Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu khả năng tạo hạt và ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng, phát triển của cây hoa sứ thái lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.27 MB, 106 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




NGUYỄN THỊ MAI


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TẠO HẠT VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN TỚI SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA SỨ THÁI LAN



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hạnh Hoa




HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết
quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao ñộng của chính tác giả. Các
số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng
ñược ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã
ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn





Nguyễn Thị Mai
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi ñã
nhận ñược sự hướng dẫn, giúp ñỡ và góp ý nhiệt tình của quí thầy
cô trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn ñến quý thầy cô trường
ðại học Nông nghiệp Hà Nội, ñặc biệt là những thầy cô ñã tận tình

dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc ñến Tiến sỹ – Nguyễn Hạnh Hoa
ñã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và
giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Nhân ñây tôi xin chân thành cảm ơn quí thầy cô bộ môn Thực
vật ñã tạo rất nhiều ñiều kiện ñể tôi thực hiện ñề tài này.
Mặc dù tôi ñã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả
sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận ñược những ñóng góp quý báu của
quí thầy cô và các bạn.
Hà nội, ngày 5 tháng 9 năm 2012
Học viên


Nguyễn Thị Mai


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC

STT Nội dung Trang

Lời cam ñoan………………………………………………………………… i
Lời cảm ơn……………………………………………………………………ii
Mục lục………………………………………………………………………iii
Danh mục bảng………………………………………………………………vi
Danh mục ñồ thị và biểu ñồ……………………………………………… viii

Danh mục viết tắt………………………………………………………… ix
PHẦN I. MỞ ðẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2. Mục ñích và yêu cầu 2
1.2.1. Mục ñích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
1.3.1. ý nghĩa khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
1.4. Giới hạn của ñề tài 3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Nguồn gốc, phân bố cây sứ Thái 4
2.2. Phân loại cây sứ 4
2.2.1. Phân loại theo cấu trúc và ñặc tính của cây [15]. 5
2.2.2. Phân loại theo màu sắc của hoa [15] 7
2.3. ðặc ñiểm thực vật học của cây sứ Thái 9
2.3.1. Rễ cây 9
2.3.2. Củ sứ 10
2.3.3. Thân sứ 10
2.3.4. Lá sứ 11
2.3.5. ðọt 11
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

2.3.6. Hoa 11
2.3.7. Qủa 12
2.3.8. Hạt 12
2.4. Yêu cầu ngoại cảnh của sứ Thái Lan 12
2.4.1. ðộ ẩm và lượng nước tưới 13

2.4.2. Gió 13
2.4.3. Ánh sáng 14
2.4.4. Nhiệt ñộ 14
2.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sứ Thái 15
2.5.1. Chọn ñất trồng 15
2.5.2. Cách trồng 15
2.5.3. Bón phân 16
2.5.4. Tưới nước 17
2.5.6. ðiều khiển ra hoa: 17
2.5.7. Phòng trừ sâu bệnh 18
2.6. Kỹ thuật nhân giống cây sứ Thái 19
2.6.1. Nhân giống vô tính cây sứ 19
2.6.2. Kỹ thuật nhân giống hữu tính cây sứ Thái 20
2.7. Bộ giống các cây sứ và các giống sứ lai ñang có ở Việt Nam 21
2.8. Vị thế và giá trị sử dụng của cây sứ Thái 24
2.9. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về cây sứ 26
2.9.1. Những nghiên cứu trong và ngoài nước về lai tạo giống sứ Thái 26
2.9.2. Bón phân cho cây cảnh 28
2.9.3. ðặc ñiểm cây cảnh trồng trong chậu 29
2.9.4. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây sứ 30
2.9.5 Tình hình nghiên cứu vể giá thể trồng sứ 33
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.1. ðối tượng nghiên cứu 36
3.1.1 ðối tượng 36
3.1.2. Vật liệu 36
3.2. Nội dung nghiên cứu 37

3.2.1. Nghiên cứu ñặc ñiểm ra hoa của cây sứ Thái 37
3.2.2. Nghiên cứu khả năng tạo hạt của cây sứ Thái 37
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng phát triển của
cây sứ 37
3.3. Phương pháp nghiên cứu 38
3.3.1. Phương pháp 38
3.3. 2. Các chỉ tiêu theo dõi 40
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 41
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 42
4.1. Nghiên cứu ñặc ñiểm ra hoa của cây sứ Thái 42
4.1.1. ðặc ñiểm hình thái hoa 42
4.1.2. ðặc ñiểm ra hoa của một số giống sứ Thái 43
4.2. Nghiên cứu khả năng tạo hạt của cây sứ Thái 46
4.2.1. Sức sống hạt phấn 46
4.2.2. Sức sống hạt phấn ở các ñiều kiện và thời gian bảo quản 47
4.2.3. Tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn trong môi trường dinh dưỡng tối
thiểu 51
4.2.4. Sự hình thành, phát triển của quả sau thụ phấn nhân tạo 54
4.2.5. ðặc ñiểm hình thái, kích thước quả 56
4.2.6. Tỷ lệ hạt chắc, hạt lép 58
4.2.7. ðặc ñiểm của hạt thu ñược sau thụ phấn nhân tạo 60
4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng, phát triển của
cây sứ 61
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

4.3.1. Thí nghiệm về ảnh hưởng của phân bón lót tới sinh trưởng của cây
sứ con 61
4.3.2. Thí nghiệm về ảnh hưởng của phân bón qua lá tới sinh trưởng

của cây sứ con 68
4.3.3. Thí nghiệm về ảnh hưởng của một số loại phân bón thúc tới sự
sinh trưởng của cây sứ con 73
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 80
5.1. Kết luận: 80
5.2. ðề nghị: 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tển bảng Trang


Bảng 4.1.: ðặc ñiểm hình thái hoa một số giống sứ Thái 42
Bảng 4.2: ðặc ñiểm ra hoa của một số giống sứ Thái 44
Bảng 4.3: Tỷ lệ hạt phấn có sức sống tốt ở các thời ñiểm nở hoa khác
nhau (%) 46
Bảng 4.4: Tỷ lệ hạt phấn có sức sống tốt trong các ñiều kiện và thời gian
bảo quản khác nhau (%) 49
Bảng4.5: Tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn trong môi trường dinh dưỡng tối
thiểu (%). 52
Bảng 4.6: Sự hình thành, phát triển của quả sau thụ phấn nhân tạo 55
Bảng 4.7: ðặc ñiểm hình thái, kích thước quả 57
Bảng 4.8: Tỷ lệ hạt chắc, hạt lép (%) 58
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của nguồn nhận phấn ñến khả năng ñậu quả, kết
hạt của giống sứ Hð 59
Bảng 4.10: ðặc ñiểm của hạt thu ñược sau thụ phấn nhân tạo 60

Bảng 4.11: Ảnh hưởng của phân bón lót tới sự tăng trưởng chiều cao cây
sứ (cm/cây) 62
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của phân bón lót ñến sự tăng trưởng ñường kính
củ của cây sứ (cm/cây). 64
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của phân bón lót ñến tốc ñộ ra lá của cây sứ con
(lá/cây) 67
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của phân bón qua lá ñến sự tăng trưởng chiều cao
cây sứ (cm/cây). 69
Bảng 4.15 Ảnh hưởng của phân bón qua lá ñến sự tăng trưởng ñường
kính củ của cây (cm/cây) 71
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii

Bảng 4.16 Ảnh hưởng của phân bón qua lá ñến tốc ñộ ra lá cây sứ (lá/cây) 72
Bảng 4.17 Ảnh hưởng của phân bón thúc tới sự tăng trưởng chiều cao cây
sứ (cm/cây) 75
Bảng 4.18 Ảnh hưởng của phân bón thúc tới sự tăng trưởng ñường kính
củ của cây sứ (cm/cây)…………………………………………….73
Bảng 4.19 Ảnh hưởng của phân bón thúc tới tốc ñộ ra lá của cây sứ
(lá/cây) 79



















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ix

DANH MỤC HÌNH ðỒ THỊ, BIỂU ðỒ

STT Tển hình dồ thị Trang


Hình 4.1: Tỷ lệ hạt phấn có sức sống tốt ở các thời ñiểm nở hoa khác
nhau 47
Hình 4.2: Tỷ lệ hạt phấn có sức sống tốt trong các ñiều kiện và thời gian bảo
quản khác nhau 50
Hình 4.3: Tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn trong môi trường dinh dưỡng tối thiểu 53
Hình 4.4: Ảnh hưởng của phân bón lót ñến sự tăng trưởng chiều cao cây sứ 62
Hình 4.5: Ảnh hưởng của phân bón lót sự tăng trưởng ñường kính củ 65
Hình 4.6: Ảnh hưởng của phân bón qua lá ñến sự tăng trưởng chiều cao
cây sứ 69
Hình 4.7: Ảnh hưởng của phân bón qua lá ñến sự tăng trưởng ñường
kính củ cây 71
Hình 4.8: Ảnh hưởng của phân bón thúc tới sự tăng trưởng chiều cao cây sứ. 75

Hình 4.9: Ảnh hưởng của phân bón thúc tới sự tăng trưởng ñường kính
củ của cây sứ 77









Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

x

CÁC TỪ VIẾT TẮT


ðVTð : ðỏ viền tím ñen
Hð : Hồng ñậm
ðS : ðỏ sen
TVH : Trắng viền hồng
ðN : ðỏ nhung
HP : Hồng phấn
ðKBQ : ðiều kiện bảo quản
TB : Trung bình
ð/C : ðối chứng
TG
:
Thời gian

CT : Công thức












Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

PHẦN I. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cây sứ Thái có tên khoa học là Adenium obesum, còn ñược gọi là “hoa
hồng sa mạc”, tên tiếng anh là Desert Rose [8]. Cây sứ Thái ñược tìm thấy
trên sa mạc, ñưa về thuần hóa thành cây cảnh làm sinh ñộng cho cuộc sống.
Ngày nay sứ Thái là loài cây cảnh ñã và ñang ñược nhiều người ưa chuộng
bởi vẻ ñẹp mập mạp, kỳ dị của bộ dễ, bộ củ, bằng những cụm hoa ñủ màu,
ñủ dạng, nở quanh năm và lâu tàn. Tuy nhiên, ở Việt Nam chủ yếu ñược
nhân giống vô tính, nên bộ giống cây sứ Thái còn khá nghèo nàn, hệ số nhân
giống thấp. Việc nhân giống hữu tính sẽ giúp tăng hệ số nhân giống, ngoài ra
cây sứ mọc từ hạt có “bộ củ” với vẻ ñẹp hình thái ñộc ñáo và khác biệt với
cây sứ mọc từ cành giâm. Mặt khác cây sứ mọc từ hạt lai giữa các giống

khác nhau có thể xuất hiện những hình thái hoa mới lạ do biến dị tổ hợp. Tại
Mỹ, Thái Lan, ðài Loan do kỹ thuật thụ phấn bằng tay ñược áp dụng từ lâu
nên họ ñã cho ra ñời nhiều giống mới mà ngày nay chúng ta ñang nhập khẩu
[8]. Ở Việt Nam hầu như chưa có những nghiên cứu cơ bản phục vụ chọn
tạo và nhân giống cây sứ.
Cây sứ Thái ở Việt Nam có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt với ñiều
kiện khí hậu nóng ẩm, nắng nhiều không có mùa ñông quá lạnh (trừ miền Bắc),
ñây là ñiều kiện rất thích hợp cho cây sứ. Người chơi cây cảnh không chỉ quan
tâm ñến vẻ ñẹp của hoa sứ mà còn chú ý ñến vẻ ñẹp của bộ củ ở những cây sứ
mọc từ hạt. Bộ củ của nó cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại rất dễ
bị thối. Trong các kỹ thuật chăm sóc cây sứ thì kỹ thuật bón phân giữ một vai
trò quan trọng, trong ñó bón phân và phân loại phân bón là một trong những
nhân tố quyết ñịnh. Bón ñủ phân và bón phân hợp lý sẽ phát huy hết tiềm năng
của cây. Trong những năm gần ñây, trên thị trường có nhiều loại phân bón lót,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

bón thúc, bón lá ñược sản xuất trong nước hoặc nhập nội [6] nhằm kích thích
sinh trưởng, phát triển của cây sứ theo mục ñích của người trồng. ðã có nhiều
tài liệu ñề cập ñến vấn ñề bón phân cho cây sứ nhưng chưa có tài liệu nào chỉ
ra loại phân bón phù hợp với các ñộng thái sinh trưởng, phát triển của cây như
tăng chiều cao, tăng số lá, tăng ñường kính củ của cây.
Xuất phát từ thực tiễn trên nhằm phát triển nguồn gen cây sứ và giúp cây
sinh trưởng, phát triển tốt chúng tôi tiến hành ñề tài: “Nghiên cứu khả năng tạo
hạt và ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng, phát triển của cây sứ Thái Lan”.
1.2. Mục ñích và yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
- Xác ñịnh khả năng ñậu quả, kết hạt của từng tổ hợp sau khi thụ
phấn nhân tạo

- Xác ñịnh ñược công thức phân bón có ảnh hưởng tốt nhất tới sinh
trưởng, phát triển của cây hoa sứ Thái Lan.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác ñịnh ñược ñặc ñiểm ra hoa, nở hoa và thời ñiểm chín của nhị ñực, nhị
cái ở các giống sứ Thái trong thí nghiệm.
- Xác ñịnh sức sống của hạt phấn ở các giống sứ Thái trong thí nghiệm.
- ðánh giá khả năng ñậu quả, kết hạt của các giống sứ Thái sau khi
thụ phấn nhân tạo .
- Xác ñịnh tỷ lệ nảy mầm của hạt thu ñược ở từng tổ hợp thụ phấn nhân
tạo (thụ phấn ñơn, thụ phấn chéo)
- ðánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây sứ Thái Lan ở từng
công thức phân bón.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. ý nghĩa khoa học
- Việc nghiên cứu và ñánh giá ñặc ñiểm ra hoa, khả năng thụ phấn thụ tinh
của cây hoa sứ trong ñiều kiện vùng Gia Lâm Hà Nội là cơ sở cho việc chọn
tạo và nhân giống cây hoa sứ, góp phần ña dạng hóa nguồn gen cây hoa sứ.
- Kết quả nghiên cứu và ñánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của
cây hoa sứ ở các công thức phân bón khác nhau làm cơ sở ñề xuất biện pháp
bón phân cho cây phù hợp, nhằm duy trì phát triển các giống sứ Thái.
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài có thể là tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu và giảng dạy về cây hoa sứ.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Tạo ra quần thể cây sứ mọc từ hạt, ñây là nguồn vật liệu quí giá dùng
cho công tác chọn tạo giống cây hoa sứ, từ ñó tuyển chọn ñược các giống có
triển vọng, có khả năng thích ứng cao, cho chất lượng hoa tốt, bộ củ ñẹp ñáp

ứng nhu cầu của người chơi hoa.
- ðưa ra một số công thức bón phân phù hợp cho việc chăm sóc cây sứ
mọc từ hạt, ñể khuyến cáo áp dụng vào sản xuất.
1.4. Giới hạn của ñề tài
- ðịa ñiểm:
+ Nhà lưới – Bộ môn Thực vật – ðH Nông nghiệp Hà Nội
+ Phòng thực tập bộ môn Thực vật
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 năm 2011 ñến tháng 02 năm 2012








Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nguồn gốc, phân bố cây sứ Thái
Sứ Thái Lan hay sứ sa mạc (danh pháp khoa học: Adenium obesum) là loài
duy nhất trong chi Adenium của họ Trúc ðào (Apocynaceae). Chúng có nguồn
gốc ở vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới của miền ñông và nam châu Phi cũng như
bán ñảo Ả Rập, trải dài từ các nước Nam Á và Ả Rập như: Namibia, Tanzania,
Somalie, Nam Phi, Ethiopia, Yemen, Sudan, ñảo Zimbabue, Socotra. Chúng
chủ yếu sống men theo các triền dốc bên các dòng suối cạn ở Ả Rập Saudi, kéo
dài qua Oman, Yemen, ñến ñại lục Phi châu rồi tiến về phía Nam sa mạc

Sahara và Nam Phi [8]. Trong ñó sứ Thái xuất hiện khắp châu Phi từ vùng nam
sa mạc Sahara, Senegan, Sudan, Natal, Tanzania ñến Kenya, phía Nam bán ñảo
Ả Rập [8]. Cây sứ còn ñược tìm thấy ở Sa van, hay vùng rừng, ñồng cỏ có
nhiều cây gỗ, vùng có ñộ cao 2100m có ñá hoặc ñất pha cát. Cây sứ ñược du
nhập vào nước ta từ Thái Lan nên gọi là sứ Thái [2][11]. Cây sứ chịu ảnh
hưởng bởi các ñiều kiện ñịa lý khác nhau trong một vùng rộng lớn như vậy nên
cây sứ phát triển thành các hình dáng khác nhau tùy từng khu vực cụ thể.
2.2. Phân loại cây sứ
Sứ Thái có tên khoa học: Adenium obesum (Forsk) Roem.& sch [7][9].
Trong hệ thống phân loại thực vật, sứ Thái ñược xếp vào lớp hai lá mầm:
Dicotyledonae, phân lớp cúc: Asteridae, bộ Long ðởm: Gentianales, họ
Trúc ðào: Apocynaceae, ở Việt Nam có khoảng 50 chi, 170 loài [1]. Sứ
Thái còn có tên khác là sứ Sa Mạc, Sa Huệ, Desert Rose (tiếng anh), Rose
Du Desert (tiếng pháp), Chuan Chom (phiên âm tiếng Thái), Fook Hui Hwa
(phiên âm tiếng hoa) [8].
Sở thích chơi hoa sứ Thái thật sự bùng nổ lần ñầu tiên khi người trồng
hoa có sự lựa chọn nhiều hơn và công việc chăm sóc cây sứ hứa hẹn cho ra
hàng trăm giống lai khác nhau. Cây sứ tự bản thân nó rất ít khi thụ phấn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

Có những người trồng hoa ưa thích sự phân loại rành mạch, từ công việc
chăm sóc hàng ngàn cây sứ, họ ñặt tên cho mỗi cây sứ trong bộ sưu tập của
mình như là phân biệt từng giống khác nhau, ghi chép tỷ mỷ sự khác biệt
giữa hoa và lá, ñặc tính phát triển nhưng cuối cùng cũng không thể tiến ñến
việc ñặt tên cho từng cây sứ.
Cây sứ Thái Hybris có rất nhiều loại khác nhau, từ dáng vẻ, cành nhánh,
màu sắc và hình dạng của lá cho tới màu sắc của hoa nên thường người ta
phân loại theo nhóm. Muggle trình bày hai cách phân loại [15].

2.2.1. Phân loại theo cấu trúc và ñặc tính của cây [15].
* Sứ nhiều hoa (Adenium obesum):
Cây cao, thân mảnh khảnh với bản lá rộng, bề mặt bóng loáng phớt ñỏ
nhẹ. Ra hoa vào mùa ñông và xuân sau một khoảng thời gian lạnh khô, khi
ñem vào vùng ấm, ẩm cây ngừng ra hoa. Hình dáng hoa rất ñẹp với màu trắng
lan dần sang ñỏ thẫm mọc khít từ ñầu mút các cành nhỏ và tận thân chính. Sứ
nhiều hoa mang rất ít ñặc tính của dòng cây Hybris, do nó rất cứng cáp, ñặc
biệt nhiều hoa và phát triển khá tốt trong chậu.
Hầu hết các dòng sứ hiện nay ñều có liên quan tới hai dòng:
A.multiflorum và A.somalense var. somalense, do người ta dùng hai dòng này
ñể tạo ra các hạt giống chuyên cho việc trồng trong chậu.
* Adenium swazicum
ðây là dòng sứ ñược xem là khó trồng nhất, hoa có màu tím từ nhạt hoa
cà ñến gần ñỏ thẫm. Loại này ñược ưa thích bởi màu sắc ñặc biệt của hoa, hoa
nở dày ñặc tự nhiên. Sứ swazicum có thân khá mềm, các cành nhỏ và cuống
hoa nhiều khi rủ oặt xuống, tuy nhiên vẫn có thể chọn ra một vài loại có thân
ñứng khá thẳng, cho hoa sậm màu với hình dáng hoa khá ñẹp.
Cho ñến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tạo ra ñược hạt của sứ
swazicum bởi việc thụ phấn của dòng sứ này là cực kỳ khó khăn do cấu trúc
của ống hoa hẹp và cứng, vì thế rất khó bộc lộ ñược phần nhụy mà không làm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

hỏng cấu trúc của hoa. Cho dù có thụ phấn ñược thì “trứng” chỉ có thể dày
dần lên mà không bao giờ hình thành ñược trái bất kể thời gian bao lâu.
* Adenium arabicum:
Dòng sứ này khác biệt với các dòng sứ khác bởi cấu trúc thân nổi bật và ñộ
dày lá vượt trội rất mọng nước so với các dòng khác. Do ñó, dòng cây arabicum
mang nhiều ñặc tính của giống cây sa mạc nhất. Hạt sứ arabicum ñặc biệt khá to,

nẩy mầm nhanh và cho ra những giống cây có thân cứng cáp, hình dáng cây khá
ña dạng. Cây cũng ñược gọi là cây sứ Vương miện (Crown) vì cấu tạo củ và bộ
cành mọc lên rất ñều xung quanh củ nhìn rất giống chiếc vương miện.
* Adenium somalense var. somalense:
Một cây sứ lớn dòng Adenicum somalense var. somalense, cây này
trưng bày tại Thái Lan và rao bán với giá 25000$. ðây là dòng sứ mạnh mẽ,
cây cao và phát triển rất nhanh thành một cây sứ khổng lồ ñặc biệt trong
ñiều kiện trồng trực tiếp xuống ñất vườn. Cây sứ này thuộc giống sứ nhiều
hoa và là cây sứ dùng ñể lai tạo ra hầu hết các giống sứ khác trên thế giới.
Một ñặc tính ñược truyền lại cho thế hệ cây lai sau này là trên lá có một
ñường gân ñỏ chạy dài xuống ñến tận cuống lá.
* Adenium somalense var. crispum:
ðây là một dòng cây ñược lai tạo ra gần ñây, ñược xem như một dòng
phụ của cây Adenium somalense, nó có nhiều ñiểm rất khác biệt với những
dòng sứ trên. Với kinh nghiệm bản thân, những nhà trồng sứ nhân giống vô
tính tại Mark Dimit USA ñã thu ñược rất ít cây giống, ña phần các cây này
khó sống (có khả năng do thuốc diệt nấm Macozeb). ðiểm ñột phá là tính rắn
chắc của cây, hình thái ñặc biệt, bộ lá có gân nổi lên như cẩm thạch và rất
nhiều hoa, những cánh hoa có hình gợn sóng.
* Adenium bohemianum (Sứ cùi):
ðây là một dòng sứ khá ñặc biệt, nó có hoa giống hoa cây A.swazicum,
có lá rộng bản, có thời gian ngủ (cuối thu cây rụng hết lá trong thời gian dài,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

khi mùa xuân ñến cây ñâm chồi nảy lộc và ra hoa mới), hoa ít. Sứ cùi hiện
nay cũng có một số dòng Hybris khá ñẹp như màu ñỏ nhung, vàng viền ñỏ
* Adenium oleifolium:
ðây là một dòng sứ rất mới, ñòi hỏi ñiều kiện sống rất khắt khe nên

thường hầu như rất ít người trồng ñược cây này, ngay cả những vườn ươm
cũng rất ít thành công với loại cây này.
2.2.2. Phân loại theo màu sắc của hoa [15].
* Màu trắng
Phần lớn các cây có màu trắng tinh khiết, dòng vô tính bạch tạng ñều
không có sắc tố ñỏ (sắc tố ñỏ hiện diện cực thấp trong cây) và hoàn toàn
không có màu ñỏ trong cuống và cánh hoa, trái có màu xanh lá cây và không
có một tỳ vết ñỏ nào, hạt có màu trắng. Kích cỡ hoa thay ñổi từ nhỏ ñến lớn,
với dòng vô tính ñẹp nhất luôn có kích thước hoa trung bình ñến lớn mọc
thành chùm như là cây Moro Lok Dok của Thái. Vấn ñề hay gặp phải với
giống hoa màu trắng là ñặc tính cực kỳ nhạy cảm với những ñốm mà nguyên
nhân gây ra do tia nước, ñặc biệt hơn là thuốc trừ sâu và phân bón lá (kinh
nghiệm của Muggle: Tất cả các loại cây màu trắng tinh khiết ñều gặp phải vấn
ñề này khi bị tia nước mạnh quá hay thuốc trừ sâu, phân bón với nồng ñộ hơi
cao là lập tức cánh hoa bị cháy dẫn ñến mất thẩm mỹ). Sự chọn lọc trong
tương lai là tăng thêm các ñặc tính có lợi cho cây như dáng ñẹp hơn, cành
nhánh vững chắc hơn, hoa có tuổi thọ lâu hơn
* Màu nhạt
Màu nhạt là màu của tất cả các loại hoa có màu từ màu trắng (sắc ñộ
tinh khiết) ñến màu phớt nhẹ, thường là màu phớt hồng (hồng nhạt) hay là
màu kem. Một ví dụ cổ ñiển là cây Chomphoo samram. Một số dòng vô
tính, hoa khi mới nở ra có màu ñỏ nhưng có sự chuyển biến từ màu hồng
ñến ñỏ theo sự thay ñổi của nhiệt ñộ (dòng vô tính này có thể ñược gọi là
“cây hoa sứ biến màu cảm ứng nhiệt”).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

* Màu ñỏ (dùng chung cho tất cả các cây mang sắc tố ñỏ)
Giống sứ Thái màu ñỏ truyền thống có viền ngoài màu trắng (có chữ

Daeng ñứng trước có nghĩa là màu ñỏ ở Thái) nhưng tiếp tục sự chọn lọc và
nhân giống ở ðài Loan cho ra ñời một số lượng lớn sứ Hybris với màu ñỏ
nhiều mức ñộ khác nhau. Từ ñây ra ñời nhiều bảng màu sứ với hy vọng mô
tả ñầy ñủ ñộ ñậm nhạt của màu, một vài trong số ñó thật sự khác biệt, một
vài giống khi nở có màu sẫm.
Giống sứ có hoa màu ñỏ là loại dễ bị mắc tật mép cánh hoa bị ñen dưới
trời nắng gay gắt và khô. Chúng ta phải có cách chăm sóc ñặc biệt ñối với loại
này và thường bị khô hoa và cuống, dẫn ñến việc khi hoa nở nhìn mất thẩm
mỹ. Một vài giống vô tính ñẹp như là cây Red Beauty.
* Màu tía
Hầu hết các giống sứ vô tính màu tía ñều là xuất thân từ cây sứ nguyên
thủy của Thái, tất cả giống sứ có chữ Muang có nghĩa là sử dụng cây hoa màu
tía ñể lai tạo. Chúng ta có những dòng vô tính rất ít bị nhạt màu nhưng lại có
hoa rất nhỏ. Phần lớn các cây này có kích thước lớn, cây tăng trưởng nhanh,
vì vậy cần phải thay ñất mỗi năm một lần.
* Pattern
Hoa cây sứ Pattern nhìn thì rất cứng cáp và có những chuẩn mực riêng
biệt, có thể ñó là hình ngôi sao ở giữa cánh hoa (phần màu trắng), hoặc giống
hoa cánh có viền (màu trắng với viền màu sậm hơn), hay là viền màu nhạt
xung quanh cánh hoa màu ñậm hơn. Những giống pattern khác có thể sẽ ra
ñời trong tương lai. Bông hoa với ngôi sao trung tâm như là giống Thiên Tú
(universal star) là một giống tạo ra từ giống sứ Thái nguyên thủy và màu sắc
cơ bản thể hiện trên cánh hoa và các cuống hoa.
Ngoài ra người ta còn phân loại dựa trên hình dáng và màu của lá, nhưng
hiện nay tại Việt Nam thì chưa thấy có sự rõ nét về màu sắc và hình dạng lá [15].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


2.3. ðặc ñiểm thực vật học của cây sứ Thái
2.3.1. Rễ cây
Sứ Thái Lan có bộ rễ phát triển mạnh, tuy có cùng xuất xứ từ sa mạc
nhưng nó có bộ rễ mạnh hơn của cây xương rồng. Nhờ có bộ rễ ñó mà cây
sứ ñược mập mạp, sung sức do lấy từ ñất trồng ñầy ñủ chất dinh dưỡng
cũng như muối khoáng nên mới không bị ngã ñổ khi gặp mưa to gió lớn [2].
Bộ rễ sứ gồm rễ cái và rễ con.
Rễ cái còn gọi là rễ cọc, là rễ chính mọc ra trực tiếp từ thân cây, vừa to vừa
dài, làm nhiệm vụ chống ñổ cho cây. Rễ cái của sứ Thái không ñủ sức mọc
thẳng xuống tận tầng ñất sâu như nhiều giống cây khác, mà lại bò ngoằn nghèo ở
tầng ñất mặt. Khi trồng trong chậu, rễ cái lâu ngày phình to, rồi do yếu tố ñiều
kiện ngoại cảnh hay con người tác ñộng tạo nên nhiều hình thù rất bắt mắt [8].
Rễ con hay rễ nhánh là phần rễ nhỏ hơn mọc ra từ rễ cái, ñầu rễ con có
rễ cám nhiều lông tơ mịn màu trắng ñể hút nước và dinh dưỡng, rễ con
luôn mềm nên rất dễ bị dập, úng gây thối cho bộ củ, bộ rễ cây sứ. Rễ con
tuy không làm ñẹp cho cả bộ rễ nhưng nó là một thành phần quan trọng của
cây sứ vì nó là nơi tiếp nhận nguồn dinh dưỡng nuôi cây nhưng khi rễ con
bị tổn thương dễ dẫn ñến bệnh thối củ sứ, lan sang rễ cái nên cần phải quan
tâm ñến rễ con [8]. Mặt khác, khi trồng chậu lâu ngày, rễ con mọc quá
nhiều và bò lan ra, nó sẽ bít chặt các lỗ thoát nước ở ñáy chậu khiến nước
tưới bị ứ ñọng, gây thối rễ chết cây [2].
Cây sứ trồng lâu cần ñược kiểm tra thường xuyên lỗ thoát nước, thường
kết hợp với mỗi lần sang chậu thay ñất, uốn sửa bộ rễ theo ý muốn rồi ñôn dần
lên mặt chậu cho rễ mọc lộ thiên. ðồng thời nên tỉa bớt những phần rễ con mọc
quá dài, các rễ con mọc không thẩm mỹ cũng bị cắt bỏ ñể giúp bộ rễ ñược gọn,
dùng sơn bôi kín vết cắt ở rễ cho chóng thành sẹo. Với cây sứ ñược chơi theo
dạng Bonsai, chơi gốc thì vẻ ñẹp của bộ rễ chiếm 80% vẻ ñẹp của cây, ñồng
thời bộ rễ phát triển mạnh, to khỏe sẽ cho bộ cành, lá, hoa ñẹp hơn [8].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


10

2.3.2. Củ sứ
Cây sứ Thái Lan nếu ñược trồng từ hạt giống sẽ có một phần lồi ra ở
phần cổ rễ gọi là củ sứ, nó là phần tiếp giáp giữa thân cây sứ và bộ rễ.
Còn cây trồng từ cành giâm hoặc chiết, dù có trồng lâu năm cũng không
ra củ ñược [2]. Củ sứ ñược hình thành từ khi hạt giống nảy mầm. Củ
phình to, lồi hẳn ra ở cổ rễ và trồi hẳn lên mặt ñất, mang hình dáng giống
như cái chai hay cái bầu nậm.
Xét về mặt dinh dưỡng, củ là cái kho dự trữ chất dinh dưỡng ñể nuôi cây
khi nguồn thức ăn có trong ñất bị cạn kiệt. Do ñó, chỉ cần nhìn vào thể trạng
của củ căng phồng hay nhăn nheo có thể biết ñược môi trường dinh dưỡng
của cây sứ ñể cung cấp ñủ cho cây. Ở những cây có củ to, ñẹp do trữ nhiều
nước và chất dinh dưỡng thì bộ rễ thường không phát triển nhiều.
Về mặt thẩm mỹ, củ tạo vẻ ñẹp và lạ cho cây, vì từ củ tạo nên rất
nhiều hình dáng ñộc ñáo, ñôi khi phải mường tượng mới hiểu nổi. Củ càng
gợi nhìn càng có giá trị cao [2].
Cây sứ hột thường dễ thối hơn cây sứ cành do phần lớn nước và dinh
dưỡng nằm ở củ, nếu phần củ bị tổn thương sẽ dẫn ñến thối, chết cây trong
khi ñó ở cây sứ cành, nguồn nước và dinh dưỡng phân bố ñều hơn ở các bộ
phận như rễ, thân nên chỉ thối úng từng bộ phận dễ xử lý hơn [8]. Do ñó,
trồng sứ hột nên giữ gìn phần củ cẩn thận, tránh va ñập tạo thành vết thương.
2.3.3. Thân sứ
Thân là phần “xương sống” cho cây sứ, ñó là phần mọc lên từ ñoạn cổ rễ
tiếp giáp với củ hoặc bộ rễ. Thân cây còn nhỏ màu xanh nhưng khi lớn có
màu xám mốc. Có dạng thân gỗ gồm nhiều khoanh, bên trong là mô gỗ cứng
và bên ngoài là khoanh mang mủ, khi cắt ngang thấy xuất hiện một lớp keo
trong, dần chuyển sang màu ñục trắng sữa [8]. Mủ sứ rất ñộc, có hại cho mắt
nếu lỡ ñể văng vào [2]. Tuy nhiên, cao chiết bằng ethanol từ nhựa sứ có hoạt
tính ñộc với tế bào gây ung thư biểu bì mũi, hầu ở người [3].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

Trên thân mang nhiều cành, mỗi cành lại phân nhánh. Ở ñầu cành, lá
mọc dày ñặc, nếu không ñược cắt tỉa thì cành sứ mọc dài ra, trông yếu ớt dễ
ngã ñổ. ðể có cây sứ tán lá ñẹp, cành nhánh cân ñối với thân lùn mập, cứ sau
mỗi ñợt hoa tàn, ta nên cắt bỏ nhánh ñể nảy ra nhiều cành và hoa hơn. ðặc
biệt với cây sứ hột, cành – nhánh ít ñâm ra từ thân cây nên nếu không cắt
ngang thân thì thân sẽ vươn cao lêu nghêu không thẩm mỹ, dễ ngã ñổ [8].
2.3.4. Lá sứ
Lá sứ mọc thành vòng xoắn, chụm lại thành cụm ở phía trên của ngọn
cây, các lá ñơn mép nhẵn, cấu trúc bóng như da, dài 5-15cm và rộng 1-8cm.
Lá sứ dày, mọng nước, thường có màu xanh bóng mọc so le không có lá kèm.
Với nhiều giống sứ mới hiện nay thì lá cũng khá phong phú về kiểu dáng. Lá
có thể trơn, láng hoặc có lông tơ mịn, màu từ xanh ñến nâu ñỏ, ñầu lá nhọn có
gai nhỏ hoặc bằng hay lõm trong, gốc lá hình tam giác [8].
Lá sứ thuôn dài, phiến lá tương ñối rộng, hệ gân lá hình lông chim, gồm
có gân chính nổi rõ, kết hợp với nhiều gân phụ tạo thành bộ xương lá [2]. Mỗi
giống sứ có màu lá và màu gân khác nhau. Sứ là loài cây mang tính sa mạc, lá
già rụng ñi nên phần cành sứ già trụi lá và chỉ còn lá mọc ở phần ñầu cành [8].
2.3.5. ðọt
ðọt là phần ngọn của nhánh mang chùm hoa, màu xanh hoặc ñỏ, nâu
tùy từng giống.
2.3.6. Hoa
Hoa là yếu tố quan trọng của bất kỳ cây sứ nào, có nhiều màu sắc khác
nhau: ñỏ, trắng, hồng, tím, vàng hoặc trắng hồng, ñỏ ñen, trắng tím hoặc có
viền rất ña dạng. Hoa nở theo từng chùm hoa, mỗi chùm hoa có từ 5 ñến 10
hoa; những giống nhiều hoa có thể có tới hơn 20 hoa mỗi chùm và nở dần,
hơn một tháng mới hết. Có những giống hoa nở ñồng loạt một thời ñiểm

(chùm hoa dày bông nhưng mau tàn) nhưng cũng có giống hoa nở dần từng
hoa một (không bắt mắt nhưng cây luôn có hoa).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

Hoa sứ có cuống ngắn, có dạng hình phễu. Hoa ñều, lưỡng tính, mẫu 5,
tiền khai hoa vặn, xếp thành chùm gồm nhiều cụm hoa ñơn vị là xim, mọc ở
ñầu cành. Lá ñài thường có màu ñỏ, có lông mịn. Hoa có 5 thùy cũng có khi
gồm 4, 6, 7, 8 thùy, xếp xoắn ốc và hợp lại ở dưới thành ống tạo thành họng
hoa, bên trong có lông. Họng hoa thường có màu vàng, ñỏ, trắng, cam, xanh.
Nhị dính trên ống, chỉ nhị ngắn có trung ñới dài bằng chiều dài họng hoa
mang nhiều lông và có màu sắc thay ñổi tùy giống, bao phấn dài, nhọn, chụm
lại ở ñỉnh hoặc dính với ñầu nhụy. Hạt phấn rời có màu trắng ñến vàng. ðầu
nhụy loe rộng hình nón cụt. ðĩa tuyến mật bao quanh bầu. Bầu dưới có 2 lá
noãn chỉ gắn liền với nhau ở phần trên, trong mỗi lá noãn có nhiều noãn ñảo.
Hoa thức chung: K
5
C
(5)
A
5
G
(2)
.
2.3.7. Qủa
Sau khi hoa sứ ñược thụ phấn, thụ tinh phần bầu sẽ phình to ra thành trái.
Trái thường mọc thành cặp có ñôi như trái của cây Mai Chiếu Thủy nhưng
cũng có trái mọc thành 3 nhánh. Màu của trái khi còn non cũng tùy thuộc vào
màu hoa, hoa trắng thì trái xanh, hoa ñỏ ra trái màu ñỏ Tùy giống mà thời

gian ñậu trái cho tới ngày trái chín có khác nhau, thường thì trái chín sau khi
thụ tinh 2 ñến 3 tháng. Trong trái có rất nhiều hạt.
2.3.8. Hạt
Tùy giống mà số hạt trong trái ít hay nhiều, với giống ít hạt nhất, mỗi
trái có khoảng vài chục hạt, còn có giống nhiều hạt có thể chứa ñến vài
trăm hạt. Trong trái có hai dãy hạt, khi tách rời ra thấy hạt, hai ñầu hạt có
hai chùm lông mịn giúp hạt phát tán ñi xa khi trái chín. Hạt có kích thước
to nhỏ tùy giống [2] [8].
2.4. Yêu cầu ngoại cảnh của sứ Thái Lan
Giống như kiểng xương rồng, cây sứ Thái Lan có nguồn gốc từ sa mạc,
nên cây có khả năng chịu nắng gắt rất tốt. Trồng ngoài trời nắng gắt từ sáng
tới chiều, từ tháng này sang tháng khác, cây không héo úa, không mất sức,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

trái lại còn tươi tốt hơn, hoa nở tươi màu hơn và sai hoa hơn. Vì vậy, cây sứ
Thái Lan rất thích hợp với khí hậu vùng nhiệt ñới, quanh năm nóng ẩm.
Tại Nam Bộ, trong năm số ngày nắng nhiều hơn ngày mưa nên nhiều
vùng trồng sứ Thái Lan rất tốt. Những năm mưa hoặc vào những tháng mưa
nhiều thì sứ ít hoa, và có thể thối rễ dẫn ñến chết cây [2].
2.4.1. ðộ ẩm và lượng nước tưới
Cây sứ tuy có nguồn gốc vùng sa mạc nhưng chúng lại ưa ñộ ẩm cao, ñặc
biệt vào mùa mưa cây phát triển tốt nhất (nhưng dễ bị bệnh thối gốc và ít hoa) [8].
Cây sứ thuộc nhóm mọng nước nên không chịu úng nước, tuy cây phát
triển tốt trong ngày mưa có nắng nhưng sẽ rất hại nếu là mưa dầm nhiều ngày,
cây bị úng dễ dẫn ñến thối củ và bộ rễ (ở ðài Loan và Ấn ðộ luôn phải ñầu tư
vòm, mái nilong ñể tránh mưa). Cây có khả năng chịu hạn tốt, có thể không
tưới trong 1- 2 tháng, tuy nhiên củ sứ hoặc bộ rễ sẽ bị tóp ñi vì mất nước và
dinh dưỡng, nhưng sau khi ñược tưới nước cây lại xanh tốt như trước. Do ñó

phải thường xuyên tưới nước nhưng ở mức ñộ vừa phải [8].
Chất lượng nước cũng ảnh hưởng ñến sự phát triển của cây sứ. ðộ pH từ
5,5 – 6,5 là tốt, nước bị nhiễm sắt làm cây chậm phát triển, rễ bị chùn lại, lá
không xanh, nhỏ, quăn queo [16].
2.4.2. Gió
Nếu trồng ở nơi quang ñãng thoáng mát không bí gió như trồng ngoài
sân, ngoài vườn, trên sân thượng, cây sứ Thái Lan sẽ sinh trưởng tốt, phát
triển mạnh. Ngược lại nếu trồng vào nơi khuất gió, chung quanh có nhà cao
tầng che chắn, hoặc ngay việc trồng dưới hàng hiên, dưới tầng cây lớn che
phủ thì sứ Thái Lan sinh trưởng kém, ra hoa ít, thân vươn cao, cành mọc
dài vì thiếu nắng, gió.
Sứ Thái Lan thích hợp với môi trường thông thoáng tốc ñộ gió nhẹ
khoảng 3 m/s; gió to quá tuy sứ không trồi gốc nhưng ảnh hưởng xấu ñến hoa.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14

2.4.3. Ánh sáng
Cây sứ Thái Lan ưa ánh sáng trực xạ, từ 70% ñến 80% ánh sáng chiếu
trực tiếp trong 8 – 12 giờ là tốt nhất. ðể ra hoa tốt hầu hết các giống sứ cần ít
nhất 4 – 5 giờ ánh nắng chiếu sáng trực tiếp mỗi ngày cùng với ánh nắng
khuếch tán cho toàn bộ thời gian trong ngày. Tuy nhiên, vào những ngày hè
nóng, ñộ ẩm thấp thì cây sứ cần ñược che râm 20%, tránh ánh nắng trực tiếp,
vì nó có thể gây cháy bề mặt củ, rễ hoặc cháy cánh hoa. Ở nước ta vào
khoảng mùa thu (tháng 7, tháng 8 âm lịch) cần che phủ cho bộ rễ, củ ñể tránh
bị cháy xám do các tia hồng ngoại và tử ngoại chiếu vào [8].
Nếu ánh sáng ít hơn thì cây sứ phát triển nhanh nhưng cành ẻo lả, dễ
ngã ñổ, lá to, mỏng, xanh ñậm, ít hoa, dễ bị thối nếu thừa nước. Khi cây sứ
ñủ nắng thì phát triển chậm, cứng chắc và rất nhiều hoa, ñặc biệt bộ củ cũng

rất ñẹp. Vì những lý do ñó mà cây sứ thường ñược trồng ở những nơi nắng
nhiều, hơi khô hạn, diện tích ñất hẹp (trồng chậu, bồn hoa ) trừ một số vùng
ñất cát ven biển thì sứ ñược trồng xuống ñất cát do không bị úng nước, tránh
ñược hiện tượng thối củ [15].
Trong mùa nắng cây tươi tốt hơn, sai hoa hơn và sắc hoa rực rỡ hơn
trong mùa mưa. Trồng nơi râm mát, chỉ có 50% nắng, cây ra hoa kém, phát
triển chậm. Vì vậy, trồng sứ Thái Lan cần ñặt chậu ra ngoài trời trong suốt
mùa nắng hạn.
2.4.4. Nhiệt ñộ
Sứ Thái Lan chịu nóng nên thích nghi với vùng nhiệt ñộ nóng ẩm, phát
triển tốt với nhiệt ñộ khoảng 27
0
C ñến 30
0
C. Nhiệt ñộ cao hơn không làm ảnh
hưởng ñến cây sứ. Ở Ấn ðộ nhiệt ñộ tới 42
0
C nhưng cây sứ vẫn sống tốt. Tuy
nhiên, hoa sứ sẽ ngừng nở, chóng phai màu và mau rụng nếu nhiệt ñộ vượt
quá 38
0
C. Cây sứ rất mẫn cảm với nhiệt ñộ thấp, cây rụng lá, ngừng sinh
trưởng và trải qua thời kỳ ngủ nghỉ khoảng vài tháng (ở vùng lạnh). Tại các
nước ôn ñới, mức nhiệt ñộ tối thích an toàn là 10
0
C, dưới mức này cây sẽ bị

×