Tải bản đầy đủ (.ppt) (64 trang)

slide bài giảng ktct bài thuyết trình chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 64 trang )

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Hiện Thực và Triển Vọng
NỘI DUNG CHÍNH
A. Nguyên lý Mac-Lênin về Chủ nghĩa
xã hội (CNXH) hiện thực
B. Đánh giá về triển vọng của CNXH
hiện thực
C. Kết luận
A. Nguyên lý Mac-Lênin về CNXH
hiện thực
I) Sự hình thành của CNXH hiện thực
II) Các giai đoạn phát triển và thành
tựu
của CNXH hiện thực
III) Nguyên nhân sụp đổ
I) Sự hình thành của CNXH hiện thực
1. Cách mạng tháng 10 Nga và mô hình CNXH
đầu tiên trên thế giới
a/ Cách mạng tháng 10 Nga
- Cách mạng tháng 10 nổ ra vào 24/10/1917, do
Vladimir Ilyich Lenin và Ðảng Bolshevik
lãnh đạo.
- Cách mạng tháng 10 thành công là một sự kiện
lịch sử, đánh dấu sự ra đời của nhà nước Nga
Xô Viết.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng 10 và sự ra đời
của nước Nga Xô Viết đã làm cho CNXH từ một
học thuyết lý luận trở thành một chế độ xã hội
kiểu mới.
- Nhờ ảnh hưởng của Cách mạng tháng 10, trên
thế giới đã có nhiều nước xây dựng CNXH.


- Cách mạng tháng 10 đã mở ra một thời đại mới
trong lịch sử loài người: thời đại quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
toàn thế giới.
- Điều kiện xây dựng một chế độ mới cực kì khó
khăn và phức tạp.
- Để đảm bảo cung cấp lương thực, Đảng cộng
sản Nga đã đề ra chính sách cộng sản thời chiến
b/ Mô hình CNXH đầu tiên trên thế giới
Bolshevik (1920), tranh của Boris Kustodiev
Cộng sản thời chiến bao gồm những chính sách
sau:
- Tất cả nền công nghiệp được quốc hữu hóa và
áp dụng cơ chế quản lý tập trung nghiêm ngặt.
- Giới thiệu độc quyền nhà nước về ngoại thương.
- Kỷ luật nghiêm khắc đối với người lao động, và
đình công có thể bị xử bắn.
- Nghĩa vụ lao động công ích bắt buộc áp dụng
cho "tầng lớp không lao động".
2. Một số chính sách
- Phân chia lương thực – trưng thu thặng dư nông sản từ nông dân theo giá trị tối thiểu để phân phối tập
trung cho dân số còn lại.
- Lương thực và phần lớn hàng hóa được phối cấp và phân phối theo phương thức tập trung.
- Xí nghiệp tư nhân là bất hợp pháp.
- Quản lý đường sắt theo dạng quân sự được giới thiệu.
2. Một số chính sách
- Tháng 3/1921, Đảng cộng sản Nga tiến hành
Đại hội X. Lênin tuyên bố chấm dứt chính sách
cộng sản thời chiến và thành lập Chính sách kinh
tế mới (NEP).

- Nhà nước giữ quyền sở hữu của cải mà Lênin
cho là “chỉ đạo tối cao” nền kinh tế: công nghiệp
nặng (than, thép và luyện kim) cùng với thành
phần ngân hàng và tài chính.
Lênin
Lãnh tụ đảng
Bolshevik
1. Các giai đoạn phát triển CNXH: 4 giai đoạn:
a/ Giai đoạn 1: Sau cách mạng tháng Mười 1917 tới kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ
hai:
Giai đoạn XHCN hình thành một số nước như Liên Xô, Mông Cổ. Cách mạng tháng 10
đã đưa nhân dân lao động trở thành người chủ của đất nước

II) Các giai đoạn phát triển và thành tựu
CNXH hiện thực
b/ Giai đoạn 2: Sau năm 1945 tới đầu 1970:
Hàng loạt nước đi theo con đường chủ
nghĩa xã hội sau Thế chiến thứ 2. Thế giới
được phân chia ra thành 2 hệ thống xã hội đối
lập nhau – chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư
bản. Chủ nghĩa xã hội đã mang tính toàn cầu
c/ Giai đoạn 3: Cuối năm 1970 đến cuối 1980
Nhiều nước XHCN mắc nhiều sai lầm dẫn đến sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Đông Âu và Liên Xô
d/ Giai đoạn 4: Giai đoạn đầu 1990 đến nay:
Chủ nghĩa xã hội thế giới tạm thời lâm vào thoái trào. Ảnh hưởng của CNXH trên
phạm vi toàn thế giới giảm đi nghiêm trọng. Tuy nhiên, các nước XHCN đang bền bỉ vượt qua
khó khăn thử thách, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao sức mạnh đất nước
II) Các giai đoạn phát triển và thành tựu
CNXH hiện thực

2. Sự ra đời và phát triển của hệ thống XHCN và những thành tựu
a/ Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước XHCN
Sau thế chiến II, hệ thống XHCN thế giới ra đời bao gồm Liên Xô, CHDC Đức, Bungari, Ba
Lan, Hungari, Mông Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên,Việt Nam, Cuba.
Năm 1960, tại Matxcơva, Hội nghị 81, Đảng Cộng Sản và công nhân của các nước trên thế giới đã
khẳng định: “Đặc điểm chủ yếu của thời đại chúng ta là hệ thống CNXH thế giới đang trở thành
nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người”
- Sự ra đời của CNXH hiện thực được mở đầu
từ Cách mạng tháng 10/1917 ở Nga, đã tạo ra
được những thành tựu trên các lĩnh vực của đời
sống XH. Bằng sức mạnh tự thân, CNXH đã và
đang vượt qua những khó khăn thử thách, trở
thành đối trọng trước CNTB trong thời đại ngày
nay.
- Về chính trị: CNXH đã xác lập được chế độ
XH của những người lao động, mà bản chất của
nó là vì con người, phục vụ con người.
b/ Những thành tựu của CNXH hiện thực
- Về kinh tế: các nước CNXH đều xuất phát từ
một nền kinh tế trung bình và lạc hậu. Sau thế
chiến II, các nước CNXH đã xây dựng được một
nền kinh tế khá phát triển. So sánh hai nước Liên
Xô và Mỹ, đứng đầu hai khối, trong cùng một
thời gian nhất định (đến 1985), về tổng sản
lượng công nghiệp thì Liên Xô có tốc độ tăng
trưởng cao hơn.
- Về KHKT: các nước CNXH cũng đạt được những thành tựu rực rỡ trong một số ngành khoa học, đặc
biệt là trong ngành nghiên cứu và chinh phục vũ trụ.
- Ngoài ra, CNXH cũng đạt được những thành tựu về văn hóa, y tế, lối sống, mức sống được tăng lên.
Sức mạnh và sự phát động của hệ thống các

nước CNXH đã làm thay đổi bộ mặt của thế giới:
- CNXH là lực lượng chủ yếu, là mũi tiến công
quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa đế quốc.
- CNXH là hậu thuẫn, là chỗ dựa cho phong
trào giải phóng dân tộc và độc lập dân tộc.
- Hệ thống XHCN là thành trì của hòa bình thế
giới, là chỗ dựa tinh thần của giai cấp công nhân
ở các nước tư bản trong cuộc đấu tranh vì dân
sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội.
1. Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình CNXH
Xô Viết
- Những năm 70 thế kỉ XIX, sau thất bại của
công xã Pari, cuộc khủng hoảng đầu tiên diễn ra,
Quốc tế I tan rã (1876).
 Sự phát triển của lý luận thời kì này đã phá
vỡ sự bế tắc trong phong trào công nhân dần đến
thành lập quốc tế II (1889).
III) Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình
CNXH Xô viết và nguyên nhân
- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, phong trào XHCN lâm vào khủng hoảng lần 2
 CMT10 Nga thành công, Quốc tế III được thành lập
- Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô và các nước CNXH Đông Âu đi vào khủng hoảng.
 Trong vòng 2 năm, đến 9/1991, chế độ CNXH ở Liên Xô và 6 nước Đông Âu bị sụp đổ hoàn
toàn.
2. Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng, sụp
đổ của mô hình CNXH Xô Viết
a/ Nguyên nhân sâu xa
CNXH Xô Viết ra đời trong điều kiện lịch
sử đặc biệt, mô hình tổ chức xã hội để thích ứng

với hoàn cảnh lịch sử đó khó tránh khỏi những
khuyết tật. Khi điều kiện lịch sử thay đổi, mô
hình đó không kịp thời thay đổi, bổ sung để thích
ứng thì những khuyết tật ấy bộc lộ ra và dẫn tới
khủng hoảng toàn hệ thống.
- Cơ chế kế hoạch hoá tập trung làm mất đi tính chủ động sáng tạo của người lao động, chậm trễ trong việc
tiếp thu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Trong những điều kiện lịch sử mới,
mô hình CNXH Xô Viết không còn phù hợp, đó là nguyên nhân sâu xa làm cho CNXH lâm vào khủng
hoảng dẫn tới sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu.

×