Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Một số nghiên cứu về rệp cánh kiến đỏ (lacciferr lacca kerr) tại quế phong, nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.46 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI










NGUYỄN ðÌNH LÂM



MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ RỆP CÁNH KIẾN ðỎ
(Laccifer lacca Kerr) TẠI QUẾ PHONG, NGHỆ AN


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số : 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN VIẾT TÙNG




HÀ NỘI - 2012



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng ñược sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này, ñã ñược cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả



Nguyễn ðình Lâm









Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ii
LỜI CẢM ƠN

Có ñược kết quả nghiên cứu này, tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc ñến:
GS.TS. Nguyễn Viết Tùng – Nguyên Hiệu trưởng Trường ðại học
Nông nghiệp I Hà Nội, người ñã hết sức tận tình và chu ñáo. Thầy ñã truyền
ñạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, chỉ dẫn cho tôi từng
bước ñi ñể hoàn thành luận văn nghiên cứu khoa học.
Xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Bộ môn Côn trùng -
Khoa Nông học, Khoa Sau ñại học Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội, ñã
tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ và có những góp ý sâu sắc trong thời gian học tập
và thực hiện ñề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh ñạo, các anh chị kỹ thuật Trung tâm
ƯDTB KH&CN Nghệ An, Phòng BVTV - Chi cục BVTV tỉnh Nghệ An.
Tôi cũng xin bày tổ biết ơn sâu sắc tới Chuyên gia phân loại thực vật
rừng Vũ Văn Cần – Nguyên cán bộ bộ nghiên cứu Phân viện ñiều tra quy
hoạch rừng Việt Nam.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia ñình,
bạn bè ñã ñộng viên khích lệ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Tác giả luận văn



Nguyễn ðình Lâm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng biểu vi
Danh mục các hình viii
1. MỞ ðẦU 1
1.1

Tính cấp thiết của ñề tài

1

1.2

Mục ñích và yêu cầu của ñề tài

3

1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

3

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 4
2.1


Tình hình nghiên cứu và triển khai CKð ở nước ngoài

4

2.2

Tình hình nghiên cứu và triển khai CKð trong nước 8

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1

ðối tượng nghiên cứu

15

3.2

Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

15

3.2.1

Vật liệu nghiên cứu

15

3.2.2

Dụng cụ thí nghiệm


15

3.3

ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

15

3.4

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

15

3.4.1 Nội dung

15

3.4.2

Phương pháp nghiên cứu

16

3.5

Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán

18


3.6

Phương pháp xử lý số liệu

19

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
4.1

Vị trí phân loài và ñặc ñiểm hình thái của rệp cánh kiến ñỏ 20

4.1.1

Vị trí phân loài

20

4.1.2

ðặc ñiểm hình thái

22

4.2

ðặc ñiểm sinh sống của rệp cánh kiến ñỏ trong tự nhiên

26



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

4.2.1

Tập tính phát tán và tìm nơi ñịnh cư của rệp cánh kiến ñỏ

26

4.2.2

Khả năng di chuyển ngoài tự nhiên của rệp cánh kiến ñỏ ñến nơi ñịnh cư

28

4.2.3

Sự lựa chọn nơi ñịnh cư

30

4.2.4

Hoạt ñộng của quần thể rệp cánh kiến ñỏ và quá trình hình thành phát triển
bánh tổ rệp cánh kiến ñỏ

33


4.2.4.1 Sự hoạt ñộng của rệp cánh kiến ñỏ trên cây ký chủ trong tự nhiên

33

4.2.4.2 Sự phát triển của bánh tổ rệp cánh kiến ñỏ trên cây ký chủ trong tự nhiên

35

4.3.

Mỗi quan hệ giữa rệp cánh kiến ñỏ và cây ký chủ

38

4.3.1 Thành phần cây ký chủ của rệp cánh kiến ñỏ ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An

38

4.3.2

Ảnh hưởng của cây ký chủ và mùa vụ ñến năng suất bánh tổ của rệp cánh
kiến ñỏ

44

4.3.2.1 Ảnh hưởng của các loài cây ký chủ ñến năng suất bánh tổ rệp cánh kiến ñỏ

44

4.3.2.2 Ảnh hưởng của lượng giống thả trên cây ký chủ ñến năng suất bánh tổ rệp

cánh kiến ñỏ

48

4.3.2.3 Ảnh hưởng của thời vụ nuôi thả cánh kiến ñỏ ñến năng suất bánh tổ rệp
cánh kiến ñỏ

61

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
5.1 Kết luận

63

5.2 Kiến nghị

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC 72

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
BVTV Bảo vệ thực vật
CTV Cộng tác viên

NN Nông nghiệp
PTNT Phát triển nông thôn
TBKHCN Tiến bộ Khoa học Công nghệ
NXB Nhà xuất bản
VN Việt Nam
UBND Ủy ban nhân dân
KHCN Khoa học công nghệ
CT Công thức
CKð Cánh kiến ñỏ
SL Số lượng
TL Tỷ lệ





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bng Trang
4.1 Tập tính phát tán và tìm nơi ñịnh cư của rệp cánh kiến ñỏ ngoài
tự nhiên trên cây ðậu thiều tại Quế Phong, Nghệ An 27
4.2 Khả năng di chuyển của rệp cánh kiến ñỏ tới nơi ñịnh cư trên cây
Khẹt tại Quế Phong, Nghệ An 29
4.3 ðường kính gốc và ngọn cành của một số cây chủ mà rệp cánh
kiến ñỏ sinh sống phát triển tại huyện Quế Phong, Nghệ An 31
4.4 Phân bố của rệp cánh kiến ñỏ trên một số loài cây chủ chính tại
Quế Phong, Nghệ An 32

4.5 Sự phát triển của bánh tổ rệp cánh kiến ñỏ trên một số cây chủ
chính vụ ðông Xuân 2010-2011 tại Quế Phong, Nghệ An 35
4.6 Sự phát triển của bánh tổ rệp cánh kiến ñỏ trên một số cây chủ
chính vụ Mùa 2011 tại Quế Phong, Nghệ An 37
4.7 Thành phần cây ký chủ của rệp cánh kiến ñỏ tại Quế Phong,
Nghệ An 39
4.8 Ảnh hưởng của các loài cây ký chủ ñến năng suất cánh kiến ñỏ
trong vụ ðông Xuân 2010-2011 tại Quế Phong, Nghệ An 45
4.9 Ảnh hưởng của các loài cây ký chủ ñến năng suất cánh kiến ñỏ
trong vụ Mùa 2011 tại Quế Phong, Nghệ An 47
4.10 Ảnh hưởng của lượng giống thả ñến năng suất cánh kiến ñỏ trên
cây Phèn vụ ðông Xuân 2010-2011 tại Quế Phong, Nghệ An 50
4.11 Ảnh hưởng của lượng giống thả ñến năng suất cánh kiến ñỏ trên
cây Khẹt vụ ðông Xuân 2010-2011 tại Quế Phong, Nghệ An 51
4.12 Ảnh hưởng của lượng giống thả ñến năng suất cánh kiến ñỏ trên
cây Sung vụ ðông Xuân 2010-2011 tại Quế Phong, Nghệ An 52

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

4.13 Ảnh hưởng của lượng giống thả ñến năng suất cánh kiến ñỏ trên
cây Cơi vụ ðông Xuân 2010-2011 tại Quế Phong, Nghệ An 53
4.14 Ảnh hưởng của lượng giống thả ñến năng suất cánh kiến ñỏ trên
cây Phèn vụ Mùa 2011 tại Quế Phong, Nghệ An 55
4.15 Ảnh hưởng của lượng giống thả ñến năng suất cánh kiến ñỏ trên
cây Khẹt vụ Mùa 2011 tại Quế Phong, Nghệ An 56
4.16 Ảnh hưởng của lượng giống thả ñến năng suất cánh kiến ñỏ trên
cây Sung vụ Mùa 2011 tại Quế Phong, Nghệ An 58
4.17 Ảnh hưởng của lượng giống thả ñến năng suất cánh kiến ñỏ trên

cây Cơi vụ Mùa 2011 tại Quế Phong, Nghệ An 59
4.18 Ảnh hưởng của mùa vụ ñến năng suất cánh kiến ñỏ trên một số
cây ký chủ tại Quế Phong, Nghệ An 61

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
4.1 Trứng rệp cánh kiến ñỏ 22

4.2 Ấu trùng rệp cánh kiến ñỏ tuổi 1 22

4.3 Ấu trùng rệp cánh kiến ñỏ tuổi 2 23

4.4 Ấu trùng rệp cánh kiến ñỏ tuổi 3 24

4.5 Trưởng thành cái rệp cánh kiến ñỏ 24

4.6 Bánh tổ rệp cánh kiến ñỏ 25

4.7 Tập ñoàn rệp mới ñịnh cư trên cây ký chủ 25

4.8 Trưởng thành ñực rệp cánh kiến ñỏ 25

4.9 Trưởng thành cái rệp cánh kiến ñỏ 25

4.10 Bánh tổ mẹ rệp cánh kiến ñỏ 34

4.11 Ấu trùng tuổi 1 di chuyển tìm vị trí ñịnh cư 34


4.12 Tập ñoàn rệp CKð mới ñịnh cư 34

4.13 Bánh tổ rệp CKð sau 30 ngày gây giống trong vụ ðông xuân 34

4.14 Bánh tổ rệp CKð sau 95 ngày gây giống trong vụ ðông xuân 34

4.15 Bánh tổ rệp CKð sau 180 ngày gây giống trong vụ ðông xuân 34

4.16 Sự phát triển của bánh tổ rệp cánh kiến ñỏ trên một số cây ký chủ
chính vụ ðông Xuân 2010-2011 tại Quế Phong, Nghệ An 35

4.17 Sự phát triển của bánh tổ rệp cánh kiến ñỏ trên một số 37

4.18 Cành lá hoa cây ðậu thiều Cajanus cajan (L.) Milsp 41

4.19 Cành, lá, quả cây Phèn Protium serratum (Wall.Ex Colebr.)
Engl 41

4.20 Cành, lá, hoa cây Khẹt Dalbergia hupeana Hance 42

4.21 Cành lá cây Vả Ficus auriculata Lour 42

4.22 Cành, lá cây ða Ficus altissima Blume 43

4.23 Cành, lá cây Sung Ficus racemosa L. 43


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ix

4.24 Cành, lá, trục quả, quả cây Cơi Pterocarya stenoptera var Tonkinensis
Franch 44

4.25 Ảnh hưởng của các loài cây ký chủ ñến năng suất cánh kiến ñỏ
trong vụ ðông Xuân 2010-2011 tại Quế Phong, Nghệ An 46

4.26 Ảnh hưởng của các loài cây ký chủ ñến năng suất cánh kiến ñỏ
trong vụ Mùa 2011 tại Quế Phong, Nghệ An 47

4.27 Ảnh hưởng của lượng giống thả ñến năng suất cánh kiến ñỏ trên
cây Phèn vụ ðông Xuân 2010-2011 tại Quế Phong, Nghệ An 50

4.28 Ảnh hưởng của lượng giống thả ñến năng suất cánh kiến ñỏ trên
cây Khẹt vụ ðông Xuân 2010-2011 tại Quế Phong, Nghệ An 51

4.29 Ảnh hưởng của lượng giống thả ñến năng suất cánh kiến ñỏ trên
cây Sung vụ ðông Xuân 2010-2011 tại Quế Phong, Nghệ An 53

4.30 Ảnh hưởng của lượng giống thả ñến năng suất cánh kiến ñỏ trên
cây Cơi vụ ðông Xuân 2010-2011 tại Quế Phong, Nghệ An 54

4.31 Ảnh hưởng của lượng giống thả ñến năng suất cánh kiến ñỏ trên
cây Phèn vụ Mùa 2011 tại Quế Phong, Nghệ An 55

4.32 Ảnh hưởng của lượng giống thả ñến năng suất cánh kiến ñỏ trên
cây Khẹt vụ Mùa 2011 tại Quế Phong, Nghệ An 57

4.33 Ảnh hưởng của lượng giống thả ñến năng suất cánh kiến ñỏ trên

cây Sung vụ Mùa 2011 tại Quế Phong, Nghệ An 58

4.34 Ảnh hưởng của lượng giống thả ñến năng suất cánh kiến ñỏ trên
cây Cơi vụ Mùa 2011 tại Quế Phong, Nghệ An 60

4.35 Ảnh hưởng của mùa vụ ñến năng suất cánh kiến ñỏ trên một số
cây ký chủ tại Quế Phong, Nghệ An 61





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Nhựa cánh kiến ñỏ (CKð) là một trong những món quà có giá trị nhất
của thiên nhiên ñối với con người. ðó là sản phẩm nhựa duy nhất do một loài
côn trùng nhỏ bé tiết ra. Màu sắc làm cho chúng nổi bật và hấp dẫn nên ñược
loài người chú ý ñến. Nhựa cánh kiến ñỏ ñã ñược con người thu thập, sử dụng
từ lâu ñời và thường xuyên ñưa vào ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp.
Trên thực tế cho thấy, thuốc nhuộm có thể ñược con người khai thác sử dụng
ñầu tiên. Nhưng ngày nay, sản phẩm nhựa cánh kiến ñỏ ñược sử dụng nhiều
trong ngành công nghiệp ñiện, ñiện tử, thực phẩm, y dược, thẩm mỹ và bảo vệ
môi trường [35].
Theo quan sát của Watt (1908) thì nhựa cánh kiến ñỏ là một sản phẩm
không tách rời với người Ấn ðộ trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp,

thương mại, nghệ thuật, sản xuất, y dược và kể cả tình cảm thiêng liêng. Tuy
nhiên, ngoài một vài tài liệu tham khảo trong văn học cổ ñại, rất ít ñược biết
ñến về lịch sử ban ñầu của nó. Những thảm khảo về CKð ñược tìm thấy trong
Vệ ñà tứ thư, rệp cánh kiến ñỏ ñược gọi là 'Laksha', và có những miêu tả về
tập tính, hành vi của nó [35].
Nhựa cánh kiến ñược sản xuất ở một số quốc gia như Ấn ðộ, Thái Lan,
Myanmar, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam và Lào. Tổng sản lượng hàng
năm ước tính khoảng 20.000 tấn. Ấn ðộ và Thái Lan là hai quốc gia sản xuất
chủ yếu nhựa cánh kiến trên thế giới, trung bình 17.000 tấn/năm, chiếm trên
70% sản lượng nhựa cánh kiến ñỏ trên thế giới và còn lại dưới 30% do các
nước khác sản xuất (FAO, 1993).
Trên 90% sản phẩm nhựa cánh kiến ñỏ của Ấn ðộ ñược sản xuất tại các
bang như Bihar, Madhya Pradesh, West Bengal, Maharashtra và Orissa. Rệp

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

cánh kiến ñỏ phát triển mạnh trên một số cây ký chủ như cây Palas, Kusum và
Ber. Trung Quốc nuôi nhiều ở tỉnh Vân Nam. Myanmar nuôi nhiều ở Bang
Shan [4]. Thái Lan nuôi nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như tỉnh Lăm
Pang, Xiêng Mày, Pha Dao, Xiêng Rai, Phrè [24]. Ở Việt Nam, cánh kiến ñỏ
ñược nuôi thả ở Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Thanh Hoá và Nghệ An [4].
Tại Nghệ An, nghề nuôi thả cánh kiến ñỏ ñã từng là một nghề kinh tế
quan trọng của nhân dân miền núi thuộc các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương,
Quế Phong. Do nhiều biến cố như ñất nước chuyển từ kinh tế tập trung sang
kinh tế thị trường, kiến thức nuôi thả cánh kiến ñỏ của người dân chỉ mang
tính kinh nghiệm, người này bày cho người kia, nạn phá rừng bừa bãi làm cho
nguồn giống rệp cánh kiến ñỏ và diện tích cây chủ bị thu hẹp. Mặt khác cùng
với biến ñộng của thị trường tiêu thụ mà nghề nuôi thả cánh kiến ñỏ của ñồng

bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An bị mai một dần.
Nhựa cánh kiến ñỏ là sản phẩm phù hợp trong thời ñại hiện nay, là sản phẩm
thân thiện với môi trường, có khả năng phân huỷ sinh học và tự duy trì nguyên liệu tự
nhiên. Nuôi thả CKð ñầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh, phù hợp với
ñiều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và kinh tế xã hội các huyện miền núi cao. ðể
khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này, tạo công ăn việc
làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xoá ñói giảm nghèo, thì
người nuôi thả cánh kiến ñỏ phải giải quyết ñược các vấn ñề như chủ ñộng ñược
giống cây ký chủ phục vụ cho trồng rừng cây chủ tập trung, duy trì và bồi dục nguồn
giống rệp cánh kiến ñỏ, ñào tạo tập huấn quy trình kỹ thuật nuôi thả cánh kiến ñỏ, kỹ
thuật thu hoạch bảo quản nhựa cánh kiến ñỏ và phát triển thị trường. Vì vậy, việc
thực hiện ñề tài "Một số nghiên cứu về rệp cánh kiến ñỏ (Laccifer lacca Kerr) tại
Quế Phong, Nghệ An” là rất cần thiết, góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi
thả cánh kiến ñỏ trên ñịa bàn tỉnh Nghệ An.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

1.2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1 Mục ñích
Nghiên cứu một số ñặc ñiểm về rệp cánh kiến ñỏ tại huyện Quế Phong,
tỉnh Nghệ An, ñặt cơ sở khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện quy trình
công nghệ nuôi thả cánh kiến ñỏ, góp phần phục hồi và phát triển nghề nuôi
thả cánh kiến ñỏ cho ñồng bào dân tộc thiểu số, từng bước xóa ñói giảm
nghèo, tăng thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường vùng cao Nghệ An.
1.2.2 Yêu cầu


- Nắm ñược ñặc ñiểm hình thái rệp cánh kiến ñỏ hiện có trên ñịa bàn huyện
Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
- Nắm ñược ñược ñặc ñiểm sinh sống của rệp cánh kiến ñỏ trên cây ký
chủ ngoài tự nhiên.
- Xác ñịnh ñược thành phần, mức ñộ phổ biến và ảnh hưởng của các loài
cây ký chủ, mùa vụ ñến năng suất cánh kiến ñỏ.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
- Kết quả nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái góp phần bổ sung vị trí phân
loài rệp cánh kiến ñỏ hiện có tại Quế Phong, bổ sung dẫn liệu về ñặc ñiểm
sinh sống, thành phần cây ký chủ, ảnh hưởng của một số loài cây ký chủ và
mùa vụ ñến năng suất cánh kiến ñỏ. ðây là những dẫn liệu khoa học cần thiết
giúp nhà khoa học ñịnh hướng nghiên cứu, cũng như xây dựng hoàn thiện quy
trình công nghệ nuôi thả cánh kiến ñỏ trên ñịa bàn huyện Quế Phong nói riêng
và tỉnh Nghệ An nói chung.
- Trên cơ sở kết quả ñiều tra nghiên cứu, bước ñầu ñề xuất giải pháp
phục hồi và phát triển nghề nuôi thả rệp cánh kiến ñỏ ở vùng nghiên cứu.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.1 Tình hình nghiên cứu và triển khai CKð ở nước ngoài
Loài người ñã biết sử dụng nhựa cánh kiến ñỏ từ lâu ñời, cánh ñây hàng
nghìn năm. Những thảm khảo về CKð ñược tìm thấy trong Vệ ñà tứ thư, rệp
cánh kiến ñỏ ñược gọi là 'Laksha', và có những miêu tả về tập tính, hành vi
của nó. Tuy nhiên mãi ñến thế kỷ 18 mới có nhiều tác giả nghiên cứu về loài
côn trùng này [44]. Ấn ðộ là nước ñầu tiên trên thế giới thành lập ñược Viện
nghiên cứu cánh kiến ñỏ vào năm 1925, sự ra ñời của Viện ñánh dấu sự phát

triển vượt bậc cũng như góp phần thúc ñẩy việc nghiên cứu về cánh kiến ñỏ
của Quốc gia này nói riêng và của cả thế giới. Theo thống kê của Viện nghiên
cứu cánh kiến ñỏ cho ñến năm 1983, có ñến 4.000 tài liệu ñược công bố về
rệp cánh kiến ñỏ, cây chủ, kỹ thuật nuôi thả và phòng trừ sâu bệnh hại.
Nghiên cứu cánh kiến là một ñề tài rất rộng, nó bao gồm nhiều nội
dung và khía cạnh khác nhau vì vậy ñối với từng nội dung cụ thể mà có
những công trình với những mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Những khía cạnh
chủ yếu mà các nhà khoa học quan tâm khi nghiên cứu là: Tính năng, tác
dụng và ứng dụng của nhựa cánh kiến ñỏ; ðặc ñiểm sinh học, sinh thái học
của rệp cánh kiến ñỏ; Sâu bệnh hại và cây chủ thả cánh kiến; Sự phân bố và
kỹ thuật nhân giống các loài cây chủ thả cánh kiến. Cụ thể như sau:
* Nghiên cứu về loài rệp cánh kiến ñỏ:
Công trình ñầu tiên có giá trị nhất là của Carter (1860-1861) ñã nghiên
cứu tại Bombay (Ấn ðộ) từ tháng 6/1860 trên tập ñoàn cánh kiến ñỏ ñịnh cư trên
cây na. Theo ông, con cánh kiến ñỏ hút nhựa cây chủ rồi tiết ra một chất nhựa
khác ñể bao bọc xung quanh cơ thể nó làm thành tổ, … và ñã biết ñược quá trình
phát triển của con cánh kiến ñỏ về một số yếu tố căn bản, là cơ sở cho các nhà
khoa học khác phát triển thêm [27].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

Trải qua các quá trình nghiên cứu và ñể kỷ niệm công lao của vị mục
sư truyền giáo người Pháp có tên là Tachardia, các nhà khoa học ñầu tiên ñặt
tên cho nó là Tachardia lacca, sau ñó nó ñược thay ñổi tên là Laccifer lacca
Kerr hay có tên gọi khác là Kerria lacca Kerr [44].
Theo Gullan and Kondo (2007) [37], rệp cánh kiến ñã tạo nên một họ,
chính là họ Kerriidae với ñặc ñiểm ñặc trưng của chúng là tiết ra sản phẩm
màu kiến ñỏ mà phần lớn là dạng rệp sáp cứng bao phủ hoặc tạo vỏ bọc. Việc

giám ñịnh ñến loài cơ bản dựa vào ñặc ñiểm màng mỏng hình cầu của rệp cái
thực sự rất khó làm mẫu. Hơn nữa, chúng có một phức hợp hình thái lạ, thậm
chí các nhà Rệp sáp học cũng khó khăn trong ñịnh loài. Những ñặc ñiểm quan
trọng ñể nhận biết ñến loài là rất khiêm tốn ở phần lớn các giống, và sự ña
dạng loài của rệp cánh kiến có thể ñã bị ñánh giá thấp. Kết quả nghiên cứu
của 2 tác giả trên ñã công bố hình thái của một số loài thuộc họ Kerridae, ñặc
biệt chú trọng những ñặc ñiểm nhất ñể giám ñịnh ñến loài, chẳng hạn phần lồi
của hậu môn, gai lưng, viền cơ thể và chùm ống mặt bên. Họ cung cấp hình
ảnh chi tiết của rệp cái mới lột xác của loài Kerria lacca (Kerr), loài rệp cánh
kiến của thương mại.
Theo Ben-Dov (2006) [25], gần 90 loài rệp cánh kiến thuộc họ
Kerriidae ñã ñược mô tả trên toàn thế giới thuộc 9 giống dựa vào tài liệu phân
loại chuyên khảo của Joseph C. Chamberlin (1923, 1925).
Kết quả phân loại của Lit (2002) về một số loài rệp cánh kiến ñã cho
chúng ta những hiểu biết nhất ñịnh về sự ña dạng của chúng và giúp thêm
kiến thức về ñặc ñiểm hình thái cơ bản ñể sử dụng cho giám ñịnh [38] [39].
Cây chủ rất quan trọng trong việc sản xuất nhựa cánh kiến ñỏ, vì chính
cây chủ ñã cung cấp thức ăn cho cánh kiến ñỏ trong suốt cả vòng ñời của
chúng ñể chúng sản xuất ra tổ nhựa. Người ta cho rằng, cánh kiến ñỏ thuộc
vào loài tạp thực, vì nó ký sinh ñược trên nhiều loại cây chủ. Theo tài liệu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

thống kê của các nước Trung Quốc, Ấn ðộ, Myanmar, Thái Lan, Lào,
Camphuchia, Liên Xô cũ có khoảng 240 loài cây thuộc 35 họ thực vật là cây
chủ của rệp cánh kiến ñỏ. Tuy nhiều cây chủ như vậy nhưng chỉ một số ít loài
cây cho sản lượng cao tùy thuộc vào từng nước, từng vùng nhất ñịnh. Ấn ðộ
ñã ghi nhận có tới 113 loài cây ký chủ của rệp cánh kiến ñỏ, nhưng chỉ có 14

loài cây ký chủ ñược sử dụng cho nuôi thả cánh kiến ñỏ và có 4 loài ký chủ
thường dùng là các cây Palas, Kusum, Ber và Khair [44]. Ở Thái Lan có 17
cây và có 4 cây thường ñược dùng trong ươm nuôi cánh kiến ñỏ, như cây Me
tây (Samania saman Merr); cây táo (Zizyphus mauretiana Lank ); cây
Albizzia labekkoides Benth; cây Combretum quadrangulare [24].
Tại Ấn ðộ các tác giả như Nisra (1929), Nirit (1937), Singh (1956),
Nel.Ronwal và N.B.Raizada (1958), ñã có nhiều ñóng góp trong nghiên cứu
về cây ký chủ và kỹ thuật nuôi thả cánh kiến ñỏ. Hầu hết các tác giả ñã ñi sâu
nghiên cứu các biện pháp chọn giống, bảo tồn, biện pháp giữ và nâng cao sản
lượng giống tại Ấn ðộ. Theo các tác giả thì: “Một trong những nhân tố chính
làm cản trở việc giữ vững sản xuất cánh kiến ñỏ tại Ấn ðộ là thiếu tổ giống,
nhất là vào vụ mất mùa kiệt. Hiện tượng này thường do các trận mưa kéo dài
và nóng gay gắt của mùa hè” [35].
Nirit (1937) ñã nghiên cứu thử nghiệm biện pháp giữ giống và nâng
cao sản lượng ở vụ mùa hè trên các loài cây Táo dại và Riềng riềng.
Lassan (1936) ñã nghiên cứu về khả năng lựa chọn thức ăn của cây chủ và
mỗi tương quan giữa lượng thức ăn của cây chủ và mỗi tương quan giữa
lượng thức ăn bón cho cây chủ với sản lượng cánh kiến ñỏ có trên cây, nhằm
nâng cao năng suất cánh kiến ñỏ [35].
Mirsa (1931) [42], Glover (1937) [33] ñã nghiên cứu ảnh hưởng của
nhiệt ñộ, ñộ ẩm ñến sinh trưởng và phát triển của cánh kiến ñỏ. Các tác giả ñã
khẳng ñịnh: Mùa hè, nhiệt ñộ dưới 17
0
C và mùa ñông nhiệt ñộ dưới 15
0
C thì

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


con cái không ñẻ trứng. ðộ ẩm tương ñối của không khí từ 50–90% là ñiều
kiện cần thiết ñối với ñời sống của cánh kiến ñỏ.
Tác giả Munting (1965) [43] thì cho rằng: Ảnh hưởng của khí hậu không
chỉ tác ñộng trực tiếp ñến sự tồn tại và phát triển của một thế hệ mà còn ảnh
hưởng sâu sắc ñến 2–3 thế hệ sau thông qua quá trình sinh sản của chúng.
Những nghiên cứu về tính năng tác dụng của nhựa cánh kiến ñỏ ñã chỉ
ra rằng: Nhựa cánh kiến ñỏ là một hợp chất trong ñó chất nhựa chiếm nhiều
nhất từ 70–80%; Chất màu chiếm từ 5–7%; Chất sáp chiếm từ 3–5%; Các
chất ñường, muối khoáng, protein chiếm khoảng 4–5% còn lại là các tạp chất
[34] [51] .
* Nghiên cứu về sâu bệnh hại rệp cánh kiến ñỏ:
Moore (1887), Meyrick (1907) ñã phát hiện ra hai loài sâu chính rệp
cánh kiến ñỏ, ñó là sâu bướm trắng Eublemma amabilis và Holcocera
pulvera. ðến nay các tác giả ñã phát hiện ra 29 loài gây hại rệp cánh kiến ñỏ,
trong ñó 24 loài côn trùng và 5 loài ñộng vật có xương sống. Hầu hết các
công trình nghiên cứu ñưa ra các giải pháp phòng trừ là chính. Các biện pháp
phòng trừ ñược các tác giả ñưa ra là: Biện pháp chăm sóc cải tạo cây chủ
(chọn giống cải tạo tán, tỉa thưa và bón phân), tuyển giống rệp tốt, thu bã
giống kịp thời, diệt trừ nguồn gốc gây hại ngay từ tổ giống. Ngoài ra, các nhà
nghiên cứu còn ñưa ra một số loại hóa chất như: Malathion, DDT, Metyl
parathion, giúp tiêu diệt sâu bệnh hại cho rệp cánh kiến có hiệu quả [35].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Sujarwo (2009) [49], ñã xác ñịnh ñược
ký sinh và bắt mồi của rệp cánh kiến nuôi trồng ở phía ñông vùng Sumba và
Nusa Tenggara. Hai loài bắt mồi ñược xác ñịnh là kiến Dolichoderus
thoracicus Smith (Hym.: Formicidae) và ngài ñêm Catoblemma sumbavensis
Hampson (Lep.: Noctuidae). Trong 3 loài ong ký sinh rệp cánh kiến ñược xác
ñịnh, có 2 loài thuộc họ Aphelinidae (Aprostocetus purpureus Girault và

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


8

Coccophagus tschirchii Madhihassen) và loài còn lại thuộc họ Eupelmidae
(Eupelmus tachardiae Howord).
Ký sinh và bắt mồi của rệp cánh kiến là vấn ñề chính trong nuôi trồng rệp
cánh kiến. Thông thường, ký sinh và bắt mồi là những côn trùng có ích trong
quản lý dịch hại, nhưng trong trường hợp này, ký sinh và bắt mồi là những côn
trùng có hại. Cả 2 tác nhân này ñều làm tăng tỷ lệ chết của rệp cánh kiến và làm
giảm chất lượng sản phẩm cánh kiến ñỏ. Tác hại của các loài bắt mồi rệp cánh
kiến có thể gây hại 100% sản phẩm nhựa cánh kiến; trong khi ký sinh tấn công
khoảng 60 – 90 % rệp cánh kiến ở thời kỳ ñầu (Wiyono, 2002) [52].
Theo Sharma et al., (2006) [80], ở Ấn ðộ, người ta ñã xác ñịnh ñược
22 loài bắt mồi, 30 loài ký sinh bậc 1 và 45 loài ký sinh bậc 2 của rệp cánh
kiến (Kerria lacca) khi nuôi rệp trên các cây S. oleosa, Butea monosperma,
Ziziphus sp., Cajanus cajan, Acacia catechu, v.v
Ở các tỉnh phía Bắc (Thái Lan), trong nuôi trồng rệp cánh kiến, thu
ñược nhiều loài côn trùng ký sinh rệp, chẳng hạn Aprostocetus purpureus
Girault (Aphelinidae), Eupelmus tachardiae Howord (Eupelmidae),
Coccophagus tschirchii Madhihassen (Aphelinidae), Brachymeria tachardiae
Cameron (Chalcididae), … (Pamberton et al., 2006) [46].
2.2 Tình hình nghiên cứu và triển khai CKð trong nước
Việt Nam nằm hoàn toàn vào giữa các vùng có sản xuất cánh kiến ñỏ ở
châu Á. Cả ba miền Bắc, Trung, Nam ñều tìm thấy cánh kiến ñỏ hoang dại,
phân bố tại các vùng núi cao nơi tập trung chủ yếu các dân tộc thiểu số sinh
sống. Lịch sử sản xuất và sử dụng cánh kiến ñỏ ở nước ta ñã có cánh ñây trên
2.000 năm. Mục ñích của nhân dân ta xưa kia chủ yếu là ñể nhuộm răng, gắn
nông cụ và nhuộm vải, tơ lụa. Ở những vùng có sản xuất thì mỗi gia ñình gây
nuôi trên một số cây chủ, nếu không quen nuôi thì người ta ñi tìm cánh kiến


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

ñỏ hoang dại trong rừng ñể dùng. Nghề nuôi thả cánh kiến ñỏ là một nghề gia
truyền ít nhiều mang tính chất mê tín (Lê Văn Giai, 1965) [7].
Mãi ñến ñầu thế kỷ XX, sau khi xâm chiếm nước ta vào khoảng 20
năm, thực dân Pháp ñã bắt ñầu nghiên cứu về cánh kiến ñỏ nhưng chủ yếu là
nghiên cứu về kinh tế. Năm 1903 Crévost ñã viết về kinh tế; năm 1914
Pidance viết về chế biến; năm 1915 Duport viết về sinh vật (côn trùng cánh
kiến ñỏ) của loài cánh kiến ñỏ (Lê Văn Giai, 1965) [7].
Trong 3 năm liền (1907-1909), Hautefeuille ñã nghiên cứu thuần hóa
cánh kiến ñỏ quy mô ở La Phú (Phú Thọ). Ông ñã nuôi thả cánh kiến ñỏ trên
nhiều diện tích cây ñậu thiều và một số cây chủ lớn thuộc chi Ficus (ña, ñề,
sung) nhưng không ñem lại kết quả nên phải dừng lại. ðến năm 1915, sau
mấy tháng ñi ñiều tra một số khu vực có cánh kiến ñỏ sinh sống trên một số
tuyến ñường thuộc các tỉnh phía Bắc, miền Trung và qua Lào, Lemaria ñã
tổng kết công trình ñó và có ñưa ra 3 nhận ñịnh (Lê Văn Giai, 1965) [7].
1- Cánh kiến ñỏ không thể phát triển rộng ra ngoài các vùng rất hẹp ñã
sẵn có tập quán từ lâu ñời.
2- Cánh kiến ñỏ chỉ sống ñược trên một số vùng cố ñịnh từ trước với
một khoảng ñộ cao từ 450-650 m so với mức nước biển.
3- Chưa bao giờ thấy cánh kiến ñỏ ở trên các vùng phía Bắc sông Hồng
(Từ tạ ngạn sông Hồng ñến biên giới Việt – Trung).
Theo Nguyễn ðức Khảm và ctv. (1985) [10], khi ñiều tra phân lập
giống rệp cánh kiến ñỏ ở Việt Nam cho rằng: trong sản xuất và tự nhiên ở
Việt Nam có 3 giống và 5 loài. Hai loài L. lacca và L. chinensis là 2 loài khác
nhau về hình thái nhưng giống nhau về ñặc ñiểm sinh học. Loài L. lacca có 2
loài phụ: L. lacca lacca (Kerr) và L. lacca chinensis (Mahdihassan). Loài phụ
L. lacca chinensis là loài phổ biến trong sản xuất, dòng rệp nhựa M1, M2


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10
khác nhau về năng suất và màu sắc tổ nhựa. Dòng S1 và S2 khác dòng M1 ở
thời vụ và hình thái bề mặt tổ nhựa.
Ở nước ta, cây chủ thả cánh kiến ñỏ cũng rất phong phú, có khoảng 100
loài cây như ñậu thiều, cọ phèn, vải, nhãn, píc niếng, sung, cọ khét, cơi, táo, ñề,
ña, sy, sanh, ngao, vả, cọ nọt, cọ tày, cọ lén, cọ thé, khỉ bùng, v.v. Tuy nhiên,
từng vùng khác nhau lại có các loài cây chủ chính khác nhau. Ở Nam Bộ, cây
ràng ràng và cây tim bầu là 2 cây chủ chính. Ở Hòa Bình thì cây cơi cho năng
suất cao, sản lượng thu vào gấp 20 lần giống thả, hay cây hoàng anh năng suất
gấp 15 lần giống thả nhưng ở Thanh Hóa, Nghệ An hay Tây Bắc thì lại không
dùng (Lê Văn Giai, 1965) [7].
Ngô Tuấn Kỳ và ctv. (1985) [16], ñã nghiên cứu tiêu chuẩn chọn cây
chủ và cành hữu hiệu ñể gây giống nuôi cánh kiến ñỏ cho rằng một cây chủ
thích hợp ñể nuôi thả cánh kiến ñỏ có hiệu quả cho từng vùng tiểu khí hậu
phải ñáp ứng ñược các yêu cầu: Thường là cây lưu niên, tối thiểu 3-5 năm, có
lượng chất khô ở vỏ 40-50% tỷ lệ này ở cây thường dùng là 30% hay ít hơn.
Hàm lượng gluxit của những cành bánh tẻ từ 6-7%, tối thiểu 4%. Tỷ lệ thu
trên thả giống ổn ñịnh trong 2 năm phải từ 4 trở lên. Và ñối với cành hữu
hiệu, thông thường những cành cho năng suất cao có ñặc ñiểm: Tuổi cành ít
nhất phải ñạt 1-1,5 năm; ñường kính trung bình cành 1,2-1,5 cm; tỷ lệ chất
khô tối thiểu 30%; tỷ lệ thu/thả giống tối thiểu 4; pH cành từ 5,8-6,0
Theo ðặng Văn A và ctv. (1985) [1], khi nghiên cứu về tiểu ñịa hình
thích hợp ñể thả cánh kiến ñỏ ñã nhận ñịnh: những tiểu ñịa hình quá lạnh,
nóng nực, bị gió và ẩm ướt là 1 trong những nguyên nhân làm cánh kiến ñỏ bị
chết và thoái hóa. Trong sản xuất, chú ý ở vụ hè có thể thả giống rộng rãi
trong các tiểu ñịa hình, cần tránh chỗ sườn Tây sói nắng hoặc có gió lào và
những chỗ rậm rạp bí gió. Trong vụ ñông cần chọn nơi có vật che khuất gió

lạnh, có thời gian nắng dài như khoảng giữa các sườn Nam, ðông Nam, Tây

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11
nam và các dải ven sông, ven suối. Kết quả nghiên cứu này ñược vận dụng ñể
xây dựng tiêu chí lựa chọn ñịa ñiểm xây dựng mô hình của dự án này.
Khi nghiên cứu mỗi liên quan về ảnh hưởng của thời tiết tới sự mất mùa
cánh kiến ñỏ, các tác giả Nguyễn ðức Khảm và ctv. (1985) [12], nhận ñịnh:
biến ñộng quần thể rệp cánh kiến ñỏ là nguyên nhân gây nên sự ñược hay mất
mùa kiến. Các nguyên nhân gây nên các biến ñộng là 1 phức hệ các nhân tố vô
sinh, hữu sinh. Thời tiết ñóng vai trò quan trọng trong việc thúc ñẩy các quá
trình gây nên những nhiễu loạn trong quần thể. Song bản chất của quá trình
biến ñộng này lại mang tính ñặc thù tiến hóa của chủng loại. Do ñó chỉ dựa vào
thời tiết sẽ không chống lại ñược quá trình thoái hóa 1 quần thể giống rệp cánh
kiến ñỏ. Sự biến ñộng về khí hậu, nguồn thức ăn, thiên ñịch là các yếu tố gây
biến ñộng cho quần thể rệp nhựa cánh kiến ñỏ có tính chất cục bộ, nhất thời. Sự
biến ñộng do sự biến ñổi nội tại của chủng quẩn mới là sự biến ñổi quan trọng
và mang tính chất phổ biến, gây mất mùa nghiêm trọng. Muốn khắc phục hiện
tượng mất mùa triền miên, chúng ta phải song song tiến hành 2 công việc là tạo
nguồn cây chủ và tạo mạng lưới cung cấp giống rệp nhựa cánh kiến ñỏ ổn ñịnh.
Kết quả nghiên cứu này nhận ñịnh muốn thúc ñẩy nghề nuôi thả cánh kiến ñỏ
quy mô công nghiệp cần phải xây dựng vườn giống rệp cánh kiến ñỏ ñể luôn
luôn tạo ñược nguồn giống rệp ở sinh lực ñầu kỳ.
Nguyễn ðức Khảm và ctv. (1985) [14] nhận ñịnh: Phôi cánh kiến ñỏ có
12 giai ñoạn phát triển. Quan sát các giai ñoạn phát triển phôi là chỉ tiêu hết sức
quan trọng ñể dự báo ñộ sinh lực giống và khả năng giống có hiệu quả. Ở ñầu
chu kì sinh lực phôi phát triển ñầy ñủ các dạng cơ bản trên, chu kì sinh sản hoạt
ñộng bình thường. Trong các cá thể ấu trùng sinh hoặc các cá thể thoái hóa về
mặt sinh sản, thì các pha sẽ phát triển không ñầy ñủ hình dạng phôi khác

thường, sau thời kỳ tiêu mô, sắc tố phân tán không ñều mà cụm lại thành ñám.
Thể hiện rõ ở giai ñoạn 8, 9, 10, các ấu trùng nang thường nở sớm, có thể màu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12
ñỏ tươi kích thước nhỏ, sau ñịnh cư chúng chết hàng loạt. Từ giai ñoạn ñầu ñến
giai ñoạn 8, tổ nhựa có nhiều sáp, chưa có ñiểm vàng. Ở giai ñoạn phôi thứ 10,
11, 12 ñiểm vàng xuất hiện rõ, ñó là dấu hiệu tốt ñể cắt giống.
Khi nghiên cứu về sâu bệnh hại rệp cánh kiến ñỏ và bước ñầu ñề xuất
biện pháp phòng trừ, các tác giả như Phạm Văn Mạch và ctv. (1985) [18]
Nguyễn Anh Diệp 1985 [6] Lê Nam Hùng và ctv. (1985) [9] cho rằng: Ở tất
cả các nơi, trên bất cứ cây chủ nào vào bất cứ vụ nuôi thả nào cũng ñều tìm
thấy xuất hiện bệnh hại cánh kiến ñỏ. Tỷ lệ cánh kiến ñỏ bị bệnh ở vụ hè
thường cao hơn vụ ñông và ở trên cây chủ cơi, sung cao hơn trên cây ñậu thiều,
cọ phèn, cọ khiết. Cánh kiến ñỏ ở những nơi xa vùng sinh thái của nó, tỉ lệ sâu
bệnh hại cao. Có thể chia bệnh hại cánh kiến ñỏ thành hai loài:
1- Bệnh gây ảnh hưởng gián tiếp: Nguyên nhân là do 1 tập hợp rất phức
tạp của các loài nấm mốc, nấm men và vi khuẩn mà chưa có ñủ ñiều kiện ñể
giảm ñịnh tên. ðây là hiện tượng phổ biển, thường gặp ở mọi nơi mọi lúc.
2- Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp: ñã bước ñầu tìm thấy 1 loại nấm mốc
có hệ sợi màu trắng ñục (chưa tìm thấy bào tử) phát triển tương ñối mạnh gây
nên hiện tượng cánh kiến bị chết rỗng ruột bên trong và có 3 loài côn trùng ăn
thịt thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) hại cánh kiến ñỏ. Sâu bướm trắng
Eublemma amabilis Moore (Noctuidae); Holcocera pulverea Meyr
(Blastobasidae) Lacciferophaga yunnanea Zagulajev (Homophidae). Sâu non
của loài thứ nhất và loài thứ hai ăn sâu non và nhựa cánh kiến ñỏ, sâu non thứ
3 ăn xác sâu non và nhựa cánh kiến ñỏ. E. amabilis là sâu hại quan trong nhất
ñối với cánh kiến ñỏ.
Biện pháp phòng trừ: Chọn nơi thông thoáng gió, tránh nơi có ñộ ẩm quá

cao. Dọn vệ sinh và tỉa bớt cành lá của những cây chủ có tán lá rậm rạp trước
khi thả. Vào những ngày mưa ẩm, có thể dùng biện pháp rung cành cây chủ ñể
tránh hiện tượng ứ ñọng chất thải trên bề mặt tổ nhựa. Thậm chí có thể dùng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13
chổi lông mịn quét nhẹ trên bề mặt tổ nhựa khi có xuất hiện nấm mốc (trong
trường hợp có thể cho phép dễ dàng thao tác như cây chủ nhỏ, ) Riêng sâu
bướm trắng (Eublemma amabilis Moore) cần diệt sâu bướm trắng bằng thủ
công, có thể giữ lại những ấu trùng ñã bị ong kí sinh ñể góp phần tăng số lượng
các ñàn ong tự nhiên (ấu trùng chết vì bị kí sinh thường mềm nhũn). Nhựa thu
về kiểm tra thấy có ong ký sinh, có thể ñựng trong hòm có nắp lưới (có
1x1,5mm) và có bộ phận ñể thu ong hoặc cho phóng thích trước tiên tại rừng;
dùng bẫy ñèn diệt bướm vào 22 giờ ñến 4 giờ sáng từ tháng 9 ñến tháng 5 (ñối
với bướm lứa 4) và từ tháng 10 ñến hết tháng 11 (ñối với bướm lứa thứ 3).
Theo Nguyễn ðình Lâm (Sở KHCN Nghệ An) ñậu thiều, khẹt và phèn
ñỏ là 3 cây chủ chính nuôi thả cánh kiến ñỏ tại Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương
Dương của tỉnh Nghệ An. Chỉ nhân giống ñậu thiều bằng hạt, cây khẹt, phèn
ñỏ có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng hom. Khi cây ñậu thiều ñược 10 –
12 tháng tuổi là thời kỳ thả cánh kiến ñỏ tốt nhất. ðể phát triển ñược nghề
nuôi thả cánh kiến ñỏ tại những vùng khí hậu ñặc trưng của tỉnh nghệ An (các
huyện miền núi biên giới, nơi sinh sống của các ñồng bào các dân tộc) cần:
Chủ ñộng ñược cây chủ giống phục vụ cho trồng tập trung, khu vực lưu giữ
giống cánh kiến ñỏ qua ñông ñủ lớn ñể lấy giống nuôi thả vụ mùa (vụ sản
xuất chính), ñào tạo kỹ thuật nuôi thả cánh kiến ñỏ cho ñồng bào các dân tộc,
tiếp thị tiêu thu sản phẩm và tiến tới chế biến cánh kiến ñỏ tại chỗ [21] [22].
Năm 2007, Liên hiệp các hội KH&KT Thanh Hoá cùng với huyện
Mường Lát ñã xây dựng 4 mô hình trình diễn kỹ thuật nuôi thả cánh kiến ñỏ
gồm: Mô hình trồng cây lương thực xen cây ñậu thiều ñể thả cánh kiến ñỏ.

ðây là mô hình dựa trên ñiều kiện canh tác truyền thống của ñồng bào các
dân tộc (ñậu thiều xen ngô, sắn, lúa nương). Mô hình này có thể phát triển tốt
trên ñất nương rẫy và mang lại năng suất nhựa cao mà vẫn ñảm bảo sự dụng
ñất bền vững nếu áp dụng tốt các biện pháp nuôi thả; Mô hình khác là nuôi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14
thả cánh kiến ñỏ trên các cây chủ phân tán, sử dụng cây mọc tự nhiên ven
khe, suối hoặc trong rừng, không tốn công trồng, tận dụng ñược diện tích ñất
tự nhiên; Mô hình nuôi thả cánh kiến ñỏ trên cây chủ trồng tập trung, sử dụng
cây chủ như cọ phèn, cọ khiết. ðây là mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật
tiến tiến, giảm ñầu tư công lao ñộng, năng suất cao gía thành hạ là mô hình
canh tác chủ yếu trong tương lai; Mô hình giữ giống cánh kiên ñỏ [17].
Năm 2004 ñến năm 2005 Chi cục phát triển Lâm nghiệp Nghệ An ñã tiến
hành thí nghiệm nhân giống cây Khẹt ñể làm cây chủ nuôi thả cánh kiến ñỏ bằng
công nghệ giâm hom cành tại huyện Kỳ Sơn, tỷ lệ sống thấp chỉ từ 15–20%.
Trong thời gian này, ñơn vị cũng tiến hành nhân giống cây Khẹt bằng công nghệ
Stune (hom rễ) tại lâm trường Tương Dương, tỷ lệ sống ñạt 40–50%.
Từ năm 2005 ñến năm 2007, UBND huyện Quế Phong ñã thực hiện ñề
án “Ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ xây dựng mô hình phát triển cánh
kiến ñỏ tại xã Châu Thôn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An”. Nội dung của ñề
án là bảo tồn và nhân giống cánh kiến ñỏ tại rừng hỗn giao, nhân giống và
trồng tập trung cây chủ (ðậu thiều, Khẹt, Phèn ñỏ), nuôi thả cánh kiến ñỏ trên
cây ñậu thiều trồng tập trung. Kết quả của ñề án là ñã nhân ñược 1.353 cây
giống ñậu thiều, 1.123 cây giống khẹt và 165 cây giống phèn ñỏ, nhân ñược
881 kg cành rệp cánh kiến ñỏ [22].
Từ năm 2006 ñến năm 2009, ñược sự hỗ trợ của Sở KHCN Nghệ An,
phòng NN&PTNT huyện Kỳ Sơn ñã tổ chức triển khai Dự án “Hỗ trợ xây dựng
mô hình nhân giống cây Khẹt nuôi thả cánh kiến ñỏ tại xã Hữu Kiểm huyện Kỳ

Sơn tỉnh Nghệ An”. Kết quả của dự án là: xây dựng thành công mô hình vườn
ươm cây chủ khẹt với công suất 20.000 cây giống/năm. Sản xuất ñược 11.800 cây
giống Khẹt phục vụ cho việc trồng cây chủ thả cánh kiến ñỏ. Chỉ trồng cây chủ
trong thời gian từ tháng 5 ñến tháng 7 ñể ñảm bảo tỷ lệ sống cao và ñảm bảo cây
không chết trong mùa khô (bộ rễ cây ñã phát triển sâu trong ñất) [21].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ðối tượng nghiên cứu
- Rệp cánh kiến ñỏ hiện ñang ñược nuôi thả ở huyện Quế Phong.
3.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
Một số loài cây ký chủ của rệp cánh kiến ñỏ ñược trồng hay có sẵn
trong tự nhiên như cây Sung (Ficus racemosa L.), cây Khẹt (Dalbergia
hupeana Hance), cây Phèn (Protium serratum (Wall. Ex Colebr.) Engl), cây
ðậu thiều (Cajanus cajan (L.) Milsp), cây Cơi (Pterocarya stenoptera var.
Tonkinensis Franch), …
3.2.2 Dụng cụ thí nghiệm
+ Dao, cưa, kéo, giấy, dây buộc.
+ Kính lúp, kính hiển vi, ẩm kế, nhiệt kế, máy ño cường ñộ ánh sáng,
máy GPS, máy ño lượng mưa, thước kẹp, thước dây.
3.3 ðịa ñiểm và Thời gian nghiên cứu
3.3.1 ðịa ñiểm nghiên cứu
- Vùng nuôi thả Cánh kiến ñỏ huyện Quế Phong, Nghệ An.
- Phòng kỹ thuật Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An.
3.3.2 Thời gian thực hiện ñề tài
Từ tháng 10 năm 2010 ñến tháng 11 năm 2011

3.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Nội dung
- Mô tả ñặc ñiểm hình thái rệp cánh kiến ñỏ.

×