Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống gừng và ảnh hưởng số mầm trồng, bao đến năng suất giống gừng gié tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI








ðINH THỊ PHƯƠNG THẢO


NGHIÊN CỨU ðẶC ðIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA
MỘT SỐ MẪU GIỐNG GỪNG VÀ ẢNH HƯỞNG SỐ
MẦM TRỒNG/BAO ðẾN NĂNG SUẤT GIỐNG
GỪNG GIÉ TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ PHÍP


HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


i

LỜI CAM ðOAN


- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn


ðinh Thị Phương Thảo





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii
LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi ñã nhận
ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè ñồng nghiệp và
gia ñình.
Trước tiên tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Ninh Thị Phíp

người ñã tận tình hướng dẫn và ñóng góp những ý kiến quý báu trong quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Cây công nghiệp và
dược liệu - Khoa Nông học và Viện ðào tạo Sau ñại học - Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các ñồng nghiệp, bạn bè và người thân
ñã luôn ñộng viên và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả luận văn



ðinh Thị Phương Thảo



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan 115
Lời cảm ơn ii
Mục lục i115
Danh mục bảng vi
Danh mục hình 115
Danh mục ñồ thị 115
1 PHẦN MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1

1.2 Mục ñích và yêu cầu 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Tình hình sản xuất nghiên cứu gừng trên thế giới và ở Việt Nam 5
2.2.1 Trên thế giới 5
2.2.2 Tình hình nghiên cứu gừng ở Việt Nam 8
2.3 Nguồn gốc thực vật cây gừng 9
2.3.2 ðặc ñiểm sinh vật học bộ, họ gừng và loài gừng 9
2.4 Gừng trồng trong bao 22
3 ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 24
3.1 ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 24
3.2 Nội dung nghiên cứu: 24
3.3 Phương pháp nghiên cứu: 25
3.3.1 Thiết kế thí nghiệm 25
3.3.2 Kỹ thuật trồng gừng trong bao 27
3.3.3 Xử lý số liệu 30
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

4.1 ðặc ñiểm thực vật học của các mẫu giống 31
4.2 ðánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chống
chịu sâu bệnh của các mẫu giống. 33
4.2.1 Thời gian sinh trưởng của mẫu giống 33
4.2.2 ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các mẫu giống gừng 35
4.2.3 ðộng thái ra lá của các mẫu giống gừng. 37
4.2.4 ðộng thái tăng trưởng kích thước lá của các mẫu giống gừng 40
4.2.5 ðộng thái tăng trưởng ñường kính thân của các mẫu giống gừng 41

4.2.6 ðộng thái tăng trưởng ñường kính thân rễ (củ) của các mẫu
giống gừng 43
4.2.7 Khả năng tích lũy chất khô trong thân rễ củ của các mẫu giống gừng 44
4.2.8 Chỉ số SPAD của các mẫu giống gừng 46
4.2.9 Chỉ số diện tích lá (LAI) của các mẫu giống gừng 48
4.2.10 Thành phần sâu bệnh hại gừng: 49
4.2.11 Năng suất của các mẫu giống gừng 51
4.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng số mầm trồng/bao ñến sinh
trưởng phát triển của giống gừng gié trồng trong bao 52
4.3.1 Ảnh hưởng của số mầm trồng/bao ñến ñộng thái tăng trưởng
chiều cao cây 53
4.3.2 Ảnh hưởng của số mầm/bao ñến ñộng thái tăng trưởng số lá trên cây 55
4.3.3 Ảnh hưởng của số mầm/bao ñến ñộng thái tăng trưởng ñường
kính thân 56
4.3.4 Ảnh hưởng của số mầm/bao ñến ñộng thái tăng trưởng kích
thước lá 58
4.3.5 Ảnh hưởng của số mầm/bao khác nhau ñến diện tích lá, chỉ số
diện tích lá và chỉ số diệp lục SPAD 59
4.3.6 Ảnh hưởng của số mầm/bao ñến khả năng tích lũy chất khô 62
4.3.7 Ảnh hưởng của số mầm/bao ñến năng suất 63
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

4.3.8 Ảnh hưởng của số mầm/bao ñến mức ñộ nhiễm sâu bệnh 65
4.4 Ảnh hưởng của số mầm/ bao gừng ñến hiệu quả kinh tế 66
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 68
5.1 Kết luận 68
5.2 ðề nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Diện tích trồng gừng ở một số nước trên thế giới 6
3.1 Danh sách mẫu giống gừng thu thập ñược 25
4.1 ðặc ñiểm hình dạng và mầu sắc thân lá của các mẫu giống gừng 31
4.2 ðặc ñiểm hình thái rễ và mầu sắc vỏ củ của các mẫu giống gừng 32
4.3 Thời gian sinh trưởng qua các giai ñoạn của mẫu giống gừng 34
4.4 ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các mẫu giống gừng 36
4.5 ðộng thái ra lá của các mẫu giống gừng 38
4.6 ðộng thái tăng trưởng kích thước lá của các mẫu giống gừng 40
4.7 ðộng thái tăng trưởng ñường kính thân của mẫu giống gừng 42
4.8 ðộng thái tăng trưởng ñường thân rễ (củ) của mẫu giống gừng 44
4.9 Khả năng tích lũy chất khô của mẫu giống gừng 45
4.10 Chỉ số SPAD của các mẫu giống gừng 47
4.11 Diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI) của các mẫu giống gừng 49
4.12 Mức ñộ nhiễm sâu bệnh hại của các mẫu giống gừng 50
4.13 Năng suất của các mẫu giống gừng 52
4.14 Ảnh hưởng của số mầm/bao ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây 54
4.15 Ảnh hưởng của số mầm/bao ñến ñộng thái tăng trưởng số lá trên cây 55
4.16 Ảnh hưởng của số mầm/bao ñến ñộng thái tăng trưởng ñường
kính thân 57
4.17 Ảnh hưởng của số mầm/bao ñến ñộng thái tăng trưởng kích thước lá 58

4.18 Ảnh hưởng của số mầm/bao ñến chỉ số diện tích lá (LAI) và chỉ
số SPAD 60
4.19 Ảnh hưởng của số mầm/bao ñến khả năng tích lũy chất khô
(g/khóm) 62
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

4.20 Ảnh hưởng của số mầm ñến năng suất lý thuyết và năng suất
thực thu 64
4.21 Ảnh hưởng của số mầm trồng ñến mức ñộ nhiễm sâu bệnh 65
4.22 Ảnh hưởng của số mầm/bao ñến hiệu quả kinh tế trồng gừng xen
trong vườn quả 67




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii
DANH MỤC ðỒ THỊ


STT Tên ñồ thị Trang

4.1 ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các mẫu giống gừng 36
4.2 ðộng thái ra lá của các mẫu giống gừng 38
4.3 ðộng thái tăng trưởng ñường kính thân của mẫu giống gừng 42
4.4 Chỉ số SPAD của các mẫu giống 47
4.5 Số mầm/bao ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây 54

4.6 Số mầm/bao ñến ñộng thái tăng trưởng số lá trên cây 56
4.7 Số mầm/bao ñến ñộng thái tăng trưởng ñường kính thân 57


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

1. PHẦN MỞ ðẦU

1.1.Tính cấp thiết của ñề tài
Cây Gừng (Zingiber officinale Rosc) thuộc họ gừng Zingiberaceae.
Trong hàng ngàn năm ở hai nước Trung Quốc và Ấn ðộ, gừng ñi ñến Miền
Tây ít nhất hai nghìn năm qua, ñược ghi chép như một chủ thế của thuế La
Mã trong thế kỉ thứ hai sau khi nhập khẩu thông qua Biển ðỏ ñến Alexandria.
Thuế nhập khẩu xuất hiện trong tài liệu ghi chép Marseilles trong năm 1228
và ở Paris năm 1296. Gừng ñược biết ñến ở Anh trước cuộc chinh phục
Norman Conquest, khi gừng thường ñược tìm thấy trong những cuốn sách thầy
lang Anglo-Saxon thế kỉ thứ 11. Gừng ñược mô tả chi tiết trong một công trình
thế kỉ 13, “Physicians of Myddvai”, một bộ sưu tập toa thuốc và ñơn thuốc do
bác sĩ kê toa, Rhiwallon, và ba người con trai của ông, theo sự ủy thác của
Rhys Gryg, hoàng tử xứ South Wales (người ñã chết năm 1233). Trước thế kỉ
13 và thế kỉ 14 gừng quen thuộc với khẩu vị của người Anh, và sau hồ tiêu, là
ñồ gia vị phổ biến nhất. Một cân Anh gừng lúc ñó có giá tiền bằng một con
cừu. Gừng như một sản phẩm của Viễn ðông, có ảnh hưởng sâu sắc không thể
gột rửa khẩu vị mới của người Miền Tây trước khoai tây[3].
Gừng ñược dùng tươi như một loại gia vị và chế biến thành nhiều sản
phẩm như mứt, kẹo, rượu, thuốc… Ở nước ta, cây gừng ñược trồng phổ biến
trong các hộ gia ñình với quy mô nhỏ, sản lượng chưa nhiều và chủ yếu ñể
tiêu thụ tại chỗ hoặc thị trường nội ñịa.

Hiện nay, cây gừng ñặc biệt ñược quan tâm hơn. Nhưng với trình ñộ
thâm canh và phương pháp trồng còn hạn chế nên chưa phát huy hết ñược
tiềm năng về năng suất. Ngoài ra, trong giai ñoạn hiện nay, khi nước ta ñang
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện ñại hoá, quỹ ñất trong nông nghiệp ngày
càng thu hẹp, diện tích canh tác ñể phát triển các loại cây trồng trong nông
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

nghiệp ngày càng bị thu hẹp, việc sản xuất các loại cây trồng trong nông
nghiệp phải mang tính hàng hoá và mang lại lợi nhuận cao mới thu hút ñược
người ñầu tư vào sản xuất trong ñiều kiện hạn chế về ñất ñai và chi phí ñầu tư
ngày càng cao
Thực tế trong thời gian gần ñây, ñã có rất nhiều mô hình ñầu tư phát
triển cây gừng, phát triển ngành hàng cho cây gừng, trong ñó có mô hình
trồng gừng trong bao. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất vẫn gặp rất nhiều
khó khăn, năng suất vẫn chưa cao, người nông dân vẫn chưa khắc phục ñược
các hạn chế trong quá trình sản xuất và chưa tìm ñược các biện pháp ñể tối ưu
hoá trong sản xuất. ðể từng bước khắc phục ñược những hạn chế, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu ñề tài: "Nghiên cứu ñặc ñiểm nông sinh học của một
số mẫu giống gừng và ảnh hưởng số mầm trồng/bao ñến năng suất giống
gừng gié tại Gia Lâm, Hà Nội"
1.2. Mục ñích và yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
- ðánh giá các ñặc ñiểm nông học của một số mẫu giống gừng làm cơ
sở cho việc chọn tạo giống gừng có năng suất cao phù hợp với ñiều kiện vùng
Gia Lâm, Hà Nội. Xác ñịnh ñược số mầm trồng/bao thích hợp cho giống gừng
gié trồng tại Gia Lâm Hà Nội
1.2.2. Yêu cầu
- ðánh giá ñặc ñiểm thực vật học của các mẫu giống gừng nghiên cứu.

- ðánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các mẫu
giống gừng ở Gia Lâm, Hà Nội
- ðánh giá ảnh hưởng của số mầm trồng/bao ñến sinh trưởng và phát
triển và năng suất của giống gừng gié tại Gia Lâm Hà Nội
- ðánh giá ảnh hưởng của số mầm trồng/bao ñến hiệu quả kinh tế của
giống gừng gié.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Khoa học
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài xác ñịnh ñược giống gừng phù hợp với
ñiều kiện tự nhiên trên ñịa bàn Gia Lâm, Hà nội
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài về ảnh hưởng số mầm/bao thích hợp là
cơ sở khoa học phát triển trồng gừng trong bao.
1.3.2. Thực tiễn:
- Về xã hội: Từ kết quả nghiên cứu của ñề tài, ñề xuất lựa chọn giống
trồng thích hợp với ñiều kiện ở Gia Lâm, Hà Nội và chọn ra số mầm trồng
trong bao thích hợp.
- Về kinh tế: Hiện nay, nhiều vùng nông thôn có nguồn lao ñộng dồi
dào. ðề tài thành công là cơ hội ñể nông dân ở những vùng có ưu thế phát
triển áp dụng hữu hiệu, ñưa giống gừng năng suất và chất lượng cao vào trồng
trọt theo hướng sản xuất hàng hóa, chắc chắn sẽ nâng cao thu nhập trên diện
tích canh tác, góp phần cải thiện ñời sống vốn còn khó khăn. ðặc biệt kỹ thuật
trồng trong bao có thể áp dụng với những nơi có nguồn quỹ ñất hạn hẹp
- Về sức khỏe: Trong củ gừng có 2-3% tinh dầu, ngoài ra còn có chất
nhựa (5%), chất béo (3.7%), tinh bột và chất cay. Các chất trong gừng có tác
dụng hạ nhiệt, giảm ñau và giảm ho, chống viêm, chống co thắt, chống nôn,
chống loét và tăng vận chuyển trong ñường tiêu hóa, ức chế thần kinh trung

ương và có hoạt tính miễn dịch.[9]
Sinh khương là thân rễ tươi của cây gừng. Vị cay, tính hơi ôn vào các
kinh phế, tỳ và vị. Có tác dụng tán hàn giải biểu, cầm mửa, tiêu nước.
Can khương là thân rễ ñã phơi hay sấy khô của cây gừng. Vị cay, tính
ôn vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dựng làm ấm cơ thể, trừ hàn, hồi
dương thông mạch, dịu ho, cầm máu.
Khương bì là phần vỏ củ gừng. Vị cay, mát. Có tác dụng hành thủy
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

(dẫn nước). Chủ trị phù nước.
Gừng là một gia vị thực phẩm rất quen thuộc trong các gia ñình ở Việt
Nam. Gừng không những thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp cơ thể tiêu
hóa và hấp thu thức ăn dễ dàng.
Gừng vừa cho ta vị thuốc quý với các tên dược liệu sinh khương, can
khương, bào khương.
- Về môi trường: Góp phần bản tồn ña dạng sinh học, mở rộng diện tích
của cây gừng - có năng suất và chất lượng cao.
















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình sản xuất nghiên cứu gừng trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Trên thế giới
Những nước sản xuất gừng trên thế giới gồm có Fiji, Ấn ðộ, Jamaica,
Nigeria, sierra Leone, và Trung Quốc. Nhập khẩu Mỹ phát sinh từ Trung
Quốc, vài ñảo Caribbean Islands, Châu Phi, Trung Mĩ, Braxin, và Úc Châu.
Gừng hiện nay ñược trồng thương phẩm gần như ở mỗi nước nhiệt ñới và cận
nhiệt ñới trên thế giới với ñất có thể canh tác cho cây trồng xuất khẩu [20].
Ở Trung Quốc, gừng ñược trình bày sớm nhất trong thảo mộc. Ở hiện
ñại, gừng là thành phần chính trong hầu hết bất kể bữa ăn, gừng còn là một
loại thuốc tiêu dùng rộng rãi nhất. Cả rễ tươi và rễ khô là những loại thuốc
chính thức trong dược thư Trung Quốc ñương ñại, như là một chất trích nước
và rượu gừng. Gừng ñược dùng trong hàng tá toa thuốc Trung Quốc truyền
thống như là một “thuốc hướng dẫn” trung hòa những ảnh hưởng của thành
phần có ñộc tố tiềm tàng [21].
Ở Ấn ðộ gừng tươi ñược dùng trong bệnh do cảm lạnh, nôn mửa, hen
suyễn, ho, ñau bụng, nhịp ñập nhanh của tim, sưng phồng, chứng khó tiêu, ăn
không ngon và bệnh thấp khớp [19].
Những nhà nghiên cứu ðan Mạch ở trường ñại học Odense ñã nghiên
cứu những ñặc tính chống ñông tụ của gừng và tìm thấy gừng là tác nhân kết
von máu mạnh nhiều hơn so với tỏi và hành tây [21].

Ở ðức, sản phẩm gừng ñược phép dùng trong ñiều trị chứng khó tiêu
và ngăn ngừa triệu chứng bệnh di chuyển tàu xe. Liều lượng ngày trung bình
là 2g thân rễ khô. Chuyên khảo trị liệu pháp ðức cảnh báo bệnh nhân mắc
phải bệnh túi mật tránh sử dụng gừng [21].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

Bảng 2.1. Diện tích trồng gừng ở một số nước trên thế giới
ðơn vị tính: ha
Năm
Tên nước
2008 2009 2010
Bangladesh 77046 72608 74841
Bhutan 7600 3766 4000
Cameroon 12584 12750 13000
China 328810 331393 334000
Costa Rica 955 1449 1265
Côte d'Ivoire 8840 7680 8200
Dominica 135 169 110
Dominican Republic 551 600 600
Ethiopia 7379 6834 8400
Fiji 2448 3041 2338
Ghana 93 81 90
Guyana 449 424 320
India 390080 380100 385330
Indonesia 192341 154964 109024
Jamaica 298 459 486
Japan 49800 53200 53600

Kenya 264 245 270
Madagascar 31 29 40
Malaysia 10544 9402 12020
Mauritius 709 616 1356
Nepal 161171 178987 210790
Nigeria 175070 168800 162223
Pakistan 95 94 100
Philippines 27538 27415 27099
Puerto Rico 80 100 100
Republic of Korea 3560 16249 24969
Réunion 123 107 100
Saint Lucia 9 14 15
Sri Lanka 10050 10780 12050
Thailand 161505 170125 172681
Trinidad and Tobago 116 145 90
Uganda 156 144 160
United Republic of Tanzania 11 10 10
United States of America 816 816 816
World + (Total) 1631257 1613596 1620493
Source: FAOSTAT Database (2011)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

Theo nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia ở ðH y khoa Rochester
(Mỹ) thì những người mắc bệnh ung thư sau khi ñã qua ñiều trị hóa trị liệu
nếu dùng các dược phẩm chiết xuất từ củ gừng hoặc ăn gừng trực tiếp, kết
hợp với thuốc chống nôn tiêu chuẩn có thể làm giảm rủi ro gây nôn tới 40%.
Hiện tượng nôn ói là phản ứng phụ ở người sau khi ñiều trị hóa trị liệu, nếu

nặng có thể tăng tới 70%. Hiện tượng nôn không chỉ gây khó chịu cho người
bệnh mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân của hiện tượng
này ñến khoa học vẫn chưa hiểu hết nên hiệu quả ñiều trị còn thấp. Kết luận
trên ñược dựa vào nghiên cứu dài kỳ ở 644 bệnh nhân ung thư ñã qua ít nhất 3
lần hóa trị liệu, ñược chia thành 4 nhóm, nhóm nhận 0.5 gam gừng, nhóm 1
gam và nhóm 1.5 gam cùng với các thuốc chống nôn khác và nhóm ñối
chứng. Những người này ñược dùng gừng 3 ngày trước và sau khi hóa trị liệu.
Kết quả, nhóm dùng gừng thấp nhất giảm ñược tới 40% rủi ro nôn so với
những người sử dụng liệu pháp vờ (placebo). Tác dụng của gừng là do nó
ñược cơ chế hấp thu duy trì các hoạt ñộng của dạ dày và giúp giảm ñau cho dạ
dày [16].
Tạp chí Nông Nghiệp & Hóa thực phẩm của Mĩ số ra mới ñây ñăng tải
nghiên cứu của các chuyên gia ðài Loan cho hay gừng có tác dụng rất tuyệt
vời trong việc ñiều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ do khuẩn gây ra. ðây là căn
bệnh có mức tử vong rất cao ở các nước ñang phát triển. Trong nghiên cứu,
người ta ñã dùng nước chiết xuất từ gừng ñể chữa bệnh tiêu chảy cho chuột,
dịch chiết xuất này có tác dụng rất tốt trong việc ức chế chất ñộc gây bệnh
tiêu chảy do khuẩn Escherichia Coli (E.coli) gây ra. Các nhà khoa học ñã phát
hiện thấy zingerme, một hợp chất có trong gừng có tác dụng rất tích cực trong
việc tấn công lại khuẩn Ecoli. Với việc phát hiện thấy tác dụng to lớn này củ
gừng trong tương lai người ta sẽ sử dụng ñể sản xuất các loại thuốc mới chữa
bệnh tiêu chảy, vừa rẻ tiền, ñơn giản lại có công năng tác dụng cao [21].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

Trên tạp trí ðau (JOP) của Mỹ số ra trung tuần tháng 5/2010 có thông
tin mới nhất là “Ăn gừng hàng ngày giảm ñược 25% ñau cơ bắp”, nó ñược
dựa vào nghiên cứu của các chuyên gia ở ðH Georgia (Mỹ). Theo nghiên cứu
trên thì không phải ñến bây giờ mà gừng ñã ñược con người sử dụng nhiều

thế kỷ qua ñể chữa cảm lạnh và bệnh dạ dày, giờ ñây người ta lại phát hiện
thấy tác dụng làm giảm ñau cơ bắp. ðể khẳng ñịnh, các nhà khoa học ñã chọn
hai nhóm người tình nguyện, một gồm 34 người dùng 2 gam gừng tươi và
nhóm kia dùng giả dược ñể ñối chứng trong thời gian liên tục 11 ngày. ðến
ngày thứ 8 cả hai nhóm cùng thực hành bài tập cơ bắp. Kết quả nhóm dùng
gừng ñã giảm tới 25% rủi ro ñau cơ so với nhóm ñối chứng. Với kết quả trên
cho thấy việc dùng gừng thường xuyên hàng ngày có tác dụng tích cực cho
sức khỏe, ñặc biệt là cơ bắp giống như việc ăn tỏi [2].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu gừng ở Việt Nam
Trong bộ gừng (Zingiberales) ở Việt Nam, họ gừng (Zingiberaceae) là
họ có số lượng loài nhiều nhất. ðây là một họ có nhiều ñại diện có giá trị làm
thuốc chữa bệnh, nhiều loài ñược sử dụng làm gia vị, làm cảnh,[8][14]
Vì vậy việc nghiên cứu phân loại họ Gừng ở nước ta một cách có hệ
thống là ñiều vô cùng cần thiết. Nhưng việc nghiên cứu các mẫu vật khô của
họ gừng rất khó khăn, vì cụm hoa và hoa thường mọng nước, sau khi ép khô
rất khó phân tích. Vì vậy, việc nghiên cứu hình thái và các ñặc ñiểm nhận biết
các chi ngoài thiên nhiên là một bước quan trọng ñể có thể ñịnh loại các loài
trong họ gừng ở Việt Nam [7].
Ở nước ta, gừng ñược trồng khắp mọi nơi, chủ yếu có nhiều ở Hải
Phòng, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Sơn La, Lào Cai.
Miền Bắc hiện nay có 2 loại gừng:
Gừng ta: củ nhỏ, ruột vàng, thơm và cay nhiều.
Gừng mán: củ to hơn, vỏ và ruột trắng, ít cay hơn, nhưng năng suất hơn
gừng ta, ñạt năng suất từ 10- 12 tấn/ ha.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

2.3. Nguồn gốc thực vật cây gừng
2.3.1. Nguồn gốc cây gừng

Gừng, gồm có rễ tươi và rễ khô của Zingiber officinale. Nhà thực vật
học người Anh William Roscoe (1753-1831) cho loại cây trồng tên Zingiber
officinale trong một báo cáo năm 1807. Họ gừng là một nhóm cây nhiệt ñới
ñặc biệt phong phú ở Indo- Malayxia (Ấn ðộ - Malaixia), gồm có trên 1200
loài thực vật trong 53 giống. Giống Zingiber gồm có ước chừng 85 loài thảo
mộc thơm từ ðông Á và Úc châu nhiệt ñới. Tên của giống, Zingiber phát sinh
từ tiếng Phạn có nghĩa là “Horn-shaped” (hình thức sừng) tham khảo về sự
nhô ra của thân rễ [14].
Ở Trung Quốc, gừng ñược trình bày sớm nhất trong thảo mộc. Gừng
khô ñược trình bày ñầu trong Shen Nong Ben Cao Jing, thuộc về Hoàng ðế
Thần Nông, Shen Nong, người ñã sống khoảng 2.000 BC. Gừng tươi ñược
trình bày lần ñầu tiên trong Ming Yi Bie Lu (Miscellaneous Records of
Materia Medica) cả hai là thuộc tính của Tao Hongjing, công bố trong những
triều ñại của những vương quốc Bắc và Nam khoảng năm 500 AD.[19]
2.3.2. ðặc ñiểm sinh vật học bộ, họ gừng và loài gừng
Lớp một lá mầm (Monocotyledoneae) có 36.000 loài, tập hợp trong
khoảng 59 họ, ñược xếp vào 20 bộ trong hệ thống của Takhtajan (1970). Tính
chất ñặc trưng của chúng phân biệt với lớp 2 lá mầm là phôi chỉ có một lá
mầm, rễ cái chết ñi ngay sau khi nảy mầm và ñược thay thế bằng một hệ
thống rễ phụ mọc ra từ mấu dưới của thân, lá có gân song song hay hình cung,
hoa thường mẫu 3. Về cấu tạo giải phẫu các bó mạch sắp xếp lộn xộn ở trong
thân chứ không xếp thành vòng [1].
Bộ gừng (Zingiberales) thuộc Phân lớp hành (Liliidae), chúng gồm
những cây thân thảo có thân rễ sống lâu năm. Lá lớn có bẹ, cuống và phiến,
gân lá có một gân chính to ở giữa và những gân bên chạy song song. Bộ gừng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10
xuất phát từ bộ hành tiến lên theo hướng thích nghi cao với lối thụ phấn nhờ
sâu bọ hay nhờ chim. ðặc biệt một số loài có nhị biến thành bản dạng cánh

sặc sỡ có tác dụng hấp dẫn sâu bọ. Bộ gừng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt ñới
và á nhiệt ñới. Các ñại diện thường gặp ở nước ta có ở các họ sau: Họ chuối
(Musaceae); Họ gừng (Zingiberaceae); Họ hoàng tinh (Marantaceae) và Họ
rong riềng (Cannaceae) [15].
Họ gừng (Zingiberaceae), khác với họ chuối, họ gừng thường có thân thật
mọc ra từ thân rễ, trên ñó mang các lá cũng có phần bẹ, phần cuống và phần
phiến lớn. Hoa lưỡng tính, không ñều, ñài hình ống, màu lục, tràng hoa dính
nhau ở phần dưới thành ống. Bộ nhị còn 1 nhị sinh sản, còn 3 nhị khác biến ñổi
thành 1 cánh môi, 2 nhị khác nữa biến thành nhị lép hình cánh nhỏ, có khi giảm
ñi. Bầu dưới, 3 ô, mỗi ô chứa nhiều noãn nhưng cũng có khi bầu một ô với lối
dính noãn bên. Quả nang, có khi là quả mọng. Hạt có cả nội và ngoại nhũ [1].
Họ này có tới 1.300 loài, phân bố chủ yếu ở nhiệt ñới. Ở nước ta có các
ñại diện phổ biến sau ñây ñược trồng lấy củ làm gia vị như cây gừng
(Zingiber officinale) có thể lấy củ làm mứt, làm thuốc, làm gia vị[11]:
Trong bộ Gừng (Zingiberales) ở Việt Nam, họ Gừng (Zingiberaceae) là
họ có số lượng loài nhiều nhất. ðây là một họ có nhiều ñại diện có giá trị làm
thuốc chữa bệnh, nhiều loài ñược sử dụng làm gia vị, làm cảnh.[14]
Tìm hiểu ñặc ñiểm hình thái họ Gừng qua các ñại diện có ở Việt Nam.
Phân tích so sánh các chi, căn cứ vào những ñặc ñiểm như dạng sống, lá bắc,
lá bắc con, vị trí cụm hoa, hoa, màu hoa, bộ nhị, bộ nhụy, quả… ñể chọn ra
những ñặc ñiểm dễ nhận dạng ngoài thiên nhiên [14].
Phương pháp ñược sử dụng là phương pháp hình thái so sánh. Trong
phương pháp này, chúng tôi căn cứ chủ yếu vào các ñặc ñiểm như dạng sống,
vị trí cụm hoa, màu sắc, mùi vị. ðây là những ñặc ñiểm ổn ñịnh ít phụ thuộc
vào sự thay ñổi của ñiều kiện sinh thái và dễ nhận biết ngoài thiên nhiên.
ðặc ñiểm hình thái họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.)[12],[5],[15]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11
Dạng sống

Các cây trong họ Gừng (Zingiberaceae) gồm những cây thảo nhiều năm
thường sống nơi ñất ẩm, dưới tán cây hay tán rừng, hiếm khi phụ sinh
(Cautleya gracilis, Hedychium bousigonianum, Hedychium poilanii). Rễ nhỏ,
hình sợi, ñôi khi ñầu rễ phình to lên thành dạng củ (Curcuma, Kaempferia,
Stahlianthus…). Thân rễ to, nạc, nằm ngang, chứa nhiều chất dự trữ, có khi
rất ngắn hoặc chỉ mang hoa, thân ñược tạo thành do các bẹ lá ôm chặt lấy
nhau tạo thành thân giả, rất ngắn hoặc không có (Distichochlamys,
Kaempferia…) hay cao 1-3m, ñôi khi cao tới 4-5m (Alpinia, Amomum…),
không phân nhánh. Cây thường có mùi thơm hay có mùi hắc như một số loài
trong chi Zingiber.
Lá: Lá của các cây trong họ Gừng là lá ñơn, mọc cách, các lá xếp thành
hai hàng, thường hướng lên trên, ñôi khi nằm ngang gần như song song với
mặt ñất (Kaempferia galanga, K. pulchra); có khi lá chỉ là bẹ lá dạng vảy. Lá
gồm các phần là: bẹ lá, cuống lá, lưỡi lá và phiến lá: Bẹ lá: Mở ñến gốc, phần
dưới bẹ lá thường ôm chặt lấy nhau làm thành thân giả. Cuống lá: Cuống lá
không có hay có, ngắn hay dài (có thể dài tới 25cm), hình lòng máng nông
hoặc sâu. Lưỡi lá (thìa lìa): Là phần giữa bẹ lá và cuống lá, từ bẹ lá kéo dài
lên. Lưỡi dày hay mỏng dạng màng, ñầu nguyên hay xẻ 2, cụt ngang, dài 1-2
mm tới vài cm. Phiến lá: Hình mác, hình trứng hẹp, bầu dục, ít khi gần tròn
(Kaempferia pulchra), gốc phiến nhọn, hình nêm hay gần tròn; ñầu phiến
thường nhọn, ñôi khi thót nhỏ thành dạng ñuôi, hiếm khi tròn. Thông thường,
phiến lá mầu xanh, nhưng ở một vài loài trong một số chi, mặt trên lá có ñốm
trắng loang lổ (Stahlianthus) hay dọc gân chính mặt trên nâu ñỏ (Curcuma)
hoặc mặt dưới nâu ñỏ (Distichochlamys, Stahlianthus, Zingiber).
Cụm hoa: Cụm hoa mọc trên ngọn thân có lá hay từ thân rễ sát mặt ñất,
tách biệt với thân có lá, hoặc từ giữa các bẹ lá. Cụm hoa dạng chùy, chùm hay
bông. Cuống cụm hoa mọc từ thân rễ ở một số chi ñược bao phủ bởi các bẹ lá
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

dạng vảy thưa hay dày. Cụm hoa thường không phân nhánh, trừ một số ít loài
trong các chi Globba, Alpinia, Elettaria, Elettariopsis.
+ Lá bắc: Lá bắc thường có dạng vảy, hình bầu dục, hình mác hay
mác-thuôn, bao lấy lá bắc con và hoa, ñôi khi lá bắc bao lấy truyền thể
(Bulbil). Các lá bắc dính với nhau ở nửa dưới làm thành dạng túi (Curcuma),
hay thành dạng chuông (Stahlianthus), hoặc xếp lợp lên nhau. Ở một vài chi,
những lá bắc ở phía dưới của cụm hoa là những lá bắc bất thụ (không chứa
hoa), thường có mầu sắc, hay những lá bắc này phát triển rất to bao lấy cả
cụm hoa khi non gọi là lá bắc tổng bao (nhưng thường sớm rụng). ðôi khi lá
bắc không có hoặc sớm rụng.
+ Lá bắc con: Nằm trong lá bắc và ñính gần sát gốc lá bắc, bao lấy hoa.
Lá bắc con dạng vảy hay dạng ống, có gốc dính sát với bầu. ðôi khi lá bắc
con không có hoặc sớm rụng.
Hoa: Hoa lưỡng tính, mẫu 3, bầu hạ, ñối xứng hai bên, có mầu sắc,
kích thước trung bình hoặc lớn. Các hoa ñính trên cụm hoa dày ñặc hay thưa
thớt, hoa ñơn ñộc hay vài hoa trong một cụm nhỏ (Cincinnus) ñính vào trục
cụm hoa. Hoa gồm các bộ phận:
+ ðài: Có các lá ñài dính với nhau ở phần dưới thành hình ống, phần
trên chia 2-3 thùy ngắn hay dài giống dạng răng, hoặc xẻ chữ V - ñầu trên
chia 2-3 thùy dạng răng.
+ Tràng: Dính với nhau ở phần dưới thành hình ống, phần trên chia 3
thùy, thùy lưng thường to hơn 2 thùy bên, phía ñầu lõm ít nhiều dạng mũ.
+ Bộ nhị: Chỉ có một nhị sinh sản duy nhất, ở phía trong thùy lưng của
tràng, gồm có chỉ nhị dạng bản mỏng hay dày, phía trên ñính hai bao phấn
hướng trong, mở bằng khe dài dọc theo ô bao phấn. Bao phấn có hay không
có phần phụ của trung ñới, nếu có thì kéo dài lên phía trên tạo thành mào,
không bao lấy vòi nhụy, xẻ thùy hay nguyên, hay bao lấy vòi nhụy kéo dài
(Zingiber), hoặc kéo dài ở 2 phía cạnh ngoài hai bao phấn thành dạng cánh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


13
(Globba). ðôi khi bao phấn không có phần phụ nhưng ở gốc mỗi bao phấn
kéo dài xuống phía dưới tạo thành cựa (Curcuma). Cánh môi ñối diện với nhị,
do 3 nhị bất thụ dính lại với nhau biến thành, thường to, có màu sặc sỡ. Hai
nhị lép còn lại nằm ở hai bên gốc cánh môi, dạng cánh tràng không dính với
cánh môi (Hedychium), hay dính với cánh môi ở phía dưới (Zingiber), hoặc
tiêu giảm thành dạng răng, dạng vảy hay tiêu giảm hoàn toàn.
+ Bộ nhụy: Bộ nhụy hợp nguyên lá noãn (Syncarpous) hay hợp bên lá
noãn (Paracarpous). Một vòi nhụy mảnh, nằm dọc theo rãnh phía trong chỉ
nhị, qua khe giữa 2 bao phấn; núm nhụy nhô lên phía trên ñầu 2 bao phấn, trừ
ở chi Zingiber, vòi nhụy kéo dài vượt quá ñầu 2 bao phấn và ñược phần phụ
trung ñới của bao phấn kéo dài bao lấy. Ngoài 1 nhụy hữu thụ duy nhất, còn
có các vòi nhụy lép ñính trên ñỉnh bầu, hình dùi hay bản ngắn. Bầu hình cầu,
bầu dục, hình trụ hay ñôi khi hình phễu. Bầu 3 ô hay 1 ô, noãn ñảo, nhiều,
ñính noãn trụ giữa hay ñính noãn bên.
Quả: Quả nang chẻ ô, ñôi khi quả mọng, quả nạc, thường hình cầu, bầu
dục, ñường kính từ 0,2cm ñến 2-3(4)cm, ñôi khi quả có ngấn giữa (Alpinia
galanga), hay có dạng quả giác (quả cải) (Siliquamomum tonkinense), hoặc quả
có gờ nổi theo chiều dọc (Elettaria, Elettariopsis). Vỏ quả có lông hay không,
có gai mềm, gai phân nhánh hay không, hay vỏ quả có cánh dạng quả khế.
Các ñặc ñiểm nhận biết các chi trong họ Gừng (Zingiberaceae
Lindl.)
Theo các nghiên cứu gần ñây, họ Gừng ở Việt Nam có 19 chi với
khoảng 136-145 loài. Sau ñây là các chi thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) có ở
Việt Nam với các ñặc ñiểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên.[14],[13]
Chi 1. Alpinia Roxb. – Riềng, Sẹ [8]
ðặc ñiểm: Cây thảo cao 1-3(4)m. Cụm hoa trên ngọn thân có lá, lá bắc
màu nâu hay trắng, cánh môi có màu trắng-vàng, trắng-ñỏ, vàng-ñỏ sặc sỡ,
thường to rộng hơn các thùy tràng, phía ñầu xẻ thành 2-3 thùy hay nguyên.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


14
Phần lớn quả hình cầu, ñôi khi có hình bầu dục rộng, hiếm khi là hình thoi
(Alpinia oxymitra).
Chi 2. Amomum Roxb. nom. cons. – Sa nhân, Thảo quả [16]
Nơi sống: Phần lớn các loài trong chi này ưa bóng, ưa ẩm, mọc dưới
tán rừng, dưới bóng các cây khác, nhưng có số ít loài vẫn phát triển tốt ở nơi
ít bóng. Trên thế giới có khoảng 230 loài, phân bố ở vùng nhiệt ñới và cận
nhiệt ñới Châu Á, một số ít ở Úc và quần ñảo Thái Bình Dương. Việt Nam có
27-30 loài.

ðặc ñiểm: Cây thảo lâu năm, cao 1-2-3(4-5)m. Cụm hoa mọc từ thân rễ
sát mặt ñất hay từ ngay gốc của thân có lá; cánh môi có màu trắng, vàng hay
ñỏ. Quả nang thường có 3 dạng: Vỏ quả nhẵn, vỏ quả có gai mềm và vỏ quả
có cánh giống như dạng quả khế.
Nơi sống: Thường mọc ven suối, dưới tán rừng ẩm, chỉ phát triển tốt và
ra hoa quả ở những nơi nhiều bóng và ẩm. Trên thế giới có khoảng 150 loài,
phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt ñới châu Á và Úc. Việt Nam có 21-23 loài.
Chi 3. Boesenbergia Kuntze – Bồng nga truật
ðặc ñiểm: Cây thảo nhỏ. Cụm hoa mọc giữa các bẹ lá, ít hoa. Mỗi lá
bắc chứa một lá bắc con và một hoa, nhị lép bên thường rộng hơn thùy tràng,
cánh môi hình trứng ngược rộng, rộng hơn thùy tràng và nhị lép, lõm sâu hình
túi, phía gốc hẹp.
Nơi sống: Mọc hoang dại và ñược trồng nhiều nơi ở Việt Nam, cây ưa
bóng, ưa ẩm, thường mọc ven nương rẫy, dưới tán rừng. Trên thế giới có
khoảng 50 loài, phân bố ở Châu Á. Việt Nam có 1 loài.
Chi 4. Caulokaempferia K. Larsen – ðại bao khương
ðặc ñiểm: Cây thảo mảnh cao 30-50cm. Cụm hoa trên ngọn thân có lá,
ít hoa. Các lá bắc xếp hai hàng, mỗi lá bắc bao một cụm nhỏ (Cincinnus) có
1-4 hoa. Chỉ nhị rất ngắn, phần phụ trung ñới kéo dài thành mào rộng, cong

ngược lại, nhị lép bên dạng cánh tràng rộng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15
Nơi sống: Thường mọc nơi vách ñá ẩm có nước rỉ xuống, ở ñộ cao 1200-
1600m. Trên thế giới có khoảng 10 loài, phân bố ở vùng nhiệt ñới Châu Á, vùng
tây - nam dãy Himalaya ở Mianma, Trung Quốc, Thái Lan. Việt Nam có 1 loài .
Chi 5. Cauley (Benth.) Royle ex Hook. f. – Cầu ly
ðặc ñiểm: Cây thảo nhỏ, mảnh, cao 20-80cm. Cụm hoa trên ngọn thân có
lá, thường có 2-10 hoa ñính thưa. Mỗi lá bắc chỉ bao một hoa. Hoa thường có
màu vàng, hai thùy tràng bên dính 1/2 ở phía gốc với cánh môi; nhị lép bên dạng
cánh tràng, cánh môi dạng nêm rộng, xoè ra, ñầu rách mép. Quả hình cầu.
Nơi sống: Cây phụ sinh, nơi râm mát dưới tán cây khác. Trên thế giới
có 5 loài, phân bố ở Ấn ðộ, Mianma, Nepal, Butan, Trung Quốc, Thái Lan.
Việt Nam có 1 loài.
Chi 6. Curcuma L. nom. cons. – Nghệ [9]
ðặc ñiểm: Cây thảo, cao 1-2m, thân rễ có nhánh, dày, nạc, có mùi
thơm. Cụm hoa mọc từ thân rễ hay giữa các bẹ lá, ñôi khi hoa xuất hiện trước
lá. Các lá bắc dính với nhau ở 1/2 chiều dài phía dưới và làm thành dạng túi,
phần trên xòe ra, phía ñầu các lá bắc có màu sắc khác nhau, gốc mỗi bao phấn
kéo dài xuống phía dưới thành dạng cựa. Bầu 3 ô.

Hình 2.1: ðặc ñiểm hình thái và giải phẫu củ Nghệ
(Nguồn : />nhung-mon-an-bo-duong.aspx)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16
Nơi sống: Cây thảo ưa bóng, mọc dưới tán rừng ẩm, ven suối, ven
nương rẫy, sinh trưởng tốt trên ñất giàu dinh dưỡng, ñất phù sa, nhiều mùn

ẩm, thoát nước, không ñược chịu úng. Trên thế giới có khoảng 50 loài, chủ
yếu ở vùng nhiệt ñới Châu Á, 1 loài ở Úc. Việt Nam có 18-20 loài.
Chi 7. Distichochlamys M. F. Newman – Gừng ñen
ðặc ñiểm: Cây thảo nhỏ, các bẹ lá không ôm lấy nhau tạo thành thân giả,
rễ nhỏ. Mặt dưới phiến lá nâu nhạt, nâu ñỏ; cuống lá dài 15-25cm. Cụm hoa có
cuống, mọc giữa các bẹ lá, ít hoa. Hoa màu vàng, cánh môi hình trứng rộng ñầu
hay gần hình tam giác ngược, xẻ sâu hay nông thành 2 thùy. Bầu 3 ô.
Nơi sống: Cây thảo ưa bóng, ưa ẩm hay mọc ven suối, dưới tán rừng.
ðây là chi ñặc hữu của Việt Nam. Chi này có 3 loài, mới chỉ phát hiện thấy ở
các tỉnh miền Trung Việt Nam.
Chi 8. Elettaria (L.) Maton – Trúc sa, Tiểu ñậu khấu [31]
ðặc ñiểm: Cây thảo cao 2-3m. Cụm hoa mọc từ thân rễ, trục mảnh, dài,
rủ xuống, có nhánh ngắn. Mỗi lá bắc bao 1 cụm nhỏ (Cincinnus) có 3-4 hoa.
Hoa trắng-tím, có cuống ngắn, cánh môi hình thoi, ñầu 3 thùy, thùy giữa rách
mép. Quả hình trứng, có gờ nổi dọc.

Nơi sống: Cây ưa bóng, mọc dưới tán rừng ẩm. Trên thế giới có 3 loài,
phân bố ở Ấn ðộ, Xrilanka, Singapo, Lào, Campuchia, Nam Mỹ. Ở Việt Nam
có 1 loài gặp ở miền Bắc.
Chi 9. Elettariopsis Baker – Tiểu ñậu
ðặc ñiểm: Cây thảo 1m. Cụm hoa mọc từ thân rễ. Mỗi lá bắc bao 1
cụm nhỏ (Cincinnus) có 1-2 hoa. Hoa có ñài màu trắng hoặc hồng, chỉ nhị
ngắn, rộng, phần phụ trung ñới kéo dài thành hình vuông. Quả hình cầu, mầu
nâu ñỏ, có gờ theo chiều dọc hay không.
Nơi sống: Thường mọc nơi ñất mùn ẩm, ven ñường mòn trong rừng,
dưới tán cây. Trên thế giới có khoảng 12 loài, phân bố ở Trung Quốc, Lào,

×