểm khác 31
Chương 2: Thực tế triển khai Bảo Hiểm Thất Nghiệp ở Việt Nam 32
2.1. Những quy định pháp lý về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam 32
2.1.1. Các văn bản pháp lý điều chỉnh Bảo Hiểm Thất Nghiệp…………… 32
2.1.2. Nội dung chế độ Bảo Hiểm Thất Nghiệp………………………………32
2.1.3. Quy trình triển khai Bảo Hiểm Thất Nghiệp 36
2.2. Thực trạng triển khai bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam 40
2.2.1. Tình hình thu tiền BHTN 40
2.2.2. Tình hình chi tiền BHTN 41
2.2.3. Tình hình giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp hưởng
BHTN 41
1
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học


2.2.4. Tình hình hỗ trợ đào tạo học nghề cho người lao động hưởng BHTN. .
42
2.3. Đánh giá thực tế triển khai Bảo Hiểm Thất Nghiệp ở Việt Nam 43
2.3.1. Những kết quả đạt được 43
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 49
2.4. Kinh nghiệm một số nước về triển khai Bảo Hiểm Thất Nghiệp 56
2.4.1. Kinh nghiệm một số nước 56
2.4.2. Những kinh nghiệm có thể vận dụng 63
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh Bảo Hiểm Thất Nghiệp ở Việt Nam 66
3.1. Định hướng phát triển Bảo Hiểm Thất Nghiệp trong thời gian tới 66
3.2. Các giải pháp 68
3.2.1 Các giải pháp về mặt pháp lý 68
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về BHTN ở Việt Nam 71
Kết luận 75
Tài liệu tham khảo
2
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
VN Việt Nam
TN Thu nhập
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTM Bảo hiểm thương mại
DN Doanh nghiệp
NLĐ Người lao động
Bộ LĐ-TBXH Bộ lao động thương binh
xã hội
3
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vào thế kỉ 19, ở một số nước Châu Âu như Đức, Ý, Thụy Điển, một loại
hình bảo hiểm mới đã được triển khai nhằm bảo vệ, hỗ trợ những đối tượng lao
động thất nghiệp. Đó là bảo hiểm thất nghiệp ( BHTN ). Cho đến nay, loại hình
bảo hiểm này đã được thực hiện rộng rãi ở các nước phát triển với những điều
luật quy định hết sức chặt chẽ; đem lại nhiều ý nghĩa to lớn cũng như tác dụng
tích cực về mặt kinh tế xã hội.
Tại Việt nam, loại hình bảo hiểm này là vô cùng mới mẻ. Luật BHTN Việt
nam mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.1.2009 và theo quy định, chính sách
BHTN thực sự đi vào thực hiện từ ngày 1.1.2010. Sự ra đời của loại hình bảo
hiểm này thực sự là một bước tiến lớn trong con đường phát triển của ngành bảo
hiểm Việt nam nói riêng và nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà
nước ta nói chung. Nhất là khi, sự ra đời này lại gắn trong giai đoạn đầy khó
khăn, tồi tệ của nền kinh tế Việt nam cũng như kinh tế thế giới; giai đoạn mà
chúng ta phải chứng kiến nhiều doanh nghiệp phá sản, hàng nghìn lao động rơi
vào cảnh thất nghiệp. Trong những năm qua, chúng ta đã làm được những gì,
vấp phải những khó khăn gì; người dân, nhất là đối tượng lao động, họ phản ứng
thế nào với chính sách mới này? Mong muốn tìm hiểu rõ hơn những vấn đề mới
mẻ này chính là lí do em lựa chọn đề tài “ Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam -
Thực trạng và giải pháp”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm các mục đích cơ bản:
Thứ nhất, làm rõ khái niệm, nội dung và các vấn đề liên quan đến thất
nghiệp
Thứ hai, đánh giá hiệu quả quá trình thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp ở
Việt Nam, cũng với những tồn tại và nguyên nhân
4
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
Thứ ba, Kiến nghị những hướng thực hiện để khắc phục những tồn tai để

thực hiện hiệu quả hơn chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu làm rõ những lý luận chung về thất nghiệp và vấn đề thực
hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam. Từ đó đề ra những giải pháp có
hiệu quả để thực hiện chế độ Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì đề tài gồm 3
phần chính :
Chương 1: Tổng quan về Bảo hiểm thất nghiệp
Chương 2: Thực tế triển khai Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô!
5
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THẤT NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm về thất nghiệp
John Maynard Keynes – một nhà kinh tế học được coi là có nghiên cứu
khá thành công về thất nghiệp cho rằng: “Vấn đề thất nghiệp không phải là hiện
tượng độc lập của nền kinh tế mà đó là kết quả của các quy luật nhất định để đạt
được sự cân bằng của hệ thống kinh tế”. Theo ông nạn thất nghiệp tồn tại dưới
dạng bắt buộc mà trong đó “tổng cung về lao động của những người lao động
muốn làm việc với tiền lương danh nghĩa tại một thời điểm lớn hơn khối lượng
việc làm hiện có”.
Samuelson – một trong số các nhà kinh tế học hiện đại đã đưa ra lý thuyết
mới về thất nghiệp: “Đó là hiện tượng người có năng lực lao động không có cơ
hội tham gia lao động xã hội, bị tách khỏi tư liệu sản xuất. Và trong nền kinh tế
thị trường, luôn luôn tồn tại một bộ phận người lao động bị thất nghiệp. Tỷ lệ
thất nghiệp cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng giải quyết việc làm

của Chính phủ và sự đấu tranh của giới thợ đối với giới chủ”.
Các quan điểm khác nhau đúng theo những cách khác nhau đã góp phần
đưa ra một cái nhìn toàn diện về thất nghiệp.
Tại Điều 20 Công ước số 102 (1952) của tổ chức lao động Quốc tế (gọi
tắt là ILO) về Quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội định nghĩa: “Thất nghiệp là
sự ngừng thu nhập do không có khả năng tìm được một việc làm thích hợp trong
trường hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc, theo định nghĩa
này để xác định tình trạng thất nghiệp cần hai điều kiện “có khả năng làm việc”
và “sẵn sàng làm việc”; sau đó Công ước số 168 (1988) bổ sung thêm vào định
nghĩa này khái niệm “tích cực tìm kiếm việc làm”.
6
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
Tại hội nghị Quốc tế về thống kê lao động lần thứ 13 tại Genevơ năm
1982 về Thống kê dân số hoạt động kinh tế, việc làm, thát nghiệp vừa thiếu việc
làm đã thống nhất đưa ra khái niệm về thất nghiệp như sau: “Thất nghiệp bao
gồm toàn bộ số người ở độ tuổi quy định trong thời gian điều tra có khả năng
làm việc, không có việc làm và đang đi tìm kiếm việc làm”.
Từ định nghĩa về thất nghiệp, ILO đã đưa ra bốn tiêu chí cơ bản để xác
định “người thất nghiệp” đó là:- trong độ tuổi lao động -có khả năng lao động
đang không có việc làm đang đi tìm việc làm.
Nhìn chung, các tiêu chí này mang tính khái quát cao, đã được nhiều nước
tán thành và lấy làm cơ sở để vận dụng tại quốc gia mình khi đưa ra những khái
niệm về người thất nghiệp. Ví dụ như: Trong Luật bảo hiểm thất nghiệp ở
CHLB Đức (1969) định nghĩa: “Người thất nghiệp là người lao động tạm thời
không có quan hệ lao động hoặc chỉ thực hiện công tác ngắn hạn”. Ở Trung
Quốc người thất nghiệp là: “Người trong độ tuổi lao động, có sức lao động,
mong muốn tìm việc nhưng không có việc”. Ở Pháp, người thất nghiệp “là
người không có việc làm, có điều kiện làm việc và đang tìm việc làm”.
Việc đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về “người thất nghiệp” là rất quan
trọng, từ đây sẽ tạo một cơ sở chung giúp cơ quan Nhà nước có những thống kê

chính xác về tình trạng thất nghiệp, và đề ra những chính sách khắc phục tình
trạng thất nghiệp và những hậu quả của nó phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội
của quốc gia. Ở Việt Nam từ khi chuyển đổi nên kinh tế sang cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước, thuật ngữ “thất nghiệp” được đề cập đến trong
những văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước ta (khởi đầu là Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII) và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam giai đoạn 2001- 2010, giai đoạn 2010 - 2020.
Một số nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam đã đưa ra những khái niệm về
thất nghiệp như: “Thất nghiệp là hiện tượng mà người có sức lao động, có nghề,
muốn đi làm việc, không có việc làm và đã đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền”
(Kỷ yếu hội thảo khoa học 1988 Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội). “Thất
7
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
nghiệp là tình trạng trong đó người có sức lao động trong độ tuổi lao động
không có việc làm và đang cần tìm một việc làm có trả công” (Đề tài khoa học
cấp Bộ (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) năm 1996).
Năm 2006, khái niệm “người thất nghiệp” đã được luật hóa và trở thành
thuật ngữ pháp lý tại khoản 4 điều 3 Luật BHXH. Theo đó, người thất nghiệp
được định nghĩa là: “người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm
hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp dồng làm việc nhưng chưa tìm được việc
làm”.
So với các tiêu chí chung của ILO được các quốc gia trên thế giới áp dụng
thì khái niệm này bộc lộ một số hạn chế sau:
Phạm vi xác định người thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay quá
hẹp. BHTN chỉ là một trong những chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà
nước hoạt động theo cơ chế bảo hiểm, do đó không thể coi việc tham gia BHTN
là một chuẩn chung để đánh giá tình trạng việc làm của tất cả lao động trong xã
hội. Điều này đã tạo nên một giới hạn, chỉ những người thuộc đối tượng điều
chỉnh của pháp luật về BHTN mà không có việc làm mới được coi là người thất
nghiệp, xét cho cùng dù có đóng hay không đóng BHTN, về bản chất họ vẫn là

người thất nghiệp. Tham khảo số liệu thống kê về lao động trên phạm vi cả nước
năm 2010 có thể thấy, so với số lao động trong độ tuổi số người tham gia BHTN
chỉ chiếm khoảng 15,24% và khoảng 75,8% so với số người tham gia BHXH,
BHYT bắt buộc. Nếu thực hiện theo khái niệm này thì chắc chắn con số thống
kê về số người thất nghiệp sẽ không bao giờ đúng với thực tế, nếu như không
muốn nói là quá nhỏ so với thực tế, và kết quả là sẽ rất khó cho các nhà hoạch
định chính sách khi đưa ra những giải pháp để khắc phục tình trạng thất nghiệp
của quốc gia.
Dẫn đến tình huống: người lao động cùng lúc ký nhiều hợp đồng lao động
từ 12 tháng trở lên với nhiều đơn vị khác nhau có tham gia BHTN theo quy định
của pháp luật, khi người này bị mất việc hay chấm dứt hợp đồng lao động ở nơi
đang đóng bảo hiểm thì họ cũng là người thất nghiệp.
8
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
Như vậy, có thể tham khảo các tiêu chí của ILO để xây dựng khái niệm
về “Người thất nghiệp” theo hướng toàn diện hơn, chẳng hạn: “Người thất
nghiệp là người trong độ tuổi lao động và có khả năng làm việc, hiện không có
việc làm đem lại thu nhập, đang tích cực tìm việc và sẵn sàng làm việc”. Còn
các giới hạn về đối tượng tham gia và thụ hưởng BHTN nên quy định trong
phần “đối tượng tham gia BHTN” và “điều kiện hưởng BHTN” sẽ phù hợp hơn.
1.1.2. Các nguyên nhân gây thất nghiệp
- Thất nghiệp gia tăng do suy giảm kinh tế toàn cầu: Nguyên nhân khiến
người lao động bị mất việc chủ yếu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, có doanh nghiệp phải đóng cửa hoàn
toàn do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, nhất là những doanh nghiệp xuất
khẩu. Chính vì vậy, họ phải “dãn thở” dẫn đến lao động mất việc làm. Đây là
nguyên nhân chủ yếu. Trong năm 2008, mức lạm phát ở Việt Nam đã lên tới gần
23%, tuy thấp hơn một ít so với mức mà người ta chờ đợi, nhưng rõ ràng năm
2008 đã là năm mà vật giá leo thang rất nhiều.
Bên cạnh lý do lạm phát, Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy

giảm tăng trưởng toàn cầu, nhất là vì kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều
vào đầu tư ngoại quốc và xuất khẩu (đặc biệt là sang Hoa Kỳ và châu Âu). Danh
sách các doanh nghiệp phải giải thể, ngưng hoạt động, thu hẹp sản xuất ngày
càng nhiều. Hậu quả là nạn thất nghiệp sẽ tăng cao ở Việt Nam trong năm nay.
Nếp nghĩ có từ lâu trong thanh niên là thói quen đề cao việc học để
"làm thầy" mặc dù nếu bản thân học "làm thợ" sẽ tốt hơn hay "thích làm Nhà
nước, không thích làm cho tư nhân"; như vậy là thiếu thực tế bởi không dựa trên
khả năng của bản thân và nhu cầu xã hội. Một bộ phận LĐ trẻ có biểu hiện ngộ
nhận khả năng bản thân; một bộ phận khác lại tự ti, không đánh giá hết năng lực
thực sự của mình. Chọn nghề theo "nếp nghĩ" sẽ dễ mắc những sai lầm. Rất
nhiều LĐ trẻ "nhảy việc" để tìm kiếm thu nhập cao nên dẫn đến tình trạng dễ bị
mất việc.
9
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
Lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp, chưa đáp ứng được yêu
cầu mới, tính chuyên nghiệp chưa cao. Việc kỹ năng không đáp ứng yêu cầu và
sự thiếu phối hợp giữa hệ thống đào tạo và giáo dục, các nhu cầu thị trường LĐ
và quan niệm lạc hậu về vai trò và trách nhiệm giới. Tỷ lệ lao động được đào tạo
nghề rất thấp, chỉ khoảng 26%. Lao động của chúng ta đúng là dồi dào thật
nhưng vẫn không tìm được việc làm, hoặc có việc làm nhưng không ổn định một
phần do trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, lao động vẫn trong tình
trạng bán chuyên nghiệp, công việc chắp vá, không ổn định.
Theo thống kê, cả nước hiện có 1.915 cơ sở dạy nghề (CSDN) trong đó có
1.218 CSDN công lập (chiếm 64%), bao gồm: 262 trường dạy nghề, 251 trường
ĐH, CĐ, TCCN và 803 cơ sở khác có dạy nghề. Trong đó đáng chú ý là khoảng
355 CSDN thuộc các doanh nghiệp. Trong những năm qua, bình quân mỗi năm
các trường nghề thuộc doanh nghiệp đào tạo khoảng 90.000 đến 100.000 học
sinh nghề dài hạn và hàng trăm ngàn học sinh hệ ngắn hạn. Tuy nhiên, thực tế
hiệu quả của công tác dạy nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bằng chứng là,
hầu hết các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam đều gặp khó khăn trong

việc tuyển dụng lao động, nhất là lao động có tay nghề. Hay như các DN XKLĐ
luôn phải “loay hoay” với các đơn hàng tuyển dụng lao động có tay nghề.
Hiệu quả can thiệp của Chính phủ vào lĩnh vực lao động - việc làm để
đảm bảo an sinh xã hội hoặc tạo điều kiện tăng độ linh hoạt mềm dẻo của thị
trường lao động-nhằm mục tiêu việc làm đầy đủ, việc làm bề vững và có hiệu
quả - phụ thuộc trước hết vào việc đánh giá đúng những nguyên nhân gây ra
từng loại hình thất nghiệp và lựa chọn những công cụ, giải pháp phù hợp.
Thất nghiệp tăng do gia tăng dân số
Khi dân số nhiều,đồng nghĩa đất nước đó sẽ có rất nhiều nhân công
lao động và dễ dàng phát triển kinh tế khi đất nước đó có những chính sách phù
hợp cho từng địa phương hay những cải cách đúng hướng cho kinh tế cũng như
nguồn nhân lực quốc gia. Trái lại là những thách thức to lớn về việc giải quyết
việc làm . Ví dụ đơn giản nhất nền kinh tế lớn thứ hai thế giới,đó là Trung Quốc.
10
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
Ở Trung Quốc vì có dân số rất lớn hơn 1,4 tỷ người nên số lượng
nhân công lâm vào tình cảnh thất nghiệp cũng rất nhiều. Chỉ có một số ít người
có công việc ổn định tại các thành phố lớn,số còn lại trở thành gánh nặng, trở
thành các thành phần xấu, gây ảnh hưởng không tốt cho nền kinh tế. Năm 2008,
Theo số liệu của Bộ Lao động Trung Quốc mỗi năm Trung Quốc có thêm 20
triệu người tham gia vào thị trường lao động trong khi đó chỉ tạo được 12 triệu
việc làm.
Ở Việt Nam,. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội, năm 2009, cả nước đã tạo việc làm cho 1,51 triệu lao động. trong đó, tạo
việc làm trong nước là 1,437 triệu người và xuất khẩu lao động trên 73.000
người. Mà giờ đây nước ta đã đạt gần 90 triệu người.
Trên cơ sở những nghiên cứu về thất nghiệp và tổng hợp ý kiến của
nhiều nhà kinh tế trên thế giới (1), (2), (3), (4)có thể phân loại những nguyên
nhân thất nghiệp và đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến từng loại hình
thất nghiệp theo bảng 1.

11
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
Bảng 1. Nguyên nhân gắn với các loại hình thất nghiệp
Nguyên nhân thất nghiệp
Thất nghiệp
tạm thời
Thất nghiệp
cơ cấu
Thất
nghiệp
nhu cầu
* Không có thông tin về tình hình trên thị trường
lao động.
+++
* Do sự di chuyển của người lao động +++
* Tham gia thị trường lao động lần đầu +++ ++
* Tham gia lại thị trường lao động của những
người trước đây tự nguyện thất nghiệp
+++ ++
* Lạm phát ++
* Mất đất nông nghiệp do làm KCN, KCX ++ ++
* Tăng quy mô lực lượng lao động +++
* Trình độ đào tạo không phù hợp với yêu cầu làm
việc
+++
* Cơ cấu nghiệp vụ (nghề) theo vùng về số lượng
và chất lượng không phù hợp
+++
* Áp dụng công nghệ mới +++
* Thay đổi trong hệ thống giá trị + +++

* Thay đổi cơ cấu dân số +++
* Chính sách tiền lương tối thiểu của Chính phủ +++ +++
* Đình đốn nhu cầu và suy thoái kinh tế ++ +++
* Cơ chế sử dụng lao động trong khu vực nhà nước ++ +++
* Chi phí lao động quá cao +++ +++
* Năng suất lao động thấp +++
* Do tính chất mùa vụ của sản xuất +++
(+ : ảnh hưởng ít ; ++ : ảnh hưởng vừa; +++ : ảnh hưởng nhiều)
Trong bảng 1 ta thấy một nguyên nhân có thể gây ra nhiều hơn một loại
hình thất nghiệp. Ví dụ, suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế gây
ra thất nghiệp nhu cầu nhưng cũng tác động đến một số ngành và lĩnh vực kinh
tế gây ra thất nghiệp cơ cấu. Chính sách tiền lương tối thiểu theo hướng cao có
thể ảnh hưởng đến việc làm gây ra thất nghiệp cơ cấu, đặc biệt với những người
tham gia thị trường lao động lần đầu và những người chưa có tay nghề hoặc tay
nghề thấp; đồng thời làm giảm nhu cầu lao động của một số doanh nghiệp. Cơ
chế cứng trong sử dụng lao động tại DNNN gây ra cả thất nghiệp cơ cấu và thất
12
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
nghiệp nhu cầu vì chi phí lao động quá cao, năng lực cạnh tranh của DNNN
thấp.
1.1.3. Phân loại thất nghiệp.
Trong các sách báo kinh tế chúng ta thường gặp rất nhiều những tên gọi
khác nhau về các lọai hình thất nghiệp. Thực tế đó bắt nguồn từ những quan
niệm không thống nhất về thất nghiệp hoặc dựa trên những tiêu chuẩn phân loại
khác nhau. Chúng ta hay gặp các thuật ngữ : Thất nghiệp tạm thời, Thất nghiệp
tự nhiên, Thất nghiệp tự nguyện, Thất nghiệp không tự nguyện, Thất nghiệp cơ
cấu, Thất nghiệp công nghệ, Thất nghiệp mùa vụ, Thất nghiệp hữu hình, Thất
nghiệp trá hình, Thất nghiệp ngắn hạn, Thất nghiệp trung hạn, Thất nghiệp dài
hạn, Thất nghiệp từng phần (bán thất nghiệp), Thất nghiệp toàn phần, Thất
nghiệp chu kỳ, Thất nghiệp nhu cầu, Thất nghiệp kinh niên, Thiếu việc làm hữu

hình, Thiếu việc làm vô hình, Thừa lao động, Lao động dôi dư
Tuy nhiên nội hàm của những thuật ngữ đã nêu không được phân biệt một
cách rõ ràng. Chẳng hạn, thất nghiệp tự nhiên chủ yếu là do thiếu thông tin thị
trường lao động và do sự di chuyển của người lao động trên thị trường, như vậy
lọai hình này gồm một phần là thất nghiệp tạm thời và một phần là thất nghiệp
cơ cấu. Đến lượt mình, một bộ phận của thất nghiệp cơ cấu lại là kết quả của
việc không đáp ứng yêu cầu về tay nghề và nghiệp vụ do tiến bộ kỹ thuật đòi
hỏi. Ở đây không nói đến khía cạnh thay đổi công nghệ làm giảm nhu cầu lao
động mà đề cập đến yêu cầu nâng cao kiến thức, kỹ năng hoặc phải thay đổi một
số nghề và nghiệp vụ. Hay là, do không có thông tin đầy đủ về thị trường lao
động nhiều người tự nguyện thất nghiệp không đi tìm việc làm, họ mong đợi vào
những điều kiện lao động và thu nhập không thực tế ("ảo") trong tương lai, và sự
kém hiểu biết đã lấy di những cơ hội việc làm của họ.
Ta có thể phân loại thất nghiệp theo các cách như sau:
* Căn cứ vào tính chất thất nghiệp:
13
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
- Thất nghiệp tự nhiên: Xảy ra do có sự chênh lệch giữa cung - cầu lao
trên thị trường lao động. Loại thất nghiệp này có quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ lạm
phát.
- Thất nghiệp cơ cấu: là thất nghiệp gây ra do mất cân đối giữa cung và
cầu về kỹ năng, ngành, nghề, hoặc địa điểm. Khi cơ cấu kinh tế thay đổi mở
rộng ngành này, đồng thời thu hẹp ngành khác, dẫn đến cầu về lao động trong
từng ngành, nghề thay đổi. Trong khi đó, cung về lao động không kịp thay đổi,
do người lao lao động trong ngành nghề cũ không có đủ kỹ năng để làm việc
trong ngành nghề đang được mở rộng. Nhu cầu được đào tạo lại của những
người này là rất lớn.
- Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do sự di chuyển lao động giữa các vùng,
miền,, thuyên chuyển công tác giữa các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản
xuất. Dù là vì lý do gì, thì những người lao động cũng cần thời gian để tìm công

việc mới phù hợp.
- Thất nghiệp chu kỳ: Xảy ra do mức cầu về lao động giảm xuống. Theo
chu kỳ hoạt động, khi nền kinh tế bắt đầu rơi vào thời kỳ suy giảm, sản xuất bị
thu hẹp dẫn đến mức cầu lao động giảm sút, gây ra thất nghiệp. Loại thất nghiệp
này mang tính chu kỳ.
- Thất nghiệp thời vụ: Phát sinh theo các chu kỳ sản xuất kinh doanh. Loại
thất nghiệp này thường thấy trong các ngành mà hoạt động sản xuất phải dựa
vào các yếu tố tự nhiên như: xây dựng, du lịch, nông – lâm – ngư nghiệp.
- Thất nghiệp công nghệ: Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, được
nhanh chóng áp dụng vào sản xuất, có xu hướng thay thế sức lao động của con
người. Lượng lao động dôi dư này, tất yếu gây ra thất nghiệp.
Nhiều tranh luận cũng xảy ra với trường hợp thất nghiệp mùa vụ. Do thất
nghiệp mùa vụ liên quan đến tính chất thời vụ và thời gian kéo dài của nó nên
cũng được coi là một phần của thất nghiệp cơ cấu. Ngoài ra, đặc điểm của sản
xuất nông nghiệp chỉ ra rằng thất nghiệp mùa vụ thường thấy dưới hình thức trá
hình. Thất nghiệp trá hình xảy ra khi giảm nhu cầu về lao động không tương ứng
14
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
với giảm số nơi làm việc. Thất nghiệp trá hình cũng có thể xảy ra khi tuyển quá
số lao động nhưng không đạt yêu cầu về tay nghề và khi tuyển những người
không phù hợp về chuyên môn, nghiệp vụ.
* Căn cứ vào ý chí người lao động
- Thất nghiệp tự nguyện: Là hiện tượng người lao động tự chối một công
việc nào đó do mức lương được trả không thỏa đáng hoặc do không phù hợp với
trình độ chuyên môn, mặc dù họ vẫn có nhu cầu làm việc.
- Thất nghiệp không tự nguyện: Là hiện tượng người lao động có khả
năng lao động, trong độ tuổi lao động có nhu cầu làm việc và chấp nhận mức
lương được trả, nhưng người sủ dụng lao động không chấp nhận hoặc không có
người sủ dụng.
* Căn cứ vào mức độ thất nghiệp

- Thất nghiệp toàn phần: Xảy ra khi người lao động hoàn toàn không có
việc làm hoặc thời gian làm việc thực tế mỗi tuần dưới 8 giờ và họ vẫn có nhu
cầu làm thêm.
- Thất nghiệp bán phần: Là trường hợp người lao động vẫn có việc làm,
nhưng khối lượng công việc ít hoặc thời gian lao động thực tế trung bình chỉ đạt
3 – 4 giờ trong một ngày làm việc và họ vẫn có nhu cầu làm thêm. Hiểu rõ mỗi
loại thất nghiệp giúp đánh giá mức độ tác động của chúng, đưa ra các biện pháp
khắc phục thích hợp và có hiệu quả.
Để đỡ phức tạp và có cách hiểu đồng nhất, thuận lợi cho việc xác định
nguyên nhân và đề xuất những công cụ, giải pháp thích hợp, em xin chia chia
các loại hình thất nghiệp đã nêu thành 3 nhóm : thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp
cơ cấu và thất nghiệp nhu cầu.
Thất nghiệp tạm thời là tình trạng không có việc làm ngắn hạn do không
có đầy đủ thông tin về cung - cầu lao động, hoặc chờ đợi vào những điều kiện
lao động và thu nhập không thực tế hoặc liên quan đến sự di chuyển của người
lao động giữa các doanh nghiệp, giữa các vùng và lĩnh vực kinh tế.
15
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
Thất nghiệp cơ cấu là tình trạng không có việc làm ngắn hạn hoặc dài
hạn do không phù hợp về qui mô và cơ cấu cũng như trình độ của cung lao động
theo vùng đối với cầu lao động (số chỗ làm việc). Sự không phù hợp có thể là do
thay đổi cơ cấu việc làm yêu cầu hoặc do biến đổi từ phía cung của lực lượng
lao động.Nó biểu hiện rõ nhất trong những năm khi mà GDP tăng trưởng cao
nhưng thất nghiệp giảm không đáng kể, thậm trí còn trầm trọng hơn với một số
đối tượng như thanh niên, phụ nữ, người nghèo và với những thành phố lớn.
Thất nghiệp nhu cầu là trình trạng không có việc làm ngắn hạn hoặc dài
hạn do giảm tổng cầu về lao động và làm nền kinh tế đình đốn hoặc suy thoái,
dẫn đến giảm hoặc không tăng số việc làm.
Thất nghiệp nhu cầu xuất hiện trong những năm đầu của cuộc cải cách
kinh tế ở nước ta (1986 - 1991) và gần đây có xu hướng tăng lên do đình đốn, ứ

đọng sản phẩm ở một số ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng của khủng hỏang kinh tế
thế giới, đồng thời với đó là quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước và dôi dư
lao động.
1.1.4. Tác động của thất nghiệp đối với sự phát triển kinh tế-xã hội
+) Thiệt thòi cá nhân
Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao
động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, không có khả năng chi trả, mua sắm vật
dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa tiêu dùng. Yếu tố sau là vô cùng trầm
trọng cho người gánh vác nghĩa vụ gia đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh. Những
nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội
phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất lượng sức khỏe.
Theo một số quan điểm, rằng người lao động nhiều khi phải chọn công
việc thu nhập thấp (trong khi tìm công việc phù hợp) bởi các lợi ích của bảo
hiểm xã hội chỉ cung cấp cho những ai có quá trình làm việc trước đó. Về phía
người sử dụng lao động thì sử dụng tình trạng thất nghiệp để gây sức ép với
16
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
những người làm công cho mình (như không cải thiện môi trường làm việc, áp
đặt năng suất cao, trả lương thấp, hạn chế cơ hội thăng tiến, v.v ).
Cái giá khác của thất nghiệp còn là, khi thiếu các nguồn tài chính và phúc
lợi xã hội, cá nhân buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình độ,
năng lực. Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng. Với ý
nghĩa này, thì trợ cấp thất nghiệp là cần thiết.
Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng
của công đoàn, công nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và
sau cùng là chủ nghĩa bảo hộ việc làm. Chủ nghĩa này đặt ra những rào cản với
người muốn gia nhập công việc, hạn chế di dân, và hạn chế cạnh tranh quốc tế.
Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ khiến cán cân đàm phán điều kiện lao động
nghiêng về giới chủ, tăng chi phí khi rời công việc và giảm các lợi ích của việc
tìm cơ hội thu nhập khác.

+) Ảnh hưởng tới tâm lý
Người thất nghiệp dễ ở trong tình trạng mình là người thừa tuy nhiên sự
tác động là khác nhau giữa hai giới. Ở phụ nữ nếu không có việc làm ngoài thì
việc nội trợ và chăm sóc con cái vẫn có thể được chấp nhận là sự thay thế thỏa
đáng, ngược lại ở người nam, đem thu nhập cho gia đình gắn chặt đến giá trị cá
nhân, lòng tự trọng. Nam giới khi mất việc làm thường tự ti, rất nhạy cảm và dễ
cáu bẳn, họ có thể tìm đến rượu, thuốc lá để quên đi buồn phiền, tình trạng này
kéo dài ngoài khả năng gây nghiện ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe còn có thể
khởi tạo một vấn đề mới đó là bạo hành gia đình. Họ cũng dễ bị rối loạn tâm lý
như buồn phiền, mất ngủ, trầm cảm và như đã nói ở trên đôi khi còn dẫn đến
hành vi tự sát.
+) Chi phí cho doanh nghiệp và giảm tăng trưởng kinh tế
Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp
– các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hộisản xuất thêm sản
phẩm và dịch vụ.
17
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của sản
xuất theo quy mô.
Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có
người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm.
Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi
nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn.
+) Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế xã hội, do tác động của nhiều
yếu tố kinh tế –xã hội, trong đó có những yếu tố vừa là nguyên nhân vừa là kết
quả. Ngược lại, thất nghiệp có ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế – xã
hội của đất nước. Vì vậy , cần phân tích rõ tác động qua lại giữa các yếu tố kinh
tế –xã hội đối với thất nghiệp và ngược lại, ảnh hưởng của thất nghiệp đến sự
phát triển kinh tế –xã hội; hạn chế những tác động đến gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.
+)Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

thấp – các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất
thêm sản phẩm và dịch vụ.
+) Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của
sản xuất theo quy mô.
+) Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không
có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt
giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với
khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn.
+)Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy
động vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội-
nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế – xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa
là nền kinh tế đang suy thoái- suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp
hơn tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư ( vì vốn ngân sách vị thu hẹp do
thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc làm…) Thất nghiệp tăng
lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến ( bờ vực) của lạm phát.
18
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
Mối quan hệ nghịch lý 3 chiều giữa tăng trưởng kinh tế – thất nghiệp và
lạm phát luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường- Tốc độ tăng trưởng kinh
tế (GDP) mà giảm thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm, kéo theo tỷ lệ lạm phát phát
cũng giảm. Mối quan hệ này cần được quan tâm khi tác động vào các nhân tố
kích thích phát triển kinh tế – xã hội.
+) Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động.
Người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập.
Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ se khó khăn. Điều đó
ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp, trở lại thị
trường lao động; con cái họ sẽ gặp khó khăn khi đến trường; sức khỏe họ sẽ
giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, chăm sóc y tế…Có thể nói, thất nghiệp
“đẩy” người lao động đến bần cùng, đến chán nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn

họ đến những sai phạm đáng tiếc…
+) Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội, an toàn xã hội.
Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng bãi
công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống…tăng lên; hiện tượng tiêu cực
xã hội cũng phát sinh nhiều lên như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…Sự
ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm…Từ đó, có
thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị.
Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế – xã hội khó khăn và nan giải của quốc
gia, có ảnh hưởng và tác động đến nhiều mặt đời sống kinh tế – xã hội.
Giải quyết tình trạng thất nghiệp không phải “một sớm, một chiều”,
không chỉ bằng một chính sách hay một biện pháp mà phải là một hệ thống các
chính sách đồng bộ, phải luôn coi trọng trong suốt quá trình phát triển kinh tế –
xã hội. Bởi lẽ, thất nghiệp luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường và tăng
(giảm) theo chu kỳ phát triển của nền kinh tế thị trường.
Trong hàng loạt các chính sách và biện pháp để khắc phục tình trạng thất
nghiệp, Bảo hiểm thất nghiệp có vị trí quan trọng.
19
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
1.1.5. Thất nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ở nước ta hiện
nay.
Phát triển kinh tế là nhân tố quan trọng để phát triển các ngành kinh tế lên
trình độ sản xuất hiện đại , nâng cao tốc độ tăng trưởng , tăng năng suất lao động
và hiệu quả sản xuất kinh doanh ở nước ta. Hàng năm nền kinh tế thị trường tạo
ra khoảng 1,3-1,45 triệu việc làm , trong đó số việc làm từ nông nghiệp chiếm
38%. Bên cạnh những mặt tích cực , quá trình chuyển dịch kinh tế ở góc độ nhất
định cũng làm nảy sinh thất nghiệp. Có thể xem xét vấn đề này ở các giác độ
sau:
Tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với đầu tư và tạo thêm việc
làm.Hệ số co giãn việc làm theo GDP của nền kinh tế nước ta giai đoạn 1991-
2000 là 0,33% , năm 2000 đến 2008, song hệ số co dãn việc làm đạt mức trung

bình 0,28, tức khi GDP tăng thêm 1% thì việc làm chỉ tăng 0,28% đây là con số
khá thấp so với các nước trong khu vực như Brunei là 1,27%, Singapore và
Philippines là 0,58%
Có thể nói, đảm bảo kích thích tăng trưởng đầu tư, tăng trưởng kinh tế để
nâng cao mức cầu lao động, đặc biệt là cầu lao động trong khu vực công nghiệp,
dịch vụ là một trong những yếu tố rất cơ bản để khống chế tỷ lệ thất nghiệp của
nền kinh tế. Ở nước ta , thất nghiệp xảy ra phổ biến hơn ở khu vực thành thị và
trở thành vấn đề xã hội khá bức xúc của các thành phố lớn.
- Qúa trình cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, với việc
thực hiện các hình thức cổ phần hóa, giao, khoán, bán, cho thuê, giải thể nhằm
tăng cường hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh, đã dẫn đến đổi mới lao
động trong DN thuộc các ngành nghề. Các năm 1999-2000 lao động thất nghiệp
trong khu vực DN nhà nước chiếm khoảng 7,2% tổng số lao động của khu vực
này, bao gồm lao động của các DN bị phá sản, giải thể, DN chuyển đổi sở hữu,
cơ cấu lại. Đồng thời , phần lớn hợp tác xã kiểu cũ chuyển đổi hình thức sở hữu
hoặc giải thể và xã viên mất việc làm, bổ sung bào đội ngũ thất nghiệp, tác động
đến quan hệ cung- cầu lao động trên thị trường lao động.
20
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
- Để tăng cường khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, DN,
các thành phần kinh tế đã thực hiện các giải pháp như : đổi mới công nghệ, nâng
cao chất lượng lao động, cơ cấu lại sản phẩm và tổ chức lại sản xuất , nâng cao
trình độ quản lý , kết quả dẫn đến biến động lao động, một bộ phận bị đưa ra
khỏi dây chuyền sản xuất kinh doanh, trở thành thất nghiệp. Số liệu khảo sát thị
trường lao động gần đây cho thấy, tại Bình Dương các năm gần đây tỷ lệ lao
động rời DN là 18,68%, con số tương tự này tại Cần Thơ : 8,97%, Đồng Nai :
12,92%, TP.HCM: 22,66%, Hải Phòng 9,4%. Xu hướng thất nghiệp này xảy ra
thường xuyên, với biên độ cao hơn trong giai đoạn đầu tham gia mạnh mẽ vào
quá trình tự do hóa thương mại, toàn cầu hóa kinh tế.
- Trong các năm phát triển kinh tế thị trường, tốc độ tăng lực lượng lao

động của nước ta khoảng 2,7-2,8%/năm trong khi tốc độ tăng việc làm là 2,3-
2,4%/năm. Ở khu vực thành thị, với mức cung lao động cao hơn so với cầu lao
động. Đại bộ phận là lao động lần đầu bước vào tuổi lao động, chưa qua đào tạo,
không có kỹ năng nghề nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế với xu hướng tất yếu
là thu hẹp dần số việc làm giản đơn và phát triển số việc làm kỹ thuật, việc làm
có năng suất lao động cao. Các ngành : công nghệ thông tin, viễn thông…và các
khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có nhu cầu lao động kỹ năng lớn,
nhưng thực tế gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động.
Trong mấy năm đầu gia nhập WTO, đã tạo thêm việc làm mới dù chưa
đạt được kết quả mong đợi. Thời kỳ 2001-2006, bình quân mỗi năm tăng trên
1,03 triệu việc làm, thời kỳ 3 năm hội nhập mức tăng chỉ đạt 1,25 triệu một năm.
Tốc độ tăng bình quân tương ứng là 1,86% và 1,82%. Đáng chú ý, trong năm
2009, do tác đông của khủng hoảng kinh tế, mức tăng việc làm khá thấp, chỉ đạt
375 ngàn, so với 1,13 triệu năm 2008.
Chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện, tuy nhiên khả năng tạo
việc làm chưa cao và có xu hướng giảm, đặc biệt thấp so với các nước khác
trong khu vực, hiệu suất tạo thêm việc làm của nền kinh tế cũng có xu hướng
giảm.
21
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
Thời kỳ 2006-2009, tốc độ tăng lao động giảm từ 1,86% xuống 1,82%
một năm. Trong năm 2009, do khủng hoảng kinh tế, mức tăng việc làm khá
thấp, chỉ đạt 375 ngàn, so với 1,13 triệu năm 2008. Thời kỳ 2007-2009, lao
động nông thôn có bước đột phá quan trọng, mỗi năm chỉ tăng 166 ngàn người
so với mức 761 ngàn một năm thời kỳ 2001-2006, đạt điểm uốn thứ nhất (giảm
số lượng việc làm cả tuyệt đối và tương đối vào năm 2010).
Cơ cấu lao động theo 3 ngành kinh tế chính tiếp tục ổn định. Cho đến
năm 2008, chuyển dịch cơ cấu lao động khá thuận lợi. Lao động nông nghiệp đã
giảm từ 54,7% vào năm 2006, xuống 47,72% vào năm 2008. Tuy nhiên, do tác
động của khủng hoảng kinh tế, năm 2009, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp tăng

mạnh trở lại, do tác động của việc cắt giảm lao động rất mạnh của ngành công
nghiệp và xây dựng, và một phần của ngành dịch vụ.
Theo nhóm nghề, gia nhập WTO mang lại cơ hội cho nghề yêu cầu kỹ
năng, đặc biệt là lao động quản lý, dịch vụ và lao động kỹ thuật. Năm 2009, các
nghề lao động giản đơn chỉ còn chiếm trên 40% lực lượng lao động, tuy nhiên,
cung đào tạo không theo kịp cầu đào tạo.
Khu vực FDI đã dần thay thế khu vực nhà nước trong tạo việc làm có
chất lượng kỹ thuật. Lộ trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và các cam kết
của chính phủ, khiến cho số lượng doanh nghiệp nhà nước bị thu hẹp lại. Cùng
với dòng vốn chảy vào, khu vực đầu tư nước ngoài có những đóng góp rất đáng
kể cho việc tạo việc làm. Tốc độ tăng việc làm của khu vực FDI rất cao, sau khi
vào WTO còn cao hơn (từ 13,98% thời kỳ 2000-2006 lên mức 16,4% thời kỳ
hội nhập. Sự có mặt của khu vực này đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao
động từ nông thôn ra thành thị, đặc biệt là vào các khu chế xuất, khu công
nghiệp lớn. chiếm 3,4% trong tổng số việc làm năm 2009.
Khu vực kinh tế tư nhân, tăng rất chậm, đặc biệt nếu so với tốc độ tăng
trưởng kinh tế của khu vực này. Sau gần 10 năm, số lượng lao động làm việc
trong khu vực này không tăng lên đáng kể, chỉ chiếm khoảng 6-8% việc làm. Dù
năm 2007 khu vực này phát triển nhanh với gần 1 triệu việc làm mới được tạo
22
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
ra, tuy nhiên khủng hoảng tài chính năm 2008 đã khiến cho lao động bị giảm và
bước đầu phục hồi vào năm 2009. Do đặc điểm nhỏ bé, khu vực kinh tế tư nhân
của Việt nam đặc biệt nhạy cảm với các biến động bên ngoài.
Khu vực kinh tế phi chính thức, bao gồm hộ gia đình không trả lương và
tự làm, vẫn chiếm một tỷ lệ rất cao và vẫn tiếp tục tăng sau khi vào WTO, mặc
dù tăng chậm đi (1,31%/năm thời kỳ 2006-2009 so với mức 2,46%/năm thời kỳ
2003-2006). Đặc biệt, khủng hoảng thời gian qua cho thấy, đây chính là chỗ
đệm cho lao động trong khu vực chính thức, làm tỷ lệ thất nghiệp của Việt nam
chỉ tăng rất chậm. Đến năm 2009, đa số lao động (trên 80%) vẫn làm việc trong

khu vực này.
Tỷ trọng việc làm của lao động nữ trong lực lượng lao động có xu hướng
giảm dần, phản ánh mô xu thế sinh của Việt nam với tỷ lệ trẻ em gái giảm dần.
Năm 2009, cả nước có 22,876 ngàn lao động nữ, chiếm 48%. Tốc độ tăng việc
làm của nữ khá thấp và thấp hơn rất nhiều so với trước khi hội nhập.
Lao động nữ vẫn chiếm ưu thế trong các nghề đơn giản. Tỷ lệ lao động
nữ giảm dần theo nhóm nghề và đạt mức thấp nhất ở nhóm lãnh đạo. Cơ hội
việc làm cho lao động nữ trong khu vực đầu tư nước ngoài khá lớn, cho thấy khả
năng mở rộng việc làm cũng như tăng thu nhập của phụ nữ tốt hơn so với nam
giới.
*Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đén từng loại thất nghiệp
Thất nghiệp cơ cấu : chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy một bộ phận
lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, trong thời gian đổi
nghề đã xảy ra tình trạng thất nghiệp cơ cấu. Lao động thất nghiệp do cơ cấu
thuộc loại này có xu hướng tìm việc làm mới tốt hơn, mức tiền công cao hơn
trên thị trường lao động kể cả việc di chuyển đến các vùng khác và đặc biệt là
dòng di chuyển lao động nông thôn ra thành thị Di chuyển lao động nông thôn
– thành thị có vai trò quan trọng trọng trong cung ứng lao động rút ra khỏi
ngành nông nghiệp cho sự phát triển của các ngành nghề có hàm lượng kỹ thuật
cao, các ngành nghề mới và sự phát triển của các khu vực kinh tế tư nhân, có
23
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
vốn đầu tư nước ngoài, khu công nghiệp, khu chế xuất, kích thích sự hoạt động
sôi động của thị trường lao động. Các năm qua , khoảng hơn 22% lao động nông
thôn thay đổi nghề, có mức thu nhập bình quân tăng 30-50% so với các hoạt
động trước đó. Một số khu chế suất, khu công nghiệp tập trung thu hút trên 70%
lao động di chuyển từ nông thôn đến ( khu công nghiệp Đồng Nai, Bình Dương,
Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Ninh,…) nhưng bên cạnh đó là tình trạng thất
nghiệp cơ cấu diễn ra phổ biến.
Thất nghiệp tự nguyện có khuynh hướng gia tăng , năm 1998 khoảng

4.8 triệu người và năm 2003 có khoảng 2,547 triệu người làm nội trợ và 4,414
triệu người không có nhu cầu làm việc chiếm hơn 7% lao động từ 15 tuổi trở
lên. Số liệu điều tra cho thấy, có tới 40-50% số lao động này muốn tìm việc
làm , nhưng không tìm được việc làm phù hợp, đây cũng là nguồn cung lao động
tiềm năng cho thị trường lao động.
Ngoài ra, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn tồn tại thất
nghiệp do nguyên nhân bất cập của hệ thống đào tạo.Đó là việc đào tạo theo
ngành nghề chưa phù hợp với nhu cầu , tín hiệu của thị trường lao động.
1.2. Tổng quan về BHTN
1.2.1. Khái niệm
BHTN là quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung – quỹ bảo
hiểm thất nghiệp - được hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia ( người
lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước ) nhằm đảm bảo ổn
định đời sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro về việc làm.
Mặt khác, trợ cấp thất nghiệp của Nhà nước và trợ cấp thôi việc, trợ cấp
mất việc làm khác với việc hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp là một quá trình
thường xuyên, liên tục, và có sự tham gia đóng góp của cả người lao động,
người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước. BHTN không những là sự
24
Học viện tài chính Đề tài nghiên cứu khoa học
đóng góp chung rủi ro mất việc làm cùng tham gia đóng góp vào quỹ và từ quỹ
đó hỗ trợ tài chính cho mộ bộ phận nhỏ những người không may rơi vào tình
trạng thất nghiệp; mà còn là sự góp chung rủi ro giữa các doanh nghiệp với
nhau.
1.2.2. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm thất nghiệp
a) Trên thế giới
BHTN xuất hiện lần đầu ở Châu Âu, trong một nghề khá phổ biến và phát
triển: nghề sản xuất các nặt hàng thủy tinh ở Thụy Sĩ. Nghề này rất cần thợ lành
nghề và được tổ chức trong một phạm vi nhỏ hẹp khoảng 20 đến 30 công nhân.
Để giữ được những công nhân có tay nghề cao gắn bó với mình, năm 1893 các

chủ doanh nghiệp ở Thụy Sĩ đã lập ra quỹ doanh nghiệp để trợ cấp cho những
người thợ phải nghỉ việc vì lý do thời vụ sảm xuất. Sau đó, nhiều nghiệp đoàn ở
Châu Âu cũng đã lập ra quỹ công đoàn để trợ cấp cho đoàn viên trong những
trường hợp phải nghỉ việc , mất việc. Tiền trợ cấp được tính vào giá thành sản
phẩm và người dụng hàng hóa phải gánh chịu. Khi thấy rõ vai trò và tác dụng
của trợ cấp nghỉ việc, mất việc đối với công nhân, nhiều cấp chính quyền địa
phương đã tổ chức liên kết các doanh nghiệp, các nghiệp đoàn lao động để hình
thành quỹ trợ cấp, thực chất đó là quỹ BHTN. Qũy BHTN tự nguyện đầu tiên ra
đời tại Bécnơ (ThụySĩ) vào năm1893. Tham gia đóng góp cho quỹ lúc này
không chỉ có giới chủ nà cả những người lao động có công việclàm không ỏn
định. Để tăng mức trợ cấp thất nghiệp đòi hỏi quy mô của quỹ phải lớn, cho nên
đã có sự tham gia đóng góp của chính quyền địa phương và trung ương.
Năm 1900 và 1910, Nauy và Đan Mạch ban hành Đạo luật quốc gia về
BHTN tự nguyện có sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước.Năm 1911 , Vương
quốc Anh ban hành đạo luật đầu tiên về BHTN bắt buộc và tiếp sau đó là một số
nước khác ở Châu Âu như :Thụy Điển, Cộng hòa Liên bang Đức…Sau cuộc
tổng khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) một số nước Châu Âu và Bắc
25

×