Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu phương pháp ủ phân lợn hiếu khí để diệt trứng ký sinh trùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.88 MB, 79 trang )


i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TR
ƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI








Sengphet PHANTHAVONG







NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP Ủ PHÂN LỢN
HIẾU KHÍ ðỂ DIỆT TRỨNG KÝ SINH TRÙNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : Thú y


Mã số : 60.64.0101


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THỌ



HÀ NỘI - 2013

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i
i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu tôi ñã tham gia thực
hiện tại Bệnh viện thú y - Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội.
Các số liệu, kết quả ñược nêu trong luận văn là chính xác, trung thực và
khách quan.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã
ñược chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp ñỡ ñã ñược cảm ơn.

Tác giả luận văn


Sengphet PHANTHAVONG
















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii
ii
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, ñể hoàn thành luận văn
thạc sĩ ngoài sự cố gắng không ngừng của bản thân tôi ñã nhận ñược nhiều
sự giúp ñỡ tận tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa
Thú Y- Bộ Môn Ký Sinh Trùng - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, ñã
tạo mọi ñiều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
ðồng thời, nhân dịp này cho tôi gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo
trong bộ môn thú Y cộng ñồng ñã giúp ñỡ tôi thực hiện ñề tài này.
ðặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn
Văn Thọ ñã tận tình, chu ñáo và giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực tập ñề
tài tốt nghiệp.


Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2012

Tác giả luận văn


Sengphet PHANTHAVONG








Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii
iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
PHẦN 1. ðẶT VẤN ðỀ 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI 1
1.2. MỤC ðÍCH CỦA ðỀ TÀI: 2
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI: 2

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trong và ngoài nước 3
2.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn ở ngoài nước 3
2.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam 3
2.2. Sơ lược về chất thải chăn nuôi 4
2.2.1. Chất thải rắn. 4
2.3. Tác nhân ký sinh trùng 7
2.3.1. Giun ñũa ở lợn 8
2.3.2. Giun tóc ở lợn 12
2.3.3. Bệnh sán lá ruột lợn (Fasciolopsiasis) 13
2.3.4. Bệnh giun kết hạt ở lợn 18
2.4. Một số phương pháp quản lý và xử lý chất thải trong chăn nuôi 19
2.4.1. Hồ sinh học 20
2.4.2. Thùng sục khí (Aerotank) 21
2.4.3. Sử dụng chế phẩm sinh học 21
2.4.4. Xử lý bằng hệ thống Biogas 21
2.4.5. Ủ phân xanh. 22
2.4.6. Ủ Bokashi 22

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv
iv

2.4.7. Phương pháp ủ phân (Compost) 22
2.5. Ủ phân hiếu khí 34
2.6. Những nghiên cứu khả năng diệt trứng sán bằng các phương pháp xử lý
phân gia súc 35

Phần III. ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, THỜI GIAN, NGUYÊN LIỆU, NỘI

DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
37
3.1. ðối tượng nghiên cứu 37
3.2. ðịa ñiểm nghiên cứu 37
3.3. Thời gian nghiên cứu 37
3.4. Nguyên liệu nghiên cứu 37
3.5. Nội dung nghiên cứu 37
3.6. Phương pháp nghiên cứu 38
3.6.1. Nghiên cứu tiến hành theo phương pháp thực nghiệm 38
3.6.2. Thiết kế ñống ủ hiếu khí phân lợn kết hợp với cỏ khô 38
3.6.3. Theo dõi nhiệt ñộ ñống ủ: qua ño nhiệt ñộ bằng nhiệt kế bách phân. 38
3.6.4. ðo ñộ ẩm ñống ủ theo phương pháp thường quy. 38
3.6.5. Thu thập trứng giun ñũa (A.suum); T.suis; Fasiolopsis buski, qua
phương pháp mổ tử cung giun sán trưởng thành.
39
3.6.6. ðánh giá sự biến ñổi của trứng sau khi lưu giữ trong ñống ủ qua sự
biến ñổi về hình dạng, màu sắc, và biến ñổi của tế bào phôi trứng.
40
3.6.7. ðánh giá sức sống của trứng sau khi lưu giữ trong ñống ủ 41
3.6.8. Kiếm tra chất lượng của ñộng phân ủ 41
3.6.9. Bố trí thí nghiệm 41
3.6.10. ðánh giá chất lượng của ñống ủ sau 30 ngày 43
3.6.11. Phương pháp xử lý số liệu 44
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 45
4.1. Biến ñổi nhiệt ñộ, ẩm ñộ của ñống phân lợn 45
4.1.1. Kết quả sự biến ñổi nhiệt ñộ, ẩm ñộ của ñống phân ủ hiếu khí không
bổ sung vi sinh vật.
45

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


v
v

4.1.2. Kết quả sự biến ñổi nhiệt ñộ, ẩm ñộ của ñống phân ủ hiếu khí có bổ
sung vi sinh vật.
48
4.1.3. So sánh sự biến ñổi nhiệt ñộ, ẩm ñộ trung bình của ñống phân ủ hiếu
khí không bổ sung vi sinh vật và có bổ sung vi sinh vật.
50
4.2. Sức ñề kháng của trứng ký sinh trùng 53
4.2.1. Sức ñề kháng của trứng sán lá ruột lợn F. Buski trong ñống phân không
bổ sung chế phẩm vi sinh vật và có bổ sung chế phẩm vi sinh vật:
53
4.2.2. Sức ñề kháng của trứng giun ñũa lợn A. Suum trong ñống phân không
bổ sung chế phẩm vi sinh vật và có bổ sung chế phẩm vi sinh vật:
55
4.3. Sức sống của trứng ký sinh trùng sau khi giữ trong phân ủ hiếu khí. 59
4.3.1. Sức sống của trứng sán lá ruột lợn Fasciolopsis Buski (F. Buski) 59
4.3.2. Sức sống của trứng sán lá ruột lợn Fasciolopsis buski trong ñống
phân ủ hiếu khí có bổ sung vi sinh vật. 60
4.3.3. Sức sống của giun ñũa lợn A. suum 61
4.4. Hàm lượng ñạm, lân, kali trong ñống phân không bổ sung và có bổ
sung vi sinh vật.
63
4.5. Hướng dẫn xử lý phân lợn bằng phương pháp ủ hiếu khí 65
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 66
Kết luận 66
ðề nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi
vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

F. buski : Fasciolopsis buski
A. suum : Ascaris suum
M. elongatus : Metastrongylus elongatus
M. salmi : Metastrongylus salmi
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
VACB : Vườn - Ao - Chuồng - Biogas
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
H. umbilicalis : Hippentis umbilicalis
G. saigonensis : Gyraulus saigonensis

GDP : Gross Domestic Product
WHO : world health organization
FAO : Food Agriculture Organization
NPK : Nitơ, photpho, kali
O.dentatum : Oesophagostomum dentatum


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii
vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Lượng chất thải của một số loài gia súc gia cầm 5
Bảng 2.2. Thành phần của phân lợn từ 70 – 100 kg 5
Bảng 2.3. Thành phần hóa học của nước tiểu lợn từ 70 – 100 kg 6
Bảng 2.4. Các tác nhân ký sinh trùng gây bệnh thường có trong phân lợn 7
Bảng 4.1. Nhiệt ñộ, ẩm ñộ của ñống ủ hiếu khí không bổ sung vi sinh vật 46
Bảng 4.2. Biến ñổi nhiệt ñộ của ñống phân ủ hiếu khí bổ sung vi sinh vật 49
Bảng 4.3. Nhiệt ñộ, ẩm ñộ trung bình của ñống phân ủ hiếu khí không bổ
sung vi sinh vật và có bổ sung vi sinh vật
51
Bảng 4.4. Sức ñề kháng của trứng sán lá ruột lợn F. buski trong ñống
phân ủ hiếu khí
53
Bảng 4.5. Sức ñề kháng của trứng giun ñũa lợn 55
Bảng 4.6. Sức sống của trứng Fasciolopsis buski trong ñống phân ủ hiếu
khí không bổ sung vi sinh vật.
59
Bảng 4.7. Sức sống của trứng Fasciolopsis buski trong ñống phân ủ hiếu
khí có bổ sung vi sinh vật.
60
Bảng 4.8. Sức sống của trứng giun ñũa lợn A. suum trong ñống phân ủ
hiếu khí không bổ sung vi sinh vật.
61
Bảng 4.9. Sức sống của trứng giun ñũa lợn A. suum trong ñống phân ủ
hiếu khí có bổ sung vi sinh vật.
62
Bảng 4.10. Kết quả phân tích mẫu phân ủ hiếu khí không bổ sung vi
sinh vật
64

Bảng 4.11. Kết quả phân tích mẫu phân ủ hiếu khí có bổ sung vi sinh vật 64


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

viii
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Trứng sán lá ruột lợn sau 3 ngày ủ phân 57
Hình 4.2. Trứng sán lá ruột lợn bị vỡ sau 8 ngày ủ phân 57
Hình 4.3. Trứng giun ñũa lợn sau 1 ngày ủ phân 58
Hình 4.4. Trứng giun ñũa lợn hình thành ấu trùng sau 8 ngày ủ phân 58


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1
1

PHẦN 1. ðẶT VẤN ðỀ

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
ðể ñáp ứng nhu cầu về thực phẩm của con người, ngành chăn nuôi nói
chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng trên thế giới và Việt Nam ñã và ñang
phát triển rất nhanh, ñạt ñược nhiều thành tựu ñáng kể. Chăn nuôi ñóng góp
khoảng 40% tổng GDP nông nghiệp toàn cầu. Tại Việt Nam, những năm gần
ñây ngành chăn nuôi lợn ñang phát triển nhanh chóng cả về quy mô và số
lượng. Chăn nuôi lợn ñóng vai trò rất quan trọng ñối với ñời sống của con
người, sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn trở thành hàng hóa ñối với các quốc

gia, cung ứng một lượng lớn sản phẩm thịt không chỉ thị trường trong nước
mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, góp phần cải thiện, xóa ñói giảm nghèo ñối
với các hộ nông dân. Tuy nhiên, bên cạnh việc sản xuất và cung cấp một
lượng lớn sản phẩm quan trọng cho nhu cầu của con người, ngành chăn nuôi
cũng gây nên những mặt trái về môi trường như: lượng phân, nước thải, chất
ñộn chuồng…thải ra hàng ngày rất lớn. Ở các nước ñang phát triển như Việt
Nam, thì việc xử lý các chất thải của ngành chăn nuôi hầu như chưa ñược xử
lý tốt. Vì thế, ñã gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm ñất, ô nhiễm nguồn nước,
gây các bệnh về ñường hô hấp và tiêu hóa, bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm,
các khí thải gây hiệu ứng nhà kính như: CO
2
, CH
4
, N
2
O… làm ảnh hưởng tới
sức khỏe con người và vật nuôi. Mặt khác, trong phân mang theo các mầm
bệnh kí sinh trùng, vi sinh vật, nếu không ñược xử lý và quản lý tốt sẽ tạo
ñiều kiện lưu trữ, phát tán mầm bệnh có thể gây bệnh cho người và gia súc.
Như vậy, việc xử lý nguồn chất thải nhất là phân lợn là vấn ñề quan trọng và
cần thiết nhằm mục ñích chống ô nhiễm môi trường, quản lý ñược dịch bệnh,
từ ñó góp phần bảo vệ sức khỏe cho người và ñộng vật, ñồng thời nguồn
phân ñã ñược xử lý sẽ ñảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt cho cây trồng. Hiện

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2
2

nay, các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam ñã và ñang nghiên cứu tìm ra

các phương pháp xử lý nguồn phân. Ở Việt Nam hiện nay, có hai phương
pháp xử lý phân lợn phổ biến hiện ñang ñược sử dụng rộng rãi trong các trang
trại và hộ chăn nuôi ñó là: phương pháp ủ phân hiếu khí, ủ phân yếm khí và
giữ phân trong bể Biogas trong ñó, phương pháp ủ phân hiếu khí với ưu ñiểm
có tính khả thi, ñơn giản, dễ làm, tốc ñộ phân hủy nhanh, chất lượng phân vẫn
tốt. Trong khi ñó, phương pháp ủ phân yếm khí khó tiến hành, phức tạp, tốc
ñộ phân hủy chậm.
Với những ưu ñiểm của phương pháp ủ phân hiếu khí, ñể ñánh giá
ñược khả năng diệt các trứng của kí sinh trùng có trong phân lợn như thế
nào?. ðó là lý do ñể chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài này.
Dưới sự hướng dẫn của TS: Nguyễn Văn Thọ - Bộ Môn Ký Sinh Trùng
- Khoa thú y - Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội. Chúng tôi ñã tiến hành
nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu phương pháp ủ phân lợn hiếu khí ñể diệt
trứng ký sinh trùng”
1.2. MỤC ðÍCH CỦA ðỀ TÀI:
- Xây dựng ñược công thức ủ phân hiếu khí, diệt một số mầm bệnh ký
sinh trùng gây bệnh cho vật nuôi và người.
- ðánh giá khả năng diệt trứng kí sinh trùng ở phân lợn bằng phương
pháp ủ phân hiếu khí.
- ðánh giá ñược chất lượng của phân sau khi ủ.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI:
- Về lý luận: Bổ sung lý luận về ủ phân diệt trứng ký sinh trùng
- Về thực tiễn: Giới thiệu trên thực tiễn về biện pháp xử lý phân có hiệu
quả trong phòng chống một số bệnh ký sinh trùng qua phân lợn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3
3


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trong và ngoài nước
2.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn ở ngoài nước
Trong những năm gần ñây, trên thế giới cũng như Việt nam số lượng
gia súc ñã tăng lên rất nhiều nhất là số lượng lợn. Theo số liệu thống kê của tổ
chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (Food Agriculture Organization – FAO)
cho biết, năm 2010 ñã sản xuất rất nhiều thịt lợn nhưng vẫn chưa ñủ cho nhu
cầu của ñời sống hàng ngày của con người: Trung Quốc là nước sản xuất
nhiều nhất: 677.378. 931 tấn; Mỹ : 110.367. 000 tấn; Việt Nam : 43.400.000
tấn; Nga: 27.973.900 tấn; Nhật Bản : 16.787.600 tấn; Thái Lan : 6.100.480;
Úc: 4.603.100 tấn và Nam Phi: 2.558.000 tấn; ( /
default.aspx#ancor).
2.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê trong 6 tháng tại thời ñiểm 01/4/2010, cả nước
có 27,3 triệu con, lợn tăng 3,06% so với cùng kỳ năm 2009. Các vùng có số
ñầu lợn nhiều là vùng ñồng bằng sông Hồng (ðBSH) có 7,2 triệu con, chiếm
27,1% tổng ñàn lợn trong cả nước; ðông Bắc có 4,6 triệu con, chiếm 17,3%;
ñồng bằng sông Cửu Long (ðBSCL) 3,6 triệu con, chiếm 13,6%; Bắc Trung
Bộ 3,4 triệu con, chiếm 12,9%; ðông Nam Bộ (ðNB) 2,5 triệu con, chiếm
9,3%; Duyên Hải Nam Trung Bộ ( DHNTB) 2,4 triệu con, chiếm 9,0%. Các
tỉnh có số ñầu lợn lớn trên 1 triệu con tại thời ñiểm 01/4/2010 là Hà Nội,
ðồng Nai, Nghệ An, Thái Bình, Bắc Giang. Tổng ñàn lợn nái là 4,18 triệu
con chiếm 15,3% tổng ñàn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2009.
- Các vùng có số lượng lợn nái nhiều là ðBSH có khoảng 1,18 triệu
con, chiếm 28,4% tổng số lợn nái trong cả nước; ðông Bắc khoảng 643

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4

4

nghìn con, chiếm 15,4%; Bắc trung Bộ 590 nghìn con, chiếm 14,1%;
ðBSCL khoảng 513 nghìn con, chiếm khoảng 12,3%. Theo ước tính của
Cục Chăn nuôi số lượng thịt lợn hơi, mỗi tháng cả nước sản xuất và tiêu
thụ khoảng 290-300 nghìn tấn thịt lợn hơi. Dự báo, tổng sản lượng thịt lợn
hơi xuất chuồng sản xuất trong 06 tháng ñầu năm 2010 khoảng 1,77 triệu
tấn, tăng khoảng 3,5% so với cùng kỳ năm 2009. Trong ñó, các vùng sản
xuất thịt lợn có tỷ trọng lớn nhất lần lượt là: ðBSH khoảng 29%; ðBSCL
khoảng 18%; ðNB khoảng12%. ( ?index=
h&id =1039).
Với số liệu như trên chất thải của lợn thải ra hàng năm rất lớn và chưa
có cách xử lý hiệu quả nhất.
2.2. Sơ lược về chất thải chăn nuôi
Chất thải trong chăn nuôi ñược chia làm ba loại: chất thải rắn, chất
thải lỏng và chất thải khí. Trong thành phần của chất thải chăn nuôi có nhiều
hỗn hợp hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật và trứng ký sinh trùng có thể gây bệnh
cho ñộng vật và người. Chất thải rắn bao gồm chủ yếu là phân, xác súc vật
chết, thức ăn dư thừa của thú, vật liệu lót chuồng và các chất thải khác, ñộ
ẩm từ 56 - 83% và tỷ lệ NPK cao. Chất thải lỏng (nước thải) có ñộ ẩm cao
hơn, trung bình khoảng 93 - 98% gồm phần lớn là nước thải của thú, nước
rửa chuồng và phần phân lỏng hòa tan. Chất thải khí là các loại khí sinh ra
trong quá trình chăn nuôi, quá trình phân hủy của các chất hữu cơ - chất rắn
và lỏng.
2.2.1. Chất thải rắn.
2.2.1.1. Phân và nước tiểu gia súc.
Lượng phân và nước tiểu gia súc thải ra trong một ngày ñêm tùy thuộc
vào giống, loài, tuổi, khẩu phần thức ăn, trọng lượng gia súc. Theo Nguyễn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


5
5

Thị Hoa Lý (1994) , lượng phân và nước tiểu gia súc thải ra trong ngày ñêm
trung bình như sau:

Bảng 2.1. Lượng chất thải của một số loài gia súc gia cầm
Loài gia súc, gia cầm
Lượng phân
(kg/ngày)
Lượng nước tiểu
(kg/ngày)
Trâu, Bò 20 - 25 10 - 15
Lợn < 10 kg 0,5 - 1 0,3 - 0,7
Lợn 15 – 45 kg 1 - 3 0,7 - 2
Lợn 45 – 100 kg 3 - 5 2 - 4
Gia cầm 0,08 -
Phân lợn nói chung ñược xếp vào loại phân lỏng hoặc hơi lỏng, thành
phần phân chủ yếu gồm nước chiếm từ 56 - 83% và các chất hữu cơ, ngoài ra
còn có tỷ lệ NPK dưới dạng các hợp chất vô cơ. Theo Trương Thanh Cảnh và
cộng sự (1997 - 1998) thì thành phần của phân lợn từ 70 – 100 kg như sau:
Bảng 2.2. Thành phần của phân lợn từ 70 – 100 kg
ðặc tính ðơn vị tính Giá trị
Vật chất khô gram/kg 213 - 342
NH
4
- N (Ammonia-nitơ) gram/kg 0,66 - 0,76
Nt (Nitơ tổng số) gram/kg 7,99 - 9,32
Tro gram/kg 32,5 - 93,3

Chất xơ gram/kg 151 - 261
Carbonates gram/kg 0,23 - 2,11
Các acid béo mạch ngắn gram/kg 3,83 - 4,47
pH 6,47 - 6,95

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6
6

Ngoài các thành phần có trong bảng trên phân gia súc, gia cầm nói
chung và phân lợn nói riêng có chứa một hàm lượng nhất ñịnh các nguyên tố
ña lượng như: P
2
O
5
, K
2
O, nước, nitơ. Thành phần hóa học của phân phụ
thuộc nhiều vào dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe, cách nuôi dưỡng, chuồng
trại, loại gia súc, gia cầm, biện pháp kỹ thuật chế biến khác nhau.
Thành phần hóa học của phân lợn ñược trình bày trong bảng 2.3.
Về mặt hóa học, những chất trong phân chuồng có thể ñược chia làm
hai nhóm:
- Hợp chất chứa Nitơ ở dạng hòa tan và không hòa tan.
- Hợp chất không chứa Nitơ bao gồm hydratcarbon, lignin, lipid…
Tỷ lệ C/N có vai trò quyết ñịnh ñối với quá trình phân giải và tốc ñộ
phân giải các hợp chất hữu cơ có trong phân chuồng.
Nước tiểu của lợn có thành phần chủ yếu là nước chiếm 90% khối
lượng nước tiểu ngoài ra còn có hàm lượng Nitơ khá cao có thể dùng ñể bổ

sung ñạm cho ñất và cây trồng. Theo Trương Thanh Cảnh và cs (1997 - 1998)
thành phần hóa học của nước tiểu lợn gồm có các chất sau:
Bảng 2.3. Thành phần hóa học của nước tiểu lợn từ 70 – 100 kg.
STT

Thành phần Giá trị
1 Vật chất khô (gram/kg) 30,9 - 35,9
2 NH
4
– N (Ammonia-nitơ) (gram/kg) 0,13 - 0,40
3 Nt (Nitơ tổng số)( gram/kg) 4,90 - 6,63
4 Tro (gram/kg) 8,5 - 16,3
5 Uréa (Mmol/l) 123 – 196
6 Carbonates (gram/kg) 0,11 - 0,19
7 pH 6,77 - 8,19

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7
7

2.3. Tác nhân ký sinh trùng
Trong thành phần phân gia súc nói chung và phân lợn nói riêng còn
chứa các vi khuẩn, virus và có tới 13 loại trứng giun sán, trong ñó có những
trứng giun sán như giun ñũa (Ascaris suum), trứng giun tóc (Trichocephalus
suis), trứng giun dạ dày (Gnathostoma hispidum)… có sức sống rất cao ở môi
trường bên ngoài vài tháng ñến vài năm gây ô nhiễm cho ñất và nước ñồng
thời gây hại cho sức khỏe con người và vật nuôi. Những loài giun sán thải
trứng qua phân lợn trình bày ở bảng thống kê như sau:
Bảng 2.4. Các tác nhân ký sinh trùng gây bệnh thường có trong phân lợn

TT

Tên ký sinh vật Nơi ký sinh

Sinh sản
1 Ascaris suum Giun ñũa Ruột non Trứng
2 Trichocephalus suis Giun tóc Manh tràng

Trứng
3 Oesophagostomum dentatum Giun kết hạt

Ruột già Trứng
4 Metastrongylus sp Giun phổi Phổi Trứng
5 Gnastostoma hispidum Giun dạ dày

Dạ dày Trứng
6 Physocephalus cesalatus Giun dạ dày

Dạ dày Trứng
7 Strongyloides ransomi Giun lươn Ruột non Trứng
8
Macrocanthorhyncus
hirudinacens
Giun ñầu gai

Ruột non
Trứng
9 Fasciolopsis buski Sán lá ruột Ruột non Trứng
10


Fasciola sp Sán lá gan Ông mật Trứng
11

Paragonimus sp Sán lá phổi Phổi Trứng
Ký sinh trùng ký sinh ở lợn có rất nhiều loài nhưng hay gặp nhất là
những ký sinh trùng ký sinh ở ñường tiêu hóa của lợn như: giun ñũa lợn
(Ascaris suum) ký sinh ở ruột non, ñẻ trứng; giun tóc ở lợn (Trichocephalus
suis), sán lá ruột lợn (Fasciolopsis buski), giun kết hạt ở lợn (Oesophagosto

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8
8

phagostomum dentatum) và là ký sinh trùng ký sinh phổ biến nhất ở loài lợn ở
các vùng khí hậu nhiệt ñới.
2.3.1. Giun ñũa ở lợn
2.3.1.1. Hình thái, cấu tạo
Giun ñũa lợn có tên khoa học là: Ascaris suum ký sinh ở ruột non, ấu
trùng giun gặp ở các nội quản của hạch lâm ba, phổi, gan. Giun màu trắng
sữa, hình ống, hai ñầu thót nhọn. Giun ñực dài 10,5 – 22 cm, có 2 gai giao cấu
bằng nhau, dài 1,2 - 2 mm.
Giun cái dài 23 – 30 cm. Lỗ sinh dục cái ở 1/3 phía trước cơ thể. ðầu
giun có 3 môi bao quanh miệng, gồm 1 môi lưng và 2 môi bên.
Trứng có kích thước 0,050-0,075 mm x 0,040-0,050 mm, vỏ dày gồm 4
lớp. Lớp vỏ ngoài mầu vàng sẫm, xù xì gợn sóng, có chức năng cản tia tử
ngoại và bảo vệ trứng. Hai lớp giữa là những màng bán thấm, không cho
những chất bên trong thấm qua, bền vững với dung môi hữu cơ và men. Lớp
trong cùng là Lipoid, không ngấm muối HgCl
2

, CuSO
4
, ZnSO
4
, NaNO
3,

hợp chất hữu cơ, cản những chất hóa học từ bên ngoài vào; nhưng bị phá hủy
bởi các chất làm tan lipoid như Ca(OH)
2
, Cloroform, ete, các acid béo,
acéton…
2.3.1.2. Vòng ñời
Giun ñũa lợn phát triển trực tiếp, không cần vật chủ trung gian. Giun
trưởng thành ở ruột non lợn, thụ tinh, ñẻ trứng chúng ñẻ khoảng 200,000
trứng /1 ngày ñêm. Cả 1 giun cái có thể ñẻ 27.000.000 trứng, trứng theo
phân ra ngoài. Nếu gặp ñộ ẩm thích hợp, nhiệt ñộ từ 20°C – 30°C, chỉ sau 2-
3 tuần phát triển thành ấu trùng gây nhiễm. Khi lợn nuốt phải, ở trong ruột
ấu trùng thoát vỏ trứng, xuyên qua thành ruột theo hệ tuần hoàn vào gan.
Sau 4-5 ngày ấu trùng tới phổi tiến hành lột xác và từ phế nang vào khí

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9
9

quản, cùng với niêm dịch ấu trùng lên hầu và lại ñược nuốt vào ñường tiêu
hóa, khi ñến ruột non ấu trùng lột xác lần cuối ñể phát triển thành giun
trưởng thành, sau 1-1/2 ñến 2-1/2 tháng. Ngoài ra, giun ñốt Pheretima nếu
nuốt phải trứng A. suum, ấu trùng cũng tồn tại và có thể gây nhiễm. Khi lợn

ăn phải giun ñất, ấu trùng cũng di hành và phát triển thành giun trưởng thành
ở ruột non lợn (Phan Lục, 1997).
Giun ñũa lợn sống nhờ vào chất dinh dưỡng của ruột lợn, ñồng thời tiết
dịch tiêu hóa phân giải tổ chức ở niêm mạc ruột ñể nuôi sống bản thân. Giun
ñũa sống trong ruột lợn từ 7-10 tháng, sau ñó giun tự thải. Khi gặp ñiều kiện
không thuận lợi như lợn sốt cao thì tuổi thọ của giun càng ngắn. Số lượng
giun có thể giảm xuống do giun bị thải ra ngoài.

Vòng ñời của giun ñũa lợn (Ascaris suum)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10
10
2.3.1.3. Dịch tễ học
- Giun ñũa phân bố phổ biến khắp nơi vì giun phát triển trực tiếp. Vòng
ñời phát triển giản ñơn, do có vật chủ dự trữ là giun ñất và sức ñề kháng của
trứng cao.
- Trứng tồn tại trong những ñống phân tới 6-12 tháng. Trong ñiều kiện tự
nhiên sống tới 1- 2 năm. Nhiệt ñộ thích hợp cho trứng phát triển là 25°C, ở
12°C trứng phát triển chậm. Ở ñộ sâu 3 cm, nhiệt ñộ 26°C - 33°C, hàm lượng
nước 9,5 - 19% thì 89% trứng phát triển ñược. Ở -1,8°C, hàm lượng nước 6,3
- 17% thì trứng ngừng phát triển. Trứng giun bị chết khi ñộ ẩm quá thấp, nhiệt
ñộ cao hoặc ñộ ẩm và nhiệt ñộ ñều cao. Ở nhiệt ñộ 45 - 50°C, trứng chết sau
nửa giờ. Khi ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mùa hè, trứng bị chết
nhanh. Trứng giun ñũa vẫn phát triển ñược trong creolin 3%, dung dịch bão
hòa CuSO
4
, H
2

SO
4
10%, NaOH 2%, Hypochlorite canxi 10%. Ở môi trường
yếm khí trứng không phát triển ñược nhưng vẫn duy trì sức sống.
- Lợn bị nhiễm giun ñũa là do nuốt phải trứng giun có ấu trùng gây
nhiễm ở chuồng trại, sân chơi, dụng cụ chăn nuôi và lẫn trong thức ăn, nước
uống… Ngoài ra, giun ñất Pheretima ở nước Việt Nam khi nuốt phải trứng
giun ñũa trong phân, ấu trùng gây nhiễm nở ra và ñược tích trữ trong giun ñất.
Khi lợn ăn phải Pheretima này cũng bị nhiễm giun ñũa.
- Ở Việt Nam, khắp các vùng lợn ñều bị nhiễm giun ñũa với tỷ lệ nhiễm
từ 13,2% ở Thanh Hóa ñến 13,6% ở vủa tỉnh Hà Tĩnh, Nghĩa Lộ cường ñộ
nhiễm trung bình từ 3 - 9,2 giun/lợn.
- Lợn dưới 2 tháng tuổi ñã bị nhiễm tới 39,2%. Tỷ lệ nhiễm giun của lợn
nước Việt Nam tăng ñều theo tuổi và ñạt tỷ lệ nhiễm cao nhất ở lứa tuổi 5 - 7
tháng: nhiễm 58,3%. Lợn trên 8 tháng bị nhiễm giun ñũa 21,9%.
- Ở nước Việt Nam, lợn quanh năm ñều bị nhiễm giun ñũa, mức ñộ
nhiễm giữa các mùa chênh lệch nhau không lớn lắm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11
11
2.3.1.4. Cơ chế sinh bệnh
Do ấu trùng di hành gây tổn thương nhiều khí quan và mở ñường cho
vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh kế phát như: gây xuất huyết và thoái hóa gan,
gây viêm phổi; nhiều khí quản khác cũng bị tổn thương.
- ðộc tố của giun trưởng thành và ấu trùng ñầu ñộc ký chủ, làm vật
chủ còi cọc, chậm lớn.
- Giun trưởng thành có kích thước lớn, khi ký sinh với số lượng
nhiều, thường gây tắc, vỡ, thủng ruột lợn, tắc ống mật.

2.3.1.5. Triệu chứng
Khi lợn nhiễm ít giun, biểu hiện triệu chứng không rõ. Bệnh giun ñũa
thường biểu hiện rõ ở những lợn nuôi thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin, những
lợn này có khả năng nhiễm nhiều giun. Khi ñó, lợn thường có những biểu
hiện: gầy yếu, còi cọc, thời kỳ ñầu viêm phổi do ấu trùng di hành, lợn, phân lú
c táo bón, lúc ỉa chảy.
2.3.1.6. Chẩn ñoán
- Xét nghiệm phân ñể tìm trứng bằng phương pháp Fulleborn, Darling.
- Mổ khám ñể tìm giun ñũa ở ruột non.
- Có thể chẩn ñoán bằng cách lấy kháng nguyên giun ñũa ñể tiêm vào nội
bì, căn cứ vào phản ứng ñể kết luận .
2.3.1.7. Phòng trị
 ðiều trị: Dùng một trong những thuốc sau:
- Levamizol: 10 mg/kg P, cho qua miệng hoặc tiêm dưới da.
- Mebendazol: 6 – 8 mg/kg P, cho qua miệng.
- Piperazin: 0,3 g/kg P, cho qua miệng, cho thuốc 2 lần với liều trên.
 Phòng bệnh:
- ðịnh kỳ tẩy giun cho lợn bệnh và lợn nhiễm giun.
- Cho lợn ăn uống sạch, không lẫn trứng giun, tăng cường bồi dưỡng,
chăm sóc nhằm nâng cao sức ñề kháng cho lợn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12
12
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, sân chơi, dụng cụ chăn nuôi.
- Ủ phân ñể diệt trứng giun.
2.3.2. Giun tóc ở lợn
Căn bệnh là giun Trichocephalus suis thuộc họ Trichocephalidae bộ
phụ Trichocephalata, giun thường ký sinh ở manh tràng, ruột già của lợn.

2.3.2.1. Hình thái
Trichocephalus suis ký sinh ở ruột già, manh tràng của lợn, có dạng roi
ngựa, màu trắng. Cơ thể chia thành 2 phần rõ: thực quản dài tới 2/3 cơ thể.
Phần sau phình to hơn, chứa hệ tiêu hóa và sinh dục. Giun ñực dài 20 - 52
mm, ñuôi tù thường cong, chứa bao gai giao cấu và 1 gai giao cấu dài 5 - 7
mm. Giun cái dài 39 - 53 mm, ñuôi thẳng. Hậu môn ở cuối thân. Lỗ sinh sản
cái ở cuối thực quản. Trứng hình hạt chanh, kích thước 0,052 - 0,061 mm x
0,027 - 0,03 mm, màu vàng nhạt.
Giun tóc rất phổ biến ở lợn, qua mổ khám thấy lợn ở Tỉnh Nghĩa Lộ cũ
nhiễm 40,3%, Quảng Ninh 33,7%, Hà Bắc cũ 27,3%, Hải Hưng cũ 15,1%, Nam
Hà cũ 33,3%, Hà Tĩnh: 19,4%; cường ñộ nhiễm cao, có trường hợp thấy 1219
giun tóc ở ruột già của một con lợn (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996).
2.3.2.2. Vòng ñời
Giun cái ñẻ trứng trong ruột già, manh tràng lợn. Trứng theo phân ra
ngoài, gặp ñiều kiện thuận lợi sau 21- 28 ngày phát triển thành ấu trùng gây
nhiễm trong trứng. Nếu vật chủ nuốt phải ấu trùng thoát vỏ ở ñường tiêu hóa,
chui sâu vào niêm mạc ruột già, manh tràng và phát triển thành giun trưởng
thành. Từ khi ấu trùng vào vật chủ, ñến khi thành giun trưởng thành ở lợn cần
45 - 47 ngày. Tuổi thọ của giun là 3 - 4 tháng.
2.3.2.3. Cơ chế sinh bệnh
Phần trước của giun cắm sâu vào niêm mạc ruột, gây tổn thương xuất
huyết, mở ñường cho vi khuẩn xâm nhập vào vật chủ. Ngoài ra, ñộc tố của
giun làm con vật trúng ñộc.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13
13
2.3.2.4. Triệu chứng
Khi nhiễm nhẹ, triệu chứng không rõ. Khi nặng gia súc gầy, yếu, thiếu

máu. Trong phân thường có niêm dịch nhầy, có khi lẫn máu, con vật bị kiết
lỵ. Khi gây nhiễm nhân tạo 20.000 ñến 200.000 trứng gây nhiễm cho lợn,
triệu chứng biểu hiện rất nặng: ỉa chảy, hô hấp khó, lợn có thể chết.
2.3.2.5. Bệnh tích
Xác gầy, có giun tóc ở ruột già, manh tràng, giun thường cắm sâu vào
ruột. Niêm mạc ruột già có những nốt loét bằng hạt ñậu xanh. Khi nhiễm
nặng, ruột già và manh tràng xuất huyết màu hồng sẫm, niêm mạc bong ra.
2.3.2.6. Phòng bệnh
- ðịnh kỳ tầy giun cho lợn bệnh và lợn nhiễm giun.
- Cho ăn uống sạch, không lẫn trứng giun; tăng cường bồi dưỡng, chăm
sóc gia súc.
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, sân chơi, dụng cụ chăn nuôi.
- Ủ phân ñể diệt trứng giun.
2.3.2.7. ðiều trị
ðối với lợn, dùng Mebendazol liều 10 ñến 20 mg/kg thể trọng cho qua
miệng. Ngoài ra, có thể dùng Fenbendazol, Thiabendazol (Phan Lục, 2009).
2.3.3. Bệnh sán lá ruột lợn (Fasciolopsiasis)
2.3.3.1 ðặc ñiểm hình thái
Bệnh sán lá ruột lợn do sán Fasciolopsis buski gây nên. Sán thường ký
sinh ở ruột non của lợn.
Fasciolopsis buski có màu ñỏ hồng, phía trước cơ thể thon nhỏ, phình
rộng ở phía sau, trên thân phủ những gai nhỏ. Cơ thể dài 20 - 70 mm, rộng 14
- 15 mm, dày 0,3 - 3 mm. Có 2 giác bám: giác miệng nằm ở phía trước cơ thể,
có ñường kính 0,5 - 1 mm; giác bụng lớn hơn giác miệng, nằm ở phía sau,
ñường kính 1,5 - 2 mm. Ruột phân hai nhánh chạy dọc hai bên thân, kéo dài

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14
14

tới cuối cơ thể. Giác bụng lớn hơn giác miệng ở ñầu sán, giác bụng to hình
cốc (Phạm Sĩ Lăng, Phan ðịch Lân 2001)
Cũng như hầu hết các sán lá khác, F. buski lưỡng tính và có hệ sinh dục
phát triển. Cơ quan sinh dục ñực gồm hai tinh hoàn phân nhánh, xếp trên dưới
ở phần sau thân sán. Cơ quan sinh dục cái có buồng trứng phân nhánh nằm
trước tinh hoàn, tử cung phân nhánh, tuyến noãn hoàng phân nhánh nằm dọc
hai bên cơ thể. F. buski thụ tinh chéo hoặc tự thụ tinh. Những nghiên cứu thực
nghiệm ở Trung Quốc cho thấy, F.buski phát triển tốt nhất ở lợn. Các ñộng
vật khác như trâu, thỏ, chó tuy bị nhiễm nhưng sán không thể phát triển ñến
trưởng thành. Trong cơ thể mèo, sán không sinh trưởng ñược. F. buski ký sinh
ở lợn và người Việt Nam có kích thước lớn hơn sán ký sinh ở lợn và người
Trung Quốc (ðỗ Dương Thái và cs,1978). Mathis và Leger (1911) cho biết,
F. buski dài 30 - 70 mm, rộng 14 - 15 mm. Chiều dài sán F. buski ở lợn Việt
Nam không quá 40 mm. (Phan Trọng Cung, 1991). F. buski trưởng thành
thường ký sinh ở ñoạn tá tràng và không tràng của lợn và người, nhưng ký
sinh nhiều nhất ở tá tràng, ñôi khi thấy sán ở dạ dày và ruột già (Trịnh Văn
Thịnh, 1969).
2.3.3.2. Dịch tễ học
Lợn nhiễm F. buski do ăn sống các loại thực vật nước như rau muống,
rau lấp, rong, bèo Người nhiễm sán lá ruột, ngoài việc ăn sống rau muống,
còn do ăn sống củ niễng, ngó sen và củ ấu có mang Adolescaria (Shinobu
Yoshihara và cs, 1998; Nguyễn Văn Thọ, 2002). Trứng của F. buski bị diệt
nhanh trong hố ủ phân vào mùa hè và chậm hơn vào mùa ñông. Phân lợn ủ
theo phương pháp nhiệt sinh học, khi nhiệt ñộ ñạt 50 ñến 54
0
C trứng F. buski
bị tiêu diệt. Trong nước muối NaCl 5% trứng vẫn phát triển ñược (Nguyễn
Quốc Si, 1962), trứng bị tiêu diệt khi ñi qua hệ thống ủ men sinh khí gas
(Shinobu Yoshihara và cs, 1998; Nguyễn Văn Thọ, 2002).


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

15
15
2.3.3.3. Vòng ñời
Sán lá ruột ký sinh ở ruột non của lợn. Sán ñẻ trứng ở ruột non và theo
phân ra ngoài. Khi ñủ ñộ ẩm thích hợp và nhiệt ñộ 27 - 32°C, sau 2 - 3 tuần,
trứng nở thành mao ấu (miracidium). Chúng có thể sống ở môi trường ngoài 6
- 8 giờ ñể tìm vật chủ trung gian là ốc ñĩa (Polypilis haemispherula, Gyraulus
sinensis) (Phan Lục, 2005).
Trong vật chủ trung gian, mao ấu tiếp tục phát triển thành bào ấu
(sporocyst), lôi ấu (redia), vĩ ấu (cercaria). Sau 38 ngày ñã thấy vĩ ấu thoát ra
khỏi ốc ký chủ trung gian, người và lợn nuốt phải nang ấu, sau 3 tháng ấu
trùng phát triển thành sán trưởng thành trong cơ thể và lại tiếp tục ñẻ trứng.

Vòng ñời sán lá ruột lợn (F. buski)
2.3.3.4. Cơ chế phát bệnh
Khi lợn bị nhiễm nhiều, sán làm tắc ruột. Do có giác bám khỏe, sán làm
loét ruột. ðộc tố của sán làm lợn gầy còm, sút cân, thiếu máu, bạch cầu tăng,
sức ñề kháng giảm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

16
16
2.3.3.5. Triệu chứng
Lợn nhiễm bệnh, ăn uống thất thường, gầy còm, thủy thũng, ỉa chảy,
lông xù, chậm lớn.
2.3.3.6. Biện pháp phòng bệnh
Phòng bệnh F. buski bằng các biện pháp: chẩn ñoán phát hiện vùng có

người và lợn nhiễm sán ñể dùng thuốc tẩy trừ (tẩy sán F. buski cho lợn bằng
thuốc Praziquantel, liều 15 ml/kgTT); vệ sinh chuồng nuôi lợn, thức ăn nước
uống cho lợn; không cho lợn ăn sống rau muống nước, rau lấp, bèo Nhật Bản,
với người cần bỏ tập quán ăn sống rau muống nước, củ ấu, ngó sen, củ niễng;
tập trung phân lợn, phân người ủ theo phương pháp nhiệt sinh học ñể diệt
trứng F. buski.
Theo Nguyễn Văn Thọ (2005) ñã ñề xuất biện pháp phòng bệnh sán lá
ruột cho lợn như sau:
- Dùng thuốc Praziquantel tẩy sán lá ruột: lợn nuôi thịt 3 - 6 tháng tuổi
nên tẩy 1 lần vào thời gian 2 - 2,5 tháng tuổi. Lợn sinh sản mỗi năm tẩy 2 lần,
khoảng cách giữa 2 lần tẩy là 4,5 tháng. Lợn trong thời kỳ mang thai không
nên tẩy vì chưa có kết quả thực nghiệm về ảnh hưởng của thuốc ở lợn mang
thai. ðể giữ cho môi trường không bị ô nhiễm trứng sán, trong quá trình dùng
thuốc tẩy cần thiết nhốt lợn tại một ñịa ñiểm, thu gom phân, rác và xác sán,
tập trung ủ theo phương pháp nhiệt sinh học, tẩy uế chuồng trại.
- Chống ô nhiễm trứng sán ở môi trường ngoại cảnh.
- Quản lý và xử lý phân lợn, phân lợn nhiễm sán có chứa nhiều trứng, là
nguồn bệnh duy nhất. Vì vậy, phải tập trung phân lợn ủ theo phương pháp
nhiệt sinh học ñể diệt trứng. Công thức ủ phân: Phân chuồng: 2.000 kg. Lá
xanh, cỏ, rơm rác: 200 - 300 kg, vôi bột, tro bếp: 50 - 80 kg. Cách ủ: trộn ñều
các nguyên liệu trên hoặc cứ một lớp phân lợn phủ một lớp lá xanh, tro bếp )
ñánh thành ñống hình khối chóp, phía ngoài cùng trát một lớp bùn. Sau 12

×